SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Một sản phẩm thường có thời hạn từ 10 đến 15 năm là lỗi thời, hết tuổi. Nếu không được thương mại hóa thì sản phẩm sẽ phải chịu cảnh trùm mền, đắp chiếu.

 

PGS.TS Nguyễn Tấn Dũng, Trưởng khoa Công nghệ Hóa học và Thực phẩm - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, đã nhận xét như vậy khi đề cập đến vấn đề thương mại hóa các sản phẩm nghiên cứu. Theo PGS.TS Nguyễn Tấn Dũng, dù là nơi chủ yếu nghiên cứu và chế tạo ra sản phẩm khoa học công nghệ, song nhiều sản phẩm sáng chế của các trường viện không ra tới thị trường trong khi doanh nghiệp rất cần cải tiến công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Thương mại hóa sáng chế có nhiều chuyển biến tích cực

Theo thống kê, năm 2019, lần đầu tiên đơn sáng chế của người Việt Nam vượt mốc 1.100 đơn (tăng 42% so với cùng kỳ năm 2018). Để đạt được số lượng đó không thể không nhắc đến sự đóng góp của các trường đại học và viện nghiên cứu thông qua các công bố quốc tế, đặc biệt là những bài báo trên các tạp chí ISI. 

csangBK

Hệ thống chiếu sáng thông minh do Đại học Bách Khoa TP.HCM làm chủ công nghệ.

Từ số liệu trên, chúng ta có thể nhận thấy tình hình thương mại hóa sáng chế trong các trường đại học ở Việt Nam đang có rất nhiều chuyển biến tích cực, trong đó hướng nghiên cứu khoa học đã ngày càng gắn với thực tiễn nhiều hơn.

PGS.TS Trần Doãn Sơn, Khoa Cơ khí - Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, hiện sở hữu 9 sản phẩm được cấp bằng sáng chế. Sản phẩm đầu tiên được ông nghiên cứu và thực hiện vào năm 2002 là “Thiết bị và quy trình hấp hạt điều bằng hơi bão hòa” giúp hạt điều được tạo ra không những không bị hao hụt mà còn đạt nâng suất cao. Đến nay, đã có hơn 95% các nhà máy ở Việt Nam sử dụng công nghệ hấp hạt điều bằng hơi bão hòa. Sản phẩm giúp ông vinh dự nhận được bằng sáng chế đầu tiên vào một năm sau đó. 

lambpho

PGS.TS Trần Doãn Sơn giới thiệu chiếc máy làm bánh phở tự động siêu tốc.

Năm 2005, ông cho ra đời thiết bị làm bánh phở tươi nhằm thay thế phương thức sản xuất thủ công, nâng cao năng suất, đồng thời vẫn đảm bảo được chất lượng và vệ sinh thực phẩm. Năm 2007, chiếc máy hoàn chỉnh đầu tiên tích hợp toàn bộ quy trình chế biến bánh phở tươi chính thức ra đời.

Mới đây, thiết bị sản xuất bún bao gồm cơ cấu ép đùn bột nước do ông chế tạo đã giành được giải nhì Giải thưởng Sáng chế TP.HCM năm 2020. Sản phẩm được chuyển giao cho 9 doanh nghiệp cả trong và ngoài nước (Mỹ, Hàn Quốc, Lào), sắp tới sẽ xuất khẩu sang châu Âu.

PGS.TS Trần Doãn Sơn nhìn nhận, hiện nay việc nghiên cứu, sáng chế đã có nhiều điều kiện hơn so với trước đây. Chính vì vậy người đã có kinh nghiệm hay sinh viên đều có thể tham gia nghiên cứu nếu có đam mê và sự kiên trì. Tuy nhiên, bên cạnh thuận lợi thì việc thương mại hóa sáng chế cũng còn vướng nhiều khó khăn.

“Khó khăn lớn nhất là nhiều trường Đại học tập trung vào công tác đào tạo, chưa mạnh ở khâu liên kết với doanh nghiệp để thương mại hóa công trình nghiên cứu khoa học hay phát minh, sáng chế. Kết quả là không ít nghiên cứu sau khi đã được cấp chứng nhận thì… trùm mền để đó hoặc chỉ phục vụ công tác giảng dạy”, PGS.TS Sơn nhận định.

Vì sao sản phẩm không bán được?

Giai đoạn lúc bắt đầu nghiên cứu trên giấy cho đến vận hành thử nghiệm và hoàn thiện sáng chế là một hành trình đầy gian nan, thử thách. Chính vì lẽ đó đã khiến không ít người nghiên cứu thực hiện được vài ba đề tài lại dừng lại vì không đủ khả năng và kiên nhẫn chờ đợi sản phẩm được đưa vào đời sống. 

saythangho

PGS.TS Dũng bên cạnh sản phẩm công nghệ sấy thăng hoa do mình sáng chế.

Là người có nhiều năm kinh nghiệm trong nghiên cứu và sáng chế, PGS.TS Nguyễn Tấn Dũng, Trưởng khoa Công nghệ Hóa học và Thực phẩm - Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, cho rằng để hoàn thiện một công trình nghiên cứu, người nghiên cứu phải đổ rất nhiều thời gian, mồ hôi và cả nước mắt. Quy trình từ nghiên cứu trên giấy, trong phòng thí nghiệm, thử nghiệm, ứng dụng vào đời sống. Bản thân ông cũng mất hơn 20 năm mới hoàn thành công trình Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sấy thăng hoa tại Việt Nam.

“Trong phòng thí nghiệm kết quả như vậy nhưng khi tiến hành thử nghiệm thì lại khác vì điều kiện khác nhau. Khi đi vào thực tế rồi thì càng phức tạp vì hàng loạt yếu tố tác động lên đối tượng nghiên cứu. Đây là một bài toán đa biến và để giải quyết nó gặp vô vàn khó khăn, phức tạp. Tôi đã chứng kiến nhiều người nghiên cứu được vài ba đề tài rồi dừng vì không có sự kiên trì để ra sản phẩm. Trong khi đó nhu cầu của doanh nghiệp rất lớn, họ rất cần được thay đổi, cải tiến máy móc để phù hợp với thời đại”,  PGS.TS Dũng tâm sự.

sctm

Để sản phẩm nghiên cứu được thương mại dễ dàng, sản phẩm nghiên cứu phải đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng từ sự tiện lợi, chất lượng cho đến thẩm mỹ.

Theo PGS.TS Dũng, sản phẩm nghiên cứu phải đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng từ sự tiện lợi, chất lượng cho đến thẩm mỹ mới mong thương mại hóa dễ dàng. Đặc biệt, sản phẩm phải khác, lạ so với thế hệ trước đã nghiên cứu, chế tạo.

“Sản phẩm phải hình thành từ bài nghiên cứu do chính mình thực hiện. Không được vi phạm bản quyền, kém chất lượng hay tệ hơn những sản phẩm trước. Nhiều sinh viên ngày nay cũng đam mê nghiên cứu và sau đó khởi nghiệp nhưng thất bại vì chưa có kinh nghiệm, chưa có sản phẩm phù hợp với nhu cầu của xã hội” - PGS.TS Dũng cho biết. 

Một yếu tố khác mà PGS.TS Dũng đề cập trong việc thương mại hóa sản phẩm đó là con người. Theo PGS.TS Dũng, nếu một người nghiên cứu mà đặt tiền bạc lên trên hết thì không bao giờ thành công, sản phẩm khó có thể thương mại hóa được.

PGS.TS Dũng dẫn chứng: “Có nhiều người không thỏa thuận được giá cả khi chuyển giao sản phẩm đến doanh nghiêp nên không đồng ý, khư khư giữ lấy sản phẩm đợi thời cơ kiếm tiền. Tuy nhiên, một sản phẩm khi nghiên cứu ra chỉ có thời hạn từ 10 đến 15 năm thì lỗi thời, hết tuổi… trong khi đó công nghệ rất cần được làm mới nếu chúng ta không đồng ý thương mại hóa thì tương lai sản phẩm sẽ bị đắp chiếu”. 

Về vấn đề này, một số chuyên gia về khoa học công nghệ cũng cho rằng, nhu cầu và khả năng liên kết với doanh nghiệp của các trường đại học chưa cao do thiếu động lực và thiếu cơ chế gắn kết, sản phẩm còn ít và kém chất lượng, năng lực và trang thiết bị còn hạn chế, thời gian nghiên cứu dài trong khi nhu cầu doanh nghiệp cần sớm có công nghệ, thiếu cơ quan chuyên trách hiểu biết và gắn kết với doanh nghiệp.

