SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ngày 30/3/2024, trong khuôn khổ Ngày hội Khoa học Tomorrow Camp, diễn ra tại Nhà Thiếu nhi Quận 11 (số 284 Lãnh Binh Thăng, phường 8, Quận 11, TP.HCM), hơn 500 học sinh và giáo viên hướng dẫn trên địa bàn Quận 11 đã cùng nhau tranh tài để hướng tới mục tiêu chinh phục giải thưởng hơn 1 tỷ đồng của Cuộc thi Sáng tạo vì Tương lai 2024 - The Next Innovator 2024.

2420241.jpg

Cuộc thi Sáng tạo vì Tương lai 2024 - The Next Innovator 2024 nằm trong khuôn khổ dự án Không gian sáng tạo Thanh thiếu nhi - Tomorrow Space; một dự án do chương trình “HTV Cafetek - Cuộc sống tương lai thuộc Đài Truyền hình TP.HCM” sản xuất

Ngày hội Khoa học Tomorrow Camp được tổ chức bởi sự tham gia phối hợp của Ủy ban nhân dân Quận 11, Chương trình HTV Cafetek và DKSH Việt Nam thuộc Tập đoàn DKSH đến từ Thụy Sỹ cùng các nhà đồng hành như ViewSonic Việt Nam, Xiaomi Việt Nam, LEAD English, DigiUni và Logitech. Tham dự Ngày hội, về phía các Sở ban ngành Thành phố có ông Lê Thanh Minh - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM; ông Lê Huy Hoàng - Phó Trưởng phòng Phòng Quản lý Khoa học và Công nghệ cơ sở, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM; ông Lê Văn Cường - Phó Trưởng phòng Phòng Phát triển Phong trào sáng tạo, Trung tâm Phát triển khoa học và công nghệ trẻ thuộc Thành Đoàn TP.HCM. Về phía Quận ủy - Ủy ban nhân dân quận 11 có bà Trần Thị Bích Trâm, Quận ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận 11 và lãnh đạo các phòng: Văn hóa - Thông tin, Giáo dục và Đào tạo, Kinh tế, Tài chính - kế hoạch; bà Dương Nguyễn Thùy Trang - Phó Bí thư Quận Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội quận 11; ông Nguyễn Đức Thiện - Phó Giám đốc Nhà Thiếu nhi, Phó Chủ tịch Hội đồng Đội quận 11. Về phía các đơn vị hợp tác và đồng hành có bà Thích Ý Nhi - Giám đốc sản xuất chương trình HTV CAFETEK; bà Bùi Khánh Ngọc - Trưởng Ban quản lý dự án Không gian sáng tạo Thanh thiếu nhi Tomorrow Space cùng các thành viên trong Ban tổ chức cuộc thi, Ban Giám hiệu, Giáo viên và 70 đội tham gia với hơn 500 em học sinh các trường Tiểu học, Trung học cơ sở (THCS) trên địa bàn Quận 11.

2420242.jpg

Sự kiện đã thu hút được hơn 500 em học sinh và giáo viên yêu khoa học thuộc khối Tiểu học và THCS trên địa bàn Quận 11 hưởng ứng tham gia

Phát biểu tại Ngày hội, bà Trần Thị Bích Trâm - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận 11 chia sẻ: “Cuộc thi The Next Innovator 2024 giúp tạo sân chơi bổ ích và sáng tạo cho các em học sinh, thiếu nhi và giáo viên trên địa bàn Quận 11. Đồng thời, khơi gợi tinh thần sáng tạo chủ động tìm tòi - học hỏi, dám nghĩ - dám làm về những ý tưởng ứng dụng khoa học cơ bản trong các em học sinh. Qua đó, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng thanh thiếu nhi thông qua những hoạt động tìm hiểu, trải nghiệm và sáng tạo thực tế”.

2420247.jpg

2420243.jpg

Đại diện Ban tổ chức, các đơn vị đồng hành và đại biểu khách mời cùng chụp hình lưu niệm

Theo đại diện Ban tổ chức, với mục tiêu ban đầu đề ra là 50 đội thi, cuộc thi bất ngờ khi thu hút đến hơn 70 đội đăng ký, bao gồm những học sinh và giáo viên hướng dẫn có niềm đam mê với khoa học đến từ khối Tiểu học và THCS trên địa bàn Quận 11 cũng như có được sự phối hợp, đồng hành chặt chẽ từ Phòng Kinh tế, Phòng Giáo dục & Đào tạo, Quận Đoàn - Hội đồng Đội và Nhà Thiếu nhi Quận 11. Điều này đã khẳng định sức lan tỏa mạnh mẽ của Cuộc thi Sáng tạo vì Tương lai - The Next Innovator cho quá trình tạo ra một môi trường tiếp cận kiến thức khoa học tương tác một cách sinh động và thực tế.

2420244.jpg

Cuộc thi sáng tạo vì tương lai - The Next Innovator 2024  tổng giá trị giải thưởng lên đến hơn 1 tỷ đồng

Cụ thể, vòng Sơ khảo được diễn ra với hình thức một hội trại khoa học - Tomorrow Camp sẽ giúp các em bước đầu tiếp cận nền tảng kiến thức khoa học tự nhiên - công nghệ, đặc biệt tập trung vào lĩnh vực sinh học - hóa học, mang đến cho các em học sinh vô số hoạt động phong phú và thử thách.

Tại Tomorrow Camp, hơn 70 đội thi cần thực hiện 5 thử thách để có được các kiến thức khoa học tự nhiên và công nghệ cần thiết gồm: (1) Trạm thi “Hãy chọn từ đúng”, thử thách điền vào chỗ trống đơn giản, giúp các em ôn lại và cập nhật thêm những thông tin cơ bản về khoa học tự nhiên; (2) Trạm thi “Cuộc đua phân loại rác”, trò chơi chạy tiếp sức với mục đích truyền những vật phẩm mô phỏng những loại rác thải khác nhau giúp các bạn nhỏ nhận diện - phân loại các loại rác thải cơ bản; (3) Trạm thi “Lăng kính Nhà khoa học”, một thử thách giúp các em có một góc nhìn khác hơn về những vật dụng quanh ta dưới kính hiển vi và thời gian phân hủy đáng lưu ý của những vật liệu; (4) Trạm thi “Tam sao thất bản”, một trò chơi quen thuộc giúp các em ghi nhớ dần tên của những thành phần cần lưu ý có trong những hóa phẩm tiêu dùng quen thuộc; giúp các em có dần thói quen tìm hiểu và xem qua bản thành phần trước khi lựa chọn mua hoặc sử dụng các hóa phẩm tiêu dùng; (5) Trạm thi “Nhà sáng chế tí hon”, thử thách nhập vai vào những nhà khoa học, tự tay thực nghiệm tạo ra những hóa phẩm cơ bản theo sự hướng dẫn của những chuyên gia từ DKSH. Sau 5 vòng thi, các em sẽ đến với thử thách cuối cùng: “Nhà Khoa học trước ống kinh” để thực hiện sản phẩm cho vòng Bán kết.

2420245.jpg

70 đội thi đã nổ lực thực hiện 5 thử thách để có được các kiến thức khoa học tự nhiên và công nghệ cần thiết

Được biết, sau thời gian tranh tài quyết liệt của 70 đội dự thi, cùng với tinh thần cổ vũ nhiệt tình, sôi nổi từ các cổ động viên. Ban Tổ chức đã tìm ra được 56 đội xuất sắc tiến vào vòng Bán kết của Ngày hội khoa học - Tomorrow Camp - Cuộc thi sáng tạo vì tương lai - The Next Innovator 2024.

2420248.jpg

Cuộc thi sáng tạo vì tương lai - The Next Innovator 2024 hứa hẹn sẽ là bệ phóng cho những tài năng trẻ đam mê khoa học

Cũng theo đại diên Ban tổ chức, vòng Bán kết hứa hẹn sẽ diễn ra bùng nổ với cuộc tranh tài trực tuyến trên trang Facebook Tomorrow Space với các video clip của các đội được bình chọn từ ngày 8 đến ngày 18/4/2023, nhằm chọn ra Top 20 đội thi xuất sắc nhất, tương đương 100 em học sinh và đây cũng sẽ là 100 thành viên đầu tiên của Tomorrow Club - Câu lạc bộ Khoa học Tương lai, là môi trường sẽ nhận được sự hỗ trợ của HTV Cafetek, DKSH Việt Nam và các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới nhằm tạo cơ hội ươm mầm ước mơ của các em trở thành những nhà khoa học tài năng, những nhà sáng tạo xuất sắc, góp phần kiến tạo tương lai tươi sáng và bền vững cho Việt Nam.

