SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trong số đó, đáng chú ý có sự tham gia của các cơ sở sản xuất thực phẩm của 11 tỉnh, thành lân cận, tạo ra chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn cho người dân thành phố.

TP.HCM: Gần 200 cơ sở tham gia chuỗi thực phẩm an toàn đạt chuẩn VietGap - 1

Ông Nguyễn Phước Trung, Giám đốc Sở NN&PTNT TP.HCM (thứ 2 từ trái sang) tham quan một mô hình nông nghiệp công nghệ cao tại một hội chợ tổ chức trên địa bàn quận Tân Bình. Ảnh: Hà Thế An.

Thông tin này được ông Nguyễn Phước Trung, Giám đốc Sở NN&PTNT TP.HCM, nêu ra tại hội thảo “Kết nối sản xuất và tiêu dùng nông sản thực phẩm Việt chất lượng cao”.

Hội thảo do Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và Trung tâm nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) tổ chức sáng 20/12.

Ông Trung cho biết, sau những nỗ lực trong việc quản lý chất lượng an toàn thực phẩm, đến nay 187 cơ sở tham gia chuỗi sản xuất thực phẩm an toàn cung cấp cho thị trường TP.HCM. Đáng chú ý có sự tham gia của các cơ sở sản xuất thực phẩm của 11 tình thành lân cận.

Tất cả các cơ sở sản xuất này đều đạt chứng nhận tiêu chuẩn VietGap. Sắp tới, Sở NN&PT nông thôn TP.HCM sẽ thực hiện đề án truy xuất nguồn gốc cho các mặt hàng như trứng, rau quả,…

“Thời gian qua, chúng tôi cũng đã mở 10 chợ phiên an toàn tại các quận, huyện để người dân có thể tiếp cận với nguồn thực phẩm sạch từ các nhà cung cấp có uy tín và phải đạt chuẩn VietGap. Tổng doanh thu của 10 chợ phiên vào khoảng 200 tỉ đồng. Điều đó cho thấy, nhu cầu thực phẩm sạch của người dân là rất lớn”- ông Trung cho biết.

Bà Vũ Kim Hạnh, giám đốc BSA cho biết, theo một khảo sát trên 80 hợp tác xã, hội nông dân sản xuất nông sản tại Đồng Tháp, chỉ có 18% nhà sản xuất đạt chứng nhận VietGap. Điều đó cho thấy, nông dân vẫn chưa coi trọng tiêu chuẩn chất lượng. Vấn đề lớn nhất khiến họ ngại tiếp cận và đưa tiêu chuẩn vào sản xuất chính là chi phí.

Mới đây BSA đã ký kết hợp tác với Bộ Khoa học và Công nghệ để hỗ trợ cho nhân dân xây dựng tiêu chuẩn chất lượng nông sản, gia tăng giá trị gia tăng cho nông sản.

“Chúng tôi cũng đã làm việc với Tổ chức GlobalGAP (cấp chứng nhận GlobalGAP cho sản phẩm nông nghiệp) xây dựng bộ quy trình tiêu chuẩn với tên gọi Localgap. Đây là tiêu chuẩn trung gian để người dân có thể tiếp cận với thị trường quốc tế với chi phí thấp hơn so với GlobalGAP. Mỗi sản phẩm Localgap sẽ được cấp mã số GLN và được minh bạch thông tin trên website của GlobalGAP”- bà Hạnh nói.

Theo bà Vũ Thanh Hoa, đại diện Cục quản lý chất lượng nông lâm thủy sản, Bộ NN&PTNT, từ năm 2013, đơn vị đã phối hợp với chính quyền địa phương 2 tỉnh Tiền Giang và Thanh Hóa tổ chức thí điểm triển khai đề án chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn.

Đề án nhằm mục tiêu kiểm soát an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi cung ứng với các đơn vị sản xuất bằng việc xây dựng mô hình quản lý tiên tiến, thực hiện truy xuất nguồn gốc, xây dựng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm…

Sau khi triển khai thí điểm 2 tỉnh, đến tháng 11/2018, toàn bộ 63 tỉnh, thành trên cả nước đã triển khai xây dựng và phát triển mô hình chuỗi. Đến nay đã có 1096 chuỗi, 1426 sản phẩm và 3174 điểm bán sản phẩm đã kiểm soát theo chuỗi.

“Chúng tôi đã vận động được khoảng 100 hợp tác xã, 250 công ty trong đó có một số tập đoàn lớn tham gia chuỗi”- bà Hoa nói.

