10 sự kiện cải cách hành chính nổi bật năm 2020
01-02-20211. Công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật tiếp tục có bước chuyển biến rõ rệt
Các Bộ, ngành, địa phương đã tập trung nguồn lực tham mưu cho Đảng, Quốc hội, Chính phủ tiếp tục thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng tại Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng và các Hội nghị Trung ương 4, 5, 6, 7 khóa XII về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xây dựng, chỉnh đốn Đảng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đầy đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.
Công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật có nhiều kết quả tích cực: Trong năm 2020, Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật đã phối hợp với các bộ, cơ quan, rà soát 8.779 văn bản; qua đó, đã phát hiện và đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung nhiều quy định mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, không phù hợp thực tiễn, trong đó tập trung vào 10 lĩnh vực có tác động trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh: (1) Quy định về điều kiện gia nhập thị trường, tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp; (2) Quy định về phê duyệt, triển khai, tổ chức thực hiện, chấm dứt dự án đầu tư; quy định về tài chính, thuế; (3) Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; (4) Quy định về đất đai, tài nguyên, môi trường, xây dựng và kinh doanh bất động sản; (5) Quy định pháp luật về lao động, việc làm và an sinh xã hội; (6) Quy định về hợp đồng, giải quyết tranh chấp phát sinh trong kinh doanh, phá sản doanh nghiệp; (7) Quy định về kiểm tra chuyên ngành; (8) Quy định về bổ trợ tư pháp và tiếp cận pháp luật của doanh nghiệp; (9) Quy định pháp luật đảm bảo đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; (10) Quy định về phân công, phân cấp, phân quyền, ủy quyền trong quản lý nhà nước về kinh tế.
2. Cắt giảm chi phí, đơn giản hóa quy định đầu tư, kinh doanh, đẩy mạnh thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp
Tiếp tục thực hiện việc rà soát, đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa các quy định liên quan đến đầu tư, kinh doanh thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lý của bộ, cơ quan để triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12/5/2020 của Chính phủ về Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 - 2025...
Việc vận hành Cổng dịch vụ công quốc gia tiếp tục có nhiều kết quả tích cực. Các bộ, ngành, địa phương đã tăng cường cấu trúc lại quy trình thủ tục hành chính để tích hợp vào Cổng dịch vụ công quốc gia; đẩy mạnh việc kết nối, thanh toán trực tuyến để tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Tính đến ngày 19/12/2020, đã có 2.666 thủ tục hành chính cung cấp trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia (1.382 thủ tục của người dân, 1.441 thủ tục của doanh nghiệp), các đơn vị có đang cung cấp nhiều thủ tục hành chínhlà Bộ Tài chính (230 thủ tục), Bộ Công Thương (131 thủ tục), Bộ Giao thông vận tải (114 thủ tục), tỉnh Nam Định (750 thủ tục), tỉnh Tây Ninh (683 thủ tục), tỉnh Thái Bình (553 thủ tục),...; trên 26.8 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái và có 692.570 hồ sơ trực tuyến thực hiện qua Cổng dịch vụ công quốc gia.
3. Công tác sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy hành chính nhà nƣớc tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực
Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội, với một số nội dung quy định mới đáng chú ý là: Số lượng Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ít nhất là 40%; đổi tên hai Uỷ ban của Quốc hội,...
Triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương, năm 2020, Bộ Nội vụ đã tham mưu cho Chính phủ ban hành 08 nghị định để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ, cơ quan ngang bộ, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
Một số đơn vị điển hình về sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy trong năm 2020: Bộ Nội vụ đã phối hợp với các Bộ, cơ quan tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành 02 quyết định về kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Lâm nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Thống kê thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Cùng với đó, Bộ cũng đã rà soát, ban hành các quy định kiện toàn chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các cơ quan, đơn vị trực thuộc, như: Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ Cải cách hành chính. Trong năm 2020, ngành Bảo hiểm xã hội đã tích cực rà soát, sắp xếp, tổ chức lại tổ chức bộ máy của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam theo hướng tinh gọn, giảm đầu mối trung gian và nâng cao hiệu quả hoạt động. Kết quả đạt được sau rà soát, sắp xếp: Ở Trung ương, sau sắp xếp đã giảm 03 đơn vị cấp ban, giảm 13 đơn vị cấp phòng và 14 chức danh lãnh đạo cấp phòng. Tại địa phương, sau sắp xếp, giảm 65 phòng trực thuộc Bảo hiểm xã hộicấp tỉnh; giảm 58 Bảo hiểm xã hộithị xã, thành phố do chuyển giao nhiệm vụ, nhân sự, tài chính, tài sản về Bảo hiểm Xã hội tỉnh thực hiện, quản lý; giảm 06 Bảo hiểm xã hộicấp huyện do sắp xếp địa giới hành chính; giảm 350 chức danh lãnh đạo cấp phòng và tương đương tại Bảo hiểm xã hộicác cấp. Năm 2020, Bộ Tài chính tiếp tục là điểm sáng, đi đầu trong công tác sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của các cơ quan, đơn vị trực thuộc. Tính trong năm 2020, Bộ đã ban hành 06 quyết định để kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các vụ, cục, tổng cục và tương đương; đồng thời, ban hành hàng chục quyết định để sắp xếp, tổ chức lại và giải thể các cơ quan thuế, kho bạc các cấp.
