SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Danh sách có 22 mô hình
Lĩnh vực: Chăn nuôi

Thông thường, khoảng 65% nguồn dưỡng chất cung cấp cho bò sữa từ sự chuyển hóa các chất do quá trình lên men thức ăn và sinh khối từ xác của hệ vi sinh vật trong dạ cỏ, phần thức ăn còn lại sẽ được tiêu hóa bởi chính men tiêu hóa của bò ở dạ múi khế và trong ruột non. Với sự đa dạng về chủng loài vi sinh vật, phát triển nhanh chóng về sinh khối sẽ cung ứng nguồn dưỡng chất có phẩm chất cao cho bò để sản xuất sữa có giá trị về dinh dưỡng cao cấp dễ tiêu cho con người. Mỗi loài vi sinh vật sẽ phân giải và sử dụng một số chất chuyên biệt trong nguồn thức ăn của bò, trong một môi trường, độ pH ổn định sẽ tạo ra nguồn sinh khối vi sinh vật tối ưu cho bò. Tuy nhiên, trong một số trường hợp môi trường dạ cỏ có thể thay đổi làm ảnh hưởng rất lớn đến sự lên men thức ăn trong dạ cỏ. Các nguyên nhân chủ yếu là:

- Tỷ lệ thức ăn tinh thô không phù hợp.

 - Đặc điểm của nguồn thức ăn thô.

 - Phương pháp cho ăn không thích hợp.

- Đặc điểm của những thức ăn bổ sung nhất là thức ăn cung đạm.

 - Sự thiếu hay thừa một số khoáng chất cũng làm pH dạ cỏ tăng hoặc giảm.

Như vậy, tạo môi trường dạ cỏ thích hợp cho hệ vi sinh vật dạ cỏ tồn tại, hoạt động và phát triển là điểm mấu chốt để nâng cao hiệu quả tiêu hóa thức ăn.

Lĩnh vực: Chăn nuôi

Tôm càng xanh là đối tượng nuôi có khả năng thích nghi với điều kiện sinh thái, khí hậu tại TP.HCM, có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ ổn định, đã và đang là vật nuôi có triển vọng trong tương lai. Mô hình là nền tảng đa dạng hóa đối tượng thủy sản phát triển bền vững, phù hợp với tình hình sản xuất trong giai đoạn hiện nay và phù hợp với biến đổi khí hậu trên địa bàn TP.HCM.

Đặc tính ưu việt của tôm càng xanh đực nuôi thương phẩm có kích thước lớn hơn nhiều so với tôm càng cái cùng thời gian nuôi. Giá trị kinh tế của kích cỡ tôm càng đực rất cao, thị trường xuất khẩu và trong nước tiêu thụ mạnh (cầu lớn hơn cung) là thế mạnh tiêu thụ của đối tượng này. Các hộ nuôi sẽ kết nối với các nhà máy chế biến xuất khẩu tôm càng xanh và các chợ đầu mối trong nước giúp người nuôi tiêu thụ sản phẩm tốt nhất.

Lĩnh vực: Chăn nuôi

Trong chăn nuôi bò sữa để một con bò cái sữa có sản lượng sữa trên chu kỳ cho sữa cao, khả năng cho sữa ổn định và thời gian khai thác được lâu thì việc chăm sóc, nuôi dưỡng bê cái từ giai đoạn sau khi sinh đến giai đoạn phối giống lần đầu là rất quan trọng. Ngoài những yếu tố chủ quan như khả năng di truyền, giống.... thì các yếu tố tác động từ ngoại cảnh như: chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, thức ăn, chuồng trại, môi trường.... cũng góp phần không nhỏ đến năng suất, chất lượng sữa của bò cái cho sữa sau này. Hay nói cách khác khi người dân nuôi bê cái sữa làm giống tốt sẽ tạo nên một nền móng vững chắc cho việc khai thác của bò cái cho sữa giai đoạn sau này.

 

Lĩnh vực: Chăn nuôi

Các giống dê như Bách thảo, Boer hay F1 (Boer x Bách thảo) đã được sử dụng nhiều trong chăn nuôi nông hộ. Các giống dê này có ưu điểm là trọng lượng ở tuổi giết thịt lớn, tăng trọng nhanh, chất lượng thịt tốt nên rất được người chăn nuôi ưa thích và chọn làm đối tượng chăn nuôi để tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình.
Kỹ thuật chăn nuôi dê thịt chất lượng cao giúp người chăn nuôi nắm được một số kỹ thuật như:  chuẩn bị chuồng trại, máng ăn, nước uống, một số loại thức ăn thường được sử dụng, sự sinh trưởng, phát triển của dê theo từng giai đoạn, xây dựng khẩu phần ăn phù hợp, cách thức quản lý đàn, chăm sóc quản lý, phòng và trị bệnh....