Còn từ phía doanh nghiệp, phần lớn là doanh nghiệp Việt Nam (trên 90% có vốn dưới 10 tỷ đồng) với quy mô nhỏ, quy trình sản xuất đơn giản, tài chính hạn chế, khó có điều kiện liên kết. Các doanh nghiệp vẫn chưa quan tâm đúng mức đến cơ chế đầu tư tài chính cho việc nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ, thẩm định giá công nghệ…

Ngoài ra, còn có một vấn đề “nhạy cảm” là vấn đề bảo mật kinh doanh, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thật sự tin tưởng vào các trường đại học… Bên cạnh đó, nhận thức và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ còn thiếu nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến thương mại hóa sản phẩm cũng như hoạt động sáng tạo tại các trường đại học…

Mới đây, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM đã tổ chức Hội nghị công bố đặt hàng thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ năm 2020. Theo ông Nguyễn Việt Dũng, Giám đốc Sở, những hoạt động đặt hàng trước đây chủ yếu thông qua các văn bản trao đổi giữa Sở với các trường đại học, viện nghiên cứu. Năm nay Sở quyết định tổ chức sự kiện kết nối các doanh nghiệp, đơn vị quan tâm đến các ‘đặt hàng’ của sở để cùng triển khai trong thời gian tới.

"Việc đổi mới phương thức ‘đặt hàng’ được kì vọng sẽ mang lại hiệu quả cao hơn so với việc giao hẳn một dự án cho một đơn vị trong thời gian dài rồi chỉ chờ đến 1-2 năm sau nghiệm thu là xong", ông Dũng nhấn mạnh.

Theo đánh giá của các doanh nghiệp, trường viện, việc đặt hàng thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ là sân chơi không chỉ giúp cho cộng đồng khởi nghiệp, doanh nghiệp, nhà nghiên cứu thể hiện khả năng, năng lực. Điều này còn hạn chế tình trạng dự án, đề tài hay ấp ủ “cất trong ngăn kéo” và tạo cơ hội cho các nhà đầu tư chọn lựa, tìm đúng nhu cầu, đơn hàng và đối tác để hợp tác.

 

Linh Linh - khampha.vn

Khóa đào tạo miễn phí với sự tham gia của các chuyên gia giàu kinh nghiệm trong việc ứng dụng AI vào các dự án khởi nghiệp.

 

Nhằm hỗ trợ các bạn trẻ khởi nghiệp, Sở KH&CN TP.HCM mở khóa đào tạo “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong phát triển dự án khởi nghiệp”. Khóa đào tạo nằm trong khuôn khổ cuộc thi “Dự án Đổi mới sáng tạo ứng dụng Trí tuệ nhân tạo TP.HCM 2020 (HAI 2020).

Đây là khóa đào tạo được tài trợ 100% kinh phí từ Sở KH&CN TP.HCM với sự tham gia của các chuyên gia có kinh nghiệm dày dặn trong việc ứng dụng AI vào các dự án khởi nghiệp.

aidtaidt1

Ông Nguyễn Ngọc Tú, CEO VietAI và bà Huỳnh Đinh Thái Linh, chuyên gia tư vấn huấn luyện khởi nghiệp, là hai giảng viên chính của khóa đào tạo

Khóa đào tạo tập trung vào các nội dung sau: Phương pháp hình thành và phát triển ý tưởng thành sản phẩm trong lĩnh vực AI; Những kiến thức nền tảng khi bắt đầu một startup; Tổng quan về hành trình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; Các giai đoạn phát triển của một startup; Gọi vốn và thuyết trình đầu tư; Các thành phần của một mô hình kinh doanh; Đặc thù nguồn lực cho dự án khởi nghiệp…

Khóa học sẽ được tổ chức trong hai ngày 10/7 và 13/7 tới tại Saigon Innovation Hub, 273 Điện Biên Phủ, P.7, Q.3. Cá nhân, tổ chức quan tâm đến khóa học, vui lòng đăng ký tại đây.

Cuộc thi “Dự án Đổi mới sáng tạo ứng dụng Trí tuệ nhân tạo TP.HCM 2020 nhằm tìm kiếm và hỗ trợ các dự án đổi mới sáng tạo ứng dụng AI trong các lĩnh vực phục vụ cho sản xuất, kinh doanh và đời sống.

Đối tượng tham gia bao gồm các cá nhân, nhóm cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức có dự án đổi mới sáng tạo ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) trong sản xuất, kinh doanh, giao thông, tài chính, y tế, giáo dục, nông nghiệp,… và phục vụ cộng đồng xã hội.

3 dự án xuất sắc nhất sẽ được nhận 100.000.000 đồng/giải và 5 dự án đoạt giải khuyến khích sẽ được nhận 50.000.000 đồng/giải. Ngoài ra, các dự án vào vòng Chung kết được trình bày trước các nhà đầu tư và có cơ hội nhận được các gói đầu tư cho giai đoạn tiếp theo. 

Các cá nhân, đơn vị quan tâm xin vui lòng truy cập vào trang web https://hai.doimoisangtao.vn hoặc liên hệ Ban tổ chức cuộc thi tại địa chỉ 244 Điện Biên Phủ, Phường 7, Quận 3, TP.HCM, Điện thoại: 028.3932.7831, Email: skhcn@tphcm.gov.vn, để biết thêm chi tiết.

Phương Hà - khampha.vn

Nội dung này đã được lãnh đạo Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ TP.HCM và Trung tâm Thông tin - Ứng dụng Khoa học Công nghệ Bình Định thống nhất trong buổi làm việc sáng nay (2/7), tại 79 Trương Định, Quận 1.

Từ nhu cầu của các vị khách đến từ Bình Định: tìm hiểu các kinh nghiệm về công tác tổ chức, thực hiện hoạt động thông tin, thống kê KH&CN trong tình hình mới của Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ TP.HCM (CESTI) thời gian qua, nhằm "…tạo dựng, phát triển các dịch vụ sẵn có và áp dụng các mô hình hoạt động mới cho địa phương”, như bà Võ Cao Thị Mộng Hoài, Giám đốc Trung tâm Thông tin - Ứng dụng Khoa học Công nghệ Bình Định đã chia sẻ, bà Bùi Thanh Bằng (Giám đốc CESTI) cho biết, mô hình hoạt động của CESTI được tổ chức theo hướng tinh gọn nhất, để có thể tập trung tối đa nguồn lực cho phát triển. Nhờ vậy, các nhiệm vụ do Sở Khoa học và Công nghệ và Thành phố giao đều được CESTI hoàn thành tốt; hoạt động của CESTI ngày càng đa dạng và phong phú, phục vụ ngày càng tốt hơn cho nhu cầu của người dùng, doanh nghiệp.

cestibd

Toàn cảnh buổi làm việc

Công tác thông tin, truyền thông KH&CN được đầu tư, đẩy mạnh, thể hiện ở nhiều nội dung phong phú truyền tải trực tiếp trên trang thông tin điện tử tổng hợp của CESTI (www.cesti.gov.vn), đã thu hút ngày càng nhiều lượt truy cập. Trong đó, nổi bật là chuyên mục “Các mô hình công nghệ ứng dụng vào sản xuất”, thu hút mạnh mẽ sự quan tâm của cộng đồng do tính chất ‘thông tin mở’, không chỉ rõ ràng về công nghệ, mà minh bạch luôn cả thông tin về các nhà cung ứng công nghệ. Đây là một hỗ trợ thiết thực cho người dùng: “…truy cập trang web của Trung tâm, mọi người có thể biết ngay thông tin về các đơn vị này", bà Bùi Thanh Bằng chia sẻ.

CESTI cũng là nơi vận hành Sàn Giao dịch công nghệ TP.HCM, với 3 mảng hoạt động: tổ chức Cổng thông tin Đổi mới sáng tạo và Chuyển giao công nghệ (techport.vn), nơi diễn ra các hoạt động giao dịch công nghệ, tư vấn công nghệ và tìm kiếm đối tác trực tuyến; tổ chức các hoạt động xúc tiến (Techmart chuyên ngành, hội thảo giới thiệu công nghệ, trưng bày công nghệ, thiết bị của các viện trường, đơn vị nghiên cứu, doanh nghiệp KH&CN); và tổ chức các hoạt động tư vấn kết nối chuyển giao công nghệ trực tiếp. Theo bà Bùi Thanh Bằng, Sàn Giao dịch công nghệ TP.HCM chính là “"tác nhân" giúp xúc tác các đơn vị, doanh nghiệp kết nối với nhau”. Đối tượng phục vụ chính của Sàn Giao dịch công nghệ TP.HCM là các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP.HCM và các tỉnh trong khu vực. Đây chính là nhóm doanh nghiệp rất cần được sự hỗ trợ của Nhà nước, khi tham gia thị trường KH&CN.

