SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Đại biểu tham dự sẽ được hướng dẫn cách tra cứu thông tin nhằm đánh giá khả năng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, bảo hộ sáng chế trước khi nộp đơn đăng ký, hoặc nhận tư vấn, hướng dẫn thực hành lập hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp, xử lý tình huống.

Tài sản trí tuệ là kết quả sáng tạo từ hoạt động khoa học và công nghệ. Tài sản trí tuệ có thể gia tăng đáng kể sức cạnh tranh trên thị trường, do đó bảo vệ tài sản trí tuệ là vấn đề luôn được doanh nghiệp, tổ chức và người dân quan tâm. Nhằm tăng cường hỗ trợ các trường đại học, viện/trung tâm nghiên cứu, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đang hoạt động và kinh doanh trên địa bàn Thành phố biết cách tự lập hồ sơ đăng ký, xử lý các tình huống trong quá trình nộp đơn đăng ký (kiểu dáng công nghiệp, sáng chế,…) nhằm bảo vệ tài sản trí tuệ do mình tạo ra. Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM tổ chức 02 hội nghị tập huấn về kiểu dáng công nghiệp và sáng chế.

Hội nghị 1: Chủ đề “Kỹ năng lập hồ sơ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp”. Hội nghị sẽ cập nhật những điểm mới của văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ liên quan đến xác lập quyền đối với kiểu dáng công nghiệp (thủ tục đăng ký bảo hộ, quy trình xử lý đơn,…), đồng thời chia sẻ kinh nghiệm xây dựng hồ sơ và xử lý các vấn đề phát sinh đối với đơn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Tại hội nghị, đại biểu tham dự sẽ được hướng dẫn cách tra cứu thông tin nhằm đánh giá khả năng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp trước khi nộp đơn đăng ký, hoặc nhận tư vấn, hướng dẫn thực hành lập hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp, xử lý tình huống.

kdcn.jpg

Hội nghị “Kỹ năng lập hồ sơ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp” sẽ diễn ra lúc 8h15 ngày 10/10/2024 tại Khách sạn Paragon Saigon (22 - 24 Thi Sách, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM). Hội nghị dành cho nhóm đối tượng là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, tổ chức và cá nhân đang hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn Thành phố. Đăng ký tham dự tại: https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSdNps4kGDy2MtYD_3Hk_ekv65eOf9GheDmK8PgXmfl-cl-DpQ/viewform.

Hội nghị 2: Chủ đề “Kỹ năng lập hồ sơ đăng ký bảo hộ sáng chế”. Hội nghị sẽ cập nhật những điểm mới của văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ liên quan đến xác lập quyền đối với sáng chế (thủ tục đăng ký bảo hộ, quy trình xử lý đơn,…), chia sẻ kinh nghiệm xây dựng hồ sơ và xử lý các vấn đề phát sinh đối với đơn đăng ký bảo hộ sáng chế. Tại hội nghị, đại biểu tham dự sẽ được hướng dẫn thực hành tra cứu thông tin nhằm đánh giá khả năng bảo hộ sáng chế trước khi nộp đơn đăng ký, hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn thực hành lập hồ sơ đăng ký sáng chế, xử lý tình huống.

sangche.jpg

Hội nghị “Kỹ năng lập hồ sơ đăng ký bảo hộ sáng chế”. sẽ diễn ra từ 8h15 ngày 11/10/2024 tại Khách sạn Paragon Saigon (22 - 24 Thi Sách, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM). Hội nghị dành cho nhóm đối tượng là viện, trung tâm nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn Thành phố. Đăng ký tham dự tại: https://docs.google.com/forms/d/e/1FAIpQLSd4dSxbWRUpEI8ukbys1wOtdWWf4hdtEUE7Hk2RzW7Bu7bXQA/viewform.

Thông tin chi tiết về các hội nghị, vui lòng liên hệ: Phòng Quản lý Sở hữu trí tuệ và Đổi mới sáng tạo – Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM. Điện thoại: 028.3829 8217 / 0908 891 744 (Thanh Tuyền). Email: ttttuyen.skhcn@tphcm.gov.vn.

Hoàng Kim (CESTI)

 

Ngày 03/10, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM tổ chức hội thảo khoa học "Triển khai các giải pháp thương mại hóa, đưa kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ được tạo ra từ ngân sách Nhà nước vào sản xuất, kinh doanh".

Phát biểu đề dẫn tại hội thảo, ông Lê Thanh Minh (Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM) cho biết, Thành phố đã đầu tư rất nhiều nguồn lực vào nghiên cứu khoa học (NCKH), tạo ra nhiều kết quả nghiên cứu có giá trị, đồng thời đạt được thành công bước đầu trong việc chuyển giao công nghệ (CGCN), thương mại hóa (TMH) các kết quả NCKH, sáng chế/giải pháp hữu ích. Điều này được thể hiện qua chỉ số năng suất yếu tố tổng hợp (TFP) luôn tăng và ở mức cao trong giai đoạn 2016 - 2022 (đạt trung bình 46,7%), trong đó đóng góp của khoa học và công nghệ (KH&CN) vào tăng trưởng TFP là 74%. Đồng thời, trong giai đoạn 2016 - 2022, năng suất lao động xã hội của TP.HCM cao gấp 2 lần so với cả nước và bình quân đạt 272 triệu đồng, năng suất lao động của doanh nghiệp có hàm lượng khoa học và công nghệ cao thuộc 4 ngành công nghiệp và 9 ngành dịch vụ trọng yếu gấp 1,67 lần năng suất lao động xã hội của Thành phố.

01HDKHLVhoithaothuongmaihoaKQNCh2.jpg

Ông Lê Thanh Minh (Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM) phát biểu tại hội thảo

Để đưa nhanh kết quả NCKH hình thành từ ngân sách Nhà nước vào thực tiễn, Thành phố đã ban hành và triển khai các chương trình/đề án như Dự án Thương mại hóa thí điểm hỗ trợ thương mại hóa các sản phẩm từ công nghệ trong hoạt động nghiên cứu triển khai tại Khu Công nghệ cao TP.HCM giai đoạn 2017 - 2020, Đề án Hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo TP.HCM giai đoạn 2021 - 2025. Ngoài ra, tại Sở KH&CN cũng đã xây dựng và triển khai Kế hoạch thúc đẩy hoạt động thương mại hóa kết quả NCKH, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2025.

Công tác TMH kết quả NCKH, phát triển công nghệ, tài sản trí tuệ từ các viện, trường cũng được đẩy mạnh thông qua nhiều hình thức. Một số mô hình đã được thành lập để thúc đẩy TMH kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ như mô hình doanh nghiệp khởi nghiệp từ trường đại học, viện nghiên cứu; trung tâm dịch vụ CGCN (TTO); mô hình hợp tác 3 nhà (nhà khoa học, doanh nghiệp, nhà nước) trong quá trình triển khai nghiên cứu.

Tuy nhiên, việc chuyển đổi những kết quả NCKH thành sản phẩm, dịch vụ có giá trị thương mại vẫn còn nhiều hạn chế. Hoạt động chuyển giao và TMH kết quả nghiên cứu của các viện, trường hầu hết được thực hiện bởi chính mối quan hệ của các nhà khoa học, thông qua các trung tâm nghiên cứu, trung tâm dịch vụ CGCN (TTO) trực thuộc viện, trường. Do đó, trong quá trình đầu tư nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ cần có "tiếng nói chung" với nhu cầu thị trường.

Ông Minh cũng cho rằng, việc TMH thành công kết quả từ nhiệm vụ KH&CN sẽ trở thành yếu tố thúc đẩy tăng trưởng của đổi mới sáng tạo. Vì vậy, cần có giải pháp để tăng cường đầu tư cho KH&CN không chỉ từ phía Nhà nước mà còn từ xã hội, đặc biệt là từ doanh nghiệp; nâng cao nhu cầu công nghệ tự thân của doanh nghiệp; tăng cường liên kết viện, trường và doanh nghiệp, đưa doanh nghiệp thực sự trở thành trung tâm của hệ thống đổi mới sáng tạo, nơi biến các kết quả nghiên cứu từ viện, trường thành sản phẩm, hàng hóa.

Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý cùng nhiều đại diện sở, ban, ngành, doanh nghiệp,… đã lắng nghe các bài tham luận, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn, khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thương mại hóa kết quả NCKH; trao đổi, thảo luận, đề xuất, góp ý xoay quanh các nội dung về thực trạng cơ chế, chính sách và giải pháp tạo động lực TMH kết quả NCKH, phát triển công nghệ hình thành từ ngân sách Nhà nước.

Cụ thể, các báo cáo tham luận được trình bày gồm: Nhận định về khả năng thương mại hóa kết quả nghiên cứu và đề xuất giải pháp (bà Nguyễn Thị Thu Sương, Quyền Trưởng phòng Quản lý Khoa học – Sở KH&CN TP.HCM); Đánh giá thực trạng thương mại hóa kết quả nghiên cứu tại Trường Đại học Bách Khoa (PGS.TS. Phạm Đình Anh Khôi, Giám đốc Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Công nghệ); Thúc đẩy ứng dụng nghiên cứu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngành công nghệ thông tin - truyền thông vào thực tiễn (PGS.TS. Quản Thành Thơ, Trường Đại học Bách Khoa); Mô hình TTO tại Trung tâm Nghiên cứu Triển khai Khu Công nghệ cao (ThS. Bùi Quang Vinh, Trung tâm Nghiên cứu Triển khai - Khu Công nghệ cao TP.HCM).

01HDKHLVhoithaothuongmaihoaKQNCh3.jpg

Bà Nguyễn Thị Thu Sương (Quyền Trưởng phòng Quản lý Khoa học – Sở KH&CN TP.HCM) trình bày báo cáo tham luận tại hội thảo

Về thực trạng TMH kết quả NCKH sử dụng ngân sách Nhà nước, bà Nguyễn Thị Thu Sương cho biết, giai đoạn 2014 - 2018, số lượng nhiệm vụ có kết quả được TMH thành công là 13%, tuy nhiên, hiện tại, tỷ lệ này giảm còn 5%. Trong số các doanh nghiệp khởi nghiệp tại TP.HCM, số doanh nghiệp khởi nguồn từ viện nghiên cứu, trường đại học (spin-off) chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ khoảng 5%. Kết quả khảo sát độ sẵn sàng TMH của đề tài NCKH được nghiệm thu trong giai đoạn 2014 - 2018 cho thấy, nhóm đề tài sẵn sàng chuyển giao chiếm 37%, đề tài đã được TMH chiếm 13%. Tính chung cả 2 nhóm, tỷ lệ các đề tài NCKH có khả năng TMH khá cao (50%), tuy nhiên việc đưa các kết quả NCKH có tiềm năng ra thị trường không phải dễ dàng.

Theo bà Sương, cần nhìn nhận một số nguyên nhân hạn chế TMH kết quả NCKH như thiếu cơ chế kết nối giữa đơn vị nghiên cứu và doanh nghiệp, vấn đề bí mật kinh doanh, nhiều doanh nghiệp chưa thật sự tin tưởng các nhà khoa học; các quy định pháp luật hiện hành còn rào cản (xem kết quả nghiên cứu là tài sản công), cơ chế quản lý phức tạp, chưa thực sự khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển sản phẩm ra thị trường,…

Do đó, Sở KH&CN đề xuất "Đề án thí điểm chính sách tạo động lực thương mại hóa, đưa nhanh kết quả nghiên cứu, tài sản trí tuệ được tạo ra từ ngân sách Nhà nước vào sản xuất, kinh doanh" nhằm tháo gỡ một số vướng mắc, rào cản, tạo thêm chính sách ưu đãi và hỗ trợ nguồn lực để đưa kết quả nghiên cứu ra thị trường. Đề án là hoạt động cụ thể hóa nội dung ký kết hợp tác giữa Ban cán sự Đảng Bộ Khoa học và Công nghệ và Ban thường vụ Thành ủy TP.HCM. Trong đề án này, Sở mạnh dạn đề xuất mục tiêu ở giai đoạn thí điểm cần có 10 sản phẩm KH&CN được thương mại hóa; hình thành ít nhất 5 quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa viện, trường - Nhà nước - doanh nghiệp; số lượng tài sản trí tuệ hình thành từ kết quả nghiên cứu KH&CN sử dụng ngân sách Nhà nước được chuyển giao và TMH đạt 10% - 15%.

Các giải pháp triển khai đề án gồm lựa chọn các kết quả nghiên cứu tiềm năng; xây dựng cơ chế tài chính và hỗ trợ pháp lý; hình thành mạng lưới hợp tác giữa Nhà nước, viện nghiên cứu và doanh nghiệp; thực hiện chính sách ưu đãi thuế cho doanh nghiệp KH&CN. Để thực hiện, Sở Khoa học và Công nghệ sẽ lập danh mục các nhiệm vụ KH&CN có tiềm năng TMH với các tiêu chí về tính khả thi (kỹ thuật), tiềm năng thị trường, kinh nghiệm đội ngũ quản lý, mô hình kinh doanh và khả thi tài chính, tác động xã hội và môi trường,... Cơ quan nhận chuyển giao phải triển khai các hoạt động thúc đẩy TMH như thành lập doanh nghiệp KH&CN, thành lập doanh nghiệp spin-off, góp vốn cùng doanh nghiệp khác, nhượng quyền sử dụng sản phẩm trí tuệ,... Quá trình thực hiện đề án sẽ được theo dõi đánh giá để rút kinh nghiệm và điều chỉnh nhằm phù hợp tình hình thực tế, bà Sương chia sẻ.

01HDKHLVhoithaothuongmaihoaKQNCh5.jpg

Phần trao đổi, thảo luận, đề xuất giải pháp tại hội thảo 

Các ý kiến thảo luận, góp ý, đề xuất tại hội thảo đánh giá cao đề án này và nhận định đề án có thể tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc hiện nay trong CGCN và TMH kết quả NCKH. Việc triển khai các cơ chế tài chính và hỗ trợ pháp lý trong đề án được xem là hoạt động hỗ trợ pháp lý quan trọng giúp xác lập quyền sở hữu cho nhà khoa học tạo ra công nghệ, thúc đẩy hoạt động thương mại hóa, ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất, kinh doanh.

Các chia sẻ, thảo luận tại hội thảo cũng cho rằng, quá trình NCKH tạo ra sản phẩm có thể chuyển giao đã rất nhiều khâu, để TMH sản phẩm nghiên cứu còn nhiều hoạt động khác như định giá công nghệ, hoàn thiện sản phẩm, đánh giá khả năng chuyển giao, tìm thị trường,… Nhà khoa học không chỉ tập trung nghiên cứu tạo ra sản phẩm mà còn phải phát triển công nghệ, phát triển thị trường,… Hơn nữa, hoạt động CGCN và TMH kết quả NCKH vốn khá phức tạp, đa dạng, còn gặp rào cản về cơ chế chính sách, tài chính,… Do vậy, để tăng khả năng thành công, bên cạnh việc tháo gỡ các vướng mắc, rào cản, hoạt động CGCN và TMH kết quả NCKH cần tìm được "tiếng nói chung" giữa các đơn vị nghiên cứu (viện, trường), doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước.

Lam Vân (CESTI)

Chợ công nghệ và thiết bị (Techmart) chuyên ngành “Công nghệ xanh, năng lượng tái tạo và xử lý môi trường phục vụ chuyển đổi công nghiệp trên địa bàn TP.HCM” diễn ra từ ngày 21 -25/9, được xem là một điểm nhấn nổi bật của Không gian giới thiệu sản phẩm, dịch vụ tăng trưởng xanh 2024 (GRECO 2024) do Ủy ban nhân dân TP.HCM tổ chức với chủ đề “Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TP.HCM”, trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế TP.HCM (Ho Chi Minh City Economic Forum-HEF) lần 5.

