Kết quả |
- Quy trình chiết xuất nọc ong từ loài ong mật Apis mellifera tại trang trại nuôi ong. - Quy trình làm sạch nọc ong trong phòng thí nghiệm - Quy trình phân tích nọc ong bằng phương pháp RP-HPLC/Q-TOF. - Kết quả thẩm định quy trình phân tích - Thành phần nọc ong chiết xuất ở Việt Nam so với chất lượng nọc ong ở một số nước khác. - Tiêu chuẩn chất lượng cơ sở của nọc ong. - Hồ sơ thử nghiệm độc tính cấp và độc tính bán trường diễn của nọc ong. - Hồ sơ thử nghiệm tác dụng chống viêm khớp, giảm đau, của nọc ong. |
Tình hình khả năng ứng dụng |
Điểm mới: Đề tài này đã nghiên cứu quy trình chiết xuất, tinh chế, phân tích thành phần, xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cơ sở của nọc ong cũng như đánh giá độc tính cấp, độc tính bán trường diễn và tác dụng kháng viêm, giảm đau của nọc ong trên động vật thực nghiệm. Đây là nghiên cứu lần đầu tiên được thực hiện ở Việt Nam. Đóng góp của đề tài: - Quy trình chiết xuất nọc ong được thực hiện đơn giản, không làm chết ong, không ảnh hưởng đến sản lượng mật; - Quy trình tinh chế và bảo quản nọc ong đơn giản, dễ thực hiện trong các phòng thí nghiệm; - Quy trình phân tích chất lượng nọc ong có độ tin cậy cao, thành phần các hợp chất trong nọc ong chiết xuất được tương tự như trong nọc ong của hãng Sigma-Aldrich và các công bố của các nước khác; - Nọc ong ở liều 1,5 mg/kg không gây độc và có tác dụng kháng viêm, giảm đau trên động vật thực nghiệm. Hướng ứng dụng của đề tài: Trên cơ sở kết quả này, cần tiến hành thêm một số nghiên cứu lâm sàng trên người để định hướng phát triển thuốc thủy châm (tiêm vào huyệt) điều trị bệnh viêm khớp từ nọc ong, vốn đã và đang được sử dụng trong dân gian nhưng chưa có cơ sở khoa học. Nghiên cứu chế tạo thiết bị chiết xuất nọc ong để trang bị cho các trang trại chiết xuất nọc ong, làm nguyên liệu hóa dược và tăng thu nhập cho người nuôi ong |