SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Việc khuyến khích doanh nghiệp chủ động hơn trong việc sử dụng Quỹ chi đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua hoạt động chuyển đổi số sẽ góp phần nâng cao tỷ lệ chi cho đầu tư khoa học và công nghệ từ nguồn xã hội, tạo động lực phát triển kinh tế.

Ngày 10/10/2022, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM tổ chức Hội thảo “Các giải pháp chuyển đổi số hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và kinh nghiệm sử dụng nguồn Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp”. Hội thảo nằm trong chuỗi hoạt động của Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022 (WHISE 2022).

Phát biểu tại Hội thảo, bà Chu Vân Hải (Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM) cho biết, một trong những vấn đề đang được các doanh nghiệp quan tâm trong thời gian qua đối với hoạt động khoa học và công nghệ chính là việc trích và sử dụng phục vụ chuyển đổi số hiệu quả từ nguồn Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp mà vẫn đảm bảo phù hợp với các quy định như tại Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BKHCN-BTC ngày 28/6/2016 của Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Tài chính, Thông tư số 05/2022/TT-BKHCN ngày 31/5/2022 của Bộ Khoa học và Công nghệ.

221011hk1.jpg

Bà Chu Vân Hải (Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM) phát biểu tại Hội thảo

Hiện nay, 50% các khoản chi Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp là chi cho hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin. Điều này cho thấy chủ trương chuyển đổi số trong doanh nghiệp sẽ dễ được doanh nghiệp hưởng ứng và đồng hành cùng Thành phố vì xuất phát từ nhu cầu thực tế. Do đó, có thể khuyến khích doanh nghiệp chủ động hơn trong việc sử dụng Quỹ chi đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua hoạt động chuyển đổi số, từ đó góp phần nâng cao tỷ lệ chi cho đầu tư khoa học và công nghệ từ nguồn xã hội, tạo động lực phát triển kinh tế.

Dịp này, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM cũng kết nối 2 đơn vị cung cấp giải pháp chuyển đổi số là Trung tâm hỗ trợ và tư vấn Chuyển đổi số TP.HCM (DXCenter) và Trung tâm Kinh doanh VNPT TP.HCM với các doanh nghiệp đã thành lập Quỹ, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp có định hướng sử dụng Quỹ phục vụ chuyển đổi số. Các đơn vị đã trình bày 2 tham luận “Các giải pháp chuyển đổi số hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh” và “Khung chuyển đổi số VNPT cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa”.

Tư vấn cho các đơn vị Satra và Savipharm, ông Phí Anh Tuấn (Trung tâm hỗ trợ và tư vấn Chuyển đổi số TP.HCM) khẳng định, các doanh nghiệp lớn, đa ngành cần có hoạch định cụ thể để đi đúng hướng và tránh xảy ra những thay đổi. Trong đó, xác định đúng đơn vị tư vấn có năng lực phù hợp là điều rất quan trọng. Nếu doanh nghiệp chỉ tập trung chú trọng vào mặt công nghệ thì sẽ không đủ, mà phải bao gồm cả nghiệp vụ, dữ liệu, văn hóa tổ chức hoặc mức độ sẵn sàng để thay đổi. Lượng hóa các nhiều yếu tố thì việc hoạch định chiến lược chuyển đổi số mới có thể giúp thay đổi, cải tiến hiệu quả hoạt động.

221011hk2.jpg

Ông Phí Anh Tuấn chia sẻ định hướng chuyển đổi số cho doanh nghiệp

Mặt khác, doanh nghiệp nên đề cập đến câu chuyện chuyển đổi số vì hiệu năng và giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp. Đó là những nền tảng dễ triển khai và khai thác tốt, sẵn sàng kết nối và phù hợp để người dùng trải nghiệm ở mức ngân sách hợp lý.

Theo ông Lê Chí Thanh (VNPT TP.HCM), VNPT đang đồng hành cùng doanh nghiệp triển khai chuyển đổi số theo đối tượng và giai đoạn (siêu nhỏ, nhỏ, vừa và lớn) với các mức chi phí từ 3 triệu/năm trở lên. Trong đó, VNPT cũng kết hợp hướng dẫn các nội dung chi và quản lý Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp để triển khai chuyển đổi số.

