Với những đặc tính siêng hoa, thân to thẳng có thể trồng để cắt cành hoặc kết chậu nên Dendrobium ceasar red là giống hoa có giá trị thị trường rất lớn, là lựa chọn của rất nhiều nhà vườn trồng lan. Chồi bên Dendrobium ceasar red có kích thước từ 5 – 7 cm được khử trùng với dung dịch javel : nước tỉ lệ 1: 1 trong 20 phút. Mẫu được nuôi cấy trên môi trường MS có bổ sung 20 g/l sucrose + 2mg/l BA + 0,5 mg/l NAA + 10% nước dừa + 8 g/l agar. Các cụm chồi có kích thước 0,5 cm được nuôi trên môi trường MS có bổ sung 20 g/l sucrose + 0,5 mg/l NAA + 10% nước dừa + 8 g/l agar để tái sinh cây. Cây con có kích thước 2 cm được nuôi trên môi trường MS có bổ sung 20 g/l sucrose + 50 g/l chuối + 10% nước dừa + 8 g/l agar + 1 g/l than hoạt tính để tăng trưởng cây. Cây con có kích thước 2 cm được nuôi trên môi trường MS có bổ sung 20 g/l sucrose + 50 g/l chuối + 10% nước dừa + 8 g/l agar + 1 g/l than hoạt tính để tăng trưởng cây. Cây con có kích thước 2 cm được nuôi trên môi trường MS có bổ sung 20 g/l sucrose + 50 g/l chuối + 10% nước dừa + 8 g/l agar + 1 g/l than hoạt tính để tăng trưởng cây. Bình cây được nuôi trong phòng nuôi 2 tuần sau đó đưa ra ngoài khu vực huấn luyện điều kiện ánh sáng tự nhiên yếu khoản 30 – 40 % và cường độ ánh sáng thay đổi trong ngày, các kệ nuôi cây được bố trí ở vị trí khô thoáng, không bị mưa tạt. Cây đạt kích thước 4 – 5 cm, có từ 4 – 5 lá, 4 – 5 rễ, thân cứng cáp, rễ khỏe đủ tiêu chuẩn ra vườn hoặc chuyển giao cho bà con nông dân
Hồ điệp là loài lan rất đẹp và sang trọng, hoa có kích thước to, lâu tàn, lá to dày, kết cấu lá đẹp. Thường được trồng để cắt cành hoặc kết chậu. trên thị trường hoa hiện nay Hồ điệp luôn là đối tượng được rất nhiều khách hàng ưa chuộng làm quà biếu nhân dịp lễ tết. Do đó, giống này cũng là đối tượng được các nhà vườn lựa chọn để trồng. Để đảm bảo số lượng cây giống cung cấp cho bà con nông dân chúng tôi lựa chọn phương pháp nuôi cấy mô và tế bào thực vật để nhân giống hoa hồ điệp.
Đốt thân Phát hoa Hồ điệp mang chồi ngủ có kích thước từ 5 – 6 cm được khử trùng với dung dịch Javel: nước với tỉ lệ 1:1 thời gian 15 phút, cấy mẫu vào môi trường MS có bổ sung 20 g/l sucrose và 8 g/l agar + acid ascorbic 75 mg/l để hạn chế mẫu hóa nâu. Đốt phát hoa sau khi cắt ngang mầm ngủ sẽ được nuôi trên môi trường MS có bổ sung BA 3 mg/l sau 8 tuần nuôi cấy PLBs hình thành. PLBs được nuôi cấy trên môi trường môi trường MS có bổ sung BA 1 mg/l để tái sinh chồi. Chồi Hồ điệp cao khoảng 2 – 2,5 cm nuôi cấy trên môi trường 3 g/l Hyponex 7-6-19 bổ sung 5% nước dừa, 30 g/l chuối; 30 g/l khoai tây, 20 g/l đường 8 g/l agar và 0,5 g/l than hoạt tính. Cây Hồ điệp có chiều cao trung bình từ 4-5 cm, có 3-4 rễ, 3-4 lá là các cây đạt tiêu chuẩn để trồng ra vườn ươm hoặc chuyển giao cho bà con nông dân
