SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ không sử dụng ngân sách nhà nước Thực hiện nhiệm vụ KHCN

Ngày thông báo: 11-11-2021

Thông tin chung về nhiệm vụ:

1. Tênnhiệm vụ: Ứng dụng phương pháp xúc tác quang hóa TiO2 vào công nghệ xử lý và hoàn thiện dây chuyền thiết bị công nghệ để nâng chất lượng xử lý nước rỉ rác từ loại B lên loại A.
Sản phẩm chính của nhiệm vụ:

TT

Tên sản phẩm

Mô tả tính năng, công dụng của sản phẩm

Mô tả một số đặc tính nổi bật, cơ bản của sản phẩm

Ghi chú

1

Vật liệu xúc tác quang hóa trên cơ sở TiO2

a.Tính năng: vật liệu xúc tác quang hóa trên cơ sở TiO2 trong môi trường nước.

b.Công dụng: dùng làm vật liệu trong xử lý nước thải nói chung và nước rỉ rác nói riêng.

+ Vật liệu dạng hạt, rời, cấu trúc 2 lớp. có đường kính tương đương từ 2¸4 mm, độ cầu tính 0,65¸»1. 

+ Cấu trúc hạt vật liệu gồm 1 lõi (hay nhân) và 1 lớp bề mặt. Lõi là các hạt polymer. Bề mặt được phủ bột dạng nano TiO2 nhờ vữa keo là sơn.

+ Tỷ trọng: 1,1¸1,5.

+ Khối lượng thể tích:650¸800 kg/m3.

+Sản phẩm chưa có ở trong và ngoài nước.

2

Công nghệ sản xuất vật liệu xúc tác quang hóa trên cơ sở TiO2

a. Tính năng: Công nghệ sản xuất vật liệu xúc tác quang hóa trên cơ sở TiO2 bằng phương pháp phủ lên bề mặt hạt vật liệu lõi lớp bột TiO2 dạng nano bằng chuyển động lăn tiếp xúc và tạo bám bằng chất vữa keo dính là sơn.   

b. Công dụng: Công nghệ sản xuất vật liệu xúc tác quang hóa trên cơ sở TiO2 dùng trong xử lý nước thải. 

Dây chuyền công nghệ gồm các công đoạn: vật liệu lõi là các hạt polymer®bao phủ bề mặt hạt vật liệu lõi bằng lớp bề mặt là bột TiO2 với vữa keo bằng sơn®làm khô bằng không khí khô nóng hoặc khí trời®định lượng và vô bao®lưu kho hoặc xuất xưởng.

Sản phẩm chưa có ở trong và ngoài nước.

3

Dây chuyền thiết bị công nghệ sản xuất vật liệu xúc tác quang hóa trên cơ sở TiO2

 

 

a. Tính năng: Sản xuất vật liệu xúc tác quang hóa trên cơ sở TiO2 quy mô công suất 100 kg/h theo dạng cơ giới hóa và tự động hóa bán phần.

b. Công dụng: sản xuất vật liệu quang xúc tác TiO2 dùng làm vật liệu trong xử lý nước thải nói chung và nước rỉ rác nói riêng.

Thiết bị sản xuất chính gồm: Băng tải đai các loại; máy phun phủ bề mặt theo nguyên lý vo viên dạng đĩa hoặc trống quay; trống sấy làm khô; sàng rung làm sạch bề mặt; bun ke các loại; cân định lượng vô bao. 

+ Sản phẩm chưa có ở trong và ngoài nước.

+ Công suất dây chuyền công nghệ 100 [kg/h].

+ Có thể nâng công suất theo nhu cầu thị trường.

+ Thiết bị của dây chuyền được sản xuất hoàn toàn trong nước.

4

Công nghệ và thiết bị xử lý nước thải (nước rỉ rác) bằng phương pháp xúc tác quang hóa trên cơ sở TiO2

 

 

a. Tính năng: Xử lý nước thải trong đó có nước rỉ rác bằng tác động lý hóa để tạo quá trình ô xy hóa mãnh liệt trong nước thải nhờ hiện tượng quang hóa trên cơ sở TiO2 xảy ra trong môi trường nước xử lý.

b. Công dụng: Tham gia vào quá trình công nghệ xử lý nước thải (trong đó có nước rỉ rác) nhằm giảm các chỉ tiêu hay thành phần ô nhiễm  như BOD, COD, TSS,…

 

Sản phẩm chưa có ở trong và ngoài nước.

