SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Danh sách có 68 mô hình
Lĩnh vực: Nhân giống - Phòng bệnh

Ở Việt Nam chưa có một đơn vị kết nối các công ty giống heo và chưa có một chương trình giống chung cho cả nước. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả này và một trong những nguyên nhân là chưa có một hệ thống đánh giá chung. Yêu cầu đầu tiên của một chương trình giống là hệ thống dữ liệu. Hiện tại, hệ thống dữ liệu chưa đồng nhất về phương pháp thu thập và kết nối dữ liệu phục vụ công tác đánh giá di truyền. Chính vì vậy, cần có một phần mềm thống nhất ở tất cả các trang trại. Đối với hợp tác xã Chăn nuôi heo an toàn Tiên Phong, trong công tác quản lý trang trại, đã có một số ít sử dụng phần mềm từ nước ngoài, một số chưa sử dụng phần mềm nào. Các phần mềm nước ngoài thường khó sử dụng và một số chỉ tiêu không phù hợp với điều kiện chăn nuôi ở Việt Nam. Trong công tác đánh giá di truyền hầu như chưa có trang trại nào trong hợp tác xã khai thác dữ liệu từ phần mềm để thực hiện công việc này. Với mục tiêu, tất cả các trại chăn nuôi trong hợp tác xã sử dụng chung phương pháp thu thập dữ liệu, một phần mềm quản lý từ đó xây dựng một chương trình giống cho toàn hợp tác xã. Cụ thể tính mới và sáng tạo của mô hình như sau:

- Sử dụng phần mềm quản lý trại chăn nuôi heo thống nhất.

- Áp dụng phương pháp đánh giá di truyền tiên tiến để chọn lọc, xếp hạng các cá thể có tiềm năng di truyền cao phục vụ công tác chọn giống heo.

Lĩnh vực: Chăn nuôi

Thông thường, khoảng 65% nguồn dưỡng chất cung cấp cho bò sữa từ sự chuyển hóa các chất do quá trình lên men thức ăn và sinh khối từ xác của hệ vi sinh vật trong dạ cỏ, phần thức ăn còn lại sẽ được tiêu hóa bởi chính men tiêu hóa của bò ở dạ múi khế và trong ruột non. Với sự đa dạng về chủng loài vi sinh vật, phát triển nhanh chóng về sinh khối sẽ cung ứng nguồn dưỡng chất có phẩm chất cao cho bò để sản xuất sữa có giá trị về dinh dưỡng cao cấp dễ tiêu cho con người. Mỗi loài vi sinh vật sẽ phân giải và sử dụng một số chất chuyên biệt trong nguồn thức ăn của bò, trong một môi trường, độ pH ổn định sẽ tạo ra nguồn sinh khối vi sinh vật tối ưu cho bò. Tuy nhiên, trong một số trường hợp môi trường dạ cỏ có thể thay đổi làm ảnh hưởng rất lớn đến sự lên men thức ăn trong dạ cỏ. Các nguyên nhân chủ yếu là:

- Tỷ lệ thức ăn tinh thô không phù hợp.

 - Đặc điểm của nguồn thức ăn thô.

 - Phương pháp cho ăn không thích hợp.

- Đặc điểm của những thức ăn bổ sung nhất là thức ăn cung đạm.

 - Sự thiếu hay thừa một số khoáng chất cũng làm pH dạ cỏ tăng hoặc giảm.

Như vậy, tạo môi trường dạ cỏ thích hợp cho hệ vi sinh vật dạ cỏ tồn tại, hoạt động và phát triển là điểm mấu chốt để nâng cao hiệu quả tiêu hóa thức ăn.