Techmart chuyên ngành “Công nghệ xanh, năng lượng tái tạo và xử lý môi trường phục vụ chuyển đổi công nghiệp trên địa bàn TP.HCM” được tổ chức với mục tiêu thúc đẩy phát triển thị trường khoa học và công nghệ, tạo điều kiện đưa công nghệ mới ứng dụng trong sản xuất. Cụ thể, Techmart lần này đã giới thiệu các giải pháp thuộc lĩnh vực: Khảo sát đánh giá hiện trạng năng lượng; Công nghệ chuyển đổi số trong hoạt động quản lý điều hành; Lĩnh vực năng lượng tái tạo; Kiểm soát, xử lý nước thải, khí thải… Đồng thời tại sự kiện, các chuyên gia từ các viện nghiên cứu và trường đại học cũng đã tư vấn, giải đáp các thắc mắc liên quan đến các công nghệ hiện có và giới thiệu các công nghệ mới tại Việt Nam, sẵn sàng hợp tác và chuyển giao cho các doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu.

Sau năm ngày diễn ra (từ ngày 21/9 đến ngày 25/9/2024, tại trục đường Nguyễn Huệ, phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM), được sự chỉ đạo của Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM, sự kiện do Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ (CESTI) tổ chức bằng hình thức trực tiếp đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình và đạt được hiệu quả tích cực, với hàng trăm lượt khách đến tham quan, tìm hiểu công nghệ, kết nối tư vấn và tham dự các hoạt động trực tiếp, hàng ngàn lượt xem các hội thảo trên Facebook và Youtube, hàng chục cơ quan báo đài, truyền thông đưa tin...

Theo Ban tổ chức, Techmart lần này đã trưng bày, giới thiệu thu hút hơn 100 công nghệ của 50 doanh nghiệp, trường, viện tham gia trưng bày quảng bá và xúc tiến thương mại (tại Khu vực số 3 - Khu vực triển lãm sản phẩm công nghệ xanh, năng lượng tái tạo, xử lý môi trường (Techmart)).

2792024nl1.jpg

Sự kiện thu hút các đại diện đến từ các Sở ban ngành; doanh nghiệp trong các lĩnh vực công nghệ xanh, năng lượng tái tạo, xử lý môi trường; các trường đại học, viện/trung tâm nghiên cứu, các cơ quan báo đài… đến tham quan các gian hàng và tham dự 13 Hội thảo. Ngoài ra, triển lãm còn thu hút được hàng ngàn lượt truy cập tham quan gian hàng, Hội thảo trực tuyến trên nền tảng Google Meet; phát livestream Lễ khai mạc và các Hội thảo trên Facebook và Youtube.

Trong đó, sự kiện đón tiếp nhiều khách tham dự là lãnh đạo, đại diện các Sở ban ngành như:  Sở Xây dựng TP.HCM, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, Sở Giao thông vận tải TP.HCM, Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Bình Định, Quảng Trị; Sở Xây dựng Bình Định, Sở Công Thương Bạc Liêu, Sở Giao thông vận tải An Giang, Sở Giao thông vận tải Quảng Ngãi, cùng nhiều đại diện của các viện, trường đại học, trung tâm. Đặc biệt, là đoàn đại biểu là lãnh đạo của địa phương, bộ ngành quốc tế có quan hệ hữu nghị hợp tác với TP.HCM.

Nhiều sản phẩm, giải pháp, công nghệ và thiết bị có tính ứng dụng cao, thu hút khách tham quan, hứa hẹn giao dịch mua bán, chuyển giao thành công sau Techmart. Đáng chú ý là các công nghệ và thiết bị trong lĩnh vực Công nghệ xanh; Năng lượng tái tạo; Công nghệ và thiết bị xử lý môi trường… Đây là những giải pháp tự động hóa hiện đại, sử dụng ít năng lượng, giảm lượng chất thải và ô nhiễm điển hình như: Giải pháp ASOFT - ERP tối ưu nguồn lực 4M ứng dụng công nghệ IoT và AI cho nhà máy thông minh; Giải pháp an ninh thông minh Smart Lock tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo AI cho nhà máy/doanh nghiệp sản xuất; Robot CNC tạo mẫu và gia công khuôn tích hợp cảm biến IoT sử dụng trong dây chuyền sản xuất tự động; Quy trình sản xuất chế phẩm phủ sinh học bảo vệ các vật liệu tự nhiên; Công nghệ xử lý nước thải bằng AAO; Công nghệ điện mặt trời nổi trên mặt nước; Hệ thống đỗ xe thông minh kiểu xếp hình (Puzzle Parking); Ứng dụng xe AGV trong nhà máy và kho thông minh…

Khu tư vấn với đội ngũ 8 chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Công nghệ xanh, năng lượng tái tạo và xử lý môi trường thường trực tư vấn trực tiếp và trực tuyến miễn phí đã ghi nhận hơn sáu mươi lượt kết nối/ biên bản tư vấn, giải đáp nhiều thông tin, yêu cầu của các cá nhân, doanh nghiệp góp phần vào sự thành công của Techmart lần này. Một số nội dung tư vấn đáng chú ý như: Thiết bị bơm IoT trong hệ thống xử lý nước thải; Giải pháp công nghệ AI trong việc sử dụng máy bay không người lái để bảo trì tuabin gió; Tư vấn các vật liệu giảm phát thải trong lĩnh vực xây dựng… sau sự kiện các đơn vị và các chuyên gia tư vấn sẽ tiếp tục trao đổi và tham khảo tài liệu trước khi thực hiện các bước tiếp theo.

Tại Techmart cũng diễn ra 13 chuyên đề Hội thảo (tại Khu vực số 7 - Không gian kết nối giao thương, tương tác, trải nghiệm) với đa dạng các hình thức từ trực tiếp, trực tuyến, đến phát livestream… tạo nên sức hút và sự lan tỏa mạnh mẽ đến cộng đồng. Trong đó, các chuyên đề Hội thảo được trình bày bởi các chuyên gia, nhà nghiên cứu đến từ các trung tâm nghiên cứu, trường đại học đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích về các xu hướng nghiên cứu mới, tình hình phát triển và ứng dụng công nghệ, sản phẩm nghiên cứu trong lĩnh vực Công nghệ xanh - Năng lượng tái tạo - Công nghệ thiết bị xử lý môi trường.

Tiêu biểu như: “Hệ thống đo lường và giám sát từ xa chất lượng môi trường không khí cho khu công nghiệp, khu dân cư dựa trên nền tảng IoT” - trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM; “Công nghệ khí hóa xử lý rác thải rắn trong sản xuất công nghiệp - chế biến tạo năng lượng phục vụ quá trình sấy và bảo quản nông sản, thực phẩm” - trường Đại học Công nghiệp TP.HCM; “Giải pháp điều khiển phân tán hệ thống quản lý năng lượng tái tạo sử dụng công nghệ AI tối ưu chi phí sản xuất trong nhà máy” - trường Đại học Bách khoa TP.HCM (Đại học Quốc gia TP.HCM); “Robot cộng tác (Cobot Universal Robots) và ứng dụng trong nhà máy sản xuất” - Công ty Cổ phần Công nghệ Hợp Long; “Mô hình xác định sản lượng năng lượng mặt trời và hệ thống giám sát, phát hiện, chẩn đoán lỗi dàn pin quang điện dựa trên nền tảng IoT”, - trường Đại học Lạc Hồng…

Với những kết quả đạt được, Techmart chuyên ngành “Công nghệ xanh, năng lượng tái tạo và xử lý môi trường phục vụ chuyển đổi công nghiệp trên địa bàn TP.HCM” đáp ứng kỳ vọng kết nối các tổ chức, doanh nghiệp góp phần xây dựng hệ sinh thái sản xuất xanh, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn thông qua khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và năng lượng dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số.

Nhật Linh (CESTI)

Đại học Hồng Kông mong muốn Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM làm cầu nối để hợp tác với các trường – Viện ở Thành phố thành lập trung tâm  –  viện nghiên cứu về chính sách cộng đồng, trao đổi giáo sinh – sinh viên…

Ngày 27/9/2024, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM đã có buổi làm việc với đoàn Đại học Hồng Kông (HKU) về hoạt động nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ hội hợp tác nghiên cứu và hợp tác đầu tư trong lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và đổi mới sáng tạo.