Nấm bào ngư (Pleurotus.sp) là thực phẩm thơm ngon mà còn có giá trị dinh dưỡng cao như: protein, các Vitamin và khoáng chất có thể nói “vừa là thịt sạch, vừa là rau sạch” ngoài ra nấm bào ngư còn có dược tính điều trị dư cholesterol trong máu và phòng ngừa ung thư. Do nấm có hình dạng giống vỏ sò nên được gọi là bào ngư và cũng có nhiều địa phương gọi tên khác nhau như: nấm dai, nấm hương chân ngắn, nấm sò, nấm trắng. Hiện nay nấm bào ngư được trồng ở nhiều nước trên thế giới cả Âu, Á và những nước nhiệt đới. Nhiều giống nấm bào ngư được trồng ở vùng ôn đới, cũng mọc tốt trong điều kiện nhiệt độ ở Việt Nam (28-30oC). Việc phát triển trồng nấm bào ngư có nhiều ưu thế: – Sử dụng nhiều phế liệu như mùn cưa, rơm rạ, cùi bắp, bã mía, kể cả gỗ. – Nguyên liệu chế biến đơn giản, dễ làm. – Sản lượng cao: bình quân 1 tạ rơm rạ khô được khoảng 30-40kg nấm tươi, nếu kỹ thuật tốt có thể đạt 70-80kg. Nấm bào ngư được khuyến khích trồng nhiều ở các nước đang phát triển nhằm tạo nguồn thực phẩm bổ sung, đồng thời giải quyết các phế liệu nông lâm nghiệp để tránh ô nhiễm, lại làm giàu chất hữu cơ cho đất. Do có nhiều ưu thế nên nấm bào ngư được nghiên cứu nhiều về kỹ thuật trồng để phát triển mở rộng ra các tỉnh thành nhầm làm phong phú lượng nấm ăn hiện có trên thị trường hiện nay
Linh chi là nấm dược liệu nổi tiếng từ ngàn năm xưa ở Trung Quốc và phương Đông.
Linh Chi được thần thánh hóa và nhiều truyền thuyết ca ngợi loài nấm được cho là thần dược, tiên thảo (cây cỏ tiên) này.. Từ xa xưa cho đến nay, nấm linh chi mọc tự nhiên trong rừng sâu, núi cao hiểm trở ở những nơi thích hợp, nên khó gặp.
Nấm linh chi được các nhà khoa học quan tâm đặc biệt. Các phân tích chi tiết bằng những phương pháp hiện đại như sắc ký khí, cộng hưởng từ hạt nhân,… đã tìm ra hơn 200 hợp chất và các dẫn xuất. Chúng gồm hàng loạt chất có hoạt tính sinh học như : các amino acid, acid hữu cơ, acid béo, terpenoid, alkaloid, polysaccharide, protein, glycoprotein, các khoáng đa lượng và vi lượng. Nhóm chất đáng lưu ý hơn cả là Saponin triterpen với các acid ganoderic có hoạt tính chống viêm, ổn định huyết áp và nhóm tiếp theo là polysaccharide có beta (1-3) D glucan tăng khả năng chống tế bào ung thư.
Kể từ năm 1936, nấm Linh chi được bắt đầu thử nghiệm nuôi trồng ở Đại học Tokyo Nhật Bản và đến năm 1971. Đến nay, nấm Linh chi đã được trồng ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt phía Á Đông. Hiện nay nhiều sản phẩm nấm Linh chi có mặt trên thị trường thế giới và được nhiều người sử dụng.