Top 20 đội xuất sắc sẽ tiếp tục tiến đến vòng Chung kết hùng biện và trao giải vào ngày 18/5/2024 đúng ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Các đội chiến thắng sẽ nhận được những giải thưởng và chương trình đào tạo giá trị nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các thí sinh thể hiện năng lực và tài năng của mình trên hành trình dài phía trước.

2420246.jpg

Các em học sinh hào hứng tham gia trải nghiệm các không gian công nghệ tại Ngày hội

Bên cạnh giải thưởng chính, nhằm động viên tinh thần của các trường đã hưởng ứng hành trình ươm mầm các nhà khoa học nhí, nhà đồng hành Công ty DKSH Việt Nam sẽ trao tặng thêm giải thưởng đặc biệt là một chiếc kính hiển vi DM300 cho Trường cấp THCS có hoạt động thi đua năng nổ nhất. Viewsonic cũng dành tặng giải thưởng 1 máy chiếu M1 Miniplus cho Trường Cấp Tiểu học năng nổ nhất.

Hơn cả một cuộc thi thông thường, Cuộc thi Sáng tạo vì Tương lai - The Next Innovator chính là bệ phóng cho những ước mơ khoa học bay cao, chắp cánh cho thế hệ trẻ năng động, sáng tạo, sẵn sàng kiến tạo nên một hệ sinh thái bền vững.

Về đơn vị thực hiện dự án: Chương trình “HTV CafeTek - Cuộc Sống Tương Lai”

Chương trình “HTV CafeTek - Cuộc Sống Tương Lai” là một chương trình truyền hình kiểu mới về công nghệ đang được đón xem hàng tuần không chỉ trên sóng truyền hình mà còn nhận được nhiều lượt xem và chia sẻ trên các nền tảng Digital. Nhờ những nội dung về công nghệ nhưng rất gần gũi, đi từ dân sinh, lấy đời sống, con người là trọng tâm cùng những phản ánh, trải nghiệm những thiết bị công nghệ mới một cách chân thực.Từ đó, giúp chương trình “HTV CafeTek - Cuộc sống tương lai” nhận được những phản hồi tốt của cả khán giả HTV nói chung và thế hệ người xem Gen Z trên nền tảng số nói riêng.

Nhật Linh (CESTI)

Hàng loạt báo cáo tham luận cung cấp thông tin, kiến thức về những tiến bộ, đột phá mới trong lĩnh vực gen và tế bào gốc, tiềm năng ứng dụng của tế bào gốc được chia sẻ tại hội nghị khoa học "Các công nghệ và sản phẩm ứng dụng từ tế bào gốc".

Hội nghị khoa học lần thứ XII với chủ đề "Các công nghệ và sản phẩm ứng dụng từ tế bào gốc" do Hội Tế bào gốc TP.HCM tổ chức ngày 08/12/2023 tại TP.HCM. Sự kiện thu hút hơn 250 nhà nghiên cứu, chuyên gia y học, cộng đồng y học và khoa học từ Việt Nam, Ý, Hàn Quốc, Singapore. Hội nghị quy tụ 17 bài tham luận chất lượng, được chia thành 4 phiên trình bày với 2 chủ đề chính: Những tiến bộ về liệu pháp về gen và tế bào gốc; Tiềm năng ứng dụng của tế bào và tế bào gốc (TBG).

11HDKHLVhoinghiTBGh2.jpg

Ông Lê Thanh Minh (Phó giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM) phát biểu tại hội nghị

Theo ông Lê Thanh Minh (Phó giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM), lĩnh vực liệu pháp gen và TBG đã và đang đặt ra nhiều thách thức và cơ hội. Từ việc nắm bắt khả năng chữa trị các bệnh các bệnh lý di truyền đến khả năng tái tạo mô cơ thể, chúng ta đang chứng kiến thành quả to lớn của sự tiến bộ về khoa học và công nghệ (KH&CN). TP.HCM đã có những chính sách đột phá nhằm thúc đẩy hình thành và phát triển trung tâm nghiên cứu đạt chuẩn quốc tế, hình thành và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực ưu tiên của Thành phố, trong đó có lĩnh vực gen và TBG. Cụ thể như NQ 13/2023/NQ-HĐND ngày 19/9/2023 của HĐND về mức chi triển khai đề án Hỗ trợ hệ sinh thái hởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 tại TP.HCM; NQ 19/2023/NQ-HĐND ngày 11/11/2023 của HĐND về ưu đãi tiền lương, tiền công và các phúc lợi khác, thù lao thực hiện nhiệm vụ KH&CN; NQ 20/2023/NQ-HĐND hỗ trợ không hoàn lại từ nguồn chi thường xuyên của ngân sách Thành phố cho chi phí ươm tạo dự án đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo; Đề án xây dựng cơ chế thúc đẩy để hình thành trung tâm nghiên cứu đạt chuẩn quốc tế;…

Với những chính sách này, Thành phố kỳ vọng sẽ thu hút, giữ chân và hội tụ được những tinh hoa về KH&CN trong lĩnh vực ưu tiên của Thành phố, phấn đấu đưa TP.HCM trở thành trung tâm nghiên cứu và đổi mới sáng tạo đạt trình độ quốc tế, góp phần phát triển kinh tế xã hội Thành phố. Do đó, hội nghị này không chỉ là cơ hội để giới thiệu những nghiên cứu mới, mà còn là dịp gặp gỡ, học hỏi, chia sẻ, xây dựng kết nối và hình thành những nhóm nghiên cứu mạnh và trung tâm xuất sắc, thậm chí xây dựng nên một hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực gen và TBG.

"Tôi vinh dự và hoan nghênh khi chứng kiến sự hội tụ của những tâm huyết và tri thức, nơi chúng ta có cơ hội gặp gỡ, chia sẻ và thảo luận về những đột phá khoa học mang tính cách mạng trong lĩnh vực liệu pháp gen và TBG. Hội nghị lần này sẽ mở ra những cơ hội mới, kích thích sự sáng tạo và tạo ra những dấu ấn đáng kể trong lĩnh vực liệu pháp gen và TBG", ông Lê Thanh Minh chia sẻ.

11HDKHLVhoinghiTBGh4.jpg

Hội nghị thu hút đông đảo đại biểu tham dự 

Tại hội nghị, các chuyên gia, nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế đã trình bày nhiều báo cáo tham luận nổi bật như: Từ tế bào sinh dưỡng đến tế bào gốc: Đạo đức trong nghiên cứu và ứng dụng (PGS.TS. Nguyễn Văn Thuận, Phòng Thí nghiệm Tái lập chương trình tế bào - Đại học Quốc tế TP.HCM); Liệu pháp tế bào điều trị bệnh nan y - Chúng ta đang ở đâu? (GS.TS.BS. Nguyễn Thanh Liêm, Viện Nghiên cứu tế bào gốc và Công nghệ gen Vinmec); Mô hình hóa bệnh tim bằng cách sử dụng các mô hình khối tế bào 3 chiều trong hộp nuôi cấy (GS.TS. Bong Seng Soh, Phòng Thí nghiệm Phát triển mô hình bệnh lý và điều trị - Viện Sinh học phân tử và Tế bào, Singapore); Tương lai đầy hứa hẹn của công nghệ nuôi cấy tế bào thực vật (TS. Sang Hyun Mohsi, Cao đẳng Y khoa Đại học Chung-Ang, Hàn Quốc); Hoạt động chống virus của tế bào gốc: Giải thích hợp lý cho việc sử dụng chúng trong ứng dụng lâm sàng (TS.BS. Ciro Gargiulo, Bệnh viện Quốc tế FV và Phòng khám đa khoa Vigor Health TP.HCM); Hiệu quả của việc cấy ghép các tấm tế bào gốc trung mô từ mô dây rốn người trong điều trị nhồi máu cơ tim ở chuột (TS. Phạm Lê Bửu Trúc, Trung tâm Công nghệ Sinh học TP.HCM); Liệu pháp tế bào CAR-T: từ nghiên cứu đến ứng dụng (TS. Cao Sỹ Luân, Khoa Di truyền học phân tử - Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP.HCM); Tế bào gốc ung thư - ứng viên tiềm năng cho phương pháp điều trị nhắm trúng đích bằng thuốc thảo dược (TS.BS. Huỳnh Thanh Tuấn, Nhà sáng lập nhóm Hợp tác y tế Việt Nam - Đài Loan); Cải tiến tỉ lệ tạo phôi và Blastocyst hỗ trợ sản xuất tế bào gốc phôi - Inner cell mass (ICM) bằng kỹ thuật ICSI trên mô hình động vật (PGS.TS. Nguyễn Thanh Bình, Khoa Y dược – Đại học Thủ Dầu Một); Suy gan cấp trên nền mạn: Báo cáo ca lâm sàng điều trị thành công bằng thay huyết tương kết hợp ghép tế bào gốc trung mô dây rốn (TS.BS. Mai Văn Điển, Ngân hàng tế bào gốc Mekostem – Công ty CP Hóa dược phẩm Mekophar); Bước đầu ứng dụng PRF kết hợp BM-MSC trong phẫu thuật nội soi điều trị tổn thương sụn khớp gối tại Bệnh viện Đại học Y Dược (PGS.TS.BS. Bùi Hồng Thiên Khanh, Bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM); Góc nhìn từ ISCT: Những cân nhắc chính về quá trình hậu sản xuất các sản phẩm thuốc tế bào và gen (TS. Nguyễn Thị Sâm, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam); Một số phương thức sản xuất tế bào gốc trung mô trị liệu (ThS. Đặng Châu Ngô Hoàng, Trung tâm Thao tác tế bào, Đơn vị Tế bào gốc – Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh);…

