SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Khu đô thị Trường Thọ dự kiến sẽ được tích hợp công nghệ tiên tiến vào cuộc sống hàng ngày, có hệ thống hạ tầng bền vững thích nghi với biến đổi khí hậu, ứng dụng công nghệ xây dựng và vật liệu sinh thái.

Ngày 14/7/2022, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM tổ chức tọa đàm “Xây dựng các chính sách phát triển và thu hút hoạt động các ngành kinh tế tại Khu đô thị Trường Thọ”.

Ông Lê Thanh Minh (Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM) cho biết, ngoài những chính sách hỗ trợ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ hiện hữu, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM tham vấn ý kiến chuyên gia, nhà khoa học những chính sách hợp tác R&D, chuyển giao và ứng dụng công nghệ, ưu đãi về nhân lực và tài chính… cho Khu đô thị Trường Thọ.

220717hk1.jpg

Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM Lê Thanh Minh phát biểu tại tọa đàm

Theo định hướng phát triển, Khu đô thị Trường Thọ sẽ là một khu đô thị sáng tạo và có tính tương tác cao, phát triển kinh tế số và công nghiệp tài chính nhằm thúc đẩy ứng dụng chia sẻ kết nối công nghệ và kết quả nghiên cứu. Khu đô thị này dự kiến sẽ được tích hợp công nghệ tiên tiến vào cuộc sống hàng ngày, có hệ thống hạ tầng bền vững thích nghi với biến đổi khí hậu, ứng dụng công nghệ xây dựng và vật liệu sinh thái.

PGS. TS. Huỳnh Thanh Công (Phó trưởng Ban Khoa học và Công nghệ ĐHQG TP.HCM) đặt vấn đề Khu đô thị Trường Thọ sẽ được quy hoạch tổng thể và xây dựng hạ tầng cơ sở để phục vụ các điều kiện sinh hoạt của nhà đầu tư, nhà khoa học đến sinh sống và làm việc như thế nào. Một vấn đề nữa là Khu đô thị Trường Thọ có được hỗ trợ để hấp thụ - triển khai công nghệ (cả trong và ngoài nước) hay không.

Bài học kinh nghiệm từ việc xây dựng và phát triển Khu Công nghệ cao (Tp. Thủ Đức) cho thấy, việc thiếu các tiêu chuẩn, quy chuẩn công nghệ mới (như về điện, nước… phục vụ mở rộng sản xuất) khiến công tác quy hoạch và nghiệm thu công trình xây dựng đang bị ách tắc, rất bất cập. Đây là vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp có vốn đầu tư lớn, vốn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, các công trình kiến trúc được định hướng xã hội hóa sẽ không tiến hành quy hoạch chi tiết để tránh xung đột, không phù hợp với dự án của nhà đầu tư. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng phải phù hợp thực tế, hỗ trợ cho số hóa dữ liệu và chuyển đổi số.

Tại tọa đàm, các chuyên gia đề nghị Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM và các Sở ngành ứng dụng mô hình living lab – “phòng thí nghiệm đô thị”. Mô hình này sẽ giúp triển khai nghiên cứu và ứng dụng công nghệ, như là phép thử sai, để tìm lời đáp cho hoạt động quản lý nhà nước về công nghệ, do xã hội hiện nay chưa theo kịp tốc độ phát triển của công nghệ.

220717hk2.jpg

Bà Phan Thị Quý Trúc (Phó Trưởng phòng Quản lý công nghệ và thị trường công nghệ) giới thiệu về Khu đô thị Trường Thọ.

Theo TS. Nguyễn Kiều Lan Phương (Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tuần hoàn), việc triển khai mô hình living lab có nhiều bước như thể chế, tài chính, môi trường… Từ việc chọn giải quyết những vấn đề phát sinh trong cuộc sống (như ngập lụt, kẹt xe, rác thải…), nhà quản lý sẽ xem xét những giải pháp công nghệ để giải quyết là gì, mang lại những lợi ích gì. Sau đó, sẽ tìm các nhà đầu tư và chuyên gia công nghệ phù hợp. Mô hình living lab cũng sẽ hỗ trợ tốt cho các hoạt động áp dụng các nguyên tắc kinh tế tuần hoàn, thúc đẩy doanh nghiệp tham gia kinh tế tuần hoàn.

Theo các chuyên gia, mô hình living lab sẽ giúp kiến tạo Trường Thọ thành khu đô thị linh hoạt và sôi động. Khu đô thị Trường Thọ cũng sẽ tận dụng được lợi thế về vị trí địa lý (ngay sông Sài Gòn, ga metro số 10, xa lộ Hà Nội, sát đại lộ Phạm Văn Đồng và vành đai 2) trong việc xây dựng môi trường ven sông thành hệ thống không gian mở với nhiều chức năng đa dạng, kết nối 3 loại hình giao thông (đường bộ, đường thủy, metro).

Sở đã giải quyết gần 16.000 hồ sơ dịch vụ công trực tuyến, đạt tỷ lệ 98%. Đồng thời, giải quyết 99% thủ tục hành chính.

Đó là thông tin được bà Chu Vân Hải (Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM) báo cáo tại “Hội nghị Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022”.

Ở nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao năng suất chất lượng và phát triển thị trường khoa học và công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM đang triển khai 4 nội dung quan trọng là: Hệ thống truy xuất nguồn gốc, Chiến lược sở hữu trí tuệ, Hoạt động đo lường trong doanh nghiệp, Nâng cao năng suất và chất lượng dựa trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Bên cạnh đó, Sở cũng tăng cường các hoạt động triển lãm trực tiếp và trực tuyến cùng các chuyên đề hội thảo trình diễn công nghệ (có truyền phát trên mạng xã hội Facebook, Youtube), liên tục giới thiệu nhiều sản phẩm, giải pháp phục vụ ứng dụng công nghệ số, sản xuất nông nghiệp thông minh, IoT, quản lý chuỗi cung ứng, truy xuất nguồn gốc, quản lý trang trại thông minh…

Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Việt Dũng (Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM) đề nghị công chức, viên chức và người lao động ở Sở tiếp tục gắn các nhiệm vụ với hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp của Thành phố. Trong đó, cần phát huy mối liên kết giữa các phòng ban, đơn vị trong Sở để cùng nhau tạo nên những điểm nhấn, cùng nhau tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Hiện nay các chương trình, đề án trọng tâm cũng đã được Thành phố thông qua nên các phòng ban đơn vị cần thúc đẩy triển khai theo đúng tiến độ. Đặc biệt, Giám đốc Sở cũng nhắc nhở mỗi cán bộ công chức, viên chức  cần học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Trong đó, đặc biệt học tập Bác về tính tự học, tinh thần trách nhiệm và tinh thần sáng tạo.

220717hk3.jpg

Ông Nguyễn Việt Dũng (Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM) phát biểu tại Hội nghị

Hiện nay, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM đang thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước như: Xây dựng và phát triển nền tảng trực tuyến hỗ trợ hoạt động chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo của Sàn giao dịch công nghệ TP.HCM; Xây dựng và vận hành thử nghiệm nền tảng trực tuyến hỗ trợ hoạt động đổi mới sáng tạo tại TP.HCM (HCMC Open Innovation Platform – H.OIP); Phát triển hệ thống quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ; Xây dựng đề cương “Ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý Nhà nước về an toàn bức xạ và hạt nhân tại Sở Khoa học và Công nghệ”; Hướng dẫn DN sử dụng Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ phục vụ chuyển đổi số.

Về chương trình hoạt động 6 tháng cuối năm 2022, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM sẽ tiếp tục tổ chức triển khai Đề án 672, “Tuần lễ đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (WHISE 2022)”, và giải thưởng Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (I-Star 2022).

Về nhiệm vụ tái cấu trúc các chương trình Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM tiếp tục đẩy mạnh triển khai 06 Chương trình ưu tiên phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, bao gồm: (1) Phát triển, ứng dụng công nghệ phục vụ Đô thị thông minh và chuyển đổi số; (2) Phát triển, ứng dụng công nghệ công nghiệp; (3) Phát triển, ứng dụng công nghệ phục vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe; (4) Phát triển, ứng dụng Nông nghiệp Công nghệ cao; (5) Ứng dụng phục vụ Quản lý và Phát triển đô thị; (6) Vườn ươm khoa học và công nghệ Trẻ.

Tại Hội nghị, Ban Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM cũng trao Giấy khen cho các đơn vị, cá nhân có thành tích hoạt động nổi bật.

220717hk5.jpg

220717hk6.jpg

220717hk7.jpg

220717hk8.jpg

Hoàng Kim (CESTI)

Công nghệ truy xuất nguồn gốc bằng mã QR (QR code) được thế giới áp dụng từ lâu, như một điều kiện bắt buộc để hàng hóa có thể lưu thông trên thị trường. Tại Việt Nam, việc truy xuất hàng hóa được các đơn vị áp dụng nhiều năm qua, song số lượng hàng hóa được dán nhãn mã QR còn hạn chế và người tiêu dùng cũng ít chú ý đến việc truy xuất nguồn gốc bằng mã QR.