Hoàng Kim (CESTI)

Nhóm chuyên gia tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã chế tạo thành công cảm biến điện hóa và hệ thiết bị phân tích nhanh, chính xác methanol trong đồ uống có cồn và nhiên liệu xăng. Giải pháp mở ra hướng mới trong việc phân tích hàm lượng methanol đơn giản, với giá thành hợp lý.  
Methanol hay còn gọi là alcol metylic, alcohol gỗ, naphtha gỗ. Đây là loại rượu đơn giản nhất, nhẹ, không màu, dễ bay hơi, dễ cháy, có mùi đặc trưng giống rượu trắng ethanol. Khác với ethanol, methanol có vị ngọt hơn và thơm hơn, gây độc mạnh. Trong các ngành công nghiệp, methanol là chất chống đông, dung môi hòa tan các nguyên liệu sản xuất, dung môi hữu cơ cho sơn, véc-ni, làm nguyên liệu để sản xuất chất dẻo và tổng hợp các chất hữu cơ, được sử dụng để sản xuất nhiên liệu như khí đốt và dầu diesel sinh học.

Methanol là chất độc, khi tiếp xúc trực tiếp có thể gây viêm da, phát ban, vảy nến, gây mờ và mù mắt, nghiêm trọng hơn gây rối loạn cục bộ, kích ứng niêm mạc đường hô hấp, tổn thương nội tạng, rối loạn thần kinh, gây tổn thương dây thần kinh não,… và có thể dẫn đến tử vong khi dùng một lượng lớn. Trong cơ thể người, một lượng nhỏ methanol được đào thải qua hệ bài tiết và hơi thở, phần lớn methanol bị oxi hóa  thành formaldehyde (độc gấp 33 lần methanol) và  sau đó fomanldehyde chuyển hóa thành acid formic (độc gấp 6 lần methanol)  ở gan. Tuy nhiên, trong thực tế, không thể loại bỏ hoàn toàn methanol trong đồ uống có cồn đặc biệt là rượu, bia. Trong bia, lượng methanol có khoảng 6-27 mg/l, trong rượu (mạnh) là 10-220 mg/l. Rượu pha chế có hàm lượng methanol rất cao, dễ gây ngộ độc và gây chết người. Hàm lượng methanol có trong rượu ethylic (rượu uống) phải thấp dưới mức 0,1%.

Ngoài việc pha methanol vào đồ uống có cồn để tăng mùi vị, nhằm mục đích trục lợi cá nhân thì việc pha methanol vào nhiên liệu xăng là vấn đề đáng quan tâm hiện nay  trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Với tỷ lệ 1-2% thì methanol không làm biến chất xăng dầu, không làm ảnh hưởng tới các động cơ và chi tiết máy. Tuy nhiên, với tỷ lệ 10-15% hàm lượng methanol pha vào xăng sẽ gây tác hại rất lớn. Trong khi đó, tại Việt Nam, chưa có quy định về hàm lượng tối đa methanol trong xăng, việc kiểm soát pha chế xăng ở các khâu trung gian còn lỏng lẻo.

Phát hiện nhanh methanol tại hiện trường

Nhằm phân tích nhanh, chính xác và kịp thời hàm lượng methanol trong đồ uống có cồn, xăng nhiên liệu, nhóm chuyên gia, nhà khoa học tại Viện Kỹ thuật nhiệt đới (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam) đã thực hiện nhiệm vụ khoa học - công nghệ “Chế tạo cảm biến điện hóa và hệ thiết bị phân tích methanol trong đồ uống có cồn và nhiên liệu xăng”. 

cb con1

Sản phẩm cảm biến methanol hoạt động độc lập không cần nguồn điện ngoài và máy tính

Đại diện nhóm thực hiện, GS.TS Trần Đại Lâm cho biết, mục tiêu của nhiệm vụ là chế tạo được cảm biến điện hóa phân tích trực tiếp methanol trong bia rượu và nhiên liệu xăng có kích thước và độ nhạy cao phù hợp cho các phép đo đạc tại hiện trường. Đồng thời, làm chủ công nghệ chế tạo cảm biến tích hợp máy đo điện hóa phân tích trực tiếp methanol trong môi trường lỏng. 

cb con2

Sản phẩm điện cực cảm biến SPE

Theo đó, GS. TS Trần Đại Lâm và các cộng sự đã thiết kế, chế tạo điện cực in (SPE) ứng dụng làm cảm biến phân tích MeOH. Đồng thời, thiết lập, tối ưu điều kiện tổng hợp màng PANI và composit (PANI-Graphen, PANI-CNTs) cho điện cực SPE biến tính.

