SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Danh sách có 68 mô hình
Lĩnh vực: Trồng trọt

Luân trùng nước ngọt là nhóm thức ăn tự nhiên có giá trị dinh dưỡng cao và kích thước phù hợp với giai đoạn đầu của cá bột. Luân trùng B. calyciflorus được phân lập từ các ao hồ tự nhiên và giữ giống trong falcon 50 ml, mật độ 10 con/ml, cường độ ánh sáng 2000 lux (một bóng đèn neon 1,2m có công suất 40W), thức ăn là tảo Chlorella (1-5x106 tế bào/ml), tảo được huyền phù trong dung dịch EPA bao gồm 96 mg NaHCO3, 60 mg CaSO4, 60 mg MgSO4, và 4 mg KCl hòa tan trong 1 lít nước cất, nhiệt độ khoảng 28-30 oC, đặt trên rotor quay bốn vòng/phút, mỗi ngày cho ăn bằng tảo với mật độ như trên. Thời gian cấy chuyền là 5 ngày. Nuôi sinh khối luân trùng bằng phương pháp nuôi từng mẻ, thức ăn chủ yếu là tảo Chlorella (1x106 tế bào/ml), kết hợp với thức ăn tổng hợp S-Pakle (1g/1 triệu luân trùng) và nấm men (1g/1 triệu luân trùng). Thức ăn phải được xay 2-3 phút trong máy xay sinh tố. Cho ăn 4 lần/ngày vào các thời điểm 6 giờ, 12 giờ, 16 giờ, 20 giờ. Thời gian nuôi 4-5 ngày. Yếu tố môi trường phù hợp: nhiệt độ 28-32oC; pH 7,5-8,5; độ cứng 25-200 mg CaCO3/L; oxy hoà tan > 4 mg/l; ammonia (NH3) < 1mg/L, ánh sáng 600 – 2000 lux. Tảo Chlorella sp. được nuôi trên môi trường Walne/F2, cường độ ánh sáng 2000-20.000 lux, nhiệt độ 25-28oC, thời gian thu hoạch 4-5 ngày.

Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II, 116 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 1, Tp. HCM

Người liên hệ: ThS Võ Minh Sơn – 0982 949827 

Lĩnh vực: Nhân giống - Phòng bệnh

Tình hình sản xuất nông nghiệp nói chung và cây rau nói riêng đang gặp không ít khó khăn do nhiều nguyên nhân như thời tiết khí hậu bất lợi dẫn đến sâu bệnh phát triển gây hại nhiều đã làm giảm năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng chi phí sản xuất.

Đã có nhiều biện pháp được thực hiện để hạn chế những thiệt hại do các nguyên nhân trên gây ra, trong đó biện pháp hóa học là biện pháp đang được sử dụng phổ biến nhất trong sản xuất nông nghiệp.

 Hiện nay, đa số người dân ở những vùng sản xuất rau trọng điểm của TP.HCM vẫn còn trồng rau theo tập quán canh tác cũ, vẫn còn phun thuốc trừ sâu, bệnh theo kiểu định kỳ, phun nhiều lần và với nồng độ luôn cao hơn nhiều so với khuyến cáo, nhất là thói quen sử dụng phối hợp nhiều loại thuốc hóa học cho một lần phun nên việc thâm canh rau đã làm ảnh hưởng tới môi trường và hệ sinh thái, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nhiều loại rau có thể vượt mức cho phép.

Vì vậy, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm của các sản phẩm nông nghiệp, trong đó có cây rau đang được đặt lên hàng đầu và cấp bách cần được giải quyết nhằm tạo ra sản phẩm rau đáp ứng tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt tìm kiếm biện pháp phòng trừ dịch hại tối ưu là một trong những hướng đi đúng đắn và cần thiết cho một nền nông nghiệp sạch và bền vững.
Lĩnh vực: Chăn nuôi

Ngành chăn nuôi vịt ở nước ta hiện nay ngày càng phát triển, đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, với sự biến đổi khí hậu, diện tích đất chăn nuôi cũng như điều kiện chăn nuôi ngày càng chịu ảnh hưởng tiêu cực. Chính vì thế, các giống vật nuôi có khả năng thích nghi tốt được chọn lọc để phù hợp với điều kiện chăn nuôi. Vịt biển là giống vịt có khả năng thích nghi với nước mặn, có thể sống và phát triển tốt ở các vùng biển, vùng ngập mặn… So với các giống vịt hiện có tại Việt Nam, năng suất của vịt biển không cao hơn nhưng nhờ khả năng thích nghi, chúng được xem là loại vật nuôi quan trọng ở những vùng này. Chính vì vậy tài liệu này muốn giới thiệu tới bạn đọc những nội dung cơ bản nhất từ khâu xây dựng chuồng trai; cách chọn giống; kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng; kỹ thuật vệ sinh chuồng trại, môi trường; quy trình thú y, phòng bệnh trên vịt biển. Mục đích là giúp người chăn nuôi tăng năng suất và đạt hiệu quả kinh tế cao.