11HDKHLVhoinghiTBGh5.jpg

Ông Nguyễn Thanh Liêm (Viện trưởng Viện Nghiên cứu tế bào gốc và Công nghệ gen Vinmec) cho biết, đến nay, hàng trăm nghìn bệnh nhân ung thư và các bệnh khác đã được cứu sống nhờ ghép tế bào gốc tạo máu. Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành để đánh giá tính an toàn và hiệu quả của liệu pháp tế bào đối với nhiều loại bệnh trên mô hình động vật. Nhiều nghiên cứu ngẫu nhiên và phân tích tổng hợp ở người cũng đã chứng minh tính an toàn và hiệu quả của liệu pháp tế bào đối với bệnh nan y như bệnh về gan mật, hệ thần kinh, bệnh hô hấp và tự miễn.

Theo ông Liêm, đối với bệnh xơ gan, hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu, nhưng nhiều nghiên cứu đã cung cấp đủ bằng chứng về hiệu quả của liệu pháp ghép tế bào gốc. Một nghiên cứu phân tích gộp năm 2023 với 13 nghiên cứu trên 854 bệnh nhân cho thấy, liệu pháp ghép tế bào gốc giúp giảm mức độ nặng của bệnh, duy trì chức năng gan và giảm tỷ lệ tử vong so với nhóm chứng (không ghép tế bào gốc). Đối với bệnh tiểu đường, thế giới cũng có nhiều nghiên cứu chứng minh hiệu quả của liệu pháp ghép tế bào gốc. Năm 2020, một nghiên cứu tiến bộ dùng tế bào gốc trung mô dây rốn với 172 bệnh nhân và 71 nhóm chứng, 5 nghiên cứu dùng tế bào đơn nhân từ máu cuống rốn, kết quả cho thấy liệu pháp ghép tế bào gốc trung mô dây rốn giúp cải thiện chỉ số HbA1c, giảm liều insulin ở bệnh nhân tiểu đường. Đối với lĩnh vực trẻ hóa, chống lão hóa, một số nghiên cứu ứng dụng liệu pháp tế bào gốc bước đầu cho thấy cải thiện hoạt động thể lực cũng như các chỉ số sinh học về miễn dịch. Ngoài ra, liệu pháp tế bào gốc những năm gần đây cũng được ứng dụng nhiều đối với bệnh đột quỵ, chấn thương sọ não, chỉ định điều trị hồi phục các di chứng thần kinh. Một số nghiên cứu cho thấy, khả năng hồi phục các di chứng thần kinh sau đột quỵ và sau chấn thương sọ não được cải thiện rõ rệt hơn ở nhóm được truyền tế bào gốc so với nhóm chứng (không sử dụng liệu pháp TBG).

11HDKHLVhoinghiTBGh6.jpg

Các chuyên gia, nhà khoa học trong nước và quốc tế trình bày nhiều báo cáo tham luận có giá trị 

TS.BS. Ciro Gargiulo cho biết, tầm quan trọng của TBG trong quá trình phát triển, tái tạo và sửa chữa mô được khẳng định qua khả năng tự đổi mới và biệt hóa thành các tế bào trưởng thành của chúng. Tế bào gốc hiện diện trong tất cả các cá thể và chúng có khả năng hoạt động đến cuối cuộc đời. Tuy nhiên, sự hiểu biết về vai trò điều biến miễn dịch và tác động quan trọng của chúng trong bảo vệ vật chủ khỏi virus vẫn còn hạn chế. Gần đây, các nhà khoa học đã nhấn mạnh việc sử dụng tế bào trong lĩnh vực trị liệu miễn dịch, đặc biệt là mở rộng tiềm năng sử dụng tế bào gốc theo hướng có thể phục hồi các hoạt động cụ thể của cơ thể thay vì chỉ sử dụng các giao thức nghiên cứu thông thường.

11HDKHLVhoinghiTBGh1.jpg

PGS.TS.BS. Trần Công Toại (Chủ tịch Hội Tế bào gốc TP.HCM) phát biểu tại hội nghị

PGS.TS.BS. Trần Công Toại (Chủ tịch Hội Tế bào gốc TP.HCM) cho rằng, TBG với khả năng đặc biệt của mình, đã mở ra một thế giới mới về điều trị bệnh, y học tái tạo. Việc ứng dụng TBG đã đạt được bước tiến đáng kể khi chữa trị thành công nhiều loại bệnh lý, từ các bệnh lý ung thư cho đến các vấn đề tim mạch, thậm chí là lão hóa. Thành công này không chỉ thấy rõ sức mạnh của TBG mà còn cho thấy sự sáng tạo của cộng đồng nghiên cứu TBG ở Việt Nam và quốc tế.

11HDKHLVhoinghiTBGh7.jpg

Triển lãm một số sản phẩm và công nghệ ứng dụng tế bào gốc

Hội nghị khoa học lần thứ XII với những bài tham luận chất lượng và các phiên thảo luận chuyên sâu, các chuyên gia hàng đầu đã cùng nhau chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm, cung cấp thông tin về những tiến bộ, thành quả đạt được trong lĩnh vực liệu pháp gen và tế bào gốc. Đây cũng là cơ hội để kết nối hợp tác giữa các nhóm nghiên cứu, tổ chức y tế và doanh nghiệp. Các phiên networking, triển lãm sản phẩm trong khuôn khổ hội nghị giúp kết nối và khám phá những dự án tiên tiến và công nghệ mới, từ đó thúc đẩy sự hợp tác tiếp theo để tạo ra những giải pháp tiên tiến cho sức khỏe con người.

Lam Vân (CESTI)

Nhiều kết quả quan trọng trong hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo được chia sẻ tại hội nghị giao ban khoa học và công nghệ vùng Đông Nam Bộ lần thứ XVI, năm 2023.

Ngày 17/11, tại Trung tâm Hội nghị triển lãm tỉnh Bình Dương, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với UBND tỉnh Bình Dương tổ chức hội nghị giao ban khoa học và công nghệ vùng Đông Nam Bộ lần thứ XVI, năm 2023.

Hội nghị nhằm tổng kết, đánh giá hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo vùng Đông Nam Bộ giai đoạn 2019 – 2023, định hướng nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới. Đồng thời triển khai thực hiện Nghị quyết số 154/NQ-CP ngày 23/11/2022 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 07/10/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Phát biểu tại hội nghị, ông Lê Xuân Định (Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ) nhấn mạnh, vùng Đông Nam Bộ là vùng kinh tế động lực quan trọng và lớn nhất cả nước, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của khu vực phía Nam.

12HDKHLVgiaobankhcnDNBh1ok.JPG

Ông Lê Xuân Định (Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ) phát biểu tại hội nghị 

Năm 2022, GRDP vùng Đông Nam Bộ chiếm khoảng 31% cả nước; xuất khẩu đóng góp khoảng 35%, thu ngân sách khoảng 38% cả nước; thu nhập bình quân đầu người của vùng cao gấp 1,64 lần cả nước; tỷ lệ đô thị hóa của vùng là 66,5%, bằng 1,8 lần trung bình cả nước. Tốc độ tăng trưởng và tổng sản phẩm GRDP của vùng luôn ở mức cao nhất. Cơ cấu kinh tế của vùng tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tập trung phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ có lợi thế so sánh, tạo ra tỷ lệ giá trị gia tăng cao. Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đầu tư đổi mới công nghệ, nhóm ngành công nghiệp có sử dụng công nghệ cao và trung bình cao tăng bình quân khoảng 10%/năm. Sự tăng trưởng này phản ánh quá trình cơ cấu lại ngành công nghiệp theo hướng mở rộng và phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, tạo sản phẩm tiêu dùng có giá trị gia tăng cao, đáp ứng nhu cầu trong nước và tham gia xuất khẩu.

