SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Danh sách có 11 mô hình
Lĩnh vực: Bảo quản - Chế biến

Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới có nhiều chủng loại rau quả đặc trưng được người tiêu dùng ưa chuộng, tiềm năng phát triển rất lớn. Tuy nhiên chúng ta chưa có phương pháp bảo quản hữu hiệu nên tỷ lệ rau quả bị hư thối rất cao, không thể xuất khẩu bằng đường biển đến các thị trường xa như châu Âu, châu Mỹ... Vấn đề cấp thiết đặt ra cho chúng ta hiện nay là phải nghiên cứu chọn ra một công nghệ bảo quản hữu hiệu nhằm lưu trữ rau quả được dài ngày, không bị hư thối trong quá trình xuất khẩu bằng đường biển, với chi phí vận chuyển thấp, rau quả Việt Nam hoàn toàn có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Hiện nay chúng ta cũng có một số công trình nghiên cứu bảo quản rau quả nhưng chủ yếu sử dụng hóa chất diệt khuẩn nhập ngoại pha trong nước để nhúng rau quả, sau đó đưa rau quả vào kho lạnh hoặc kho cấp đông. Các loại hóa chất điệt khuẩn này có lưu bã độc trên rau quả gây tác hại đến sức khỏe người tiêu dùng nên phần lớn đã bị cấm sử dụng. Một số công trình nghiên cứu khác sử dụng màng PE, PP, PVC để bao bọc rau quả nhằm hạn chế sự hô hấp và thoát ẩm, kéo dài đời sống sau thu hoạch của rau quả. Các loại màng này có độ thâm khí OTR (Oxygen Transmission Rate) thấp nên lượng nước và CO2 tích tụ trong màng cao làm tăng khả năng hoạt động của vi sinh vật yếm khí dẫn đến rau quả bị rối loạn sinh lý và chóng thối. Vấn đề quan trọng nhất trong công nghệ bảo quản rau quả là ngoài việc diệt vi sinh gây bệnh và nấm mốc trên rau quả còn phải khống chế sự hô hấp của rau quả, hạn chế tối đa sự mất nước và ngăn chặn không cho vi sinh vật có hại và nấm mốc xâm nhập trở lại phá hại rau quả. Để đạt được mục đích này người ta bảo quản rau quả ở nhiệt độ thấp, ẩm độ cao và trong bầu khí quyển thay đổi dùng màng bán thấm để bao bọc rau quả.

Lĩnh vực: Bảo quản - Chế biến

Trong quả bưởi tươi, cùi tươi chiếm 10-40%. Hạt tươi chiếm chiếm 3-6%, vỏ ngoài 10% (có quả hạt lép hết chỉ còn vài hạt mẩy) .

- Vỏ: chứa tinh dầu (trong tinh dầu có 26% xitrila và este), pectin naringin (glucoside khi thủy phân cho d.ramonora và naringenin là 1 trihydroxyflavon), các men peroxydase, amylase, đường ramnose, Vitamin A, C, Hesperidin. Hesperidin còn gọi là hesperidozit. Thuỷ phân Hesperidin tạo ra hesperetol ( trihydroxyl 7-5-3 metoxylflavonon).

- Lá: chứa tinh dầu. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là dipenten, linalola và xitrala.

- Hoa : chứa tinh dầu.

- Hạt: chứa nhiều pectin, dầu béo. Pectin hạt bưởi rất tốt, có thể thay thế pectin hoá học trong chế biến thực phẩm, trong sản xuất thuốc chữa bệnh, vỏ bưởi còn chứa nhiều flavonoid như naringoside, hesperidin, diosmin, diosmetin, hesperitin…

Lĩnh vực: Bảo quản - Chế biến

Trên cơ sở điều tra khảo sát hiện trạng xử lý, đóng gói rau trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh. Từ đó thiết kế, chế tạo và triển khai ứng dụng hệ thống xử lý, đóng gói rau sau thu hoạch công suất 200kg/giờ. Ứng dụng và chuyển giao mô hình xử lý, bảo quản và đóng gói rau năng suất 200kg/giờ ra thực tiễn.

Triển khai ứng dụng quy trình xử lý, đóng gói và bảo quản rau từ quy mô bán thủ công ra dây chuyền xử lý, đóng gói rau bán tự động

Thiết kế, chế tạo, lắp đặt và hiệu chỉnh thông số công nghệ trong dây chuyền xử lý, đóng gói rau với công suất 200kg/giờ.

Tập huấn, hướng dẫn vận hành dây chuyền cho cán bộ và nhân viên của các đơn vị sản xuất, kinh doanh rau quả trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và tính hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất rau với công suất 200kg/giờ
Lĩnh vực: Bảo quản - Chế biến

Áp dụng đúng quy trình sẽ giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao chất lượng và kéo dài thời gian bảo quản dứa và đủ đủ, phục vụ cho thị trường trong và ngoài nước thông qua việc nghiên cứu xác định chỉ số thu hoạch và xây dựng qui trình xử lý, bảo quản thích hợp.