Trong xu thế tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động nghiệp vụ thường xuyên, công tác giới thiệu công nghệ hàng tuần của CESTI (tại địa chỉ 79 Trương Định, Quận 1, TP.HCM) đều được tiến hành phát trực tiếp (livestream), giúp lan tỏa thông tin công nghệ đến với cộng đồng nhanh chóng và rộng rãi hơn, tiết kiệm nhiều thời gian và kinh phí cho người quan tâm.

Những chia sẻ kinh nghiệm hoạt động thực tiễn từ CESTI đã được các vị khách từ Bình Định trọng thị đón nhận. Một số nội dung sâu về chuyên môn, nghiệp vụ cũng được tư vấn cặn kẽ. Kết thúc buổi làm việc, hai bên thống nhất tăng cường các hoạt động hợp tác, trao đổi nghiệp vụ thông tin và thống kê KH&CN giữa TP.HCM và Bình Định, nhất là các hoạt động kết nối cung-cầu công nghệ giữa Bình Đinh và TP.HCM; các kinh nghiệm tổ chức vận hành Sàn Giao dịch công nghệ; tổ chức livestream công nghệ và đề xuất lên lãnh đạo hai Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM và Bình Định để có thể phối hợp tổ chức hoạt động Chợ Công nghệ và Thiết bị (Techmart) tại tỉnh Bình Định vào năm 2021.

cestibd2

Bà Bùi Thanh Bằng (Giám đốc CESTI) trao đổi tại sự kiện.

T.N, Tiến Đức - cesti

Việc đặt hàng nhiệm vụ khoa học công nghệ giúp doanh nghiệp, startup thể hiện năng lực, hạn chế tình trạng dự án, đề tài hay phải ấp ủ “trong ngăn kéo”.

 

Ngày 30/6, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) TP.HCM đã tổ chức Hội nghị công bố đặt hàng thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ - hoạt động nằm trong chuỗi Sự kiện kết nối sáng tạo năm 2020. Đây là cơ hội để doanh nghiệp, cộng đồng khởi nghiệp triển khai các đề tài, dự án khoa học và công nghệ phục vụ cho các tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố.

Đổi mới cách 'đặt hàng' nhiệm vụ khoa học công nghệ

Theo ông Nguyễn Việt Dũng, Giám đốc Sở KH&CN TP.HCM, những hoạt động đặt hàng trước đây chủ yếu thông qua các văn bản trao đổi giữa Sở với các trường đại học, viện nghiên cứu. Năm nay Sở quyết định đổi mới bằng hội nghị này để có thể kết nối nhiều hơn các công ty, đơn vị quan tâm đến các đặt hàng của Sở cùng tham gia triển khai.

dhkh1

Ông Nguyễn Việt Dũng, Giám đốc Sở KH&CN TP.HCM, cho biết trọng tâm của việc đặt hàng thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ với doanh nghiệp là kết nối thúc đẩy hỗ trợ đổi mới sáng tạo.

Ông Dũng cho rằng, những nhiệm vụ đặt ra lần này có khối lượng công việc tương đối rộng lớn vì thế Sở sẽ đóng vai trò như một khách hàng để cùng các doanh nghiệp, startup tham gia giải quyết. Ông Dũng kỳ vọng phương thức này sẽ hiệu quả hơn so với việc giao hẳn một dự án cho một đơn vị trong thời gian dài rồi chỉ chờ đến 1-2 năm sau nghiệm thu là xong.

“Trọng tâm của việc đặt hàng thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ với doanh nghiệp là kết nối thúc đẩy hỗ trợ đổi mới sáng tạo, thu hút các ý tưởng hay từ cộng đồng khởi nghiệp, có định hướng cho từng ngành để cùng nhau xây dựng, phát triển trong thời gian tới”, ông Nguyễn Việt Dũng chia sẻ. 

Trong Hội nghị lần này, Sở KH&CN xoay quay yêu cầu đặt hàng thực hiện 3 nhiệm vụ là xây dựng và phát triển nền tảng trực tuyến hỗ trợ hoạt động chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo của sàn giao dịch công nghệ; xây dựng nền tảng thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo; phát triển hệ thống quản lý nhiệm vụ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Chia sẻ về yêu cầu đặt hàng cho nền tảng thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, bà Phan Quý Trúc, Phó trưởng Phòng Quản lý công nghệ và Thị trường công nghệ - Sở KH&CN TP.HCM, cho biết Hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của Thành phố đã và đang có nhiều thuận lợi cho cộng đồng khởi nghiệp. Tuy nhiên, Thành phố chưa có nền tảng trực tuyến liên kết, tập trung toàn bộ thông tin, dữ liệu các thành phần trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của thành phố.

Vì vậy, việc xây dựng nền tảng trực tuyến kết nối các thành phần trong hệ sinh thái thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo là điều rất cần thiết.

"Mục tiêu xây dựng nền tảng trên nhằm tạo môi trường cho các thành phần trong cộng đồng khởi nghiệp tìm kiếm đối tác, kết nối và chia sẻ nguồn lực. Đồng thời, thúc đẩy các hoạt động tư vấn, đào tạo cộng đồng về đổi mới sáng tạo, các hoạt động xúc tiến, kết nối thương mại góp phần phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo trên địa bàn Thành phố cũng như thu hút vốn đầu tư cho các nhóm khởi nghiệp ", bà Phan Thị Quý Trúc nhấn mạnh.

dhkh2

Bà Phan Quý Trúc, cho hay mục tiêu xây dựng nền tảng thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo nhằm tạo môi trường cho các thành phần trong cộng đồng khởi nghiệp tìm kiếm đối tác, kết nối và chia sẻ nguồn lực.

Đối với nhiệm vụ phát triển hệ thống quản lý nhiệm vụ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, bà Huỳnh Lưu Trùng Phùng, Phó trưởng phòng Quản lý Khoa học - Sở KH&CN TP.HCM, cho biết Sở đang sử dụng phần mềm quản lý nhiệm vụ nghiên cứu KH&CN với các chức năng cơ bản. Tuy nhiên khả năng tương tác giữa Sở và các đơn vị được giao nhiệm vụ trên hệ thống chưa cao.

Vì thế, Sở KH&CN mong muốn có một nền tảng (Platform) hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, kết nối các hoạt động về nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo. Nền tảng này phải trang bị hệ thống quản lý hồ sơ nhiệm vụ KH&CN mới có khả năng tương tác và làm việc trực tuyến.

Cũng tại hội nghị, Trung tâm thông tin và thống kê khoa học và công nghệ TP.HCM (CESTI) thuộc Sở KH&CN TP.HCM cũng đưa ra các yêu cầu cơ bản đối với nhiệm vụ xây dựng nền tảng của sàn giao dịch công nghệ kết nối nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo.

dhkh3

Ông Võ Duy Khanh, Đại diện CESTI, đưa ra các yêu cầu cơ bản đối với nhiệm vụ xây dựng nền tảng của sàn giao dịch công nghệ kết nối nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo.

Ông Võ Duy Khanh, đại diện CESTI, cho biết nền tảng này phục vụ việc kết nối nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo nhằm hỗ trợ thúc đẩy phát triển thị trường khoa học và công nghệ tại TP.HCM. Nền tảng cho phép bên cung giới thiệu năng lực, kết quả nghiên cứu, dịch vụ... để doanh nghiệp tra cứu, đặt vấn đề chuyển giao công nghệ, hợp tác phát triển công nghệ… Đồng thời hỗ trợ tương tác trực tuyến để chuyên gia, doanh nghiệp thảo luận, tư vấn các vấn đề phát sinh trong quá trình nghiên cứu, chuyển giao công nghệ.

Sân chơi giúp doanh nghiệp, startup thể hiện năng lực

Tại hội nghị, nhiều doanh nghiệp, startup đánh giá cao, bày tỏ sự quan tâm khi Sở KH&CN TP.HCM đặt hàng thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ. Theo ông Huỳnh Dũng, đại diện Công ty TNHH Công nghệ thông tin Huỳnh Dũng Thông, việc đặt hàng thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ là sân chơi không chỉ giúp cho cộng đồng khởi nghiệp thể hiện khả năng, năng lực. Ngoài ra, điều này còn hạn chế tình trạng dự án, đề tài hay ấp ủ “cất trong ngăn kéo” và tạo cơ hội cho các nhà đầu tư chọn lựa, tìm đúng nhu cầu, đơn hàng và đối tác để hợp tác.

