SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về Sở hữu Trí tuệ “Đổi mới Sáng tạo vì một tương lai xanh” do Sở KH và CN TP.HCM phối hợp với Thành Đoàn TP.HCM tổ chức với nhiều giải thưởng hấp dẫn.

 

Từ năm 2000, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đã chọn ngày 26/4 hằng năm là ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (IP Day) nhằm tri ân, tôn vinh các nhà sáng tạo, đồng thời truyền thông nâng cao nhận thức về vai trò của sở hữu trí tuệ trong cuộc sống hằng ngày.

Với chủ đề “Đổi mới sáng tạo vì một tương lai xanh”, ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm nay muốn truyền đi thông điệp: Những lựa chọn chúng ta đưa ra hôm nay sẽ định hình tương lai của chúng ta mai sau. Trái Đất là nhà của chúng ta. Chúng ta cần quan tâm đến Trái Đất.

shtt1

Ảnh minh họa

Theo WIPO, con người có trí tuệ, có sự khéo léo và khả năng sáng tạo tập thể để đưa ra những cách thức mới, hiệu quả hơn nhằm định hình một tương lai xanh. Cái đích cuối cùng sẽ là quay lại phục vụ con người, nâng cao giá trị nhân văn, giá trị con người...

Chọn chủ đề “Đổi mới sáng tạo vì một tương lai xanh”, WIPO cũng muốn tôn vinh các nhà sáng chế, các nhà khoa học đã phát minh những thành tựu tiên tiến cho nhân loại và truyền cảm hứng trên khắp thế giới. Đó là những người đã nghiên cứu, sáng tạo ra những công nghệ mới không sử dụng nhiên liệu hóa thạch, các hệ thống kiểm soát các nguồn tài nguyên thiên nhiên, phát triển năng lượng tái tạo, tạo ra giống cây có năng suất chất lượng và thích ứng với biến đổi khí hậu, vật liệu thân thiện với môi sinh... giúp “xanh hóa” cuộc sống...

Nhân dịp này, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM phối hợp với Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ - Thành Đoàn TP.HCM tổ chức cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về Sở hữu Trí tuệ “Đổi mới Sáng tạo vì một tương lai xanh”. 

2642020

Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới có chủ đề “Đổi mới sáng tạo vì một tương lai xanh”. Hãy quét mã QR trong ảnh để đăng ký tham gia.Tất cả các cá nhân, tổ chức đều có thể tham gia dự thi, ngoại trừ các tổ chức, cá nhân có hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

Người tham gia đăng ký tài khoản, đăng nhập bài làm theo hướng dẫn. Mỗi người tham gia chỉ được đăng ký 1 tài khoản và tham gia thi 1 lần duy nhất. Mỗi người tham gia dự thi trả lời 20 câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến Sở hữu trí tuệ. Thời gian trả lời là 20 câu hỏi là 10 phút, mỗi câu trả lời đúng được 5 điểm.

3 giải tập thể mỗi giải trị giá 2 triệu đồng sẽ giành cho 3 đơn vị có số lượng người dự thi nhiều nhất. 3 giải cá nhân trị giá từ 1 triệu đến 2 triệu đồng dành cho 3 cá nhân có điểm thi cao nhất trong thời gian làm bài ngắn nhất.

Bạn đọc quan tâm, xin đăng kí tham dự cuộc thi tại địa chỉ http://doimoisangtao.khoahoctre.com.vn/ và làm theo hướng dẫn. Thời gian dự thi: từ 8 giờ ngày 22 tháng 04 đến 24 giờ ngày 01 tháng 05 năm 2020.

 

Các doanh nghiệp, đơn vị có mô hình ứng dụng KH&CN, đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp và sẵn sàng chuyển giao sẽ được nhận kinh phí phối hợp từ ngân sách tối đa lên tới 30%.

 

Trong những năm gần đây, Sở KH&CN TP.HCM luôn ưu tiên hỗ trợ chuyển giao mô hình ứng dụng tiến bộ KH&CN, đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp trên địa bàn thành phố. Nhiều mô hình, ứng dụng hay đã đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho người nông dân.