Điện cực in SPE được chế tạo từ các nguyên liệu (đế bản mạch in, mực in) đã được thương mại hóa và có giá thành hợp lý. Với công nghệ chế tạo đơn giản bằng phương pháp in lụa, sản phẩm điện cực in do nhóm nghiên cứu chế tạo có chất lượng tương đương nhưng giá thành rẻ hơn rất nhiều so với sản phẩm thương mại. Ngoài ra, việc lựa chọn và xây dựng quy trình biến tính điện cực với polymer dẫn điện polyaniline và các xúc tác oxit kim loại chuyển tiếp (CuO, NiO) giúp nâng cao độ nhạy, độ chọn lọc của cảm biến so với việc sử dụng xúc tác là các kim loại quý như Au, Pt, từ đó giúp giảm giá thành của sản phẩm điện cực. 

Qua đó, nhóm triển khai nhiệm vụ khoa học - công nghệ tại Viện Kỹ thuật Nhiệt đới đã chế tạo thành công thiết bị điện hóa xách tay với 2 phiên bản, đó là: (1) Thiết bị điện hóa xách tay tích hợp màn hình hiển thị PLC, ắc quy cho phép thực hiện các phép đo hiện trường không cần kết nối máy tính và nguồn điện ngoài; (2) Thiết bị hóa xách tay kết nối máy tính, nguồn điện ngoài có thể ứng dụng lắp đặt tại các trạm phân tích với đầy đủ các chức năng đo và phân tích điện hóa. Đồng thời, kết nối thành công hai hệ điện hóa trên với điện cực SPE, tạo hệ cảm biến methanol, cho phép phân tích hiện trường hoặc trong phòng thí nghiệm.

Sử dụng các thiết bị điện hóa xách tay và điện cực cảm biến đã chế tạo, nhóm cũng đã kết nối thành công điện cực và thiết bị tạo cảm biến điện hóa methanol có độ chọn lọc cao với methanol; giới hạn phát hiện thấp (1 mg/l); vùng tuyến tính rộng (1 mg/l đến 10.000 mg/l); thời gian đáp ứng dưới 3 giây, và độ lặp lại tốt. Các thiết bị này có độ bền tối thiểu 5 năm. 

So sánh hoạt động của cảm biến so với phương pháp GC/MS (Sắc ký khí ghép đầu dò khối phổ) cho thấy, kết quả phân tích đối chứng mẫu rượu chưng cất (rượu trắng) được thêm chuẩn 2.000 ppm methanol và mẫu xăng A95 thêm chuẩn 10.000 ppm methanol cho kết quả khá tương đồng. Nhóm tác giả khẳng định, ưu điểm của phương pháp cảm biến là phân tích trực tiếp, trả kết quả nhanh trong khi phương pháp GC/MS đòi hỏi pha loãng mẫu và thời gian phân tích khá lâu. Ngoài ra, sử dụng cảm biến phân tích hàm lượng methanol trong một số mẫu đồ uống có cồn và nhiên liệu xăng, cho thấy hàm lượng methanol nằm trong ngưỡng cho phép theo TCVN và nằm dưới ngưỡng phát hiện của cảm biến.   

cb con3

Phân tích methanol trong các mẫu bia rượu bằng cảm biến điện hóa

Thay thế phương pháp truyền thống

Theo lời GS.TS Trần Đại Lâm, để định lượng methanol trong đồ uống có cồn có thể sử dụng các thiết bị phân tích hóa lý trong phòng thí nghiệm như phương pháp sắc ký sử dụng chuẩn nội n-butanol, bột kít để phân tích định tính methanol, dùng cảm biến sinh học,... 