Tại các siêu thị, quét mã QR truy xuất nguồn gốc hàng hóa là thói quen cần được duy trì và mở rộng

Tại các siêu thị, quét mã QR truy xuất nguồn gốc hàng hóa là thói quen cần được duy trì và mở rộng

Dễ sử dụng 

Việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm ngày càng dễ dàng, chỉ cần đưa camera của chiếc điện thoại thông minh quét mã QR in sẵn trên bao bì sẽ biết được nguồn gốc sản phẩm, tránh mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng. 

Tại các siêu thị Co.opmart, Go, Big C…, hầu hết thực phẩm tươi sống, nông sản đều được gắn mã QR trên bao bì. Một nhân viên tại Co.opmart (quận Gò Vấp, TPHCM) cho hay, việc kiểm tra nguồn gốc sản phẩm rất đơn giản, khách hàng chỉ cần kiểm tra mã QR qua ứng dụng Zalo hoặc qua các app rà soát mã QR. Chị Dương Thị Tuyền (quận 12, TPHCM) cho biết, khi mua hàng tại các siêu thị thường quét mã QR để kiểm tra nguồn gốc sản phẩm. Chẳng hạn khi mua thịt, để kiểm tra xuất xứ sản phẩm chỉ cần quét mã QR trên bao bì qua ứng dụng Zalo, thông tin nhận được rất nhanh chóng, đầy đủ như đơn vị cung cấp, ngày giết mổ, hạn sử dụng. Tuy nhiên, một số hàng hóa như rau củ quả tươi, thông tin cung cấp còn sơ sài. Ngoài ra, một số sản phẩm như rau củ quả khi quét mã QR chỉ ra thông tin về công ty cung cấp sản phẩm, chưa có thông tin cụ thể về ngày giờ thu hoạch và nhiều người cũng không chú ý đến việc này, thậm chí không cần quét mã QR dù cầm chiếc smartphone trên tay. “Hy vọng thời gian tới, việc gắn mã QR truy xuất nguồn gốc ngày càng nhiều hơn, nhất là với hàng hóa bán ở chợ, của các hộ kinh doanh nhỏ lẻ”, chị Tuyền nói. 

Theo bà Nguyễn Thị Kim Huệ, Phó Giám đốc Sở KH-CN TPHCM, từ năm 2016 đến nay, TPHCM đã ban hành nhiều chính sách nhằm triển khai thực hiện và thúc đẩy hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa. Tính đến tháng 5-2022, gần 7.000 cơ sở ở 19 tỉnh, thành đã triển khai. TPHCM đi tiên phong dùng điện thoại thông minh sử dụng mã QR để truy xuất nguồn gốc và cũng là địa phương có mối liên kết với 19 tỉnh, thành thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa. 

Mở rộng cho nhiều nhóm hàng hóa

Mới đây, Sở KH-CN TPHCM phối hợp cùng Trung tâm Mã số, mã vạch quốc gia (Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Bộ KH-CN ) tổ chức Hội nghị “Tuyên truyền, phổ biến về hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn TPHCM năm 2022”. Đây là hoạt động nhằm tuyên truyền, phổ biến Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc, văn bản pháp luật, tiêu chuẩn quốc gia và các hoạt động liên quan truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, hướng dẫn việc triển khai truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn thành phố. 

Tại TPHCM, Trung tâm Mã số, mã vạch quốc gia thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (Bộ KH-CN) vừa giới thiệu các yêu cầu chung với hệ thống truy xuất nguồn gốc theo Tiêu chuẩn 12850:2019. Theo đó, đặt ra yêu cầu về truy xuất nguồn gốc, các bước xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, cũng như quy định dữ liệu và ứng dụng trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.

Chia sẻ kinh nghiệm triển khai mô hình hỗ trợ dán mã QR truy xuất nguồn gốc rau quả tại các hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp trên địa bàn TPHCM, anh Võ Đức Duy Ân, Trung tâm Tư vấn và hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp (Sở NN-PTNT TPHCM), cho biết, sau giai đoạn thí điểm và nhân rộng mô hình truy xuất nguồn gốc, sản lượng rau dán tem truy xuất tăng từ 4 tấn/ngày năm 2016 lên 21 tấn/ngày năm 2020. Sản lượng tăng đã giúp người sản xuất nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cơ sở sản xuất - kinh doanh, sơ chế, chế biến trong việc cung cấp thông tin nguyên liệu, thực phẩm đến người tiêu dùng. 

Theo Th.S Phạm Thị Xuân Hồng, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TPHCM, đơn vị đã ban hành quy trình tiếp nhận và cấp mã QR cho cơ sở tham gia đề án rút ngắn từ 40 ngày còn 10 ngày làm việc; phối hợp với các tỉnh triển khai Đề án quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc; tập huấn cho cơ sở sơ chế, chế biến, sản xuất, kinh doanh các nội dung an toàn thực phẩm, trong đó có truy xuất nguồn gốc.

Qua thực tế triển khai, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TPHCM kiến nghị các cơ quan chuyên môn sớm ban hành quy định cụ thể về phương pháp, quy trình và biện pháp chế tài, cơ chế, chính sách hỗ trợ cho cơ sở thực hiện truy xuất nguồn gốc thực phẩm, đặc biệt là cơ sở nhỏ lẻ. “Đơn vị sẽ tiếp tục phối hợp Sở KH-CN, Sở Công thương, Sở NN-PTNT và Chi cục An toàn thực phẩm các tỉnh, thành tiếp tục triển khai, thực hiện Đề án quản lý, nhận diện, truy xuất nguồn gốc thịt heo, thịt gia cầm, trứng gia cầm giai đoạn 2021-2025. Đồng thời, triển khai các hoạt động kết nối và đưa sản phẩm hàng hóa trong lĩnh vực nông sản, thủy sản, thực phẩm và các lĩnh vực khác thuộc thẩm quyền quản lý đã thực hiện truy xuất nguồn gốc đến người tiêu dùng”, Th.S Phạm Thị Xuân Hồng cho biết.

BÙI TUẤN - KIM THANH (SGGP)

Tạo thói quen quét mã QR truy xuất nguồn gốc | Khoa học công nghệ | Báo Sài Gòn Giải Phóng (sggp.org.vn)

Máy ủ phân gà dạng bồn đứng đã mở ra hướng tiếp cận mới trong lĩnh vực chăn nuôi, qua đó giúp khai thác hiệu quả nguồn phụ phẩm, đồng thời giải quyết có hiệu quả nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp hiện đại.

Hiện nay, các trang trại chăn nuôi gà đẻ trứng tập trung trên cả nước đã phát triển nhiều về quy mô và số lượng. Tuy nhiên, việc xử lý phân gà đang gặp rất nhiều khó khăn vì phân gà đẻ có độ ẩm rất cao, trung bình 75% và thậm chí đạt đến 90%. Chưa dừng lại ở đó, việc xử lý phân gà, cụ thể là việc ủ phân gà để tạo nguyên liệu đầu vào cho các nhà máy sản xuất phân bón hay các hộ nông dân có nhu cầu sử dụng phân tươi qua sơ chế, đã và đang đối mặt với hàng loạt khó khăn khác, chẳng hạn như: tạo ra những tác động đáng kể đến môi trường; chi phí thuê nhân công - trang thiết bị thực hiện ủ phân, vô bao thành phẩm ở mức cao trong khi giá bán thành phẩm lại thấp; hay như một số loại phân (thực hiện bằng phương pháp ủ hở) có bổ sung men vi sinh, phụ gia theo từng mẻ và phải trộn thêm trấu hoặc mùn cưa được ghi nhận rất khó bán; nguồn năng lượng sinh học được tạo ra từ khối ủ bị thất thoát ra môi trường; cũng như việc một số địa phương không cho phép vận chuyển phân từ nguồn động vật nếu chưa chưa qua xử lý, sơ chế.

Trong khi đó, trên thị trường ghi nhận sự xuất hiện của nhiều hệ thống máy ủ phân gà dạng bồn đúc được nhập từ Nhật, Đức, Trung Quốc với ưu điểm công suất cao, thời gian cho ra sản phẩm nhanh, song giá thành của trọn bộ các giải pháp này thường rất cao, cũng như phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu men vi sinh độc quyền từ đối tác vốn có giá bán cao, từ đó dẫn đến việc khó kiểm soát, ổn định giá sản phẩm đầu ra.

Trước thực tế đó, Phân viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch đã triển khai nhiệm vụ khoa học công nghệ "Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy ủ phân gà dạng bồn đứng năng suất 2 m3/ngày" để khắc phục những hạn chế nói trên.

upga

Báo cáo trước hội đồng tư vấn nghiệm thu nhiệm vụ khoa học vừa được Sở KH&CN TPHCM tổ chức hồi trung tháng 6/2022, thạc sỹ Đào Vĩnh Hưng, chủ nhiệm nhiệm vụ cho biết "giải pháp của máy ủ phân gà được hoàn thiện sử dụng nguyên lý lên men tự nhiên theo phương thẳng đứng có những điểm nổi bật như máy ủ chỉ sử dụng phân gà tươi nguyên chất 100%, không cần dùng thêm men vi sinh và phế phụ phẩm".