Mặc dù có những đóng góp như vậy nhưng chúng ta cần thẳng thắn nhìn nhận rằng: trình độ công nghệ của các địa phương trong vùng còn thấp, hoạt động đổi mới công nghệ chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Những kết quả đạt được trong hoạt động KH&CN thời gian qua còn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế sẵn có của vùng, chưa thực sự trở thành động lực để duy trì phát triển kinh tế - xã hội”, Thứ trưởng Lê Xuân Định chia sẻ.

Thực tế cho thấy, mô hình tăng trưởng của vùng Đông Nam Bộ nói riêng, cả nước nói chung vẫn còn chủ yếu dựa vào sự mở rộng và thu hút đầu tư nước ngoài dựa trên lợi thế về lao động, tài nguyên và các cơ chế ưu đãi về thuế, chính sách thu hút đầu tư…, Điều đó sẽ không thể tiếp tục trong tương lai để giúp kinh tế Việt Nam tiến nhanh hơn, bền vững hơn. Giải pháp mang tính chất đột phá và như là “động lực” thúc đẩy tốc độ tăng trưởng, phát triển của các quốc gia và nền kinh tế chính là khoa học, công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao và đổi mới sáng tạo trở thành yếu tố đầu vào quan trọng nhất của lực lượng sản xuất hiện đại.

Theo Thứ trưởng Lê Xuân Định, cần thiết phải tổng kết, đánh giá và nhìn nhận lại KH&CN đã thực sự là động lực, là nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội, sự đồng bộ giữa pháp luật và thực thi, hoàn thiện cơ chế, chính sách về KH&CN. Cần thiết hơn nữa là có những giải pháp vượt qua khó khăn, thách thức, tăng cường đầu tư cho KH&CN không chỉ từ nhà nước mà còn từ xã hội, đặc biệt là từ doanh nghiệp, gắn với doanh nghiệp, nơi chuyển hóa các kết quả nghiên cứu từ viện, trường thành sản phẩm, hàng hóa; tăng cường liên kết viện - trường và doanh nghiệp; đặc biệt cần có các giải pháp mạnh mẽ hơn để thu hút đội ngũ cán bộ KH&CN đầu ngành, những người làm khoa học tài năng và nhà khoa học nước ngoài hợp tác, hỗ trợ giải bài toán cụ thể của vùng và của đất nước.

12HDKHLVgiaobankhcnDNBh2ok.JPG

Toàn cảnh hội nghị

Chia sẻ tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Nguyễn Lộc Hà khẳng định, kết quả, thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được trong thời gian qua có sự đóng góp không nhỏ của lĩnh vực KH&CN. Việc gia tăng ứng dụng và đổi mới công nghệ trong các ngành, hoạt động sản xuất công nghiệp, ngông nghiệp công nghệ cao, đổi mới ứng dụng công nghệ trong xây dựng, y tế và các ngành dịch vụ đã giúp tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bình Dương được duy trì, ổn định.

Trong thời gian tới, tỉnh tiếp tục quan tâm, ban hành thêm chính sách hỗ trợ và dành nhiều nguồn lực để phát triển khoa học công nghệ, nhất là hoạt động đổi mới sáng tạo. “Bình Dương mong muốn thúc đẩy phát triển mối quan hệ hợp tác, liên kết nội vùng nói riêng và cả nước nói chung trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa xã hội, đặc biệt là lĩnh vực KH&CN nhằm đưa lĩnh vực này trở thành một trong những động lực thúc đẩy tích cực cho tăng trưởng kinh tế vùng”, Phó Chủ tịch Nguyễn Lộc Hà cho biết.

12HDKHLVgiaobankhcnDNBh5ok.JPG

Phần trình bày các báo cáo tham luận tại hội nghị

Tại hội nghị, bên cạnh việc tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động khoa học công nghệ và ĐMST vùng Đông Nam Bộ giai đoạn 2019 – 2023, các đại biểu đã lắng nghe và tập trung trao đổi, thảo luận xoay quanh nội dung bài tham luận được trình bày như: Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2023; Đổi mới sáng tạo Đại học Quốc gia TP.HCM thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, sản xuất kinh doanh vùng Đông Nam Bộ; Ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tạo ra sản phẩm nông nghiệp đạt chất lượng cao và đưa sản phẩm từ trang trại đến bàn ăn; Ứng dụng công nghệ Blockchain & AI trong định danh số, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa Make in Vietnam”; Bình Dương thúc đẩy khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển thành phố thông minh;…

12HDKHLVgiaobankhcnDNBh4ok.JPG

Các đại biểu tham dự hội nghị

Đồng thời các đại biểu cũng trao đổi, thảo luận những vấn đề vướng mắc trong thực tế triển khai các hoạt động KH&CN và đổi mới sáng tạo, đóng góp ý kiến, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn để tiếp tục đẩy mạnh hoạt động KH&CN và đổi mới sáng ở từng địa phương cũng như của cả vùng.

Chia sẻ những thuận lợi, khó khăn về triển khai cơ chế đặc thù trong quản lý khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo của TP.HCM theo Nghị quyết số 98/2023/QH15, ông Nguyễn Việt Dũng (Giám đốc Sở KH&CN TP.HCM) cho biết, Nghị quyết số 98/2023/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM được ban hành ngày 1/8/2023. Nghị quyết này quy định thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM về quản lý đầu tư; tài chính, ngân sách nhà nước; quản lý đô thị, tài nguyên, môi trường; ngành, nghề ưu tiên thu hút nhà đầu tư chiến lược vào Thành phố; quản lý khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo;…

12HDKHLVgiaobankhcnDNBh5.JPG

Phần trao đổi, đối thoại, chia sẻ về những vấn đề vướng mắc trong thực tế triển khai các hoạt động KH&CN và đổi mới sáng tạo của các địa phương trong vùng

Về thuận lợi, Nghị quyết 98 ban hành 4 cơ chế chính sách thúc đẩy khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo tại TP.HCM trong giai đoạn 5 năm, qua đó tạo điều kiện thêm để tháo gỡ những vướng mắc trong cơ chế chính sách cũng như tạo thêm nguồn lực từ Nhà nước để cộng đồng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo có thêm nguồn lực đầu tư phát triển lĩnh vực này. Cụ thể như chính sách miễn thuế (miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo); thử nghiệm có kiểm soát các giải pháp công nghệ mới (cơ chế thử nghiệm sandbox); hỗ trợ không hoàn lại từ nguồn chi thường xuyên của ngân sách Thành phố chi phí ươm tạo dự án đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo; quy định tiền lương, tiền công, chế độ phúc lợi và chính sách ưu đãi khác đối với các chức danh lãnh đạo trong tổ chức khoa học và công nghệ công lập và thù lao thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ;…

12HDKHLVgiaobankhcnDNBh6.JPG

Ông Nguyễn Việt Dũng (Giám đốc Sở KH&CN TP.HCM) chia sẻ những thuận lợi, khó khăn về triển khai cơ chế đặc thù trong quản lý khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo của TP.HCM theo Nghị quyết số 98/2023/QH15

Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện cũng gặp một số khó khăn vướng mắc như cơ chế tài chính sử dụng kinh phí nghiên cứu khoa học rất phức tạp, còn nhiều điểm bất hợp lý; triển khai chính sách miễn thuế phát sinh các thủ tục hành chính, giấy tờ và quy trình phức tạp, kéo dài thời gian,… khiến doanh nghiệp e ngại; cơ chế thử nghiệm sandbox còn vướng về quy trình thủ tục pháp lý, cấp phép, đánh giá, thẩm định các sản phẩm, giải pháp công nghệ tham gia sandbox, chưa thực sự thu hút cộng đồng nghiên cứu, doanh nghiệp hay startup mạnh dạn đầu tư nghiên cứu, thử nghiệm và phát triển sản phẩm công nghệ.

Bên cạnh đó, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tây Ninh chia sẻ về giải pháp khắc phụ khó khăn trong ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Bình Phước Bùi Thị Minh Thúy, Giám đốc Sở KH&CN Bình Dương Nguyễn Việt Long, cùng các đại biểu khác cũng đã có những chia sẻ thẳng thắn, cởi mở và đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, những vấn đề nảy sinh trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ở thực tế địa phương mình.

12HDKHLVgiaobankhcnDNBh8.JPG

Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh/thành Bình Dương, TP.HCM, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu ký thỏa thuận hợp tác trong liên kết, chia sẻ dư liệu, thông tin hoạt động của sàn giao dịch công nghệ

Tại hội nghị cũng diễn ra lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa các Sở Khoa học và Công nghệ vùng Đông Nam bộ trong liên kết, chia sẻ dư liệu, thông tin hoạt động của sàn giao dịch công nghệ; đồng thời diễn ra nghi thức chuyển giao địa điểm giao ban vùng năm 2025 cho Sở KH&CN tỉnh Bình Phước. Việc ký thỏa thuận hợp tác nhằm thực hiện kết nối hiệu quả các sàn giao dịch công nghệ quốc gia tại Thành phố Hồ Chí Minh với các trung tâm ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ ở các địa phương trong vùng và cả nước; cụ thể hóa các mục tiêu, nội dung hợp tác cũng như kế hoạch phát triển trong thời gian tới giữa các Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh vùng Đông Nam Bộ trong liên kết, chia sẻ dữ liệu, thông tin hoạt động của sàn giao dịch công nghệ.

