SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Mô hình Quy trình nuôi trồng và sản xuất nấm bào ngư
Giới thiệu

Nấm bào ngư (Pleurotus.sp) là thực phẩm thơm ngon mà còn có giá trị dinh dưỡng cao như: protein, các Vitamin và khoáng chất có thể nói “vừa là thịt sạch, vừa là rau sạch” ngoài ra nấm bào ngư còn có dược tính điều trị dư cholesterol trong máu và phòng ngừa ung thư. Do nấm có hình dạng giống vỏ sò nên được gọi là bào ngư và cũng có nhiều địa phương gọi tên khác nhau như: nấm dai, nấm hương chân ngắn, nấm sò, nấm trắng. Hiện nay nấm bào ngư được trồng ở nhiều nước trên thế giới cả Âu, Á và những nước nhiệt đới. Nhiều giống nấm bào ngư được trồng ở vùng ôn đới, cũng mọc tốt trong điều kiện nhiệt độ ở Việt Nam (28-30oC). Việc phát triển trồng nấm bào ngư có nhiều ưu thế: – Sử dụng nhiều phế liệu như mùn cưa, rơm rạ, cùi bắp, bã mía, kể cả gỗ. – Nguyên liệu chế biến đơn giản, dễ làm. – Sản lượng cao: bình quân 1 tạ rơm rạ khô được khoảng 30-40kg nấm tươi, nếu kỹ thuật tốt có thể đạt 70-80kg. Nấm bào ngư được khuyến khích trồng nhiều ở các nước đang phát triển nhằm tạo nguồn thực phẩm bổ sung, đồng thời giải quyết các phế liệu nông lâm nghiệp để tránh ô nhiễm, lại làm giàu chất hữu cơ cho đất. Do có nhiều ưu thế nên nấm bào ngư được nghiên cứu nhiều về kỹ thuật trồng để phát triển mở rộng ra các tỉnh thành nhầm làm phong phú lượng nấm ăn hiện có trên thị trường hiện nay

 

Tài liệu đính kèm Nam_bao_ngu.doc
Video đính kèm
mohinhungdungtrongnongnghiep

Bản quyền © 2018 Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
Thiết kế và phát triển bởi HCMGIS
Tổng số truy cập: 11537353