Cũng theo lời đại diện Phân viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch, thì máy tận dụng lượng vi sinh chịu nhiệt độ cao có sẵn trong phân gà. Nhiệt độ phân tăng lên bởi quá trình tự lên men hiếu khí ở nhiệt độ 60-70 độ C, không cần gia nhiệt; và máy ủ giữ được nhiệt làm phân phân hủy và khô và nhanh hơn.  Nguyên lý làm việc chính của máy ủ phân gà được thể hiện cụ thể như sau:

upga2

Sơ đồ phân bố nhiệt trong máy ủ phân dạng bồn đứng

Máy ủ phân lên men theo hướng thẳng đứng dựa vào lớp đệm sinh học được đặt ở phía dưới đáy bồn. Một lớp đệm sinh học là lớp phân gà đã chứa sẵn các chủng vi sinh ưa nhiệt. Lớp đệm sinh học thường chiếm 60%-70% thể tích bồn, lớp phân mới bỏ vào sẽ chiếm 10%-15% thể tích bồn, còn lại không gian trống 15%-22%. Khi hoạt động, phân gà đầu vào có độ ẩm khoảng 75% được đưa vào gầu cấp liệu rồi đổ vào bồn chứa. Tại đây phân sẽ nằm trên lớp đệm sinh học giúp độ ẩm phân tươi giảm  xuống độ ẩm lý tưởng khoảng 55-60% trong vòng 24 giờ đầu. Vi sinh từ lớp đệm sinh học sẽ sử dụng nguồn dinh dưỡng từ phân tươi để sinh sôi phát triển. Trong quá trình phát triển vi sinh sẽ phân hủy phân tươi và thải ra lượng nhiệt lớn ra. Trong khi đó, quạt cao áp sẽ cung cấp khí thổi vào bồn với hai mục đích là cung cấp oxi cho vi sinh vật hô hấp và không khí để làm bay hơi nước trong phân. Để hỗ trợ quá trình ủ và sục khí tốt, trục khuấy sẽ quay và đảo trộn khối phân, bảo đảm khối phân luôn được tơi xốp. Hơi nước thoát ra trong quá trình ủ sẽ được quạt hút hút ra thông qua lọc bụi. Để khử hoàn toàn mùi máy có thể bố trí thêm hệ thống khử mùi sau quạt. Năng lượng làm khô phân tươi chủ yếu sử dụng do quá trình phân hủy phân tạo ra. Để không bị tổn hao nhiệt vách bồn được cách nhiệt dày khoảng 50mm. Hơn nữa trục khuấy cũng được truyền động băng cơ cấu thủy lực nguyên lý cóc bẩy đặc biệt tiếp kiệm năng lượng. Khi quá trình ủ phân trong bồn diễn ra tốt nhiệt độ các tầng của bồn ủ, cụ thể như tầng 3: 65-70 độ C, tầng 2: 55-60 độ C, tầng 1: 45-50 độ C. Quá trình ủ phân sẽ kéo dài 7-10 ngày. Khi đó từ lớp phân ban đầu có độ ẩm 75% phân sẽ được phân hủy và sẽ đạt ẩm độ dưới 30%. "Nhờ nhiệt độ này vi khuẩn phân hủy Nitơ thành Amoniac ít hoạt động giúp giảm mùi, tăng chất lượng của phân, đồng thời các vi khuẩn có hại hay hạt giống cỏ cũng bị triệt tiêu", thạc sỹ Đào Vĩnh Hưng thông tin thêm, "Ngoài ra, khí thải ra được xử lý khử mùi, để an toàn môi trường. Sau 24 giờ lớp phân có độ ẩm dưới 30% đã hoai được thải ra. Lớp phân tươi đầu vào cần 7-10 ngày để lên men và phân hủy hoàn toàn".

upga3

Với giải pháp hoàn thiện có thể tích ở mức 20 m3, bồn luôn chứa sẵn lớp đệm sinh học là 14 m3. Mỗi ngày sẽ bỏ vào 2 m3 và lấy ra 0,65-0,7 m3. Một lớp phân tươi cho vào sẽ được ủ trong bồn 10 ngày. Sau khi cho lớp phân tươi vào trong 24 giờ lớp phân này sẽ trở thành lớp đệm sinh học cho lớp ngày tiếp theo. 

Chia sẻ thêm về giải pháp máy ủ theo công nghệ mới 100% và được nghiên cứu, thiết kế và chế tạo mới hoàn toàn tại Việt Nam này, thạc sỹ Đào Vĩnh Hưng cho biết, giải pháp đã giải quyết được hai vấn đề chính của sản xuất. Trước tiên là với môi trường, giải pháp đã xử lý môi trường ngay trong khuôn viên trang trại, bảo đảm vệ sinh môi trường và an toàn dịch bệnh. Thứ hai, về vấn đề kinh tế - kỹ thuật, giải pháp đã giúp nâng cao chất lượng của phân hữu cơ từ phân gà, giảm chi phí vận chuyển phân gà từ trang trại đến nơi xử lý hoặc sử dụng, giảm chi phí nguyên liệu đầu vào, giảm chi phí đầu tư nhà xưởng, giảm chi phí lao động trong vận hành máy. Máy ủ phân là cỗ máy tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường vì nguồn năng lượng dùng cho máy ủ hoạt động gồm 80% là năng lượng sinh học sinh ra từ quá trình lên men tự nhiện bên trong máy ủ và 20% còn lại từ năng lượng mặt trời. Trong khi các phương pháp ủ hở  nguồn năng lượng sinh học này hầu hết bị thất thoát ra môi trường. Ngoài ra, các phương pháp sấy hoặc hấp năng lượng 100% từ điện lưới hoặc hóa thạch.

"Nhìn chung, giải pháp công nghệ và thiết bị ủ phân gà mới này đã giảm được rất đáng kể chi phí sản xuất phân hữu cơ từ phân gà so với các phương pháp hiện nay như sấy, hấp, ủ hở", thạc sỹ Đào Vĩnh Hưng nhấn mạnh. 

Được biết, máy ủ phân gà do thạc sỹ Đào Vĩnh Hưng và các cộng sự tại Phân viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch chế tạo đã được thử nghiệm thành công, đồng thời đã đưa vào ứng dụng trong sản xuất thực tế từ tháng 11/2021 tại Trang trại gà Hải Anh ECO thuộc Công ty TNHH Hải Anh ECO (Khánh Hòa). 

upga4

Trong sản xuất thực tế, máy ủ phân gà có năng suất xử lý 2m3 phân gà tươi/ngày. Phân gà thành phẩm là nguyên chất 100%, đạt độ hoại cần thiết, có ẩm độ 17% -30%wb và có hàm lượng chất hữu cơ lớn 42,4%-52%. 

Đại diện nhóm triển khai nhiệm vụ khoa học - công nghệ cho biết, chất lượng phân sau ủ cũng đạt tiêu chuẩn của phân hữu cơ và phân hữu cơ vi sinh theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 

Tựu trung, máy ủ phân gà dạng bồn đứng vừa được hoàn thiện nói trên đã không những đáp ứng được nhu cầu cấp bách về môi trường xử lý phế thải trong chăn nuôi tận gốc, mà còn nâng cao được giá trị kinh tế và chất lượng của phân ủ so với các phương pháp ủ hiện nay.

Thông tin liên hệ:

Phân viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch

Địa chỉ: 54 Trần Khánh, P. Tân Định, Q.1, TP.HCM

Điện thoại: 08.38483947 - 0902426700

E-mail: siaep@hcm.vnn.vn  

Website:  www.pvcodiensauthuhoach.com

 

Giải pháp sử dụng chất điều hòa sinh trưởng giúp tăng năng suất thu hoạch hạt sachi inchi 5,28 lần so với đối chứng. Nhờ đó, cây sachi inchi trở thành giống phù hợp để đưa vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vừa nâng cao hiệu quả kinh tế vừa tạo nguồn cung dầu omega3 ra thị trường.

Hiện nay, nhu cầu hạt có dầu và các sản phẩm từ hạt có dầu trong nước ngày càng tăng. Tuy nhiên, sản lượng hạt có dầu lại không tăng do năng suất thấp, diện tích canh tác không nhiều. Do đó, phát triển một loại cây để bổ sung vào cơ cấu cây lấy dầu và sản xuất protein thực vật, từ đó giảm bớt gánh nặng nhập khẩu là hướng nghiên cứu lâu dài, vô cùng cấp thiết trong nông nghiệp. 

