Kiểu dáng công nghiệp là tài sản có giá trị thương mại không nhỏ trong doanh nghiệp. Không chỉ nâng cao giá trị thẩm mỹ của hàng hóa, hấp dẫn thị hiếu của người tiêu dùng, kiểu dáng công nghiệp còn giữ vai trò thúc đẩy sự cạnh tranh của hàng hóa để gia tăng giá trị của sản phẩm. Doanh nghiệp phải bỏ ra chi phí rất lớn để đầu tư, sáng tạo ra các mẫu mã, bao bì mới nhưng sản phẩm vừa đưa ra thị trường, ngay lập tức đã bị sao chép. Chính vì vậy, cần bảo đảm rằng, một kiểu dáng công nghiệp khi đưa ra thị trường phải có đủ điều kiện và cơ sở pháp lý để được bảo hộ một cách hữu hiệu, chống lại sự sao chép và tránh được các rủi ro xung đột với doanh nghiệp khác.
Nhằm giúp Doanh nghiệp có thể đăng ký kiểu dáng công nghiệp một cách nhanh chóng và hiệu quả, Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản cuốn Sổ tay Hướng dẫn đăng ký kiểu dáng công nghiệp để hỗ trợ Doanh nghiệp tìm hiểu nhanh nhất các thủ tục đăng ký, quy trình thẩm định đơn và những lưu ý quan trọng để nâng cao khả năng được cấp Bằng độc quyền.
Trong quá trình lập hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp, nếu gặp khó khăn vướng mắc các doanh nghiệp có thể liên hệ trực tiếp với Phòng Sở hữu trí tuệ thuộc Sở Khoa học và Công nghệ để được giải đáp và hướng dẫn chi tiết
Hội thảo được tổ chức nhằm tạo môi trường giao lưu, chia sẻ giữa các nhà khoa học trong các lĩnh vực liên quan đến công nghệ sinh học trong nước và quốc tế; đồng thời tranh thủ sự hướng dẫn, cố vấn của các nhà nghiên cứu nhiều kinh nghiệm trong và ngoài nước nhằm hướng tới đẩy mạnh và gắn kết hoạt động nghiên cứu khoa học, công bố quốc tế, chuyển giao công nghệ và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Nội dung hội thảo tập trung thảo luận, chia sẻ các kết quả nghiên cứu mới nhất và được chia thành 2 tiểu ban: (1) Công nghệ sinh học: Các nghiên cứu về công nghệ gen; Nghiên cứu chữa bệnh di truyền; Nghiên cứu ứng dụng tin – sinh học; Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào thực vật và động vật trong tạo và nhân nhanh giống cây trồng và vật nuôi có ưu thế về năng suất, chất lượng; Phát triển và ứng dụng công nghệ tế bào gốc trong trị liệu tế bào; Ứng dụng công nghệ enzym – protein đặc biệt là trong lĩnh vực miễn dịch học phân tử phục vụ sản xuất vắc-xin thế hệ mới và chế phẩm chẩn đoán; Công nghệ vi sinh. (2) Chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo: Công nghệ tạo ra giống cây trồng, vật nuôi; Công nghệ sản xuất các chế phẩm bảo vệ cây trồng, vật nuôi; các công nghệ bảo quản và chế biến nông – lâm – thủy sản nhằm đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm xuất khẩu và phục vụ tiêu dùng trong nước; Công nghệ sản xuất vắc-xin thế hệ mới và thuốc điều trị có nguồn gốc protein tái tổ hợp; Công nghiệp sinh học trong nông nghiệp và thuỷ sản; Công nghiệp sinh học trong y dược; Công nghiệp sinh học trong bảo vệ môi trường… - Hội thảo có sự phối hợp tổ chức Trung tâm Phát triển khoa học và công nghệ trẻ và Trường Đại học Mở TP.HCM, giúp tăng cường khả năng hợp tác, liên kết trong hoạt động nghiên cứu khoa học, thông qua đó hình thành cộng đồng các nhà khoa học trẻ và nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học xã hội tại TP.HCM và Việt Nam. - Hội thảo còn có sự tham gia phối hợp của Công ty Cổ phần Quốc tế AOTA, Công ty TNHH MVT Sắc Mộc Tinh (TP.HCM), Công ty TNHH MIDOLI, là công ty ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất thực phẩm, mỹ phẩm tại Việt Nam. |
Hội thảo được tổ chức nhằm tạo diễn đàn để các nhà khoa học, doanh nghiệp Việt Nam và thế giới chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp ứng dụng AI trong lĩnh vực giao thông vận tải, cũng như để kết nối các nhà khoa học của các trường đại học, viện nghiên cứu trong và ngoài nước với các cơ quan, doanh nghiệp.
Hội thảo có khoảng 200 người tham dự, trong đó có 4 báo cáo viên người nước ngoài đến từ Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc, Bulgary (tham gia báo cáo trực tuyến). Hội thảo có sự phối hợp tổ chức giữa Trường với Viện Xây dựng và Phát triển, thuộcĐại học Feng Chia, Đài Loan; Sở Giao thông Vận tải TP.HCM và Viện Công nghệ Châu Á tại Việt Nam.