HKU.jpg

Đại học Hồng Kông là đại học công lập đứng hạng 1 ở Hồng Kông, hạng 2 Châu Á và hạng 17 thế giới trên bảng xếp hạng giáo dục QS. HKU là đại học đào tạo đa ngành gồm Kinh tế và Kinh doanh, Kiến trúc, Nghệ thuật, Nha khoa, Giáo dục, Kỹ thuật, Y tế, Khoa học và Khoa học Xã hội. Với ngôn ngữ giảng dạy chính bằng tiếng Anh, HKU thu hút nhiều giáo sư danh tiếng, nhà nghiên cứu xuất sắc. Theo thông tin từ đoàn Đại học Hồng Kông, hiện nay trường có 30 sinh viên Việt Nam, riêng trường Khoa học vừa đón nhận thêm 2 sinh viên Việt Nam có năng lực học tập xuất sắc. HKU mong muốn chia sẻ và hợp tác, cho ra đời những nghiên cứu đột phá tại Việt Nam và khu vực, đồng thời hướng đến mục tiêu tạo ra tác động tích cực lên kinh tế và xã hội thông qua chia sẻ kiến thức và kết nối cộng đồng.

Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Việt Dũng (Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM) đã chia sẻ thông tin về những chính sách hỗ trợ nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo của Thành phố. Không chỉ hỗ trợ trường – Viện nghiên cứu khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM còn thúc đẩy kết nối doanh nghiệp khoa học công nghệ với trường – Viện để giải quyết các vấn đề của xã hội. Đặc biệt, Sở đang đẩy mạnh hình thành và phát triển trung tâm nghiên cứu đạt chuẩn quốc tế.

Trong làn sóng hội nhập quốc tế, sự hợp tác trao đổi nhân lực công nghệ và chia sẻ thông tin là động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Để mở ra cơ hội hợp tác nghiên cứu và hợp tác đầu tư, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và đổi mới sáng tạo, cũng như gia tăng các hoạt động kết nối cộng đồng giữa Việt Nam với Hồng Kông, hai bên sẽ phối hợp nghiên cứu và đề xuất một số chương trình đào tạo nhằm thúc đẩy nghiên cứu về chính sách công, biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường, tổ chức hoạt động kết nối giúp doanh nghiệp nâng cao trình độ ứng dụng kỹ thuật và đổi mới công nghệ. Đại học Hồng Kông mong muốn Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM làm cầu nối để hợp tác với các trường – Viện ở Thành phố thành lập trung tâm  –  viện nghiên cứu về chính sách cộng đồng, trao đổi giáo sinh – sinh viên…

Hoàng Kim (CESTI)

Chiều 26/9, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM phối hợp cùng Sở Công thương TP.HCM tổ chức sự kiện kết nối sáng tạo tháng 09/2024 (kỳ 2) với chủ đề "Nghiên cứu, xây dựng giải pháp nâng cao năng lực quản lý LPG chai lưu thông trên thị trường".

Theo bà Đặng Thị Luận (Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM), công tác quản lý hoạt động kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) trên địa bàn Thành phố nói riêng và cả nước nói chung thời gian qua đã đạt được kết quả nhất định. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm trong kinh doanh LPG đang gây ra nhiều khó khăn cho công tác quản lý, phổ biến là việc chiếm dụng trái phép chai LPG, sang chiết và vận chuyển không đúng quy chuẩn, nhiều chai LPG bị cắt tai, mài vỏ, không được kiểm định và đưa ra thị trường gây nguy cơ cháy nổ, thiệt hại cho doanh nghiệp, đe dọa trực tiếp tới tài sản, tính mạng người sử dụng và ảnh hưởng đến an toàn môi trường.

05HDKHLVketnoisangtaoLPGh1.jpg

Bà Đặng Thị Luận (Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM) phát biểu tại sự kiện

Chương trình kết nối sáng tạo thuộc chuỗi các sự kiện kết nối hợp tác giữa khu vực nghiên cứu với khu vực công (Inno-Coffee năm 2024) nhằm chia sẻ những khó khăn trong khu vực công và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, startup đưa ra những sáng kiến, giải pháp hiệu quả và kịp thời, đóng góp vào sự phát triển bền vững của Thành phố. Sự kiện kết nối sáng tạo tháng 9 (kỳ 2) nhằm kết nối, tìm kiếm các giải pháp công nghệ để quản lý, kiểm tra tính xác thực của từng chai LPG, cũng như quản lý thông tin sổ theo dõi điện tử của các đơn vị sản xuất và kinh doanh khí,… Từ đó xây dựng định hướng đặt hàng, triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, hướng tới chuyển giao kết quả nghiên cứu để nâng cao năng lực quản lý LPG chai lưu thông trên thị trường.

05HDKHLVketnoisangtaoLPGh6.jpg

Ông Nguyễn Lê Tân (đại diện Sở Công thương TP.HCM) trình bày tham luận tại sự kiện

Tại sự kiện, ông Nguyễn Lê Tân (Phó Trưởng phòng Kỹ thuật an toàn - Môi trường, Sở Công thương TP.HCM) đã trình bày tham luận đề dẫn "Tổng quan tình hình kinh doanh LPG chai". Các chuyên gia, đại diện doanh nghiệp cũng trình bày các tham luận như Báo cáo tình hình quản lý vỏ chai LPG, Giải pháp số hóa chai LPG,…

Theo ông Nguyễn Lê Tân, hiện nay, các doanh nghiệp, thương nhân phải tự thực hiện việc lập sổ theo dõi hoặc cơ sở dữ liệu điện tử ứng dụng công nghệ thông tin để theo dõi LPG chai theo quy định tại Nghị định số 87/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về quản lý kinh doanh khí. Đa số các đơn vị đã chuyển đổi việc theo dõi LPG chai theo hình thức số hóa, tuy nhiên, vẫn còn một số cơ sở kinh doanh LPG thực hiện ghi chép thủ công mất nhiều thời gian và công sức. Sở Công thương và các cơ quan quản lý Nhà nước còn gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm tra, xác định thông tin về LPG chai lưu thông trên thị trường, hiện chưa có công nghệ giám sát tiên tiến trong công tác kiểm soát các chai LPG trên thị trường.

Ngoài ra, việc người dân thường xuyên thay đổi chủng loại và nhãn hiệu chai LPG dẫn đến các cửa hàng, trạm chiết nạp lưu trữ chai của thương nhân khác; cơ chế đổi trả chai LPG giữa các doanh nghiệp chưa rõ ràng, hợp đồng trao đổi không được tuân thủ nghiêm túc, gây ra tình trạng chiếm dụng chai và khó kiểm soát hạn sử dụng trên thị trường. Một số cơ sở kinh doanh LPG sau khi được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nhưng không đảm bảo duy trì các điều kiện theo quy định, con người, cơ sở vật chất, trang thiết bị,… Bên cạnh phương pháp ghi chép thủ công, nhiều đơn vị đã áp dụng các giải pháp khác nhau để quản lý chai LPG như dùng tem QR code, sử dụng thẻ RFID (nhận dạng tần số vô tuyến - thẻ từ),… Tuy nhiên, cơ sở dữ liệu về vỏ chai LPG chưa có sự kết nối với các cơ quan quản lý Nhà nước. Do đó, ông Tân đề xuất xây dựng hệ thống quản lý chung, trong đó có giải pháp kết nối cơ quan quản lý với các đơn vị đầu mối nhằm tạo hệ thống quản lý chung trên địa bàn Thành phố.

Cụ thể, ông Tân "đặt hàng" nghiên cứu xây dựng hệ thống số hóa dữ liệu về hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý nguồn gốc, vòng đời LPG chai phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước và các cơ quan có liên quan. Hệ thống quản lý số hóa dữ liệu có khả năng kết nối đồng bộ giữa hệ thống quản lý của Sở Công thương đến Ủy ban nhân dân các quận, huyện và các thương nhân sản xuất, kinh doanh khí; có tính mở, dễ dàng kết nối với hệ thống quản lý dữ liệu chung của Quốc gia. Hệ thống sẽ giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trong hoạt động chiết nạp, lưu trữ, vận chuyển, kinh doanh LPG chai; tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh LPG chai, cũng như tạo môi trường kinh doanh minh bạch, cạnh tranh bình đẳng giữa các thương nhân sản xuất, kinh doanh LPG chai.