Lĩnh vực: Bảo quản - Chế biến

Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới có nhiều chủng loại rau quả đặc trưng được người tiêu dùng ưa chuộng, tiềm năng phát triển rất lớn. Tuy nhiên chúng ta chưa có phương pháp bảo quản hữu hiệu nên tỷ lệ rau quả bị hư thối rất cao, không thể xuất khẩu bằng đường biển đến các thị trường xa như châu Âu, châu Mỹ... Vấn đề cấp thiết đặt ra cho chúng ta hiện nay là phải nghiên cứu chọn ra một công nghệ bảo quản hữu hiệu nhằm lưu trữ rau quả được dài ngày, không bị hư thối trong quá trình xuất khẩu bằng đường biển, với chi phí vận chuyển thấp, rau quả Việt Nam hoàn toàn có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới.

Hiện nay chúng ta cũng có một số công trình nghiên cứu bảo quản rau quả nhưng chủ yếu sử dụng hóa chất diệt khuẩn nhập ngoại pha trong nước để nhúng rau quả, sau đó đưa rau quả vào kho lạnh hoặc kho cấp đông. Các loại hóa chất điệt khuẩn này có lưu bã độc trên rau quả gây tác hại đến sức khỏe người tiêu dùng nên phần lớn đã bị cấm sử dụng. Một số công trình nghiên cứu khác sử dụng màng PE, PP, PVC để bao bọc rau quả nhằm hạn chế sự hô hấp và thoát ẩm, kéo dài đời sống sau thu hoạch của rau quả. Các loại màng này có độ thâm khí OTR (Oxygen Transmission Rate) thấp nên lượng nước và CO2 tích tụ trong màng cao làm tăng khả năng hoạt động của vi sinh vật yếm khí dẫn đến rau quả bị rối loạn sinh lý và chóng thối. Vấn đề quan trọng nhất trong công nghệ bảo quản rau quả là ngoài việc diệt vi sinh gây bệnh và nấm mốc trên rau quả còn phải khống chế sự hô hấp của rau quả, hạn chế tối đa sự mất nước và ngăn chặn không cho vi sinh vật có hại và nấm mốc xâm nhập trở lại phá hại rau quả. Để đạt được mục đích này người ta bảo quản rau quả ở nhiệt độ thấp, ẩm độ cao và trong bầu khí quyển thay đổi dùng màng bán thấm để bao bọc rau quả.

Lĩnh vực: Nhân giống - Phòng bệnh

Cá Koi chủ yếu được nuôi ao hoặc nuôi bè cho đến khi thành cá thương phẩm sẽ được chuyển lên nuôi ở bể ximăng hoặc bể kính, hộ nuôi từ cá bố mẹ, tự sản xuất giống và nuôi lên cá thương phẩm. Các biểu hiện bệnh thường gặp trên cá Koi là tuột nhớt, lở loét, phù mang, ngoài ra còn có các dạng đốm trắng và bệnh đường ruột. Các hộ thường dùng muối, formol, hoặc kháng sinh để điều trị. Hầu hết các trường hợp điều trị đều có kết quả. Trở ngại lớn nhất hiện nay đối với người nuôi là vấn đề nguồn nước và thị trường.

Bên cạnh kỹ thuật nuôi cấy tế bào để phát hiện mầm bệnh SVCV, KHV trên cá Koi, cần phát triển thêm một số phương pháp khác để rút ngắn thời gian chẩn đoán bệnh. Quy hoạch một số vùng nuôi an toàn để có thể kiểm soát được chất lượng cá giống cũng như nguồn nước nuôi cá Koi, từ đó giảm thiểu những biến động lớn về môi trường tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển.