Hội thảo thảo luận giải pháp chuyển đổi mô hình đào tạo chất lượng cao ở Nhà trường thông minh để tạo bước đột phá trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 và đổi mới giáo dục nghề nghiệp Việt Nam. Hội thảo là diễn đàn giúp các nhà nghiên cứu, các chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp thảo luận về định hướng, các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu Cách mạng công nghiệp 4.0 tại Việt Nam, và là cơ hội kết nối các trường đại học, cao đẳng, doanh nghiệp trong và ngoài nước đến tìm kiếm cơ hội hợp tác xây dựng mô hình giáo dục theo hướng mở và linh hoạt trong trường cao đẳng thông minh tại Việt Nam.
Hội thảo có khoảng 250 đại biểu tham dự, bao gồm đại diện lãnh đạo các trường cao đẳng, trung cấp trong khối thi đua cụm, các nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục, doanh nhân trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và công nghệ giáo dục 4.0.
Nhằm tăng cường hợp tác song phương và đa phương về học thuật, nghiên cứu khoa học và trao đổi kinh nghiệm, kiến thức với đối tác nước ngoài nhằm cập nhật các thành tựu nghiên cứu mới nhất về kỹ thuật, ứng dụng công nghệ xanh và phát triển bền vững trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đặc biệt tập trung vào các công nghệ và phương pháp tính toán thông minh.
Hội thảo được tổ chức với sự hợp tác giữa trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, Hệ thống IEEE, Springer, Trường Đại học Đà Nẵng, Đại học Quốc lập Trung ương Đài Loan, Đại học Công nghệ Quốc gia Đài Bắc, Đài Loan. Hội thảo có khoảng 200 đại biểu trong nước (170) và quốc tế (30) tham dự, là cơ hội để các chuyên gia trao đổi, tương tác thông qua hình thức trực tuyến để đảm bảo an toàn sức khỏe trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19.
Nhằm chia sẻ kinh nghiệm và đề xuất các hướng ưu tiên nghiên cứu, phát triển, giải pháp khoa học công nghệ, chính sách trong lĩnh vực kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam và TP. Hồ Chí Minh; hình thành liên kết nghiên cứu và phát triển, tư vấn ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn giữa Doanh nghiệp - Chính phủ - Các viện/ trường - Cộng đồng địa phương trong hệ sinh thái kinh tế tuần hoàn phù hợp với điều kiện Việt Nam và TP. Hồ Chí Minh.
Hội thảo có khoảng 50 đại biểu tham dự, bao gồm các chuyên gia, nhà khoa học từ các trường đại học, Viện nghiên cứu trên cả nước; nhà quản lý từ Bộ ngành, Sở Khoa học và Công nghệ, đại diện các tỉnh; đại diện các nhà khoa học, các doanh nghiệp có liên quan
Nhằm tạo điều kiện để các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, các nghiên cứu sinh, các doanh nghiệp Ấn Độ, Đài Loan, Indonesia, Hàn Quốc, Thái Lan, Việt Nam, ... gặp gỡ, trao đổi về phát triển nông nghiệp bền vững, đánh giá thực trạng và khả năng hợp tác nông nghiệp giữa Việt Nam và các nước Châu Á, góp phần phục vụ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, thay đổi tích cực và toàn diện bộ mặt nông nghiệp, nông thôn theo hướng bền vững.
Hội thảo có khoảng 100 đại biểu tham dự, bao gồm các chuyên gia, nhà khoa học từ các trường đại học, Viện nghiên cứu trên cả nước; nhà quản lý từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các tỉnh; đại diện các nhà khoa học, các doanh nghiệp tại Ấn Độ, Đài Loan, Indonesia, Hàn Quốc, Thái Lan liên quan đến nông nghiệp, mở ra cơ hội hợp tác của doanh nghiệp trong nước, khai thác các mô hình phát triển nông nghiệp bền vững, khai thác hiệu quả các thế mạnh của từng nước; đồng thời bổ trợ nhau sản xuất xuất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo công bằng xã hội và thân thiện với môi trường sinh thái.
Trao đổi, thảo luận nhằm tìm kiếm các giải pháp xây dựng chính sách thử nghiệm sandbox trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đối với các lĩnh vực có nhu cầu thực tế và phục vụ công tác quản lý.
Khóa đào tạo tập trung vào các nội dung sau: Phương pháp hình thành và phát triển ý tưởng thành sản phẩm trong lĩnh vực AI; Những kiến thức nền tảng khi bắt đầu một startup; Tổng quan về hành trình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; Các giai đoạn phát triển của một startup; Gọi vốn và thuyết trình đầu tư; Các thành phần của một mô hình kinh doanh; Đặc thù nguồn lực cho dự án khởi nghiệp…
Nhằm tạo diễn đàn trao đổi giữa các học giả và chuyên gia về các vấn đề ứng dụng thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 vào phát triển văn hóa, văn minh đô thị ở các nước Đông Nam Á vào thành phố Hồ Chí Minh, trực tiếp phục vụ cho các lĩnh vực quản lý và phát triển đô thị, du lịch, bảo tồn di sản, đào tạo nhân lực thích ứng công nghiệp 4.0 tại thành phố.
Hội thảo được tổ chức với mục đích đem lại các giải pháp thiết thực nhằm triển khai có hiệu quả chủ đề năm 2020 của UBND TP. Hồ Chí Minh “Năm đẩy mạnh hoạt động văn hóa và xây dựng nếp sống văn minh đô thị”, thực hiện tốt các Chỉ thị của Thành ủy về phát triển thành phố (Chị thị 11, Chỉ thị 19 và Chỉ thị 23)