 
Hà Thế An - khampha.vn
Việc phát triển các tài sản trí tuệ trở thành một trong những nhiệm vụ chiến lược trong việc nâng cao giá trị của các doanh nghiệp, viện trường ở Việt Nam nhưng các doanh nghiệp, viện trường đang gặp không ít vướng mắc trong việc tạo dựng, bảo hộ và thương mại hóa loại tài sản đặc biệt này.
Vinatex là một trong những đơn vị đang cần phát triển hệ thống quản trị tài sản trí tuệ. Ảnh: Vinatex
Vinatex là một trong những đơn vị đang cần phát triển hệ thống quản trị tài sản trí tuệ. Ảnh: Vinatex 
Tài sản trí tuệ (TSTT) – vốn được bảo hộ bởi quyền sở hữu trí tuệ (ở Việt Nam bao gồm quyền tác giả, sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp...) có vai trò rất quan trọng vào sự phát triển của các doanh nghiệp. Theo khảo sát của Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ (VIPRI), cứ 1 đơn vị TSTT gia tăng sẽ làm cho hiệu quả kinh doanh tăng lên gấp 10 lần. Bên cạnh việc kích thích tăng trưởng kinh tế, việc đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ còn góp phần khuyến khích đổi mới sáng tạo (ĐMST) và tạo môi trường cạnh tranh, công ăn việc làm cho xã hội. Trong bối cảnh tự động hóa, trao đổi dữ liệu dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình sản xuất, việc phát triển các TSTT trở thành một trong những nhiệm vụ chiến lược trong việc nâng cao giá trị của các doanh nghiệp, viện, trường ở Việt Nam. 
Mặc dù có nhiều lợi ích như vậy, nhưng đóng góp của các ngành công nghiệp có sử dụng sáng chế và thâm dụng tài sải trí tuệ được đánh giá là chưa tương xứng với tiềm năng. Và các doanh nghiệp, viện trường đang gặp không ít khó khăn trong việc tạo dựng, bảo hộ và thương mại hóa loại tài sản đặc biệt này. 
Số liệu năm 2010 chỉ ra 32 ngành công nghiệp có sử dụng sáng chế đóng góp 23,79% vào GDP cả nước và tạo ra khoảng 6,4 triệu việc làm, trong đó các ngành thâm dụng TSTT chỉ đóng góp khoảng 4,42% - con số này thực sự rất khiêm tốn so với những nước phát triển ở EU có các ngành thâm dụng TSTT đóng góp 39% tổng GDP, theo báo cáo của Văn phòng Sáng chế châu Âu EPO. Thậm chí, “chúng ta cũng cần thận trọng với những kết quả của Việt Nam nói trên bởi phần lớn công nghệ đang sử dụng là của nước ngoài trong khi thực lực đóng góp của người Việt là rất ít hoặc không đóng góp” - TS Nguyễn Hữu Cẩn, Phó Viện trưởng Viện VIPRI, nhận xét trong hội thảo “Quản trị tài sản trí tuệ đối với doanh nghiệp, cơ sở đào tạo và cơ sở nghiên cứu trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0” do Cục Sở hữu trí tuệ và Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao Hòa Lạc (HBI) tổ chức ngày 7/12. 
Trong khi đó, các doanh nghiệp lại chưa sở hữu nhiều sáng chế. Theo số liệu cơ cấu TSTT của doanh nghiệp từ 2011-2015 của VIPRI, các sáng chế chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ - khoảng 1.19% trong khi kiểu dáng công nghiệp chiếm 17.61% và nhãn hiệu chiếm đến 81.2%. Đây là một điểm bất lợi bởi công nghệ là nền tảng chính của cuộc CMCN4, những sáng chế dựa trên công nghệ cần phải là nhân tố chủ đạo trong việc tạo lập giá trị nội lực của doanh nghiệp, viện, trường chứ không thể phụ thuộc quá nhiều vào các TSTT mang tính thương mại như nhãn hiệu, kiểu dáng. 
Hệ số mức độ sử dụng sáng chế trung bình trong nước trong giai đoạn 2009 – 2013 chỉ ở mức 3,07. Trong lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo là xương sống được ưu tiên phát triển của đất nước thì hệ số mức độ sử dụng sáng chế đang ở mức thấp hơn trung bình, tức là những ngành công nghiệp đó ít sử dụng sáng chế và dường như sự phát triển chủ yếu dựa vào lợi thế so sánh bậc thấp như lao động giản đơn, vốn vay, tài nguyên…Có thể kể đến hàng loạt ngành công nghiệp như vậy: sản xuất phụ tùng ô tô, cấu kiện cơ khí, thép chế tạo, linh kiện nhựa - cao su kỹ thuật, chế biến nông - thủy hải sản, gỗ. Việc sử dụng ít sáng chế trong những ngành công nghiệp này cũng đồng nghĩa với việc chưa phát huy được các lợi thế so sánh bậc cao như công nghệ hiện đại, lao động chất lượng cao, quản trị hiệu quả… 
Thêm vào đó, quản trị quyền sở hữu trí tuệ không chỉ là việc tạo lập và bảo vệ các sáng tạo mà doanh nghiệp còn phải tìm ra cơ hội tốt nhất trên thị trường để khai thác các kết quả đó. Sở hữu trí tuệ có thể dẫn đến lợi nhuận từ việc tăng giá trị sản phẩm, phí bản quyền, cho thuê, nhượng quyền, bán, tham gia cổ phần và những hoạt động đầu tư sinh lợi khác. Khó khăn mà các doanh nghiệp, viện, trường Việt Nam đang vấp phải không chỉ ở việc có ít các TSTT như đã phân tích, mà còn ở chỗ chưa coi trọng khai thác giá trị thương mại của TSTT đó. 
Theo các ý kiến nhận xét tại Hội thảo, phần lớn doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các DN nhỏ và vừa hiện chưa coi TSTT là tài sản quan trọng trong hệ thống kế toán và định giá doanh nghiệp, đồng thời cũng không đưa nó vào chiến lược kinh doanh một cách cụ thể, khiến tỷ trọng lợi nhuận từ TSTT trong tổng doanh thu không cao. Có một số doanh nghiệp, viện trường lớn đang “cho không” các đối tác và công ty thành viên sử dụng miễn phí các TSTT của họ như logo thương hiệu, tài liệu quảng cáo, thậm chí là cả kết quả nghiên cứu, do họ không có cơ chế định giá và thỏa thuận thương mại cho các tài sản vô hình này. 
Tập đoàn dệt may Việt Nam (Vinatex) là một ví dụ điển hình phải đối mặt với những khó khăn của việc quản lý TSTT. Được cổ phần hóa từ năm 2015, hiện nay Vinatex có khoảng gần 120 công ty con, công ty liên kết và các đơn vị nghiên cứu đào tạo; chuyên về lĩnh vực dệt may-thời trang. ThS. Nguyễn Thanh Ngân, Ban Kỹ thuật Đầu tư Vinatex, cho biết một số công ty thành viên của Vinatex đã nhận thấy tầm quan trọng của việc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ từ rất sớm như công ty May 10 (1992), các đơn vị chủ yếu đăng ký nhãn hiệu tại thị trường trong nước và có 1 số ít đăng ký bảo hộ tại nước ngoài như Phong Phú, Việt Tiến, May 10… 
Tuy nhiên, về tổng thể, các đơn đăng ký vẫn chủ yếu tập trung vào logo của đơn vị và sản phẩm may mặc; trong khi chưa quan tâm nhiều đến đăng ký nhãn hiệu của sợi và vải, và cũng chưa có đơn đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp (hoa văn, thiết kế) hay sáng chế (chất liệu, quy trình sản xuất). Bà Ngân nhận xét, các công ty may mặc dường như “quên mất” vấn đề sở hữu trí tuệ, bản thân Vinatex cũng nhận thấy mặc dù thuộc “Top 50 Thương hiệu hàng đầu Việt Nam về Tài sản vô hình và Giá trị thương hiệu” do Brand Finance thực hiện năm 2017, nhưng họ chưa định giá được giá trị thương hiệu của mình (không có số liệu) như các tập đoàn Viettel, Vinamilk hay Việt Tiến. Bên cạnh đó, Vinatex cũng chưa sử dụng các phương thức khai thác quyền SHTT như nhượng quyền, cho thuê,… khiến tập đoàn bị bỏ phí “một lượng không nhỏ doanh thu”. 
Ngược lại, không ít doanh nghiệp Việt Nam tạo lập được TSTT có giá trị lớn lại phải đối mặt với xu hướng dịch chuyển tài sản – mà chủ yếu là nhãn hiệu – cho các tập đoàn nước ngoài. Điều này mặc dù đem lại lợi ích tài chính nhưng doanh nghiệp phải chịu rủi ro về việc mất thị trường, suy giảm giá trị TSTT và lệ thuộc vào bên mua. Theo thống kê, phần lớn các lĩnh vực có nhiều giao dịch chuyển nhượng đều là những ngành thiết yếu như thuốc, hóa chất, mỹ phẩm dược liệu, lương thực, thực phẩm, thiết bị điện… trong đó đối tượng bên mua thường là các tập đoàn lớn từ châu Á và châu Âu. 
Song song với doanh nghiệp, viện, trường cũng là những đơn vị có tiềm năng tạo ra và sử dụng các TSTT nhưng chính các viện, trường lại bị vướng mắc ở chỗ mặc dù có kết quả nghiên cứu rất có giá trị, họ hầu như không có bộ phận chuyên trách để đăng ký bảo hộ, tư vấn hướng dẫn bảo đảm quyền lợi cho những người nghiên cứu và quản trị các TSTT đó, dẫn đến việc chuyển giao công nghệ từ viện, trường gặp không ít khó khăn. Đại học Y dược TP.HCM là một trong những cơ sở hàng đầu về nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật điều trị bệnh và điều chế thuốc. Theo trao đổi tại hội thảo, đại diện trường cho biết đang trong bước đầu xây dựng bộ phận chuyển giao công nghệ nhưng gặp khó khăn trong việc định hướng, xác lập những đối tượng để đăng ký bảo hộ và cân nhắc liệu có cần phải sử dụng một đơn vị tư vấn bên ngoài không bởi liên quan đến tính bảo mật của công nghệ và những đòi hỏi hiểu biết về chuyên môn y dược. 
Theo số liệu cơ cấu TSTT của doanh nghiệp từ 2011-2015 của VIPRI, các sáng chế chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ khoảng 1.19% trong khi kiểu dáng công nghiệp chiếm 17.61% và nhãn hiệu chiếm đến 81.2%.
Ngô Hà - khoahocphattrien.vn

Mặc dù những năm gần đây số lượng đăng ký bài báo trên các tạp chí của viện/trường gia tăng đáng kể, nhưng đa số các nhà khoa học còn thờ ơ với việc bảo hộ các sản phẩm khoa học của mình.

 

Những hạn chế này đã được ông Phan Ngân Sơn, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT), Bộ KH&CN, chỉ ra tại hội thảo “Tăng cường khả năng quản lý, thúc đẩy hoạt động sở hữu trí tuệ trong viện nghiên cứu, trường đại học”. Tham dự hội thảo có đại diện lãnh đạo các doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học.

Đa số các nhà khoa học còn thờ ơ với tài sản trí tuệ của mình - 1

Ông Phan Ngân Sơn, Phó Cục trưởng Cục SHTT và PGS.TS. Nguyễn Quốc Thịnh- Đại học Thương mại chủ trì Hội thảo.

Theo thống kê của Liên đoàn Kế toán Quốc tế, nếu như vào những năm 1975, tài sản hữu hình chiếm đến 83% giá trị của doanh nghiệp thì sau 40 năm, con số này chỉ còn 16%. Điều này rõ ràng cho thấy tầm quan trọng của tài sản vô hình đối với việc định giá các doanh nghiệp trên thị trường. Cũng theo thống kê năm 2013, 80% giá trị của doanh nghiệp đưa lại là do quản lý tài sản vô hình, 20% là hữu hình.

Tại Việt Nam, nếu như trước đây, tình trạng đăng ký bảo hộ quyền SHTT của các viện/trường còn chiếm tỷ lệ thấp so với kết quả nghiên cứu của nhà khoa học, so với lượng đơn Cục SHTT nhận được. Ví dụ năm 2015, số lượng đăng ký sáng chế của các viện/trường chỉ chiếm ¼ so với tổng số đơn của các nhà sáng chế Việt Nam. Nhưng đến năm 2017 tăng lên trên 30%, sự gia tăng số đơn cho thấy nhận thức của các Viện, trường được nâng cao. Tuy nhiên vẫn còn có nhiều hạn chế trong hoạt động của các viện/trường.

Hạn chế đầu tiên có thể thấy, phần lớn các viện/trường chưa có một chính sách riêng về SHTT phù hợp với điều kiện hoạt động của trường. Một số trường có chính sách phân định về quyền sở hữu để phân chia lợi nhuận khi tài sản trí tuệ được thương mại hóa, tuy nhiên phần nhiều các trường chưa có.