05HDKHLVketnoisangtaoLPGh3.jpg

Ông Trịnh Quốc Dân (đại diện Công ty Gas South) trình bày báo cáo tại sự kiện

Trình bày về Giải pháp số hóa chai LPG, ông Trịnh Quốc Dân (Công ty CP Kinh doanh khí miền Nam – Gas South) cho biết, Gas South có hơn 3.800.000 vỏ chai, thực tế chỉ số hóa được hơn 3.200.000 vỏ, đồng nghĩa Gas South đã bị chiếm dụng 15% tổng số lượng vỏ chai LPG, gây thiệt hại lớn về tài sản. Không chỉ thế, vấn nạn chiếm dụng vỏ chai LPG, chiết nạp lậu còn gây nguy cơ mất an toàn cháy nổ, ảnh hưởng đến tính mạng của người tiêu dùng. Gas South cũng đã áp dụng các giải pháp như bán hàng qua App, dán tem QR Code, gắn chip, sử dụng chân để bình gas thông minh,… Tuy nhiên, các giải pháp này có một số hạn chế như không thể quản lý và kiểm soát vỏ chai LPG trên toàn hệ thống từ sản xuất, nhà phân phối, đại lý, cửa hàng bán lẻ đến người tiêu dùng; không đáp ứng được yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước về theo dõi điện tử trên toàn hệ thống; chi phí nhân sự để lập sổ ghi chép từng chai LPG lớn, mất thời gian, dễ sai sót, không khắc phục được vấn nạn chiết nạp lậu,…

Để thực hiện quy định của Nghị định 87/2018/NĐ-CP về việc lập sổ theo dõi điện tử cũng như Thông tư 02/2024/TT-BKHCN quy định về quản lý truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa để kiểm soát nghiêm ngặt vỏ chai LPG, Gas South đã triển khai áp dụng giải pháp số hoá, quản lý và truy xuất nguồn gốc vỏ chai LPG trên nền tảng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) từ tháng 7/2020. Giải pháp này đã giúp Gas South quản lý số liệu LPG, vỏ chai LPG và khắc phục được các vấn nạn chiếm giữ vỏ chai, thu mua vỏ chai để chiết nạp trái phép. Công nghệ cũng mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như dễ dàng truy xuất nguồn gốc chai LPG (đáp ứng yêu cầu của Thông tư 02/2024/TT-BKHCN quy định về quản lý truy xuất nguồn gốc, sản phẩm, và Thông tư 18/2022/TT-BKHCN quy định nội dung về tem nhãn hàng hóa); đáp ứng yêu cầu báo cáo (phù hợp với yêu cầu của Nghị định 87/2018/NĐ-CP về việc lập sổ theo dõi điện tử trên toàn hệ thống);… Ngoài ra, công nghệ còn mang lại nhiều lợi ích cho các thương nhân/đơn vị sở hữu, thương nhân/cơ sở mua bán trong kênh phân phối như cho phép quản lý từng chai LPG (bao gồm truy xuất thông tin chi tiết của chai LPG, trạng thái, vị trí của từng chai LPG), đảm bảo việc kiểm soát và quản lý chai LPG trên toàn hệ thống phân phối được chính xác, liên tục; công nghệ phân loại AI giúp phát hiện chai LPG hết hạn kiểm định, nhờ đó đảm bảo chai LPG được kiểm định chặt chẽ trước khi đưa ra thị trường; giúp quản lý chai LPG, quản lý thông tin đơn hàng và quản lý được nhân viên giao hàng; tiết kiệm được chi phí thuê nhân sự viết sổ theo dõi hàng ngày; không vi phạm pháp luật khi nhập hàng rõ nguồn gốc, được kiểm định chặt chẽ,… Người tiêu dùng yên tâm khi mua được hàng chính hãng, truy xuất rõ được xuất xứ nguồn gốc sản phẩm, đảm bảo an toàn cháy nổ khi sử dụng chai LPG được kiểm định,…

05HDKHLVketnoisangtaoLPGh9.jpg

Phần trao đổi, thảo luận tại sự kiện ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp, chia sẻ, đề xuất

Các ý kiến chia sẻ, thảo luận tại sự kiện cho rằng, tình hình kinh doanh LPG chai trên thị trường hiện rất khốc liệt, đứng trước thực trạng vi phạm ngày càng nhiều, các doanh nghiệp đã "tự cứu mình" thông qua việc nỗ lực triển khai áp dụng các giải pháp quản lý, bảo vệ sản phẩm, tài sản của mình (LPG chai). Về mặt công nghệ, xu thế hiện nay là dùng RFID, mỗi chai LPG sẽ được gắn một thẻ RFID, chứa một mã định danh duy nhất. Thẻ này có thể được gắn bên ngoài hoặc trong lòng chai và chịu được các điều kiện môi trường khắc nghiệt. Bên cạnh đó, giải pháp số hóa chai LPG như Gas South đang áp dụng là một chu trình khép kín giúp minh bạch thông tin về sản phẩm hàng hóa, thuận lợi cho công tác quản lý, đồng thời chống gian lận thương mại, truy cập thông tin nhanh chóng và chính xác trong lĩnh vực kinh doanh LPG. Công nghệ tem QR Code phù hợp cho doanh nghiệp nhỏ, có chi phí thấp,…

05HDKHLVketnoisangtaoLPGh8.jpg

Tuy nhiên, để việc quản lý chai LPG lưu thông trên thị trường được hiệu quả, chặt chẽ, bên cạnh việc ứng dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến, cần có sự đồng hành của các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc tạo ra cơ chế bảo vệ doanh nghiệp chân chính, hoàn thiện các quy định pháp luật và triển khai đồng bộ trong lĩnh vực kinh doanh LPG. Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp, chung tay giữa các doanh nghiệp lớn, cũng như các bên tham gia trong chuỗi cung ứng (đơn vị phân phối, đơn vị bán lẻ,…) để thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý LPG chai lưu thông trên thị trường, ngăn chặn vấn nạn chiếm dụng vỏ chai.

05HDKHLVketnoisangtaoLPGh11.jpg

Một số đề xuất, kiến nghị khác cũng được trao đổi, chia sẻ tại sự kiện như nghiên cứu, xem xét tăng thời hạn sử dụng đối với chai LPG; xây dựng và ban hành TCVN (tiêu chuẩn Việt Nam) về truy xuất nguồn gốc chai LPG theo số seri của chai LPG và đầy đủ các thông tin của chai LPG; ban hành quy định bắt buộc áp dụng triển khai truy xuất nguồn gốc từng chai LPG trong toàn chuỗi cung ứng, và có cơ chế xử phạt kèm theo; triển khai hệ thống Cổng truy xuất nguồn gốc chai LPG riêng cho ngành LPG, hoặc liên thông kết nối với Cổng truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa của Quốc gia;…

Lam Vân (CESTI)

Chiều 25/9, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM ông Nguyễn Việt Dũng đã tiếp và làm việc với ông Ben Gruenberg, Bí thư thứ nhất (phụ trách Công nghệ số) nhân dịp phái đoàn Vương quốc Anh tham dự Diễn đàn kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 2024.

TOANCANH.png Quang cảnh buổi làm việc chiều 25/9.

Tại buổi làm việc, hai bên đã chia sẻ, thảo luận về các cơ hội hợp tác trong  lĩnh vực công nghiệp, trí tuệ nhân tạo (AI), chất bán dẫn và an ninh mạng. Phái đoàn Vương quốc Anh cung cấp thông tin về nhu cầu, mong muốn, tiềm năng hợp tác trong nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, chia sẻ kinh nghiệm về việc thúc đẩy hợp tác giữa đại học - doanh nghiệp nhằm thương mại hóa sản phẩm khoa học công nghệ, cùng nhiều vấn đề liên quan khác. Dịp này, ông Ben Gruenberg đặc biệt quan tâm đến kế hoạch của Sở dành cho các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM liên quan đến phát triển bền vững, chuyển đổi số, cải tiến năng suất chất lượng và đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm, đặc biệt là các lĩnh vực ưu tiên.

DOANANH.png

Ông Ben Gruenberg, Bí thư thứ nhất (phụ trách Công nghệ số) trao đổi tại buổi làm việc.