Cây sacha inchi (đậu núi) được Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống và sản phẩm cây trồng Quốc gia đưa về trồng thử nghiệm ở Việt Nam từ tháng 11/2013. Đây là loại cây dễ trồng, trồng một lần nhưng khai thác được lâu (15-20 năm), thời gian thu hoạch nhanh và có tính rải vụ cao, kỹ thuật chăm sóc đơn giản. Hạt sacha inchi là bộ phận có giá trị nhất của cây bởi chứa một lượng dầu rất lớn (41,4%) và protein (24,7%) và nhiều khoáng chất khác. Ngoài công dụng làm thực phẩm tốt cho sức khỏe thì dầu sacha inchi còn được sử dụng trong công nghiệp mỹ phẩm. 

sacha

Cây sacha inchi trồng tại huyện Củ Chi (TPHCM)

Cây sacha inchi phù hợp với khí hậu nhiệt đới, có thể xem là cây che phủ đất, chống xói mòn cho đất dốc. Cây sacha inchi cũng không đòi hỏi quá khắt khe về điều kiện đất đai, cây có thể sinh trưởng phát triển trên nhiều loại đất, kể cả đất bạc màu. Vì thế, nhiệm vụ khoa học và công nghệ “Nghiên cứu một số biện pháp trồng và thử nghiệm sơ chế hạt cây sacha inchi (Plukenetia volubilis) tại các huyện thuộc Thành phố Hồ Chí Minh và vùng phụ cận” nhằm tìm kiếm loại cây trồng mới, phù hợp với định hướng chuyển mạnh đất lúa, mía năng suất thấp sang cây trồng khác có thị trường nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trên đất nông nghiệp của Thành phố đã được triển khai thực hiện. Nhiệm vụ do Trường Đại học Nguyễn Tất Thành là cơ quan chủ trì thực hiện, và GS.TS Nguyễn Quang Thạch làm chủ nhiệm nhiệm vụ.

Báo cáo trước hội đồng tư vấn nghiệm thu nhiệm vụ khoa học - công  nghệ vừa được Sở KH&CN TPHCM tổ chức, TS. Phạm Hữu Nhượng (đại diện nhóm thực hiện nhiệm vụ) cho biết, nhóm thực hiện đã tìm hiểu và thu thập 5 mẫu giống cây sacha inchi ở nhiều vùng trồng (Đắc Lắk, Đắc Nông, Hòa Bình, Thái Lan), sau đó đem trồng thử nghiệm ở huyện Củ Chi (TP.HCM) và huyện Cẩm Mỹ (tỉnh Đồng Nai). Chiều cao cây sachi inchi xuất vườn và sau 30 ngày trồng ở các mẫu giống không có sự khác biệt. Các mẫu giống sinh trưởng phát triển khá đồng đều nhau ở 2 vùng trồng Củ Chi và Cẩm Mỹ. Cây sacha inchi sau khoảng 248-264 ngày tính từ thời điểm gieo thì có thể thu hoạch. Các mẫu quả sacha inchi ở các vùng trồng Củ Chi và Cẩm Mỹ đều có đặc điểm quả có hình sao phân thùy từ 4 đến 7 thùy. Số lượng quả 4 thùy trên cây thu được nhiều nhất ( > 55% tổng số quả/cây), tiếp đến là quả 5 thùy chiếm khoảng 23-38% tổng số quả, quả 6 và 7 thùy xuất hiện rất ít trên cây. Quả sacha inchi càng ít thùy thì càng chắc hạt. Tỷ lệ hạt bị lép ở trong các quả 6-7 thùy nhiều hơn trong quả 4-5 thùy.

sacha2

Đại diện nhóm triển khai nhiệm vụ khoa học - công nghệ báo cáo trước hội đồng tư vấn nghiệm thu về kết quả thực hiện

So sánh kết quả thu hoạch, nhóm thực hiện nhận xét thấy mẫu giống ở Hòa Bình (S18) thu được nhiều quả nhất (trung bình 45-46 quả/cây), các mẫu giống còn lại có số quả dao động từ 38-42 quả/cây. Mẫu giống S18 cũng cho năng suất hạt (g/cây) và năng suất hạt thực thu ở lứa quả đầu tiên (kg/ha) cao nhất. Kết quả phân tích hàm lượng dầu cho thấy S18 là mẫu giống có hàm lượng dầu cao nhất (52,26%), trong đó, thành phần dầu 100% chứa A.Oleic (C18:1) 9,58%, A.Linoleic (C18:2) 38,57%, A.Linolenic (C18:3) 45,65%. Hàm lượng Omega 3/6/9 trong dầu sacha inchi ở mẫu giống S18 cũng tương đương với dầu sacha inchi do quốc tế công bố. 

Đặc biệt hơn, nhóm thực hiện đã triển khai sử dụng chất điều hòa sinh trưởng, qua đó giúp cho việc gia tăng tỷ lệ hoa cái trên chùm hoa, dẫn đến tăng số quả trên cây và cuối cùng là giúp tăng năng suất hạt sacha inchi. 

"Đây là giải pháp mới chưa có ai sử dụng", đại diện nhóm nghiên cứu tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành khẳng định. Từ đó, nhóm nghiên cứu cũng đã đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ cho cách làm này với tên “Quy trình kích tăng tỷ lệ hoa cái trên cây sacha inchi Plukenetia volubilis”.

sacha3

Cụ thể, cây sacha inchi bắt đầu ra hoa sau 122 ngày sau gieo, thời gian ra một lứa hoa khoảng 38 ngày và cần khoảng 49 ngày để ra lứa hoa tiếp theo. Sự ra hoa là một bước ngoặt trong đời sống của thực vật, tức là sự chuyển hướng từ giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng sang giai đoạn sinh thực. Dưới tác dụng của nhiệt độ thích hợp và quang chu kì cảm ứng, trong lá cây xuất hiện các chất đặc hiệu được vận chuyển đến các mô phân sinh đầu cành để quy định sự hình thành các mầm hoa. Tác động chất điều hòa sinh trưởng vào giai đoạn ra hoa nhằm ức chế hoa đực, làm tăng số lượng hoa cái cây sacha inchi sẽ làm tăng đáng kể năng suất loại cây trồng mới này. Mặc dù tỷ lệ đậu quả thấp nhưng nhờ số hoa cái tăng lên đáng kể nên kết quả cuối cùng số quả đậu vẫn tăng rất cao, gấp 5,67 lần so với đối chứng. Nhờ đó, năng suất quả khô, năng suất hạt trên cây, năng suất hạt lứa quả đầu, năng suất hạt năm đầu trên cây đều cao nhất: năng suất quả khô đạt 1.331,97 g/cây; năng suất hạt trên cây đạt 850,20 g/cây, tăng 5,28 lần so với đối chứng; năng suất hạt thu được ở lứa quả đầu tiên đạt 2,05 tấn/ha, tăng 4,88 lần so với đối chứng; năng suất thực thu năm đầu tiên đạt 4,40 tấn/ha, gấp 4,4 lần so với đối chứng.

TS Phạm Hữu Nhượng cho biết thêm, cây sacha inchi cho thu hoạch quanh năm, ra hoa kết quả liên tục không theo mùa vụ, do đó quả chín rải rác, không tập trung, nên các đợt thu hoạch thường kéo dài trong nhiều ngày. Độ chín của trái càng tăng thì độ ẩm của hạt càng giảm trong khi hàm lượng dầu tăng. Tuy nhiên, sang tới giai đoạn trái quá chín, có màu nâu sẫm thì hàm lượng dầu sẽ giảm. Hạt sacha inchi ở các vùng trồng thử nghiệm đều cho hàm lượng dầu và protein cao, hàm lượng axit béo bão hòa, hàm lượng axit béo không bão hòa (Omega 6 và 9) cao hơn so với công bố trong nước và quốc tế, hàm lượng Omega 3 thì lại thấp hơn.

Hạt sacha inchi được thu hái, tách hạt và loại bỏ các tạp chất cơ học (sơ chế). Sau quá trình này, hạt sachi được phơi hoặc sấy ở nhiệt độ thấp 45 độ C, độ ẩm của hạt khoảng 5%. Hạt sachi sau đó được nghiền trong vòng 180 giây để cắt nhỏ hạt và bắt đầu ép. Quá trình ép được tiến hành làm 2 đợt với lực ép 190 kg/cm2 và thời gian ép 15 phút. Dầu sachi sau đó được lọc và đem vào sử dụng, như bào chế viên nang dầu. Từ 1kg hạt sacha inchi có thể thu được 320ml dầu. Dầu sacha inchi không có độc tính cấp đường uống ở liều tối đa có thể dùng theo đường uồng trên chuột nhắt trắng (50 mL/kg), liều Dmax = 50 mL/kg.

sacha4

Sản phẩm dầu sacha inchi

sacha5

Thành phẩm viên nén dầu sacha inchi

Trong quá trình theo dõi, đánh giá khả năng thích nghi của các mẫu giống sacha inchi, nhóm thực hiện đã thấy có xuất hiện các đối tượng sâu bệnh gây hại trên loại cây trồng này như: bệnh lở cổ rễ, tuyến trùng, sâu đục thân, tuy nhiên mức độ gây hại không đáng kể. Có thể sử dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp như: làm sạch vườn, xử lý cỏ dại, tàn dư thực vật trước khi làm đất trồng cây, cắt tỉa cành thường xuyên, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gốc thảo mộc hoặc sinh học, chế phẩm sinh học để phun phòng hoặc trừ khi sâu bệnh mới bắt đầu xuất hiện. 