Thứ 2, mặc dù nhận thức về SHTT trong các viện/trường hai năm trở lại đây được gia tăng rõ rệt nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, việc xác lập quyền bảo hộ sáng chế cho các sản phẩm nghiên cứu khoa học chưa được nhận thức một cách đầy đủ. Đặc biệt, các nhà khoa học chưa đánh giá đúng về khả năng bảo hộ sáng chế cho sản phẩm nghiên cứu nên chưa tiến hành đăng ký. Nguyên nhân thứ 3 là do các viện/trường chưa có một tổ chức có chức năng về SHTT và chuyển giao công nghệ để hỗ trợ cho các nhà khoa học, tức là chưa có một nguồn nhân lực chuyên nghiệp về SHTT trong các viện/trường.

Vấn đề tiếp theo là việc khai thác thông tin sáng chế của các viện/trường không được chú trọng, gây ra tình trạng lãng phí nguồn nhân lực, đôi khi các nghiên cứu bị trùng lặp với giải pháp có sẵn trên thế giới nên không hoạch định được chiến lược nghiên cứu hiệu quả và dài hạn.

Hạn chế cuối cùng, mặc dù những năm gần đây số lượng đăng ký bài báo trên các tạp chí của viện/trường gia tăng đáng kể, tuy nhiên đa phần các nhà khoa học cũng không nhận thức được cần phải tiến hành đồng thời đẩy mạnh công bố các bài báo khoa học, song song với đó là bảo hộ các sản phẩm khoa học của mình.

Hiện Cục SHTT là đơn vị được Bộ KH&CN giao cho quản lý Chương trình phát triển tài sản trí tuệ (Chương trình 68), trong Chương trình này có các dự án nâng cao năng lực SHTT cho các trường đại học, tổ chức các lớp đào tạo chuyên sâu, tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp, không những cho các viên/trường mà cho cả các thành phần khác như doanh nghiệp, nhà quản lý, các địa phương cũng như các nhà thực thi… để tạo ra nguồn nhân lực trong hệ thống SHTT.

Cục SHTT cũng đang cùng WIPO triển khai Dự án khởi tạo môi trường SHTT nhằm tạo ra một hệ sinh thái SHTT, tức là xây dựng một mạng lưới các tổ chức SHTT của các viện/trường. Để làm được điều này, trước tiên các viện/trường phải xây dựng được một tổ chức có chuyên môn, có chức năng riêng biệt về SHTT và chuyển giao công  nghệ. Cùng với Dự án sẽ xây dựng được một mạng lưới kết nối tạo ra hệ sinh thái SHTT. Các mạng lưới này tại các trường sẽ giúp cho hoạt động SHTT các viện/trường phát triển mạnh mẽ, trong đó có nguồn nhân lực đã được đào tạo chuyên môn, bài bản.

 
Liên Cơ - khampha.vn

Nếu phát huy được các kết nối thông minh, chúng ta sẽ huy động được sự đồng thuận của toàn xã hội. Từng người sẽ không bị bỏ lại phía sau và Việt Nam sẽ không lỡ chuyến tàu 4.0.

Ngày 13/7, Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về Công nghiệp 4.0 - Industry 4.0 Summit 2018 - với chủ đề “Tầm nhìn và chiến lược phát triển đột phá trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư” đã được Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương tổ chức tại Hà Nội.

 

Tham dự có Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình và gần 2.000 đại biểu, trong đó có 11 đại sứ và đại diện các tổ chức quốc tế, hơn 50 chuyên gia hàng đầu khu vực và thế giới, các doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

 

Nắm bắt thời cơ và vượt qua thách thức

 

Nhận định về cuộc CMCN 4.0, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh, việc khai thác đúng đắn và kịp thời những cơ hội của CMCN 4.0 là thách thức chung của các quốc gia, nhưng đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, thách thức đó càng lớn.

 

Một mặt, cuộc Cách mạng Công nghiệp mới mở ra cho chúng ta nhiều cơ hội trong việc nâng cao trình độ công nghệ, năng lực sản xuất và cạnh tranh trong chuỗi giá trị toàn cầu; tạo ra sự thay đổi lớn về mô hình kinh doanh bền vững hơn và cơ hội cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; mang lại tiềm năng cho các nước đang phát triển có thể rút ngắn quá trình công nghiệp hóa bằng cách đi tắt, đón đầu, phát triển nhảy vọt lên công nghệ cao hơn.

 

Tuy nhiên, nếu không có cách tiếp cận đúng và bắt kịp nhịp độ phát triển của thế giới và khu vực, Việt Nam sẽ đối mặt với nguy cơ tụt hậu ngày càng xa về công nghệ, tình trạng dư thừa lao động kỹ năng thấp và sự bất bình đẳng trong xã hội. Bên cạnh đó, sự liên kết và gắn kết trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 dẫn tới vấn đề biên giới mềm, quyền lực mềm, vấn đề an ninh không gian mạng và an ninh phi truyền thống, tội phạm công nghệ cao xuyên quốc gia, từ đó đòi hỏi cần có sự ứng phó chủ động và kiểm soát tốt để bảo đảm chủ quyền và an ninh cho người dân và đất nước.

 

Cùng quan điểm đó, trong báo cáo tại Diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh khẳng định: CMCN 4.0 là xu thế tất yếu và diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Đối với Việt Nam, CMCN 4.0 đang mang lại cơ hội cho nền kinh tế số, sản xuất và dịch vụ thông minh như các loại hình nông nghiệp thông minh, du lịch thông minh... giúp tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí quản lý, chi phí sản xuất, mang lại lợi ích to lớn cho Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

 

 

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh báo cáo tại Diễn đàn.

Ảnh: Trung tâm NC Truyền thông KHCN

 

 

Trong thời gian qua, Việt Nam cũng đã có những bước phát triển mạnh mẽ về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, đặt nền tảng cho việc ứng dụng thành công các công nghệ của CMCN4.0.

 

Nền kinh tế số Việt Nam đã phát triển không ngừng về cả nền tảng hạ tầng kết nối số lẫn thị trường kinh doanh. Năm 2007, số người sử dụng Internet ở Việt Nam là 17,7 triệu người. Đến năm 2017, số người sử dụng Internet ở Việt Nam đã tăng lên 64 triệu, xấp xỉ 67% dân số. Việt Nam hiện xếp thứ 13 trong top 20 quốc gia có số dân sử dụng mạng Internet đông nhất thế giới. Các doanh nghiệp viễn thông, Internet ở Việt Nam đã phát triển liên tục và đạt doanh thu 6,1 tỷ USD, góp phần tạo ra hơn 851 nghìn việc làm cho xã hội.

 

Theo báo cáo đánh giá đánh giá mức độ sẵn sàng cho CMCN 4.0 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), Việt Nam xếp thứ 48/100 về cấu trúc của nền sản xuất và thứ 53/100 về các yếu tố dẫn dắt sản xuất. Đánh giá về mức độ sẵn sàng, Việt Nam mặc dù vẫn ở nhóm sơ khởi nhưng khá gần với nhóm tiềm năng cao.

 

Tuy vậy, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh cho rằng, CMCN 4.0 cũng đặt ra những thách thức, đòi hỏi Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam phải có những đổi mới mạnh mẽ, bao gồm xây dựng một hành lang pháp lý chặt chẽ cho nền kinh tế số, các mô hình sản xuất và dịch vụ thông minh, đồng thời phát triển cơ sở hạ tầng và đào tạo, bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao.

 

Theo Bộ trưởng, để chủ động ứng phó với các tác động của CMCN4.0, nắm bắt cơ hội và vượt qua thách thức, Việt Nam đã, đang và sẽ kiên trì thực hiện quan điểm của Đảng về phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Cùng với nguồn nhân lực chất lượng cao, đây sẽ trở thành một trong ba đột phá chiến lược; là đòn bẩy của tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và của cả nền kinh tế.

 

Kết nối thông minh để không để ai bị bỏ lại phía sau

 

 

 

Thủ tướng thăm gian hàng công nghệ của FPT trong khuôn khổIndustry 4.0 Summit 2018. Ảnh: VNE

 

 

Để nắm bắt thời cơ và vượt qua các thách thức trong cuộc CMCN 4.0, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh 4 nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt cần thực hiện trong thời gian tới, đó là: i) Tập trung hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, pháp luật cho phát triển nền kinh tế số, công nghiệp thông minh; (ii) Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, đặc biệt là công nghệ thông tin và hạ tầng thông tin sẵn sàng cho Công nghiệp 4.0; (iii) Phát triển nhanh nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xây dựng nền kinh tế số; (iv) thúc đẩy phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia khởi nghiệp sáng tạo trong mọi ngành, lĩnh vực.

 

 

Thủ tướng cũng lưu ý về việc xử lý các mặt trái của cách mạng công nghiệp 4.0, như những vấn đề về sự thay đổi của môi trường việc làm, thất nghiệp hay biến đổi xã hội, để "không ai bị bỏ lại phía sau" theo tinh thần của Diễn đàn.

