SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Danh sách có 5 mô hình
Lĩnh vực: Nhân giống - Phòng bệnh

Ở Việt Nam chưa có một đơn vị kết nối các công ty giống heo và chưa có một chương trình giống chung cho cả nước. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả này và một trong những nguyên nhân là chưa có một hệ thống đánh giá chung. Yêu cầu đầu tiên của một chương trình giống là hệ thống dữ liệu. Hiện tại, hệ thống dữ liệu chưa đồng nhất về phương pháp thu thập và kết nối dữ liệu phục vụ công tác đánh giá di truyền. Chính vì vậy, cần có một phần mềm thống nhất ở tất cả các trang trại. Đối với hợp tác xã Chăn nuôi heo an toàn Tiên Phong, trong công tác quản lý trang trại, đã có một số ít sử dụng phần mềm từ nước ngoài, một số chưa sử dụng phần mềm nào. Các phần mềm nước ngoài thường khó sử dụng và một số chỉ tiêu không phù hợp với điều kiện chăn nuôi ở Việt Nam. Trong công tác đánh giá di truyền hầu như chưa có trang trại nào trong hợp tác xã khai thác dữ liệu từ phần mềm để thực hiện công việc này. Với mục tiêu, tất cả các trại chăn nuôi trong hợp tác xã sử dụng chung phương pháp thu thập dữ liệu, một phần mềm quản lý từ đó xây dựng một chương trình giống cho toàn hợp tác xã. Cụ thể tính mới và sáng tạo của mô hình như sau:

- Sử dụng phần mềm quản lý trại chăn nuôi heo thống nhất.

- Áp dụng phương pháp đánh giá di truyền tiên tiến để chọn lọc, xếp hạng các cá thể có tiềm năng di truyền cao phục vụ công tác chọn giống heo.

Lĩnh vực: Nhân giống - Phòng bệnh

Cá Koi chủ yếu được nuôi ao hoặc nuôi bè cho đến khi thành cá thương phẩm sẽ được chuyển lên nuôi ở bể ximăng hoặc bể kính, hộ nuôi từ cá bố mẹ, tự sản xuất giống và nuôi lên cá thương phẩm. Các biểu hiện bệnh thường gặp trên cá Koi là tuột nhớt, lở loét, phù mang, ngoài ra còn có các dạng đốm trắng và bệnh đường ruột. Các hộ thường dùng muối, formol, hoặc kháng sinh để điều trị. Hầu hết các trường hợp điều trị đều có kết quả. Trở ngại lớn nhất hiện nay đối với người nuôi là vấn đề nguồn nước và thị trường.

Bên cạnh kỹ thuật nuôi cấy tế bào để phát hiện mầm bệnh SVCV, KHV trên cá Koi, cần phát triển thêm một số phương pháp khác để rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh. Quy hoạch một số vùng nuôi an toàn để có thể kiểm soát được chất lượng cá giống cũng như nguồn nước nuôi cá Koi, từ đó giảm thiểu những biến động lớn về môi trường tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển.

Đối với các hộ nuôi cá Dĩa thường cá bị bệnh vào mùa mưa hoặc khi thời tiết lạnh. Các bệnh thường gặp là đen thân, mốc mình, lở loét, sưng mang, đường ruột, trong đó thường gặp nhất là bệnh đen thân và có thể gây chết hàng loạt. Bệnh gặp ở hầu hết mọi lứa tuổi của cá. Cá nhiễm A. hydrophila cao nhất. Vi khuẩn này có liên quan đến những biểu hiện sậm thân, tụm vây, xuất huyết trên các mẫu cá dĩa. Sán lá đơn chủ Silurodiscoides sp. ký sinh chủ yếu trên mang. Trị bệnh do sán lá bằng cách tắm muối 30g/1L nước trong 10 - 15 phút hoặc formalin 200ppm trong 15 - 30 phút có hiệu quả. Amyloodinium sp. gặp nhiều trên cá, đặc biệt khi thời tiết chuyển mùa, gây sậm thân, tụ góc, tụm vây, cá yếu ớt, gây chết rải rác có thể đến 50% nếu không điều trị. Trị bệnh bằng cách tắm KMnO4 10ppm, đồng thời ngâm ở nồng độ 3‰ trong vòng 5 - 7 ngày. Nấm hạt Ichthyophonus sp. là tác nhân gây bệnh thường gặp trên cá con và cá lớn, gây chết nhiều ở cá con và bệnh gầy ở cá lớn. Bệnh không có thuốc chữa, tuy nhiên có thể hạn chế sự phát triển của nấm bằng cách nâng nhiệt độ môi trường nuôi.
Lĩnh vực: Nhân giống - Phòng bệnh

