SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ cần đánh giá: Nghiên cứu và sản xuất chế phẩm sinh học dùng cho nông nghiệp và thủy sản Thực hiện nhiệm vụ KHCN

Ngày thông báo: 19-10-2018

Căn cứ Thông tư số 02/2015/TT-BKHCN ngày 06 tháng 3 năm 2015, của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc Quy định việc đánh giá và thẩm định kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước. Tại Khoản 3, Điều 9, Chương II quy định: “Kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan thực hiện đánh giá đăng tải thông tin về việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ trên trang thông tin điện tử của đơn vị trong thời gian 10 ngày làm việc”.

Sở Khoa học và Công nghệ đăng tải thông tin “Đánh giá, thẩm định kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước” như sau:

Thông tin chung về nhiệm vụ:

  1. Thông tin nhiệm vụ:

Tên nhiệm vu: Nghiên cứu và sản xuất chế phẩm sinh học dùng cho nông nghiệp và thủy sản.

Sản phẩm chính của nhiệm vụ:

TT

Tên sản phẩm

Mô tả tính năng, công dụng của sản phẩm

Mô tả một số đặc tính nổi bật, cơ bản của sản phẩm

Ghi chú

1

Men vi sinh chuyên dùng cho giai đoạn ương tôm : AZUNO-BAC

- Giảm hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR)

- Gia tăng và ổn định hệ vi sinh vật có lợi trong đường ruột tôm

- Gia tăng tỷ lệ sống của tôm trong quá trình ương.

- Giảm khí độc, phân hủy thức ăn dư thừa để giảm ô nhiễm và stress cho tôm giống.

- Bacillus subtilis

-Bacillus coagulans

- Tổng mật độ vi sinh thành phần đạt 1010 CFU/kg.

- Vi khoáng và phụ gia vừa đủ 1kg

- Trước khi thả Nau 1-2 g/m3

- Giai đoạn Zoea, Mysis, Post Larvae (PL) 2-4 g/m3

- Giai đoạn PL 13-20: 10-20 g/m3

-Giai đoạn PL 21-30: 30-50 g/m3

2

Men vi sinh xử lý và cải tạo đáy ao nuôi : AZUNO-CLEAR

- Phân hủy mùn bả hữu cơ, thức ăn dư thừa tồn đọng dưới đáy ao, giảm khí độc, giúp tôm giảm stress và tăng trưởng tốt hơn

- Tạo hệ vi sinh có lợi trước khi thả tôm, tạo hiệu quả trong gây màu nước ao nuôi

-Bacillus subtilis

-Bacillus amyloliquefaciens

- Tổng mật độ vi sinh thành phần đạt 1010 CFU/kg

- Vi khoáng và phụ gia vừa đủ 1kg

-Cải tạo mới: 1000g/1000m3

-Ao nuôi bình thường 125-250 g/1000m3

- Ao có khí độc cao, thức ăn dư thừa nhiều sử dụng tăng lên 1000g/1000m3. Sau đó sử dụng như bình thường.

3

Men vi sinh xử lý khí độc và ô nhiễm ao nuôi : AZUNO-DETOX

- Duy trì sự an toàn và ngăn chặn hình thành khí độc trong ao nuôi

- Giảm hàm lượng khí độc NH3, NO2, H2S.

- Kiểm soát hiệu quả các vi sinh vật gây bệnh nhóm Vibrio sp.

-Bacillus subtilis

-Bacillus amyloliquefaciens

Bacillus polymyxa

-Tổng mật độ vi sinh thành phần đạt 1010 CFU/kg

- Vi khoáng và phụ gia vừa đủ 1kg

-Cải tạo mới: 1000g/1000m3

-Ao nuôi bình thường 125-250 g/1000m3

- Ao có khí độc cao, thức ăn dư thừa nhiều sử dụng tăng lên 1000g/1000m3. Sau đó sử dụng như bình thường.

4

Men vi sinh chuyên dùng cho nuôi tôm thương phẩm : AZUNO-PRO

- Giảm hệ số sử dụng thức ăn (FCR)

- Ngăn ngừa các loại vi khuẩn gây bệnh phân trắng và hoại tử gan tụy cấp trên tôm

- Cải thiện hệ vi sinh đường ruột giúp tôm tiêu hóa tốt hơn.

-Bacillus subtilis

-Bacillus megaterium

-Bacillus coagulans

-Bacillus pumilis

-Tổng mật độ vi sinh thành phần đạt 1010 CFU/kg

- Vi khoáng và phụ gia vừa đủ 1kg

- Hàng ngày 10g/kg thức ăn trong suốt quá trình nuôi.