Đối với các hộ nuôi cá Dĩa thường cá bị bệnh vào mùa mưa hoặc khi thời tiết lạnh. Các bệnh thường gặp là đen thân, mốc mình, lở loét, sưng mang, đường ruột, trong đó thường gặp nhất là bệnh đen thân và có thể gây chết hàng loạt. Bệnh gặp ở hầu hết mọi lứa tuổi của cá. Cá nhiễm A. hydrophila cao nhất. Vi khuẩn này có liên quan đến những biểu hiện sậm thân, tụm vây, xuất huyết trên các mẫu cá dĩa. Sán lá đơn chủ Silurodiscoides sp. ký sinh chủ yếu trên mang. Trị bệnh do sán lá bằng cách tắm muối 30g/1L nước trong 10 - 15 phút hoặc formalin 200ppm trong 15 - 30 phút có hiệu quả. Amyloodinium sp. gặp nhiều trên cá, đặc biệt khi thời tiết chuyển mùa, gây sậm thân, tụ góc, tụm vây, cá yếu ớt, gây chết rải rác có thể đến 50% nếu không điều trị. Trị bệnh bằng cách tắm KMnO4 10ppm, đồng thời ngâm ở nồng độ 3‰ trong vòng 5 - 7 ngày. Nấm hạt Ichthyophonus sp. là tác nhân gây bệnh thường gặp trên cá con và cá lớn, gây chết nhiều ở cá con và bệnh gầy ở cá lớn. Bệnh không có thuốc chữa, tuy nhiên có thể hạn chế sự phát triển của nấm bằng cách nâng nhiệt độ môi trường nuôi.
Lĩnh vực: Bảo quản - Chế biến

Trong quả bưởi tươi, cùi tươi chiếm 10-40%. Hạt tươi chiếm chiếm 3-6%, vỏ ngoài 10% (có quả hạt lép hết chỉ còn vài hạt mẩy) .

- Vỏ: chứa tinh dầu (trong tinh dầu có 26% xitrila và este), pectin naringin (glucoside khi thủy phân cho d.ramonora và naringenin là 1 trihydroxyflavon), các men peroxydase, amylase, đường ramnose, Vitamin A, C, Hesperidin. Hesperidin còn gọi là hesperidozit. Thuỷ phân Hesperidin tạo ra hesperetol ( trihydroxyl 7-5-3 metoxylflavonon).

- Lá: chứa tinh dầu. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là dipenten, linalola và xitrala.

- Hoa : chứa tinh dầu.

- Hạt: chứa nhiều pectin, dầu béo. Pectin hạt bưởi rất tốt, có thể thay thế pectin hoá học trong chế biến thực phẩm, trong sản xuất thuốc chữa bệnh, vỏ bưởi còn chứa nhiều flavonoid như naringoside, hesperidin, diosmin, diosmetin, hesperitin…

Lĩnh vực: Chăn nuôi

Tôm càng xanh là đối tượng nuôi có khả năng thích nghi với điều kiện sinh thái, khí hậu tại TP.HCM, có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ ổn định, đã và đang là vật nuôi có triển vọng trong tương lai. Mô hình là nền tảng đa dạng hóa đối tượng thủy sản phát triển bền vững, phù hợp với tình hình sản xuất trong giai đoạn hiện nay và phù hợp với biến đổi khí hậu trên địa bàn TP.HCM.

Đặc tính ưu việt của tôm càng xanh đực nuôi thương phẩm có kích thước lớn hơn nhiều so với tôm càng cái cùng thời gian nuôi. Giá trị kinh tế của kích cỡ tôm càng đực rất cao, thị trường xuất khẩu và trong nước tiêu thụ mạnh (cầu lớn hơn cung) là thế mạnh tiêu thụ của đối tượng này. Các hộ nuôi sẽ kết nối với các nhà máy chế biến xuất khẩu tôm càng xanh và các chợ đầu mối trong nước giúp người nuôi tiêu thụ sản phẩm tốt nhất.

Lĩnh vực: Bảo quản - Chế biến

Trên cơ sở điều tra khảo sát hiện trạng xử lý, đóng gói rau trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh. Từ đó thiết kế, chế tạo và triển khai ứng dụng hệ thống xử lý, đóng gói rau sau thu hoạch công suất 200kg/giờ. Ứng dụng và chuyển giao mô hình xử lý, bảo quản và đóng gói rau năng suất 200kg/giờ ra thực tiễn.

Triển khai ứng dụng quy trình xử lý, đóng gói và bảo quản rau từ quy mô bán thủ công ra dây chuyền xử lý, đóng gói rau bán tự động

Thiết kế, chế tạo, lắp đặt và hiệu chỉnh thông số công nghệ trong dây chuyền xử lý, đóng gói rau với công suất 200kg/giờ.