 

"Tư duy mới, cách làm mới là vô cùng quan trọng, nhất là ở vùng sâu vùng xa, những bộ phận người dân còn khó khăn. Từ những hoạt động như nuôi tôm, nông nghiệp, cho tới đánh bắt ngoài khơi cũng cần có thay đổi tư duy. Thành công hay không chính là từ nhận thức và hành động của chúng ta", Thủ tướng kết luận.

 

 

Nối tiếp phần chia sẻ của Thủ tướng, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng Việt Nam phải đổi mới bằng được hệ thống sáng tạo quốc gia. "Hệ thống này trước đây gồm các chủ thể như Chính phủ, viện nghiên cứu và các trường đại học, còn các doanh nghiệp chưa rõ vai trò. Trong hệ thống mới thì doanh nghiệp phải là trung tâm, còn viện nghiên cứu, đại học sẽ đóng vai trò hỗ trợ", Phó thủ tướng nói.

 

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng nhấn mạnh đến khía cạnh xã hội trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, với đặc tính quan trọng là kết nối. "Không chỉ kết nối thiết bị với thiết bị, mà đặc tính kết nối của thời kỳ 4.0 còn là thiết bị với con người, con người với con người. Nếu áp dụng kết nối thông minh, chúng ta sẽ huy động được sự đồng thuận của toàn xã hội. Từng người sẽ không bị bỏ lại phía sau và Việt Nam cũng không lỡ tàu 4.0" - Phó Thủ tướng nói.

 

Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về Công nghiệp 4.0 - Industry 4.0 Summit 2018 là sự kiện đầu tiên thực hiện theo Quy chế phối hợp công tác giữa Ban Kinh tế Trung ương và Ban cán sự đảng Chính phủ, được phối hợp tổ chức bởi Văn Phòng Chính Phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội và Tập đoàn IEC.

Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về Công nghiệp 4.0 gồm có: Phiên Diễn đàn cấp cao với chủ đề: “Tầm nhìn và chiến lược phát triển đột phá trong bối cảnh cuộc CMCN lần thứ 4” và 05 phiên hội thảo chuyên đề với các chuyên gia đến từ Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), Tổ chức Hợp tác và Phát triển (OECD), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hiệp Quốc (UNIDO), các doanh nghiệp và tổ chức tư vấn quốc tế hàng đầu về công nghiệp 4.0.

Trong khuôn khổ sự kiện Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế về Công nghiệp 4.0 - Industry 4.0 Summit 2018, diễn ra Triển lãm quốc tế về Công nghiệp 4.0 với gần 50 gian hàng. Triển lãm quy tụ sự tham gia của các tập đoàn công nghệ hàng đầu với những giải pháp công nghệ hiện đại như: Hệ thống sản xuất tích hợp CIM, Nhà máy thông minh, Công nghệ nano, Năng lượng tái tạo, Công nghệ robot, Nhà thông minh, Công nghệ blockchain, Fintech, Ảo hóa, Xác định nguy cơ bảo mật, Công nghệ xác thực…

 

 

Đoàn Dung - khoahocphattrien.vn

Theo Chỉ số tri thức toàn cầu (Global Knowledge Index - GKI) do Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) phối hợp cùng với Quỹ Tri thức Mohammed Bin Rashid Al Maktoum (MBRF) công bố vào ngày 21/11/2017 vừa qua, Việt Nam hiện xếp hạng 56/131 thế giới về R&D và đổi mới sáng tạo.

 

Xếp hạng các chỉ số thành phần GKI của Việt Nam

 

 

Việt Nam xếp hạng 56/131 quốc gia về thể chế môi trường tạo điều kiện cho việc phát triển tri thức

Chỉ số GKI giúp các quốc gia “đo lường” tri thức

 

GKI là một nghiên cứu nằm trong một dự án thúc đẩy sự phát triển của tri thức giữa UNDP và Quỹ Tri Thức MBRF. Nhóm dự án gồm hơn 7 chuyên gia nghiên cứu chính trong từng lĩnh vực và một hội đồng 12 chuyên gia trong tổ tư vấn cao cấp thuộc các lĩnh vực KH&CN, đổi mới sáng tạo và phát triển đến từ các viện nghiên cứu hàng đầu về KH&CN như Viện nghiên cứu chính sách và KH&CN UNU-MERIT, Đại học Maastricht (Hà Lan), Đại học Lund (Thụy Điển), các tổ chức quốc tế như Worldbank, UNDP và các doanh nghiệp lớn tại các quốc gia phát triển (PwC).

 

Đây được xem là một trong những nỗ lực tiên phong nhằm đo lường khái niệm “tri thức” của từng quốc gia trên thế giới, nó đặc biệt có ích trong bối cảnh rất nhiều các nền kinh tế thuộc nhóm thu nhập trung bình và thấp đang tìm cách bắt kịp với các nên kinh tế phát triển thông qua những cải cách về chính sách KHCN và giáo dục.

 

Chỉ số này cũng là một công cụ đo lường giúp cung cấp thông tin cho các nhà hoạch định chính sách trong việc thúc đẩy sự phát triển của tri thức, KH&CN và đổi mới sáng tạo, làm nền tảng cho những mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững.

 

Chỉ số tri thức GKI gồm bảy chỉ số thành phần, bao gồm: giáo dục cơ sở, đào tạo nghề, giáo dục đại học và sau đại học, nghiên cứu phát triền và đổi mới công nghệ, công nghệ thông tin và truyền thông, sự phát triển, mức độ hội nhập và tính cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và cuối cùng là những yếu tố về thể chế, môi trường nhằm hỗ trợ cho sự phát triển của tri thức.

 

Mỗi chỉ số thành phần sau đó được xây dựng dựa trên một loạt các chỉ số cơ sở khác. Tổng cộng, chỉ số tri thức GKI được xây dựng dựa trên 133 chỉ số cơ sở, tổng hợp nên bảy chỉ số thành phần vừa nêu.

 

Việc tính điểm xếp hạng các quốc gia trong lĩnh vực R&D và đổi mới sáng tạo của chỉ số GKI dựa trên ba yếu tố là số lượng công bố khoa học, chất lượng các cơ sở nghiên cứu khoa học và tỷ lệ bằng phát minh sáng chế trên tổng dân số.

 

Với số liệu do tổ tư vấn cao cấp gồm các chuyên gia của các viện nghiên cứu hàng đầu như Viện nghiên cứu chính sách và KHCN (UNU-MERIT), Đại học Maastricht (Hà Lan), Đại học Lund (Thụy Điển), các tổ chức quốc tế (World Bank, UNDP), các doanh nghiệp lớn tại các quốc gia phát triển (PwC) cung cấp, người ta đã xác định được thứ hạng của Việt Nam ở từng mục: hạng 104 về tổng số công bố quốc tế, hạng 86 về chất lượng của các cơ sở nghiên cứu khoa học, hạng 85 về tỷ lệ trung bình bằng phát minh, sáng chế trên tổng dân số.

 

Theo bảng xếp hạng này, Thụy Sĩ, Singapore, Phần Lan, Thụy Điển, Hà Lan là những quốc gia đứng đầu bảng xếp hạng. Đáng chú ý, Singapore là đại diện Châu Á duy nhất nằm trong top 10 của bảng xếp hạng (đứng thứ 2), vượt cả Nhật Bản (xếp hạng thứ 14) và Hàn Quốc (xếp hạng thứ 19).

 

Các chỉ số khiêm tốn của Việt Nam

 

Theo cách xếp hạng này, Việt Nam đứng thứ 64/131 các nền kinh tế được xếp hạng, nằm cùng nhóm với Lebanon (Tây Á) và Georgia (giao giữa Đông và Tây Âu).

 

Các chỉ số thành phần GKI của Việt Nam đều ở mức khiêm tốn: xếp hạng 56 về R&D và đổi mới sáng tạo, hạng 77 về công nghệ thông tin truyền thông, hạng 47 về giáo dục cơ sở, hạng 74 về dạy nghề, hạng 101 về giáo dục đại học và sau đại học, hạng 56/131 nước về thể chế môi trường tạo điều kiện cho việc phát triển tri thức. Tín hiệu tích cực nhất đối với Việt Nam trong các chỉ số thành phần này là xếp hạng về môi trường vĩ mô: đứng thứ 32/131 quốc gia.

 

Mặc dù còn nhiều thách thức, Việt Nam được xếp hạng là một nền kinh tế mở với sự hội nhập sâu rộng về thương mại và tỉ trọng của thương mại, đặc biệt là thương mại công nghệ cao. Tuy nhiên đáng chú ý là phần lớn sản phẩm công nghệ xuất khẩu của Việt Nam là từ các cơ sở lắp ráp của các tập đoàn thiết bị điện tử lớn tại Việt Nam.

