Giới thiệu và chia sẻ những nghiên cứu và kết quả nghiên cứu mới trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật về hệ thống của các chuyên gia Việt Nam, Đài Loan và các nước trên thế giới. Các lĩnh vực cụ thể như: Hệ thống thông minh trong công nghiệp, y sinh và đời sống, Trí tuệ nhân tạo, Điều khiển mở, Điều khiển thông minh, Công nghệ thông tin, Công nghệ phần mềm, Robot và Tự động hóa, Công nghệ xe tự hành, Hệ thống điều khiển và kiểm soát năng lượng…
Hội thảo được tổ chức nhằm xây dựng môi trường giao lưu giữa các nhà khoa học trẻ, sinh viên, học viên, giảng viên từ các trường Đại học, Cao đẳng, Học viện, chia sẻ kết quả nghiên cứu mới nhất, quan điểm và trao đổi học thuật về công nghệ thông tin và chuyển đổi số hiện nay trong đó áp dựng những ứng dụng chuyển đổi số vào việc giảng dạy và học tập trong các môi trường giáo dục để tạo ra một phương pháp dạy học đầy triển vọng trong tương lai, đem đến những đổi mới cho nền giáo dục nước nhà.
Nhằm nâng cao kiến thức, sự va chạm, thúc đẩy nguồn nhân lực có nhiều ý tưởng táo bạo và sáng tạo hơn trong các lĩnh vực hoạt động khoa học tại Phòng thí nghiệm trọng điểm Điều khiển số và Kỹ thuật Hệ thống (DCSELab). Ban giám đốc DCSELab đã đứng ra tổ chức và hỗ trợ nguồn nhân lực tham gia nhiều hội nghị hội thảo trong nước và quốc tế, biến các hoạt động này trở thành hoạt động thường niên, liên tục cập nhật kiến thức mới từ các nhà khoa học, kỹ sư, sinh viên trong và ngoài nước. Hội thảo Quốc tế về Kỹ thuật Tiên tiến 2023 là một hội thảo quốc tế liên ngành xoay quanh các lĩnh vực lĩnh vực Kỹ thuật Cơ khí, Công nghệ thông tin, Tự động hóa, Khoa học Vật liệu và các ngành có liên quan. Đây chính là cơ hội tạo cầu nối để tiếp cận và trao đổi với các kết quả nghiên cứu mới, từ đó tăng cường khả năng hợp tác, liên kết với các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước tạo nên mạng lưới nghiên cứu khoa học quốc tế và chuyển giao công nghệ hiện đại.
Hội thảo Quốc tế về Kỹ thuật Tiên tiến 2023 được tổ chức với mục tiêu chính là cung cấp một nền tảng khu vực hiệu quả để thảo luận và trao đổi những phát triển gần đây, ý tưởng mới và kinh nghiệm trong tất cả các lĩnh vực liên quan đến kỹ thuật tiên tiến giữa các học viện, cơ quan chính phủ và các ngành công nghiệp trong khu vực. Hy vọng rằng sự kiện này sẽ giúp và tạo điều kiện cho các cuộc đối thoại, kết nối và hợp tác chặt chẽ giữa các chuyên gia về các vấn đề liên quan đến nghiên cứu và phát triển công nghệ trong kỹ thuật, cũng như phát triển nguồn nhân lực và giáo dục. Điều này phù hợp trực tiếp với chủ đề đã chọn cho hội thảo lần này, đó là “Đột phá thử thách cùng phát triển”.