Trong năm 2019, Sở KH&CN TP.HCM đã thực hiện chuyển giao 30 lượt công nghệ mới, tiên tiến về trồng trọt. Một số công nghệ tiêu biểu đã được chuyển giao trong năm 2019 như:  Xây dựng mô hình nuôi trồng nấm nhộng trùng thảo (Cordycep militaris) tại huyện Củ Chi, chuyển giao công nghệ trồng dưa lưới, rau ăn lá trong nhà màng bằng hệ thống tưới nhỏ giọt... Các mô hình này đã góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân cũng như đáp đáp ứng được nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp an toàn của người dân thành phố.

htnn1

Mô hình nhà màng sử dụng công sấy bằng năng lượng mặt trời nhập khẩu từ Đức của chị Lê Hà Mộng Ngọc (Củ Chi). Dự án của chị được chương trình “chia sẻ” tài chính của Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM hỗ trợ.

Để tiếp tục đưa các tiến bộ KH&CN, đổi mới sáng tạo như vậy đến rộng rãi hơn nữa với cộng đồng, Sở KH&CN TP.HCM triển khai chương trình hỗ trợ chuyển giao mô hình ứng dụng tiến bộ KH&CN, đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp tại TP.HCM năm 2020.

Với chương trình hỗ trợ này, Sở KH&CN TP.HCM mong muốn các hộ nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn thành phố được chuyển giao, ứng dụng hiệu quả những mô hình đổi mới sáng tạo, tiến bộ KH&CN mới.

Nhờ đó, người nông dân và các đơn vị, doanh nghiệp có thể tái cơ cấu sản xuất, phát triền sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng suất, chất lượng nhằm tạo thêm việc làm, tăng thu nhập. Đồng thời, những dự án này cũng góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới.

htnn2

Một mô hình trồng rau công nghệ cao ở TP.HCM

Đối tượng tham gia chương trình là các trường, viện, doanh nghiệp, tổ chức KH&CN, đơn vị sự nghiệp có mô hình ứng dụng KH&CN, đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp có hiệu quả và sẵn sàng chuyển giao. Các đơn vị có đủ chức năng, năng lực triển khai dự án sẽ được nhận kinh phí phối hợp từ nguồn ngân sách thành phố. Phần kinh phí này tối đa lên tới 30% tổng kinh phí thực hiện nhưng không vượt quá 300 triệu đống.

Các tổ chức, cá nhân tiếp nhận dự án cũng phải có vốn đối ứng ít nhất bằng 70% tổng kinh phí thực hiện.

Hồ sơ nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Sở Khoa học và Công nghệ, 244 Điện Biên Phủ, Phường 7, Quận 3, TP.HCM. Thời gian tiếp nhận hồ sơ: liên tục trong năm kể từ ngày ra thông báo.

Các cá nhân, đơn vị mong muốn tham gia chương trình vui lòng xem thông báo tại đây. 

 

Căn cứ Công văn số 1204/UBND-TH ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Ủy ban nhân dân thành phố về thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Thông báo số 219/TB-VP ngày 31 tháng 3 năm 2020 của Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố về kết luận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Nguyễn Thành Phong tại cuộc họp trực tuyến Ban Chỉ đạo thành phố về phòng, chống dịch Covid-19 (Thông báo số 9),

Sở Khoa học và Công nghệ thông báo đến các cá nhân, tổ chức về việc tiếp nhận, giải quyết các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở, cụ thể:

- Tạm thời không tiếp nhận hồ sơ trực tiếp đối với những thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở cho đến khi có thông báo mới.

- Cá nhân, tổ chức thực hiện việc nộp hồ sơ qua Hệ thống dịch vụ công trực tuyến tại địa chỉ https://dvc-dost.hochiminhcity.gov.vn.

- Các bước nộp hồ sơ trên Hệ thống dịch vụ công trực tuyến:

+ Bước 1: Chuẩn bị đủ các thành phần hồ sơ theo quy định của từng thủ tục và scan thành file .pdf, .jpg, có thể nén file theo định dạng .rar, .zip.

