Tên đề tài | Chế tạo vật liệu và lắp ráp pin Li-ion dạng cúc áo |
Năm thực hiện | 2019 |
Chủ nhiệm đề tài | TS. Trần Văn Mẫn - Thời gian thực hiện: 24 tháng - Thời gian NT: 28/9/2019 |
Cơ quan chủ quản | Trường Đại học Khoa học Tự nhiên |
Sản phẩm | - Vật liệu điện cực dương LiNi0,5Mn1,5O4 - Vật liệu điện cực âm Li4Ti5O12 - Pin cúc áo CR-2032 - Hồ sơ đăng ký GPHI Quy trình tổng hợp vật liệu lithium titanate Li4Ti5O12 cấu trúc spinel bằng phương pháp kết tủa dung dịch kết hợp nung pha rắn ứng dụng làm điện cực âm cho pin sạc lithi. - 02 Bài báo quốc tế - 03 Bài báo trong nước |
Kết quả | 1.1 Tổng hợp vật liệu điện cực dương (LiNi0,5Mn1,5O4) và điện cực âm (Li4Ti5O12) bằng phương pháp nung pha rắn và sol-gel 1.2 Đánh giá cấu trúc vật liệu điện cực dương (LiNi0,5Mn1,5O4) và điện cực âm (Li4Ti5O12) 1.3 Nghiên cứu chế tạo màng của điện cực có thành phần bao gồm: vật liệu điện cực dương (LiNi0,5Mn1,5O4) hay điện cực âm (Li4Ti5O12, graphite liti LixC) với các loại carbon (Acetylen black, C65-Timcal, Carbon nanotube…) và chất kết dính ((NMP, Acetonitrile…). Tối ưu các thành phần màng điện cực. 2.1 Nghiên cứu tính chất hóa lý (độ bền nhiệtm độ bền điện hóa, nhiệt độ phân hủy…) của hệ dung dịch điện giải. 2.2 Nghiên cứu thành phần phụ gia dung môi fluor và chất lỏng ion trong hệ dung dịch điện giải, tối ưu thành phần để nâng cao hoạt động của pin. 2.3 Đánh giá độ bền nhiệt của hệ dung môi và pin sạc khi hoạt động ở nhiệt độ cao 3.1 Nghiên cứu động học quá trình điện hóa của các vật liệu điện cực. 3.2 Đánh giá các tính chất điện hóa (dung lượng riêng, vùng thế hoạt động, độ bền phóng sạc…) của hệ điện cực điện cực dương và điện cực âm trên các bán pin (half-cell). 4.1 Lắp ráp pin sạc Li-ion hoàn chỉnh (full-cell) ở dạng cúc áo. 4.2 Đánh giá hoạt động pin sạc Li-ion hoàn chỉnh (full-cell) ở dạng cúc áo. |