Lam Vân (CESTI)

Ngày nay, đời sống xã hội ngày càng phát triển và ý thức của người tiêu dùng trong việc lựa chọn sản phẩm, hàng hóa ngày càng cao, người tiêu dùng đặc biệt quan tâm nhiều hơn đến chất lượng sản phẩm nói chung và những loại sản phẩm, hàng hóa có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nói riêng như nông sản, lương thực, thực phẩm … Trong bối cảnh hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái vẫn còn, gây ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe người dân và thương hiệu, uy tín của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh. Để đảm bảo quyền và lợi ích của người dân, các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng đã tích cực triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân từ thành thị đến nông thôn.

Thành phố Hồ Chí Minh với vai trò là đầu tàu kinh tế của cả nước, là hạt nhân của khu vực Nam Bộ - nơi nuôi trồng các sản phẩm nông nghiệp lớn nhất cả nước và là thị trường tiêu thụ nông sản lớn nhất. Vì vậy, từ năm 2016 Thành phố Hồ Chí Minh đã sớm ban hành nhiều chính sách nhằm triển khai thực hiện và thúc đẩy hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, trong đó sản phẩm tiêu thụ nhiều, thường xuyên như thịt heo, thịt gia cầm và trứng gia cầm được triển khai và mang lại nhiều kết quả quan trọng đối với công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

Ngày 12 tháng 4 năm 2023, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số 1383/QĐ-UBND về phê duyệt Danh mục sản phẩm, hàng hóa ưu tiên triển khai truy xuất nguồn gốc trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, theo đó sản phẩm thịt heo, thịt gia cầm, trứng gia cầm là nhóm sản phẩm, hàng hóa ưu tiên triển khai truy xuất nguồn gốc trên địa bàn Thành phố theo các tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về truy xuất nguồn gốc có liên quan, có lộ trình thực hiện từ năm 2023 đến năm 2025.

Hoạt động truy xuất nguồn gốc đối với chuỗi cung ứng thịt gia súc (bao gồm thịt heo), thịt gia cầm được quy định trong bộ TCVN 13166 Truy xuất nguồn gốc - Yêu cầu đối với chuỗi cung ứng thịt gia súc và gia cầm gồm các phần sau đây:

- TCVN 13166-1:2020, Phần 1: Yêu cầu chung;

- TCVN 13166-2:2020, Phần 2: Thịt trâu và thịt bò;

- TCVN 13166-3:2020, Phần 3: Thịt cừu;

- TCVN 13166-4:2020, Phần 4: Thịt lợn;

- TCVN 13166-5:2020, Phần 5: Thịt gia cầm.

Bộ TCVN 13166 đã đưa ra các yêu cầu chung đối với chuỗi cung ứng thịt gia súc và gia cầm (bao gồm thịt tươi, thịt mát, thịt đông lạnh) và các yêu cầu đối với từng sản phẩm cụ thể như thịt trâu, thịt bò, thịt cừu, thịt lợn, thịt gia cầm. Theo đó, các loại hình cơ sở sản xuất, kinh doanh trong chuỗi cung ứng được xác định trong bộ TCVN 13166 bao gồm: cơ sở chăn nuôi; cơ sở vận chuyển; cơ sở giết mổ; cơ sở sơ chế, chế biến; nhà phân phối; cơ sở bán lẻ.

TCVN 13166 được áp dụng đồng thời với TCVN 12850:2019 Truy xuất nguồn gốc – Yêu cầu chung đối với hệ thống truy xuất nguồn gốc, đảm bảo đáp ứng các nguyên tắc chung được nêu trong TCVN 12850:2019, cụ thể:

- Nguyên tắc “Một bước trước - một bước sau”: Để bảo đảm khả năng giám sát, nhận diện được công đoạn sản xuất, kinh doanh trước và công đoạn sản xuất, kinh doanh tiếp theo trong quá trình sản xuất, kinh doanh đối với một sản phẩm.

- Nguyên tắc “Sẵn có của phần tử dữ liệu chính”: Các phần tử dữ liệu chính phải được thu thập, lưu trữ và cập nhật kịp thời trong các báo cáo thông tin chi tiết về các sự kiện quan trọng trong quá trình sản xuất và chuỗi cung ứng.

- Nguyên tắc “Minh bạch”: Hệ thống truy xuất nguồn gốc phải đạt yêu cầu về tính minh bạch tối thiểu bằng cách sử dụng dữ liệu tĩnh về khách hàng, bên cung ứng, sản phẩm và các điều kiện sản xuất.

- Nguyên tắc “Có sự tham gia đầy đủ các bên truy xuất nguồn gốc”: Hệ thống truy xuất nguồn gốc phải có sự tham gia của đầy đủ các bên truy xuất nguồn gốc của tổ chức.

Các Tiêu chuẩn quốc gia nêu trên là cơ sở để các doanh nghiệp chuẩn hóa hoạt động truy xuất nguồn gốc. Do đó, khi hệ thống truy xuất nguồn gốc thịt gia súc, thịt gia cầm được thực hiện một cách toàn diện theo các yêu cầu của các tiêu chuẩn liên quan về truy xuất nguồn gốc cùng với việc thực hiện trên môi trường điện tử sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu thập, lưu trữ, chia sẻ, liên kết dữ liệu truy xuất nguồn gốc, giúp kiểm soát được một đơn vị sản phẩm qua từng công đoạn của quá trình sản xuất, chế biến, vận chuyển, lưu trữ và phân phối. Đồng thời, việc truy xuất nguồn gốc còn hỗ trợ công tác thu hồi sản phẩm khi có sự cố về an toàn thực phẩm./.

Lý Cún Mùi (Chi cục TĐC)

Ngày nay, trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, việc sử dụng các giải pháp công nghệ trong thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa (Phương pháp truy xuất nguồn gốc điện tử) được xem là phương pháp thông tin hiện đại được sử dụng khá phổ biến, với việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa thông qua các mã vạch, mã QR (tem truy xuất) để các đối tượng quan tâm có thể nắm bắt thông tin về nguồn gốc và chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Việc áp dụng phương pháp truy xuất nguồn gốc điện tử này có thể thực hiện linh hoạt, đa dạng, sử dụng đa nền tảng, đáp ứng yêu cầu các tiêu chuẩn truy xuất nguồn gốc, phù hợp với nhiều loại sản phẩm, hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng có đặc thù dễ hư hỏng, thời gian bảo quản ngắn như rau quả tươi.

Tuy nhiên, hoạt động truy xuất nguồn gốc thông qua tem truy xuất này đến nay còn khá sơ sài, chưa được chuẩn hóa về nội dung và hình thức. Tem truy xuất mới chỉ sử dụng được hệ thống mã nội bộ, chỉ có khả năng truy xuất trong cùng hệ thống, chưa đầy đủ thông tin truy xuất nguồn gốc, nhất là chưa có thông tin về các khâu "đầu vào" của quá trình sản xuất - khâu quyết định chất lượng sản phẩm, chưa đáp ứng đúng yêu cầu truy xuất nguồn gốc. Do đó, chưa đem lại niềm tin cho người tiêu dùng.

Ngày 12 tháng 4 năm 2023, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số 1383/QĐ-UBND về phê duyệt Danh mục sản phẩm, hàng hóa ưu tiên triển khai truy xuất nguồn gốc trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, theo đó sản phẩm Rau quả tươi là một trong bảy nhóm sản phẩm, hàng hóa ưu tiên triển khai truy xuất nguồn gốc, có lộ trình thực hiện từ năm 2023 đến năm 2030, thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12850:2019 (Truy xuất nguồn gốc - Yêu cầu chung đối với hệ thống truy xuất nguồn gốc) và  TCVN 12827:2019 (Truy xuất nguồn gốc - Yêu cầu đối với chuỗi cung ứng rau quả tươi). Các tiêu chuẩn quốc gia này là cơ sở để các doanh nghiệp chuẩn hóa hoạt động truy xuất nguồn gốc.

Xét theo TCVN 12850:2019 “Truy xuất nguồn gốc - Yêu cầu chung đối với hệ thống truy xuất nguồn gốc”, hệ thống truy xuất nguồn gốc phải bảo đảm các nguyên tắc sau:

+ Nguyên tắc “Một bước trước - một bước sau”: Để bảo đảm khả năng giám sát, nhận diện được công đoạn sản xuất, kinh doanh trước và công đoạn sản xuất, kinh doanh tiếp theo trong quá trình sản xuất, kinh doanh đối với một sản phẩm.