+ Bước 2: Truy cập Hệ thống Dịch vụ công trực tuyến của Sở tại địa chỉ https://dvc-dost.hochiminhcity.gov.vn và đăng ký tài khoản người dùng.

+ Bước 3: Thực hiện các bước nộp hồ sơ trên Hệ thống.

+ Bước 4: Theo dõi quá trình xử lý hồ sơ thông qua chức năng Quản lý hồ sơ trên Hệ thống.

Trong quá trình sử dụng dịch vụ, nếu có khó khăn hoặc phát sinh lỗi, vui lòng liên hệ bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả (ĐT: 028.39322047 hoặc 0903666101 - chị Thu Hiền, email: bthien.skhcn@tphcm.gov.vn) để được hướng dẫn và hỗ trợ.

Sở Khoa học và Công nghệ thông báo đến các cá nhân, tổ chức biết và thực hiện

Căn cứ công văn 1047/UBND-KSTTHC ngày 23 tháng 3 năm 2020 của Ủy ban nhân dân thành phố về tăng cường sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 và dịch vụ bưu chính công ích nhằm hạn chế tối đa việc tập trung đông người, góp phần phòng, chống dịch bệnh Covid-19,

Nhằm tăng cường các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (Covid-19) gây ra, hạn chế việc cá nhân, tổ chức tiếp xúc, tập trung đông người tại trụ sở các cơ quan để yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính, Sở Khoa học và Công nghệ đề nghị người dân, tổ chức tăng cường sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 và bưu chính công ích.

Địa chỉ Hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Sở Khoa học và Công nghệ: https://dvc-dost.hochiminhcity.gov.vn.

Thông tin liên lạc để hướng dẫn, trao đổi các thủ tục hành chính:

+ Số điện thoại Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và Trả kết quả: 028. 3932 2047

+ Email: motcua.skhcn@tphcm.gov.vn

Người dân, tổ chức đăng ký dịch vụ công trực tuyến và sử dụng dịch vụ nhận gửi hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính của Bưu điện được ưu đãi giảm 20% giá cước dịch vụ. Thông tin giá cước chi tiết tại công văn 677/BĐHCM-KD ngày 12 tháng 02 năm 2019 của Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh

Sáng nay, hàng chục cán bộ công nhân viên Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM tình nguyện hiến máu nhân đạo trong chương trình Giọt máu nghĩa tình lần 3.

 

Thời gian gần đây, ngân hàng máu TP.HCM thiếu máu phục vụ cấp cứu và điều trị. Trong diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhiều cơ quan, đơn vị, trường học hủy ngày hội hiến máu nên lượng máu dự trữ sụt giảm nghiêm trọng.

Hưởng ứng lời kêu gọi, sáng sớm 25/3, hàng chục cán bộ, công nhân viên, đoàn viên Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM đã tình nguyện đi hiến máu nhân đạo trong chương trình Giọt máu nghĩa tình lần 3.

hm1

Ở cổng cơ quan, mọi người đều được kiểm tra thân nhiệt lần 1 và sử dụng dung dịch vệ sinh sát khuẩn tay.

hm2

Trước khi tham gia hiến máu, cán bộ, công nhân viên, đoàn viên đều được trang bị khẩu trang, rửa tay bằng cồn sát khuẩn và đo thân nhiệt thêm một lần nữa.

hm3

Quy trình hiến máu được thực hiện nghiêm ngặt trong tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến căng thẳng. Trong đợt tình nguyện hiến máu nhân đạo lần này, đã có gần 50 người đăng kí tham gia hiến máu với các mức 250 ml, 350 ml, 450 ml. Tổng số đơn vị máu thu về là 64 đơn vị.

hm4

Trước đó, Đại diện Bệnh viên Truyền máu Huyết học TP.HCM, cho biết công tác vận động, thu thập máu của Trung tâm Hiến máu Nhân đạo TP.HCM và Bệnh viện Truyền máu Huyết học đang bị ảnh hưởng lớn trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Lượng máu dự trữ tại ngân hàng máu của bệnh viện sẽ giảm sút trầm trọng trong khoảng một tuần tới. Lượng máu và chế phẩm máu không đủ cung cấp để cấp cứu, điều trị cho người bệnh.