Trong khi đó, ông Nguyễn Việt Đức, Giám đốc Công ty Cổ phần Quản lý Đầu tư Khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam, cho rằng hiện tại sàn giao dịch công nghệ  trên thực tế đang thực hiện việc chuyển giao và mua bán công nghệ. Ông Đức mong muốn rằng cần có thêm nhiều hơn nữa doanh nghiệp, cá nhân tham gia để làm sao sàn giao dịch công nghệ giống như sàn chứng khoán với những đặc thù riêng biệt.

dhkh4

Ông Nguyễn Việt Đức - Giám đốc Công ty cổ phần quản lý đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam

Còn đối với việc xây dựng nền tảng thúc đẩy đổi mới sáng tạo thì cần phải làm rõ những người thụ hưởng và chuẩn hóa, phân lớp các công ty khởi nghiệp, startup. Trong đó, ông Đức nhấn mạnh việc nhận diện các cấu phần của hệ sinh thái khởi nghiệp, từ quyền lợi của nhà đầu tư cho đến cách dịch vụ hỗ trợ xung quanh.

Trước các yêu cầu của Sở KH&CN, bà Nguyễn Thị Mai Hương, Giám đốc Công ty TNHH phần mềm Bút Chì Màu, cũng có những đề xuất nhằm biến nền tảng chuyển giao công nghệ và hoạt động đổi mới sáng tạo trở thành một hệ thống tương tự như thương mại điện tử thu nhỏ. Mặc dù đối tượng khách hàng ở đây tương đối đặc thù, không phải quá nhiều nhưng đòi hỏi hệ thống quả lý cần có nhiều người có tính chuyên môn từ marketing, kế toán, bán hàng…

dhkh5

Bà Nguyễn Thị Mai Hương, giám đốc công ty TNHH phần mềm Bút Chì Màu

Ghi nhận các ý kiến đóng góp, ông Nguyễn Việt Dũng - Giám đốc Sở KH&CN TP.HCM chia sẻ, những nhiệm vụ mà Sở đặt hàng lần này với mục đích hướng tới cộng đồng, trong đó lấy doanh nghiệp làm trung tâm. Các nhiệm vụ KH&CN trong thời gian tới sẽ tập trung phát triển ý tưởng cho đúng với yêu cầu thị trường, các đơn vị nhà nước sẽ cùng tham gia xuyên suốt để có thể có những thay đổi kịp thời.

Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM công bố đặt hàng thực hiện 3 nhiệm vụ khoa học và công nghệ, bao gồm:

1. Xây dựng và phát triển nền tảng trực tuyến hỗ trợ hoạt động chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo của Sàn giao dịch công nghệ.

2. Xây dựng nền tảng thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo.

3. Phát triển hệ thống quản lý nhiệm vụ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. 

Các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến lĩnh vực, vui lòng gửi hồ sơ đăng ký gồm thuyết minh nhiệm vụ, thuyết minh dự án sản xuất thử nghiệm, thuyết minh Đề án khoa học, tóm tắt hoạt động KH&CN của tổ chức đăng ký, lý lịch khoa học của cá nhân đăng ký làm chủ nhiệm và các cộng tác viên tham gia.

Hồ sơ nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện về Bộ phận một cửa - Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM, Địa chỉ: 244 Điện Biên Phủ, Phường 7, Quận 3.

 

Hoàng An - khampha.vn

Những ý tưởng sáng tạo của các bạn trẻ mang lại mang lại tác động xã hội tích cực trước các vấn đề về môi trường, khí hậu.

 

Sáng 28/6, Ngày hội sáng tạo dành cho Thanh thiếu niên mang tên Demo Day với chủ đề Hành động vì khí hậu (Climate Action) đã diễn ra, nhấn mạnh sự tham gia tích cực và có ý nghĩa của người trẻ trong các vấn đề về xã hội và môi trường.

Sự kiện này nằm trong chuỗi các hoạt động của UPSHIFT - chương trình được thực hiện bởi UNICEF và Saigon Innovation Hub (SIHUB) thuộc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM. Trong năm 2019-2020, UPSHIFT đã trao tài trợ ươm tạo cho 5 dự án của 24 bạn trẻ, với mục tiêu chống biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.

ttn1

Nhóm Tofu Tree thuyết trình về sản phẩm kênh truyền thông chia sẻ kiến thức cho giới trẻ, có nội dung sử dụng thực phẩm xanh góp phần bảo vệ môi trường và sức khỏe.

Demo Day đánh dấu sự kết thúc 3 giai đoạn của mỗi mùa UPSHIFT, từ tiếp cận cộng đồng đến đào tạo chuyên sâu và cuối cùng là ươm tạo. Ở mỗi giai đoạn, bạn trẻ được trang bị các kỹ năng thiết yếu và hướng dẫn hỗ trợ bởi các chuyên gia những lĩnh vực liên quan.

Sự kiện quy tụ các vườn ươm khởi nghiệp, thanh thiếu niên, các tổ chức phi chính phủ và khu vực tư nhân tại TP.HCM, nhằm giới thiệu dự án của các nhóm UPSHIFT và tìm kiếm sự cộng tác và đầu tư hơn nữa.

Chia sẻ về dự án UPSHIFT, ông Huỳnh Kim Tước - Giám đốc SIHUB cho biết, các dự án mà chương trình ươm tạo trong suốt 5 năm qua luôn mang đến cho ông rất nhiều cảm xúc.

ttn2

Ông Huỳnh Kim Tước - Giám đốc SIHUB chia sẻ tại ngày sáng tạo.

“Chương trình đã giúp trang bị trí thức trong thời đại mới cho hơn 5.000 nhóm bạn trẻ, đặc biệt là tri thức sáng tạo, tri thức kinh doanh để sống và tồn tại cùng thế giới. Mục đích hướng tới của UPSHIFT cũng như của SIHUB là đưa chương trình đổi mới sáng tạo vào giảng dạy ở mọi cấp học tại TP.HCM cũng như Việt Nam, nhằm chuẩn bị cho những thế hệ trẻ tiếp theo có thể làm chủ sự sáng tạo, kinh doanh và trách nhiệm xã hội,” ông Tước chia sẻ.

Demo Day là buổi triển lãm và thuyết trình kết quả thử nghiệm, chia sẻ quá trình thay đổi và trưởng thành của các đội. Đồng thời tại đây, các bạn trẻ có cơ hội tăng cường kết nối hỗ trợ, đồng hành để duy trì và phát triển dự án. Ngoài ra, những dự án này còn là nguồn cảm hứng, khuyến khích thanh thiếu niên tiếp tục hành trình phát triển bản thân, nuôi dưỡng tinh thần công dân tích cực để khởi xướng giải pháp mang lại lợi ích cho cộng đồng.

Giảm thịt đỏ sống thêm xanh là dự án của nhóm Tofu Tree đến từ trường chuyên Trần Đại Nghĩa. Theo đại diện của nhóm, mmỗi chúng ta đều có thể góp sức cứu lấy bản thân và hành tinh xanh chỉ bằng 1 hành động đơn giản - giảm ăn thịt. Ý tưởng đã tạo được rất nhiều ấn tượng với người tham dự và nhận được sự hỗ trợ của SIHUB trong thời gian tới về không gian tổ chức sự kiện. Ngoài ra Tofu Tree còn nhận thêm 10 triệu đồng tiền tài trợ của ông Huỳnh Kim Tước.

ttn3

Nhóm UPRIVER (Dự án SELSY) với sản phẩm thay thế túi nhựa bằng cách tận dụng vải vụn dành cho học sinh phổ thông.

Mang đến Demo Day các sản phẩm thay thế túi nhựa bằng cách tận dụng vải vụn dành cho học sinh phổ thông, bạn Nguyễn Như Ý Ngọc, thành viên của UPRIVER, chia sẻ nhóm nhận diện vấn đề liên quan đến khí hậu để tìm nguyên nhân và phác thảo sơ bộ ý tưởng, sau đó thực hiện nghiên cứu đối tượng mục tiêu và lập mô hình kinh doanh tinh gọn. 

Mặc dù gặp ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng các bạn trẻ trong thời gian ươm tạo cũng tổ chức buổi workshop cho các em nhỏ từ 12 tuổi đến 15 tuổi tại Cơ sở Bảo trợ Xã hội Thảo Đàn. Buổi nói chuyện nhằm giúp các em hiểu rõ hơn về tác hại của việc sử dụng túi nylon cũng như team giới thiệu và giúp khách tham quan trải nghiệm sản phẩm.

