Chủ đề | Xâm phạm kiểu dáng công nghiệp |
Người gửi | Trần Tuệ Trân |
quankienhao107@gmai.com | |
Địa chỉ | 80/57 nguyễn trãi p10 q5 |
Số điện thoại | 0913.999.302 |
Nội dung câu hỏi | kính gửi sở khoa học & công nghệ HCM Hiện tại CTY em phát hiện mẫu đăng ký độc quyền kiểu dáng của CTY em bị một cty khác nhái giống mẫu 100% được bán tràn lan ngoài thị trường em có thể kiện hoặc xử lý như thế nào ạ |
Trả lời | Kính gửi chị Trần Tuệ Trân 1. Về quyền tự bảo vệ Trường hợp công ty phát hiện người khác xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ của mình, thì công ty có quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình theo Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, được sửa đổi, bổ sung năm 2009 (có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành chính, hoặc khởi kiện ra tòa án…). 2. Về đơn yêu cầu xử lý xâm phạm và các tài liệu, chứng cứ kèm theo Công ty nộp đơn yêu cầu xử lý xâm phạm theo quy định tại Điều 23, 24, 25 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ và Nghị định số 119/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ; Điều 24 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. 3. Các cơ quan có thẩm quyền xử lý hành chính Công ty có thể nộp đơn đến một trong các cơ quan sau đây để yêu cầu xử lý hành chính theo Điều 15 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp: - Quản lý thị trường; - Thanh tra Khoa học và Công nghệ; - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; - Công an; - Hải quan. Trân trọng |