+ Nguyên tắc “sẵn có của phần tử dữ liệu chính”: Các phần tử dữ liệu chính phải được thu thập, lưu trữ và cập nhật kịp thời trong các báo cáo thông tin chi tiết về các sự kiện quan trọng trong quá trình sản xuất và chuỗi cung ứng.

+ Nguyên tắc “minh bạch”: Hệ thống truy xuất nguồn gốc phải đạt yêu cầu về tính minh bạch tối thiểu bằng cách sử dụng dữ liệu tĩnh về khách hàng, bên cung ứng, sản phẩm và các điều kiện sản xuất.

+ Nguyên tắc “có sự tham gia đầy đủ các bên truy xuất nguồn gốc”: Hệ thống truy xuất nguồn gốc phải có sự tham gia của đầy đủ các bên truy xuất nguồn gốc của tổ chức.

Xét theo TCVN 12827:2019 “Truy xuất nguồn gốc - Yêu cầu đối với chuỗi cung ứng rau quả tươi”, các loại hình cơ sở sản xuất kinh doanh đối với chuỗi cung ứng rau quả tươi bao gồm:

1.     Cơ sở trồng trọt

2.     Cơ sở đóng gói và đóng gói lại

3.     Nhà phân phối và nhà bán buôn

4.     Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và cơ sở bán lẻ

Tiêu chuẩn này đưa ra các yêu cầu cụ thể đối với mỗi khâu trong chuỗi cung ứng để truy xuất nguồn gốc rau quả tươi. Do đó khi hệ thống truy xuất nguồn gốc rau quả tươi được thực hiện một cách toàn diện theo các yêu cầu của tiêu chuẩn này và các tiêu chuẩn liên quan về truy xuất nguồn gốc cùng với việc thực hiện trên môi trường điện tử sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu thập, lưu trữ, chia sẻ, liên kết dữ liệu truy xuất nguồn gốc, đem lại nhiều lợi ích cho chính doanh nghiệp trong quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý chất lượng và an toàn sản phẩm, quản lý mối quan hệ tương tác trong nội bộ cũng như với các bên tham gia trong chuỗi cung ứng, minh bạch thông tin và nâng cao uy tín của doanh nghiệp. Từ đó, quyền lợi của người tiêu dùng được đảm bảo và từng bước nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về kiểm soát chất lượng sản phẩm, hàng hóa./.

Truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa là việc xác định và theo dõi nguồn gốc, quá trình sản xuất, chế biến, phân phối của một sản phẩm, hàng hóa từ khi sản xuất cho đến trước khi đến tay người tiêu dùng.

Truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa có vai trò và lợi ích quan trọng đối với các doanh nghiệp, người tiêu dùng và cơ quan quản lý nhà nước, cụ thể:

1. Vai trò truy xuất nguồn gốc:

Truy xuất nguồn gốc có vai trò quan trọng trong việc theo dõi và ghi chép chi tiết các giai đoạn sản xuất, xử lý và vận chuyển của sản phẩm, hàng hóa. Việc này đảm bảo kiểm soát sản phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến góp phần hỗ trợ doanh nghiệp trong việc phải tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn theo quy định.

Trong trường hợp xảy ra vấn đề liên quan đến chất lượng hoặc an toàn của sản phẩm, hàng hóa, truy xuất nguồn gốc cho phép xác định nhanh chóng nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. Từ đó, cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp kịp thời có biện pháp xử lý, khắc phục và ngăn chặn sự cố lặp lại trong tương lai.

Kế tiếp, thực hiện truy xuất nguồn gốc sẽ đảm bảo kiểm soát hiệu quả hơn đối với quá trình di chuyển và vận chuyển của sản phẩm, hàng hóa qua các bước trong chuỗi cung ứng.

2.   Lợi ích của hoạt động truy xuất nguồn gốc:

- Truy xuất nguồn gốc giúp doanh nghiệp kiểm soát chặt chẽ các khâu trong quá trình sản xuất sản phẩm, các chuỗi cung ứng liên quan, góp phần hỗ trợ hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa từ khi sản xuất khi đến tay người tiêu dùng. Điều này giúp hạn chế tình trạng sản phẩm, hàng hóa kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ lưu thông trên thị trường.

- Truy xuất nguồn gốc giúp người tiêu dùng có thể biết được thông tin về sản phẩm, hàng hóa mà mình mua, bao gồm nguồn gốc, chất lượng. Từ đó, người tiêu dùng có thể đưa ra quyết định mua hàng đúng đắn, đảm bảo sức khỏe và lợi ích của mình.

- Truy xuất nguồn gốc giúp ngăn chặn việc sao chép không hợp pháp và sản xuất hàng giả. Các thông tin chi tiết về nguồn gốc và quá trình sản xuất giúp phân biệt sản phẩm chính hãng với hàng giả.

- Truy xuất nguồn gốc giúp doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Điều này giúp tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.

- Truy xuất nguồn gốc giúp doanh nghiệp kiểm soát chặt chẽ quá trình sản xuất, chế biến, phân phối sản phẩm, hàng hóa. Điều này giúp giảm thiểu tác động đến môi trường, bảo vệ môi trường sống của con người.

Ngoài ra, truy xuất nguồn gốc giúp chứng minh sản phẩm, hàng hóa đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng, an toàn và môi trường được quy định bởi các tổ chức quốc tế. Điều này giúp sản phẩm được dễ dàng chấp nhận và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham gia vào các thị trường quốc tế.

Truy xuất nguồn gốc là một cách để thể hiện sự minh bạch và cam kết của doanh nghiệp đối với chất lượng và nguồn gốc của sản phẩm. Điều này tạo lòng tin từ phía đối tác kinh doanh và người tiêu dùng, thúc đẩy mối quan hệ thương mại và tạo lợi thế trong việc cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Tóm lại, truy xuất nguồn gốc là một hoạt động quan trọng đối với tất cả các bên tham gia vào chuỗi cung ứng. Truy xuất nguồn gốc giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm, hàng hóa, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tăng cường cạnh tranh lành mạnh và góp phần bảo vệ môi trường.

Chiều 29-6, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức có buổi tiếp ông Jonathan Law, Giám đốc Điều hành Tổ chức Nghiên cứu Công nghiệp và Khoa học Khối thịnh vượng chung (CSIRO).
 
2.9245
Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức tiếp ông Jonathan Law, Giám đốc Điều hành Tổ chức Nghiên cứu Công nghiệp và Khoa học Khối thịnh vượng chung (CSIRO). Ảnh: THANH HẰNG

Tại buổi tiếp, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức vui mừng chào đón ông Jonathan Law đến thăm TPHCM trong dịp hai nước kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao, với những bước phát triển vượt bậc trên nhiều lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, đầu tư, thương mại, văn hóa, giáo dục, trong đó có khoa học và công nghệ. TPHCM trân trọng nỗ lực của Chính phủ Australia trong việc hỗ trợ Việt Nam phát triển khoa học công nghệ trong nhiều năm qua, trong đó có Chương trình Aus4Innovation được triển khai từ năm 2018 đã tạo ra những mối liên kết chặt chẽ giữa hai bên.

Phó Chủ tịch UBND TPHCM đề xuất một số lĩnh vực khoa học công nghệ và sáng tạo có thể xem xét khả năng hợp tác trong thời gian tới như: thúc đẩy quá trình hợp tác các mô hình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo giữa TPHCM với các địa phương tại Australia; tổ chức các hoạt động kết nối doanh nghiệp đến tìm hiểu đầu tư trong lĩnh vực khoa học và công nghệ tại TPHCM và mời các đối tác Australia sang Việt Nam cùng tham gia Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số TPHCM năm 2023 (WHISE 2023) dự kiến diễn ra vào quý IV năm nay.