Quan tâm tới cộng đồng xung quanh thông qua ý tưởng "Sức khỏe người thu gom rác", là những hoạt động của nhóm học sinh trường THCS Tân Tạo A, Quận Bình Tân tham gia chương trình UPSHIFT mùa 5.

ttn4

Đại diện nhóm Tân Tạo A thuyết trình với khách tham dự sự kiện.

Chia sẻ tại sự kiện DemoDay, bạn Nguyễn Thị Thanh Trúc, học sinh lớp 7, trường THCS Tân Tạo A, cho biết: “Dự án của nhóm với 3 giải pháp chính là thiết kế đồ bảo hộ (đôi găng tay) phù hợp với công việc thực tế; tạo lập quỹ và hoạt động thăm khám sức khỏe của những người thu gom rác có hoàn cảnh khó khăn trong hợp tác xã; đồng thời tuyên truyền tới người dân khu dân cư về phân loại rác, xử lý rác gây nguy hại tới người thu gom.”

ttn5

Những cô bé nhóm Tân Tạo A tuy còn nhỏ nhưng có ý tưởng rất tốt về môi trường sống.

Cũng tại sự kiện, nhóm Bitbo với dự án cải thiện chất lượng không khí thông qua sử dụng tảo để lọc CO2. Dự án Bitbo với kỳ vọng trong tương lai có thể giúp giúp giảm được 50% lượng khí CO2 cho 4.000 xe gắn máy tại TP.HCM.

ttn6

Mô hình nuôi trồng tảo của nhóm Bitbo.

Bạn Trần Gia Linh, trưởng nhóm chia sẻ: “Để thu khí CO2 từ màng lọc, nhóm đã dùng tảo ngâm cồn để tạo ra chất diệp lục nhân tạo. Ban ngày thực hiện quá trình quang hợp, khí sẽ được giữ lại. Trong quá trình dùng thử, nhóm đã tính toán tảo sẽ giữ lại khoảng từ 70% đến 80% khí CO2 thải ra từ pô xe máy. Ngoài việc hấp thu CO2 thải ra, màng lọc tảo còn là sản phẩm trang trí và đặc biệt là ngăn không cho nước vào bên trong pô xe khi bị ngập nước.”

ttn7

Ý tưởng độc đáo giúp giảm CO2 phát thải từ tảo nuôi.

Nhóm FRIDGE (Dự án Limifood) với mong muốn xậy dựng cộng đồng sử dụng đủ, tránh lãng phí lương thực thông qua ứng dụng kiểm soát lượng tồn thực phẩm.

ttn8

Các bạn trẻ của nhóm FRIDGE giới thiệu về ứng dụng LimitFood.

Bạn Trần Hồ Thúy Na, trưởng nhóm FRIDGE cho biết: “Ứng dụng LimitFood hiện đã có mặt trên hệ điều hành Android với những tính năng hiện có như ghi nhận thực phẩm được người dùng nhập liệu, hiển thị thông báo nhắc nhở người dùng những thực phẩm sắp hết hạn nhưng chưa được sử dụng.”

ttn10

FRIDGE tham vọng phát triển để đáp ứng nhu cầu thực tiễn cho hộ gia đình, hộ kinh doanh sản xuất.

Na cũng cho biết, hiện tại ứng dụng đã có hơn 85% các loại thực phẩm được nhập sẵn kèm theo đó là những khuyến cáo về số ngày bảo quản an toàn. Trong thời gian tới, nhóm sẽ cố gắng nâng cấp nhằm đem đến sự tiện lợi cho người dùng như hạn chế việc nhập liệu, kết hợp với các siêu thị, nhà hàng.

Được tổ chức lần đầu tiên tại Việt Nam vào năm 2015, cho đến nay, UPSHIFT đã thu hút sự tham gia trực tiếp của hàng ngàn bạn trẻ và tiếp cận hàng chục ngàn người quan tâm trên cả nước. Các hội thảo về tư duy thiết kế và xác định vấn đề của UPSHIFT trong giai đoạn tiếp cận cộng đồng đã mang lại lợi ích cho hơn 5.000 thanh thiếu niên, bao gồm những người trẻ tuổi bị thiệt thòi, dễ bị tổn thương và khuyết tật.

ttn11

Hoạt động trao đổi diễn ra sôi nổi tại ngày hội.

Việc triển khai thành công nhiều mùa UPSHIFT qua các năm vừa qua đã giúp nhân rộng phương pháp tiếp cận này tại TP.HCM và những địa phương khác trên cả nước thông qua mô hình câu lạc bộ sáng tạo xã hội nhằm tiếp cận nhiều thanh thiếu niên hơn.

Dự án UPSHIFT nằm trong khuôn khổ “Sáng kiến Thành phố thân thiện với trẻ em” đang triển khai tại TP.HCM, do SIHUB phối hợp với UNICEF tổ chức, hướng đến thanh thiếu niên từ 12 đến 24 tuổi trên địa bàn.

ttn12

Khán giả tham gia chương trình đặt câu hỏi với các nhóm dự án.

Kết thúc chương trình, bà Marianne Oehlers, Trưởng Văn phòng Hợp tác Chương trình UNICEF tại TP.HCM, gửi lời chúc mừng tất cả các bạn thanh thiếu niên đã hoàn thành giai đoạn ươm tạo dự án.

“Với sự hỗ trợ từ UNICEF và các đối tác nhằm xây dựng kỹ năng và ươm tạo, các bạn trẻ đã làm việc cùng nhau để thiết kế, xây dựng, thử nghiệm và hiện thực hóa mô hình. Các giải pháp của các bạn đã góp phần tạo nên một TP.HCM, và nói rộng hơn là đất nước Việt Nam, phát triển toàn diện, an toàn và đáng sống hơn, thông qua việc giải quyết ô nhiễm không khí, ô nhiễm chất thải nhựa và vấn đề lãng phí thực phẩm,” bà Marianne chia sẻ.

Hoàng Anh - khampha.vn

Sáng 24/6, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận tham gia Hệ thống Liên kết nguồn lực thông tin khoa học và công nghệ (STINET) với các trường đại học trên địa bàn Thành phố, làm phong phú thêm nguồn lực thông tin trên hệ thống.

Các đơn vị thực hiện ký kết với Sở KH&CN tại buổi lễ gồm Đại học Văn hóa TP.HCM, Phân hiệu trường Đại học Thủy lợi, Học viện Bưu chính Viễn thông, Đại học Lao động Xã hội – cơ sở TP.HCM. Ngoài ra, có 3 đơn vị là trường Đại học Văn hiến, Đại học Công nghệ thông tin Gia Định, Đại học Khoa học Tự nhiên đã xác nhận tham gia hệ thống, Sở KH&CN sẽ gởi biên bản ký kết tới các đơn vị này.

Bà Bùi Thanh Bằng (Giám đốc Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN, đơn vị vận hành hệ thống) cho biết, STINET (viết tắt từ Science and Technology Information Network) được xây dựng và vận hành tại địa chỉ www.stinet.gov.vn từ năm 2018. Nguồn lực thông tin trên hệ thống được tạo lập do sự liên kết giữa các thành viên trên tinh thần hợp tác, tự nguyện chia sẻ. Đến nay hệ thống đóng góp hơn 336.000 tài liệu thư mục, trong đó có 34.793 toàn văn (bao gồm thông tin về kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN, sách, giáo trình nội bộ, luận văn, luận án, tạp chí chuyên ngành KH&CN,…). Các đơn vị tích cực đóng góp dữ liệu toàn văn trên hệ thống phải kể đến Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, Đại học Y dược TP.HCM, Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, Đại học Công nghệ TP.HCM, Đại học Kinh tế Tài chính, Đại học Văn Lang,…

lk1

Bà Bùi Thanh Bằng (Giám đốc Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN) báo cáo kết quả của hệ thống STINET 2018-2019. 

Về mặt kỹ thuật, hệ thống đã có ứng dụng trên thiết bị di động chạy trên 2 nền tảng iOS và Android; giao diện tìm kiếm đơn giản, thuận tiện cho người dùng; các tính năng quản trị như cập nhật dữ liệu tự động, quản lý truy cập, giám sát cập nhật dữ liệu,…Tổng số lượt truy cập trong năm 2019 là 21.792, trung bình 5.000 lượt truy cập/tháng. Hệ thống thực hiện tốt chức năng liên kết các nguồn lực thông tin của các đơn vị thành viên, giúp người dùng nhanh chóng tìm thấy tài liệu mình cần và có thông tin nơi đang lưu giữ để tiện liên hệ tham khảo.