hm5

Để kịp thời đáp ứng nhu cầu máu cho cấp cứu và điều trị, Sở KH&CN đã tổ chức vận động đoàn viên, thanh niên, người lao động tham gia hiến máu song song với tăng cường các biện pháp phòng chống dịch.

hm6

Anh Đỗ Thanh Tú thuộc Trung tâm Thông tin và Thống kê KHCN (CESTI) cho biết đây là lần thứ 20 anh tham gia hiến máu, trung bình mỗi năm 2 lần. " Hi vọng số máu mình hiến có thể giúp đỡ được nhiều người", anh Tú chia sẻ.

Thạch An - khampha.vn

I-Star 2020 hứa hẹn sẽ chứng kiến sự bùng nổ của nhiều dự án độc đáo, có tiềm năng phát triển, có sức ảnh hưởng to lớn đến cộng đồng và hướng tới xây dựng TP.HCM thành đô thị thông minh, hiện đại.

gt1

gt2

gt3

gt4

gt5

gt6

gt7

gt8

Tải biểu mẫu đăng ký tại: www.doimoisangtao.vn/giaithuong2020.

Quang Niên - khampha.vn

Với mục đích đẩy mạnh năng lực khởi nghiệp ở các địa phương và liên kết cộng đồng khởi nghiệp ở các tỉnh, thành, SIHUB đã có những chia sẻ từ thực tế phát triển khởi nghiệp ở TP.HCM trong 10 năm qua.

 

Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp khoa học và công nghệ vừa phối hợp cùng SIHUB tổ chức “Hội thảo Hình thành và liên kết các trung tâm khởi nghiệp sáng tạo theo tổ hợp dịch vụ tập trung”. Hội thảo với mục đích nâng cao chất lượng hỗ trợ và tăng cường liên kết hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia.

si1

“Hội thảo Hình thành và liên kết các trung tâm khởi nghiệp sáng tạo theo tổ hợp dịch vụ tập trung” được tổ chức tại Saigon Innovation Hub.

Tại Hội thảo, Văn phòng Đề án 844 đã đánh giá một số kết quả đạt được trong xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam và định hướng triển khai, bổ sung Đề án 844 giai đoạn 2020 - 2025. Bên cạnh đó, Ban Tổ chức Hội thảo cũng đã cung cấp cho đại biểu một số mô hình trung tâm khởi nghiệp sáng tạo theo hướng mô hình tổ hợp dịch vụ tập trung và đề xuất áp dụng tại Việt Nam trong việc hình thành Trung tâm Khởi nghiệp sáng tạo Quốc gia. 

Ngoài ra, định hướng phát triển Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo TP.HCM (SIHUB) và đề xuất về hình thành mạng lưới trung tâm cấp vùng cũng được nói đến. 

Chia sẻ tại Hội thảo, ông Huỳnh Kim Tước, CEO SIHUB, cho rằng, các hoạt động khởi nghiệp sáng tạo ở các địa phương hiện nay là khá giống nhau và các tổ chức hỗ trợ lại đầu tư nguồn lực cho các hoạt động tượng tự nhau, dẫn đến việc lãng phí nguồn lực. Chính vì thế việc hình thành và liên kết các trung tâm khởi nghiệp sáng tạo là điều cần thiết.

Tính đến nay, SIHUB đã hỗ trợ cho 40 tỉnh, thành khắp cả nước về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, theo CEO SIHUB, các địa phương cần đẩy mạnh phát triển đồng thời giữa hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp để gia tăng năng suất.

si2

Ông Huỳnh Kim Tước, CEO SIHUB, chia sẻ tại buổi hội thảo. 

“Khi địa phương bắt đầu đẩy mạnh khởi nghiệp, thì cần xác định đây là một nền kinh tế sáng tạo. Đã là nền kinh tế thì cần phải có sự quản trị, mà người quản trị nền kinh tế sáng tạo chính là các Sở KH&CN tại địa phương. Nền kinh tế sáng tạo tạo ra hạ tầng sáng tạo, sản phẩm sáng tạo và chúng chính là hệ sinh thái sáng tạo”, ông chia sẻ.

si3

Đại diện SIHUB, Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo quốc gia (NSSC) và các đối tác khu vực phía Nam bắt tay khi ký kết thỏa thuận hợp tác.