Lĩnh vực: Chăn nuôi

Heo đực giống có vai trò quan trọng trong chăn nuôi heo, nó quyết định đến chất lượng nhiều thế hệ, số lượng và chất lượng đàn heo. Chính vì vậy, việc chọn lọc, chăm sóc và khai thác đực giống năng suất cao là công việc rất quan trọng. Quá trình chọn lọc gồm 5 giai đoạn chính: giai đoạn sơ sinh, chuyển đàn, kiểm tra năng suất, đánh giá di truyền và giai đoạn tập tinh. Chọn lọc chỉ tiêu về ngoại hình gồm: ngoại hình tổng thể, chân, móng, vú, mông, dịch hoàn, dương vật, thể tích, nồng độ và hoạt lực tinh dịch. Sử dụng phương pháp đánh giá di truyền BLUP để đánh giá di truyền để chọn các cá thể có giá trị giống cao nhất. Bên cạnh đó, quy trình áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để chăm sóc nuôi dưỡng và khai thác tinh đực giống

Lĩnh vực: Bảo quản - Chế biến

Thu hoạch rau cần được tiến hành khi thời tiết khô ráo và mát mẻ trong ngày với dụng cụ thích hợp (dao, kéo sắc, dụng cụ đựng sạch sẽ, chắc chắn, xe thô sơ vận chuyển trên đồng), hạn chế làm rau bị tổn thương. Rau sau khi thu hoạch cần được loại bỏ gốc rễ ngay trên đồng và không để chạm đất và các nguồn lây nhiễm vi sinh vật gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng.

Đối với các loại rau ăn lá (cải ngọt, cải xanh & rau muống), rau cần được lựa chọn, phân loại, rửa trong nước sạch và nước ozone 2-3 ppm, để ráo nước trước khi đưa vào tạm trữ và cung cấp cho thị trường. Cho mục đích tạm trữ, không nên rửa các loại rau ăn trái (dưa leo, đậu bắp & khổ qua) để không làm mất lớp phấn/sáp bên ngoài tránh giảm thời gian bảo quản và hình thức của rau
Lĩnh vực: Trồng trọt

Lan Mokara là loại lan có giá trị kinh tế cao. Với nhiều ưu điểm như: tỉ lệ sống cao, cây sinh trưởng phát triển đồng đều, ít sâu bệnh hại, đảm bảo đúng đặc tính giống, ít rủi ro, chi phí mua cây giống ban đầu thấp, nên cây lan Mokara con ở giai đoạn hậu cấy mô đang được người trồng lan lựa chọn. Các kỹ thuật từ xây dựng, kết cấu của nhà ươm cây, đến các yếu tố môi trường liên quan đến chất lượng của cây theo từng bước được liệt kê cụ thể trong quy trình. Các giống được chọn để trồng như: vàng cam, vàng chanh, vàng mai, vàng đậm, đỏ, cam là những giống hiện nay được thị trường ưu chuộng. Các giá thể: mụn dừa, vỏ dừa, vỏ đậu phộng được xử lý trước khi trồng. Đặc biệt, quan trọng đó là cách huấn luyện trước và sau ra cây, cách ra cây là những yếu tố đảm bảo tỷ lệ sống của cây trong giai đoạn này. Quy trình còn đề cập đến liều lượng và từng loại phân bón sử dụng phù hợp cho từng thời kì sinh trưởng của cây lan con, cũng như cách phòng trị một số sâu bệnh hại thường gặp trên đối tương cây hoa lan này 

Lĩnh vực: Trồng trọt

Quy trình kỹ thuật sản xuất cây hương thảo trồng chậu ứng dụng công nghệ cao được xây dựng từ các đề tài nghiên cứu thường xuyên năm 2015, 2016, 2017 của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao. Quy trình gồm các bước thực hiện từ nhân giống đến khi cây xuất vườn và sử dụng trang trí trong nhà. Nhân giống cây hương thảo bằng phương pháp giâm cành có sử dụng chất điều hòa tăng trưởng NAA nồng độ 3.000 ppm kết hợp với giá thể gồm 30% mụn dừa + 30% cát + 20% tro trấu + 20% vỏ trấu. Sau 28 ngày giâm cành, cây con hương thảo đạt tiêu chuẩn được đem trồng trong chậu nhựa Ø20 x 15 cm, đặt trong điều kiện nhà màng áp dụng chế độ tưới nhỏ giọt, cây được che sáng bằng lưới màu xanh loại che 50% cường độ ánh sáng. Cây được trồng trên giá thể gồm 21% mụn dừa + 21% cát + 14% tro trấu + 14% vỏ trấu + 30% phân trùn quế và được áp dụng chế độ tưới bón như sau: 80 - 100 mL/cây/ngày (cây dưới 1 tháng tuổi), 200 - 250 mL/cây/ngày (cây từ 1 - 3 tháng tuổi), tưới 4 lần/ngày. Khuyến cáo áp dụng giải pháp sử dụng cây hương thảo trang trí trong nhà: Nên luân chuyển cây định kỳ đặt tại hành lang trong 4 ngày ra đặt tại vườn ươm trong 3 ngày; Nên luân chuyển cây định kỳ đặt trong phòng làm việc trong 4 ngày ra đặt tại vườn ươm trong 3 ngày; Nên luân chuyển cây định kỳ đặt tại ban công trong 15 ngày ra đặt tại vườn ươm trong 3 ngày