+ Chào mừng Đại hội Đoàn các cấp tiến tới Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh TP. Hồ Chí Minh lần thứ XI và Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII, nhiệm kỳ 2022 – 2027; Phát huy vai trò xung kích, đón đầu của tuổi trẻ Thành phố trong Chiến lược Quốc gia về Phát triển Kinh tế số - Xã hội số năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ; Tạo cơ hội giao lưu học hỏi về học thuật, sáng tạo giữa sinh viên Việt Nam và sinh viên quốc tế hiện đang sinh sống, học tập tại Việt Nam; Tăng cường giao lưu đoàn kết, hội nhập sâu rộng của sinh viên trong cộng đồng ASEAN và các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, giữa sinh viên Việt Nam trong nước và du học sinh Việt Nam đang học tập tại nước ngoài;
+ Nghiên cứu về tác động toàn cầu của Covid-19 đến kinh tế - xã hội, xu hướng phát triển về chuyển đổi số, công nghệ số tại Việt Nam và trên thế giới dưới góc nhìn của sinh viên; Ứng dụng của chuyển đổi số trong các lĩnh vực: trí tuệ nhân tạo, quản trị kinh doanh, tiếp thị số, kinh tế chia sẻ, logistics và chuỗi cung ứng, tài chính ngân hàng, kế toán,... có liên quan đến dự báo nguồn nhân lực và nhu cầu việc làm, định hướng cho sinh viên trong lựa chọn ngành nghề, lập thân lập nghiệp; Các chỉ dấu về sự dịch chuyển nhu cầu, hành vi xã hội dưới tác động của Covid-19 ở hiện tại và trong tương lai, quan điểm của sinh viên về việc trở thành công dân toàn cầu trong xã hội số; Các vấn đề đặt ra đối với chính sách, pháp luật, điều hành chính quyền điện tử trong nền Kinh tế số - Xã hội số và đề xuất, hiến kế các giải pháp của sinh viên về hoàn thiện khung chính sách pháp luật.
Nghiên cứu, thảo luận về đề xuất mô hình cùng các giải pháp xây dựng trường Đại học ứng dụng thông minh, tạo bước đột phá trong việc cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cao trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Bên cạnh đó, tạo lập diễn đàn giúp các bộ phận tham mưu của đơn vị, các nhà nghiên cứu, các chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp thảo luận về định hướng, các giải pháp chuyển đổi số ở mô hình trường Đại học ứng dụng thông minh nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu nhân lực của các ngành công nghiệp thông minh tại Việt Nam và Quốc tế. Đặc biệt, tạo lập kênh kết nối các trường đại học, cao đẳng, doanh nghiệp trong và ngoài nước đến tìm hiểu cơ hội hợp tác xây dựng trường Đại học ứng dụng thông minh tại Việt Nam trong quá trình chuyển đổi số.
Đẩy mạnh phong trào sinh viên, học viên và giảng viên trẻ tham gia nghiên cứu khoa học, phát triển các sản phẩm khoa học công nghệ để phục vụ đời sống nhằm phát huy vai trò của trí thức trẻ trong bối cảnh chuyển dịch của nền kinh tế toàn cầu. Hội thảo là môi trường để giao lưu và học hỏi, cũng như tăng cường sự kết nối, chia sẻ khoa học, tạo cầu nối cho các nhà nghiên cứu trẻ tài năng từ nhiều lĩnh vực nghiên cứu trong và các trường trong thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo khoa học Trẻ được tổ chức thường niên và là nơi quy tụ các nhà khoa học trẻ tiềm năng, và là nơi ươm mầm các ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp, các nghiên cứu hữu ích cho cộng đồng, đem lại cộng đồng nghiên cứu cho tất cả mọi người có niềm đam mê nghiên cứu. Xây dựng diễn đàn dành sinh viên, học viên nghiên cứu sinh và các nhà khoa học trẻ tài năng từ nhiều lĩnh vực nghiên cứu có cơ hội để trao đổi, trình bày; Chia sẻ các công trình nghiên cứu mới nhất và trao đổi học thuật giữa giảng viên trẻ, học viên và sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh và các trường tham gia; Hình thành cộng đồng các nhà khoa học trẻ, kết nối chuyên gia và xây dựng các đề án nghiên cứu có tính khả thi, phục vụ sự phát triển của các trường đại học và Việt Nam;