5

Công nghệ tổng hợp lý – hóa – sinh  phục vụ xử lý nước rỉ rác đạt tiêu xả thải cho nguồn A theo QCVN 25:2009/BTNMT và QCVN 40:2011/BTNMT

 

 

a. Tính năng: Công nghệ xử lý nước rỉ rác phát triển, hoàn thiện từ công nghệ hóa – sinh kết hợp với một số thành tựu trong công nghệ xử lý nước thải để nâng cao chất lượng nước rỉ rác sau xử lý từ đạt tiêu chuẩn xả thải cho nguồn B1 theo QCVN 25:2009/BTNMT và loại B theo QCVN 40:2011/BTNMT lên nguồn loại A theo QCVN 25:2009/BTNMT và QCVN 40:2011/BTNMT.  

b. Công dụng: Xử lý nước rỉ rác và có thể ứng dụng cho một số loại nước thải trong sản xuất công, nông nghiệp và sinh hoạt khác để đạt tiêu chuẩn xả thải cho nguồn loại A theo QCVN 25:2009/BTNMT và QCVN 40:2011/BTNMT.   

+ Sử dụng các hóa chất hợp lý trong công đoạn xử lý hóa học và điều chỉnh môi trường thông qua tính toán và thực nghiệm: Axit sunfuric, Axit acetic, FeCl2, Hydroxyt sắt III.

+ Nâng cao hiệu quả công đoạn xử lý kỵ khí trên cơ sở hệ vi sinh feammox bằng cách có khuấy trộn. Sản phẩm khoa học này được cty. Quốc Việt nghiên cứu và ứng dụng thánh công từ năm 2007 trên các Bãi chôn lấp rác Đông Thạnh và Phước Hiệp. Được tổng kết lại trong đề tài khoa học cấp TP.HCM do cty. Quốc Việt chủ trì giai đoạn 2012-2014. Nghiệm thu 2014.

+ Nâng cao hiệu quả xử lý ở hồ thiếu khí bằng hệ vi sinh nitrozobacter.   

+ Nâng cao hiệu quả xử lý ở hồ sinh học bằng các sinh vật bản địa.

+ Lần đầu tiên ở trong nước sử dụng công nghệ quang hóa trên cơ sở TiO2 vào xử lý nước thải ở vào các công đoạn cuối. 

+ Sản phẩm chưa có ở trong và ngoài nước.

+ Chất lượng nước rỉ rác  sau xử lý đạt tiêu xả thải cho nguồn A theo QCVN 25:2009/BTNMT và QCVN 40:2011/BTNMT

6

Dây chuyền thiết bị công nghệ xử lý nước rỉ rác công suất 500 m3/ng - đ đạt tiêu chuẩn xả thải cho nguồn A theo

QCVN 25:2009/BTNMT và QCVN 40:2011/BTNMT

a.Tính năng: Hệ thống xử lý nước rỉ rác đạt tiêu chuẩn xả thải cho nguồn A theo

QCVN 25:2009/BTNMT và QCVN 40:2011/BTNMT

b.Công dụng: Xử lý nước rỉ rác quy mô công suất 500 m3/ng-đ đạt tiêu chuẩn xả thải cho nguồn A theo

QCVN 25:2009/BTNMT và QCVN 40:2011/BTNMT.

+ Các hồ tiếp nhận, hồ xử lý sinh học, hồ xử lý thiếu khí, hồ xử lý kỵ khí đều là những hồ có kích thước lớn, có chiều sâu chứa nước không lớn thuộc dạng công trình đào đắp. Đáy và thành kể cả miệng  đều được lót HDPE. Mặt bằng miệng các hồ đồng phẳng, có cao độ thấp so với vùng đất liền kề nên cân bằng và triệt tiêu được áp lực nước lên thành hồ. Miệng hồ lót HDPE đã hạn chế tác động tiêu cực của nước mưa hay dòng chảy làm sói lở miệng và thành hồ chứa. Nhờ dung tích chứa lớn của các hồ đã tham gia vào quá trình điều hòa cả về lưu lượng lẫn thành phần chất ô nhiễm, tạo điều kiện cho quá trình xử lý ổn định.

+ Sử dụng phương pháp đảo trộn thủy lực ở các hồ sinh học thiếu khí và kỵ khí nên hạn chế hoàn toàn khó khăn lắp đặt thiết bị đảo trộn.

+ Các công trình có lắp đặt thiết bị phụ trợ đều được bê tông hóa.

+ Việc ứng dụng tự động hóa trên cơ sở của qúa trình thủy lực, truyền động điện với động cơ điện có Servo. Do đó có thể giảm điện năng tiêu thụ trên 20 %.