 

Lĩnh vực: Chăn nuôi

Chăn nuôi heo là ngành cung cấp thịt chủ yếu không chỉ ở nước ta mà cả ở nhiều nước trên thế giới. Một đặc điểm quan trọng mang tính ưu việc của chăn nuôi heo là thời gian nuôi ngắn, sức tăng trưởng nhanh và chu kỳ tái sản xuất ngắn. Tính bình quân một heo nái trong một năm có thể đẻ trung bình 2,3 lứa, mỗi lứa 10-12 con và có thể tạo ra một khối lượng thịt hơi tới 2600 kg. Mức sản xuất và tăng trưởng cao 5-7 lần so với chăn nuôi bò trong cùng điều kiện nuôi dưỡng. Hơn nữa tỷ trọng thịt sau giết mổ so với trọng lượng thịt hơi tương đối cao. Chăn nuôi heo công nghiệp khác với hình thức chăn nuôi heo truyền thống trước đây. Có thể hiểu như sau:
- Quy trình chăn nuôi heo khép kín từ heo hậu bị đến xuất chuồng.
- Thức ăn cho mỗi loại heo đều được tính toán bằng nhu cầu duy trì và nhu cầu sản xuất, dựa trên các yếu tố chính trong khẩu phần như protein, năng lượng, khoáng đa lượng, vi lượng…
- Quản lý tốt theo hệ thống, theo dõi đầy đủ theo quy trình cho từng giai đoạn phát triển.
- Nghiêm túc thực hiện an toàn sinh học trong tất cả các khâu của quá trình chăn nuôi. Thực hiện phương thức “cùng vào, cùng ra”.
- Mỗi cá thể đều có số tai, lý lịch quản lý từ lúc sinh ra đến lúc xuất bán…
Quy trình trên đây giới thiệu khái quát về các quy trình trong chăn nuôi heo sinh trưởng, mang lại hiệu quả kinh tế cao

Lĩnh vực: Chăn nuôi

Ở nhiều nước trên thế giới việc ứng dụng hệ vi sinh vật được chọn tạo hoặc sản phẩm tách chiết từ chúng vào chăn nuôi cũng như xử lý chất thải đã mở ra tiềm năng rất lớn cho chăn nuôi hữu cơ, chăn nuôi sinh thái và đảm bảo quyền động vật. Chăn nuôi heo thịt trên đệm lót sinh học là một phương thức chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học nâng cao giá trị sản phẩm có thể giải quyết những mối lo ngại trên nhưng vẫn mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp bảo vệ môi trường, giảm thiểu mùi hôi từ chăn nuôi; tăng cường phân hủy phân, nước tiểu thành phân vi sinh hữu cơ; tăng cường quá trình tiêu hóa và hấp phụ dinh dưỡng từ thức ăn; góp phần tăng sức đề kháng đối với bệnh dịch ở heo; giảm lao động và chi phí nước, điện, thức ăn…
Đây là phương thức chăn nuôi phù hợp với phương hướng phát triển chăn nuôi và nhu cầu của thị trường trong hiện tại và tương lai. 

Lĩnh vực: Chăn nuôi

Ngành chăn nuôi, đặc biệt là nuôi lợn theo mô hình trang trại và gia trại trong những năm vừa qua đã có sự phát triển nhanh tại các địa phương trên cả nước. Hiện tại theo con số thống kê, tổng đàn lợn đã lên tới hàng chục triệu con. 
Một trong những nguyên nhân khiến đàn lợn tăng nhanh như vậy là do giá cả chăn nuôi trong vài năm trở lại đây luôn giữ ổn định, người chăn nuôi có lãi. Chăn nuôi phát triển nóng cũng kéo theo hàng loạt hệ lụy đó là tình trạng ô nhiễm môi trường, người nuôi sử dụng các chất cấm, giá cả lên xuống thất thường, phụ thuộc nhiều vào thường lái. 
Những tháng cuối năm 2016 và đầu năm 2017, giá thịt lợn hơi xuống thấp, khiến cho người chăn nuôi sau một thời kỳ hưng thịnh đang phải đối mặt với nhiều khó khăn. Do vậy, để chăn nuôi phát triển ổn định, bền vững đòi hỏi các hộ chăn nuôi cần phải thay đổi tư duy, đầu tư phát triển công nghệ hướng tới những sản phẩm sạch và an toàn, trong đó phải kể đến mô hình chăn nuôi lợn theo tiêu chuẩn VietGap đang được nhiều địa phương áp dụng.
Nuôi lợn theo quy trình VietGap tốn nhiều công hơn so với phương pháp truyền thống. Đó là đòi hỏi rất khắt khe từ địa điểm bố trí khu chăn nuôi; chuồng nuôi và thiết bị chăn nuôi; giống và quản lý chăn nuôi; vệ sinh, thức ăn của vật nuôi. Hàng ngày đều phải ghi nhật ký chi tiết, theo dõi mọi diễn biến cũng như những tác động của con người tới vật nuôi. Tuy nhiên bù lại đã giúp người nuôi kiểm soát được dịch bệnh, tạo ra sản phẩm chất lượng. 