Nói thêm về việc ứng dụng Đề án 844 tại địa phương, ông Tước cho biết các địa phương cần có một người biên soạn chính sách, cần xác định rõ và đưa ra mục tiêu cho từng giai đoạn để phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp theo đúng tình hình thực tế ở mỗi khu vực. 

Lấy thực tế từ TP.HCM, trong 10 năm đẩy mạnh khởi nghiệp, ông cho biết thành phố có một điểm thiếu hụt khá lớn đó chính là chưa có giáo dục về khởi nghiệp ở cấp phổ thông và đại học, khiến học sinh - sinh viên khi muốn khởi nghiệp sẽ rơi vào trạng thái “chơi vơi”. 

Ngoài ra, thành phố cũng chưa thương mại hóa được nhiều các sản phẩm nghiên cứu phát triển, chưa đẩy mạnh đổi mới sáng tạo trong khối doanh nghiệp, thị trường tài chính và năng lực quản lý chưa cao. Từ thực tế này, thành phố đã “đo đạc” các thiếu sót và chỉnh sửa, đưa ra chính sách mới để khắc phục qua từng giai đoạn.

si4

Ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo quốc gia (NSSC) và các đối tác khu vực phía Nam.

Ông Tước cũng giới thiệu hệ sinh thái online Innotek (http://innotek.tech/) giúp liên kết các cộng đồng khởi nghiệp tại mỗi địa phương, nhằm nâng cao hiệu quả khởi nghiệp ở các vùng. Innotek do SIHUB phát triển, với nhiều tính năng như tìm kiếm chuyên gia, đào tạo online, tư vấn luật, phòng thí nghiệm, thư viện sách, siêu thị thiết bị,... giúp hỗ trợ tối đa và kết nối các cộng đồng khởi nghiệp địa phương. 

Tại buổi hội thảo cũng đã diễn ra lễ Ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo quốc gia (NSSC) và các đối tác khu vực phía Nam. 

Buổi hội thảo là không gian cần thiết để các bên lắng nghe, thảo luận về những hướng đi giúp nâng tầm hệ sinh thái trung ương và địa phương, từ đó xây dựng những chính sách và kế hoạch phù hợp để phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo tại Việt Nam.

 

Ngày 10 tháng 12 năm 2019, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số 18/2019/TT-BKHCN quy định về đánh giá hoạt động và chất lượng dịch vụ của tổ chức sự nghiệp công lập trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (Thông tư số 18/2019/TT-BKHCN) thay thế Thông tư số 38/2014/TT-BKHCN ngày 16 tháng 12 năm 2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đánh giá tổ chức khoa học và công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ (Sở KH&CN) có ý kiến như sau:

- Đề nghị các tổ chức, cá nhân có liên quan nghiên cứu, triển khai thực hiện Thông tư số 18/2019/TT-BKHCN.

- Đối với các Sở, ngành: Sở KH&CN thông tin đến các đơn vị để biết.

- Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các Sở ngành, các đơn vị, tổ chức có liên quan kịp thời báo cáo về Sở KH&CN để tổng hợp và có đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế cho phù hợp với tình hình thực tế.

Trên đây là thông tin của Sở KH&CN triển khai đến các Sở, ngành, các tổ chức đánh giá hoạt động và chất lượng dịch vụ, Các tổ chức sự nghiệp công lập trong lĩnh vực khoa học và công nghệ trên địa bàn Thành phố để biết và thực hiện kịp thời

Bộ Y tế đã đưa ra các khuyến cáo cụ thể về những trường hợp cần đeo khẩu trang, loại khẩu trang phù hợp cho từng hoàn cảnh và cách sử dụng khẩu trang đúng, đảm bảo hiệu quả phòng bệnh.

khaut1

khaut2

khaut3

khaut4

khaut5

Bộ Y tế

 