Theo ông Nguyễn Việt Dũng (Giám đốc Sở KH&CN TP.HCM), trong các nhiệm vụ Sở KH&CN tham mưu cho TP.HCM có chương trình nghiên cứu khoa học hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Trong đó, mạng liên kết nguồn lực thông tin KH&CN có ý nghĩa lớn trong việc chia sẻ, làm phong phú nguồn lực thông tin KH&CN phục vụ hoạt động nghiên cứu phát triển và đổi mới sáng tạo của các nhà khoa học, cán bộ nghiên cứu - giảng dạy, sinh viên, học sinh, doanh nghiệp và cộng đồng. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng để người dùng tiếp cận, khai thác hiệu quả nguồn lực thông tin KH&CN trên địa bàn Thành phố. Qua 2 năm triển khai, hệ thống nhận được sự hưởng ứng tích cực của các trường đại học, viện nghiên cứu, thư viện với 30 thành viên tham gia, kể cả Sở và Trung tâm Thông tin. Tuy nhiên, tài liệu thư mục và toàn văn chia sẻ trên hệ thống chưa nhiều, chưa đồng bộ. Đến năm 2019 có 14/30 đơn vị (chưa được 50%) đưa tài liệu toàn văn lên hệ thống, một số đơn vị vẫn còn "e dè" trong việc chia sẻ tài liệu toàn văn lên hệ thống. Hệ thống hiện tại cũng chỉ chia sẻ tài liệu trong nước, chủ yếu là kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN, luận văn, luận án, sách, tạp chí,…

lk2

Ông Nguyễn Việt Dũng (Giám đốc Sở KH&CN TP.HCM) chủ trì phần thảo luận, đóng góp ý kiến về triển khai STINET.

Tại buổi lễ ký kết, đại diện các trường đại học đã tham gia và chuẩn bị tham gia hệ thống đều đánh giá cao ý nghĩa chia sẻ nguồn lực thông tin, phục vụ cộng đồng nghiên cứu và đổi mới sáng tạo mà STINET mong muốn mang lại. Các thư viện của các trường rất cần tham khảo, sử dụng tài liệu lẫn nhau, hoặc khi nghiên cứu vấn đề nào đó thuộc ngành này nhưng vẫn cần tham khảo thông tin tài liệu của các ngành khác, do đó hệ thống chia sẻ nguồn lực thông tin mở ra một "sân chơi" chung rất bổ ích.

Về vấn đề chia sẻ tài liệu toàn văn lên hệ thống, nhiều ý kiến cho rằng, thời gian tới cần có các hoạt động tập huấn, tọa đàm về quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ; chia sẻ hướng dẫn chung về cách sử dụng hệ thống; số hóa, chọn lọc tài liệu khi đưa lên hệ thống; thống kê số lượng truy cập của từng đơn vị thành viên.

Ngoài ra, cần kiểm soát khai báo thông tin người dùng, thiết lập các chính sách đầu vào như chính sách đăng nhập, chính sách công khai tài liệu luận án, đề tài, tạp chí khoa học của các trường, chính sách để các bên yên tâm chia sẻ tài liệu, thấy được quyền lợi khác biệt của mình so với các đơn vị chưa tham gia hệ thống; thiết lập kênh liên kết nhanh để tác giả có cơ sở tin cậy từ đó quyết định chia sẻ tài liệu hay không,…

lk3

Các đơn vị mới thực hiện ký kết thỏa thuận với Sở KH&CN về việc tham gia hệ thống STINET.

Ông Nguyễn Việt Dũng cho biết, Sở sẽ ghi nhận các ý kiến để tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện hệ thống và thiết kế các chính sách chung phù hợp nhất. Tương lai sẽ tham mưu Thành phố đầu tư hệ thống chuyên nghiệp để kết nối các đơn vị với lượng truy cập lớn. Trong năm 2020, Sở sẽ tiếp tục các hoạt động mở rộng liên kết với các đơn vị viện, trường còn lại trên địa bàn TP.HCM; tổ chức hướng dẫn tra cứu hệ thống và truyền thông nhằm thu hút người dùng truy cập; hỗ trợ các đơn vị thành viên xử lý, cập nhật dữ liệu lên hệ thống; xây dựng cơ sở dữ liệu 3000 tài liệu hội nghị, hội thảo và đưa vào phục vụ trên hệ thống

Lam Vân (CESTI)

Việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận yến sào, khô cá dứa và xoài cát Cần Giờ giúp tăng uy tín, góp phần bảo hộ và quảng bá thương hiệu cho các sản phẩm đặc trưng của huyện.

Sáng 19/6, UBND huyện Cần Giờ đã tổ chức Hội nghị công bố, triển khai sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Yến sào, Khô cá Dứa và Xoài cát Cần Giờ.

cg1

Hội nghị công bố, triển khai sử dụng nhãn hiệu chứng nhận Yến sào, Khô cá Dứa và Xoài cát Cần Giờ diễn ra sáng 19/6

Huyện Cần Giờ có điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng với hệ thống kênh rạch rừng ngập mặn phì nhiêu, với đường bờ biển dài và cửa biển rộng lớn nên từ lâu đã hình thành các ngành nghề  truyền thống như đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản, làm muối, nuôi yến... Nhờ đó, đã tạo ra các sản phẩm đặc trưng của địa phương như khô cá dứa, yến sào, xoài cát. Những đặc sản này được dùng làm quà biếu, phục vụ khách du lịch và được nhiều người biết dến.

cg2

Lãnh đạo huyện Cần Giờ giới thiệu đặc sản địa phương với các đại biểu

Tuy nhiên, theo ông Lê Minh Dũng, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ, thời gian qua, việc sản xuất các sản phẩm này chưa theo quy trình an toàn thực phẩm, việc kinh doanh còn chưa chú trọng đến xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu. Ngoài ra, còn tình trạng trộn lẫn các sản phẩm từ các địa phương khác nên ảnh hưởng đến chất lượng, uy tín, và thương hiệu các các sản phẩm đặc trưng của Cần Giờ.

cg3

Sản phẩm Yến sào Cần Giờ

Chính vì thế, UBND huyện đã xin và được UBND Thành phố chấp thuận chủ trương sử dụng địa danh Cần Giờ để xây dựng nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm đặc trưng của huyện như yến sào, khô cá dứa và xoài cát. Huyện đã phối hợp với Sở KH&CN TP.HCM để hoàn thiện hồ sơ gửi Cục Sở hữu Trí tuệ. Với sự hỗ trợ tích cực của Sở, đến nay các sản phẩm này đã được cấp giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu.

"Việc xây dựng nhãn hiệu chứng nhận sẽ góp phần nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm, xây dựng bảo hộ và quảng bá thương hiệu cho các sản phẩm đặc trưng của huyện", ông Dũng nhấn mạnh. 

cg4cg5

Khô cá dứa và xoài cát Cần Giờ.

Cũng theo ông Dũng, hiện trên địa bàn huyện có 481 nhà nuôi yến, trong đó có 260 nhà cho thu hoạch với sản lượng ước đạt 870kg/tháng và có 2 cơ sở sơ chế yến sào với sản lượng ước đạt 130kg/tháng. Huyện có 21 hộ nuôi cá dứa với diện tích 30 ha, sản lượng thu hoạch hàng năm ước tính đạt 500 tấn làm nguồn nguyên liệu phục vụ cho 20 cở sở sản xuất. Trong khi đó, diện tích trồng xoài cát ở địa phương ước đạt 225ha trong đó 24,74 ha sản xuất theo tiêu chuẩn Viet GAp, sản lượng thu hoạch ước đạt 2.000 tấn/năm.

cg6

Ông Lê Minh Dũng, Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ, phát biểu tại hội nghị

Chia sẻ tại hội nghị, ông Lê Huy Hoàng, Phó Trưởng phòng Quản lý khoa học và công nghệ cơ sở, Sở KH&CN TP.HCM, cho biết thời gian qua, Sở đã đồng hành cùng các cấp lãnh đạo và doanh nghiệp tại Cần Giờ để hỗ trợ việc triển khai bảo hộ nhãn hiệu, hướng dẫn ứng dụng công nghệ vào sản xuất, góp phần xây dựng nhãn hiệu nông sản địa phương.

Đặc biệt, năm 2017, Sở đã hỗ trợ nông dân địa phương áp dụng máy sấy yến tiên tiến vào sản xuất. Loại máy sấy tổ yến này hoạt động trên quy trình sử dụng quạt thổi theo nguyên lý chênh áp trong buồng sấy kín. Lượng khí thổi và khí ẩm thoát ra được tách riêng cho từng vỉ, tránh được hiện tượng nhiễm ẩm và nhiễm vi sinh chéo như phương pháp truyền thống.

