Chủ đề | Nhà máy có hạng mục phát ra chất thải phóng xạ |
Người gửi | Nguyễn Thái |
nguyenhongthainb94@gmail.com | |
Địa chỉ | Hai Bà Trưng, Quận 1 |
Số điện thoại | 096802124 |
Nội dung câu hỏi | Kính chào Quý sở, tôi hiện tại đang làm một dự án nhà máy sản xuất Thiết bị y tế, trong nhà máy của chúng tôi, có một dây truyền sản xuất thiết bị sử dụng cho lọc thận, và dây truyền này có phát sinh chất thải phóng xạ. Kính mong Quý sở hướng dẫn tôi quy trình xin phép liên quan đến vấn đề này. Các giấy tờ thủ tục cần thiết, khi nào cần xin phép, hồ sơ xin phép gồm gì, nộp cho cơ quan nào và thời gian phê duyệt là bao lâu. Hiện tại, dây truyền này là một hạng mục mới, chưa được thiết kế, xây dựng, cũng như xin phép. |
Trả lời | Kính gửi Anh Nguyễn Thái Để dây chuyền được hoạt động anh phải làm công việc sau: I. Thủ tục khai báo: Trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày có chất phóng xạ, tổ chức, cá nhân phải khai báo với Cục An toàn bức xạ và hạt nhân II. Thủ tục đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ trước khi đưa vào sử dụng: Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép vận hành thiết bị chiếu xạ, sử dụng thiết bị bức xạ và sử dụng chất phóng xạ: 1. Đơn đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ theo mẫu 01-II/ATBXHN quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này; 2. Phiếu khai báo nhân viên bức xạ và người phụ trách an toàn theo mẫu 01-I/ATBXHN quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này; 3. Phiếu khai báo nguồn phóng xạ kín, nguồn phóng xạ hở, máy gia tốc, thiết bị phát tia X, máy phát nơtron theo mẫu tương ứng quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này; 4. Báo cáo đánh giá an toàn đối với công việc vận hành thiết bị chiếu xạ, sử dụng thiết bị bức xạ hoặc sử dụng chất phóng xạ theo mẫu 01-III/ATBXHN quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này; 5. Bản sao quyết định thành lập tổ chức, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy đăng ký hành nghề. Trường hợp các loại giấy tờ này bị thất lạc phải có xác nhận của cơ quan ký quyết định thành lập hoặc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư, giấy đăng ký hành nghề; 6. Bản sao tài liệu của nhà sản xuất cung cấp thông tin như được khai trong phiếu khai báo nguồn phóng xạ kín, nguồn phóng xạ hở, máy gia tốc, thiết bị phát tia X, máy phát nơtron. Trường hợp không có tài liệu của nhà sản xuất về các thông tin này, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép phải tiến hành xác định lại hoạt độ, tên đồng vị phóng xạ của nguồn phóng xạ kín, nguồn phóng xạ hở và các thông số kỹ thuật của máy gia tốc, thiết bị phát tia X, máy phát nơtron; 7. Bản sao hợp đồng dịch vụ xác định liều chiếu xạ cá nhân với tổ chức, cá nhân được cấp giấy đăng ký hoạt động dịch vụ đo liều chiếu xạ cá nhân; 8. Bản sao chứng chỉ nhân viên bức xạ của người phụ trách an toàn và nhân viên đảm nhiệm công việc được quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Năng lượng nguyên tử. Trường hợp chưa có chứng chỉ, phải nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ nhân viên bức xạ theo quy định tại Điều 22 của Thông tư này cùng hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ; 9. Bản dịch các tài liệu tiếng nước ngoài. III. Cơ quan cấp phép sử dụng chất phóng xạ: tổ chức nộp hồ sơ đề nghị cấp phép nộp hồ sơ về cho CỤC AN TOÀN BỨC XẠ VÀ HẠT NHÂN III. Thời hạn giải quyết hồ sơ : 60 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ Ngoài ra, nếu chất phóng xạ được nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam thì anh phải xin Giấy phép Nhập khẩu chất phóng xạ và Giấy phép vận chuyển chất phóng xạ Anh có thể tham khảo thêm tại Thông tư 08/2010/TT-BKHCN Trân Trọng
|