1-6332

Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức tiếp ông Jonathan Law, Giám đốc Điều hành Tổ chức Nghiên cứu Công nghiệp và Khoa học Khối thịnh vượng chung (CSIRO). Ảnh: THANH HẰNG

Ông Jonathan Law cho biết, Việt Nam là đối tác quan trọng trong nhiều lĩnh vực, trong đó có khoa học công nghệ, biến đổi nhiên liệu, năng lượng và bảo vệ môi trường. Đánh giá cao tiềm năng hợp tác giữa TPHCM và Australia, ông Jonathan Law thống nhất tiếp tục thúc đẩy quá trình hợp tác các mô hình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong thời gian tới. CSIRO sẵn sàng tham gia Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số TPHCM 2023, cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức trong phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Theo xu hướng đổi mới giáo dục đại học của thế giới, sản phẩm giáo dục đại học cần chú trọng thêm vào tinh thần và năng lực khởi nghiệp của sinh viên, đặc biệt vào tỉ lệ sinh viên khởi nghiệp, tạo ra một thế hệ doanh nghiệp mới làm chủ và tự cường
 
Xây dựng mô hình ‘Đại học Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo’ - Ảnh 1.
 Trường ĐH Nguyễn Tất Thành ưu tiên kiến tạo môi trường thuận lợi để người học tham gia vào các hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Sáng 14-6, trong tọa đàm "Xây dựng mô hình Đại học Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo" tại trường ĐH Nguyễn Tất Thành, GS Nguyễn Hữu Đức - nguyên phó giám đốc ĐHQG Hà Nội nhận định trong 20 năm qua, mối quan tâm của thế giới không còn chỉ là tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm, mà là tỉ lệ "sinh viên khởi nghiệp và khởi nghiệp thành công".

Cũng theo GS. TS. Nguyễn Hữu Đức, thế giới đang tiếp cận "đại học thế hệ thứ 3" - khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, trực tiếp khai phá tri thức, biến giá trị nằm trên giấy thành của cải vật chất và tạo xúc tác cho nền kinh tế của các quốc gia, và "đây cũng là con đường tất yếu cho các đại học tự chủ ở Việt Nam".

Dựa vào đánh giá của hệ thống xếp hạng đối sánh chất lượng giáo dục đại học UPM do GS Đức đồng sáng lập, trường ĐH Nguyễn Tất Thành đang triển khai theo đúng tiếp cận đó.

Tạo giá trị cho trường và đóng góp cho xã hội

"Một trường đại học không có năng lực khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thì giáo dục đại học và khoa học công nghệ không trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, không có khả năng vốn hóa

tri thức và gia tăng giá trị cho mình; hơn thế nữa là nền kinh tế không có được chất xúc tác từ đại học và quốc gia không có động lực để phát triển", GS Đức khẳng định.

Xây dựng mô hình ‘Đại học Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo’ - Ảnh 2.

Cuộc thi sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo 2023

Ba thế hệ đại học của nhân loại lần lượt đi từ "khai phóng", sang "sáng tạo tri thức", đến "khai phá tri thức". Ở thế hệ thứ 3, ví dụ như Học viện Massachusetts (MIT) của Hoa Kỳ, đại học Cambridge của Anh, nhà trường không những trực tiếp hiện thực hóa và thương mại hóa các kết quả nghiên cứu mà còn tạo ra các trung tâm đổi mới sáng tạo (innovation hub) với hệ thống các doanh nghiệp vệ tinh rất mạnh.

Đối với MIT, tỉ lệ sinh viên khởi nghiệp rất cao. Nếu tính riêng các doanh nghiệp khởi nghiệp của cựu sinh viên MIT, đóng góp vào GDP cũng đã bằng một quốc gia khác. Ông Nguyễn Hữu Đức giải thích: "Đại học có thể "tự nuôi" bản thân, GDP của một quốc gia cũng tăng trưởng theo".

Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đẩy mạnh xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp - đổi mới sáng tạo

Theo tiếp cận của hệ thống xếp hạng đối sánh UPM, trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã đạt mức 5 sao theo định hướng ứng dụng. Trong đó, "Khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo" được tuyên bố trong sứ mạng và tầm nhìn. "Kỹ năng khởi nghiệp và năng lực số" được xác định trong chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo.

Tại trường ĐH Nguyễn Tất Thành, sinh viên không chỉ được đào tạo để "cầm bằng đại học", mà còn để hình thành niềm đam mê và năng lực khởi nghiệp sáng tạo. Hiện nay, nhà trường đã triển khai giảng dạy học phần Khởi nghiệp và học phần đổi mới sáng tạo đối với tất cả chương trình đào tạo bậc đại học.

Từ năm 2016, trường thành lập Trung tâm Sáng tạo và Ươm tạo Khởi nghiệp (NIIC). Các sản phẩm khoa học công nghệ đầu tiên đã được đăng ký sở hữu trí tuệ và chuyển giao. Một số ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên đã được hỗ trợ hiện thực hoá. Ngoài ra, trường cũng quan tâm đến các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc.

Xây dựng mô hình ‘Đại học Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo’ - Ảnh 3.

TS Trần Ái Cầm - hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành

TS Trần Ái Cầm, hiệu trưởng trường ĐH Nguyễn Tất Thành cho biết: "Trong thời gian tới, trường sẽ thí điểm đưa môn học Năng lực số và đổi mới sáng tạo mở vào giảng dạy ở bậc đại học, tương lai sẽ là bậc cao học". Nhà trường cũng thường xuyên đón nhận góp ý của các doanh nhân và chuyên gia để hoàn thiện đề cương môn học.

Đặc biệt, nhà trường đẩy mạnh xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp - đổi mới sáng tạo, bao gồm 3 dự án: Viện Kỹ thuật Công nghệ cao NTT, Trung tâm đào tạo Công nghệ cao và Công viên Thiên niên kỷ tại Khu công nghệ cao TP.HCM.

Theo tuoitre.vn

Học tập bằng AI là một cách học nhằm tìm hiểu bản chất của vấn đề, tìm hiểu các nguyên lý cơ bản, tạo nền tảng khoa học và tư duy suy nghĩ sáng tạo có hệ thống, có tính đổi mới sáng tạo cao.

Ngày 13/6/2023, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM phối hợp cùng KDI Education tổ chức hội thảo “Trí tuệ nhân tạo và ứng dụng trong trường học”. Sự kiện diễn ra tại Trường Quốc tế Canada (CIS), số 07 Đường số 23, Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, Quận 7, TP.HCM, thu hút sự tham dự của hàng trăm thầy cô đến từ các trường trên địa bàn Thành phố, cùng nhiều chuyên gia và cán bộ quản lý giáo dục.

Phát biểu tại hội thảo, ông Võ Hưng Sơn (Trưởng phòng Quản lý khoa học và công nghệ cơ sở - Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM) chia sẻ AI có ảnh hưởng và tác động trên nhiều lĩnh vực, trong đó có nhiều giải pháp AI đang được triển khai trong hoạt động đào tạo, giảng dạy và quản lý giáo dục. Do đó, việc tiếp cận và đưa các môn học về AI vào giảng dạy là hết sức cần thiết nhằm phổ biến, tuyên truyền để nhân sự ngành giáo dục nắm bắt và ứng dụng AI đạt hiệu quả tốt, đồng thời hạn chế tác động xấu của AI.

AIgiaoduc1.jpg

Ông Võ Hưng Sơn phát biểu tại hội thảo

Trong khuôn khổ hội thảo, các chuyên gia đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm về giảng dạy AI cho giáo viên và học sinh. Đó là việc trực tiếp trải nghiệm một số ứng dụng AI nhằm hiểu về nguyên lý hoạt động, tiềm năng ứng dụng và cả những mối nguy đi kèm. Đó cũng là một cách học nhằm tìm hiểu bản chất của vấn đề, tìm hiểu các nguyên lý cơ bản, tạo nền tảng khoa học và tư duy suy nghĩ sáng tạo có hệ thống, có tính đổi mới sáng tạo cao. Điều kiện học tập như vậy chỉ có thể triển khai khi áp dụng các giải pháp về AI. Ví dụ, trong hoạt động tuyển sinh du học, học sinh có thể ứng dụng AI để viết thư giới thiệu học bổng, hoặc trau dồi khả năng nắm bắt công nghệ AI (kỹ năng lập trình, phân tích dữ liệu, chia sẻ và khai thác mã nguồn mở…) để có lợi thế hơn khi xin học bổng.

Do vậy, các chuyên gia gợi ý cơ sở giáo dục cần có lộ trình ứng dụng và khai thác các giải pháp AI trong giáo dục nhằm khuyến khích, định hướng cho học sinh trong việc tạo những trải nghiệm mới, tìm kiếm sự yêu thích trong học tập, hướng đến việc học để sử dụng. Cấm cản và hạn chế sử dụng AI là cách làm kém hiệu quả, đi ngược xu thế phát triển, gây thiệt thòi và bỏ lỡ cơ hội của học sinh. Tuy nhiên, giáo viên có vai trò quan trọng định hướng việc sử dụng AI của học sinh nhằm bảo vệ sự riêng tư và bảo mật của học sinh, tránh phụ thuộc quá nhiều vào AI, đồng thời thúc đẩy các mối quan hệ, thấu hiểu nhu cầu và tình cảm xã hội của học sinh, tránh tình trạng dùng AI chỉ để nâng cao điểm số. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý giáo dục có thể ban hành các hướng dẫn rõ ràng về quá trình thu thập, lưu trữ và sử dụng dữ liệu.

