Trong những năm gần đây ngành sản xuất hoa cây kiểng, đặc biệt là hoa cắt cành của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung tăng lên rất nhanh cả về diện tích lẫn sản lượng. Diện tích trồng hoa cắt cành hàng năm tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng tăng, sản lượng hoa sản xuất ra ngày càng lớn, chủng loại hoa ngày càng đa dạng. Tuy nhiên tỷ lệ hao hụt của hoa cắt cành sau thu hoạch còn rất cao trên 20%. Nguyên nhân chủ yếu là do sự yếu kém trong khâu xử lý sau thu hoạch gây khó khăn trong việc tiêu thụ ở thị trường xa. Do đó hoa cắt cành sau khi thu hoạch muốn kéo dài thời gian sử dụng mà vẫn giữ được phẩm chất như ban đầu thì phải có quá trình bảo quản. Chính vì thế chúng tôi xây dựng tài liệu mô hình: ‘Quy trình thu hoạch, xử lý, đóng gói và bảo quản một số loại hoa cắt cành (hoa lyly, hoa hồng, hoa cúc,…)’
Mô hình có thể được áp dụng tại quy mô hộ gia đình hoặc doanh nghiệp kinh doanh hoa cắt cành, phù hợp với các vùng sản xuất hoa lớn như: tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Tiền Giang, tỉnh Bến Tre…
Tài liệu mô hình về quy trình công nghệ xử lý hơi nước nóng có thể áp dụng cho các công ty, hợp tác xã chuyên thu gom, phân phối và xuất khẩu trái cây. Công nghệ này giúp xử lý được một số loại sâu bệnh, nấm bệnh gây hại trên trái cây sau thu hoạch, giảm tỷ lệ thoát hơi nước, sản sinh ethylene nội sinh, cường độ hô hấp… từ đó dẫn đến kéo dài được thời gian bảo quản, giảm thất thoát sau thu hoạch, đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu. Quả xoài trồng theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap sau khi thu hoạch sẽ được chọn lọc loại bỏ những quả không đạt yêu cầu và phân loại theo kích cỡ, trọng lượng, cắt cuống và rửa sạch, xếp khay và tiến hành xử lý hơi nước nóng với chương trình xử lý nhiệt: nhiệt độ xử lý 470C, thời gian giữ nhiệt 20 phút, ẩm độ buồng xử lý >90% RH, nhiệt độ buồng máy được duy trì ở 480C trong suốt quá trình xử lý, sau khi nhiệt độ tâm quả đạt 470C, thời gian xử lý được duy trì 20 phút và ẩm độ buồng được giữ ở >90% thì kết thúc quá trình xử lý, sau đó quả sẽ được làm mát, để ráo và đóng gói trong thùng có lỗ thông thoáng và để ở trong điều kiện cách ly, bảo quản trong kho lạnh 100C – 120C (Không thấp hơn 80C). Tương tự, thanh long cũng được chọn lọc, phân loại, rửa, xếp khay và tiến hành xử lý hơi nước nóng với chương trình xử lý nhiệt: nhiệt độ xử lý 46,50C, thời gian giữ nhiệt 40 phút, ẩm độ buồng xử lý >90% RH, nhiệt độ buồng của máy được duy trì ở 46,50C trong suốt quá trình xử lý, sau khi nhiệt độ tâm quả đạt 46,50C, thời gian xử lý được duy trì 40 phút và ẩm độ buồng được giữ ở >90% thì kết thúc quá trình xử lý, sau đó quả sẽ được làm mát, để ráo và đóng gói trong thùng có lỗ thông thoáng và để ở trong điều kiện cách ly, bảo quản trong kho lạnh 150C
Cá cảnh biển hiện đang là đối tượng xuất khẩu đầy tiềm năng và mang lại lợi nhuận cao cho người dân. Tuy nhiên, hầu hết các loài cá cảnh biển được đánh bắt ngoài tự nhiên bằng hóa chất đã dẫn đến nhiều loài cá cảnh biển có nguy cơ nằm trong sách đỏ. Cá Bá chủ (Pterapogon kauderni) có màu sắc đẹp và dễ nuôi nên hiện đang được người chơi cá cảnh trong nước và thế giới ưa chuộng. Loài cá này hiện đang khai thác quá mức ngoài tự nhiên và được liệt vào danh sách đỏ của tổ chức IUCN. Do đó việc nghiên cứu sinh sản nhân tạo loài cá này tại Việt Nam là cần thiết nhằm tiến đến mục tiêu xuất khẩu. Cá Bá chủ nuôi vỗ trong hệ thống tuần hoàn với công thức thức ăn bao gồm: Artermia trưởng thành làm giàu HUFA, tép nước ngọt, cá bảy màu Guppy, và vitamin tổng hợp, kết quả cho tỉ lệ thành thục từ 70-80% và tỉ lệ thụ tinh đạt 90,4% sau thời gian nuôi vỗ 4 tháng. Tỉ lệ nở của trứng đạt 22,7% sau thời gian ấp từ 12-15 ngày ở nhiệt độ 28-30oC. Tỉ lệ sống của cá giống đạt 96,7% sau 30 ngày ương. Sinh sản nhân tạo cá Bá chủ thành hứa hẹn cho sản xuất qui mô thương mại phục vụ xuất khẩu.
Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II, 116 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 1, Tp. HCM
Người liên hệ: ThS Võ Minh Sơn – 0982 949827
Hiện nay đã có những ứng dụng các kết quả nghiên cứu bổ sung về quy trình canh tác rau an toàn theo hướng hữu cơ, trong đó chú trọng quy trình canh tác trong nhà lưới, tiến tới xây dựng quy trình sản xuất rau theo hướng đạt tiêu chuẩn GAP (Good agriculture practic); Xây dựng các mô hình thí điểm sản xuất cây con giống tại các vùng trồng rau tập trung để tăng hiệu quả của việc gieo trồng rau. Mô hình nhà lưới sản xuất rau cũng đang được thực hiện nhằm tìm ra kiểu nhà lưới phù hợp với điều kiện sản xuất và mức đầu tư hiện nay ở quy mô nông hộ. Như vậy, công nghệ sản xuất cũng chỉ giới hạn ở mức độ nhất định, quá trình sản xuất còn phụ thuộc và chịu tác động nhiều vào điều kiện bất lợi của tự nhiên như khí hậu, đất đai…
Về sản xuất rau theo hướng công nghệ cao, cho đến nay cũng đã có một số đơn vị và cá nhân nghiên cứu và sản xuất rau an toàn quy mô nhỏ. Trong đó có nghiên cứu trồng trau trên giá thể của Viện Khoa học kỹ thuật Miền Nam. Sản xuất rau muống theo phương pháp thuỷ canh của một vài hộ dân tại Hóc Môn, Củ Chi. Công ty GINO cũng đã có khuyến cáo trồng rau mầm và trồng rau ăn lá trên giá thể xơ dừa, hỗn hợp xơ dừa và phân hữu cơ quy mô nhỏ theo hướng tự túc trong gia đình.
Với công nghệ và thiết bị phơi sấy ứng dụng năng lượng mặt trời - sử dụng hiệu ứng nhà kính cho phơi sấy các loại nông sản, hải sản,… nói chung, phơi sấy cá sặc rằn nói riêng, có các đặc điểm nổi bật như sau:
- Với cùng một diện tích phơi sấy thì năng suất phơi sấy tăng lên gấp 3 lần do có nhiều dàn phơi hơn (diện tích dàn phơi sấy tăng gấp 3 lần nhờ bố trí đối xứng 3 mặt phẳng phơi trên trục quay 3600).
- Tiết kiệm được không gian nhà xưởng, do vậy giảm được chi phí đầu tư xây dựng cơ bản.
- Tự động điều chỉnh được nhiệt độ, độ ẩm, số vòng quay, vận tốc dòng không khí, hạn chế tối đa sự can thiệp của con người trong quá trình phơi sấy nên giảm nguy cơ nhiễm vi sinh, giảm nhân công lao động trực tiếp.
- Tự động giám sát quá trình phơi sấy bằng giải pháp công nghệ IoT
- Đảm bảo các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm và các chỉ tiêu dinh dưỡng ở mức tốt nhất.
- Tiết kiệm năng lượng, vừa hạn chế hủy hoại môi trường do không gây ồn, không sử dụng các nhiên liệu hóa thạch (để sấy vào ban đêm hoặc khi không có nắng).
- Không phụ thuộc vào thời tiết thất thường cũng như các loại nguyên liệu chất đốt.
- Áp dụng các công nghệ tự động hóa, rút ngắn thời gian phơi sấy và có thể sấy liên tục.
Hiện tại cá sặc rằn và cá lóc tại Củ Chi được làm khô với hai phương thức:
- Phơi nắng thủ công: tốn nhiều nhân công, thời gian; hầu như tất cả các mẫu đều nhiễm vi sinh.
- Sử dụng máy sấy thủ công hoặc máy sấy công nghiệp: rút ngắn thời gian sấy, nhưng thịt cá xơ cứng, không đảm bảo yêu cầu về cảm quan cũng như về vi sinh.