- Khi tôm có dấu hiệu phân trắng và gan tụy 30g/ 1kg thức ăn.

  1.    Đơn vị đề nghị: 

Tên tổ chức: Công ty TNHH Công nghệ Liên Hiệp Phát

Địa chỉ: 572/4 Nguyễn Trãi, phường 8, Quận 5, TP.HCM

Điện thoại: 028. 38590189               Fax: 028. 38535298

Website: www.lhp-tek.com  

Người đại diện pháp lý: HUỲNH TRÍ NHƠN – Giám Đốc                                          

Cơ quan chủ quản (nếu có): Không

  1. Cá nhân chủtrì thực hiện nhiệm vụ:

Họ và tên: HUỲNH TRÍ NHƠN

Ngày, tháng, năm sinh: 14/08/1971                Giới tính: Nam

Số Chứng minh nhân dân/Hộ chiếu: 024917487

Chức danh khoa học (nếu có):                   

Địa chỉ: 572/4 Nguyễn Trãi, phường 8, Quận 5, TP.HCM

Nơi công tác (nếu có): Công ty TNHH Công nghệ Liên Hiệp Phát

Địa chỉ cơ quan (nếu có): 572/4 Nguyễn Trãi, phường 8, Quận 5, TP.HCM

Điện thoại NR/CQ: 028. 38590189  Di động: 0908881889  

E-mail: nhon.huynh@lhp-tek.com

Website: www.lhp-tek.com

  1. Lĩnh vực khoa học và công nghệ: Công nghệ Sinh học
  2. Tác động chính của kết quả nhiệm vụ:

Đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ có liên quan

Sản phẩm do đề tài tạo ra có thông tin nhãn và thành phần đúng quy định. Sản phẩm đã được các ngành liên quan phân tích kiểm nghiệm, hiện nay công ty Liên Hiệp Phát đã làm chủ công nghệ và đầu tư trang thiết bị theo tiêu chuẩn GMP (Good Manufacturing Practices) và ISO 22000 để sản xuất và cung cấp số lượng lớn sản phẩm có chất lượng ổn định, đáp ứng nhu cầu sử dụng cho các cơ sở sản xuất giống và nuôi tôm thương phẩm ở ĐBSCL cũng như các vùng khác trong cả nước.

Đối với nơi ứng dụng kết quả nghiên cứu

Sản phẩm đã được thử nghiệm phù hợp với các hoạt động sản xuẩ giống và nuôi thương phẩm ở ĐBSCL. Sản phẩm có tác dụng tốt trong quản lý môi trường, nâng cao tỷ lệ sống (đối với tôm giống); giảm hệ số thức ăn (FCR) và giảm bệnh phân tráng cũng như gan tụy trên các mô hình nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng.

Đối với kinh tế - xã hội và môi trường

Sản phẩm của đề tài đáp ứng tốt cho mục tiêu phát triển tôm nước lợ theo quyết định số 5528/QĐ-BNN-TCTS ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phê duyệt quy hoạch nuôi tôm nước lợ ĐBSCL đến 2020 và tầm nhìn 2030 với mục tiêu phát triển đến 2030 là 670.000 ha và đạt sản lượng là 850.000 – 900.000 tấn. Quan điểm chính để phát triển của quyết định này là “Tiếp tục phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên để đầu tư phát triển nuôi tôm nước lợ vùng ĐBSCL theo hướng công nghiệp, hiện đại và bền vững, thích ứng trong điều kiện biến đổi khí hậu, tạo khối lượng sản phẩm lớn, có lợi thế cạnh tranh, đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu”.

Ngoài ra, sản phẩm của đề tài góp phần thực hiện giải pháp về khoa học công nghệ là chủ động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ nuôi, sản xuất giống, các biện pháp phòng trị dịch bệnh, xử lý ô nhiễm môi trường cho các cơ sở nuôi trồng thủy sản là tăng cường sử dụng chế phẩm sinh học trong quản lý môi trường và tăng cường sức khỏe cho động vật thủy sản, trong đó có tôm nước lợ.

  1. Dự kiến thời gian dự kiến tổ chức đánh giá báo cáo:

-     Thời gian dự kiến:  Tháng 10/2018

  1.  Địa điểm dự kiến tổ chức báo cáo kết quả nghiên cứu

-     Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. Địa chỉ: 244 Đường Điện Biên Phủ, Phường 7, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh


Bản quyền © 2018 Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
Thiết kế và phát triển bởi HCMGIS
Tổng số truy cập: 11537353