 

Những chỉ số cơ sở khác của Việt Nam cũng đáng quan tâm, bao gồm tính hiệu quả và chất lượng của hệ thống ngân hàng hạng 108, tỉ lệ lao động có tay nghề cao trong tổng nguồn cung lao động hạng 103, sự có mặt của những công nghệ mới nhất tại Việt Nam hạng 108, chỉ số về hoạt động kinh doanh của giới doanh nhân xếp thứ 80.

 

Thuận lợi lớn nhất mà Việt Nam có được là có một nguồn cung dồi dào về nguồn nhân lực lao động trong lĩnh vực KH&CN khi xếp thứ 40 thế giới. Nếu chất lượng của các cơ sở nghiên cứu khoa học và cơ sở giáo dục đại học trong nước được cải thiện trong tương lai thì nguồn nhân lực này sẽ là yếu tố quan trọng để phát triển kinh tế đất nước.

 

Mặc dù là một chỉ số mang tính tổng hợp, GKI cũng cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích khi phân tích chi tiết các chỉ số thành phần cấu thành nên chỉ số này. Trên lĩnh vực giáo dục, vấn đề tụt hậu của giáo dục đại học và sau đại học trong tương quan với giáo dục cơ sở của Việt Nam được thể hiện rất rõ nét.

 

Cụ thể giáo dục cơ sở xếp hạng thứ 47 trong khi giáo dục đại học và sau đại học chỉ đứng ở vị trí 101. Phát hiện này hoàn toàn thống nhất với ý kiến của những chuyên gia giáo dục tại Việt Nam, đồng thời một lần nữa khẳng định nhu cầu cải cách hệ thống giáo dục đại học để bắt kịp với thế giới.

 

Bên cạnh đó, điều này cũng giúp lý giải vì sao Việt Nam liên tiếp xếp thứ hạng cao trong nghiên cứu PISA của tổ chức Tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển của các quốc gia thịnh vượng OECD vì nghiên cứu PISA chỉ tập trung nghiên cứu và đánh giá bậc giáo dục cơ sở mà không tính đến những bậc cao hơn. Ngoài ra, trong lĩnh vực đào tạo nghề, những chỉ số về nguồn cung các cơ sở dạy nghề, chất lượng của bằng cấp là những chỉ số Việt Nam xếp hạng rất thấp (trên 100/133).

"Việt Nam nuôi dưỡng các bạn thanh niên như người mẹ nuôi dưỡng con khôn lớn. Đã đến lúc phải đi ra thế giới, chinh phục thế giới, mang thế giới về Việt Nam. Một giấc mơ quốc gia vĩ đại sẽ làm nên các doanh nghiệp vĩ đại, những con người vĩ đại".
 
Tối 29/11, ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia - Techfest 2018 do Bộ KH&CN chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan đã chính thức khai mạc tại Đà Nẵng. Tham dự lễ khai mạc có Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng cùng lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương và 700 startup, nhà đầu tư trong nước và quốc tế.

Dấu ấn mới cho hành trình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Với chủ đề "Khởi nghiệp sáng tạo - Kết nối toàn cầu", lễ khai mạc được tổ chức quy mô với màn biểu diễn công nghệ tái hiện dấu ấn quá trình hình thành và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sau 3 lần tổ chức Techfest quốc gia.

Thủ tướng: Đã đến lúc phải chinh phục thế giới, mang thế giới về Việt Nam - 1

Thủ tướng: Đã đến lúc phải chinh phục thế giới, mang thế giới về Việt Nam - 2

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các đại biểu thực hiện nghi thức khai mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia Techfest 2018.

Phát biểu tại Lễ khai mạc, ông Chu Ngọc Anh, Bộ trưởng KH&CN, cho biết trong gần 4 năm qua, chúng ta đã từng bước xây dựng và phát triển được hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo với đầy đủ các chủ thể, đi vào vận hành, tạo điều kiện hình thành và hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST có môi trường phát triển.

"Vào thời điểm này, chúng ta có thể tự hào vì đã có nhiều sản phẩm, dịch vụ của nhiều startup Việt Nam vươn tầm quốc tế", Bộ trưởng Chu Ngọc Anh nhấn mạnh.

Sau 3 lần trước được tổ chức tại Hà Nội, việc tổ chức Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia lần thứ 4 tại TP Đà Nẵng cũng nhằm một dấu ấn mới cho hành trình này. "Bộ KH&CN rất mong sự kiện sẽ tạo ra nhiều cơ hội hợp tác mới, hiệu quả cho các tổ chức, cá nhân và các doanh nghiệp", Bộ trưởng Chu Ngọc Anh bày tỏ. 

Thủ tướng: Đã đến lúc phải chinh phục thế giới, mang thế giới về Việt Nam - 3

Theo Bộ trưởng Chu Ngọc Anh, chúng ta có thể tự hào vì đã có nhiều sản phẩm, dịch vụ của nhiều startup Việt Nam vươn tầm quốc tế.

Ngay sau phát biểu khai mạc của người đứng đầu Bộ KH&CN, các nhà khởi nghiệp thành công, đại diện các quỹ đầu tư đã chia sẻ những bài học kinh nghiệm về việc làm sao để khởi nghiệp thành công, trong đó có nhấn mạnh đến việc cần có những ý tưởng sáng tạo sát thực tế hơn nữa để dễ tiếp cận các nhà đầu tư; tham gia nhiều cuộc thi để gọi vốn từ cộng đồng. Các đại biểu cũng đề xuất về chính sách để xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp ngày càng hoàn chỉnh, hấp dẫn, kết nối với thế giới.

Thành lập Trung tâm khởi nghiệp Quốc gia

Phát biểu tại lễ khai mạc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tin tưởng, với khát vọng mạnh mẽ của mỗi người Việt Nam, làn sóng khởi nghiệp hiện nay sẽ hình thành nên lớp thế hệ doanh nhân 5.0 đầy tự hào của Việt Nam, đóng góp thực hiện mục tiêu vào thời điểm tròn 100 năm Quốc khánh, thu nhập người dân đạt hơn 18.000 USD. Thủ tướng nhấn mạnh, không món quà nào có ý nghĩa hơn món quà này cho năm 2045.

Thủ tướng cũng bày tỏ vui mừng vì trên bảng xếp hạng về các thương hiệu khởi nghiệp giá trị trên thế giới có 93 cái tên đến từ Việt Nam, trong đó có một số thương hiệu xếp trong top 500 và top 1.000 của thế giới như Baomoi, Web-Sosanh, Lozi, HelloBacsi… Song, con số 93 startup vẫn còn khiêm tốn so với tiềm năng của chúng ta, thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng: Đã đến lúc phải chinh phục thế giới, mang thế giới về Việt Nam - 4

Thủ tướng đề xuất thành lập Trung tâm khởi nghiệp Quốc gia

Tuy nhiên, người đứng đầu Chính phủ cũng thẳng thắn nhìn nhận một thực trạng là hệ sinh thái khởi nghiệp của chúng ta vẫn chưa tốt. 

"Chính phủ cũng nên tự hỏi mình tại sao có nhiều người VN phải ra nước ngoài khởi nghiệp, đặc biệt là Singapore. Được biết trình duyệt Cốc Cốc, mạng xã hội về địa điểm ăn uống Lozi… được xem là những dự án khởi nghiệp khá thành công của người Việt nhưng lại chọn Singapore làm nơi đăng ký kinh doanh," Thủ tướng trăn trở đồng thời nhấn mạnh, "chúng ta phải dám thừa nhận mình đang yếu hơn Singapore để chúng ta học tập họ, nhìn sang những gì họ đang làm tốt để chúng ta làm theo nhưng không hoàn toàn theo sau họ".

Hướng đến tầm nhìn dài hạn 2045, Thủ tướng cho rằng, cần phải hình thành được một hệ sinh thái khởi nghiệp hoàn chỉnh, kết nối và hội tụ những người có năng lực ở nhiều lĩnh vực như quản trị, công nghệ, tài chính, marketing.

Việt Nam có nhiều trung tâm khởi nghiệp ở khắp mọi nơi nhưng hoạt động lại rời rạc và thiếu kết nối. Chúng ta cần kết nối các trung tâm khởi nghiệp này lại để tăng khả năng tương tác và hiệu ứng cộng hưởng giá trị.

"Nói khác đi, chúng ta phải có được một trái tim hệ sinh thái khởi nghiệp", Thủ tướng nói và đề xuất hình thành trung tâm khởi nghiệp Quốc gia. Trước mắt, trung tâm sẽ đặt tại Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng để xây dựng Mạng lưới kết nối khởi nghiệp quốc gia.