Xây dựng môi trường giao lưu và chia sẻ nghiên cứu giữa các nhà khoa học, chuyên gia và doanh nghiệp về ngành lương thực, thực phẩm, nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập. Đồng thời tranh thủ sự hướng dẫn, cố vấn của các nhà nghiên cứu nhiều kinh nghiệm trong và ngoài nước nhằm hướng tới xây dựng một đội ngũ nghiên cứu có năng lực. Chia sẻ kết quả nghiên cứu mới nhất, chia sẻ quan điểm và trao đổi học thuật giữa các sinh viên, giảng viên, nhà nghiên cứu từ các trường Đại học, Cao đẳng, Học viện, cơ quan, đơn vị trong nước và quốc tế xoay quoanh những vấn đề dinh dưỡng, lương thực, thực phẩm. Hình thành cộng đồng các nhà nghiên cứu khoa học thực phẩm, khoa học dinh dưỡng, có khả năng gia tang giá trị lương thực thực phẩm tại Việt Nam và trên thế giới. Góp phần ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ vào sản xuất và cuộc sống
Xây dựng môi trường giao lưu và chia sẻ giữa các nhà khoa học trẻ về năng lực chuyển đổi số cho thanh niên. Chia sẻ kết quả nghiên cứu mới nhất, quan điểm và trao đổi học thuật giữa các nhà khoa học trẻ, sinh viên, học viên, giảng viên từ các trường Đại học, Cao đẳng, Học viện về chuyển đổi số hiện nay. Nâng cao năng lực số nhằm hỗ trợ thanh niên nâng cao nhận thức, thái độ; trang bị kiến thức, kỹ năng phục vụ giao tiếp xã hội, học tập, nghiên cứu, giải trí, làm việc, khởi nghiệp sáng tạo,…trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ; góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ trong tương lai, tăng năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia. Thông tin, định hướng để thanh niên tham gia nghiên cứu, phát triển một số công nghệ lõi, công nghệ mới mà Việt Nam có thể đi tắt, đón đầu: Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ chuỗi khối (blockchain), công nghệ thực tế ảo/thực tế tăng cường (VR/AR), dữ liệu lớn (Big Data)…
Hội thảo tạo môi trường giao lưu, chia sẻ giữa các nhà khoa học chuyên gia và doanh nghiệp về ngành lương thực, thực phẩm, nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập. Đồng thời tranh thủ sự hướng dẫn, cố vấn của các nhà nghiên cứu nhiều kinh nghiệm nhằm hướng tới xây dựng một đội ngũ nghiên cứu có năng lực.
- Chương trình hội thảo gồm 2 phần: phiên Khoa học tổng quát và phiên chuyên đề. Hội thảo sẽ tìm hiểu các vấn đề về an toàn thực phẩm và an ninh lương thực Việt Nam, định hướng phát triển lương thực bền vững trong tương lai và lập kế hoạch hợp tác nghiên cứu về các chủ đề có liên quan. Nội dung của hội thảo tập trung bàn luận về nghiên cứu, ứng dụng về công nghệ sau thu hoạch, chế biến và bảo quản thực phẩm; Dinh dưỡng và sức khỏe từ thực phẩm; Phương pháp nghiên cứu, công nghệ sản xuất mới, quản lý chất lượng thực phẩm và đảm bảo an ninh lương thực; Tác động của an ninh lương thực đến nền kinh tế Việt Nam…
Hội thảo nhằm đẩy mạnh phong trào sinh viên, học viên và giảng viên trẻ tham gia nghiên cứu khoa học, phát triển các sản phẩm khoa học và công nghệ phục vụ đời sống nhằm phát huy vai trò của trí thức trẻ trong bối cảnh chuyển dịch của nền kinh tế toàn cầu, sự phát triển mạng mẽ về tri thức và công nghệ; tạo môi trường giao lưu và học hỏi, cũng như tăng cường sự kết nối, chia sẻ khoa học, cũng như tạo cầu nối cho các nhà nghiên cứu trẻ.
Nội dung hội thảo tập trung thảo luận, chia sẻ các kết quả nghiên cứu trong 4 lĩnh vực:
(1) Lĩnh vực Kỹ thuật – Công nghệ thông tin
- Vật lý; Điện, Điện tử; Cơ khí, tự động hoá.
- Kỹ thuật nhiệt; Kỹ thuật công nghệ.
- Toán tin học.
- Công nghệ phần mềm; Điện tử viễn thông.
- Mạng máy tính truyền thông; Trí tuệ nhân tạo.
(2) Lĩnh vực Hóa – Sinh – Môi trường
- Công nghệ Hóa, Công nghệ sinh học, Công nghệ Thực phẩm.
- Công nghệ Môi trường, Tài nguyên.
(3) Lĩnh vực Kinh tế
- Tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, bảo hiểm, tín dụng.
- Thương mại, quản trị kinh doanh, du lịch, marketing.
- Kinh tế học, kinh tế phát triển, kinh tế chính trị.
(4) Lĩnh vực Xã hội và Nhân văn
- Xuất bản, báo chí; Lịch sử; Địa lý; Văn học.
Ngôn ngữ học; Xã hội học – Triết học; Văn hoá; Nghệ thuật.