Lĩnh vực: Trồng trọt

Cà chua bi là loại rau ăn quả phù hợp với điều kiện thời tiết khí hậu khu vực phía Nam. Trong những năm gần đây thì diện tích trồng cà chua bi ngày càng tăng. Quả cà chua bi được sử dụng phổ biến hàng ngày và rất đa dạng, ngoài sử dụng để chế biến thì quả cà chua bi thường dùng để ăn tươi, vì trong quả chứa nhiều sắc tố (lycopen, carotene). Quy trình kỹ thuật trồng cà chua bi trong nhà màng áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt được xây dựng từ các kết quả nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm và chuyển giao cho các đơn vị từ 2013 - 2018 của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao. Quy trình sản xuất cà chua bi gồm các bước thực hiện từ thiết kế xây dựng nhà màng đến xử lý giá thể, trồng cây, chăm sóc đến thu hoạch và xử lý sau thu hoạch. Cà chua bi được trồng trên hỗn hợp giá thể mụn dừa, tro trấu và phân trùn quế. Nước và phân bón được cung cấp đồng thời qua hệ thống tưới nhỏ giọt tùy theo giai đoạn sinh trưởng phát triển và nhu cầu của cây 

Lĩnh vực: Trồng trọt

Dưa leo có chứa nhiều loại vitamin như Vitamin, khoáng chất tự nhiên bạn cần nạp vào cơ thể hàng ngày như vitamin C, chất xơ, vitamin B1, vitamin B2, vitamin V3, vitamin B5, vitamin B6, folic acid, vitamin C, canxi, sắt, magie, phốt pho, kali, kẽm,… 

Mô hình trồng dưa leo trên giá thể trong nhà màng áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt mang lại lợi nhuận cao, giảm tối thiểu tác động xấu đến môi trường, sản phẩm đạt an toàn theo tiêu chuẩn VietGap, có độ tin cậy cao đối với người tiêu dùng. Các kỹ thuật từ khâu chọn giống, ươm cây đến khâu làm giàn, thu hoạch đã được liệt kê cụ thể trong quy trình. Đến kết cấu nhà lưới trồng, cách lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cũng được chi tiết bằng những thông số cụ thể.

Điểm quan trọng đó là chế độ bón phân, cách bón, liều lượng sử dụng cũng như kỷ thuật chăm sóc, quản lý sâu bệnh đã được đề cập rõ ràng đáp ứng từng giai đoạn và nhu cầu phát triển của cây. Thực hiện các kỷ thuận cũng như quy trình quản lý một cách nghiêm ngặt nhằm đảm bảo giảm thiểu thiệt hại do sâu bệnh gây ra đồng thời đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng được các tiêu chí về sản xuất rau an toàn

Lĩnh vực: Trồng trọt

Ớt có chứa nhiều loại vitamin như Vitamin A, Vitamin C cũng như các hợp chất chống oxi hóa quan trọng khác nên nó được dùng làm dinh dưỡng và là loại gia vị không thể thiếu trong bữa ăn của con người. Với nhiều ưu điểm như: lợi nhuận đem lại cao, giảm tối thiểu tác động xấu đến môi trường, sản phẩm đạt an toàn theo tiêu chuẩn VietGap, có độ tin cậy cao đối với người tiêu dùng nên trồng ớt cay trên giá giá thể trong nhà màng áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt là một phương thức canh tác mới được người nông dân đón nhận. Các kỹ thuật từ khâu chọn giống, ươm cây đến khâu làm giàn, thu hoạch đã được liệt kê cụ thể trong quy trình. Đến kết cấu nhà lưới trồng, cách lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cũng được chi tiết bằng những thông số cụ thể. Điểm quan trọng đó là chế độ bón phân, cách bón, liều lượng sử dụng đã được đề cập rõ ràng đáp ứng từng giai đoạn và nhu cầu phát triển của cây. Các loại sâu hại, cách phòng trừ đã được mô tả, hướng dẫn chi tiết đảm bảo giảm thiểu thiệt hại do sâu bệnh gây ra đồng thời đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng được các tiêu chí về sản xuất rau an toàn

 

mohinhungdungtrongnongnghiep

Bản quyền © 2018 Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
Thiết kế và phát triển bởi HCMGIS
Tổng số truy cập: 11537353