Thủ tướng: Đã đến lúc phải chinh phục thế giới, mang thế giới về Việt Nam - 5

Trung tâm khởi nghiệp quốc gia phải thực sự là một cộng đồng sáng tạo và đổi mới mạnh mẽ, nơi các doanh nhân, nhà đầu tư, nhà phát triển công nghệ và các cố vấn trong môi trường kỹ thuật số tương tác được mang đến gần nhau.

Mạng lưới kết nối khởi nghiệp quốc gia phải là một mạng lưới mở, nơi tập hợp các nhà khởi nghiệp, các nhân tài trong nước và nước ngoài của Việt Nam và cả đối tác, bạn bè quốc tế.

Thủ tướng nhấn mạnh, Chính phủ sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để có một môi trường khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thuận lợi nhất. Nhưng khởi nghiệp có thành công được hay không phụ thuộc vào chính các nhà khởi nghiệp.

"Việt Nam nuôi dưỡng các bạn thanh niên như người mẹ nuôi dưỡng con khôn lớn. Đã đến lúc phải đi ra thế giới, chinh phục thế giới, mang thế giới về Việt Nam. Một giấc mơ quốc gia vĩ đại sẽ làm nên các doanh nghiệp vĩ đại, những con người vĩ đại. Chính bản thân các bạn thanh niên hôm nay cũng cần có một giấc mơ lớn hơn, một khát vọng lớn hơn và đó sẽ là lý do tồn tại, phát triển cho các bạn trong chặng đường phía trước", Thủ tướng nhấn mạnh.

Techfest 2018 diễn ra trong 3 ngày (từ 29/11-1/12). Sự kiện dự kiến thu hút 5.000 người tham gia, 200 gian hàng khởi nghiệp triển lãm tại sự kiện.

Điểm nổi bật của sự kiện năm nay chính là sự tham gia của các đối tác trong khu vực và trên thế giới như Singapore, Malaysia, Hàn Quốc... trong chuỗi các hoạt động.  

Đây cũng là một dịp nhìn lại hoạt động khởi nghiệp trên cả nước thông qua các sự kiện được nhấn mạnh tại Techfest lần này. Đó là Diễn đàn đối thoại của lãnh đạo Chính phủ với thanh niên về khởi nghiệp ĐMST.

Điểm nhấn tiếp theo là Hành trình Thanh niên khởi nghiệp với hai các chuyến xe xuất phát từ Hà Nội và Cần Thơ, đi qua 9 tỉnh/thành phố phát triển về khởi nghiệp để có được những góc nhìn trực quan về Hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST của đất nước.

Một sự kiện quan trọng khác là Diễn đàn đối thoại cấp cao chia sẻ kinh nghiệm xây dựng hệ sinh thái quốc gia hướng tới liên kết khu vực và toàn cầu, có sự tham gia của đại diện Lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành, đại diện lãnh đạo Mạng lưới khởi nghiệp toàn cầu GEN, Diễn đàn Kinh tế thế giới WEF, đại diện các nước Asean, các tổ chức tư vấn quốc tế có uy tín.

Ngoài ra, Cuộc thi chung kết khởi nghiệp ĐMST với sự góp mặt của startups đoạt giải cao của các Techfest vùng và startups các nước ASSEAN, những ý tưởng sáng tạo hay nhất sẽ tham gia vào những sự kiện khởi nghiệp ở Hoa Kỳ (Thung lũng Silicon), Israel, Hàn Quốc, Nhật Bản…

 

 
Liên Cơ - khampha.vn
Phát triển doanh nghiệp khoa học - công nghệ (KH-CN) là chính sách ưu đãi của Nhà nước nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu tiên tiến vào sản xuất, kinh doanh; đẩy mạnh thương mại hóa các kết quả của hoạt động KH-CN; góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

 

Công ty Ewater, một doanh nghiệp KH-CN tại TPHCM, tư vấn các giải pháp, thiết bị xử lý lò hơi công nghiệp    Ảnh: TẤN BA

Công ty Ewater, một doanh nghiệp KH-CN tại TPHCM, tư vấn các giải pháp, thiết bị xử lý lò hơi công nghiệp Ảnh: TẤN BA

Tại TPHCM cũng đã có nhiều chính sách thúc đẩy phát triển loại hình doanh nghiệp này, nhưng vẫn còn những vướng mắc cần sớm giải quyết.

Kết quả đáng ghi nhận

Tính đến tháng 11-2018, Sở KH-CN TPHCM đã chứng nhận cho 64 doanh nghiệp KH-CN và 2 trường hợp bổ sung danh mục sản phẩm hàng hóa KH-CN. Trong số này toàn bộ là doanh nghiệp, không có hình thức tổ chức KH-CN công lập chuyển đổi sang doanh nghiệp. Năm 2017, doanh thu từ sản phẩm KH-CN cũng tập trung vào nhóm doanh nghiệp này. Số doanh nghiệp KH-CN tuy không nhiều so với tổng số doanh nghiệp nói chung, nhưng cũng là kết quả bước đầu đáng ghi nhận. Kết quả trên xuất phát từ Quyết định số 2953/QĐ-UBND của UBND TPHCM về phát triển công nghệ và nâng cao tiềm lực KH-CN với mục tiêu phát triển doanh nghiệp KH-CN đến năm 2020 sẽ đạt 300 doanh nghiệp. Hơn nữa, là trung tâm KH-CN phía Nam, tập trung nhiều trường đại học, viện nghiên cứu - nơi ươm tạo, hình thành các kết quả nghiên cứu KH-CN... nên TPHCM đã ban hành nhiều văn bản hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, ươm tạo doanh nghiệp.

Sở KH - CN TPHCM cũng triển khai kế hoạch phát triển 35 doanh nghiệp KH-CN trong năm 2018 với chương trình cụ thể, như hỗ trợ kinh phí tư vấn, khảo sát đánh giá tiềm năng nghiên cứu, đổi mới KH-CN của các doanh nghiệp tiềm năng và hỗ trợ xây dựng hồ sơ đăng ký chứng nhận doanh nghiệp KH-CN. Kết quả đến tháng 11-2018 đã chứng nhận cho 32 doanh nghiệp KH-CN, đạt 91,4% theo kế hoạch. 

Cùng với đó, chính sách hỗ trợ hoạt động nghiên cứu KH-CN cũng được TPHCM quan tâm. Trong giai đoạn 2016-2020, tập trung vào các chương trình cơ khí và tự động hóa; điện - điện tử và công nghệ thông tin; hóa dược, công nghệ thực phẩm và công nghệ vật liệu; công nghệ sinh học; quản lý và phát triển đô thị.... Đây là những lĩnh vực được Nhà nước khuyến khích nghiên cứu phát triển và tiến tới thành lập doanh nghiệp KH-CN. 

Chi tiết ưu đãi cần rõ ràng

Theo Sở KH-CN TPHCM, nguồn doanh nghiệp tiềm năng có thể phát triển thành doanh nghiệp KH-CN gồm: Doanh nghiệp ươm tạo công nghệ, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo; doanh nghiệp có bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới; doanh nghiệp đã tham gia hoặc trực tiếp thực hiện nhiệm vụ KH-CN các cấp... Tại TPHCM chú trọng phát triển các nhóm khởi nghiệp hình thành và phát triển sản phẩm KH-CN để thành lập doanh nghiệp, hỗ trợ các doanh nghiệp đã và đang hoạt động về đổi mới công nghệ thiết bị, năng lực tạo lợi thế cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.

Tuy nhiên, những khó khăn gặp phải cũng không ít. Đầu tiên phải nói đến khâu thẩm định hồ sơ đăng ký chứng nhận doanh nghiệp KH-CN; trong đó có việc xác định đối tượng thành lập thuộc lĩnh vực nào do chưa có văn bản hướng dẫn, giải thích cụ thể, đặc biệt với một số lĩnh vực rộng như công nghệ tự động hóa, công nghệ vật liệu mới, công nghệ bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, theo ông Chu Bá Long, Phó trưởng phòng Quản lý công nghệ và thị trường công nghệ (Sở KH-CN TPHCM), việc doanh nghiệp chứng minh sở hữu hoặc sử dụng kết quả KH-CN cũng không phải dễ khi được yêu cầu. Ngay trong thực thi các chính sách hỗ trợ, ưu đãi cũng gặp những trở ngại. Một số chính sách chưa được cụ thể hóa trong quá trình thực hiện, như chính sách được ưu tiên sử dụng các trang thiết bị phục vụ trong phòng thí nghiệm trọng điểm, chính sách hưởng ưu đãi về giá cho thuê đất tại các khu công nghiệp, khu chế xuất; ưu đãi vay vốn tín dụng đầu tư. Việc chưa cụ thể hóa trong quá trình thực hiện làm cho doanh nghiệp chưa thật sự chú ý đến việc đăng ký chứng nhận doanh nghiệp KH-CN. Ngay cả chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp cho đối tượng này (một trong những chính sách hấp dẫn và cụ thể nhất) nhưng trong thực tế triển khai vẫn còn nhiều vướng mắc chưa giải quyết được khi xem xét từng trường hợp cụ thể với từng ngành nghề. 