+ Công đoạn xử lý nằng phương pháp quang hóa trên cơ sở TiO2 có sục khí đảo trộn với các thông số công nghệ, thiết bị được xác định bằng phương pháp quy hoạch thực nghiệm tối ưu nhiều thông số cho kết quả: Thời gian xử lý nước lưu tối ưu t = 10 [h], nồng độ vật liệu quang xúc tác tối ưu: m = 50 [kgVL/m3 nước], công suất đèn UV riêng Nr = 22,5 [W/m3 nước], lưu lượng sục khí riêng Qr = 0,04 [m3KK/ m3nước.ph].      

Chất lượng nước rỉ rác  sau xử lý đạt tiêu xả thải cho nguồn A theo QCVN 25:2009/BTNMT và QCVN 40:2011/BTNMT

7

Dây chuyền thiết bị công nghệ xử lý nước rỉ rác công suất 800 m3/ng - đ đạt tiêu chuẩn xả thải cho nguồn A theo

QCVN 25:2009/BTNMT và QCVN 40:2011/BTNMT

a.Tính năng: Hệ thống xử lý nước rỉ rác đạt tiêu chuẩn xả thải cho nguồn A theo

QCVN 25:2009/BTNMT và QCVN 40:2011/BTNMT

b.Công dụng: Xử lý nước rỉ rác quy mô công suất 800 m3/ng-đ đạt tiêu chuẩn xả thải cho nguồn A theo

QCVN 25:2009/BTNMT và QCVN 40:2011/BTNMT.

+ Các hồ tiếp nhận, hồ xử lý sinh học, hồ xử lý thiếu khí, hồ xử lý kỵ khí đều là những hồ có kích thước lớn, có chiều sâu chứa nước thấp thuộc dạng công trình đào đắp. Đáy và thành kể cả miệng  đều được lót HDPE. Mặt bằng miệng các hồ đồng phẳng, có cao độ thấp so với vùng đất liền kề nên cân bằng và triệt tiêu được áp lực nước lên thành hồ. Miệng hồ lót HDPE đã hạn chế tác động tiêu cực của nước mưa hay dòng chảy làm sói lở miệng và thành hồ chứa. Nhờ dung tích chứa lớn của các hồ đã tham gia vào quá trình điều hòa cả về lưu lượng lẫn thành phần chất ô nhiễm, tạo điều kiện cho quá trình xử lý ổn định.

+ Sử dụng phương pháp đảo trộn thủy lực ở các hồ sinh học thiếu khí và kỵ khí nên hạn chế hoàn toàn khó khăn lắp đặt thiết bị đảo trộn.

+ Các công trình có lắp đặt thiết bị phụ trợ đều được bê tông hóa.

+ Việc ứng dụng tự động hóa trên cơ sở của qúa trình thủy lực, truyền động điện với động cơ điện có Servo. Do đó có thể giảm điện năng tiêu thụ trên 20 %.

+ Công đoạn xử lý nằng phương pháp quang hóa trên cơ sở TiO2 có sục khí đảo trộn với các thông số công nghệ, thiết bị được xác định bằng phương pháp quy hoạch thực nghiệm tối ưu nhiều thông số cho kết quả: Thời gian xử lý nước lưu tối ưu t = 10 [h], nồng độ vật liệu quang xúc tác tối ưu: m = 50 [kgVL/m3 nước], công suất đèn UV riêng Nr = 22,5 [W/m3 nước], lưu lượng sục khí riêng Qr = 0,04 [m3KK/ m3nước.ph].      

Chất lượng nước rỉ rác  sau xử lý đạt tiêu xả thải cho nguồn A theo QCVN 25:2009/BTNMT và QCVN 40:2011/BTNMT