Từ những kết quả đạt được, nhóm thực hiện cũng đã xây dựng quy trình canh tác cây sacha inchi cho TP.HCM và các vùng phụ cận, có khả năng đạt đến trên 3 tấn/ha. Theo đó, cây sachi inchi hoàn toàn phù hợp để đưa vào cơ cấu cây trồng, tổ chức sản xuất tại những vùng còn quỹ đất chưa sử dụng hết hoặc sử dụng kém hiệu quả. Điều này không chỉ giúp cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng tăng hiệu quả kinh tế tốt hơn, mà còn tạo công ăn việc làm cho người dân nông thôn, mà còn tự chủ được nguồn cung dầu Omega3 ra thị trường. Khi trồng sachi inchi, người dân có thể tận dụng tối đa các loại nguyên, vật liệu địa phương như tre, gỗ, tràm… để đóng cọc, làm giàn.

Thông tin liên hệ:
Đại học Nguyễn Tất Thành
Địa chỉ: 300A Nguyễn Tất Thành, phường 13, quận 4, TP.HCM
Điện thoại: (028) 39401902

Email: research@ntt.edu.vn 

Website: www.nttu.edu.vn 

Các sản phẩm bào chế từ Sâm Việt Nam có chất lượng cao, khả năng bảo quản lâu dài, thuận tiện cho việc thương mại hóa và sử dụng. Nguồn nguyên liệu đầu vào được gieo trồng ở Lâm Đồng, vượt khỏi khu vực Ngọc Linh truyền thống.

Được phát hiện vào năm 1973, và nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng dược lý đã chứng minh Sâm Việt Nam có tác dụng trên thần kinh trung ương, tăng sinh lực và tăng cường các hoạt động của não bộ, tăng nội tiết sinh dục, tăng sức đề kháng, miễn dịch, bảo vệ gan, chống ung thư. Sâm Việt Nam cũng có tác dụng phục hồi các rối loạn bệnh lý gây bởi stress tâm lý, đồng thời có tác dụng hiệp lực với các thuốc hạ đường huyết, hạ cholesterol … Tuy nhiên, hiện nay Sâm Việt Nam vẫn chủ yếu được sử dụng ở dạng đơn giản như nước sắc, rượu thuốc vốn mất nhiều thời gian chế biến,  dạng dùng khộng tiện dụng, quá trình bào chế theo phương pháp thủ công không đảm bảo chất lượng sản phẩm. 

Thực tế đó đã thôi thúc GS.TS Nguyễn Minh Đức cùng các cộng sự tại Trung tâm Khoa học và Công nghệ Dược Sài Gòn (SAPHARCEN) thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ “Nghiên cứu sự tích lũy hoạt chất saponin theo tuổi cây và ứng dụng vào sản xuất một số sản phẩm chất lượng cao từ Sâm Việt Nam (Panax vietnamensis Ha et Grushv. – Araliaceae) trồng tại Lâm Đồng”.  

Nhóm thực hiện nhiệm vụ đã sản xuất thành công 4 loại sản phẩm (kèm theo 4 quy trình sản xuất), gồm: (1) Cao lỏng Sâm Việt Nam, (2) Bột chiết chuẩn hóa chứa 20% cao lỏng Sâm Việt Nam, (3) Sâm Việt Nam tẩm mật ong, (4) Trà hòa tan Sâm Việt Nam.

Cả 4 sản phẩm đều chưa có sản phẩm Sâm Việt Nam tương đương trong nước và nước ngoài. Chất lượng của 4 sản phẩm Dạng I thể hiện qua các tiêu chuẩn cơ sở, được xây dựng theo các yêu cầu của Dược điển Việt Nam - V (2017), trong đó chỉ tiêu định lượng được đánh giá dựa vào tổng hàm lượng 5 saponin đặc trưng/chủ yếu trong Sâm Việc Nam gồm: G-Rb1, G-Rd, G-Rg1, M-R2 và V-R2; cũng như hàm lượng của saponin chủ yếu trong Sâm Việt Nam là M-R2 bằng phương pháp HPLC-ELSD. Các tiêu chuẩn cơ sở đều được thẩm định bởi Viện Kiểm nghiệm Thuốc TPHCM.

Điểm thú vị ở nhiệm vụ là nguồn nguyên liệu Sâm Việt Nam không từ khu vực bản địa Ngọc Linh mà từ nguồn sâm được di thực, gieo trồng bằng công nghệ mới trên đất bằng với mái che nhân tạo tại Lâm Đồng. Do đó, nhiệm vụ khoa học - công nghệ mà Trung tâm Khoa học và Công nghệ Dược Sài Gòn triển khai từ sự hỗ trợ kinh phí từ Sở KH&CN TPHCM còn có tác dụng thúc đẩy thu hút đầu tư trồng trọt Sâm Việt Nam tại Lâm Đồng, hình thành những trang trại lớn, góp phần tạo nguồn nguyên liệu xây dựng thành công thương hiệu quốc gia Sâm Việt Nam.

sam2

Sâm Việt Nam 6 tuổi (trồng tại Lâm Đồng)

Báo cáo trước hội đồng tư vấn nghiệm thu nhiệm vụ khoa học công nghệ vừa được Sở KH&CN TPHCM tổ chức cuối tháng 4 năm 2022, GS.TS Nguyễn Minh Đức cho biết cả 4 quy trình sản xuất các sản phẩm khá đơn giản, chi phí thấp, phù hợp với điều kiện trang thiết bị sản xuất của các doanh nghiệp trong nước, nên dễ dàng triển khai sản xuất trên quy mô lớn.

sam3

Toàn cảnh hội đồng tư vấn nghiệm thu nhiệm vụ khoa học - công “Nghiên cứu sự tích lũy hoạt chất saponin theo tuổi cây và ứng dụng vào sản xuất một số sản phẩm chất lượng cao từ Sâm Việt Nam (Panax vietnamensis Ha et Grushv. – Araliaceae) trồng tại Lâm Đồng” diễn ra tại Sở KH&CN TPHCM trong quý II/2022.

Cụ thể, từ 702 gam bột dược liệu, nhóm thực hiện nhiệm vụ đã bào chế được khoảng 584 gam Cao lỏng Sâm Việt Nam với độ ẩm 29,85% (đạt TCCS Cao lỏng Sâm Việt Nam) bằng hệ thống chiết xuất đun hồi lưu.  

Cao lỏng có thể chất đặc sánh, màu nâu đen, mùi thơm đặc trưng, vị rất đắng, đồng nhất, không có váng mốc, không có cặn bã và vật lạ. Cao lỏng có giới hạn kim loại nặng  < 20 ppm, chỉ tiêu mất khối lượng do làm khô là 26,11%, độ pH trung bình là 5,3, tan tốt trong dung môi chiết xuất với tỷ lệ 1/10. Tổng hàm lượng 5 saponin (G-Rb1, G-Rd, G-Rg1, M-R2 và V-R2) là 18,8% và hàm lượng M-R2 là 7,6%.

sam5

Quy trình bào chế Cao lỏng Sâm Việt Nam

Bằng nguồn Cao lỏng Sâm Việt Nam thu được, nhóm thực hiện nhiệm vụ đã kết hợp với một số nguyên liệu khác để bào chế nên Bột chiết chứa 20% Cao lỏng Sâm Việt Nam (độ ẩm 2,14%). Hiệu suất bào chế đạt 86,67%.  

Bột chiết có thể chất khô tơi, màu vàng nhạt, mùi thơm đặc trưng, vị đắng nhẹ, đồng nhất, không có cặn bã và vật lạ. Sau khi hòa với nước, dung dịch có màu vàng nhạt, mùi thơm nhẹ, vị đắng nhẹ, đặc trưng của Sâm Việt Nam. Tổng hàm lượng 5 saponin trong sản phẩm là 2,4% và hàm lượng M-R2 là 1,2%.

nuocsam

Bột chiết Cao lỏng Sâm Việt Nam (trái) và sau khi pha với nước (phải)

Để bào chế Sâm Việt Nam tẩm mật ong, nhóm thực hiện nhiệm vụ dùng rễ củ Sâm Việt Nam tươi. Sâm Việt Nam tẩm mật ong được làm chín trong quá trình chế biến tạo cảm giác mềm khi nhai, mùi vị dễ dùng, không để lại bã trong miệng, giảm lượng mật ong sử dụng trong chế phẩm nên được sử dụng tốt cho người bị tiểu đường nhưng vẫn giữ được mùi thơm của sâm và mật ong, đặc biệt là vị ngọt của mật. Thể chất các lát sâm mềm, dẻo, màu nâu đen, có mùi thơm đặc trưng, có vị đắng đặc trưng và vị ngọt của mật ong, không có váng mốc và vật lạ.