Tập huấn, hướng dẫn vận hành dây chuyền cho cán bộ và nhân viên của các đơn vị sản xuất, kinh doanh rau quả trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và tính hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất rau với công suất 200kg/giờ
Lĩnh vực: Bảo quản - Chế biến

Áp dụng đúng quy trình sẽ giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao chất lượng và kéo dài thời gian bảo quản dứa và đủ đủ, phục vụ cho thị trường trong và ngoài nước thông qua việc nghiên cứu xác định chỉ số thu hoạch và xây dựng qui trình xử lý, bảo quản thích hợp.

Lĩnh vực: Bảo quản - Chế biến

Hiện nay công nghệ sau thu hoạch đối với hoa cắt cành bao gồm một số công đoạn chính như: Thu hoạch, xử lý, đóng gói và bảo quản sau đóng gói. Đây là những công đoạn khá phức tạp bởi do ảnh hưởng của nhiều yếu tố tác động tới chất lượng của hoa. Ở mỗi công đoạn hoa đều có khả năng bị hư hỏng, hay giảm chất lượng. Do đó công nghệ sau thu hoạch là phải hạn chế được sự tổn thất hư hỏng của hoa cắt cành ở tất cả các công đoạn. Đảm bảo rằng khi hoa đến tay người tiêu dùng hoa vẫn tươi, có chất lượng tốt.

Phương pháp thu hoạch thích hợp đối với mỗi loại hoa tùy vào đặc điểm của từng loại hoa, đặc điểm của từng vùng. Hoa cắt cành chủ yếu được thu hoạch thủ công, bằng tay với công cụ thích hợp: liềm, dao, kéo sắc. Thời gian thu hoạch nên vào đầu buổi sáng và cuối buổi chiều, tránh thời gian nắng gắt hoặc mưa. Trong khi thu hoạch hoặc ngay sau khi thu hoạch cần phải phân loại sơ bộ sản phẩm nhằm tách phần bị nhiễm bệnh, gãy dập và tổn thương ra khỏi lô sản phẩm nếu không sẽ làm hỏng cả lô sau đó. Bảo quản sản phẩm đã phân loại sẽ kéo dài thời gian bảo quản, đóng gói dễ dàng và chất lượng đồng đều hơn.

Lĩnh vực: Trồng trọt

Sản phẩm hoa kiểng đã trở thành loại hàng hoá có khối lượng lớn trong mậu dịch quốc tế nhưng do sự chênh lệch về trình độ khoa học kỹ thuật, sự khác biệt về điều kiện môi trường sinh thái nên ở mỗi nước có tốc độ phát triển hoa kiểng khác nhau.

Nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh phải là một nền nông nghiệp sinh thái đô thị. Điều đó có nghĩa là, sản phẩm nông nghiệp không những có giá trị kinh tế cao, hiệu quả lớn, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho cư dân đô thị; mà còn góp phần tạo nên một nền sản xuất bền vững, không có những tác động xấu đến môi trường.

  Ngoại thành và một số quận ven TP.Hồ Chí Minh đang thực hiện hướng phát triển nông nghiệp sinh thái đô thị. Vì vậy, cần thiết phải tổ chức lại sản xuất hàng hóa theo tiêu chuẩn của nông nghiệp hiện đại phù hợp sinh thái đô thị, với công nghệ cao và tương thích với thị trường

Nhu cầu về hoa kiểng đã trở thành nét văn hoá của cư dân đô thị.

  Thực tiễn của TP.Hồ Chí Minh đã và đang hình thành ngành hàng sản xuất và kinh doanh hoa kiểng. Thực tiễn sinh động đó đang đặt ra yêu cầu bức thiết trong việc nâng cao hiệu quả và tính cạnh tranh của hoạt động này.

mohinhungdungtrongnongnghiep

Bản quyền © 2018 Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
Thiết kế và phát triển bởi HCMGIS
Tổng số truy cập: 11537378