Theo ông Nguyễn Việt Dũng, hiện Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM đang triển khai nhiều chương trình như: kết nối, hỗ trợ chuyển giao công nghệ thiết bị cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước có nhu cầu; tư vấn, huấn luyện cho các doanh nghiệp về năng suất chất lượng (áp dụng tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ cho sản xuất thông minh,…), quản trị tài sản trí tuệ, sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi công nghệ xanh, thực hiện ESG (môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp) hướng đến phát triển bền vững. Ngoài ra còn có các chính sách thu hút nhà đầu tư chiến lược vào TP.HCM theo điều 7 của Nghị quyết số 98/2023/QH15 về ngành, nghề ưu tiên. Theo đó, nhà đầu tư chiến lược được hưởng các ưu đãi như  được tính vào chi phí được trừ để xác định thu nhập chịu thuế đối với hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) bằng 150% chi phí thực tế của hoạt động này khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp; được hưởng chế độ ưu tiên về thủ tục hải quan, và thủ tục về thuế theo quy định của pháp luật.

SEPDUNG.png

Ông Nguyễn Việt Dũng (Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM) phát biểu tại buổi làm việc.

Cũng tại buổi làm việc, đại diện phái đoàn Vương quốc Anh rất hứng thú khi biết Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM đã hợp tác với NVIDIA (tập đoàn đa quốc gia, chuyên về phát triển bộ xử lý đồ họa - GPU - và công nghệ chipset cho các máy trạm, máy tính cá nhân, các thiết bị di động) để đào tạo và nâng cao năng lực cho nguồn nhân lực Việt Nam trong lĩnh vực AI và công nghệ bán dẫn tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.

Trên tinh thần trao đổi cởi mở, ông Nguyễn Việt Dũng chia sẻ, thông qua các buổi làm việc với NVIDIA, TP.HCM đã đề xuất NVIDIA hỗ trợ xây dựng tài liệu cho Chương trình đào tạo nguồn nhân lực về AI và “chuẩn đầu ra”. Thành phố cũng đang phê duyệt đề án hình thành Viện Công nghệ tiên tiến và Đổi mới sáng tạo, trong đó có tập trung phát triển Lab nghiên cứu công nghệ AI. Do vậy, để việc triển khai đạt hiệu quả, Thành phố đã đề xuất NVIDIA các nội dung như: hỗ trợ xây dựng Kế hoạch hình thành và phát triển CoE (trung tâm nghiên cứu xuất sắc) trong việc phát triển hạ tầng tính toán (điển hình như phát triển GPU ở Công ty TNHH MTV Phát triển Công viên phần mềm Quang Trung); tư vấn (cử chuyên gia) đào tạo nguồn lực ban đầu trong xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung cho hoạt động nghiên cứu; sử dụng các công cụ, nền tảng của NVIDIA cho các trung tâm khởi nghiệp của Thành phố; tạo điều kiện để phía Thành phố được tham quan, học hỏi quy trình vận hành CoE của NVIDIA.

Về đầu tư cơ sở vật chất trong quá trình hình thành và phát triển CoE, Thành phố sẽ phối hợp đầu tư cho các khu vực công lập và hợp tác với các trường đại học cùng khai thác. Đối với hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực AI, Thành phố đang hình thành Trung tâm khởi nghiệp sáng tạo TP.HCM, trong đó có diện tích dành cho phát triển lĩnh vực AI và đang xúc tiến tìm kiếm các nhà đầu tư. Sở mong muốn NVIDIA và các đối tác quốc tế xem xét khả năng tham gia đầu tư cho hoạt động khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực AI tại Trung tâm Khởi nghiệp sáng tạo của Thành phố, cũng như có thể xem xét tiêu chí, điều kiện phù hợp để tham gia các nội dung phù hợp khác.

Về cơ hội cho các doanh nghiệp Anh thiết lập quan hệ đối tác và hoạt động kinh doanh tại Việt Nam nói chung, TP.HCM nói riêng, ông Dũng chia sẻ thêm, chính quyền TP.HCM có thể cung cấp các gói ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, hoặc miễn thuế trong thời gian đầu cho các doanh nghiệp Anh đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao, đổi mới sáng tạo và dịch vụ chất lượng cao. Đồng thời, tăng cường kết nối doanh nghiệp, tổ chức các sự kiện, hội nghị, triển lãm quốc tế nhằm kết nối doanh nghiệp Anh với các đối tác Việt Nam. Các hội chợ ngành nghề/Techmart hoặc hội nghị đầu tư có thể là cơ hội tốt để doanh nghiệp Anh tiếp cận thị trường và xây dựng mạng lưới quan hệ. Ngoài ra, Khu công nghệ cao TP.HCM (SHTP) có thể hỗ trợ bằng cách cung cấp cơ sở hạ tầng hiện đại, công nghệ tiên tiến, hỗ trợ tuyển dụng, kết nối với nguồn lao động địa phương, cung cấp chương trình hợp tác R&D với các doanh nghiệp Anh trong các lĩnh vực như công nghệ thông tin, điện tử và công nghệ sinh học. Thêm vào đó là chính sách hỗ trợ ngân sách Nhà nước 30% kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ giúp thúc đẩy các sáng kiến đổi mới và phát triển sản phẩm tại Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực xanh như năng lượng tái tạo, công nghệ môi trường.

Theo ông Trịnh Xuân Thắng (Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Nghiên cứu triển khai Khu Công nghệ cao TP.HCM), với hạ tầng phát triển và các phòng thí nghiệm, trung tâm R&D, SHTP sẽ cung cấp môi trường lý tưởng cho các doanh nghiệp công nghệ cao triển khai hoạt động nghiên cứu và sản xuất. Thành phố đang xây dựng chính sách đặc thù về sandbox (khung thể chế thí điểm quy định các tiêu chí, lĩnh vực, nội dung hỗ trợ thử nghiệm giải pháp công nghệ mới, có sự giám sát của đơn vị quản lý) dự kiến triển khai tại Khu Công nghệ cao (thử nghiệm phương tiện bay không người lái) và Công viên phần mềm Quang Trung (thử nghiệm xe tự hành). Song song đó, SHTP còn có các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp mới thành lập, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ và đổi mới sáng tạo. Các doanh nghiệp Anh có thể tận dụng các nguồn hỗ trợ từ SHTP để phát triển tại thị trường Việt Nam.

LUUNIEMok.png

Phái đoàn Vương quốc Anh chụp ảnh lưu niệm với Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM cùng đại diện các đơn vị tham dự.

Qua thông tin trao đổi tại buổi làm việc, hai bên nhất trí sẽ tiếp tục có những thảo luận sâu hơn để kiến tạo nhiều dự án hợp tác nhằm khai thác được tiềm năng, lợi thế của các bên. Đồng thời bày tỏ mong muốn sắp tới sẽ có thêm nhiều hoạt động cụ thể nhằm kết nối, chia sẻ các cơ hội hợp tác, đầu tư giữa TP.HCM và Vương quốc Anh trong lĩnh vực  khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Minh Nhã (CESTI)

Trong 2 ngày mở cửa, khu vực tư vấn chuyên gia và “Không gian kết nối giao thương, tương tác, trải nghiệm”(khu vực hội thảo) luôn nhộn nhịp với liên tiếp các lượt tư vấn miễn phí, cũng như đông đảo khách tham dự tại Techmart chuyên ngành Công nghệ xanh, năng lượng tái tạo và xử lý môi trường phục vụ chuyển đổi công nghiệp trên địa bàn TP.HCM năm 2024.

Được sự chỉ đạo của Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM, Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ (CESTI) tổ chức Chợ công nghệ và thiết bị (Techmart) thường niên với mục tiêu thúc đẩy phát triển thị trường khoa học và công nghệ, tạo điều kiện đưa công nghệ mới ứng dụng vào sản xuất. Techmart chuyên ngành Công nghệ xanh, năng lượng tái tạo và xử lý môi trường phục vụ chuyển đổi công nghiệp trên địa bàn TP.HCM năm nay diễn ra từ ngày 21 đến ngày 25/09/2024 tại trục đường Nguyễn Huệ, phường Bến Nghé, quận 1.