"Tuy nhiên, để phân tích định lượng methanol cần thực hiện bằng các phân tích chuyên sâu, tốn nhiều thời gian từ khi lấy mẫu đến khi có kết quả. Ngoài ra, các phương pháp trên tuy chính xác nhưng phức tạp, chi phí cao", GS.TS Trần Đại Lâm đánh giá.

Do đó, sử dụng các bộ kit tuy đơn giản, giá thành thấp nhưng chỉ định tính khi có mặt methanol trong rượu với giới hạn phát hiện đòi hỏi nồng độ methanol cao và không phát hiện được khi trong mẫu có lẫn các chất khác vốn có trong đồ uống có cồn (rượu giả, rượu kém chất lượng,….). Vì vậy, để định tính, định lượng methanol một các nhanh chóng hiệu quả, việc sử dụng các cảm biến điện hóa trong lĩnh vực này đã có những bước tiến quan trọng. 

Vì thế, có thể khẳng định rằng, với việc chế tạo thành công cảm biến điện hóa và hệ thiết bị phân tích methanol trong đồ uống có cồn và nhiên liệu xăng của nhóm tác giả, đã có thể khắc phục các hạn chế và thay thế các phương pháp nói trên. 

 

Thông tin liên hệ:

Viện Kỹ thuật Nhiệt đới (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam)

Địa chỉ: 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội 

Điện thoại: 0835559888

Email: tdlam@itt.vast.vn 

Cuộc thi “Chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao năm 2022” do Sở KH-CN TPHCM phối hợp với Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao tổ chức vừa khép lại. Cuộc thi nhằm tìm kiếm, tuyển chọn và ươm tạo các dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. 

Cuộc thi năm nay có 10 dự án xuất sắc trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao lọt vào vòng chung kết

Cuộc thi năm nay có 10 dự án xuất sắc trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao lọt vào vòng chung kết

Sau 5 hơn tháng phát động, cuộc thi đã nhận được 80 dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao. Từ 25 dự án lọt vào vòng bán kết, ban giám khảo đã chọn ra 10 dự án xuất sắc nhất tham gia vòng chung kết và vinh danh trao giải vào ngày 8-10. Trong đó, dự án Bambi - Giải pháp đổi màu và bảo quản hoa công nghệ xanh cho ngành hoa tươi, đạt giải nhất.

Trao giải cuộc thi Chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ảnh 1
Ban tổ chức trao giải nhất cho dự án Bambi – Giải pháp đổi màu và bảo quản hoa công nghệ xanh cho ngành hoa tươi

Dự án Ứng dụng công nghệ sấy đông khô vào chế biến các sản phẩm từ nông sản, đạt giải nhì. Đồng giải ba gồm 2 dự án: Hoàn thiện hệ cảm biến thông minh giám sát, phát hiện bất thường và cảnh báo sớm ứng dụng trong mô hình nuôi tôm ba giai đoạn dùng ao bạt nổi; dự án Mantra Kombucha - Thức uống lành cho người Việt sống xanh.

Ngoài ra, ban tổ chức cũng trao thêm 6 giải khuyến khích cho các dự án nằm trong Top 10.

Trao giải cuộc thi Chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ảnh 2
Dự án Ứng dụng công nghệ sấy đông khô vào chế biến các sản phẩm từ nông sản, đạt giải nhì

Các dự án đạt giải sẽ được ưu tiên xem xét, lựa chọn tham gia chương trình ươm tạo doanh nghiệp tại Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao và có cơ hội tham gia chương trình hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo do Sở KH-CN TPHCM tổ chức, với số tiền hỗ trợ lên đến 2 tỷ đồng/dự án.

Cuộc thi Chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2017, do Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao khởi xướng, để tìm kiếm, tuyển chọn và ươm tạo các dự án khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.

