SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ không sử dụng ngân sách nhà nước: “Hội chứng thực bào máu kém nhiễm virus Epstein – Barr tại Bệnh viện Nhi Đồng 1” Thực hiện nhiệm vụ KHCN

Ngày thông báo: 05-12-2019

  1. Tên nhiệm vụ: Hội chứng thực bào máu kém nhiễm virus Epstein – Barr tại Bệnh viện Nhi Đồng 1

Sản phẩm chính của nhiệm vụ:

- Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị thực bào máu kém nhiễm virus Epstein – Barr.

- Kết quả điều trị giai đoạn tấn công và giai đoạn duy trì.

- Mối liên quan giữa tải lượng virus và đáp ứng điều trị 8 tuần.

- Yếu tối tiên lượng tử vong.

  1. Đơn vị đề nghị: Bệnh viện Nhi Đồng 1

Địa chỉ:  341 Sư Vạn Hạnh, Phường 10, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 028 3927 1119                

Email: bvnhidong@nhidong.org.vn

Website: www.nhidong.org.vn

Người đại diện pháp lý: TS.BS. Nguyễn Thanh Hùng

  1. Cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ:

TS.BS. Lê Bích Liên

Điện thoại: 0903741455

Email: bvnhidong@nhidong.org.vn

Địa chỉ: 341 Sư Vạn Hạnh, Phường 10, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh

  1. Lĩnh vực khoa học và công nghệ: y tế
  2. Tác động chính của kết quả nhiệm vụ:

      5.1. Đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ có liên quan

Hội chứng thực bào máu (HCTBM) là một hội chứng hiếm gặp, diễn tiếng thường nguy kịch và tử vong cao ở trẻ em. Ở trẻ em, HCTBM liên quan đến nhiễm trùng là thường gặp nhất, trong đó Epstain-Barr Virus (EBV) là tác nhân phổ biến được y văn thế giới ghi nhận. Với phác đồ thực bào máu HLH-1994, HLH-2004 tử vong bệnh nhân TBM kèm nhiễm EBV (TBM-EBV) đã được cải thiện nhiểu, tuy vậy nhiều công thức điều trị vẫn đang được nghiên cứu nhằm cải thiện hơn nữa. Bệnh viện Nhi Đồng 1 (BVNĐ1) là bệnh viện chuyên khoa Nhi tuyến cuối ở khu vực phía Nam nơi hàng năm tiếp nhận nhiều bệnh nhân thực bào máu. Nghiên cứu tại BVNĐ1 cũng như nhiều nơi khac tại Việt Nam ghi nhận TBM-EBV chiếm tỉ lệ cao nhất trong số TBM trẻ em Việt Nam và tỉ lệ tử vong có thể đến 50%. Tuy vậy vẫn còn rất ít nghiên cứu tập trung vào nhóm bệnh này. Nghiên cứu này với những mục tiêu đã nêu sẽ góp phần giúp các bác sĩ Nhi khoa chẩn đoán sớm HCTBM, vận dụng phác đồ điều trị chuẩn HLH 2004 và phối hợp Rituximab điều trị ca TBM-EBV nặng kém đáp ứng trong hoàn cảnh không thực hiện được ghép tủy, tiên lượng sớm các trường hợp nguy cơ tử vong, là các yếu tố quan trọng giúp cải thiện tử vong; ngoài ra nghiên cứu còn gợi mở những hướng nghiên cứu tiếp theo.

      5.2. Đối với nơi ứng dụng kết quả nghiên cứu

Là nghiên cứu đầu tiên khảo sát mô hình 3 cytokine Interleukine-6 (IL-6), Interleukine -10 (IL-10) và Interferron gamma tạo tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo nhằm xác định giá trị chẩn đoán của mô hình cytokin trong chẩn đoán sớm TBM-EBV.

Nghiên cứu đầu tiên đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân TBM-EBV dựa trên phác đồ Hội Mô bào thế giới HLH-2004 và bước đầu sử dụng Rituximab có điều chỉnh theo thực tế Việt Nam. Là tiền đề giúp nghiên cứu và cập nhật phác đồ điều trị.

Nghiên cứu theo dõi động học tải lượng EBV trước và sau điều trị dựa trên RT-PCR EBV trong huyết thanh xác định mối liên quan giữa tải lượng EBV với kết quả điều trị 8 tuần đầu, đặc biệt ở thời điểm tuần 2 sau điều trị. Từ đó góp phần theo dõi đáp ứng điều trị.

Nghiên cứu xác định hai yếu tố độc lập tiên lượng tử vong sớm là nồng độ Albumin và IL-10 trong máu, từ đó xây dựng được công thức tính xác xuất sống còn 8 tuần cho bệnh nhân TBM-EBV giúp lựa chọn điều trị phù hợp với tình trạng người bệnh ngay từ khi nhập viện.

  1. Dự kiến thời gian dự kiến tổ chức đánh giá báo cáo:

-     Thời gian dự kiến:  tháng 12/2019

  1. Địa điểm dự kiến tổ chức báo cáo kết quả nghiên cứu

Địa điểm tổ chức báo cáo kết quả nghiên cứu:

-     Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ: 244 Đường Điện Biên Phủ, Phường 7, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh


Bản quyền © 2018 Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
Thiết kế và phát triển bởi HCMGIS
Tổng số truy cập: 11537378