"Nhờ vậy, bà con đã tiết kiệm được rất nhiều điện năng, tăng năng suất, đảm bảo chất lượng sản phẩm", ông Hoàng cho biết thêm.

cg7

Trao giấy chứng nhận đăng ký sử dụng nhãn hiệu cho các tổ chức, cá nhân tại Cần Giờ

Ông Nguyễn Hồng Quân, Giám đốc HTX Thuận Yến, một trong những đơn vị sản xuất Yến sào Cần Giờ, cũng chia sẻ, nhờ thay đổi quy trình và tiêu chuẩn đã giúp HTX nâng cao năng suất, chất lượng của sản phẩm. Cùng với đó, ông Quân kì vọng, việc đăng kí nhãn hiệu sẽ giúp bảo vệ uy tín cũng như tăng giá trị thương hiệu Yến sào Thuận Yến ở thị trường trong và ngoài nước.

 

Dự kiến, ngày hội trí tuệ nhân tạo Việt Nam sẽ được tổ chức từ ngày 27-28/11 trong khuôn khổ Tuần lễ Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo năm 2020 của TP.HCM.

Ủy ban nhân dân (UBND) TP.HCM vừa có buổi làm việc về định hướng xây dựng Chiến lược trí tuệ nhân tạo quốc gia và Công tác tổ chức cho Ngày hội trí tuệ nhân tạo Việt Nam 2020.

Tham dự buổi làm việc có ông Dương Anh Đức - Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, ông Bùi Thế Duy - Thứ trưởng Bộ KH&CN, ông Nguyễn Kỳ Phùng - Phó Giám đốc Sở KH&CN TP.HCM cùng các lãnh đạo ban ngành, trường đại học, các chuyên gia trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.

aingayhoi

Toàn cảnh buổi họp tại trụ sở UBND TP.HCM ngày 12/6/2020

Tại buổi họp, Thứ trưởng Bùi Thế Duy đã giới thiệu dự thảo Chiến lược trí tuệ nhân tạo quốc gia, trong đó tập trung chính vào các lĩnh vực giao thông, vận tải, logistic, du lịch, thương mại điện tử; viễn thông, giáo dục, quản lý đô thị, quản lý xã hội và hành chính công.

Dự thảo Chiến lược cũng đề xuất xây dựng 3 trung tâm đổi mới sáng tạo về trí tuệ nhân tạo đặt tại 3 miền của đất nước. Một trong số đó dự kiến đặt tại TP.HCM.

Ông Dương Anh Đức cho biết, hiện TP.HCM cũng đang triển khai xây dựng kế hoạch phát triển trí tuệ nhân tạo. Do đó, việc phối hợp với Bộ KH&CN trong các hoạt động liên quan tới lĩnh vực trí tuệ nhân tạo được thành phố ưu tiên và đầu tư nguồn lực.

Tại buổi làm việc, UBND TP.HCM và Bộ KH&CN đã thống nhất kế hoạch triển khai cho Ngày hội trí tuệ nhân tạo Việt Nam như thời gian, địa điểm, nội dung chuyên môn, công tác hậu cần và kinh phí tổ chức. Theo đó, dự kiến TP.HCM sẽ tổ chức Tuần lễ Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo của thành phố từ ngày 24-28/11, trong đó, Ngày hội trí tuệ nhân tạo Việt Nam sẽ được tổ chức từ ngày 27-28/11.

Hiện TP.HCM đã khởi động các hoạt động của Tuần lễ Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo thông qua các cuộc thi liên quan tới trí tuệ nhân tạo. Chủ đề năm nay sẽ là giải quyết vấn đề giao thông cho TP.HCM.

UBND TP.HCM cũng đã lên kế hoạch phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Sở, ban, ngành và Đại học quốc gia TP.HCM trong việc phối hợp với Bộ KH&CN và các đơn vị có liên quan chuẩn bị cho cho Ngày hội trí tuệ nhân tạo Việt Nam.

Đại diện nhóm chuyên gia xây dựng Chiến lược trí tuệ nhân tạo quốc gia, GS.TS. Nguyễn Thanh Thủy đã đề xuất TP.HCM và Bộ KH&CN nên có văn bản ký kết hợp tác toàn diện trong nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo.

 

Ngày 16 tháng 6, Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho công chức, viên chức và người lao động đối tượng 4, khóa 74 năm 2020 . Dự lễ cố đồng chí Nguyễn Bạch Đằng - Ủy viên Hội đồng Giáo dục Quốc phòng An ninh Thành phố. 

QPAN1

 Toàn cảnh Lễ khai giảng lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh đối tượng 4.

Tham gia lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh đối tượng 4 khóa 74 năm 2020 có 75 đồng chí thuộc các phòng chức năng và đơn vị trực thuộc Sở. Chương trình bồi dưỡng gồm những nội dung nhằm giúp công chức, viên chức và người lao động nhận thức một cách có hệ thống, nắm chắc hơn quan điểm, đường lối quốc phòng, an ninh của Đảng, Nhà nước; nắm vững nguyên tắc, cơ chế lãnh đạo của Đảng, quản lý điều hành của Nhà nước về quốc phòng, an ninh; âm mưu và thủ đoạn chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam; khẳng định chủ trương đúng đắn, sáng tạo của đường lối quân sự, quốc phòng và an ninh của nước ta. 

QPAN3

 Đồng chí Chu Vân Hải – Phó Giám đốc Sở phát biểu tại Lễ khai giảng.

Phát biểu tại buổi Lễ khai giảng đồng chí Chu Vân Hải – Phó Giám đốc Sở yêu cầu việc tổ chức, quản lý lớp bồi dưỡng cần thực hiện nghiêm túc, đảm bảo điều kiện tốt để giáo viên giảng dạy và học viên học tập; học viên tham gia khóa bồi dưỡng cần phát huy tốt vai trò trách nhiệm, chấp hành nghiêm quy định của lớp học, sắp xếp công việc của cơ quan, đơn vị để tham gia đầy đủ các buổi học; nghiên cứu nắm chắc các vấn đề trọng tâm, trọng điểm của các chuyên đề, hiểu sâu sắc và đầy đủ quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng và an ninh, âm mưu thủ đoạn của chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch đối với cách mạng Việt Nam, Vận dụng kiến thức đã học sát với từng cương vị, chức trách và phù hợp với thực tiễn, góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân ở cơ sở vững mạnh.

Từ những kết quả đạt được trong giai đoạn vừa qua, Sở KH-CN TPHCM đang hoàn thiện Đề án hỗ trợ phát triển Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) thành phố giai đoạn 2021-2025.
Từ đó làm nền tảng hỗ trợ hoạt động ĐMST, nâng cao năng suất chất lượng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp (DN), phát triển sản phẩm chủ lực của thành phố, góp phần nâng cao tỷ trọng đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) vào tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) hàng năm từ 40% trở lên.

Nhiều quyết sách định hình nền tảng
Theo Sở KH-CN TPHCM, đến nay thành phố đã có 3.142 DN được hỗ trợ đào tạo về công cụ quản trị năng suất chất lượng và ĐMST; tư vấn nâng cao năng suất chất lượng, quản trị tài sản trí tuệ cho 759 DN và hỗ trợ 81 dự án nghiên cứu phát triển, đổi mới công nghệ và sản phẩm; phối hợp thực hiện hỗ trợ đổi mới công nghệ cho 15 dự án thông qua chương trình kích cầu đầu tư…

Ông Nguyễn Khắc Thanh, Phó Giám đốc Sở KH-CN TPHCM, cho biết thời gian qua thành phố đã có nhiều chính sách thiết thực góp phần khuyến khích, thúc đẩy phát triển ý tưởng khởi nghiệp ĐMST. Đặc biệt, với việc thực hiện Quyết định 4181 của UBND TPHCM, đã hình thành không gian hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp ĐMST (Saigon Innovation Hub - SIHUB). Đây cũng là sáng kiến triển khai mô hình Nhà nước hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST đầu tiên của Việt Nam dưới hình thức kết nối và chia sẻ nguồn lực, kết nối cộng đồng, nhờ đó hệ sinh thái phát triển mạnh mẽ.