Năm 2022, các dự án sẽ tập trung phát triển các doanh nghiệp chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong bảo quản và chế biến sau thu hoạch, chuyển đổi số trong sản xuất, hoạt động thương mại… 

Trao giải cuộc thi Chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ảnh 3
Cuộc thi năm nay có 10 dự án xuất sắc trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao lọt vào vòng chung kết
Trải qua 5 năm, có hơn 400 dự án khởi nghiệp đăng ký tham gia, ban tổ chức đã hỗ trợ ươm tạo và thương mại sản phẩm cho hơn 30 doanh nghiệp với hơn 120 sản phẩm lưu hành trên thị trường.
Năm 2021, cuộc thi tìm ra 7 ý tưởng xuất sắc và tiến hành ươm tạo, hiện đã có 3 doanh nghiệp được thành lập với hơn 10 sản phẩm đang được thương mại trên thị trường.

Theo đại diện ban tổ chức, cuộc thi còn góp phần hiện thực hóa mục tiêu xây dựng TPHCM - thành phố khởi nghiệp cho giới trẻ; khuyến khích và khơi dậy tinh thần khởi nghiệp, sáng tạo trong cộng đồng trí thức trẻ; hỗ trợ phát triển ý tưởng thành sản phẩm có tiềm năng thương mại hóa; hình thành các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao; tăng cường kết nối các nguồn lực, hỗ trợ khởi nghiệp.

BÙI TUẤN - SGGP

Ngày 5/10/2022, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM đã phối hợp cùng Phòng Kinh tế quận 11 tổ chức Hội nghị gặp gỡ, tọa đàm, đồng hành cùng doanh nghiệp với chủ đề “Ứng dụng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo để phát triển sản xuất kinh doanh”. Hơn 100 doanh nghiệp nhỏ và vừa ở quận 11 đã tham dự Hội nghị.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Lê Thanh Minh (Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM) cho biết, sau dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp ở trên địa bàn TP.HCM đã chủ động chuyển đổi mô hình sản xuất - kinh doanh nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn và giảm thiểu chi phí. Chính doanh nghiệp đã nhận thức được vai trò và ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo để thúc đẩy tăng năng suất, chất lượng, mở ra cơ hội để doanh nghiệp hướng tới thành công.

221008nl1.jpg

Ông Lê Thanh Minh (Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM) phát biểu tại Hội nghị

Theo bà Trần Thị Bích Trâm (Phó Chủ tịch UBND quận 11), nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Quận mong muốn được kết nối nguồn hỗ trợ ứng dụng chuyển đổi số và chuyển giao công nghệ để tăng khả năng cạnh tranh theo xu hướng phát triển kinh tế số. Tại Hội nghị, có doanh nghiệp sản xuất răng giả phục vụ nha khoa muốn ứng dụng công nghệ thông tin để tăng cường đào tạo nhân lực và đổi mới quy trình sản xuất (đang sản xuất thủ công). Ngoài ra còn có những doanh nghiệp nhỏ đang loay hoay trong vấn đề đăng ký thương hiệu, kiểm định chất lượng sản phẩm, tìm kiếm nguồn cung nguyên vật liệu hoặc các đối tác hợp tác kinh doanh…

Trong khuôn khổ Hội nghị, ông Võ Hưng Sơn (Trưởng phòng Quản lý khoa học và công nghệ cơ sở) đã giới thiệu các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp về khoa học và công nghệ mà Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM đang triển khai (xem chi tiết tại đây). Theo đó, doanh nghiệp có thể đăng ký với Phòng Kinh tế quận 11 để đặt hàng Sở tháo gỡ các vướng mắc thường gặp như thủ tục đăng ký thương hiệu, thực hiện các quy định về kiểm tra, kiểm định tiêu chuẩn kỹ thuật…

221008nl2.jpg

Ông Võ Hưng Sơn (Trưởng phòng Quản lý khoa học và công nghệ cơ sở) thông tin tới các doanh nghiệp trong hội nghị

Thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp nhỏ chưa đủ nguồn lực hoặc chưa sẵn sàng để ứng dụng chuyển đổi số toàn diện. Do vậy, doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu chuyển đổi số để tìm kiếm các giải pháp linh hoạt, thích ứng với hoạt động sản xuất - kinh doanh. Chủ doanh nghiệp có thể tham khảo một số kiến thức cơ bản đang được Sở cung cấp miễn phí tại https://phobienkienthuc.doimoisangtao.vn. Qua đó, doanh nghiệp sẽ có thêm những góc nhìn về tư duy sáng tạo trong kinh doanh, đổi mới phương thức quản trị doanh nghiệp, quản trị tài sản trí tuệ cũng như hoạt động năng suất chất lượng, truyền thông…

