Sản phẩm |
- Bài báo cáo khoa học của Đề tài - Quy trình đánh giá dòng A, B, R bằng marker phân tử (Phụ lục Sản phẩm đề tài) - Quy trình vi nhân giống quang tự dưỡng dòng bất dục đực ớt cay (Phụ lục Sản phẩm đề tài) - 2 dòng A/B và 2 dòng R triển vọng. - 2 bài báo khoa học. - 2 luận văn đại học |
Kết quả |
- Qui trình định danh các dòng A (CMS), B và R đã được hoàn tất với marker Orf456 (băng 500 bp) nhận diện yếu tố CMS trong tế bào chất và marker CRFSCAR (băng 550 bp) nhận diện gene phục hồi hữu dục đực Rf trong nhân. 41 cặp mồi SSR cho đa hình với tổng số băng là 121 và hệ số PIC trung bình là 0,44, số băng trên mỗi mồi dao động từ 2 đến 6. - 1cặp A/B ớt sừng xanh triển vọng đã ổn định: HP 33/ HP27, 2 dòng R triển vọng: HP 5 (ớt sừng vàng) và HP 18 (ớt sừng xanh) và 2 dòng B ớt sừng vàng: HP 2 và HP 47. - Kết quả khảo sát các tổ hợp lai (THL) triển vọng cho thấy: trong nhóm ớt sừng xanh, THL 1 (HP33xHP18) có nhiều đặc tính ưu việt hơn so với dối chứng (ớt cay lai 20 có nguồn gốc từ Hàn Quốc). - Phương pháp khử trùng thích hợp nhất là đốt trái ớt chín của cây ớt bất dục đực dòng A (HP 36) sau khi nhúng qua cồn 96oC với tỷ lệ hạt nảy mầm không nhiễm cao nhất (66,7%). - Cây ớt bất dục đực tăng trưởng tốt trong điều kiện vi nhân giống quang tự dưỡng bằng cách cắt đốt, trên môi trường khoáng MS cải tiến. - Kết quả đã chứng minh cây ớt bất dục đực có thể được nhân giống vô tính bằng phương pháp nuôi cấy quang tự dưỡng |