SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Mô hình Quy trình thu hoạch, sơ chế, đóng gói và bảo quản dưa lưới sau thu hoạch
Giới thiệu

Mô hình sơ chế, đóng gói và bảo quản dưa lưới sau thu hoạch phù hợp với điều kiện của các hộ gia đình và hộ kinh doanh. Công nghệ dễ áp dụng, phù hợp với điều kiện thực tế. Dưa lưới là rau ăn quả có thời gian sinh trưởng ngắn, trồng được nhiều vụ trong năm với năng suất khá cao. Dưa lưới sau thu hoạch vẫn diễn ra quá trình sinh lý, sinh hóa như hô hấp, thoát hơi nước, sản sinh khí ethylene, nấm bệnh,… làm dưa bị héo, giảm khối lượng, thịt quả mềm đi, không còn độ giòn, giảm thời gian bảo quan. Trong những năm qua Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao Tp. HCM đã nghiên cứu thành công và ứng dụng xử lý aminoethoxyvinylglycine (AVG) lên dưa lưới (Cucumis melo L.) nhằm cải thiện chất lượng và kéo dài thời gian bảo quản sau thu hoạch. Cây dưa lưới được trồng theo quy trình kỹ thuật của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao đang áp dụng hiện nay. Sau 25 ngày kể từ khi cây dưa lưới đậu trái sẽ phun AVG lên cây dưa lưới ở nồng độ 0,8 g/l. AVG. Liều lượng phun là 300 ml/cây, phun lên lá và trái. Phun vào lúc sáng sớm (chỉ phun 1 lần duy nhất). Sau đó đến 40 ngày sau khi đậu quả sẽ thu hoạch dưa lưới. Dưa lưới được bao trong lưới xốp và xếp vào thùng carton để hạn chế va chạm trong quá trình vận chuyển và bảo quản ở nhiệt độ 10oC, 80-85% RH. Dưa lưới được xử lý với AVG có hàm lượng chất rắn hòa tan, đường tổng và độ cứng cao hơn, thời gian bảo quản kéo dài hơn so với dưa lưới không xử lý AVG.

 

Tài liệu đính kèm Bao_quan_dua_luoi.doc
Video đính kèm
mohinhungdungtrongnongnghiep

Bản quyền © 2018 Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
Thiết kế và phát triển bởi HCMGIS
Tổng số truy cập: 11537353