Trong năm 2020, Tổng cục Thuế đã cắt giảm 85 chi cục thuế tại các cục thuế cấp tỉnh; giảm khoảng 185 đội thuế thuộc chi cục thuế cấp huyện; Kho bạc Nhà nước đã rà soát, kiện toàn và cắt giảm 06 kho bạc nhà nước cấp huyện. Trên cơ sở Quyết định số 520/QĐ-BTC ngày 13/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, từ cuối năm 2018 đến hết tháng 02/2020, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký ban hành 111 Quyết định thành lập chi cục thuế khu vực trực thuộc 63 cục thuế tỉnh, thành phố trong cả nước. Qua đó,đã tiến hành sắp xếp hợp nhất 565 chi cục thuế để thành lập 269 chi cục thuế khu vực, giảm 296 chi cục thuế. Đồng nghĩa, từ con số 711 chi cục thuế, sau khi hợp nhất toàn ngành chỉ còn lại 415 chi cục thuế, tăng 5 đơn vị so với kế hoạch được giao (kế hoạch giảm còn 420 chi cục thuế) và vượt trước thời gian 10 tháng theo Quyết định số 41/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 520/QĐ-BTCcủa Bộ trưởng Bộ Tài chính. Việc cắt giảm chi cục thuế đã giúp hệ thống thuế tinh gọn bộ máy, giảm bớt các tầng nấc trung gian, các bộ phận quản lý nội ngành để tập trung nguồn lực cho bộ phận quản lý thuế trực tiếp, qua đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị được giao.
4. Ban hành Nghị quyết thành lập thành phố Thủ Đức và thành phố Phú Quốc
Tại Nghị quyết số 1111/NQ-UBTVQH14 ngày 09/12/2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện để thành lập thành phố Thủ Đức thuộc TP.Hồ Chí Minh. Theo đó, TP.Thủ Đức được thành lập trên cơ sở sáp nhập 03 đơn vị hành chính cấp huyện là Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức, kỳ vọng sẽ tạo tiền đề quan trọng để hình thành khu đô thị sáng tạo, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của TP.Hồ Chí Minh và phát triển Vùng kinh tế phía Nam. Kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực thi hành, TP.Hồ Chí Minh có 22 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 16 quận, 5 huyện và 1 thành phố; 312 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 58 xã, 249 phường và 5 thị trấn.
Tại Nghị quyết số 1109/NQ-UBTVQH14, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị thành lập TP.Phú Quốc và các phường thuộc TP.Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. TP.Phú Quốc là thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam, sẽ phát huy tốt hơn tiềm năng và lợi thế sẵn có về du lịch - thương mại - công nghệ cao để trở thành một trung tâm du lịch, thương mại lớn của cả nước, khu vực và quốc tế. Sau khi thành lập, TP.Phú Quốc có 9 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 2 phường: An Thới, Dương Đông và 7 xã: Bãi Thơm, Cửa Cạn, Cửa Dương, Dương Tơ, Gành Dầu, Hàm Ninh, Thổ Châu. Tỉnh Kiên Giang có 15 đơn vị hành chính cấphuyện, gồm 12 huyện và 3 thành phố; 144 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 116 xã, 18 phường, 10 thị trấn.
5. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chủ trƣơng chuyển giao một số nhiệm vụ, dịch vụ hành chính công mà Nhà nước không nhất thiết phải thực hiện sang cho doanh nghiệp, các tổ chức xã hội đảm nhiệm
Nhiều địa phương đã triển khai thí điểm việc tiếp nhận và trả kết quả giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích ở các mức độ khác nhau, cụ thể là: 36 địa phương đã thí điểm đặt Bộ phận Một cửa tại trụ sở của Bưu điện và bố trí nhân viên thay thế công chức để tiếp nhận và trả kết quả giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính. Có 03 tỉnh/thành phố đã triển khai thí điểm đặt Bộ phận Một cửa tại Bưu điện, gồm có: 13 Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh; 46 Bộ phận Một cửa cấp huyện và 64 Bộ phận Một cửa cấp xã. Có 32 tỉnh/ thành phố triển khai bố trí nhân viên bưu điện thay cho công chức tại Bộ phận Một cửa để tiếp nhận và trả kết quả giải quyết hồ sơ. 47 tỉnh/thành phố đã phối hợp thực hiện việc luân chuyển hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính giữa Bộ phận Một cửa các cấp với các cơ quan hành chính thông qua dịch vụ bưu điện. Cùng với đó, Cổng dịch vụ công của 12 Bộ và 63 tỉnh, thành phố đã thực hiện kết nối kỹ thuật với Bưu điện các tỉnh, thành phố để triển khai việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết hồ sơ đối với các thủ tục hành chính cung cấp trực tuyến mức độ 3 và 4. Trong năm 2020, trong cả nước đã có 19.954.467 hồ sơ được thực hiện qua dịch vụ bưu chính công ích, trong đó, dịch vụtiếp nhận hồ sơ là 3.990.983 lượt, dịch vụ trả kết quả là 15.963.574 lượt.
6. Các quy định về tuyển dụng công chức, viên chức và nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức tiếp tục được cải cách mạnh mẽ
Triển khai Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, Bộ Nội vụ đã tham mưu cho Chính phủ đã ban hành 07 nghị địnhđể cụ thể hóa các quy định mới của Luật, góp phần hoàn thiện thể chế về quản lý công chức, viên chức. Cụ thể là:
Công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, viên chức có nhiều đổi mới, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27/11/2020 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. Theo đó, đã sửa đổi, bổ sung một số điều kiện về đăng ký dự tuyển công chức, đổi mới quy trình tuyển dụng công chức và các quy định mới về chế độ công chức tập sự,... Cùng với đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, trong đó, có nhiều quy định sửa đổi, bổ sung đáng chú ý là: Đổi mới tiêu chí phân loại viên chức; bổ sung thêm 01 hạng chức danh nghề nghiệp; quy định rõ hơn về điều kiện tuổi được dự tuyển viên chức đối với một số lĩnh vực đặc thù; đổi mới quy trình tuyển dụng và thực hiện chế độ tập sự đối với viên chức,...
Các quy định về xác định vị trí việc làm của công chức và người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập tiếp tục được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện. Chính phủ đã có những điều chỉnh mới liên quan vị trí việc làm của công chức (tại Nghị định số 62/2020/NĐ-CP) và người làmviệc trong đơn vị sự nghiệp công lập (tại Nghị định số 106/2020/NĐ-CP) so với các quy định trước đây, như các đổi mới về: Căn cứ xác định vị trí việc làm, phân loại vị trí việc làm, các trường hợp điều chỉnh vị trí việc làm, căn cứ xác định và điều chỉnh biên chế công chức,...
Cùng với đó, các quy định về đánh giá, xử lý kỷ luật cũng được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn: Tại Nghị định số 90/2020/NĐ-CP ngày 13/8/2020 về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, Chính phủ đã điềuchỉnh một số quy định về tiêu chí, trình tự và thời điểm đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức hàng năm. Tại Nghị định số 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, Chính phủ đã quy định chi tiết về nguyên tắc xử lý kỷ luật là phải bảo đảm khách quan, công bằng, công khai, minh bạch, nghiêm minh, đúng pháp luật; quy định rõ các hình thức xem xét kỷ luật và các trường hợp chưa xem xét kỷ luật; đồng thời, nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, tinh thần, danh dự, nhân phẩm trong quá trình xử lý kỷ luật.
7. Điều hành ngân sách nhà nƣớc chủ động, hiệu quả, ch t chẽ, tiết kiệm, góp phần quan trọng thực hiện thành công “nhiệm vụ kép” vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bám sát tình hình thực tiễn, Bộ Tài chính đã chủ động xây dựng các phương án điều hành thu, chi và cân đối ngân sách nhà nước phù hợp với các kịch bản tăng trưởng kinh tế, vừa hỗtrợ doanh nghiệp, người dân ứng phó với dịch bệnh, củng cố nền tảng vĩ mô, thúc đẩy phát triển kinh tế, vừa giữ vững cân đối ngân sách trung ương và ngân sách các cấp ở địa phương, góp phần thực hiện tốt mục tiêu kép “vừa quyết liệt phòng, chống dịch hiệu quả, vừa tập trung phục hồi và phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội và trật tự xã hội”. Để bảo đảm cân đối ngân sách, bên cạnh việc sử dụng nguồn vượt thu ngân sách nhà nước năm 2019, Bộ Tài chính đã yêu cầu các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương tiến hành rà soát, cắt giảm kinh phí hội nghị, công tác phí trong nước và ra nước ngoài, tiết kiệm thêm chi thường xuyên chưa cần thiết, cấp bách... Nhờ vậy, năm 2020, Việt Nam là một trong số ít những nền kinh tế trên thế giới đạt được mức tăng trưởng dương; lạm phát được giữ vững dưới 4%; các chỉ tiêu về bội chi, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài giai đoạn 2016 - 2020 đều trong phạm vi Quốc hội quyết định (không quá 3,9% GDP, 65% GDP, 54% GDP, 50% GDP).