Về hoạt động kết nối doanh nghiệp tìm hiểu ứng dụng và chuyển giao công nghệ phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, ông Nguyễn Đức Tuấn (Quyền Giám đốc Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ - CESTI) nhấn mạnh: “CESTI liên tục tổ chức nhiều sự kiện kết nối, chuyển giao công nghệ nhằm tạo điều kiện cho các nhà cung ứng, nhà khoa học giới thiệu các công nghệ, thiết bị, sản phẩm mới đến cộng đồng. Bên cạnh đó, CESTI cũng tổ chức các chuyên đề Kết nối ý tưởng và Hợp tác công nghệ nhằm giải quyết nhu cầu công nghệ, thiết bị của doanh nghiệp sản xuất. Qua đó, thúc đẩy, tạo lập các quan hệ hợp tác đầu tư, phát triển và chuyển giao công nghệ.”.

221008nl3.jpg

Ông Nguyễn Đức Tuấn (Quyền Giám đốc Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ - CESTI) trao đổi thông tin với doanh nghiệp

Trong thời gian sắp tới, CESTI sẽ phối hợp cùng Phòng Kinh tế quận 11 đẩy mạnh triển khai các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp như tham dự trình diễn công nghệ, tư vấn công nghệ - thiết bị, hỗ trợ kết nối chuyển giao công nghệ, tư vấn đăng ký sở hữu trí tuệ… Từ đó, doanh nghiệp ở quận 11 sẽ chủ động hơn trong việc tiếp cận và đưa công nghệ vào nâng cao hiệu quả sản xuất – kinh doanh.

Cesti.gov.vn

Trong khuôn khổ các hoạt động của Ngày hội Khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo Quốc gia TECHFEST VIETNAM 2022, Hội Sáng chế Việt Nam, Viện Nghiên cứu sáng chế và Khai thác công nghệ phối hợp với Làng Sáng chế và Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo tổ chức Chương trình vinh danh “Ngôi sao sáng chế IPSTAR 2022”.

Chương trình vinh danh hướng tới các nội dung chính như: Nhằm tôn vinh các cá nhân đã có nhiều đổi mới sáng tạo, đóng góp cho hoạt động sáng chế trong thời gian gần đây, đồng thời khuyến khích gia tăng số lượng đơn đăng ký sáng chế của cá nhân, tổ chức Việt Nam và từng bước xây dựng nền tảng sáng chế phát triển bền vững và nhằm tôn vinh các tổ chức, cá nhân có những hoạt động nghiên cứu, sáng tạo, ứng dụng phát triển, thương mại hóa sản phẩm từ sáng chế và góp phần phát triển kinh tế, xây dựng đất nước.

Kính mời các cá nhân, cơ quan/ đơn vị quan tâm tham dự vui lòng tham khảo Quy chế Vinh danh “Ngôi sao sáng chế IPSTAR 2022” (tài liệu đính kèm)

Để có thêm thông tin, xin vui lòng liên hệ trực tiếp với Ban Thư ký Chương trình: Chị Hà Diệu Linh; điện thoại: 0917726569, Email: ngoisaosangcheipstar@gmail.com.

Chiều 7-10, tại Trung tâm Báo chí, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức cùng đại diện Sở KH-CN, Sở TT-TT TPHCM đã chủ trì buổi họp báo công bố Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số TPHCM 2022. 

Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức phát biểu tại họp báo

Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức phát biểu tại họp báo

Đây là chuỗi các sự kiện được tổ chức theo Kế hoạch 3262/KH-UBND ngày 14-9-2022 của UBND TPHCM với Chủ đề: “Chuyển đổi số - động lực mới cho phát triển của Thành phố”.