Để phát triển doanh nghiệp KH-CN, rất cần rõ ràng hơn trong các cơ chế, chính sách hỗ trợ nghiên cứu và phát triển công nghệ; chính sách về thuê đất, hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng... cụ thể như thế nào. Song song đó, có cơ chế hỗ trợ các doanh nghiệp KH-CN thương mại hóa sản phẩm qua kinh phí nghiên cứu, hỗ trợ một phần thuê máy móc thiết bị trong quá trình nghiên cứu hoàn thiện.

Từ năm 2008 đến nay, Sở KH-CN TPHCM đã phối hợp với Viện Sở hữu trí tuệ Việt Nam tổ chức các lớp quản trị viên tài sản trí tuệ cho đối tượng là lãnh đạo các doanh nghiệp; qua đó, giúp doanh nghiệp hiểu rõ việc xác lập quyền, khai thác và bảo vệ các tài sản trí tuệ; hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm và kết nối các chuyên gia thực hiện nghiên cứu hay tư vấn xây dựng hồ sơ, hỗ trợ thành lập hội đồng khoa học để đánh giá các kết quả đạt được trong đề tài, dự án nghiên cứu khi có yêu cầu. Đặc biệt, hỗ trợ một phần kinh phí nghiên cứu phát triển, hoàn thiện và chuyển giao các kết quả nghiên cứu tốt để doanh nghiệp áp dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh thông qua các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp...

BÁ TÂN - SGGP

Trong hai ngày 7 và 8/11, Hội Tin học TP.HCM phối hợp cùng Saigon Innovation Hub tổ chức buổi giao lưu Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên nền tảng CNTT-VT lần lượt tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông - cơ sở TP.HCM và ĐH Quốc tế Miền Đông (Bình Dương).

 

Hoạt động cộng đồng 2017 với chủ đề Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên nền tảng CNTT-VT do Hội Tin học TP.HCM (HCA) phối hợp tổ chức cùng các trường Đại học – Cao đẳng TP.HCM; Trung tâm Sáng kiến hỗ trợ đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp – Saigon Innovation Hub (thuộc Sở KHCN TP.HCM) cùng các doanh nghiệp ngành CNTT-VT.

Chương trình được chỉ đạo bởi Sở Khoa học Công nghệ TPHCM; bảo trợ bởi Ban điều hành Hệ sinh thái khởi nghiệp ICT TP.HCM.

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông - cơ sở TP.HCM và ĐH quốc tế Miền Đông là điểm trường thứ 7 và 8 trong chương trình năm nay.

Tham gia buổi giao lưu tại điểm trường Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông - cơ sở TP.HCM có ông Vũ Thái Bình (Giám đốc Trung tâm Điều hành và Giám sát dịch vụ - FPT Telecom), ông Hà Như Hải (Phó Giám đốc Công ty CMC Telecom miền Nam), ông Vũ Anh Tuấn (Tổng Thư ký HCA, Giám đốc Vườn ươm Doanh nghiệp phần mềm Quang Trung, Phó Chủ tịch thường trực Ban điều hành hệ sinh thái khởi nghiệp ICT TP.HCM).

Những chia sẻ và trình bày tại buổi giao lưu xoay quanh các nội dung về phát triển con đường sự nghiệp; khởi nghiệp ngành công nghệ thông tin – viễn thông; xu hướng khởi nghiệp, mảng ngành đang được quan tâm và phù hợp;… Qua đó giúp các bạn sinh viên hình dung và định hướng rõ hơn mục tiêu nghề nghiệp và tự hoạch định chiến lược cho sự nghiệp của mình; hiểu rõ hơn về cách thức, kinh nghiệm trong khởi nghiệp ngành công nghệ thông tin – viễn thông; có cái nhìn tổng quát về bức tranh khởi nghiệp tại Việt Nam để từ đó hoạch định kế hoạch tương lai cho bản thân mình. 

  

Theo ông Hà Như Hải, khởi nghiệp là giai đoạn đầu của quá trình lập nghiệp, bằng những ý tưởng sáng tạo, có tính đột phá, nhằm giải quyết vấn đề nào đó của xã hội. Ý tưởng đó sẽ rất khó thành công nếu chỉ một mình người có ý tưởng triển khai thực hiện. Khởi nghiệp cần đi từ hệ sinh thái khởi nghiệp mà ở đó có sự hỗ trợ của các thành phần như các cơ quan ban ngành, các nhà đầu tư, quỹ đầu tư, vườn ươm,… Tại Việt Nam, khởi nghiệp trên nền tảng công nghệ thông tin – viễn thông hiện nay tập trung nhiều ở các lĩnh vực Smart City (thành phố thông minh), Fintech (dịch vụ tài chính dựa trên nền tảng công nghệ), AI (trí tuệ nhân tạo), công nghệ Blockchain,... Các bạn trẻ có thể đề xuất ý tưởng, sản phẩm khởi nghiệp của mình để giải quyết các vấn đề cụ thể của những lĩnh vực này như: đỗ xe thông minh, điện/lưới điện thông minh, giao thông thông minh, thanh toán, cho vay, huy động vốn, quản lý sàn online, tài chính cá nhân, đối thoại qua AI/Bots (chatbot), thị giác, ô tô, robot, an ninh mạng, dịch vụ ví và tiền, dịch vụ đại lý, quản lý nội dung, định danh và IoT, tiền tệ và dịch vụ doanh nghiệp.

Để thành công, theo ông Hải, các bạn trẻ cần thể hiện tinh thần/thái độ khởi nghiệp nghiêm túc, tác phong chuyên nghiệp. Tinh thần khởi nghiệp chính là chịu tìm tòi, học hỏi, đọc sách, nghiên cứu, thậm chí phải biết “nghe chửi” từ người giỏi hơn mình, từ đó có thể thay đổi thái độ, nhận thức. Đồng thời, các bạn nên có những trải nghiệm sớm từ những việc nhỏ, đạt mục tiêu nhỏ và hiểu được xu hướng của công nghệ thông tin hiện nay. Ông Hải cho biết thêm, hiện CMC Telecom đang vận hành Qũy sáng tạo CMC Innovation quy mô 50 tỷ đồng nhằm tìm kiếm và phát triển các ý tưởng, sản phẩm, giải pháp và dịch vụ trên nền tảng công nghệ. Các ý tưởng, sản phẩm khởi nghiệp trong lĩnh vực an toàn, Cloud, IoT, AI, Big Data,… sẽ có cơ hội nhận được hỗ trợ 2 tỷ đồng/ý tưởng từ quỹ đầu tư này.

Tại điểm trường ĐH Quốc tế Miền Đông, ông Đoàn Xuân Huy Minh đến từ Viện Khoa học Công nghệ và Tính toán (đơn vị thuộc Sở KHCN TP.HCM) đã chia sẻ với đông đảo các bạn sinh viên về tình hình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam và làm thế nào để hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp.

 

Ông Minh cho biết, thị trường khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam hiện rất thuận lợi, có hơn 400.000 sinh viên tốt nghiệp hằng năm, 25.000 doanh nghiệp khởi nghiệp đã hoạt động trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo, hơn 30 quỹ đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường đổi mới sáng tạo.

Cũng theo ông Minh, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực CNTT thậm chí còn có nhiều cơ hội, sự thuận lợi hơn bởi vì sản phẩm đa dạng, không cần nhiều vốn, không đòi hỏi công tác nghiên cứu và phát triển (R&D), trong khi đó quy mô thị trường lại lớn, nguồn nhân lực trẻ.

"Dẫu thế, sự cạnh tranh và đào thải ở lĩnh vực này cũng rất khốc liệt", đại diện Viện Khoa học và Công nghệ Tính toán cho biết.

Còn theo lời bà Văn Thị Bích Ty, cách mạng công nghiệp 4.0 là nói đến hệ thống kết nối máy móc, mạng kết nối vạn vật, công nghệ in 3D, các công nghiệp kết nối thông qua tự động hóa thông minh (robot), hệ thống điều khiển mạng quốc tế. "Ở đó các thiết bị sẽ kết nối thông minh hơn, độc lập hơn, sự bùng nổ của dữ liệu phân tích dữ liệu và tầm quan trọng của phần mềm, theo đó thiết kế công nghiệp sẽ là một lĩnh vực trong tương lai khi in 3D trở nên phổ biến", bà Ty nhấn mạnh.