Bên cạnh 50 gian hàng trực tiếp, trưng bày giới thiệu hơn 100 quy trình, công nghệ và thiết bị của nhiều nhà cung ứng đến từ doanh nghiệp công nghệ, hiệp hội, văn phòng xúc tiến thương mại..., tại sự kiện, khách tham dự có thể kết hợp tham quan, tìm hiểu, trải nghiệm trực tiếp những sản phẩm, công nghệ tại các gian hàng, đồng thời được tư vấn, giải đáp miễn phí về công nghệ, kỹ thuật và các vấn đề liên quan ngay tại sự kiện. Đặc biệt, quý khách còn có cơ hội tham dự chuỗi hội thảo nhằm kết nối, chia sẻ thông tin thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số, hướng tới phát triển kinh tế bền vững.

Toàn bộ nội dung tư vấn tại Techmart được Ban tổ chức sắp xếp và kết nối dựa trên những yêu cầu cụ thể trước đó hoặc yêu cầu ngay tại sự kiện từ các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu được tư vấn. Góp phần vào sự thành công của sự kiện lần này phải kể đến đội ngũ 8 chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực công nghệ xanh, năng lượng tái tạo và xử lý môi trường đến từ các viện nghiên cứu và trường đại học luôn thường trực, trực tiếp tư vấn tại Techmart.

tuvanh1.png

Khu vực tư vấn chuyên gia tại Techmart.

Liên tục trong hai ngày 21 và 22/9, khu tư vấn Techmart đã nhận được hàng trăm lượt tiếp cận trên các nền tảng trực tuyến như Google Meet, livestream trên Facebook, Youtube, cũng như khách đến tham dự trực tiếp, trong đó kết nối thành công nhiều lượt tư vấn, giải đáp thắc mắc, yêu cầu liên quan đến các nội dung như kỹ thuật kiểm soát và công cụ quản lý đo lường năng lượng; phương pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và xây dựng lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp; ứng dụng công nghệ tiên tiến trong xử lý hợp chất hữu cơ khó phân hủy trong nước; tư vấn xây dựng mô hình khu công nghiệp carbon thấp; tư vấn quản lý chất thải rắn theo định hướng kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp; tư vấn về nhận dạng, tính toán thông minh, xử lý ảnh, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý sản xuất; tư vấn công nghệ tế bào nhiên liệu/pin nhiên liệu (fuel cells) để sản xuất điện và nhiệt ít phát thải; quy trình công nghệ tổng hợp và phân tích vật liệu nano, vật liệu thân thiện môi trường...

CHUYENGIA.png

Khu tư vấn với đội ngũ 8 chuyên gia của Techmart thường trực tư vấn giải đáp miễn phí về công nghệ, kỹ thuật và các vấn đề liên quan trong lĩnh vực công nghệ xanh, năng lượng tái tạo và xử lý môi trường.

Cụ thể như với yêu cầu tư vấn xử lý nước thải nhiều dầu mỡ, chuyên gia tại Techmart tư vấn có thể hạ nhiệt dòng nước thải trước khi đi vào bể tách dầu; bổ sung bể điều hòa giúp hạ nhiệt rồi mới đưa dòng nước thải qua bể tách dầu. Ngoài ra, có thể bổ sung thêm công nghệ tuyển nổi bằng khí bọt giúp đẩy dầu lên dễ dàng, từ đó tách dầu hiệu quả hơn. Chuyên gia cũng khuyến khích các đơn vị không thải bỏ dầu thải vào đường nước thải sinh hoạt, nhằm giảm bớt lượng dầu trong nước thải.

Về yêu cầu tư vấn kiểm kê phát thải khí nhà kính, chuyên gia tại Techmart gợi ý doanh nghiệp nên tìm hiểu kỹ Nghị định số 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ, có hiệu lực từ ngày 07/1/2022 quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon. Bên cạnh đó, tiêu chuẩn thuộc Phần 1 (ISO 14064-1:2018) có hướng dẫn cụ thể về việc lập báo cáo phát thải, cũng như kiểm kê khí thải nhà kính. Cần phân biệt rõ 3 phạm vi phát thải tại doanh nghiệp. Trong đó, phạm vi 1 là phát thải trực tiếp, phạm vi 2 là phát thải gián tiếp và phạm vi 3 là phát thải gián tiếp không thuộc phạm vi 2. Tốt nhất, doanh nghiệp cần cử người chuyên trách làm báo cáo tham gia khóa học về tín chỉ carbon để hỗ trợ công việc.

Đối với yêu cầu tư vấn về quy trình mua bán tín chỉ carbon, chuyên gia cho biết, theo lộ trình tại Việt Nam, dự kiến sẽ thành lập và tổ chức vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon kể từ năm 2025, đồng thời, triển khai các hoạt động tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức về phát triển thị trường carbon. Giai đoạn đến hết năm 2027 sẽ xây dựng quy định quản lý tín chỉ carbon, hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon; xây dựng quy chế vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon; triển khai thí điểm cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong các lĩnh vực tiềm năng và hướng dẫn thực hiện cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong nước và quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Giai đoạn từ năm 2028 sẽ tổ chức vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon chính thức, bên cạnh đó, quy định các hoạt động kết nối, trao đổi tín chỉ carbon trong nước với thị trường khu vực và thế giới.

Theo Ban tổ chức, sau sự kiện, CESTI sẽ tiếp tục đồng hành cùng chuyên gia tư vấn sâu hơn cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất để thực hiện kỳ vọng đi đến kết nối, chuyển giao công nghệ thành công sau Techmart. Các chuyên gia, tổ chức hỗ trợ có thể xuống hiện trường tại địa phương để khảo sát, giải quyết nhanh bài toán sản xuất thực tiễn. Từ đó, giúp hoạt động thương mại hóa công nghệ ngày càng có hiệu quả, gắn liền kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, góp phần vào phát triển, tăng trưởng kinh tế - xã hội.

Đến với Techmart chuyên ngành Công nghệ xanh, năng lượng tái tạo và xử lý môi trường phục vụ chuyển đổi công nghiệp trên địa bàn TP.HCM năm 2024 không thể bỏ qua phần hội thảo trình diễn công nghệ, một trong 3 hoạt động chính tại các kỳ Techmart. Khu vực hội thảo Techmart lần này với 13 chuyên đề diễn ra liên tục, giới thiệu nhiều tham luận khoa học từ chuyên gia và các hội thảo giới thiệu công nghệ từ phía doanh nghiệp. Chuỗi 13 hội thảo còn được phát livestream trên Facebook của Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM, nhằm tạo thuận lợi cho những khách không thể đến tham dự trực tiếp. Với hình thức này, khách mời có thể xem lại bất kỳ hội thảo nào đã diễn ra mà mình quan tâm (xem lại TẠI ĐÂY).

Trong đó, các chuyên đề hội thảo được trình bày bởi các chuyên gia, nhà nghiên cứu đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích về các xu hướng nghiên cứu mới, tình hình thị trường, xu thế phát triển và ứng dụng công nghệ, các kỹ thuật/công nghệ sản xuất trong lĩnh vực công nghệ xanh, năng lượng tái tạo và xử lý môi trường. Điển hình như các hội thảo: Robot cộng tác (Cobot Universal Robots) và ứng dụng trong nhà máy sản xuất; Giải pháp hoạch định và kiểm soát nguồn lực 4M (nguyên vật liệu, quy trình sản xuất, máy móc, nhân công) trên hệ thống ASOFT-ERP; Giải pháp kiểm soát kế hoạch sản xuất trong nhà máy thông minh 4.0 -  Smart Factory; Giải pháp phòng thí nghiệm OPEN-LAB Drymax – SLD ứng dụng trong sản xuất pin lithium; Công nghệ lưu trữ và vận hành trạm khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG); Ứng dụng công nghệ năng lượng tái tạo nhằm giảm phát thải khí CO2 cho các doanh nghiệp sản xuất; Giải pháp khảo sát, kiểm tra hệ thống điện mặt trời, điện gió và tạo bản sao 3D kỹ thuật số bằng drone kết hợp công nghệ AI; Công nghệ khí hóa xử lý rác thải rắn trong sản xuất công nghiệp - chế biến tạo năng lượng phục vụ quá trình sấy và bảo quản nông sản, thực phẩm...  