Chế phẩm Sâm Việt Nam tẩm mật ong tạo ra có khả năng bảo quản được lâu dài, thuận tiện cho việc thương mại hóa và sử dụng chế phẩm. Tổng hàm lượng 5 saponin trong sản phẩm là 5,2% và M-R2 là 2,8%.

samong

Sâm Việt Nam tẩm mật ong

Trà hòa tan Sâm Việt Nam (độ ẩm 2,29%), được bào chế từ Cao lỏng Sâm Việt Nam kết hợp với tá dược. Hiệu suất bào chế đạt 89,96%. Trà có thể chất khô tơi, màu vàng nhạt, mùi thơm đặc trưng, vị đắng nhẹ, đồng nhất, không có cặn bã và vật lạ. Sau khi hòa với nước, dung dịch có màu vàng nhạt, mùi thơm nhẹ, vị đắng nhẹ, đặc trưng của Sâm Việt Nam. Tổng hàm lượng 5 saponin trong sản phẩm là 2,9% và M-R2 là 1,5%. 

Cả 4 sản phẩm đều có tiêu chuẩn cơ sở khoa học chặt chẽ, được thẩm định bởi Viện Kiểm Nghiệm thuốc TP.HCM, đạt chất lượng cao trong phát huy tác dụng bảo vệ sức khỏe và điều trị bệnh. Thay vì chỉ sử dụng ở dạng thô như trước kia, việc sản xuất thành công các sản phẩm chất lượng cao không những sẽ tạo ra giá trị gia tăng đáng kể mà còn tiến tới hình thành thương hiệu quốc gia Sâm Việt Nam. Các sản phẩm vừa phục vụ cho nhu cầu trong nước, vừa có thể hướng đến xuất khẩu.”, GS.TS Nguyễn Minh Đức nhấn mạnh.

Về hướng phát triển tiếp theo, đại diện Trung tâm Khoa học và Công nghệ Dược Sài Gòn mong muốn Sở KH&CN TPHCM tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện để nâng tầm sản xuất ở quy mô công nghiệp, phục vụ thương mại hóa hoặc chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp có nhu cầu.

GS.TS Nguyễn Minh Đức cho biết thêm, Sâm Việt Nam di thực trồng ở Lâm Đồng có tỷ lệ sống, ra hoa, đậu quả cao (trên 85%). Cây trồng 3 năm tuổi bắt đầu cho hoa, quả. Từ năm thứ tư, tỷ lệ cho quả cao hơn. Với tỷ lệ hạt nảy mầm cao (trên 80%), hạt thu được từ cây gieo trồng đã được dùng để nhân giống ra hàng chục ngàn cây con, hoàn thành một vòng sinh trưởng. Kết quả kiểm nghiệm Sâm Việt Nam 6 tuổi trồng tại Lâm Đồng của Viện Kiểm nghiệm Thuốc TPHCM cho thấy tổng hàm lượng 5 saponin (G-Rb1, G-Rd, G-Rg1, M-R2 và V-R2) là 13,2% và hàm lượng M-R2 là 6,3%.

Bằng phương pháp định lượng HPLC-ELSD để theo dõi động thái tích lũy của saponin trong Sâm Việt Nam di thực từ 2-6 tuổi, nhóm thực hiện nhiệm vụ nhận thấy sự tích lũy saponin có xu hướng tăng theo năm tuồi, tương tự động thái tích lũy saponin trong Sâm Việt Nam trồng tại trại sâm Trà Linh (vùng núi Ngọc Linh, Quảng Nam). Không chỉ thế, kết quả định lượng cũng cho thấy hàm lượng các saponin chính trong Sâm Việt Nam trồng ở Lâm Đồng dùng làm nguyên liệu bào chế thành các sản phẩm cũng rất cao (tương đương Sâm Việt Nam trồng ở vùng Ngọc Linh), và cao hơn nhiều so với yêu cầu hàm lượng của dược liệu theo Dược điển Việt Nam - V (2017).

Thành quả của nhiệm vụ khoa học cũng cho thấy phương pháp gieo trồng Sâm Việt Nam trên đất bằng với mái che nhân tạo tại Lâm Đồng có thể là một bổ sung hữu hiệu cho phương pháp trồng sâm truyền thống dưới tán rừng tại vùng bản địa Ngọc Linh. Phương pháp này có thể mở rộng ra các địa phương có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu tương tự để tạo ra nguồn cung Sâm Việt Nam lớn phục vụ cho việc phát triển thị trường.

 

Thông tin liên hệ:
Trung tâm Khoa học và Công nghệ Dược Sài Gòn (SAPHARCEN)
Địa chỉ: 41 Đinh Tiên Hoàng, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM
Điện thoại: (028) 38295696

Email: sapharcen@yahoo.com

Website: http://www.uphcm.edu.vn 

          

Ngày 06/7, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức buổi họp Hội đồng khoa học tư vấn đánh giá năng lực của người tham dự chương trình thu hút chuyên gia, nhà khoa học của TP.HCM năm 2022.

Ủy ban nhân dân TP.HCM đã ban hành Kế hoạch thu hút chuyên gia, nhà khoa học của Thành phố năm 2022 tại Quyết định số 822/QĐ-UBND nhằm thu hút đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học theo nhu cầu nhân lực trình độ cao của các cơ quan, đơn vị, phục vụ cho các chương trình, kế hoạch, dự án nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ trong các lĩnh vực trọng điểm của TP.HCM.

Kế hoạch cũng nhằm tăng cường thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, khuyến khích nguồn chất xám trong và ngoài nước, đặc biệt là đội ngũ trí thức người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài tham gia nghiên cứu, tư vấn cho Thành phố trong các lĩnh vực hoạch định chiến lược và phát triển các ngành, lĩnh vực mũi nhọn.

Một số tiêu chuẩn được đề ra là các chuyên gia, nhà khoa học và người có tài năng đặc biệt phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác, thành tích nghiên cứu, cấp độ và số lượng danh hiệu, giải thưởng… của vị trí thu hút.

Theo đó, năm 2022, TP.HCM có nhu cầu thu hút chuyên gia cho 5 vị trí thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (2 vị trí) và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (3 vị trí). Hội đồng khoa học tư vấn thực hiện chính sách thu hút chuyên gia, nhà khoa học và người có tài năng đặc biệt của Thành phố sẽ tiếp nhận, thẩm định và đánh giá năng lực (thông qua tài liệu nộp và trao đổi trực tiếp, nghe báo cáo trình bày dự án, phương hướng thực hiện nhiệm vụ) của người tham dự. Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM là cơ quan thường trực của Hội đồng khoa học, giúp hội đồng tổ chức, thực hiện kế hoạch này.

05HDKHLVthuhutchuyengiah1.jpg

Buổi họp tư vấn, đánh giá năng lực người tham dự của Hội đồng khoa học, ngày 06/7 tại Sở KH&CN TP.HCM

Sở Khoa học và Công nghệ cho biết, thực hiện Quyết định số 822 của UBND Thành phố về Kế hoạch thu hút chuyên gia, nhà khoa học năm 2022, Sở đã phối hợp với các cơ quan báo, đài và cơ quan, đơn vị có nhu cầu thu hút đăng thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên cổng thông tin điện tử của Sở và các cơ quan đơn vị có nhu cầu thu hút. Đến hết thời gian đăng thông báo, Sở nhận được 3 hồ sơ đăng ký tham dự, trong đó có 1 hồ sơ của Sở Kế hoạch và Đầu tư và 2 hồ sơ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Sau buổi họp Hội đồng khoa học đánh giá về năng lực của người tham dự, Hội đồng khoa học sẽ lập báo cáo đánh giá năng lực các chuyên gia, nhà khoa học đủ điều kiện để trình UBND Thành phố xem xét, phê duyệt kết quả và ký kết hợp đồng.

Được biết, chính sách khuyến khích hỗ trợ ban đầu là 100 triệu đồng mức lương hàng tháng và hỗ trợ về nhà ở, phương tiện đi lại theo quy định tại Quyết định số 17/2019/QĐ-UBND.

Lam Vân (CESTI)

Doanh nghiệp sẽ có điều kiện ứng dụng công nghệ đo lường tiên tiến, đổi mới trang thiết bị, công cụ để thực hiện các quy trình đo lường mới, phục vụ định hướng phát triển trong sản xuất - kinh doanh, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật và quản lý về đo lường cho nhân viên.