8. Tiếp tục hoàn thiện các quy định và đẩy mạnh việc xây dựng, nâng cấp các cơ sở dữ liệu quốc gia phục vụ cho việc xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử, đô thị thông minh
Các Bộ, ngành, địa phương đã tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, trọng tâm là tiếp tục hoàn thiện thể chế, xây dựng các cơ sở dữ liệu nền tảng và nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 cho người dân, tổ chức. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 09/4/2020 về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước, đây được coi là một bước tiến quan trọng trong quá trình xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 20/2020/QĐ-TTg ngày 22/7/2020 vềmã định danh điện tử của các cơ quan, tổ chức phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu với các bộ, ngành, địa phương, làm căn cứ quan trọng phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương trong thời gian tới. Bộ Thông tin và Truyền thông đã triển khai xây dựng, thử nghiệm và chính thức khởi động Cổng dữ liệu quốc gia từ ngày 31/8/2020. Đây là đầu mối truy cập thông tin, dữ liệu trên mạng Internet phục vụ việc công bố dữ liệu mở, cung cấp thông tin về chia sẻdữ liệu của cơ quan nhà nước; cung cấp các tài liệu, dịch vụ, công cụ, ứng dụng xử lý, khai thác dữ liệu được công bố bởi các cơ quan nhà nước.
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 quy định về cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến; theo đó, đã quy định rõ về việc xây dựng, quản lý, cập nhật, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống cơ sở dữ liệu khác; các nội dung, trình tự về thực hiện đăng ký hộ tịch trực tuyến; đồng thời, xác định các hành vi không được làm trong khi khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử,...
9. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
Ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, với tầm nhìn đến năm 2030 là đưa Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm viêc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp. Chương trình đã đề ra mục tiêu cơ bản là nhằm triển khai mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu.
Trong đó, các mục tiêu cụ thể đến năm 2025 là: 80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động; 90% hồ sơ công việc tại cấp bộ, tỉnh, 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơcông việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước); 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ,.... và đến năm 2030: Hình thành nền tảng dữ liệu cho các ngành kinh tế trọng điểm dựa trên dữ liệu của các cơ quan nhà nước và hạ tầng kết nối mạng Internet vạn vật (IoT), kết nối, chia sẻ rộng khắp giữa các cơ quan nhà nước, giảm 30% thủ tục hành chính; mở dữ liệu cho các tổ chức, doanh nghiệp, tăng 30% dịch vụ sáng tạo dựa trên dữ liệu phục vụ người dân, doanh nghiệp; 70% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý; Việt Nam đặt phấn đấu gia nhập nhóm 50 nước dẫn đầu về Chính phủ điện tử (EGDI) và thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu về an toàn, an ninh mạng (GCI); tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử là trên 80%.
10. Khai trương Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia và Trung tâm thông tin, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
Ngày 19/8/2020, Hệ thống Thông tin báo cáo quốc gia và Trung tâm Thông tin, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ được khai trương và chính thức đi vào vận hành. Đây được coi là điểm nhấn quan trọng mang tính đổi mới, thay đổi phương thức chỉ đạo, điều hành từ dựa trên thông tin, số liệu trên văn bản giấy chuyển sang dựa trên dữ liệu số. Theo đó, Trung tâm Thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, được kết nối với các trung tâm điều hành, hệ thống thông tin báo cáo, các cơ sở dữ liệu quốc gia, các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành của bộ, ngành, địa phương, trở thành một trong những thành phần cốt lõi của hạ tầng số thông minh. Từ Trung tâm, Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Chính phủ có thể theo dõi, kiểm tra được các hoạt động theo từng lĩnh vực do các bộ, ngành, địa phương quản lý thông qua dữ liệu số, hình ảnh trực quan, trực tuyến, giúp cho công tác chỉ đạo, điều hành được diễn ra nhanh chóng, liên tục và mang lại hiệu quả thiết thực.
Vụ Cải cách hành chính, Bộ Nội vụ