(Thanhuytphcm.vn) - Ban Chỉ đạo TPHCM về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus Corona (nCoV) phát hành Cẩm nang Hỏi đáp về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng virus Corona mới (nCoV) nhằm cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ đến đông đảo người dân TP, phục vụ hiệu quả việc phòng chống dịch bệnh.
Cẩm nang tập trung giải đáp những câu hỏi cơ bản, cung cấp những kiến thức cần thiết nhất về dịch bệnh nCoV cho mọi người, như: “Bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng virus Corona mới là gì?”, “2019-nCoV có nguồn gốc từ đâu?”, “2019-nCoV lây lan như thế nào?”, “2019-nCoV có những triệu chứng gì? Bệnh nguy hiểm ra sao?”, “Cần làm gì để phòng tránh lây nhiễm bệnh?”, “Sử dụng khẩu trang y tế thế nào là đúng cách?”… Cũng như trả lời những thắc mắc cụ thể hơn, như: “Những người về từ Trung Quốc, người tiếp xúc gần với người nghi nhiễm hoặc nhiễm nCoV cần phải làm gì?”, “Nếu phải đến Trung Quốc hoặc vùng có dịch, phải làm gì?”, “Nếu bị sốt, ho, khó thở phải làm gì?”, “Khi nào cần phải đeo khẩu trang?”, “Muốn xét nghiệm nCoV thì xét nghiệm ở đâu?”…
Đặc biệt, Cẩm nang còn làm rõ các công tác phòng, chống dịch bệnh tại TPHCM. Trước nguy cơ bùng phát dịch bệnh nCoV tại TP, cả hệ thống chính trị của TP đã vào cuộc nhằm bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho nhân dân, hạn chế thấp nhất hậu quả do dịch gây ra. TP đã chuẩn bị các phương án để ứng phó với tất cả tình huống dịch bệnh có thể xảy ra. Có thể kể đến các giải pháp: biện pháp phòng bệnh cơ bản là cách ly người bệnh, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và các biện pháp dự phòng không dùng thuốc; giám sát người nhập cảnh, nếu phát hiện có dấu hiệu viêm đường hô hấp cấp và có yếu tố dịch tễ (đến từ Trung Quốc hoặc tiếp xúc với người nhiễm, nghi nhiễm nCoV) sẽ chuyển đến bệnh viện cách ly và làm xét nghiệm; tổ chức cách ly, điều trị bệnh nhân nghi ngờ nhiễm hoặc nhiễm nCoV theo quy định; tổ chức giám sát người tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh; giám sát phát hiện sớm ca bệnh trong cộng đồng để tránh lây lan (có thể cách ly tại nhà); tổ chức sẵn sàng các cơ sở điều trị, cơ sở cách ly kiểm dịch trên toàn TP để vận hành khi cần thiết; đảm bảo cung cấp đầy đủ trang thiết bị phòng chống dịch, cơ số thuốc, lương thực thực phẩm, an sinh xã hội khi cần ban bố tình trạng khẩn cấp…
Người dân có thể liên hệ tìm hiểu, thông báo thông tin đến các địa chỉ: Cổng thông tin điện tử Sở Y tế www.medinet.hochiminhcity.gov.vn, Trung tâm kiểm soát Bệnh tật TPHCM www.hcdc.vn hoặc www.t4ghcm.org.vn. Danh sách số điện thoại đường dây nóng của các trung tâm y tế cũng được cập nhật trong Cẩm nang, sẵn sàng tiếp nhận thông tin, giải đáp thắc mắc cho mọi người.
5 triệu bản in Cẩm nang Hỏi đáp về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng virus Corona mới (nCoV) sẽ được nhanh chóng phát đến các cơ quan, đơn vị, tổ chức, khu dân cư phục vụ công tác tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh đến người dân TP.
 
cn1
cn2
cn3
cn4
cn5
cn6
cn7
cn8
cn9
cn10
cn11
cn12
cn13
cn14
cn15
cn16
cn17
cn18
cn19
cn20
 
Tải cẩm nang Hỏi đáp về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng virus Corona mới (nCoV) tại đây

Bản quyền © 2018 Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
Thiết kế và phát triển bởi HCMGIS
Tổng số truy cập: 11537353