Ngày 1/7/2022, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM tổ chức Hội nghị tuyên truyền Kế hoạch “Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Thành phố nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, bà Nguyễn Thị Kim Huệ (Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM) khẳng định việc tổ chức tuyên truyền để doanh nghiệp biết Đề án “Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” (viết tắt là Đề án 996) là rất cần thiết. Qua đó, doanh nghiệp có thể trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm về kỹ thuật đo lường, nhận tư vấn và hỗ trợ từ Chương trình đảm bảo đo lường. Từ đó, doanh nghiệp dễ tìm kiếm giải pháp nâng cao năng suất chất lượng cho hoạt động sản xuất – kinh doanh.

Mục tiêu của Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM là góp phần thúc đẩy hoạt động đổi mới đo lường trong trong doanh nghiệp để đảm bảo đến năm 2025 có 50.000 doanh nghiệp và đến năm 2030 có 100.000 doanh nghiệp được hỗ trợ đẩy mạnh hoạt động đổi mới đo lường. Riêng trong năm 2022, bên cạnh công tác truyền thông về vai trò của đo lường trong đời sống xã hội và trong công nghiệp, Sở dự kiến sẽ triển khai Chương trình đảm bảo đo lường cho 200 doanh nghiệp. Đồng thời, Sở cũng bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ về đo lường cho trên 240 lượt cán bộ tham gia hoạt động đo lường.

220706smeq1930.jpg

Bà Nguyễn Thị Kim Huệ (bên phải) và bà Võ Đình Liên Ngọc giải đáp thông tin về Chương trình đảm bảo đo lường tại doanh nghiệp

Theo đó, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM giao Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng TP.HCM thực hiện 04 nhiệm vụ gồm: Phát triển hạ tầng đo lường của Thành phố; Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đo lường; Hỗ trợ doanh nghiệp đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa; Truyền thông về hoạt động đo lường.

Trong các nhiệm vụ trên, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng TP.HCM sẽ tổ chức tư vấn, huấn luyện doanh nghiệp triển khai Chương trình đảm bảo đo lường tại doanh nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ. Trong đó, đảm bảo đo lường là tập hợp các nhiệm vụ, giải pháp và nguồn lực thực hiện tăng cường, đổi mới kiểm soát về đo lường đối với phương tiện đo, chuẩn đo lường, thiết bị thử nghiệm, kiểm tra; phương pháp đo, thử nghiệm, kiểm tra; lượng của hàng đóng gói sẵn nhằm bảo đảm chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp.

Chia sẻ kinh nghiệm triển khai đo lường tại doanh nghiệp, ông Hồ Hữu Thái (Giám đốc Phòng thử nghiệm Công ty Cổ phần Điện Quang) cho biết Điện Quang đầu tư nhiều trang thiết bị đo lường, thử nghiệm hiện đại hướng đến kiểm soát chất lượng sản phẩm theo nhu cầu thực tế phát sinh. Điển hình là phòng tối Goniophotometer System dùng để đo biểu đồ phân bố cường độ sáng của đèn, hệ thống kiểm tra tuổi thọ đèn LED, hệ thống kiểm tra thông số chip LED… Công tác đo lường và hiệu chuẩn, Điện Quang có thể kiểm tra chất lượng nguồn hàng nhập vào, sẵn sàng đối chiếu kết quả với các phòng thử nghiệm độc lập để đảm bảo chất lượng hàng đạt đúng yêu cầu phục vụ sản xuất. Tuy vậy, thực tế còn nhiều phép thử mà Điện Quang chưa thể tiến hành, phải mời chuyên gia nước ngoài với mức chi phí rất cao (do trong nước chưa có nhiều phòng thử nghiệm công nghệ cao), hoặc giá thành thử nghiệm còn cao hơn việc mua thiết bị mới. Do đó, ông Hồ Hữu Thái rất hào hứng với Chương trình đảm bảo đo lường, đồng thời kiến nghị Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM tạo dựng sự liên kết giữa các đơn vị, doanh nghiệp khi triển khai Chương trình để có mức giá thành thử nghiệm đo lường hợp lý hơn.

220706smeq1841.jpg

Ông Hồ Hữu Thái nêu góp ý về Chương trình đảm bảo đo lường

Theo ông Nguyễn Văn Khá (Tổng Công ty Điện lực TP.HCM – EVN HCMC), EVN HCMC đang chủ động sử dụng thiết bị kiểm định di động, công tơ điện tử kết hợp hệ thống thu thập dữ liệu tự động tập trung từ xa (công tơ đo xa) để kiểm tra định kỳ các công tơ điện nhằm giải quyết kịp thời các yêu cầu của khách hàng về kiểm tra, kiểm chứng công tơ điện. Về định hướng nâng cao năng lực đảm bảo đo lường khi tham gia Chương trình đảm bảo đo lường, EVN HCMC mong muốn nhận được sự hỗ trợ từng bước hiện đại hóa khâu quản lý kiểm định để đáp ứng kịp thời các yêu cầu về nghi ngờ độ chính xác của thiết bị đo. Đồng thời, phát triển hệ thống đo đếm thông minh để đảm bảo cho khách hàng có thêm những tiện ích hữu dụng.

Giải đáp thắc mắc của các doanh nghiệp tham gia Hội nghị, bà Võ Đình Liên Ngọc (Phó Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) thông tin rằng doanh nghiệp sẽ cần xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, kinh phí thực hiện Chương trình đảm bảo đo lường đủ tính khả thi, tính hiệu quả, phù hợp với thực tế của doanh nghiệp, đáp ứng định hướng phát triển hoạt động sản xuất - kinh doanh theo từng năm, từng giai đoạn.

Cụ thể, thời gian thực hiện Chương trình đảm bảo đo lường tại doanh nghiệp được xác định cho một giai đoạn (ít nhất là 01 năm) để bảo đảm thực hiện được mục tiêu của Chương trình. Doanh nghiệp sẽ có điều kiện ứng dụng công nghệ đo lường tiên tiến, đổi mới trang thiết bị, công cụ để thực hiện các quy trình đo lường mới, phục vụ định hướng phát triển trong sản xuất - kinh doanh. Bên cạnh đó là những hoạt động bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật và quản lý về đo lường cho nhân viên làm việc tại doanh nghiệp.

Tùy thuộc vào thực tế và nhu cầu phát triển sản xuất - kinh doanh, doanh nghiệp lựa chọn mục tiêu cụ thể để xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình đảm bảo đo lường, chẳng hạn như: (1) Chỉ tiêu định lượng về tiết kiệm nguyên vật liệu, nhiên liệu, nhân công, giảm thất thoát, giảm giá thành sản phẩm, dịch vụ; (2) Mức độ tăng cường kiểm soát về đo lường đối với phương tiện đo, thử nghiệm, kiểm tra; phương pháp đo, thử nghiệm, kiểm tra; lượng của hàng đóng gói sẵn; kiểm soát chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; (3) Mức độ tăng cường kiểm soát phát thải ra môi trường; bảo đảm an toàn lao động, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm; (4) Mức độ nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp để tham gia chuỗi cung cấp sản phẩm, hàng hóa toàn cầu.

Khi tham gia Chương trình đảm bảo đo lường, doanh nghiệp có thể tăng cường hợp tác, liên kết với doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ trong nước hoặc nước ngoài trong hoạt động nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ về đo lường tiên tiến. Hoặc là, triển khai hợp tác, liên kết khai thác, sử dụng các phương tiện đo, chuẩn đo lường, thiết bị thử nghiệm, các trang thiết bị, công cụ khác theo quy định để thực hiện nhiệm vụ của Chương trình.

Được biết, thông qua triển khai Chương trình đảm bảo đo lường tại doanh nghiệp, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM cũng sẽ rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định – văn bản của pháp luật về đo lường.

Hoàng Kim (CESTI)

Mẫu sinh phẩm phù hợp để triển khai chương trình ngoại kiểm hoặc dùng làm mẫu nội kiểm trong thời gian dài, đáp ứng các nhu cầu sử dụng trong nước.

Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM vừa tổ chức Hội đồng nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ “Nghiên cứu chế tạo mẫu sinh phẩm đông khô dùng kiểm chuẩn xét nghiệm Hoá sinh đối với sáu thông số thường quy”. Nhiệm vụ do Trung tâm Kiểm chuẩn Xét nghiệm TP.HCM chủ trì.

Báo cáo tại buổi nghiệm thu, TS. Trần Hữu Tâm (chủ nhiệm nhiệm vụ) cho biết, nhóm thực hiện đã thu thập ý kiến qua phiếu khảo sát gửi đến 547 phòng xét nghiệm trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh thành, từ đó xác định các thông số hoá sinh lâm sàng sử dụng thường quy trong việc xét nghiệm chẩn đoán bệnh tại các bệnh viện, phòng xét nghiệm (đặc trưng cho các tình trạng bệnh lý khác nhau). Đồng thời, tiến hành dự đoán bước đầu nhu cầu sử dụng mẫu ngoại kiểm trong nước của các phòng xét nghiệm thông qua việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định lựa chọn mẫu ngoại kiểm tra chất lượng xét nghiệm. Các yếu tố được phân tích bao gồm: Năng lực kỹ thuật, Dịch vụ, Giá cả, Chất lượng, Vòng đời sản phẩm, Tính chất, Quy mô.