2. Đơn vị đề nghị:Công ty TNHH KHCN Môi Trường Quốc Việt

Địa chỉ: 156 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Địa chỉ: 125/23 đường D1, phường 25, quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 3899 5926             Fax:  (028) 3899 5927
E-mail: khcnmtquocviet@yahoo.com        
Người diện pháp lý: Võ Văn Hùng
3. Cá nhân chủtrì thực hiện nhiệm vụ: Nguyễn Như Nam
Địa chỉ: 215, Tổ 1, Khu phố 6, phường Linh Trung, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Nơi công tác: Công ty TNHH Khoa học Công nghệ Môi trường Quốc Việt
Di động: 0909 364 205
4. Lĩnh vực khoa học và công nghệ: Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ
5. Tác động chính của kết quả nhiệm vụ
5.1. Đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ có liên quan:
Sớm tiếp cận được với các thành tựu khoa học công nghệ trên thế giới mới trong giai đoạn đầu xây dựng cơ sở lý luận về phát triển công nghệ xúc tác quang hóa trên cơ sở TiO2 trong xử lý nước thải.
Sớm nghiên cứu triển khai phát triển công nghệ xúc tác quang hóa trên cơ sở TiO2 trong xử lý nước rỉ rác, tạo ra các sản phẩm công nghệ, thiết bị và vật liệu mới phục vụ xử lý nước thải nói chung và nước rỉ rác nói riêng:
Về quá trình feammox: cty. Quốc việt đã có kết quả nghiên cứu ứng dụng thành công đầu tiên trên cả nước vào xử lý nước rỉ rác tại Bãi Chôn Lấp Đông Thạnh – Hóc Môn từ năm 2003. Theo đó đưa ra khái niệm “Hồ sinh học thiếu khí” cùng với quá trình đào trộn bằng thủy lực (dùng bơm hút – đẩy nước trong hồ thiếu khí).
Các kết quả nghiên cứu củng cố niềm tin cho nhiều nhà khoa học hiện có kết quả nghiên cứu chỉ ở quy mô phòng thí nghiệm, nhưng do một lý do nào đó chưa đưa vào sản xuất thực tiễn về các sản phẩm khoa học hay vấn đề khoa học giải quyết của nhiệm vụ. Các kết quả nghiên cứu này sẽ mở ra hợp tác cả bề rộng lẫn chiều sâu về nhiều vấn đề khoa học mà cty. Quốc việt và các nhà khoa học đang quan tâm.
5.2. Đối với nơi ứng dụng kết quả nghiên cứu
Mang lại nguồn động viên khích lệ cho cả lãnh đạo, các nhà khoa học và toàn thể người lao động trong đơn vị về thành tích cùng các sản phẩm mới mà tập thể lao động trong doanh nghiệp khoa học công nghệ này tạo ra.
Tạo ra nguồn doanh thu lớn, cùn`g thị trường theo xu hướng phát triển ổn định cả về trước mắt lẫn lâu dài.
Tạo cơ sở cho đơn vị phát triển, mở rộng sản xuất cả về vốn, vật tư, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực.
Tạo ra nhiều mối quan hệ tốt (tổ chức với tổ chức, tổ chức với cá nhân, cá nhân với cá nhân cà trong – ngoài đơn vị) trong công tác nghiên cứu khoa học, lao động, sản xuất, thị trường và tạo tiền đề trong hợp tác quốc tế.
Như một nguồn lực trong công tác đào tạo, nâng cao trình độ hợp tác, chuyên môn của mọi người trong đơn vị.
5.3. Đối với kinh tế - xã hội và môi trường
Doanh thu từ kết quả nghiên cứu được gia tăng nhờ phát triển sản xuất, thương mại, dịch vụ từ các sản phẩm mới,. Đồng thời còn đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội về môi trường đảm bảo cho sản xuất ổn định. Từ đó đã tạo thêm doanh thu của doanh nghiệp đóng góp vào thu nhập quốc dân (GDP) thông qua các khoản thu thuế, lợi tức doanh nghiệp hoặc đóng góp xã hội của doanh nghiệp.
Góp phần thúc đẩy phát triển nhiều ngành hàng có thị trường tiềm năng thật sự để từ đó tăng doanh thu cho xã hội như: sản xuất vật liệu mới; sản xuất chế tạo cơ khí; xử lý môi trường; kinh doanh dịch vụ các hàng hóa, vật tư, thiết bị liên quan.
Lợi ích mang lại cho xã hội: Tạo ra nhiều việc làm kể cả thành lập doanh nghiệp mới; Góp phần phát triển và ổn định xã hội.
Lợi ích mang lại cho môi trường: Tất cả các sản phẩm của nhiệm vụ đều hướng vào bảo vệ, cải thiện môi trường sống; Sản phẩm nghiên cứu theo hướng hạn chế sử dụng năng lượng (giảm tới 20%), vật tư, hóa chất (giảm 20-30%) đã góp phần mang lại lợi ích cho môi trường; Nâng cao tiêu chuẩn, chất lượng xử lý hàng trăm ngàn m3 nước rỉ rác tại TP. Hồ Chí Minh hàng năm để sau xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải cho nguồn loại B lên nguồn loại A theo QCVN 25:2009/BTNMT và QCVN 40:2011/BTNMT.
6. Dự kiến thời gian dự kiến tổ chức đánh giá báo cáo:
- Thời gian dự kiến: Tháng 11 hoặc tháng 12 năm 2021.
7. Địa điểm dự kiến tổ chức báo cáo kết quả nghiên cứu
Địa điểm tổ chức báo cáo kết quả nghiên cứu: Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 244 Đường Điện Biên Phủ, Phường 7, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh


Bản quyền © 2018 Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
Thiết kế và phát triển bởi HCMGIS
Tổng số truy cập: 11537353