AIgiaoduc2.jpg

Chuyên gia Ngô Quốc Hưng chia sẻ kinh nghiệm triển khai giải pháp AI ở cơ sở giáo dục

Về khía cạnh hoạt động quản lý điều hành, các chuyên gia nhận định việc ứng dụng AI mang đến cơ hội lớn để nâng cấp chất lượng giáo dục, nhưng cũng là thách thức đối với sự đổi mới, sự phát triển. Theo đó, cơ sở giáo dục cần sớm có định hướng tuyển dụng giáo viên có năng lực ứng dụng AI, bên cạnh chính sách hỗ trợ bồi dưỡng năng lực ứng dụng và triển khai AI ở đội ngũ giáo viên hiện hữu. Bởi lẽ, AI không chỉ là công cụ hỗ trợ cho giảng dạy và quản lý, mà còn là cơ hội tiếp cận đào tạo, khai thác AI cho cả giáo viên và học sinh.

Tại hội thảo, các đại biểu cũng chia sẻ kinh nghiệm triển khai và sử dụng một số giải pháp AI hỗ trợ tự động hóa và chuyển đổi số năng lực quản lý điều hành giáo dục như: hệ thống xếp lịch học, hệ thống điểm danh quy mô lớn, hệ thống giảng dạy cá nhân hóa lộ trình học tập theo từng học sinh… Cùng với đó là nhiều nội dung giảng dạy AI đáng chú ý như: Nển tảng AI (thuật toán và lập trình, kiến thức dữ liệu, giải quyết vấn đề theo ngữ cảnh), Đạo đức và tác động xã hội (đạo đức của AI, ý nghĩa xã hội và tác động xã hội của AI), Hiểu – sử dụng và phát triển AI (kỹ thuật – công nghệ AI, phát triển công nghệ AI).

Tuấn Anh - Hoàng Kim (CESTI)

Sự gắn kết, đồng hành giữa quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo (KH&CN, ĐMST) với đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội vẫn còn là thách thức lớn tại TP.HCM.

Trước đó, TP đã ban hành kế hoạch để thực hiện chiến lược phát triển KH&CN, ĐMST đến năm 2025. Đây là một bước tiến quan trọng để thúc đẩy phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội TP.

mot-goc-tphcm-2(1).jpg
TP.HCM khu vực trung tâm Quận 1 nhìn từ trên cao.

Vai trò động lực phát triển của KH&CNĐMST

Ngay từ sớm, TP.HCM đã nhận ra tầm quan trọng của việc tận dụng và phát triển tiềm năng KH&CN trong quá trình chuyển đổi số, bởi đây là trụ cột không thể thiếu để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. Những thành quả về KH&CN đã góp phần quan trọng đưa TP trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục và KH&CN hàng đầu của cả nước.

Khoảng 10 năm trở lại đây, từ động lực phát triển do KH&CN mang lại, cơ cấu kinh tế TP đã chuyển biến tích cực, tăng trưởng năng suất, chuyển đổi thành công ngành nông nghiệp sang nông nghiệp công nghệ cao. Kết quả này đã được thể hiện thông qua các chỉ số năng suất và tăng trưởng năng suất lao động xã hội cao hơn cả nước.

Hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST của TP cũng đang tiến gần đến top 100 TP có hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST năng động nhất toàn cầu. Nhiều doanh nghiệp đã hợp tác với các trường đại học, viện nghiên cứu để áp dụng các kết quả nghiên cứu vào sản xuất và phát triển sản phẩm mới.

"Trong giai đoạn 2016 - 2022, GRDP TP tăng bình quân 5,47%, đóng góp trên 17,05% kinh tế cả nước và 26,2% tổng thu ngân sách nhà nước. TP đã chi ngân sách cho hoạt động sự nghiệp KH&CN 4.704 tỷ đồng và chi cho đầu tư phát triển KH&CN 8.898 tỷ đồng." Theo Sở KH&CN TP.HCM.

Tuy nhiên, kỳ vọng về sự phát triển và đóng góp của KH&CN, ĐMST là rất lớn, đồng thời trước yêu cầu của tình hình mới càng gia tăng áp lực, đặt lên vai ngành KH&CN.

Mới đây, Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 87/NQ-CP ngày 2/6/2023 Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 31-NQ/TW ngày 30/12/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP.HCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo đó, tầm nhìn đến năm 2045, TP.HCM phát triển ngang tầm các đô thị lớn trên thế giới, trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, dịch vụ của châu Á.

Chính phủ đặt ra, năm 2030, tăng trưởng kinh tế số của TP đóng góp vào GRDP lên mức 40%. Đây là một mục tiêu rất quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu đang chuyển đổi sang kinh tế số. TP sẽ cần phải đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của các công ty công nghệ và các dịch vụ trực tuyến trong thời gian tới.

cau-thu-thiem-2(1).jpeg
Cầu Thủ Thiêm 2 nối liền TP Thủ Đức và khu trung tâm TP.HCM.

Nhiều thách thức lớn cần gỡ điểm “then chốt”

Trước áp lực tiếp tục phát triển và giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước, ngành KH&CN, ĐMST TP cần nhanh chóng gỡ những điểm then chốt nhằm có thể “kích nổ” phát triển đột phá và tạo ra môi trường phát triển bền vững hơn.

Theo Sở KH&CN TP.HCM, những thách thức lớn của ngành KH&CN TP hiện nay đó là đầu tư cho KH&CN vẫn còn hạn chế, nhỏ, lẻ và tản mạn; thiếu các tập thể khoa học mạnh, các chuyên gia đầu ngành có khả năng dẫn dắt, tạo ra sản phẩm mang tính đột phá, chủ lực, mang thương hiệu của TP; cơ chế và chính sách về KH&CN còn thiếu đồng bộ, chưa thực sự tạo động lực cho phát triển, chuyển giao và ứng dụng vào sản xuất; cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị cho hoạt động KH&CN còn thiếu và chưa đồng bộ, năng lực áp dụng và hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp còn thấp; liên kết giữa cơ quan quản lý, trường viện và doanh nghiệp trong đổi mới, ứng dụng, chuyển giao và phát triển công nghệ còn yếu.

Từ đó, để KH&CN thực sự trở thành động lực, nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội, Sở KH&CN TP đã đưa ra hàng loạt giải pháp về sự đồng bộ về thể chế giữa pháp luật về KH&CN với pháp luật liên quan; thu hút đội ngũ cán bộ KH&CN đầu ngành, nhà khoa học tài năng và nhà khoa học nước ngoài để hỗ trợ giải bài toán cụ thể của TP; tăng cường đầu tư cho KH&CN không chỉ từ nhà nước mà còn từ xã hội, đặc biệt là từ doanh nghiệp; tăng cường liên kết giữa viện, trường và doanh nghiệp, đưa doanh nghiệp thực sự trở thành trung tâm của hệ thống ĐMST.

Với những giải pháp trên, ngành KH&CN thời gian qua đã triển khai nhiều chương trình hành động mang tính trọng tâm, trọng điểm, liên tục và lan tỏa. Theo Sở KH&CN, những tập trung then chốt sắp tới nhằm giúp “kích nổ” KH&CN TP phát triển cần phải đổi mới sẽ được đẩy mạnh.

Đầu tiên, đó là xây dựng, hình thành và phát triển các trung tâm xuất sắc trong lĩnh vực KH&CN, ĐMST. Những trung tâm này sẽ tập trung nguồn nhân lực trình độ chuyên môn cao để cùng triển khai các dự án hợp tác nghiên cứu nhằm giải quyết các bài toán lớn của TP. Đồng thời, những trung tâm này sẽ dẫn dắt các hướng nghiên cứu mới và triển khai các nhiệm vụ ở trình độ quốc tế.

Thứ hai, hoàn thiện hành lang pháp lý và tập trung nguồn lực để thực hiện nội dung đột phá chiến lược về KH&CN, ĐMST. Điều này bao gồm triển khai áp dụng khung thể chế thử nghiệm có kiểm soát đối với hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và ĐMST trong một số dự án KH&CN cụ thể hoặc một số nhóm đối tượng đặc thù, như doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, viện nghiên cứu, trường đại học.

Thứ ba, xây dựng chính sách thúc đẩy khu vực tư nhân, doanh nghiệp đầu tư cho KH&CN, ĐMST. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho viện, trường để tiếp cận với thực tiễn sản xuất, từ đó đưa ra những giải pháp mới, cải tiến quy trình sản xuất và tăng năng suất.

Hồng Ân (Báo Khoa học phổ thông)


Bản quyền © 2018 Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
Thiết kế và phát triển bởi HCMGIS
Tổng số truy cập: 11537353