220630hk1.jpg

Từ kết quả tối ưu hoá tỷ lệ các chất bảo quản phải tiến hành thử nghiệm sàng lọc những yếu tố ảnh hưởng nhất đến các thông số hoá sinh bằng phần mềm chuyên dụng, nhóm thực hiện đã tối ưu hoá quy trình đông khô và thiết lập quy trình sản xuất mẫu sinh phẩm chứa 6 thông số hóa sinh. Tiếp đó, nhóm thực hiện xây dựng sơ đồ quy trình sản xuất mẫu và các bước thực hiện hoàn chỉnh theo các hướng dẫn của ISO Guide 34:2000 về yêu cầu cần thiết của nhà sản xuất mẫu chuẩn. Đồng thời, triển khai xây dựng nội dung kiểm tra và tiêu chí kiểm tra ở các công đoạn, bao gồm: kiểm tra nguyên vật liệu đầu vào; kiểm tra quy trình sản xuất; kiểm tra mẫu thành phẩm.

Nhóm thực hiện đã làm chủ công nghệ và hoàn thiện quy trình sản xuất mẫu sinh phẩm dùng kiểm chuẩn xét nghiệm hoá sinh (quy trình chế tạo mẫu sinh hoá là bí mật của các công ty nước ngoài). Hạn sử dụng của mẫu sinh phẩm đạt trên 6 tháng, đạt tiêu chuẩn của 1 mẫu kiểm chuẩn, tương đương với thời hạn mẫu của các hãng nước ngoài như Randox, Biorad… Mẫu sinh phẩm phù hợp để triển khai chương trình ngoại kiểm hoặc dùng làm mẫu nội kiểm trong thời gian dài, đáp ứng các nhu cầu sử dụng trong nước.

Hoàng Kim (CESTI)

TP.HCM đã liên kết với 19 tỉnh thành thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa. Hoạt động truy xuất nguồn gốc đã góp phần tạo dựng niềm tin ở người dân, thu hút sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất.

Ngày 28/6/2022, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM phối hợp cùng Trung tâm Mã số, mã vạch Quốc gia (thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ Khoa học và Công nghệ) tổ chức Hội nghị “Tuyên truyền, phổ biến về hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022”. Đây là hoạt động nhằm tuyên truyền, phổ biến về Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc (Đề án 100), các văn bản pháp luật, tiêu chuẩn quốc gia và các hoạt động liên quan truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, hướng dẫn việc triển khai truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn Thành phố.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, bà Nguyễn Thị Kim Huệ (Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM) cho biết, trong giai đoạn từ năm 2016 đến nay, TP.HCM đã ban hành nhiều chính sách nhằm triển khai thực hiện và thúc đẩy hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa như: 3 Đề án quản lý và truy xuất nguồn gốc (thịt heo, trứng gia cầm, thịt gia cầm) thuộc Dự án Mô hình Chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 – 2020); Chương trình mục tiêu phát triển rau an toàn trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2016 – 2020.

220628hk1.jpg

Các đề án, chương trình nêu trên đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, giúp hình thành thói quen sử dụng hình thức truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trong các cơ sở sản xuất. Người dân Thành phố đã ý thức được việc cần thiết phải thực hiện truy xuất nguồn gốc trong giao dịch, mua bán sản phẩm hàng hóa. Do đó, các hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa đã góp phần tạo dựng niềm tin ở người dân, thu hút sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn Thành phố và 19 tỉnh thành lân cận.

Hội nghị cũng là diễn đàn để đại diện các cơ quan quản lý, chuyên gia và doanh nghiệp trao đổi kinh nghiệm, đóng góp ý kiến để góp phần định hướng cho hoạt động truy xuất nguồn gốc trên địa bàn Thành phố trong thời gian tới.

Tại Hội nghị, Th.S Phạm Thị Xuân Hồng (Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM – viết tắt là BQL ATTP) báo cáo công tác phối hợp thực hiện và kết quả triển khai Đề án quản lý, nhận diện, truy xuất nguồn gốc thịt heo, thịt gia cầm, trứng gia cầm và Dự án Mô hình chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm.

Theo đó, BQL ATTP đã ban hành Quy trình tiếp nhận và cấp mã code cho cơ sở tham gia Đề án rút ngắn từ 40 ngày làm việc còn 10 ngày làm việc; phối hợp với các tỉnh triển khai Đề án quản lý, nhận diện và truy xuất nguồn gốc; tập huấn cho các cơ sở sơ chế, chế biến, sản xuất, kinh doanh những nội dung liên quan an toàn thực phẩm, trong đó có nội dung về truy xuất nguồn gốc. Kết quả, tính đến tháng 5/2022, gần 7.000 cơ sở (gần 4.300 cơ sở chăn nuôi, trên 130 cơ sở - đơn vị giết mổ, gần 2.400 đơn vị phân phối – bán lẻ…) ở 19 tỉnh thành tham gia Đề án truy xuất nguồn gốc. TP.HCM đi tiên phong dùng điện thoại thông minh sử dụng mã QR để truy xuất nguồn gốc.

Theo thực tế triển khai, BQL ATTP kiến nghị các cơ quan chuyên môn sớm ban hành quy định cụ thể về phương pháp, quy trình và biện pháp chế tài và cơ chế chính sách hỗ trợ cho cơ sở thực hiện truy xuất nguồn gốc thực phẩm, đặc biệt là các cơ sở nhỏ lẻ. BQL ATTP sẽ tiếp tục phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Chi cục các Tỉnh, Thành tiếp tục triển khai, thực hiện Đề án quản lý, nhận diện, truy xuất nguồn gốc thịt heo, thịt gia cầm, trứng gia cầm giai đoạn 2021 - 2025. Đồng thời, triển khai các hoạt động kết nối và đưa sản phẩm hàng hóa trong lĩnh vực nông sản, thủy sản, thực phẩm và các lĩnh vực khác thuộc thẩm quyền quản lý đã thực hiện truy xuất nguồn gốc đến người tiêu dùng.

Tại hội nghị, đại diện Trung tâm Mã số, mã vạch Quốc gia (thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Bộ Khoa học và Công nghệ) đã giới thiệu các yêu cầu chung đối với hệ thống truy xuất nguồn gốc theo Tiêu chuẩn 12850:2019 – Truy xuất nguồn gốc, các bước xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa, cũng như quy định các loại vật mang dữ liệu và ứng dụng trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.

220628hk2.jpg

Chia sẻ kinh nghiệm triển khai mô hình hỗ trợ dán tem (QR) truy xuất nguồn gốc rau quả tại các hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 – 2020, ông Võ Đức Duy Ân (Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, sau giai đoạn thí điểm và nhân rộng mô hình truy xuất nguồn gốc, sản lượng rau dán tem truy xuất nguồn gốc tăng từ 04 tấn/ngày trong năm 2016 (chiếm 25,6% tổng sản lượng/ngày) lên ước đạt 21 tấn/ngày trong năm 2020 (chiếm 62% tổng sản lượng/ngày). Việc truy xuất nguồn gốc rau, quả đã giúp cho người tiêu dùng nắm được thông tin về sản phẩm các mặt hàng rau, củ, quả trên bao bì như vùng sản xuất, người sản xuất, địa chỉ sản xuất khi cần thiết. Đồng thời, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cơ sở sản xuất – kinh doanh, sơ chế, chế biến trong việc cung cấp thông tin nguyên liệu thực phẩm đến người tiêu dùng và cộng đồng xã hội. Các cơ sở triển khai truy xuất nguồn gốc quản lý được chất lượng sản phẩm tốt hơn; nâng cao uy tín với các đơn vị thu mua sản phẩm.

Rõ ràng, người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn đến quá trình tạo ra sản phẩm và chuỗi cung ứng sản phẩm, đặc biệt với những sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ như nông sản, thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm,… Chính vì lẽ đó, truy xuất nguồn gốc dần trở thành xu thế, nhu cầu tất yếu. Hơn nữa, việc truy xuất đầy đủ thông tin ngược dòng, từ sản phẩm cuối cùng về nơi sản xuất ban đầu, thông tin trong toàn bộ quá trình sản xuất, rà soát từng công đoạn trong chế biến và phân phối sẽ là nguồn thông tin quan trọng giúp liên kết dữ liệu và tra cứu thông tin truy xuất trong suốt chuỗi cung ứng để các doanh nghiệp tiếp tục phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh. Do đó, truy xuất nguồn gốc là yếu tố quan trọng tạo cơ sở cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu và đang được các doanh nghiệp trên cả nước chú trọng triển khai thực hiện.

Hoàng Kim (CESTI)


Bản quyền © 2018 Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
Thiết kế và phát triển bởi HCMGIS
Tổng số truy cập: 11537353