Mục tiêu của trồng dưa lê theo hướng công nghệ cao là xây dựng được quy trình trồng dưa phù hợp với điều kiện trồng trong nhà màng (trồng trên giá thể, tưới và bón phân bằng thiết bị nhỏ giọt) với sản phẩm tạo ra đạt tiêu chuẩn chất lượng, sạch, an toàn. Theo hướng này, sản xuất dưa lê ít bị phụ thuộc vào thời tiết, giảm được chi phí bảo vệ thực vật và dư lượng thuốc so với canh tác truyền thống. Dưa lê là một trong những loại quả có giá trị dinh dưỡng cao và có thị trường tiêu thụ khá ổn định. Những năm gần đây, diện tích dưa lê đã được mở rộng, nhất là ở các tỉnh phía Nam với thị trường tiêu thụ chính là TP.HCM. Tuy nhiên, sản xuất dưa lê so với nhu cầu thị trường trong nước vẫn còn rất thấp. Theo một cuộc khảo sát trong năm 2008 của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM ở hai tỉnh sản xuất dưa lớn ở khu vực phía Nam là Tiền Giang và Long An, do Th.S Hoàng Anh Tuấn thực hiện thì so với dưa hấu, diện tích dưa lê vẫn còn rất thấp. Ở Tiền Giang, trong khi dưa hấu chiếm 4000 ha/năm thì dưa lê chỉ chiếm 20ha/năm. Ở Long An, con số này là 3769 ha và 13 ha. Nguyên nhân làm hạn chế diện tích dưa lê, theo Th.S Hoàng Anh Tuấn, vì kĩ thuật canh tác dưa lê khá mới mẻ đối với nông dân. Điều kiện canh tác, thời tiết, mùa vụ…khắt khe hơn so với trồng dưa hấu. Mặt khác, thời gian sinh trưởng của dưa lê ngắn, phí đầu tư ban đầu cao nên để có năng suất, nông dân thường phun thuốc nhiều lần với nhiều chủng loại thuốc. Để giải quyết tình trạng trên, trồng dưa lê theo hướng ứng dụng các kĩ thuật công nghệ cao là một hướng đi được đánh giá là có tính mới về khoa học và thực tiễn. Đây là hướng đi mới trong sản xuất rau an toàn nói chung và dưa lê nói riêng, nhằm góp phần vào chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp TP.HCM với mục tiêu đến năm 2010 thành phố sẽ có 5.700 ha canh tác rau an toàn.
Quy trình kỹ thuật trồng dưa lê trên giá thể trong nhà màng giúp nông dân không phụ thuộc thời vụ, có thể trồng quanh năm, phù hợp với cả vùng bất lợi như khô hạn hay ngập mặn… tăng năng suất so với kỹ thuật cũ 1,5 lần, đặc biệt, áp dụng kỹ thuật mới sẽ giảm công lao động, thuốc bảo vệ thực vật. Hiệu quả kinh tế đạt từ 20 - 30 triệu đồng/1.000 m2/vụ, rất thích hợp với nông nghiệp đô thị.
Tính mới và ưu việt của công nghệ được nghiên cứu hoàn thiện so với công nghệ đang áp dụng là:
+ Hệ thống nhà màng được thiết kế thích hợp hơn với điều kiện sinh thái tại khu vực Tp. Hồ Chí Minh. Việc lắp đặt, thao tác dễ dàng, không phụ thuộc vào nhà cung cấp; đặc biệt là giá thành sẽ giảm xuống từ 5-10% so với hiện nay.
+ Quy trình tưới nước, kỹ thuật trồng, chăm sóc, chế độ dinh dưỡng, phòng trừ sâu bệnh được nghiên cứu hoàn thiện các giải pháp và các thông số kỹ thuật hợp lý hóa cao và ổn định hơn; toàn bộ cả quá trình đều được xử lý, điều khiển, kiểm soát chặt chẽ bằng các phần mềm ứng dụng. Đây được xem là bí quyết của công nghệ mới so với công nghệ cũ đang áp dụng; tính ưu việt là tiết kiệm được tối đa vật tư, nguyên liệu và nhân công; chất lượng sản phẩm được nâng lên và giá thành hạ mức thấp nhất.
Trong những năm qua, ở những quốc gia chăn nuôi phát triển, tiến bộ di truyền của các tính trạng số lượng đạt được chủ yếu là do chọn lọc dựa trên giá trị giống dự đoán bằng phương pháp BLUP. Phương pháp BLUP dự đoán giá trị giống chính xác hơn nhiều so với các phương pháp chọn lọc kiểu hình trước đây. Mặt khác, phương pháp BLUP sử dụng tất cả các nguồn thông tin về hệ phả nên bản thân các giá trị giống dự đoán là các chỉ số kết hợp nhiều nguồn thông tin về năng suất của tổ tiên, anh chị em và bản thân cá thể. Hơn thế nữa, phương pháp BLUP có thể ước tính giá trị giống cho những cá thể không có số liệu hay các tính trạng không thể đo lường trực tiếp trên con vật, do phương pháp này sử dụng thông tin từ những con vật trong hệ phả và ma trận tương quan di truyền giữa các tính trạng. Nói tóm lại, phương pháp BLUP chính là phương pháp phổ biến, mang lại hiệu quả cao cho chăn nuôi, đặc biệt là trong công tác giống hiện nay. Quy trình nêu lên các công đoạn cụ thể của quá trình tiến hành đánh giá giá trị giống, từ khâu thu thập số liệu, nhập liệu đến đánh giá và ứng dụng trong chăn nuôi. Từ đó nâng cao năng suất và mang lại hiệu quả cho người chăn nuôi