Công bố Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số TPHCM 2022  ​ ảnh 1
Họp báo Công bố Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số TPHCM 2022 
Theo đó, Tuần lễ sẽ chính thức diễn ra từ ngày 8 đến 14-10-2022 với khoảng 30 sự kiện, trong đó hai ngày chính của Tuần lễ (ngày 13 và 14-10) với chuỗi các sự kiện có sự tham gia của các lãnh đạo trung ương và địa phương như: Hội thảo khoa học: “Chính sách cấp cao về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; Triển lãm sản phẩm công nghệ và chuyển đổi số; Các sự kiện kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; Các cuộc thi và trao thưởng cho những tổ chức và cá nhân có đóng góp cho hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số của TPHCM…

Theo Sở TT-TT TPHCM, Tuần lễ được tổ chức với mục đích Tổng kết hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp và chuyển đổi số của cộng đồng trên địa bàn TPHCM 2022; Kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của thành phố với các tỉnh lân cận, đơn vị trong và ngoài nước; Phát động tuyên truyền, phổ biến thông điệp của Chính phủ về chuyển đổi số, triển khai Chiến lược quốc gia trong chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số, Chính phủ số, thực hiện các hoạt động thiết thực hưởng ứng chào mừng Ngày Chuyển đổi số quốc gia (10-10)…

Công bố Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số TPHCM 2022  ​ ảnh 2
Giám đốc Sở TT-TT Lâm Đình Thắng giới thiệu Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số TPHCM 2022  
“Thông qua Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số TPHCM 2022, kỳ vọng sẽ thúc đẩy việc phát triển các giải pháp chuyển đổi số, giải pháp công nghệ và đổi mới sáng tạo trong cuộc sống, đặc biệt là khu vực công, y tế và giáo dục; thu hút sự quan tâm của các cá nhân, nhóm nghiên cứu trong và ngoài nước về việc hỗ trợ thành phố chuyển đổi số và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; từ đó kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp, người dân cùng chung tay quyết tâm thực hiện thành công đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số của TPHCM”, theo Giám đốc Sở TT-TT Lâm Đình Thắng.
Tại họp báo, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức đề nghị ba sở là Sở KH-CN, Sở TT-TT và Sở Công thương TPHCM phối hợp thật tốt để tổ chức thành công Tuần lễ, góp phần tích cực hưởng ứng Ngày chuyển đổi số quốc gia theo quyết định của Thủ tướng, đồng thời khẳng định vai trò quan trọng, thúc đẩy sự phát triển của KH-CN và chuyển đổi số trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội thành phố.

Dây chuyền sản xuất gạch áp dụng nguyên lý ép rung khuôn - rung bàn kết hợp vừa được hoàn thiện đã mở ra hướng tiếp cận mới cho năng lực sản xuất vật liệu không nung của các doanh nghiệp trong nước, đồng thời khẳng định trình độ ở mức cao của đội ngũ kỹ sư, chuyên gia Việt Nam trong nghiên cứu, thiết kế và chế tạo các giải pháp tự động hóa phục vụ nhiều ngành công nghiệp phụ trợ

Thực tế cho thấy, công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng không nung nói chung và gạch bê tông nói riêng đang được nhiều nước phát triển trên thế giới áp dụng, nhằm giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất, qua đó mang lại nhiều kết quá tích cực như tận dụng được nhiều nguồn nguyên liệu giá thành thấp cũng như có sẵn tại nhiều địa phương.

Tại Việt Nam, Chính phủ và các bộ ngành liên quan từ nhiều năm qua đã ban hành hàng loạt chủ trương, chính sách, kế hoạch và chương trình hành động cụ thể nhằm thúc đẩy việc sử dụng gạch không nung trong xây dựng các công trình xây dựng ở quy mô dân dụng lẫn công nghiệp, đặc biệt đối với các dự án xây dựng có sử dụng nguồn vốn ngân sách.

Đối với TP.HCM, UBND TP.HCM cũng đã phê duyệt “Đề án phát triển vật liệu xây dựng tại TP.HCM đến năm 2030”, nhằm đưa TP.HCM phát triển lĩnh vực vật liệu xây dựng có công nghệ sản xuất hiện đại tạo ra các sản phẩm chất lượng cao về kỹ thuật, mỹ thuật, tiêu hao nguyên liệu và năng lượng thấp, sử dụng phế thải công nghiệp, bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên; phát triển đa dạng các loại vật liệu xây dựng cơ bản đáp ứng yêu cầu xây dựng các công trình đặc thù, các công trình ven biển và hải đảo. 