Ở nước ta có khoảng 37 loài Linh chi phân bố ở các rừng có nhiều loại gỗ cây lá rộng, Nấm có vị đắng đặc biệt không tìm thấy ở bất kỳ loài nấm nào khác, nấm Linh chi đang được khuyến khích trồng vì có thể trồng quanh năm từ phía Bắc đến các tỉnh phía Nam. Kích thước tai nấm lớn nhỏ phụ thuộc vào giống nấm và kỹ thuật trồng
Trong chăn nuôi heo nái, người chăn nuôi nói chung và kỹ thuật viên dẫn tinh nói riêng thường tiến hành phối giống khi heo nái có biểu hiện mê ì. Tuy nhiên, phương pháp này không thể áp dụng cho tất cả các cá thể heo nái mà phải căn cứ vào thời gian động dục lại sau cai sữa. Thời gian rụng trứng phụ thuộc vào thời điểm động dục sau cai sữa. Những con động dục sau cai sữa 3, 4, 5, 6 và trên 7 ngày trứng bắt đầu rụng sau mê ì tương ứng là 40, 36, 35, 30 và 28.; khoảng thời gian rụng trứng lần lượt là 20, 18, 12, và 8. Quy trình xây dựng trên cơ sở thời gian di chuyển và thời gian sống của tinh trùng trong đường sinh dục con cái cũng như thời gian sống và di chuyển trứng. Chính vì vậy, thời điểm phối giống phụ thuộc rất nhiều vào thời gian động dục trở lại sau cai sữa ở heo nái. Quy trình xác định thời điểm phối giống phù hợp nhất để tăng tỷ lệ đậu thai và số con đẻ ra của heo nái.
Cây dưa lưới được trồng trong nhà màng, trên giá thể chủ yếu là mụn dừa đã được xử lý sạch ta-nin, hỗn hợp với phân hữu cơ sinh học. Điểm nhấn của quy trình công nghệ 4.0 này là hệ thống tưới bón được điều khiển tự động từ xa qua 3G, thực hiện trên giao diện smart phone. Theo đó, toàn bộ chế độ dinh dưỡng được cài đặt lệnh qua cú pháp trong tin nhắn điện thoại.
Phân bón được pha thành 5-6 bồn dung dịch mẹ, từ đó hệ thống châm phân điều khiển tự động sẽ hút phân đổ vào bồn trung gian để pha phân theo định lượng (trên cú pháp điện thoại). Dung dịch dinh dưỡng được tưới phù hợp với từng giai đoạn của cây dưa.
Nước và dinh dưỡng được tưới theo hệ thống ống nhỏ giọt có bù áp, đảm bảo cung cấp một lượng nước và phân đồng đều cho từng bịch trồng cây. Nhờ đó cây dưa lưới phát triển đồng đều và cho năng suất ổn định, chất lượng đảm bảo.
Liên hệ: Trung tâm tư vấn và Phát triển Nông nghiệp Bền vững: TS. Phạm Hữu Nhượng – Đt: 0913 770 557, E-mail: tttvnnbv@gmail.com
Các loại rau ôn đới có thể trồng được ở vùng khí hậu nhiệt đới như thành phố Hồ Chí Minh, đòi hỏi phải được trồng trong nhà màng, có lưới cắt nắng và hệ thống phun sương làm mát không khí. Hạt rau được ươm trong khay xốp với giá thể mụn dừa trộn với phân trùn quế tỷ lệ 70:30. Cây con đạt tiêu chuẩn sau 12 ngày sau gieo thì trồng vào máng trồng cây đã đục lỗ theo đã định, thường là 15cm/lỗ. Các máng cách nhau 20 cm.
Phân bón được hòa trong 2 bồn dung dịch mẹ và bơm vào bồn trung gian để tưới tuần hoàn vào hệ thống máng. Để chế độ tưới liên tục ban ngày, ban đêm cần cho máy bơm nghỉ 2-3 lấn (2-3 tiếng). Sử dụng hệ thống điều khiển tự động qua Smart phone đã lập trình sẵn để bơm thêm phân và nước vào bồn trung gian.
Hệ thống này cần máy làm lạnh dung dịch tưới xuống khoảng 23-250C để phù hợp cho sự sinh trưởng của các loại rau ôn đới.
