SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Mô hình Thiết bị sấy ứng dụng năng lượng mặt trời với dàn sấy tự động cho cá Sặc rằn
Giới thiệu

Với công nghệ và thiết bị phơi sấy ứng dụng năng lượng mặt trời - sử dụng hiệu ứng nhà kính cho phơi sấy các loại nông sản, hải sản,… nói chung, phơi sấy cá sặc rằn nói riêng, có các đặc điểm nổi bật như sau:

-  Với cùng một diện tích phơi sấy thì năng suất phơi sấy tăng lên gấp 3 lần do có nhiều dàn phơi hơn (diện tích dàn phơi sấy tăng gấp 3 lần nhờ bố trí đối xứng 3 mặt phẳng phơi trên trục quay 3600).

-  Tiết kiệm được không gian nhà xưởng, do vậy giảm được chi phí đầu tư xây dựng cơ bản.

-  Tự động điều chỉnh được nhiệt độ, độ ẩm, số vòng quay, vận tốc dòng không khí, hạn chế tối đa sự can thiệp của con người trong quá trình phơi sấy nên giảm nguy cơ nhiễm vi sinh, giảm nhân công lao động trực tiếp.

-  Tự động giám sát quá trình phơi sấy bằng giải pháp công nghệ IoT

-  Đảm bảo các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm và các chỉ tiêu dinh dưỡng ở mức tốt nhất.

-  Tiết kiệm năng lượng, vừa hạn chế hủy hoại môi trường do không gây ồn, không sử dụng các nhiên liệu hóa thạch (để sấy vào ban đêm hoặc khi không có nắng).

-  Không phụ thuộc vào thời tiết thất thường cũng như các loại nguyên liệu chất đốt.

-  Áp dụng các công nghệ tự động hóa, rút ngắn thời gian phơi sấy và có thể sấy liên tục.

Hiện tại cá sặc rằn và cá lóc tại Củ Chi được làm khô với hai phương thức:

-  Phơi nắng thủ công: tốn nhiều nhân công, thời gian; hầu như tất cả các mẫu đều nhiễm vi sinh.

-  Sử dụng máy sấy thủ công hoặc máy sấy công nghiệp: rút ngắn thời gian sấy, nhưng thịt cá xơ cứng, không đảm bảo yêu cầu về cảm quan cũng như về vi sinh.

Tài liệu đính kèm Ca_sac_ran.doc
Video đính kèm
mohinhungdungtrongnongnghiep

Bản quyền © 2018 Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
Thiết kế và phát triển bởi HCMGIS
Tổng số truy cập: 11537353