Vẫn theo lời bà Ty, các bạn sinh viên từ năm 2 trở lên nên tìm đến những môi trường doanh nghiệp để thực tập, nâng cao kiến thức chuyên môn và thực hành. Sinh viên giữa các khoa cũng nên thành lập những CLB giao lưu để học hỏi, lắng nghe nhu cầu của nhau cũng chính là cách tạo nền tảng của startup. Bước vào cách mạng công nghiệp 4.0, sinh viên cần trang bị tốt ngoại ngữ để tiếp thu kiến thức mới, không chỉ 1 mà phải biết từ 2-3 ngoại ngữ để tăng cường khả năng tự học, giao tiếp, hòa nhập với lực lượng lao động toàn cầu. Khi làm startup đừng nghĩ đến sản phẩm dành cho Việt Nam mà đến lúc phải nghĩ đến thị trường toàn cầu.

Ngày 27/12, Câu lạc bộ Nhà báo Khoa học Công nghệ Việt Nam (Hội Nhà báo Việt Nam) công bố kết quả bình chọn 10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật năm 2017.

 

Cuộc bình chọn nhằm động viên và ghi nhận cống hiến của các nhà khoa học, tập thể các nhà khoa học qua từng năm đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

 

Đây là năm thứ 12 sự kiện được tổ chức. 10 sự kiện nổi bật năm 2017 được công bố là kết quả bình chọn của hơn 40 nhà báo viết về lĩnh vực khoa học và công nghệ đến từ 20 cơ quan truyền thông đại chúng Trung ương và địa phương.

 

Câu lạc bộ Nhà báo Khoa học Công nghệ Việt Nam (Hội Nhà báo Việt Nam) công bố kết quả bình chọn 10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật năm 2017 thuộc các lĩnh vực cơ chế chính sách, khoa học xã hội và nhân văn, nghiên cứu ứng dụng, hội nhập quốc tế, tôn vinh nhà khoa học. Ảnh minh họa.

 

 

Đó là các sự kiện thuộc các lĩnh vực cơ chế chính sách, khoa học xã hội và nhân văn, nghiên cứu ứng dụng, hội nhập quốc tế, tôn vinh nhà khoa học sau:

 

Quốc hội thông qua Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi).

 

Chiều ngày 19/6, Quốc hội thông qua Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi).

 

Luật có thay đổi, chỉnh lý một số nội dung. Trong đó có những nội dung quan trọng như chính sách của Nhà nước đối với chuyển giao công nghệ; các công nghệ cần khuyến khích, hạn chế, cấm chuyển giao; thẩm định công nghệ trong các dự án đầu tư, các biện pháp khuyến khích thúc đẩy chuyển giao công nghệ và phát triển thị trường.

 

Chính phủ ban hành chỉ thị số 16/CT-TTg về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

 

Ngày 4/5, Thủ tướng ban hành chỉ thị số 16/CT-TTg về việc tăng cường năng lực tiếp cận Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

 

Chỉ thị nêu rõ nhiệm vụ chính của Bộ Khoa học và Công nghệ: Tập trung thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia để phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Chủ trì, phối hợp các bộ ngành, địa phương triển khai có kết quả Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025…

 

Dự án “ Trưng bày di tích, di vật dưới tầng hầm Nhà Quốc hội”

 

Để tòa Nhà Quốc hội trở thành điểm nhấn phản ánh sức sống trường tồn của trung tâm quyền lực trong dòng chảy lịch sử dân tộc, Đảng và Nhà nước quyết định dành một phần không gian dưới 2 tầng hầm Nhà Quốc hội làm nơi tái hiện trưng bày những khám phá quan trọng của khảo cổ học dưới lòng đất của khu Di sản Văn hóa thế giới - Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long.

 

Dự án “Trưng bày di tích, di vật dưới tầng hầm Nhà Quốc hội” được Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam giao cho Viện Nghiên cứu Kinh thành là đơn vị chủ trì tổ chức triển khai thực hiện. Sau gần 5 năm, Viện Nghiên cứu Kinh thành đã hoàn thành Dự án, đáp ứng tốt các yêu cầu của nội dung, mục tiêu và tiến độ đề ra.

 

Đài thiên văn Nha Trang chính thức hoạt động cuối tháng 9/2017

 

Đài Thiên văn Nha Trang trực thuộc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, Viện Hàn lâm  Khoa học và Công nghệ Việt Nam đặt trên Hòn Chồng (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa), là một phần của dự án Trung tâm Vũ trụ Việt Nam.

 

Một số nghiên cứu có thể được thực hiện với kính và thiết bị đi kèm gồm: quan sát sao biến quang, từ đó có thể nghiên cứu tính chất của khí quyển; đo phổ vạch từ các ngôi sao để thu thông tin về loại sao, tốc độ quay và độ lớn từ trường trên bề mặt sao…

 

Ảnh minh họa

 

 

TS. Hà Phương Thư nhận Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam năm 2017

 

Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam đã trao tặng Giải thưởng trên cho TS Hà Phương Thư - Trưởng phòng Vật liệu nano y sinh, Viện Khoa học Vật liệu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) với những đóng góp trong công cuộc chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

 

TS Thư là một trong số ít những nhà khoa học trẻ tiêu biểu của Việt Nam có 30 công bố quốc tế về lĩnh vực nano y sinh và làm chủ nhiệm nhiều đề tài cấp Nhà nước, cấp Viện Hàn lâm và Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia…

 

GS.TS Nguyễn Quang Liêm nhận Giải thưởng Công huân khoa học ASEAN (AMSA)

 

Ngày 20/10, tại Myanmar, Ban tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN chính thức lần thứ 17 (AMMST-17) đã trao cho GS.TS Nguyễn Quang Liêm (Viện trưởng Viện Khoa học Vật liệu, Viện Hàn lâm KH và CN Việt Nam) giải thưởng trên.

 

GS.TS Nguyễn Quang Liêm đã công bố hơn 150 bài báo trên nhiều tạp chí khoa học uy tín quốc tế và trong nước, là đồng tác giả Giải thưởng Nhà nước về KH và CN năm 2005 cho cụm công trình “Nghiên cứu cơ bản tính chất quang - điện - từ của một số vật liệu điện tử tiên tiến”.

 

Kỷ niệm 20 năm Internet Việt Nam

 

Ngày 19/11/1997 đã đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử của ngành thông tin và truyền thông Việt Nam khi diễn ra Lễ ấn nút mở cửa Internet.

 

Theo số liệu thống kê từ đầu năm 2017, Việt Nam hiện có khoảng trên 50 triệu người dùng Internet, chiếm 54% dân số, cao hơn mức trung bình 46,64% của thế giới và nằm trong tốp những quốc gia và vùng lãnh thổ có số lượng người dùng cao nhất tại châu Á.

 

Viettel triển khai mạng 4G

 

Chỉ trong 6 tháng, Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) đã gần như hoàn thiện mạng 4G trên phạm vi toàn quốc. Theo đánh giá của các chuyên gia, với hơn 36 nghìn trạm BTS 4G, chỉ riêng hạ tầng của Viettel đã đủ để đưa Việt Nam vào tốp 20 quốc gia có hạ tầng 4G hiện đại nhất, chất lượng nhất, mật độ phủ dân cư tốt nhất theo chuẩn quốc tế.

 

Hiện chỉ có chưa tới 10% số nhà mạng trên thế giới sử dụng được công nghệ này.

 

Hàn Quốc xây dựng nhà máy sản xuất động cơ máy bay tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc

 

Ngày 21/9, Công ty Hanwha Techwin (Hàn Quốc) tổ chức lễ khởi công nhà máy Hanwha Aero Engines tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội). Đây là dự án đầu tư đầu tiên tại Việt Nam liên quan đến ngành công nghiệp động cơ hàng không. Nhà máy sẽ sản xuất các cấu kiện, linh kiện động cơ cho một số hãng hàng không hàng đầu thế giới, như: General  Electric (GE), Pratt & Whitney (PW) và Rolls-Royce.

 

Trước đó ngày 7/7, Ban Quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc đã cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án nhà máy của Hàn Quốc với tổng mức đầu tư 200 triệu USD (giải ngân trong ba năm) và có kế hoạch đầu tư thêm 60 triệu USD trên tổng diện tích 96.789 m2.

 

Traphaco khánh thành nhà máy sản xuất thuốc hiện đại nhất Việt Nam

 

Ngày 8/11, Công ty CP Traphaco tổ chức Lễ khánh thành Nhà máy sản xuất thuốc tân dược hiện đại nhất Việt Nam tại tỉnh Hưng Yên. Traphaco đã đầu tư các công nghệ mới nhất hiện nay để xây dựng nhà máy tân dược "thông minh".

 

Nhà máy được xây dựng trên diện tích 46.288 m2 với tổng vốn đầu tư 477 tỉ đồng, gồm 3 phân xưởng và 5 dây chuyền sản xuất. Với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và vận hành sản xuất, nhà máy được đầu tư đồng bộ và tự động hóa hoàn toàn cho các dây chuyền sản xuất thuốc.


Bản quyền © 2018 Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
Thiết kế và phát triển bởi HCMGIS
Tổng số truy cập: 11537353