Tên đề tài | Nghiên cứu mô hình “Xưởng cực tiểu” phù hợp tình hình phát triển khoa học công nghệ, thế giới, hướng ứng dụng tại Việt Nam |
Năm thực hiện | 2018 |
Chủ nhiệm đề tài | ThS. Ngô Đức Hoàng |
Cơ quan chủ quản | Trung tâm Nghiên cứu Triển khai Khu Công nghệ cao |
Sản phẩm | - Thu thập tài liệu, phân tích và đánh giá hiện trạng về cơ sở kinh tế, khoa học, kỹ thuật và các điều kiện thực tế của VN đối với ngành công nghệ vi mạch bán dẫn. - Đánh giá nhu cầu sản phẩm vi mạch bán dẫn đối với thị trường trong nước. - Đánh giá thực trạng về mô hình xưởng cực tiểu về vi mạch trên thế giới. so sánh ưu và khuyết điểm công nghệ xưởng cực tiểu và công nghệ sản xuất vi mạch truyền thống. - Thúc đẩy để đạt được sự hợp tác với Nhật Bản. - Khảo sát, phân tích và đánh giá thực tế một số nhà máy sản xuất linh kiện bán dẫn tại châu Âu. - Nguyên cứu xây dựng mô hình Xưởng cực tiểu tại VN phù hợp xu hướng phát triển quốc tế. - Tổng kết, đánh giá, báo cáo và kiến nghị các bước tiếp theo dựa trên kết quả nghiên cứu khảo sát ban đầu |
Kết quả | - Báo cáo chi tiết nêu rõ hiện trạng về cơ sở kinh tế, khoa học, kỹ thuật, nguồn nhân lực, chính sách, chủ trương, đường lối phát triển và các điều kiện thực tế của VN đối với ngành công nghệ vi mạch bán dẫn. - Kết quả phân tích về tính cấp thiết, nhu cầu, chủng loại về sản phẩm vi mạch bán dẫn của các nhân sự đang hoạt động trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn. - Báo cáo phân tích, đánh giá chi tiết về mô hình Xưởng cực tiểu. - Báo cáo chi tiết thực trạng quá trình triển khai dự án xưởng cực tiểu tại Nhật Bản. - Báo cáo chi tiết về công nghệ sản xuất vi mạch của một số nước châu Âu. - Xây dựng mô hình xưởng cực tiểu phù hợp với điều kiện tại VN. - Báo cáo tổng kết, đánh giá kết quả nghiên cứu đề tài. - Tổ chức hội thảo tổng kết báo cáo về mô hình xưởng cực tiểu tại TP.HCM |
Tình hình khả năng ứng dụng | Đưa ra những kết luận và kiến nghị làm cơ sở cho việc tham mưu Thành phố định hướng phát triển công nghệ MinimalFab nói riêng và ngành vi mạch bán dẫn nói chung |