Bên cạnh đó, TPHCM đã thành lập 5 không gian hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST và kết nối 24 cơ sở ươm tạo DN, thành lập 4 ban điều hành hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST cho 4 lĩnh vực trọng yếu của thành phố: công nghệ thông tin; cơ khí; chế biến lương thực - thực phẩm; nhựa - cao su - hóa chất. Qua đó có gần 650 DN được ươm tạo và nhiều DN trong số đó gọi vốn thành công. Thông qua các trung tâm ươm tạo, TPHCM đã hỗ trợ, phát triển nhiều DN khởi nghiệp đi vào hoạt động và thương mại hóa các sản phẩm từ hoạt động ươm tạo.

whise2019Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp TPHCM (WHISE) đã trở thành hoạt động thường niên của thành phố (Ảnh: Một hoạt động trong WHISE 2019)
Không chỉ phát triển ở trong nước, TPHCM đã chủ động phối hợp với nhiều quốc gia hợp tác để nâng cao chất lượng hoạt động khởi nghiệp ĐMST cho các DN. Cụ thể là phối hợp với Tổng Lãnh sự New Zealand tổ chức các khóa tập huấn và thực hành thiết kế hệ sinh thái cho các DN startup; hợp tác với Cơ quan Đổi mới sáng tạo Israel (IIA) giai đoạn 2018-2021 xây dựng chính sách thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp ĐMST; phối hợp với Hiệp hội Các DN Hàn Quốc ở nước ngoài (World-OKTA) và Trung tâm Công nghệ liên hiệp Busan triển khai Chương trình Chuyển giao công nghệ Việt - Hàn… Trong đó, SIHUB đóng vai trò là một trong những đơn vị đầu mối tổ chức các hoạt động khởi nghiệp ĐMST tại TPHCM. Tính từ 2016 đến cuối 2019, SIHUB đã hỗ trợ cho 2.230 lượt dự án khởi nghiệp hoàn thiện sản phẩm, mô hình kinh doanh, kết nối thị trường, đầu tư tài chính.

Theo Giám đốc SIHUB Huỳnh Kim Tước, các chương trình giúp kết nối stratup trong hoạt động chuyển giao công nghệ, kết nối cung - cầu khá hiệu quả. Hiện SIHUB cùng với các cơ quan khác tiếp tục chủ động tham gia những chương trình hợp tác quốc tế như Chương trình Đối tác ĐMST Việt Nam - Phần Lan (IPP), Chương trình Thúc đẩy khởi nghiệp Việt Nam (Vietnam Sillicon Valley), đồng thời mời gọi chuyên gia tại những quốc gia phát triển chia sẻ kinh nghiệm, thực hiện các chương trình hợp tác, nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa hoạt động khởi nghiệp ĐMST trong thời gian tới.

Hòa vào mạng lưới toàn cầu

TPHCM là địa phương có nhiều hoạt động triển khai hiệu quả Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST quốc gia đến năm 2025” của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời cũng là địa phương luôn tiên phong trong cả nước với việc ban hành nhiều chính sách đột phá và các hoạt động đa dạng trong hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST.

Hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST của thành phố đang từng bước tham gia vào mạng lưới của khu vực và quốc tế. Trong đó, vườn ươm DN công nghệ cao (SHTP-IC) đã nhanh chóng tham gia vào hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST. SHTP-IC đã hỗ trợ thành công cho hơn 40 dự án khởi nghiệp, 100% các dự án đều có sở hữu trí tuệ, 13 DN khởi nghiệp đã được chứng nhận DN KH-CN tại TPHCM.

Đáng chú ý, các dự án khởi nghiệp đã thương mại hóa sản phẩm thành công ở Mỹ, Malaysia, Hàn Quốc và một số quốc gia châu Âu. Theo Giám đốc SHTP-IC Lê Thành Nguyên, SHTP-IC đang tham mưu cho Ban quản lý Khu Công nghệ cao TPHCM xây dựng đề án hình thành mạng lưới kết nối ĐMST tại Mỹ, nhằm tạo điều kiện hỗ trợ hiệu quả nhất cho các startup Việt khi mở rộng thị trường sang Mỹ, cũng như kết nối để các startup, các chuyên gia tại Mỹ hỗ trợ startup trong nước. 

Đề án hỗ trợ phát triển Hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST TPHCM giai đoạn 2021-2025 với các giải pháp cụ thể sau: Phát triển hạ tầng, dịch vụ hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST; Nâng cao năng lực cho các thành phần hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST; Hình thành hệ sinh thái ĐMST của các lĩnh vực, sản phẩm trọng điểm; Hỗ trợ DN khởi nghiệp sáng tạo phát triển sản phẩm và thị trường; Hỗ trợ DN nhỏ và vừa nâng cao năng suất chất lượng và ĐMST; Thúc đẩy hoạt động ĐMST trong khu vực công; Đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế và truyền thông khởi nghiệp ĐMST. 

Đây là hệ thống các nhiệm vụ hỗ trợ sự gắn kết bền vững và hợp tác cùng phát triển giữa DN, trường - viện, Nhà nước, tổ chức hỗ trợ các DN lớn có năng lực dẫn dắt thị trường và cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo. Đề án dự kiến được trình trong quý 2-2020.

Theo đánh giá của ông Nguyễn Khắc Thanh, hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST của TPHCM đã đạt được một số kết quả tích cực, các hoạt động của hệ sinh thái ngày càng sôi động, quy mô của các thành phần được mở rộng, đã kết nối trên 40 tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST; thiết lập nền tảng kết nối chia sẻ dữ liệu 134 phòng thí nghiệm, 626 chuyên gia, 275 tổ chức KH-CN...

Qua đó đã giúp các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp nói chung và DN, startup nói riêng, có những chuyển biến rõ rệt về nhận thức, vai trò của KH-CN và ĐMST. Thống kê năm 2019, cả nước có khoảng 3.800 DN khởi nghiệp, trong đó gần 50% là DN startup tại TPHCM. Số startup tại TPHCM cũng đã thu hút vốn đầu tư mạo hiểm khá lớn trong tổng số gần 900 triệu USD mà các nhà đầu tư đổ vào startup tại Việt Nam thời gian qua.  

startupStartup trong Vườn ươm Doanh nghiệp công nghệ cao (SHTP-IC) giới thiệu hệ thống khóa tự động

Từ sự phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST, TPHCM đã tạo được sức lan tỏa mạnh từ cộng đồng DN đến xã hội và được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Theo công bố về chỉ số ĐMST toàn cầu (GII) năm 2019, Việt Nam được xếp hạng 42/129 quốc gia và nền kinh tế, tăng 17 bậc so với năm 2016, xếp thứ 3 trong khu vực ASEAN, đứng đầu nhóm những nước có thu nhập trung bình thấp. Đây là thứ hạng cao nhất mà Việt Nam từng đạt được từ trước tới nay.

Ông Nguyễn Việt Dũng, Giám đốc Sở KH-CN TPHCM, khẳng định các hoạt động khởi nghiệp ĐMST của thành phố trong thời gian qua đã tạo sức lan tỏa mạnh từ cộng đồng khởi nghiệp ĐMST đến toàn xã hội; chính sách hỗ trợ đã tác động đầy đủ vào các giai đoạn của quá trình khởi nghiệp sáng tạo, mở rộng hoạt động hợp tác quốc tế, giúp xác định mô hình hỗ trợ khởi nghiệp có hiệu quả và vươn xa hơn.

Năm 2019, Tuần lễ ĐMST và Khởi nghiệp TPHCM (WHISE 2019) được UBND TPHCM phối hợp với Đại sứ quán Phần Lan tại Việt Nam chủ trì, Sở KH-CN và Thành đoàn TPHCM phối hợp thực hiện, đã thu hút hơn 150 startup trong nước và quốc tế tham dự. WHISE 2019 tập hợp những mô hình khởi nghiệp thành công để giới thiệu đến cộng đồng, kết nối các nguồn lực xã hội. Sự kiện này còn thể hiện rõ cam kết của thành phố trong việc kiến tạo, hỗ trợ và đồng hành cùng cộng đồng khởi nghiệp, sớm đưa TPHCM trở thành thành phố của khởi nghiệp ĐMST trong cả nước và khu vực. 

Song song đó, nhiều hoạt động khởi nghiệp ĐMST cũng diễn ra rộng khắp trong thời gian qua: Cuộc thi “Giải pháp IoT cho Thành phố thông minh” do Vườn ươm DN công nghệ cao tổ chức; Cuộc thi “ĐMST trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao” của Trung tâm Ươm tạo DN nông nghiệp công nghệ cao; Cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp “Creative Idea Contest” của Khu Công nghệ phần mềm - Đại học Quốc gia TPHCM; Cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp - Startup Wheel” của Trung tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp - BSSC; Cuộc thi Khởi nghiệp ĐMST ngành du lịch  do Sở Du lịch phối hợp cùng Sở KH-CN TPHCM tổ chức…

BÁ TÂN - SGGP


Bản quyền © 2018 Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
Thiết kế và phát triển bởi HCMGIS
Tổng số truy cập: 11537353