Lĩnh vực: Bảo quản - Chế biến

Hiện nay công nghệ sau thu hoạch đối với hoa cắt cành bao gồm một số công đoạn chính như: Thu hoạch, xử lý, đóng gói và bảo quản sau đóng gói. Đây là những công đoạn khá phức tạp bởi do ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác động tới chất lượng của hoa. Ở mỗi công đoạn hoa đều có khả năng bị hư hỏng, hay giảm chất lượng. Do đó công nghệ sau thu hoạch là phải hạn chế được sự tổn thất hư hỏng của hoa cắt cành ở tất cả các công đoạn. Đảm bảo rằng khi hoa đến tay người tiêu dùng hoa vẫn tươi, có chất lượng tốt.

Phương pháp thu hoạch thích hợp đối với mỗi loại hoa tùy vào đặc điểm của từng loại hoa, đặc điểm của từng vùng. Hoa cắt cành chủ yếu được thu hoạch thủ công, bằng tay với công cụ thích hợp: liềm, dao, kéo sắc. Thời gian thu hoạch nên vào đầu buổi sáng và cuối buổi chiều, tránh thời gian nắng gắt hoặc mưa. Trong khi thu hoạch hoặc ngay sau khi thu hoạch cần phải phân loại sơ bộ sản phẩm nhằm tách phần bị nhiễm bệnh, gãy dập và tổn thương ra khỏi lô sản phẩm nếu không sẽ làm hỏng cả lô sau đó. Bảo quản sản phẩm đã phân loại sẽ kéo dài thời gian bảo quản, đóng gói dễ dàng và chất lượng đồng đều hơn.

Lĩnh vực: Bảo quản - Chế biến

Thu hoạch rau cần được tiến hành khi thời tiết khô ráo và mát mẻ trong ngày với dụng cụ thích hợp (dao, kéo sắc, dụng cụ đựng sạch sẽ, chắc chắn, xe thô sơ vận chuyển trên đồng), hạn chế làm rau bị tổn thương. Rau sau khi thu hoạch cần được loại bỏ gốc rễ ngay trên đồng và không để chạm đất và các nguồn lây nhiễm vi sinh vật gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng.

Đối với các loại rau ăn lá (cải ngọt, cải xanh & rau muống), rau cần được lựa chọn, phân loại, rửa trong nước sạch và nước ozone 2-3 ppm, để ráo nước trước khi đưa vào tạm trữ và cung cấp cho thị trường. Cho mục đích tạm trữ, không nên rửa các loại rau ăn trái (dưa leo, đậu bắp & khổ qua) để không làm mất lớp phấn/sáp bên ngoài tránh giảm thời gian bảo quản và hình thức của rau
Lĩnh vực: Bảo quản - Chế biến

Mô hình sơ chế, đóng gói và bảo quản dưa lưới sau thu hoạch phù hợp với điều kiện của các hộ gia đình và hộ kinh doanh. Công nghệ dễ áp dụng, phù hợp với điều kiện thực tế. Dưa lưới là rau ăn quả có thời gian sinh trưởng ngắn, trồng được nhiều vụ trong năm với năng suất khá cao. Dưa lưới sau thu hoạch vẫn diễn ra quá trình sinh lý, sinh hóa như hô hấp, thoát hơi nước, sản sinh khí ethylene, nấm bệnh,… làm dưa bị héo, giảm khối lượng, thịt quả mềm đi, không còn độ giòn, giảm thời gian bảo quan. Trong những năm qua Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao Tp. HCM đã nghiên cứu thành công và ứng dụng xử lý aminoethoxyvinylglycine (AVG) lên dưa lưới (Cucumis melo L.) nhằm cải thiện chất lượng và kéo dài thời gian bảo quản sau thu hoạch. Cây dưa lưới được trồng theo quy trình kỹ thuật của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao đang áp dụng hiện nay. Sau 25 ngày kể từ khi cây dưa lưới đậu trái sẽ phun AVG lên cây dưa lưới ở nồng độ 0,8 g/l. AVG. Liều lượng phun là 300 ml/cây, phun lên lá và trái. Phun vào lúc sáng sớm (chỉ phun 1 lần duy nhất). Sau đó đến 40 ngày sau khi đậu quả sẽ thu hoạch dưa lưới. Dưa lưới được bao trong lưới xốp và xếp vào thùng carton để hạn chế va chạm trong quá trình vận chuyển và bảo quản ở nhiệt độ 10oC, 80-85% RH. Dưa lưới được xử lý với AVG có hàm lượng chất rắn hòa tan, đường tổng và độ cứng cao hơn, thời gian bảo quản kéo dài hơn so với dưa lưới không xử lý AVG.

 

Lĩnh vực: Bảo quản - Chế biến

Nấm được coi là loài rau cao cấp, vì nó có nhiều chất dinh dưỡng rất quý đối với cơ thể con người như: protein, lipid, vitamin… Hiện nay ở nước ta đang chú trọng tới phát triển diện tích trồng nấm nhằm tăng sản lượng nấm, chất lượng nấm. Sản lượng nấm ăn tạo ra hàng năm là khá lớn, tuy nhiên thường tiêu thụ chủ yếu chỉ trong nước. Nấm tươi có thời gian sử dụng rất ngắn nên muốn giảm tỷ lệ hao hụt, kéo dài thời gian sử dụng, tăng chất lượng sản phẩm nấm và tăng giá trị kinh tế thì chế biến nấm thành các sản phẩm như: nấm sấy, đồ hộp nấm… là rất cần thiết. Vì vậy chúng tôi xây dựng tài liệu mô hình: “Quy trình thu hoạch, sơ chế, bảo quản và chế biến nấm rơm, nấm bào ngư’

Mô hình bảo quản và chế biến nấm có thể áp dụng tại các trang trại, gia trại nấm, hợp tác xã, tổ hợp tác trồng nấm, doanh nghiệp sản xuất nấm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung

Lĩnh vực: Bảo quản - Chế biến

Trong những năm gần đây ngành sản xuất hoa cây kiểng, đặc biệt là hoa cắt cành của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung tăng lên rất nhanh cả về diện tích lẫn sản lượng. Diện tích trồng hoa cắt cành hàng năm tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng tăng, sản lượng hoa sản xuất ra ngày càng lớn, chủng loại hoa ngày càng đa dạng. Tuy nhiên tỷ lệ hao hụt của hoa cắt cành sau thu hoạch còn rất cao trên 20%. Nguyên nhân chủ yếu là do sự yếu kém trong khâu xử lý sau thu hoạch gây khó khăn trong việc tiêu thụ ở thị trường xa. Do đó hoa cắt cành sau khi thu hoạch muốn kéo dài thời gian sử dụng mà vẫn giữ được phẩm chất như ban đầu thì phải có quá trình bảo quản. Chính vì thế chúng tôi xây dựng tài liệu mô hình: ‘Quy trình thu hoạch, xử lý, đóng gói và bảo quản một số loại hoa cắt cành (hoa lyly, hoa hồng, hoa cúc,…)’

   Mô hình có thể được áp dụng tại quy mô hộ gia đình hoặc doanh nghiệp kinh doanh hoa cắt cành, phù hợp với các vùng sản xuất hoa lớn như: tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Tiền Giang, tỉnh Bến Tre…

Lĩnh vực: Bảo quản - Chế biến

Tài liệu mô hình về quy trình công nghệ xử lý hơi nước nóng có thể áp dụng cho các công ty, hợp tác xã chuyên thu gom, phân phối và xuất khẩu trái cây. Công nghệ  này giúp xử lý được một số loại sâu bệnh, nấm bệnh gây hại trên trái cây sau thu hoạch, giảm tỷ lệ thoát hơi nước, sản sinh ethylene nội sinh, cường độ hô hấp… từ đó dẫn đến kéo dài được thời gian bảo quản, giảm thất thoát sau thu hoạch, đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu. Quả xoài trồng theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap sau khi thu hoạch sẽ được chọn lọc loại bỏ những quả không đạt yêu cầu và phân loại theo kích cỡ, trọng lượng, cắt cuống và rửa sạch, xếp khay và tiến hành xử lý hơi nước nóng với chương trình xử lý nhiệt: nhiệt độ xử lý 470C, thời gian giữ nhiệt 20 phút, ẩm độ buồng xử lý >90% RH, nhiệt độ buồng máy được duy trì ở 480C trong suốt quá trình xử lý, sau khi nhiệt độ tâm quả đạt 470C, thời gian xử lý được duy trì 20 phút và ẩm độ buồng được giữ ở >90% thì kết thúc quá trình xử lý, sau đó quả sẽ được làm mát, để ráo và đóng gói trong thùng có lỗ thông thoáng và để ở trong điều kiện cách ly, bảo quản trong kho lạnh 100C – 120C (Không thấp hơn 80C). Tương tự, thanh long cũng được chọn lọc, phân loại, rửa, xếp khay và tiến hành xử lý hơi nước nóng với chương trình xử lý nhiệt: nhiệt độ xử lý 46,50C, thời gian giữ nhiệt 40 phút, ẩm độ buồng xử lý >90% RH, nhiệt độ buồng của máy được duy trì ở 46,50C trong suốt quá trình xử lý, sau khi nhiệt độ tâm quả đạt 46,50C, thời gian xử lý được duy trì 40 phút và ẩm độ buồng được giữ ở >90% thì kết thúc quá trình xử lý, sau đó quả sẽ được làm mát, để ráo và đóng gói trong thùng có lỗ thông thoáng và để ở trong điều kiện cách ly, bảo quản trong kho lạnh 150C

 

mohinhungdungtrongnongnghiep

Bản quyền © 2018 Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
Thiết kế và phát triển bởi HCMGIS
Tổng số truy cập: 11537353