Tại hội thảo “Robot cộng tác (Cobot Universal Robots) và ứng dụng trong nhà máy sản xuất”, bà Hà Thị Quế Lan (Giám đốc chiến lược - Công ty Cổ phần Công nghệ Hợp Long) nhận định, các phương thức sản xuất truyền thống đang dần bị thay thế bởi robot, không chỉ ở phần “cơ bắp” mà đã mở rộng sang cả tư duy logic. Sử dụng robot công nghiệp, cánh tay robot công nghiệp trong sản xuất không những tối ưu hóa hiệu quả cho doanh nghiệp và kiểm soát quá trình vận hành mà còn nâng cao năng suất trong các nhà máy, đồng thời giảm thiểu lượng nhân công tham gia. Thêm vào đó, sản phẩm có thể được áp dụng trong bất kỳ ngành công nghiệp nào, với đa dạng quy trình và nhân viên điều phối. Đáng chú ý, cánh tay robot mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích vô cùng to lớn như: các chức năng an toàn có khả năng cộng tác; lập trình đơn giản & triển khai nhanh chóng; triển khai linh hoạt; giá cả phải chăng, hoàn vốn nhanh; chiếm ít không gian hoạt động...

Nếu như trong quá khứ, mỗi lần lập trình robot, các công ty phải tốn một khoản chi phí lớn để thuê tư vấn bên ngoài thì hiện tại nhờ công nghệ tiên tiến, nhân viên không có nhiều kinh nghiệm vẫn có thể nhanh chóng lập trình cánh tay robot UR nhờ hiển thị 3D trực quan. Một số loại robot cộng tác phổ biến của Công ty Hợp Long hiện tại là cánh tay robot UR3e, UR5e, UR10e,UR16e, UR20, UR30 được ứng dụng vào đa dạng các hoạt động thực tế như vặn xoắn ốc vít, ứng dụng quy trình, các nhiệm vụ lắp ráp nhẹ, cấp phôi cho máy, pha chế và hàn, đóng gói và xếp hàng trên kệ, xử lý vật liệu, bắt vít và đai ốc, đánh bóng, dán keo, ép phun, định lượng trong thí nghiệm, nhấc và đặt, lắp ráp, nạp liệu, bắn vít mo-men xoắn cao, kiểm soát chất lượng…

Với chuyên đề “Giải pháp hoạch định và kiểm soát nguồn lực 4M (nguyên vật liệu, quy trình sản xuất, máy móc, nhân công) trên hệ thống ASOFT-ERP”, ông Lê Văn Toại (Cố vấn doanh nghiệp – Công ty Cổ phần ASOFT) cho biết, hệ thống hoạch định nguồn lực ASOFT-ERP là nền tảng giúp doanh nghiệp bắt kịp xu thế chuyển đổi số và phát triển bền vững, thông qua việc giúp doanh nghiệp ngành chế khí quản trị tổng thể các hoạt động của mình từ đầu vào tới đầu ra như: quản lý sản xuất, quản lý mua hàng và cung ứng, quản lý hàng hóa và kho, quản lý tài chính kế toán, quản lý quan hệ khách hàng, quản lý bán hàng, quản lý nhân sự – tính lương, quản lý công việc – khối văn phòng,... Qua đó tối ưu hóa các nguồn lực và gia tăng tính cạnh tranh trong ngành.

Giải pháp bao gồm các module chính: quản lý sản xuất; quản lý chất lượng (QA/QC); quản lý kho; quản lý mua hàng; quản lý bán hàng; quản lý quan hệ khách hàng; quản lý kế toán; quản lý nhân sự; văn phòng điện tử; ASOFT SupPer App. Giải pháp được xây dựng dựa trên một số trường hợp thực tế của các doanh nghiệp sản xuất đầu ngành, có khả năng tùy biến theo đặc thù riêng của từng doanh nghiệp. Ngoài ra, còn có nhiều ưu điểm như vận hành đồng bộ, cập nhật thông tin thời gian thực trên một hệ thống duy nhất; quản trị tổng thể kết nối hơn 20 phân hệ chuyên môn, nghiệp vụ sâu; đa nền tảng web/mobile/desktop; tích hợp các công nghệ mới như nhận diện khuôn mặt, xử lý hình ảnh, thiết bị IoT (internet vạn vật) và AI (trí tuệ nhân tạo) phân tích dữ liệu lớn; hệ thống API (giao diện lập trình ứng dụng) phong phú, kết nối dữ liệu đa kênh, đa thiết bị; giao diện khoa học, đơn giản, hướng đến tính thực dụng, không nặng về hình thức.

Về “Giải pháp kiểm soát kế hoạch sản xuất trong nhà máy thông minh 4.0 -  Smart Factory”, ông Nguyễn Khánh Duy (Giám đốc Kinh doanh – Công ty Cổ phần Giải pháp Doanh nghiệp Toàn Cầu) chia sẻ, trong thời đại chuyển đổi số, rất nhiều doanh nghiệp Việt đã nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ vào quy trình quản lý. Tuy nhiên, thách thức của họ chính là tìm ra những giải pháp phù hợp với đặc thù của ngành hàng và phải có chi phí đầu tư ở mức tối ưu. Song song đó, các phần mềm quản lý của nước ngoài chưa thật sự tương thích với mô hình kinh doanh ở Việt Nam và chi phí triển khai vượt quá ngân sách cho phép của doanh nghiệp. Hiểu được điều này, Toàn Cầu đã phát triển nhiều giải pháp nhằm giúp doanh nghiệp tối ưu vận hành và tạo đột phá từ việc ứng dụng các công cụ quản lý tiên tiến.

HOITHAOGESO.png

Ông Nguyễn Khánh Duy (Giám đốc Kinh doanh – Công ty Cổ phần Giải pháp Doanh nghiệp Toàn Cầu) trình bày tại hội thảo “Giải pháp kiểm soát kế hoạch sản xuất trong nhà máy thông minh 4.0 -  Smart Factory”.

Trong đó, giải pháp kiểm soát kế hoạch sản xuất trong nhà máy thông minh 4.0 -  Smart Factory (SalesUp Smart Factory) là hệ thống điều hành quản lý toàn diện quy trình sản xuất thông minh, cung cấp cho doanh nghiệp cái nhìn tổng thể về toàn bộ quá trình sản xuất. Với 3 module được tách ra từ hệ thống SalesUp ERP (hệ thống quản lý tổng thể, gồm nhiều phân hệ tích hợp và kết nối chặt chẽ với nhau, qua đó giúp doanh nghiệp quản lý các hoạt động sản xuất, kinh doanh một cách hiệu quả và toàn diện), tích hợp thành một bộ giải pháp toàn diện cho nhà máy, SalesUp Smart Factory có thể áp dụng cho tất cả các loại mô hình sản xuất phổ biến nhất hiện nay và mang tới giải pháp đồng hành cùng doanh nghiệp nhằm nâng cao năng suất hoạt động, cải thiện chất lượng thành phẩm và tối ưu nguồn lực triệt để.

THAOLUANHOITHAO.png

Phần thảo luận tại hội thảo.

Bên cạnh các yêu cầu đăng ký tư vấn với chuyên gia, tại Techmart còn diễn ra nhiều lượt trao đổi giữa doanh nghiệp và nhà cung ứng công nghệ về các giải pháp công nghệ được trưng bày, giới thiệu ngay tại khu vực gian hàng; giữa doanh nghiệp và báo cáo viên tại chuỗi hội thảo chuyên đề, nơi các diễn giả trình bày rất cặn kẽ, chi tiết về các giải pháp của mình cùng những hướng dẫn quan trọng để có thể ứng dụng tốt nhất giải pháp công nghệ vào thực tiễn sản xuất của doanh nghiệp.

Chi tiết về Techmart Công nghệ xanh, năng lượng tái tạo và xử lý môi trường phục vụ chuyển đổi công nghiệp trên địa bàn TP.HCM năm 2024 vui lòng liên hệ:

Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ TP. HCM

Phòng Giao dịch Công nghệ

79 Trương Định, phường Bến Thành, Quận 1, TP. HCM

Điện thoại: (028) 3822 1635;

Fax: (028) 3829 1957

Điện thoại di động: 093 941 3733 (gặp Thùy Vân)

Email: giaodichcongnghe@cesti.gov.vn

Minh Nhã (CESTI)

Clip hoạt động


Bản quyền © 2018 Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
Thiết kế và phát triển bởi HCMGIS
Tổng số truy cập: 11537353