Hàng năm số lượng cây giống Mokara cung cấp cho Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận chủ yếu được nhập khẩu từ Thái Lan là chính. Chất lượng cây giống không được kiểm định nên đôi khi không  đảm bảo về chất lượng, hơn nữa việc đầu tư cây giống lan Mokara với chi phí cao cũng gây khó khăn lớn cho việc đầu tư mở rộng diện tích của  người sản xuất. Do đặc tính cây cấy mô lan Mokara sinh trưởng chậm, mặc dù trong những năm qua cũng đã có các đơn vị nghiên cứu như: Trung tâm Công nghệ Sinh học, Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao nhân giống và cung cấp giống lan Mokara cấy mô nhưng số lượng còn khiêm tốn chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu của thị trường. Vì vậy việc đầu tư xây dựng phòng nuôi cấy mô tế bào thực vật để phục vụ cho nhân giống invitro và hướng đến lai tạo các giống lan Mokara cũng như các giống lan khác có chất lượng cao, đáp ứng thị trường trong nước nhằm chủ động được nguồn giống ổn định phục vụ cho mở rộng sản xuất của các thành viên của Hợp tác xã nói riêng đồng thời cung cấp giống cho bà con nông dân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành phía Nam là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay và tương lai.

Lĩnh vực: Nhân giống - Phòng bệnh

Tình hình sản xuất nông nghiệp nói chung và cây rau nói riêng đang gặp không ít khó khăn do nhiều nguyên nhân như thời tiết khí hậu bất lợi dẫn đến sâu bệnh phát triển gây hại nhiều đã làm giảm năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng chi phí sản xuất.

Đã có nhiều biện pháp được thực hiện để hạn chế những thiệt hại do các nguyên nhân trên gây ra, trong đó biện pháp hóa học là biện pháp đang được sử dụng phổ biến nhất trong sản xuất nông nghiệp.

 Hiện nay, đa số người dân ở những vùng sản xuất rau trọng điểm của TP.HCM vẫn còn trồng rau theo tập quán canh tác cũ, vẫn còn phun thuốc trừ sâu, bệnh theo kiểu định kỳ, phun nhiều lần và với nồng độ luôn cao hơn nhiều so với khuyến cáo, nhất là thói quen sử dụng phối hợp nhiều loại thuốc hóa học cho một lần phun nên việc thâm canh rau đã làm ảnh hưởng tới môi trường và hệ sinh thái, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nhiều loại rau có thể vượt mức cho phép.

Vì vậy, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm của các sản phẩm nông nghiệp, trong đó có cây rau đang được đặt lên hàng đầu và cấp bách cần được giải quyết nhằm tạo ra sản phẩm rau đáp ứng tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt tìm kiếm biện pháp phòng trừ dịch hại tối ưu là một trong những hướng đi đúng đắn và cần thiết cho một nền nông nghiệp sạch và bền vững.
Lĩnh vực: Nhân giống - Phòng bệnh

Cá cảnh biển hiện đang là đối tượng xuất khẩu đầy tiềm năng và mang lại lợi nhuận cao cho người dân. Tuy nhiên, hầu hết các loài cá cảnh biển được đánh bắt ngoài tự nhiên bằng hóa chất đã dẫn đến nhiều loài cá cảnh biển có nguy cơ nằm trong sách đỏ. Cá Bá chủ (Pterapogon kauderni) có màu sắc đẹp và dễ nuôi nên hiện đang được người chơi cá cảnh trong nước và thế giới ưa chuộng. Loài cá này hiện đang khai thác quá mức ngoài tự nhiên và được liệt vào danh sách đỏ của tổ chức IUCN. Do đó việc nghiên cứu sinh sản nhân tạo loài cá này tại Việt Nam là cần thiết nhằm tiến đến mục tiêu xuất khẩu. Cá Bá chủ nuôi vỗ trong hệ thống tuần hoàn với công thức thức ăn bao gồm: Artermia trưởng thành làm giàu HUFA, tép nước ngọt, cá bảy màu Guppy, và vitamin tổng hợp, kết quả cho tỉ lệ thành thục từ 70-80% và tỉ lệ thụ tinh đạt 90,4% sau thời gian nuôi vỗ 4 tháng. Tỉ lệ nở của trứng đạt 22,7% sau thời gian ấp từ 12-15 ngày ở nhiệt độ 28-30oC. Tỉ lệ sống của cá giống đạt 96,7% sau 30 ngày ương. Sinh sản nhân tạo cá Bá chủ thành hứa hẹn cho sản xuất qui mô thương mại phục vụ xuất khẩu.

Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II, 116 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 1, Tp. HCM

Người liên hệ: ThS Võ Minh Sơn – 0982 949827 

mohinhungdungtrongnongnghiep

Bản quyền © 2018 Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
Thiết kế và phát triển bởi HCMGIS
Tổng số truy cập: 11537353