Lĩnh vực: Chăn nuôi

Thỏ là loại động vật gặm nhấm, có ưu điểm dễ nuôi, có thể tận dụng được các phụ phẩm nông nghiệp, cỏ, lá tự nhiên. Thịt thỏ có giá trị dinh dưỡng cao, mà con người dễ hấp thụ, hàm lượng protein và nước cao, hàm lượng mỡ lại thấp hơn các động vật khác. Hiện nay, thịt thỏ đang được dùng nhiều ở các nhà hàng, khách sạn trong nước.

Chi phí cho việc đầu tư chuồng trại thấp, cần ít diện tích, tận dụng được các nguyên vật liệu của địa phương và công lao động. Ngoài ra, thỏ còn là loài động vật thí nghiệm tốt, rẻ, thông dụng cho các cơ sở nghiên cứu nhân y và thú y, chế thuốc, chế văc-xin...

Phân thỏ tốt hơn các loại phân gia súc khác, có thể dùng để bón cây, nuôi cá, nuôi giun làm thức ăn cho gà, vịt, cá… Thỏ có giá trị cao nhưng muốn nuôi thỏ thành công người chăn nuôi cần phải nắm được một số đặc điểm sinh lý, tiêu hóa, hiện tượng bất thường, đặc điểm sinh sản, kỹ thuật chăm sóc thỏ theo lứa tuổi và cách phòng và trị bệnh cho thỏ.

Lĩnh vực: Chăn nuôi

Hiện nay, trên thị trường cá cảnh tại TP. Hồ Chí Minh có rất nhiều chủng loại, trong đó cá chép Nhật là một trong những đối tượng được người chơi cá cảnh quan tâm, bên cạnh mặt độc đáo về màu sắc, hình dáng thì nó còn được xuất khẩu mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất.
Những năm gần đây, nghề sản xuất và kinh doanh cá cảnh được đánh giá là một trong những ngành có nhiều đóng góp vào sự phát triển của ngành nông nghiệp nói chung và ngành thủy sản nói riêng của thành phố và được xem là đối tượng thủy sản rất phù hợp cho sản xuất nông nghiệp đô thị như của thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
Trong nhiều loài cá cảnh được ưa chuộng ở  TP. HCM hiện nay thì cá chép Nhật là đối tượng không chỉ được người chơi cá cảnh trong nước quan tâm, mà nó còn đang được xuất khẩu ra thị trường các nước như Mỹ, châu Âu và châu Á…
Nét độc đáo mà cá chép Nhật thu hút các nghệ nhân và những người thưởng ngoạn chính là sự đa dạng về màu sắc, hình dạng và kiểu vẩy, vây của cá, nhất là vây đuôi.
Cá chép Nhật rất thích hợp và sinh trưởng tốt với điều kiện nuôi tại Việt Nam từ đó các nhà sản xuất, các nghệ nhân trong làng cá cảnh không ngừng nghiên cứu lai tạo để cho ra những dòng cá có những phẩm chất mới lạ, độc đáo về hình dạng, màu sắc phong phú để đáp ứng thị hiếu của người chơi. 

Lĩnh vực: Chăn nuôi

Tại Việt Nam một trong những cách giải trí được nhiều lứa tuổi quan tâm đến là nuôi cá cảnh. Cá Dĩa là một loài cá cảnh được ưa chuộng nhiều nhất. Với dáng vẻ sang trọng cá dĩa đã chinh phục lòng say mê của nhiều lứa tuổi. Tuy nhiên, việc nuôi cá dĩa hiện nay vẫn còn mang tính tự phát chưa tập trung và về mặt qui trình kỹ thuật chung thì chưa được thống nhất. Mỗi người nuôi cá dĩa theo cách riêng của mình.

mohinhungdungtrongnongnghiep

Bản quyền © 2018 Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
Thiết kế và phát triển bởi HCMGIS
Tổng số truy cập: 11537353