Liên hệ: Trung tâm tư vấn và Phát triển Nông nghiệp Bền vững: TS. Phạm Hữu Nhượng – Đt: 0913 770 557, E-mail: tttvnnbv@gmail.com
Nhộng trùng thảo (Cordyceps militaris) là một loài nấm dược liệu quý. Tuy nhiên Nhộng trùng thảo tự nhiên có sản lượng thấp và giá thành cao. Do đó, nó được nghiên cứu nuôi trồng in vitro để tạo ra nguồn cung cấp dược liệu dồi dào và ổn định. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao đã xây dựng thành công quy trình nuôi trồng Nhộng trùng thảo từ khâu chuẩn bị giống thạch đến khâu nuôi trồng tạo thành phẩm. Môi trường nhân giống thạch và lỏng là môi trường PDA và PDB. Môi trường nuôi trồng có thành phần là gạo và nhộng tằm với tỷ lệ thích hợp. Trong điều kiện chiếu sáng 12 giờ sáng/tối, Nhộng trùng thảo được thu hoạch sau 55 ngày nuôi trồng. Sản phẩm của mô hình đạt tiêu chuẩn chất lượng ở mức khá tốt, cảm quan hình thái sản phẩm to, đẹp. Công nghệ sản xuất trong mô hình là công nghệ bán tự động, đơn giản, dễ thực hiện, chi phí đầu tư thấp. Như vậy, quy trình nuôi trồng nấm Nhộng trùng thảo có tiềm năng phát triển lớn.
Mô hình sơ chế, đóng gói và bảo quản dưa lưới sau thu hoạch phù hợp với điều kiện của các hộ gia đình và hộ kinh doanh. Công nghệ dễ áp dụng, phù hợp với điều kiện thực tế. Dưa lưới là rau ăn quả có thời gian sinh trưởng ngắn, trồng được nhiều vụ trong năm với năng suất khá cao. Dưa lưới sau thu hoạch vẫn diễn ra quá trình sinh lý, sinh hóa như hô hấp, thoát hơi nước, sản sinh khí ethylene, nấm bệnh,… làm dưa bị héo, giảm khối lượng, thịt quả mềm đi, không còn độ giòn, giảm thời gian bảo quan. Trong những năm qua Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao Tp. HCM đã nghiên cứu thành công và ứng dụng xử lý aminoethoxyvinylglycine (AVG) lên dưa lưới (Cucumis melo L.) nhằm cải thiện chất lượng và kéo dài thời gian bảo quản sau thu hoạch. Cây dưa lưới được trồng theo quy trình kỹ thuật của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao đang áp dụng hiện nay. Sau 25 ngày kể từ khi cây dưa lưới đậu trái sẽ phun AVG lên cây dưa lưới ở nồng độ 0,8 g/l. AVG. Liều lượng phun là 300 ml/cây, phun lên lá và trái. Phun vào lúc sáng sớm (chỉ phun 1 lần duy nhất). Sau đó đến 40 ngày sau khi đậu quả sẽ thu hoạch dưa lưới. Dưa lưới được bao trong lưới xốp và xếp vào thùng carton để hạn chế va chạm trong quá trình vận chuyển và bảo quản ở nhiệt độ 10oC, 80-85% RH. Dưa lưới được xử lý với AVG có hàm lượng chất rắn hòa tan, đường tổng và độ cứng cao hơn, thời gian bảo quản kéo dài hơn so với dưa lưới không xử lý AVG.
Nấm được coi là loài rau cao cấp, vì nó có nhiều chất dinh dưỡng rất quý đối với cơ thể con người như: protein, lipid, vitamin… Hiện nay ở nước ta đang chú trọng tới phát triển diện tích trồng nấm nhằm tăng sản lượng nấm, chất lượng nấm. Sản lượng nấm ăn tạo ra hàng năm là khá lớn, tuy nhiên thường tiêu thụ chủ yếu chỉ trong nước. Nấm tươi có thời gian sử dụng rất ngắn nên muốn giảm tỷ lệ hao hụt, kéo dài thời gian sử dụng, tăng chất lượng sản phẩm nấm và tăng giá trị kinh tế thì chế biến nấm thành các sản phẩm như: nấm sấy, đồ hộp nấm… là rất cần thiết. Vì vậy chúng tôi xây dựng tài liệu mô hình: “Quy trình thu hoạch, sơ chế, bảo quản và chế biến nấm rơm, nấm bào ngư’
Mô hình bảo quản và chế biến nấm có thể áp dụng tại các trang trại, gia trại nấm, hợp tác xã, tổ hợp tác trồng nấm, doanh nghiệp sản xuất nấm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung