SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chiều 15-3, Đoàn ĐBQH TPHCM tổ chức giám sát việc thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí trong giai đoạn 2016-2021 tại Sở KH-CN. 

Đoàn giám sát có sự tham gia của các ĐBQH: Nguyễn Thị Lệ, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TPHCM; Tô Thị Bích Châu, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM; Nguyễn Trần Phượng Trân, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ TPHCM. Trưởng đoàn giám sát là ĐB Văn Thị Bạch Tuyết, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH TPHCM.

Khoa học công nghệ phải được đầu tư lớn, không thể 'tay không bắt giặc' ảnh 1
Đồng chí Nguyễn Thị Lệ phát biểu tại buổi giám sát. Ảnh: CAO THĂNG

Tại buổi giám sát, các ĐB trong đoàn đặt nhiều câu hỏi về hiệu quả quỹ phát triển khoa học công nghệ; về ứng dụng, chuyển giao các công trình nghiên cứu khoa học thay vì “cất tủ”…

Giám đốc Sở KH-CN Nguyễn Việt Dũng cho biết, 2,14% GRDP TPHCM đầu tư cho khoa học công nghệ là tỷ lệ cao hơn so với mức luật quy định (2%), nhưng thực tế số kinh phí này không chỉ chi cho khoa học công nghệ mà còn nhiều đầu mối công việc khác. Mặt khác, trong cơ cấu chi cũng chỉ có khoảng 7% là chi cho nghiên cứu khoa học. Đây là tỷ lệ rất thấp so với các nước. Theo ông, khoa học công nghệ phải được đầu tư lớn, không thể “tay không bắt giặc”.

Khoa học công nghệ phải được đầu tư lớn, không thể 'tay không bắt giặc' ảnh 2
Giám đốc Sở KH-CN Nguyễn Việt Dũng phát biểu tại buổi giám sát. Ảnh: CAO THĂNG

Liên quan việc chuyển giao, ông Nguyễn Việt Dũng cho biết hiện đang gặp rất nhiều khó khăn do vướng mắc của Luật Quản lý tài sản công. Việc định giá các kết quả công trình nghiên cứu không dễ, vì nó là những tài sản vô hình.

Tại buổi giám sát, các ĐB cũng đặt vấn đề khi đi giám sát ở các đơn vị khác, đoàn nhận thấy nhiều đơn vị chưa sử dụng hiệu quả quỹ phát triển khoa học công nghệ. Theo quy định, các doanh nghiệp trích đến 10% thu nhập tính thuế để lập quỹ, nhưng lại không sử dụng được.

Về việc này, ông Nguyễn Việt Dũng cho biết, hiện TPHCM có 124 doanh nghiệp đã lập được quỹ, trong đó có 79 doanh nghiệp nhà nước (theo quy định là bắt buộc), với tổng số tiền là hơn 4.274 tỷ đồng. Trong đó, các doanh nghiệp mới chỉ chi sử dụng hơn 1.123 tỷ đồng (26% tiền quỹ).

“Tức là không hiệu quả, trích ra để đó không biết làm gì. Sở đã kiến nghị nhiều lần, nhưng chưa có thay đổi về quy định”, ông Dũng nói và cho biết việc quy định chi quỹ không khả thi, các doanh nghiệp khó thực hiện.

Kết luận, ĐB Văn Thị Bạch Tuyết đề nghị Sở với chức năng của mình, nỗ lực để TPHCM phát huy vốn mồi ngân sách để phát triển khoa học công nghệ.

Về những khó khăn vướng mắc từ những quy định trong lĩnh vực khoa học công nghệ, ĐB Văn Thị Bạch Tuyết đề nghị Sở tiếp tục đề xuất sửa đổi các chính sách chưa phù hợp.

Báo cáo tại buổi giám sát, Phó Giám đốc Sở KH-CN Nguyễn Thị Kim Huệ cho biết, giai đoạn 2016-2020, tổng kinh phí đầu tư từ ngân sách cho khoa học và công nghệ chiếm khoảng 2,14% tổng chi ngân sách TPHCM. Năm 2021 kinh phí nghiên cứu khoa học là hơn 177 tỷ đồng.

Thời gian qua, TPHCM tiếp tục đổi mới hoạt động, triển khai thực hiện sắp xếp, bố trí hệ thống tổ chức khoa học và công nghệ công lập gắn với chuyển đổi mô hình hoạt động theo cơ chế tự chủ, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tiếp tục đầu tư và khai thác hiệu quả các trung tâm ươm tạo doanh nghiệp công nghệ, xây dựng và vận hành hệ thống liên kết nguồn lực thông tin khoa học và công nghệ với 38 đơn vị là các trường đại học, viện nghiên cứu, thư viện tham gia. Đến nay, trên địa bàn TPHCM có trên 314 tổ chức khoa học và công nghệ, 109 trường đại học - cao đẳng, 279 phòng thí nghiệm về các lĩnh vực hóa, sinh học, xây dựng, y tế, cơ, dược, điện- điện tử; 19.947 cá nhân hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.

MAI HOA - SGGP

“Hệ sinh thái y tế số sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc kết nối các bên liên quan, đem lại sự thuận tiện hơn cho người dân”, ông Huỳnh Kim Tước, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN (SIHUB) thuộc Sở KH-CN TPHCM, khẳng định như vậy tại hội thảo “Hệ sinh thái y tế số Việt Nam: Hiện trạng ứng dụng, thách thức tương lai” do SIHUB phối hợp tổ chức mới đây. 
 
hstyte

Bệnh nhân khám chữa bệnh và thanh toán đều được xử lý bằng hệ thống thẻ từ kỹ thuật số tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Ứng dụng phục vụ y tế số tăng nhanh 

Từ trước khi dịch Covid-19 bùng phát, Bộ Y tế đã xây dựng và từng bước hoàn thiện các cơ chế chính sách để đẩy mạnh y tế điện tử, y tế số, công bố nhiều tài liệu chuyên môn kỹ thuật, đảm bảo kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa các nền tảng với nhau. Bộ Y tế đã cùng Bảo hiểm xã hội Việt Nam kết nối liên thông đạt 99,5% các cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc với bảo hiểm.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, thời gian gần đây, số lượng các ứng dụng (mobile app) phục vụ y tế số tăng nhanh. Trong đó bao gồm ứng dụng của các đơn vị khởi nghiệp (startup) và ứng dụng do chính các cơ sở y tế tự phát triển. Hiện, eDoctor, DoctorAnywhere, Jio Health, AI Health... là các ứng dụng đang được nhiều người sử dụng và có những phát triển mới đáng ghi nhận. Điều này cho thấy xã hội đang rất ủng hộ việc số hóa hoạt động y tế. 

Tính đến hết năm 2021, đã có 23 bệnh viện triển khai hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh thay cho in phim; 26 bệnh viện và 1 phòng khám đã triển khai bệnh án điện tử thay cho bệnh án giấy. 

Trên thực tế, người dân đã quen với các dịch vụ được cung cấp thông qua nhiều ứng dụng, như tham vấn bác sĩ, đặt lịch khám chữa bệnh, đặt mua vật tư, thiết bị y tế gia đình… Nhiều ứng dụng cũng đóng góp tích cực vào hoạt động chống dịch thời gian qua. Trong đó có chương trình “SpO2 tại nhà” do nhóm công tác của PGS-TS-Nhà giáo nhân dân Hồ Thanh Phong và TS-BS Đỗ Thị Tường Oanh phối hợp cùng Công ty eDoctor triển khai, giúp các địa phương kết nối được nguồn lực chuyên môn để kịp thời theo dõi, chăm sóc và điều trị tại nhà cho người dân bị mắc Covid-19. 

Huy động nguồn lực xã hội

Theo ông Huỳnh Kim Tước, với ưu thế về kết nối phân tích dữ liệu của hệ thống mạng internet và những ứng dụng công nghệ cao như trí tuệ nhân tạo, blockchain, big data…, y tế số sẽ góp phần giảm áp lực cho các bệnh viện, gia tăng tiện ích cho người dân, giúp đội ngũ y bác sĩ tiết kiệm thời gian đưa ra chẩn đoán, điều trị bệnh. Nền tảng hệ sinh thái y tế số cũng sẽ giúp giảm rủi ro lây nhiễm, giúp cho bệnh viện, tổ chức cung cấp dịch vụ y tế nâng cao hiệu quả hơn thông qua kênh đăng ký, tư vấn, đào tạo trên nền tảng trực tuyến.

Trải qua thực tế chứng minh, nhiều chuyên gia đánh giá cao và cho rằng, eDoctor là một ứng dụng điển hình trong phát triển hệ sinh thái y tế số. eDoctor đã từng hỗ trợ nhiều địa phương ở TPHCM như quận 6, 10, Bình Tân... trong quản lý, chăm sóc bệnh nhân mắc Covid-19 vào thời gian cao điểm dịch (từ tháng 7 đến tháng 10-2021). Qua đó, bệnh nhân chỉ cần khai báo thông tin tình trạng bệnh bằng điện thoại, hệ thống tự động nhận định mức độ bệnh, gửi cho bác sĩ chuyên môn để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Trường hợp bệnh nhân trong tình trạng cấp cứu khẩn cấp, hệ thống sẽ báo động đến điện thoại để xử lý kịp thời. Trong hơn 4 tháng, hệ thống với gần 100 bác sĩ tham gia, đã chăm sóc, điều trị cho khoảng 4.000 bệnh nhân mắc Covid-19.  

Trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay, việc thúc đẩy nhanh hơn nữa quá trình chuyển đổi số, đặc biệt trong lĩnh vực y tế sẽ góp phần tích cực giảm tải cho ngành y tế, đồng thời chăm sóc sức khỏe của người dân tốt hơn. Để xây dựng hệ sinh thái y tế số một cách bài bản, ông Vũ Thái Hà, Giám đốc vận hành của ứng dụng chăm sóc y tế trực tuyến eDoctor, cho rằng, cần sự tham gia của cộng đồng. Trong đó, nguồn lực xã hội cần được huy động hiệu quả hơn nữa để đẩy nhanh quá trình số hóa hoạt động khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người dân. 

“Mục tiêu ngắn hạn là cải thiện chất lượng dịch vụ y tế thông qua việc triển khai y tế từ xa và y tế tại nhà, giảm tải cho các cơ sở y tế. Mục tiêu trung hạn là giúp cho mỗi gia đình Việt Nam đều có một bác sĩ gia đình trực tuyến có thể phục vụ thường xuyên và liên tục. Mục tiêu dài hạn là quản lý sức khỏe của toàn dân một cách hiệu lực và hiệu quả nhất với khả năng quản lý và phân tích dữ liệu sức khỏe trên diện rộng của công nghệ. Tất cả cùng hướng đến mục đích phát triển một nền y tế thông minh”, ông Vũ Thái Hà kỳ vọng.

Hiện, SIHUB và eDoctor đã sáng lập Câu lạc bộ Y tế số, ra mắt Ban chấp hành lâm thời với sự tham gia của những chuyên gia nhiều năm trong ngành, trong đó PGS-TS-Nhà giáo nhân dân Hồ Thanh Phong, nguyên Hiệu trưởng Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TPHCM, làm Chủ tịch câu lạc bộ. Đây là nơi tập hợp nhiều doanh nghiệp, bác sĩ, chuyên gia y tế tham gia kết nối, thảo luận về chuyên môn và các thành viên câu lạc bộ sẽ cùng các bên phát triển các dự án ứng dụng công nghệ trong hoạt động khám chữa bệnh, tạo thuận lợi cho bác sĩ, giảm áp lực cho bệnh viện và nâng cao chất lượng phục vụ người dân.

 
 
Đồng chí Phan Văn Mãi chỉ đạo, chậm nhất trong tháng 4-2022, Sở KH-CN cần báo cáo TPHCM về mô hình tổ chức hoạt động Viện Công nghệ tiên tiến và đổi mới sáng tạo TPHCM. Phải sớm đưa viện vào hoạt động, trở thành công cụ mạnh trong việc thử nghiệm cơ chế, mô hình, phát huy KH-CN, từ đó đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Sáng 4-3, đồng chí Phan Văn Mãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch UBND TPHCM đã có buổi duyệt kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chương trình công tác năm 2022 của Sở Khoa học – Công nghệ (KH-CN) TPHCM.

Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi: Sớm đưa Viện Công nghệ tiên tiến và đổi mới sáng tạo TPHCM vào hoạt động ảnh 1
Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: CAO THĂNG  
Ứng dụng KH-CN trên các lĩnh vực quản lý nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội

Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi thống nhất với các nhóm nhiệm vụ và nội dung nhiệm vụ Sở KH-CN triển khai trong năm 2022. Đồng thời, yêu cầu Sở KH-CN tập trung triển khai kế hoạch phát triển ứng dụng KH-CN, nhất là trên lĩnh vực quản lý nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội.

Theo đồng chí Phan Văn Mãi, Sở KH-CN phải chủ động huy động nhiều hơn các nguồn lực KH-CN tham gia vào các quyết định phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố, cũng như phát huy các ngành, các quận, huyện trong việc phát triển ứng dụng KH-CN. Đồng chí nhấn mạnh, phải xây dựng và triển khai cơ chế phát huy các nguồn lực xã hội, các tổ chức, các chuyên gia, các cá nhân có điều kiện tham gia nghiên cứu, phát triển KH-CN, đưa KH-CN vào phát triển kinh tế - xã hội.

Chủ tịch UBND TPHCM cũng lưu ý Sở KH-CN phải triển khai kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực và hiệu quả cạnh tranh; cần tập trung cho kế hoạch nâng cao năng lực khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, kể cả việc khởi nghiệp lại.

Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi: Sớm đưa Viện Công nghệ tiên tiến và đổi mới sáng tạo TPHCM vào hoạt động ảnh 2
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi chỉ đạo tại buổi làm việc. Ảnh: CAO THĂNG  
Cùng với đó, Sở KH-CN cần tập trung hoàn thiện, báo cáo Thường trực UBND TPHCM cho ý kiến về mô hình tổ chức, cơ chế hoạt động Trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; chậm nhất trong tháng 4-2022, Sở KH-CN cần báo cáo TPHCM về mô hình tổ chức hoạt động Viện Công nghệ tiên tiến và đổi mới sáng tạo TPHCM. Đồng chí Phan Văn Mãi cho rằng, phải sớm đưa viện vào hoạt động, trở thành công cụ mạnh trong việc thử nghiệm cơ chế, mô hình, phát huy KH-CN, từ đó đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Liên quan đến sử dụng vốn ngân sách cho nghiên cứu KH-CN, đồng chí Phan Văn Mãi lưu ý Sở KH-CN phối hợp với Sở Tài chính phải chọn các nhiệm vụ gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, từ đó kêu gọi tổ chức, cá nhân đủ năng lực tham gia triển khai, nghiên cứu thực hiện. 

Thu hút hơn 1,1 tỷ USD vốn đầu tư mạo hiểm 

Trước đó, Giám đốc Sở KH-CN TPHCM Nguyễn Việt Dũng cho biết, trong năm 2021, tổng chi tiêu xã hội cho KH-CN ước đạt 16.150 tỷ đồng (xấp xỉ 1,18% GRDP của TPHCM). Trong đó, khu vực doanh nghiệp chiếm tỷ lệ gần 80%. Tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị chung của các doanh nghiệp đạt 8,1%. Tỷ lệ doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo trong năm là 33,6%.

Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi: Sớm đưa Viện Công nghệ tiên tiến và đổi mới sáng tạo TPHCM vào hoạt động ảnh 3
Giám đốc Sở KH-CN TPHCM Nguyễn Việt Dũng phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: CAO THĂNG  
Về hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, trong năm tuy có ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 nhưng vẫn phát triển mạnh mẽ, trở thành cái nôi của cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp trên cả nước. Trong năm, có khoảng 2.000 startups và là năm hoạt động tích cực của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo khi lượng vốn đầu tư mạo hiểm thu hút được của các startup là hơn 1,1 tỷ USD (chiếm 60% lượng vốn và 70% số thương vụ của cả nước). TPHCM cũng là địa phương thuộc Tốp 200 thành phố khởi nghiệp toàn cầu năm 2021 (tăng 46 bậc, chiếm vị trí thứ 179).
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi: Sớm đưa Viện Công nghệ tiên tiến và đổi mới sáng tạo TPHCM vào hoạt động ảnh 4
Giám đốc Sở Nội vụ TPHCM Huỳnh Thanh Nhân phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: CAO THĂNG  
Năm 2022, Sở KH-CN tiếp tục tham mưu thành lập và đưa Viện Công nghệ tiên tiến và đổi mới sáng tạo TPHCM đi vào hoạt động, làm hạt nhân kết nối các trung tâm nghiên cứu phát triển mạnh; hỗ trợ hoạt động thương mại hóa và chuyển giao công nghệ, thúc đẩy ứng dụng KH-CN vào cuộc sống.
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi: Sớm đưa Viện Công nghệ tiên tiến và đổi mới sáng tạo TPHCM vào hoạt động ảnh 5
Giám đốc Sở KH-ĐT TPHCM Lê Thị Huỳnh Mai phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: CAO THĂNG  
Sở KH-CN dự kiến hỗ trợ nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo cho hơn 600 doanh nghiệp; hỗ trợ ươm tạo, phát triển 200 dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, trong đó có 20 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tiếp cận nguồn vốn đầu tư mạo hiểm. 

MẠNH HÒA - SGGP.ORG.VN

Năm 2021, 1/3 số doanh nghiệp ở TP.HCM có hoạt động đổi mới sáng tạo. Chiếm tỷ lệ cao nhất là đổi mới về phương pháp quản lý, tổ chức (19,2%) và đổi mới về quy trình sản xuất, cung ứng dịch vụ (19,3%).

Tại Hội nghị “Tổng kết công tác năm 2021 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2022”, bà Chu Vân Hải (Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM) cho biết Sở đã triển khai thực hiện tái cấu trúc các chương trình nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo (ĐMST) theo hướng lấy doanh nghiệp làm trung tâm; phát triển, giải mã, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, phục vụ trực tiếp cho các ngành công nghiệp, dịch vụ và các đề án đô thị thông minh/đô thị sáng tạo, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI).

TONG KET 2021

Bà Chu Vân Hải (Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM) báo cáo kết quả công tác năm 2021

Các kết quả nghiệm thu sản phẩm nhiệm vụ khoa học công nghệ (KHCN) không chỉ đóng góp tích cực cho các hoạt động trọng điểm của Thành phố, mà ngày càng giàu tính hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế số. Điển hình là nhiệm vụ “Vật liệu nanocomposite trên cơ sở graphene” đã giúp chủ động trong việc nghiên cứu chế tạo và chuyển giao ứng dụng công nghệ chế tạo pin mặt trời, không phải phụ thuộc vào công nghệ của nước ngoài, định hướng ứng dụng trong chế tạo pin đơn, từ đó lắp ráp tạo các tấm pin mặt trời có khả năng sản xuất điện ứng dụng tích hợp trong các thiết bị di động, thiết bị điện tử như điện thoại thông minh, đồng hồ, sạc dự phòng,… Hay sản phẩm “IoT DataLogger cho hệ thống đèn giao thông thông minh” có thể tùy chỉnh để tạo ra các sản phẩm IoT trong lĩnh vực giao thông, tích hợp vào hệ thống đô thị thông minh của Thành phố.

Theo tài liệu “Thực trạng và tiềm năng phát triển kinh tế số ở Việt Nam” (Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội Quốc gia – Bộ Kế hoạch và Đầu tư), kinh tế số là các hoạt động kinh tế có sử dụng thông tin số, công nghệ số, dữ liệu số… để tăng năng suất lao động. Nền kinh tế số Việt Nam mặc dù chỉ mới phát triển trong một vài thập kỷ gần đây nhưng đã có những bước phát triển mạnh mẽ, ở một số lĩnh vực có sự phát triển mang tính đột phá, đồng thời tạo ra nền tảng làm thay đổi phương thức quản lý, phương thức hoạt động, làm xuất hiện nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh mới ở nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế. Một trong những giải pháp để phát triển kinh tế số ở Việt Nam là cần phát triển và nâng cao tiềm lực KHCN và năng lực đổi mới sáng tạo.

Tuy nhiên, hoạt động nâng cao tiềm lực KHCN, năng lực ĐMST phát triển kinh tế số cũng cần tăng cường đầu tư từ nhiều nguồn cho KHCN, đi đôi với đẩy mạnh đổi mới cơ chế, chính sách, phương thức quản lý hoạt động KHCN. Theo đó, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM mong muốn xây dựng Chương trình khoa học và công nghệ theo hướng tạo được sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam trọng điểm của Thành phố, tăng cường sự gắn kết và hợp tác giữa các tổ chức và doanh nghiệp KHCN để lựa chọn “nhạc trưởng” thực hiện Chương trình. Các mục tiêu đặt ra là: (1) sản phẩm phải thật sự rõ ràng và phục vụ trực tiếp cho Thành phố, kinh phí dự toán được xây dựng theo cơ chế mở; (2) linh hoạt và đơn giản hóa thủ tục tuyển chọn nhiệm vụ KHCN, thanh quyết toán tài chính theo thông lệ quốc tế, giảm tối đa các gánh nặng hành chính cho các nhà khoa học.

Nâng cao chất lượng hoạt động KHCN, ĐMST theo hướng lấy doanh nghiệp làm trung tâm, trường viện là chủ thể nghiên cứu là nét mới trong hoạt động đổi mới cơ chế quản lý hoạt động khoa học và công nghệ. Từ đó, có thể mở ra nhiều cơ hội để tranh thủ nguồn lực xã hội trong hoạt động KHCN, ĐMST bằng nhiều hình thức như: tạo lập môi trường thử nghiệm (sandbox) có sự tham gia giữa nhà nước và khu vực tư nhân theo hướng hợp tác win - win; tổ chức nhiều sự kiện kết nối giữa các trường, viện, doanh nghiệp tham gia cùng giải quyết những vấn đề thực hiện xã hội; tham khảo ý kiến chuyên gia trong việc xây dựng các chính sách, chương trình phát triển KHCN, ĐMST.

Trong năm 2022, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM sẽ tập trung tái cấu trúc các chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ trực tiếp cho các chương trình trọng tâm phát triển kinh tế xã hội của Thành phố, giải quyết các vấn đề cấp thiết của ngành y tế, giáo dục và quản trị trong khu vực công của Thành phố. Đồng thời, đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả “Đề án hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TP. HCM  giai đoạn 2021-2025”, trọng tâm là đưa vào vận hành Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Thành phố, hình thành mạng lưới các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp của Thành phố làm nền tảng kết nối, phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo ở các lĩnh vực trọng tâm là chuyển đổi số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo; công nghệ tài chính; công nghệ giáo dục, chăm sóc sức khỏe, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao.”, bà Chu Vân Hải (Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM) cho biết.

Hoàng Kim (CESTI)

Chiều 6/1, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức đã trao quyết định của UBND TP cho đồng chí Lê Thanh Minh, Giám đốc Quỹ phát triển khoa học thuộc Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM; thời hạn giữ chức vụ là 5 năm.
lmtpgd
Phó Chủ tịch UBND TP Dương Anh Đức trao quyết định cho đồng chí Lê Thanh Minh

Đồng chí Lê Thanh Minh sinh năm 1971, quê quán huyện Củ Chi, TPHCM. Trình độ chuyên môn: Tiến sĩ Hóa, Cử nhân Quản lý công nghiệp; Cao cấp lý luận chính trị.

Phát biểu nhận nhiệm vụ, đồng chí Lê Thanh Minh bày tỏ niềm vinh dự khi nhận nhiệm vụ mới và hứa sẽ cùng tập thể Sở Khoa học và Công nghệ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đặc biệt trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, sẽ cùng lãnh đạo Sở tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ trong việc chuyển giao khoa học công nghệ, đưa ứng dụng vào thực tiễn, sớm đưa Viện Khoa học công nghệ đi vào hoạt động.

ltmpgd2Lãnh đạo TPHCM và Sở Khoa học và Công nghệ TP tặng hoa chúc mừng đồng chí Lê Thanh Minh

Phó Chủ tịch UBND TP Dương Anh Đức gởi lời chúc mừng đến đồng chí Lê Thanh Minh và tập thể lãnh đạo Sở Khoa học và công nghệ TPHCM; đồng thời mong muốn đồng chí Lê Thanh Minh phát huy tốt vai trò, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; trong đó thực hiện tốt vai trò kết nối phát triển khoa học công nghệ, xây dựng nền tảng phát triển lĩnh vực khoa học công nghệ của TP trong thời gian tới. Đồng chí Dương Anh Đức cũng mong lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ TP tạo điều kiện để đồng chí Lê Thanh Minh hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Từ trái ớt quen thuộc của người dân Việt, nhóm tác giả Viện Khoa học Vật liệu Ứng dụng đã nghiên cứu, điều chế ra sản phẩm giảm đau, góp phần nâng cao chất thuốc sản xuất trong nước, đáp ứng nhu cầu điều trị thay thế thuốc ngoại nhập.

Ớt là một loại trái thuộc chi Capsicum của họ Cà (Solanaceae). Đây là một loại gia vị phổ biển trên thế giới, được trồng khắp nơi nước ta. Trong ớt, có chứa Capsaicin là một alkaloid chiếm tỷ lệ khoảng 0,05-2%. Capsaicin là hoạt chất gây đỏ, nóng, được sử dụng để giảm đau tại chỗ, do capsaicin có khả năng làm giảm chất P-một neuropeptid chủ yếu tham gia dẫn truyền các xung động từ ngoại vi tới hệ thống thần kinh trung ương. Hợp chất capsaicin đã được nhiều tác giả ngoài nước chứng minh có tác dụng giảm đau giảm viêm. 

caoot1

(ảnh minh họa)

Capsaicin hiện đang được sử dụng như một thuốc giảm đau dưới dạng thuốc mỡ bôi, thuốc xịt mũi để giảm đau, thường nồng độ giữa 0,025% tới 0,1%. Capsaicin được áp dụng theo hình thức kem làm giảm đau tạm thời của đau cơ bắp và khớp liên quan tới viêm khớp, đau lưng, bong gân. Ngoài ra, capsaicin còn được sử dụng để làm giảm các triệu chứng bệnh lý thần kinh do herpes (bệnh zona thần kinh).

Tuy nhiên, capsaicin kém tan, khó thẩm thấu qua da nên gây các dụng phụ nóng rát trên da. Các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng, khi nang hóa capsaicin trong một số hệ mang nano là tăng khả năng thẩu thấu vào da, từ đó làm giảm tác dụng phụ (đỏ, nóng) và tăng hiệu quả của capsaicin.

Nhân thấy những tác dụng quan trọng của capsaicin có trong trái ớt, nhóm các nhà khoa học đang công tác tại Viện Khoa học Vật liệu Ứng dụng đã thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ “Nghiên cứu bào chế sản phẩm giảm đau chứa nano cao ớt”, với mục tiêu bào chế gel giảm đau chứa nano capsaicinoid có hiệu quả tương đương hoặc tốt hơn sản phẩm đối chiếu trên thị trường, đáp ứng được độ an toàn và giá thành phù hợp. 

caoot2

Sản phẩm gel nano cao ớt sau khi đóng tuýp và dán nhãn

Tận dụng nguồn nguyên liệu trong nước

Ớt hiểm được thu hái ở TP.HCM và TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) được nhóm sơ chế rửa sạch, xay nhỏ thành bột để điều chế cao ớt. Từ đó, nhóm khảo sát tỷ lệ cao ớt nhằm chọn tỷ lệ phù hợp nhất có thể tạo được hệ tiểu phân nano ổn định, kích thước nhỏ. Với quy mô 5 kg nguyên liệu/mẻ, thu được 117 g cao ớt, chứa 11,03% capsaicin. Ngoài ra, cao chiết còn chứa một số thành phần hóa học khác như chất béo, carotenoid, triterpenoid tự do, alkaloid, saponin, các hợp chất khử và acid hữu cơ. 

Sau khi điều chế được cao ớt nano, nhóm phát triển sản phẩm gel giảm đau với một số thành phần như nano cao ớt (0,15% capsaicin), tá dược tạo gel, Propylene glycol (5%), Glycerin (1%), Menthol (0,5%) , Camphor (0,5%), nước cất,…  Trong đó, hỗn hợp menthol - camphor được nhóm nghiên cứu thêm vào công thức với tỷ lệ nhỏ, nhằm mục đích tăng hiệu quả trị liệu của sản phẩm, giúp làm dịu cảm giác nóng rát, mùi hăng cay gây ra bởi capsaicin, tạo cảm giác dễ chịu cho sản phẩm khi thoa lên da. 

caoot3

Quy trình chiết xuất cao ớt

Khi thử nghiệm trên thỏ trắng và chuột, nhóm nghiên cứu cho biết, gel nano cao ớt kích ứng không đáng kể trên da thỏ. Ngoài ra, gel nano cao ớt thể hiện tác động giảm đau trung ương trên mô hình nhúng đuôi chuột tương đương với thuốc giảm đau thương mại paracetamol/codein và cao hơn so với sản phẩm thương mại capzacin. Đồng thời, sản phẩm cũng thể hiện tác động giảm đau ngoại biên trên mô hình nhúng đuôi chuột gây đau quặn bằng acetic acid, thấp hơn thuốc giảm đau thương mại voltaren và tương đương với sản phẩm thương mại capzacin ở giai đoạn 35-40 phút sau khi bôi.

“Gel chứa nano cao ớt còn có khả năng kháng viêm tương đương thuốc thương mại diclofenac, cao hơn kem bôi capzacin”, nhóm nghiên cứu khẳng định. 

Về mặt cảm quan, gel nano cao ớt mềm, mịn, đồng nhất, không vón cục, có màu đỏ cam và mùi đặc trưng, bắt dính được trên da hay niêm mạc khi bôi, không tách lớp, không chảy lỏng. Thời gian sử dụng của sản phẩm ít nhất là 12 tháng. Các chỉ tiêu an toàn gel thuốc đạt TCVN 6972-2001.

Có thể thay thế thuốc hóa học 

Theo lời TS Võ Đỗ Minh Hoàng, chủ nhiệm đề tài, hiện nay trên thị trường có rất nhiều nhóm thuốc giảm đau - kháng viêm và được sử dụng rộng rãi ở nhiều dạng khác nhau như uống, dán, kem bôi ngoài da, xịt. Trong đó, thuốc kháng viêm, giảm đau được sử dụng dưới dạng tiêm hoặc uống, là biện pháp được áp dụng phổ biến nhất hiện nay để giảm đau một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, do việc sử dụng quá nhiều thuốc giảm đau có thể dẫn đến tình trạng lạm dụng thuốc, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể như tiêu chảy, nôn, rối loạn tiêu hóa và mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, dị ứng, suy gan, suy thận, sốc phản vệ… Vì vậy, các sản phẩm giảm đau - kháng viêm dưới dạng thuốc dán, kem bôi ngoài da được ưa chuộng hơn cả vì độ an toàn cao, hiệu quả nhanh chóng và ít gây ra tác dụng phụ cho người sử dụng. 

Cũng theo nhóm nghiên cứu, ở nước ta, với một nền y học cổ truyền phong phú, nhưng nhiều thuốc giảm đau - chống viêm chưa được chứng minh khoa học và bào chế thành chế phẩm, nên việc sử dụng còn hạn chế. Trong vài thập niên gần đây, xu hướng giảm đau được quan tâm nhiều nhất chính là việc sử dụng một số gia vị và thảo dược có khả năng giảm đau, kháng viêm như một liệu pháp tự nhiên để thay thế cho một số loại thuốc cũng như hoạt chất kích thích giảm đau, kháng viêm. Bên cạnh đó, do rất nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng khi lạm dụng thuốc giảm đau có nguồn gốc hóa học nên, việc nghiên cứu tìm ra các thuốc giảm đau - chống viêm mới có nguồn gốc tự nhiên, an toàn và hiệu quả hơn để thay thế một số loại thuốc giảm đau thông thường là nhu cầu bức thiết hiện nay. 

Vì vậy, việc bào chế thành công sản phẩm giảm đau chứa nano cao ớt, góp phần tạo ra những sản phẩm phục vụ cuộc sống với giá cả hợp lý cho nhân dân lao động và góp phần nâng cao chất lượng thuốc sản xuất trong nước, đáp ứng nhu cầu điều trị thay thế thuốc ngoại nhập. Đồng thời, tạo ra vùng nguyên liệu, nâng cao giá trị của cây ớt, cũng như tăng thu nhập cho người dân trồng ớt. 

caoot4

Gel chiết xuất từ ớt (các hình D,E và F) có đặc tính vật lý tương tự nhiều loại gel sinh học khác

Qua việc thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu cũng đã xây dựng tiêu chuẩn cơ sở của nguyên liệu, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Đồng thời, làm chủ được quy trình công nghệ bào chế gel chứa nano cao ớt  ở quy mô 1.000 đơn vị sản phẩm/mẻ, dễ dàng nâng quy mô, phù hợp với điều kiện sản xuất trong nước, với sản phẩm đầu ra đáp ứng các điều kiện tiêu chuẩn cơ sở, có thể chuyển giao công nghệ cho những đơn vị có nhu cầu. 

Thông tin liên hệ:

Viện Khoa học Vật liệu Ứng dụng

Địa chỉ: 1B TL29, Thạnh Lộc, Quận 12, TP.HCM

Điện thoại: 028-3838919992 - Email: vanthu@iams.vast.vn

Tái tạo khuyết hổng là phương pháp tạo hình tiêu chuẩn, tương đối an toàn, tỷ lệ thành công đạt trên 90%, nhằm giúp bệnh nhân phục hồi chức năng của lưỡi sau điều trị ung thư, hồi phục khả năng sinh hoạt.

Ung thư lưỡi là bệnh thường gặp ở bệnh nhân trên 40 tuổi, chủ yếu do nguyên nhân hút thuốc lá và uống rượu. Bệnh diễn tiến tại chỗ tại vùng, ít khi cho di căn xa. Phẫu thuật và xạ trị vẫn là mô thức điều trị chủ yếu cho bướu nguyên phát và hạch vùng. Việc phối hợp phẫu thuật và xạ trị cho các trường hợp bệnh tiến xa là cách điều trị tiêu chuẩn. Trên lâm sàng, phẫu thuật là phương pháp thường được lựa chọn hơn. 

Phẫu thuật cắt rộng bướu nguyên phát trong đa số các trường hợp là phẫu thuật cắt nửa lưỡi đối với bướu giai đoạn sớm, cắt gần toàn bộ hay toàn bộ lưỡi với bướu giai đoạn trễ. Khuyết hổng của phẫu thuật ung thư lưỡi thường bao gồm cả các cấu trúc lân cận như sàn miệng, đáy lưỡi, amiđan và vòm khẩu cái, sau phẫu thuật ảnh hưởng nặng đến chức năng nói và nuốt của người bệnh. Đối với các trường hợp bướu lớn hơn, lan rộng hơn thường phải cắt thêm các cơ quan lân cận chẳng hạn như xương hàm dưới. Vì thế, phục hồi chức năng của lưỡi sau phẫu thuật điều trị ung thư là rất khó khăn bởi các chức năng này được thực hiện bởi các cơ riêng của lưỡi.

kluoi1

Khuyết hổng toàn bộ lưỡi, một phần sàn miệng, amiđan và đáy lưỡi ở bệnh nhân

Tại Việt Nam, trước giai đoạn năm 2019, chưa có công trình nào được công bố về việc tạo hình khuyết hổng lưỡi lớn gần toàn bộ hay toàn bộ sau phẫu trị ung thư lưỡi. Trong khi đó, giới y khoa vẫn chưa trả lời được câu hỏi "liệu phương pháp tạo hình khuyết hổng lưỡi bằng vạt tự do hay tại vùng có an toàn về mặt ung thư không, và giúp phục hồi chức năng - thẩm mỹ của lưỡi như thế nào trong điều kiện y học Việt Nam?". 

Do đó, TS.BS Nguyễn Anh Khôi cùng các cộng sự ở Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM đã triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ “Tái tạo khuyết hổng gần toàn bộ và toàn bộ lưỡi sau phẫu thuật trị ung thư” nhằm khảo sát tỷ lệ biến chứng sau phẫu thuật tái tạo gần toàn bộ và toàn bộ lưỡi, đánh giá chức năng nói và nuốt của người bệnh sau phẫu thuật, khảo sát tỉ lệ tái phát của bệnh sau điều trị.

Nhóm nghiên cứu đã thực hiện tạo hình khuyết hổng lưỡi bằng các loại vạt (vạt da cơ ngực lớn, vạt động mạch trên đòn, vạt cẳng tay quay, vạt đùi trước ngoài) cho 30 bệnh nhân (26 nam, 4 nữ). Có 23 bệnh nhân (77%) trên 40 tuổi, và có 7 bệnh nhân dưới 40 tuổi (23%). Bệnh nhân lớn nhất là 73 tuổi, trẻ nhất là 30 tuổi. Tất cả bệnh nhân đến khám đều là do sang thương ở lưỡi, sùi hoặc loét, không lành. Trong số đó, có 20 bệnh nhân bị đau nhiều tại vị trí của sang thương. Tất cả đều ở giai đoạn trễ (giai đoạn III và IV) của bệnh.

kluoi2

A: sang thương dạng sùi, B: sang thương dạng loét, thâm nhiễm

TS.BS. Nguyễn Anh Khôi cho biết, mục đích quan trọng nhất của tái tạo toàn bộ lưỡi là phục hồi thể tích đã mất. Vì thế, tái tạo gần toàn bộ hay toàn bộ lưỡi phải hoàn thành được 4 mục tiêu gồm: (1) phục hồi thể tích của lưỡi hốc miệng, sàn miệng và cơ hàm móng, (2) phục hồi bề mặt niêm mạc của phần lưỡi đã cắt và các cấu trúc xung quanh để bảo tồn sự di động của phần lưỡi còn lại, (3) phục hồi và duy trì hoạt động phối hợp của lưỡi đển lưỡi có thể chạm vào vòm khẩu cái, (4) phục hồi cảm giác. Trong đó, yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chức năng sau tái tạo là bảo tồn được nhiều hay ít phần lưỡi còn lại và các cấu trúc hốc miệng xung quanh, đồng thời không làm hạn chế cử động của phần lưỡi còn lại và cho phép đưa khối thức ăn đến hầu.

kluoi

Phẫu trường sau khi nạo hạch cổ, bảo tồn được động mạch mặt (đầu mũi tên), tĩnh mạch mặt (mũi tên) và tĩnh mạch cảnh ngoài (ngôi sao)

Bệnh nhân sau khi trải qua phẫu thuật được tập hướng dẫn nuốt và nói (do bác sĩ vật lý trị liệu hướng dẫn cho bệnh nhân), ở 4 lĩnh vực chính gồm: hô hấp, vận động, nuốt và giao tiếp. Ở thời điểm 6 tháng sau phẫu thuật, chức năng nói ở các bệnh nhân có sự cải thiện rõ rệt, thậm chí có đến 17 người có thể giao tiếp tốt. Đa số các trường hợp bệnh nhân đều có thể ăn uống được thức ăn sệt, hầu hết vẫn cảm giác khó khăn khi ăn thức ăn đặc. Chỉ có duy nhất 1 trường hợp vẫn chọn lựa nhóm thức uống lỏng do bị khô miệng.

Tạo hình khuyết hổng lưỡi sau phẫu thuật không chỉ đảm bảo chức năng nói và nuốt, mà còn đảm bảo đường thở, vị giác, và hô hấp. Động tác nuốt bắt đầu từ hốc miệng, cảm giác tại đây cung cấp tín hiệu kết hợp với cơ quan hô hấp để nói và nuốt, đưa thức ăn đến hầu, và khởi động phản xạ đóng thanh quản bảo vệ đường hô hấp. Kết quả tạo hình lưỡi lý tưởng khi đạt được kích thước, hình dạng, cảm giác, vị giác, độ di động và chức năng kết hợp phát âm và nuốt.

Tạo hình lưỡi và khuyết hổng một phần lưỡi đòi hỏi phẫu thuật viên phải hiểu rõ về giải phẫu học, sinh lý học, và chất lượng sống của bệnh nhân sau khi phẫu thuật lưỡi. Lưỡi là một cơ quan không thể tạo hình đơn giản như việc “lấp đầy hố” mà phải phục hồi được chức năng và thẩm mỹ sau điều trị. Để đạt được mục tiêu này phải có sự kết hợp giữa phẫu thuật viên, bác sĩ nha khoa, bác sĩ phục hình răng miệng, bác sĩ phát âm học, bác sĩ chẩn đoán hình ảnh, điều dưỡng và nhiều chuyên khoa khác có liên quan. Trong một số trường hợp, mặc dù đã đánh giá và lên kế hoạch tạo hình tiền phẫu, nhưng khuyết hổng thực tế lại khác biệt so với dự đoán. Đối với ung thư vùng hốc miệng và khẩu hầu, dường như mức độ phục hồi chức năng nói và nuốt sau điều trị tùy thuộc vào giai đoạn bệnh trước phẫu thuật. Do đó, phẫu thuật viên cần phải linh hoạt trong việc lựa chọn phương pháp tạo hình sau khi cắt rộng.

kluoi4

Kết quả thẩm mỹ sau tái tạo khuyết hổng

Trong nghiên cứu, tỷ lệ sống còn của các vạt tương đối cao với vạt da cơ ngực lớn, vạt động mạch trên đòn, vạt cẳng tay quay là 100% và vạt đùi trước ngoài là 92,3%. Tỷ lệ biến chứng hoại tử vạt toàn bộ chiếm 3,3%, hoại tử một phần vạt là 3,3%. Có 2 trường hợp chảy máu vùng cổ phải mổ lại: 1 trường hợp máu chảy từ miệng nối tĩnh mạch được khâu phục hồi, còn 1 trườn hợp máu chảy từ nhiều điểm nhỏ khắp phẫu trường, có lẽ do một phần tác động của thuốc kháng đông dùng sau phẫu thuật. 

Trong thời gian 2 năm thực hiện nghiên cứu, có 18/30 trường hợp tái phát, chiếm tỉ lệ 60% và trung vị thời gian tái phát là 7 tháng. Tỷ lệ sống còn toàn bộ sau 2 năm là 47,7% trên 30 trường hợp, phù hợp với tỷ lệ sống còn toàn bộ sau 3 năm 28,8% ở bệnh ung thư lưỡi giai đoạn III-IV. Điều này cho thấy mục tiêu chính của phẫu thuật tạo hình vi phẫu là cải thiện chất lượng cuộc sống bệnh nhân trong điều trị ung thư.

Với các kết quả thu được của nhiệm vụ, có thể thấy rằng tái tạo khuyết hổng gần toàn bộ và toàn bộ lưỡi có tỷ lệ thành công cao, giúp phục hồi được chức năng của lưỡi sau tái tạo, và biến chứng phẫu thuật là không đáng kể. Quá trình thực hiện phẫu thuật có thể triển khai ứng dụng tại các cơ sở y tế có sẵn đội ngũ chuyên môn được đào tạo về kỹ thuật vi phẫu hoặc các trung tâm chuyên ngành về ung bướu.

 

Thông tin liên hệ:
Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM
Địa chỉ: Số 3 Nơ Trang Long, phường 7, quận Bình Thạnh, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3841 2637

Email: bvub@gmail.com

Website: http://benhvienungbuou.vn/

Việc nghiên cứu và chuyển giao quy trình sản xuất muối thảo dược ngâm chân từ muối Cần Giờ đã góp phần tạo nên một sản phẩm đảm bảo chất lượng và phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Đây còn là một giải pháp hữu ích nhằm  mở rộng đầu ra cho muối nguyên liệu, làm tăng thu nhập của diêm dân và phát triển kinh tế của địa phương. 

Trên thị trường hiện nay, ngoài các sản phẩm muối dùng trong bảo quản - chế biến thực phẩm (muối iot, muối sấy, muối hột) hoặc dùng trong công nghiệp, muối còn có thể được dùng trong các chế phẩm hỗ trợ sức khỏe, điển hình là dòng sản phẩm muối thảo dược dùng để ngâm chân. Các sản phẩm này có thành phần bao gồm chủ yếu là muối và các dược liệu (dưới dạng dược liệu xay, hoặc dịch chiết dược liệu đã được chuyển thành dạng rắn) hướng đến tác dụng kích thích tuần hoàn ngoại biên, hỗ trợ điều trị tê đầu chi, đau mỏi xương khớp, ra mồ hôi chân, hoặc tác dụng thư giãn cho người bị mất ngủ

muoicg2

Sản phẩm hoàn thiện bổ sung thêm giá trị kinh tế cho sản phẩm muối Cần Giờ 

Mặc dù một số chế phẩm đã được thương mại hóa trên thị trường, tuy nhiên các chế phẩm này tồn tại những nhược điểm đáng kể xét trên phương diện khoa học sức khỏe, bao gồm: nguồn gốc xuất xứ của thành phần công thức không rõ ràng về mặt luận cứ khoa học, tiêu chuẩn chất lượng thường không dựa trên các đánh giá đầy đủ về hàm lượng các dược chất có trong sản phẩm. Ngoài ra, người sử dụng gặp phải sự bất tiện trong phương thức sử dụng các chế phẩm này vì phương thức đóng gói đa liều hoặc người tiêu dùng phải “tự chiết xuất” bằng cách đun một lượng chế phẩm với nước nóng trong một thời gian xác định nên có thể dẫn đến sai biệt về hiệu quả sử dụng.

Với thực tế thị trường và nhu cầu cấp thiết của việc phát triển sản phẩm đầu ra cho muối nguyên liệu Cần Giờ, nhóm nghiên cứu tại Trung tâm Khoa học Công nghệ Dược Sài Gòn (SAPHARCEN, thuộc Đại học Y Dược TP.HCM) đã xây dựng thành công 4 công thức muối thảo dược ngâm chân sử dụng hai loại nguyên liệu đầu vào là muối thành phẩm và bán thành phẩm nước ót (phần dung dịch còn lại trên ruộng muối đã kết tinh). Từ đó, nhóm điều chế 4 sản phẩm cùng với 2 bài thuốc (theo hướng hỗ trợ): (1) tăng cường tuần hoàn ngoại biên, giảm đau nhức xương khớp, tê thấp; (2) giảm nhẹ các biến chứng, rối loạn thần kinh ngoại vi đối với bệnh nhân đái tháo đường. Các sản phẩm thu được ở dạng hạt cốm, được tiêu chuẩn hóa dựa trên các tiêu chuẩn được quy định bởi Dược điển Việt Nam V, phụ lục dành cho chế phẩm dạng cốm phân liều. 

Trung tâm Sâm và Dược liệu TP.HCM đã chứng minh được tính an toàn của sản phẩm thông qua thử nghiệm kích ứng da trên chuột. đã Kết quả các mẫu muối ngâm chân không gây kích ứng da chuột ở các thời điểm quan sát là sau 1 giờ, 24 giờ, 48 giờ và 72 giờ. Đồng thời, nghiên cứu cũng tiến hành khảo sát mức độ hài lòng  của 300 tình nguyện viên (từ 50 tuổi trở lên, đã/đang điều trị bệnh tại Bệnh viện Đại học Y Dược cơ sở 3 hoặc Viện Y Dược học Dân tộc TP.HCM) về trải nghiệm sử dụng sản phẩm với liệu trình trong 30 ngày tương ứng 10 lần ngâm chân (khoảng cách giữa hai thời điểm ngâm chân là 3 ngày). Kết quả khảo sát không ghi nhận trường hợp bị kích ứng da hoặc các phản ứng có hại khác, đạt độ hài lòng tổng thể ở mức “Rất hài lòng” (4-5/5 điểm), trong đó có 32% số người tham gia cho biết đã cải thiện đáng kể chất lượng sống (giảm đau nhức xương khớp, tê thấp, giảm nhẹ các biến chứng, rối loạn thần kinh ngoại vi với bệnh nhân đái tháo đường). 

Qua quá trình nghiên cứu, 4 sản phẩm đều là dạng chế phẩm phân liều, có bằng chứng khoa học, được sản xuất trên thiết bị công nghiệp phù hợp bằng các quy trình được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo tính ổn định về mặt chất lượngvà sự đồng nhất của các lô/mẻ. Đây chính là thành tưu đáng ghi nhận   từ nhiệm vụ khoa học và công nghệ “Xây dựng quy trình sản xuất chế phẩm muối thảo dược ngâm chân của muối sản xuất tại Cần Giờ” do ThS. Lê Đặng Tú Nguyên làm chủ nhiệm đề tài, và cũng đã được Sở KH&CN TP.HCM nghiệm thu vào tháng 12/2021. 

muoicg3

Sản phẩm hoàn thiện của nhiệm vụ khoa học công nghệ

Là đơn vị sát cánh cùng nhóm nghiên cứu ngay từ đầu, nhận thấy những lợi ích kinh tế thực tế có thể mang lại cho diêm dân, UBND huyện Cần Giờ cũng đã đề xuất Sở KH&CN TP.HCM chuyển giao các quy trình sản xuất chế phẩm muối thảo dược ngâm chân của muối sản xuất tại Cần Giờ để địa phương triển khai ứng dụng ngay vào sản xuất. Dự kiến, đơn vị trực tiếp tiếp nhận chuyển giao được đề xuất là Phòng Kinh tế huyện, đơn vị triển khai thương mại hóa là Hợp tác xã Muối xã Lý Nhơn. 

Hai quy trình được quan tâm là: (1) Quy trình điều chế sản phẩm gói cốm phân liều chứa muối thảo dược hướng tác dụng bổ khí, thông huyết, trừ thấp; (2) Quy trình điều chế sản phẩm gói cốm phân liều chứa muối thảo dược hướng tác dụng tiêu khát, bổ thận âm. Đối với từng quy trình, nội dung chuyển giao bao gồm: thành phần bài thuốc, quy trình chiết xuất cao đặc và điều chế chế phẩm muối, tiêu chuẩn chất lượng của chế phẩm muối với các sơ đồ, quy trình và thông số kỹ thuật.

ThS. Lê Đặng Tú Nguyên khẳng định: “Các sản phẩm của nhiệm vụ chứa thành phần muối Cần Giờ giúp làm gia tăng giá trị thương mại của muối. Quy trình điều chế sản phẩm, tiêu chuẩn của sản phẩm đã được kiểm định đạt bởi Viện kiểm nghiệm thuốc TP.HCM. Nếu quy trình sản xuất được chuyển giao cho UBND huyện Cần Giờ (TP.HCM) thì nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục hỗ trợ chuyên môn để địa phương triển khai ở quy mô công nghiệp, thương mại hóa sản phẩm.”

Theo kết quả nghiên cứu ghi nhận được, mặc dù các sản phẩm muối thảo dược ngâm chân có nguyên liệu đầu vào là muối thành phẩm hay bán thành phẩm nước ót không cho thấy sự khác biệt về mặt chất lượng, kỹ thuật hay sự hài lòng của người tiêu dùng. Tuy nhiên khi tính đến hiệu quả kinh tế, nhóm nghiên cứu đề xuất chỉ thực hiện sản xuất gói muối thảo dược sử dụng muối thành phẩm. Nguyên nhân là do quá trình bào chế sản phẩm muối ngâm chân với nguyên liệu đầu vào là bán thành phẩm nước ót cần phải thông qua quá trình cô nước ót đến thể tích nhất định, nên khi áp dụng sản xuất ở quy mô công nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn. 

Chính vì vậy, hai sản phẩm muối thảo dược “chủ lực” được nhóm nghiên cứu đề xuất chuyển giao có nguyên liệu từ thành phẩm muối Cần Giờ, bao gồm: (1) gói muối thảo dược ngâm chân tăng cường tuần hoàn ngoại biên, giảm đau nhức xương khớp, tê thấp; (2) gói muối thảo dược ngâm chân hỗ trợ giảm nhẹ các biến chứng, rối loạn thần kinh ngoại vi đối với bệnh nhân đái tháo đường. Giá thành sản phẩm ước tính vào khoảng 150.000 đồng/liệu trình 30 ngày, mỗi lần ngâm chân 20 phút ở nhiệt độ 38-420C. Ngoài ra, các sản phẩm có thể được bổ sung một lượng nhỏ tinh dầu (không làm thay đổi quy trình điều chế) tùy theo nhu cầu sử dụng để tăng mùi hương và mức độ thư giãn trong quá trình ngâm chân. 

muoicg4

Sản xuất chế phẩm muối thảo dược từ bài thuốc bổ khí, thông huyết, trừ thấp ở cỡ lô 1.000 túi chế phẩm

muoicg5

Sản xuất chế phẩm muối thảo dược từ bài thuốc tiêu khát, bổ thận âm ở cỡ lô 1.000 túi chế phẩm

Kết quả của nhiệm vụ cho thấy sự kết hợp giữa muối Cần Giờ và cao dược liệu tạo thành sản phẩm muối thảo dược ngâm chân rất được người tiêu dùng yêu thích. Sự kết hợp này cũng có thể được mở rộng sang các dạng sản phẩm tương tự khác như muối tắm thảo dược, muối chườm thảo dược... Việc nghiên cứu và chuyển giao quy trình sản xuất muối thảo dược ngâm chân từ muối Cần Giờ đã góp phần tạo nên sản phẩm tốt, vừa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng vừa hữu ích để phát triển kinh tế địa phương, nâng cao thu nhập cho diêm dân.

Đại diện Trung tâm Khoa học Công nghệ Dược Sài Gòn cũng đề xuất Sở KH&CN TP.HCM tiếp tục thực hiện các nghiên cứu công thức cao dược liệu, quy trình điều chế cao dược liệu quy mô công nghiệp, quy trình điều trị sản phẩm phối hợp quy mô công nghiệp, đối với các dạng sản phẩm trên nhằm mục tiêu đa dạng hóa sản phẩm sau muối. Từ đó, có những những giải pháp giúp đa dạng hóa chủng loại sản phẩm làm ra từ muối sản xuất tại Cần Giờ, tạo đầu ra phù hợp cho muối, góp phần bảo tồn và phát triển nghề làm muối truyền thống của Cần Giờ.

Thông tin liên hệ:
Trung tâm Khoa học Công nghệ Dược Sài Gòn (SAPHARCEN)
Địa chỉ: 41 Đinh Tiên Hoàng, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM

Điện thoại: 028 38295641 - Email: sapharcen@ump.edu.vn

Kết quả theo dõi và thống kê trong 12 tháng trên 150 bệnh nhân được can thiệp đặt Vstent - stent mạch vành phủ thuốc Sirolimus sản xuất tại Việt Nam bởi USM Healthcare, cho thấy tính an toàn về y học với 99,3% thành công về thủ thuật và không có tai biến, trong khi tỷ lệ tái hẹp chỉ ở mức 3,5% tương đương nhiều loại stent được sử dụng trên thế giới. 

Cuối tháng 12/2021 vừa qua, Sở KH&CN TP.HCM đã tổ chức hội đồng tư vấn nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ "Đánh giá tính an toàn và hiệu quả của VSTENT (sản xuất tại Việt Nam) trong can thiệp động mạch vành: nghiên cứu đa trung tâm, tiến cứu theo dõi 12 tháng" do Đại học Y Dược TP.HCM là đơn vị chủ trì thực hiện. Chủ nhiệm triển khai nghiên cứu khoa học này là GS.TS.BS Trương Quang Bình và đồng chủ nhiệm là PGS.TS.BS Hồ Thượng Dũng.

vsent

Bác sỹ Trần Hòa, thành viên nhóm nghiên cứu báo cáo kết quả triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ

Đây là một nghiên cứu ứng dụng, mô tả, tiến cứu, đa trung tâm, theo dõi dọc với thời gian theo dõi trong nghiên cứu là 12 tháng, được thực hiện tại 5 cơ sở bệnh viện gồm Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang, và Bệnh viện Bà Rịa.

Đại diện nhóm nghiên cứu cho biết, từ tháng 2/2019, VSTENT - là stent động mạch vành phủ thuốc đầu tiên sản xuất tại Việt Nam - đã được Bộ Y tế cấp giấy phép lưu hành, tuy thành công bước đầu và mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc điều trị nhưng dữ liệu thu thập để đánh giá còn hạn chế (cụ thể là chỉ trên 40 bệnh nhân và thời gian theo dõi 6 tháng tại Bệnh viện Chợ Rẫy). Vì thế, rất cần thêm một nghiên cứu để giúp ngành y tế TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung có thêm đầy đủ dữ liệu mang tính khách quan, từ đó thực hiện các đánh giá tính an toàn và hiệu quả của sản phẩm VSTENT trong can thiệp động mạch vành. 

vsent1

Phân bổ 150 bệnh nhân tại 5 điểm/cơ sở tham gia nghiên cứu

Trên tinh thần đó, nhóm y bác sỹ tại Đại học Y dược TP.HCM đã đặt ra các mục tiêu để đánh giá tính an toàn và hiệu quả của VSTENT; đó là (1) Đánh giá tỷ lệ thành công về mặt thủ thuật và lâm sàng của các bệnh nhân được đặt VSTENT; (2) Đánh giá tỷ lệ mất lòng muộn, tái hẹp trong stent và ở các đoạn gần đó (2 đầu) trên hình ảnh chụp mạch vành bằng máy kỹ thuật số xóa nền (DSA), hình ảnh siêu âm nội mạch - hay còn gọi là siêu âm trong lòng mạch (IVUS), phương pháp chụp cắt lớp quang học (OCT) tại thời điểm 6 tháng sau xuất viện; và (3) Đánh giá các biến cố bất lợi và biến cố bất lợi nghiêm trọng trong nghiên cứu như các biến cố tim mạch chính (MACE); huyết khối trong stent; tỷ lệ tử vong do tim mạch; tỷ lệ nhồi máu cơ tim liên quan thủ thuật; và tỷ lệ tái thông lại tại tổn thương đích đã đặt stent trước đó. 

Được biết, hệ thống stent mạch vành phủ thuốc Sirolimus được sử dụng để điều trị chứng tắc/hẹp động mạch do các mảng xơ vữa, chủ yếu hình thành từ cholesterol bám trên thành mạch, đồng thời làm giảm đáng kể biến chứng tái hẹp bằng cách phóng thích thuốc chống tăng sinh.

Theo đó, 150 bệnh nhân được tuyển chọn tại 5 điểm nghiên cứu đã được yêu cầu nhập viện để thực hiện thủ thuật để tái thông mạch vành qua da với sản phẩm VSTENT, sau đó được theo dõi trong bệnh viện theo thường quy là 1 ngày hoặc cho đến khi tình trạng bệnh ổn định. Bệnh nhân sau khi xuất viện được hẹn đến khám sau mỗi 30 ngày, và đến tháng thứ 12 tính từ thời điểm tham gia nghiên cứu. Sau thời gian nghiên cứu 12 tháng, bệnh nhân sẽ vẫn được theo dõi.

vsent2

Tiến trình thực hiện nghiên cứu lâm sàng thực tế

Báo cáo trước hội đồng tư vấn nghiệm thu, đại diện nhóm nghiên cứu cho biết, qua đánh giá an toàn và hiệu quả của VSTENT với thời gian theo dõi 12 tháng trên 150 bệnh nhân được tuyển chọn ở 5 điểm nghiên cứu, thì các kết quả nghiên cứu trước và sau can thiệp mạch vành qua da đặt stent cho thấy tỷ lệ thành công 100% về thiết bị, 99,3% về thủ thuật và không có tai biến. 

vsent3

Tất cả 150 bệnh nhân tham gia nghiên cứu đều được đặt 1- 2 VSTENT, với kết quả sau can thiệp là 100% thành công về mặt thiết bị và 99,3% thành công về thủ thuật theo đánh giá lâm sàng và qua chụp mạch vành

Trong thời gian theo dõi 12 tháng cho thấy hiệu quả của VSTENT với tỷ lệ tái hẹp trong stent hoặc trong đoạn bao gồm 5 mm bên ngoài hai đầu của stent tại thời điểm đánh giá ở mức rất thấp (tỷ lệ tái hẹp 3,5%) với mức mất lòng muộn trung bình tương ứng trên QCA là 0,08 mm (trong stent) và 0,07 mm (trong đoạn bao gồm 5 mm bên ngoài hai đầu stent). Nghiên cứu cũng ghi nhận mức độ an toàn cao sau 12 tháng theo dõi với tỷ lệ biến cố tim mạch gộp (MACE) là 4,7% (với 7 trường hợp), trong đó 0,7% tử vong liên quan tim mạch và 4,0% tái thông lại tổn thương đích đã đặt stent trước đó, và không có trường hợp nào bị huyết khối trong stent

vsent4

So với một số nghiên cứu lâm sàng tương tự trên thế giới, tỷ lệ biến cố tim mạch gộp (MACE) của VSTENT là tương đối thấp, ở mức dưới 5%

"Thành công về lâm sàng trong 12 tháng theo dõi, có 94,6% bệnh nhân không có biến cố tim mạch chính/tổng hợp (MACE) hay tử vong tim mạch; và hiệu quả của VSTENT  sau can thiệp được thể hiện qua mức độ đau thắt ngực giảm đáng kể từ 100% trước can thiệp còn 17,3% ngay sau khi can thiệp, và không còn tình trạng đau thắt ngực đến thời điểm D360 (12 tháng)", báo cáo nêu rõ cho biết, "100% bệnh nhân đều phục hồi sức khỏe trong thời gian nằm viện với tình trạng ổn định và sau đó xuất viện bình thường".

Vsent5

Phân bố chiều dài và đường kính stent sử dụng trong nghiên cứu

Trong nghiên cứu, nhóm cũng ghi nhận nhiều trường hợp đặc trưng, và có các đề xuất y khoa phù hợp. Đơn cử sau khi can thiệp đặt stent, qua OCT có phát hiện 1 tổn thương (tỷ lệ 3,8%) với tình trạng vỡ mảng xơ vữa ở mức độ nhẹ, và 1 tổn thương (3,8%) bị bóc tách do nong stent tại đầu xa hơi lớn so với lòng mạch, cũng ở mức độ nhẹ. Hai trường hợp này được theo dõi kỹ trong thời gian nằm viện thấy tình trạng sức khỏe được phục hồi và xuất viện bình thường. Ngoài ra, nhờ khả năng chụp ảnh lòng mạch chi tiết nên OCT đánh giá được mức độ stent áp sát thành mạch sau can thiệp một cách rõ ràng, với 92,3% trường hợp stent áp sát hoàn toàn. Qua đó, nhóm nghiên cứu ghi nhận có 2 tổn thương chưa được stent áp sát thành mạch hoàn toàn, được nghiên cứu viên đánh giá là do vôi hóa cứng, tuy nhiên mức độ áp sát vẫn tương đối đảm bảo và thủ thuật đạt mức cận tối ưu.

Nghiên cứu cũng ghi nhận 6 trường hợp tái hẹp in-segment tại thời điểm theo dõi D180 (6 tháng) trên QCA, trong đó 2 trường hợp đã có tổn thương hẹp ở mức độ tương đối đến đáng kể tại các vị trí ngay bên ngoài hai đầu stent tại D0/D1 nhưng chưa được xử lý phù hợp; và 2 trường hợp có tổn thương không đáng kể ở các vị trí ngay bên ngoài hai đầu stent tại D0/D1; và chỉ có 1 trường hợp tái hẹp trong stent (in stent). 

"Tuy nhiên, tỷ lệ các biến cố trên nằm trong giới hạn cho phép và tương đồng với kết quả của các loại stent khác trên thế giới", báo cáo được trình bày trước hội đồng nêu rõ.

Hướng ra thế giới

Nhận định về công trình nghiên cứu này, PGS.TS. BS Phạm Nguyễn Vinh, Chủ tịch Hội đồng tư vấn nghiệm thu nhiệm vụ khoa học, một trong những người của thế hệ đầu tiên tại Việt Nam về chuyên ngành tim mạch học can thiệp, hồ hởi cho biết "mạch vành là một trong những mạch máu quan trọng nhất của cơ thể, vì thế nếu kỹ thuật đặt stent và chất lượng sản phẩm không tốt có thể gây tai biến; và kết quả nghiên cứu đã được chứng minh thông qua đội ngũ y bác sỹ của 5 Bệnh viện, gồm Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang, Bệnh viện Bà Rịa, rằng 150 bệnh nhân đã đạt kết quả thành công trên 99% và được theo dõi trong 12 tháng, tôi nghĩ đó là một niềm hãnh diện cho kỹ thuật của nước nhà và bản thân tôi tin đây rằng chúng ta có thể giới thiệu VSTENT cho các bệnh nhân của Việt Nam, và chúng tôi cũng hy vọng là stent này có thể vươn ra thế giới".

GS.TS. BS Trương Quang Bình, Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, Giám đốc Trung tâm tim mạch Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, Giảng viên cao cấp Đại học Y Dược TP.HCM và cũng là chủ nhiệm nhóm thực hiện đề tài khẳng định, kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ này đã cho thấy VSTENT sản xuất tại Việt Nam bởi một công ty chuyển giao công nghệ sản xuất trang thiết bị y tế, không chỉ an toàn về y học mà còn mang lại nhiều lợi ích về kinh tế do giá thành rẻ hơn đáng kể so với một số sản phẩm stent nhập ngoại. "Tựu trung, VSTENT sản xuất bởi USM Healthcare tại Việt Nam là loại stent an toàn, hiệu quả trong can thiệp động mạch vành qua da", GS. Trương Quang Bình nhận xét.

Đại diện công ty USM Healthcare cho biết, giá VSTENT trung bình ở mức dưới 30 triệu/cái, thấp hơn 30% so với stent nhập ngoại, do đó sản phẩm kỳ vọng sẽ giúp nhiều bệnh nhân trong nước có cơ hội tiếp cận điều trị.

Tại buổi báo cáo nghiệm thu, đại diện các y bác sỹ trực tiếp tham gia công trình nghiên cứu này thuộc Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cũng chủ động kiến nghị ngành y tế có thể sử dụng rộng rãi VSTENT trong thực hành can thiệp các sang thương động mạch vành cho bệnh nhân hội chứng vành cấp và hội chứng vành mạn vì tính an toàn và hiệu quả như được nêu trong kết quả của nghiên cứu này; đồng thời xem xét đặt stent dài hơn để bao phủ trọn vẹn sang thương để có thể hạn chế hiện tượng tái hẹp trong stent.

stent6

 Ông Nguyễn Xuân Dũng - Phó tổng giám đốc USM Healthcare tặng hoa chúc mừng nhóm triển khai nhiệm vụ khoa học công nghệ Đại học Y Dược TP.HCM và các thành viên hội đồng nghiệm thu nhiệm vụ do Sở KH&CN TP.HCM tổ chức

Thông tin liên hệ:

Đại học Y Dược TPHCM

Địa chỉ: 217 Hồng Bàng, P.11, Q. 5, TP.HCM

Điện thoại: 02838558411 - Email: daihocyduoc@ump.edu.vn; binh.tq@umc.edu.vn

Công ty USM Healthcare 

Địa chỉ: Lô I-4b -1.3, Đường N3, Khu Công Nghệ Cao, Phường Long Thạnh Mỹ, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh

Điện thoại: +84 28 730 44 888 | Fax: +84 28 730 43 888

Email: info@usm.com.vn | Website: www.usm.com.vn

Dịch vụ xe công nghệ tại TP.HCM ngày càng phát triển và thu hút nhiều lao động tham gia. Tuy nhiên, loại hình dịch vụ trên nền tảng số này về cơ bản vẫn tồn tại một số bất cập trong quản lý, và người lao động còn phải chịu nhiều rủi ro, vì thế cần có những giải pháp cấp thiết, đồng bộ để quản lý, điều hành. 

Hiện nay, TPHCM có khoảng 200.000 người lao động tham gia thị trường xe công nghệ. Tuy nhiên, loại hình dịch vụ sử dụng nền tảng công nghệ này về cơ bản cũng đã làm nảy sinh khá nhiều vấn đề phức tạp trong công tác quản lý liên quan đến vấn đề tranh chấp trong kinh doanh, giữa mô hình kinh tế truyền thống và mô hình kinh tế chia sẻ. Cụ thể, một số cuộc tụ tập đông người nhằm phản đối cách tính thuế giá trị gia tăng (theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế có hiệu lực từ 05/12/2020) cũng như và tỷ lệ chiết khấu doanh thu tại văn phòng công ty sở hữu phần mềm nền tảng ứng dụng gọi xe từng xảy ra trong giai đoạn 2018-2020 đã "đánh dấu" những cảnh báo đáng quan tâm về tình hình an ninh trật tự trên địa bàn TP.HCM. Bên cạnh đó, các tổ chức chính trị xã hội dành cho người lao động hay thanh niên hiện nay cũng đang khá lúng túng trong việc tập hợp, liên kết người lao động vào mô hình tổ chức của mình nhằm chăm lo, hỗ trợ đời sống, góp phần đảm bảo ninh trật tự trên địa bàn.

xcn

Vấn đề này đang đặt ra nhiều thách thức cho các cơ quan quản lý xã hội, đồng thời cũng là khoảng trống trong các nghiên cứu về kinh tế - xã hội. Trước thực tế đó, Ban Dân vận Thành ủy TP.HCM đã chủ trì triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ “Đánh giá thực trạng công tác quản lý và các phương thức tập hợp người lao động tham gia cung ứng dịch vụ xe sử dụng nền tảng ứng dụng công nghệ trên địa bàn TP.HCM”, và được hội đồng tư vấn nghiệm thu Sở KH&CN TP.HCM tổ chức hồi tháng 12/2021 đánh giá là đã cung cấp những số liệu, nhận định và đề xuất hết sức khách quan, sát với thực tiễn của loại hình dịch vụ này.

Có thể khẳng định rằng, đề tài đã được nghiêm túc thực hiện nhằm tìm ra các giải pháp hữu hiệu trong việc quản lý hoạt động dịch vụ xe công nghệ và các phương thức tập hợp người lao động vào các tổ chức xã hội, để đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn TP. HCM.

 Xe công nghệ: Thách thức cho nhà quản lý

Có thể khẳng định rằng, dịch vụ xe công nghệ tại TP.HCM được xem là lĩnh vực hấp dẫn với sự ra mắt của hàng loạt các doanh nghiệp trong khoảng hơn 5 năm trở lại đây, đặc biệt sau khi Uber bán lại cổ phần cho Grab và rút khỏi Việt Nam vào năm 2018. Tính đến nay đã có hơn 10 doanh nghiệp đang vận hành mô hình kinh doanh xe công nghệ. Thị trường xe công nghệ đang diễn ra sôi nổi với sự tham gia của đa dạng loại hình doanh nghiệp, từ các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài (Grab, Gojek,…) cho đến các doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp vốn đầu tư trong nước (Be, Vato,...). Sự hiện diện của nhiều dịch vụ vận chuyển dựa trên nền tảng công nghệ từ năm 2014 đến nay tạo nên một bức tranh kinh tế chia sẻ nhiều màu sắc ở TP.HCM. Dịch vụ này đã mang đến cho khách hàng thêm nhiều sự lựa chọn trong di chuyển. Mặt khác, cũng gia tăng tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận chuyển trên nền tảng công nghệ, đồng thời thúc đẩy cạnh tranh với mô hình kinh doanh vận tải truyền thống.

xcn1

Nhận định những nguy cơ của hoạt động xe công nghệ

Theo nhận định của Sở Tư Pháp TP.HCM, một thách thức mà các cơ quan Nhà nước đang phải đối mặt là việc không giới hạn số lượng tài xế tham gia vào sử dụng ứng dụng công nghệ cung cấp dịch vụ vận tải như hiện nay dẫn đến tình trạng gia tăng sử dụng phương tiện cá nhân, gây nên sự mất cân bằng quy luật cung cầu, gián tiếp cạnh tranh với phương tiện vận tải công cộng như xe buýt vì tính tiện lợi, nhanh chóng vốn có của nó, song song đó tạo ra sự bất bình đẳng trong giao kết giữa chủ sở hữu nền tảng ứng dụng và các tài xế tham gia chạy dịch vụ với tư cách là đối tác như các hợp đồng giao kết hiện hành. 

Ngoài ra, các vấn đề an ninh xã hội nảy sinh từ khi các mô hình hoạt động dịch vụ xe công nghệ xuất hiện tại Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng. Loại hình lao động này gây sức ép lên hệ thống pháp luật nước ta bởi vì các khuôn khổ pháp lý hiện nay dường như không có thay đổi linh hoạt để quản lý những thách thức nảy sinh từ các mô hình hoạt động xe công nghệ.

Lao động yếu thế và nhiều rủi ro

ThS. Trương Quốc Lâm, chủ nhiệm nhiệm vụ khoa học công nghệ, cho biết: sau khi khảo sát nhóm người lao động (tham gia dịch vụ xe công nghệ phân theo hai loại phương tiện tham gia chính gồm xe bốn bánh và xe hai bánh) cho thấy, thành phần tham gia vào hoạt động dịch vụ chạy xe công nghệ khá đa dạng và đang có chiều hướng biến thành một nghề chính thức với mong muốn gắn bó lâu dài với công việc này. Người lao động có thể tự do lựa chọn thời gian làm việc mà không chịu sự quản lý hoặc kiểm soát của doanh nghiệp. 

Đa số tài xế cho rằng công việc lái xe công nghệ của họ là “nghề nghiệp chính thức, ổn định” hoặc “công việc làm thêm để có thu nhập” (90%), chỉ có một số ít tài xế chưa có việc làm mới xem đây là một “công việc tạm thời trước khi tìm việc mới” (10%).

xcn2

Khó khăn của tài xế khi tham gia xe công nghệ

Tuy nhiên, việc định danh mối quan hệ giữa người lao động và doanh nghiệp chưa rõ ràng, việc gọi tên mối quan hệ “đối tác” nhưng quyền lợi và trách nhiệm không cân bằng, dẫn đến nhiều thiệt thòi cho người lao động. Người lao động là tài xế luôn ở thế yếu, phải chịu sự quản lý một chiều từ phía đơn vị vận hành ứng dụng công nghệ (app) như những người lệ thuộc. Bên cạnh đó, tình trạng, mức sống lực lượng lao động hoạt động trong lĩnh vực chạy xe công nghệ khá bấp bênh. Công việc mưu sinh của họ nảy sinh các hệ luỵ khác đối với người lao động như thời gian làm việc quá mức, không có chế độ an sinh xã hội (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, …) và tình trạng nợ tài chính cá nhân tăng cao.

XCN3

Đánh giá mức thu nhập của tài xế so với công việc trước đây theo từng nhóm nghề

"Khó khăn lớn nhất của họ là không có phúc lợi xã hội và các chế độ đãi ngộ như những người lao động làm công hưởng lương. Các chế độ an sinh xã hội căn bản thực sự rất cần thiết đối với bất kể một ngành nghề nào, đặc biệt là đối với nhóm người lao động chạy xe công nghệ chuyên nghiệp", báo cáo của Ban Dân vận Thành ủy TP.HCM nêu rõ, "Để tham gia vào công việc chạy xe công nghệ, người lao động đã phải sử dụng các nguồn vốn kinh tế để đầu tư trang bị phương tiện và phần lớn thời gian để chạy xe kiếm tiền". 

Ngoài ra, khi chạy xe công nghệ, người tài xế gặp 5 vấn đề rủi ro chính. Rủi ro lớn nhất là họ luôn phải đối mặt thường ngày là rủi ro về sức khỏe, thân thể và tính mạng. Ngoài ra, họ còn bị mức chiết khấu quá cao so với sức lao động của họ và họ không có các khoản trợ cấp, phụ cấp cần thiết ; tài xế không được đàm phán về các điều khoản trong hợp đồng hay không được bảo vệ quyền lợi trước khách hàng . 

xcn4

Các loại bảo hiểm của người lao động trong lĩnh vực xe công nghệ

Giải pháp ứng dụng thực tiễn mang tính chất cấp thiết

Qua khảo sát, nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất, kiến nghị Chính phủ cần sớm đưa ra các nhiệm vụ hoạch định chính sách đảm bảo an sinh xã hội cho những người lao động tự do. Trong đó, các chính sách ban hành thời gian tới cần tính toán các giải pháp kỹ thuật nhằm đảm bảo mức sống của người lao động luôn ở ngưỡng đảm bảo sinh tồn với 3 chỉ báo quan trọng. Đó là, (1) Đảm bảo sự bình ổn mức thu nhập trong ngưỡng sinh tồn; (2) Trong lĩnh vực xe công nghệ, cơ quan quản lý nhà nước phải giám sát việc các doanh nghiệp thu phí, cước phải dựa vào mức sống cơ bản của người lao động. Tránh để tình trạng để doanh nghiệp độc quyền ban hành giá cước có lợi cho doanh nghiệp; (3) Quản lý, giám sát việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người lao động.

xcn5

Mức độ gắn bó với công việc chạy xe công nghệ theo trình độ

Từ kết quả nghiên cứu nói trên, đại diện Ban Dân vận Thành ủy TP.HCM cũng đã có báo cáo tham vấn chính sách gửi lãnh đạo Thành ủy TP.HCM. Theo đó, đối với giải pháp trước mắt, nhóm tác giả đề xuất Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM chỉ đạo Ban cán sự đảng UBND TP.HCM chỉ đạo UBND Thành phố giao  Sở LĐ-TB&XH sớm xây dựng Bộ tiêu chuẩn đánh giá trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và công bố thường niên. Sở GT-VT nghiên cứu, tham mưu giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động dịch vụ vận tải hành khách ở đô thị. Sở TT&TT nghiên cứu căn cứ pháp lý để quản lý và phương thức chế tài các ứng dụng trong trường hợp vi phạm pháp luật trên địa bàn TP.HCM, nhất là các trường hợp tác động hay đe dọa tác động đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. 

Ngoài ra, LĐLĐ TP.HCM cần tăng cường chỉ đạo thành lập các nghiệp đoàn xe công nghệ và đánh giá hiệu quả nghiệp đoàn của người lao động trên địa bàn TP.HCM; khuyến kích thành lập các tổ chức phi lợi nhuận (NPOs) theo các dạng thức Doanh nghiệp xã hội hay Quỹ phúc lợi xã hội tập hợp người lao động tự do; hay hành lập Trung tâm Thông tin và hỗ trợ người lao động tự do;… 

Bên cạnh đó, theo đề xuất của nhóm nghiên cứu, các tổ chức chính trị - xã hội của TP.HCM cũng có thể tham gia hình thành Mạng lưới các tổ chức hỗ trợ phúc lợi cho người lao động  (có thể tích hợp với  ứng dụng hỗ trợ người lao động (app)  thông của  Trung tâm thông tin và hỗ trợ người lao động). Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp cũng cần chủ động tăng cường phát huy các mô hình đội nhóm tự lập, tự quản trong lực lượng lao động khá phong phú; song song đó cần sớm có chiến lược tập các nhóm xã hội này theo quan điểm hiệp lực thay vì tiếp cận theo hướng cạnh tranh tập hợp từng cá nhân đơn lẻ như hiện nay.  

Còn một tỷ lệ khá lớn người lao động trong lĩnh vực xe công nghệ chưa tham gia vào các nghiệp đoàn. Các nghiệp đoàn nên có chính sách thu hút và tăng cường công tác vận động những đối tượng này tham gia vào nghiệp đoàn. Phương thức tập hợp người lao động vào nghiệp đoàn là một cách thức mà các nhà quản lý có thể cân nhắc để tập hợp người lao động trong lĩnh vực xe công nghệ ở TP.HCM trong thời gian sắp tới nhằm thuận lợi cho công tác quản lý và đảm bảo quyền lợi cho tài xế xe công nghệ.

(*): số liệu được khảo sát trong năm 2020.


Bản quyền © 2018 Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
Thiết kế và phát triển bởi HCMGIS
Tổng số truy cập: 11537353