Để giải quyết tính cấp thiết của việc cần phải nghiên cứu, lựa chọn công nghệ vật liệu và dây chuyền thiết bị sản xuất gạch không nung cho TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung, PGS.TS. Nguyễn Quốc Hưng và các cộng sự tại Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Công nghệ máy Công nghiệp (thuộc Trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM) đã triển khai nhiệm vụ khoa học - công nghệ "Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo máy ép gạch không nung tự động hóa rung khuôn -  rung bàn kết hợp năng suất 100.000 viên QTC/ca". 

Không chỉ hoàn thiện thiết kế, chế tạo và thử nghiệm thành công máy ép tạo hình gạch không nung (loại gạch 4 lỗ, quy cách 8x8x18cm) theo nguyên lý rung khuôn -  rung bàn kết hợp với độ ổn định cao, thì nhóm triển khai nhiệm vụ khoa học - công nghệ do PGS.TS Nguyễn Quốc Hưng là người chủ trì cũng đã đề xuất nghiên cứu thiết kế chế tạo thêm một hệ thống phụ trợ từ khâu bóc gạch thành phẩm đến khâu đóng gói và cấp pallet trở lại cho qua trình tạo hình.

PGS.TS Nguyễn Quốc Hưng cho biết, dây chuyền ép gạch hoạt động trên nền tảng tự động hóa, hoạt động ổn định và thân thiện với người dùng. 

mayep1

Máy ép tạo hình gạch không nung 8x8x18cm trong dây chuyền sản xuất gạch bê tông được hoàn thiện và vận hành thực tế

"Tuổi thọ hoạt động của máy là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế, do đó quy trình công nghệ chế tạo của các chi tiết phải được nghiên cứu tính toán một cách khoa học", PGS.TS Nguyễn Quốc Hưng nhấn mạnh, "Nhóm cũng đã thực hiện một bộ quy trình công nghệ chế tạo các chi tiết điển hình quan trọng trong hệ thống dây chuyền máy của đề tài như cụm khuôn chày tạo hình gạch, cụm khung máy, bộ nâng hạ,..".

Ngoài ra, quá trình lắp đặt máy cũng được hướng dẫn cụ thể chi tiết bởi một bộ tài liệu hướng dẫn lắp đặt và vận hành. 

Về cơ bản, nguyên lý hoạt động của dây chuyền ép gạch được hoàn thiện như sau: Xe cấp liệu (15) sau khi được cấp đủ liệu từ phễu chứa (13) sẽ tiến về phía trước cấp liệu cho khuôn cối (05). Trong suốt quá trình cấp liệu thì bộ rung (02) và (10) hoạt động, sau khi cấp liệu xong, bộ rung (02) và (10) ngừng hoạt động, bộ cấp liệu (15) lui về vị trí ban đầu, tiếp tục hứng liệu từ phễu. Xy lanh ép (06) hoạt động, hạ khuôn chày (04) đến vị trí chạm bề mặt vật liệu trên khuôn cối (03) thì bộ rung (02) và (10) hoạt động lần nữa, khi đó khuôn chày (04) tiếp tục ép gia tải đến khi đạt đủ chiều cao quy định của viên gạch thì dừng lại, lúc này bộ rung (02) và (10) hoạt động cũng dừng lại. Xy lanh (09) nâng khuôn cối (03) một đoạn lớn hơn chiều cao viên gạch, nhằm tách sản phẩm khỏi khuôn (lúc này khuôn chày vẫn giữ  nguyên vị trí ép). Băng tải (14) hoạt động đưa sản phẩm ra vị trí dưỡng hộ, đồng thời khuôn chày (04) lùi về vị trí ban đầu và băng tải (16) cấp pallet mới. Cuối cùng, khuôn cối (03) lùi về vị trí ban đầu chuẩn bị cho chu trình ép gạch tiếp theo.

epgach2

Nguyên lý hoạt động của hệ thống ép gạch không nung

PGS.TS Nguyễn Quốc Hưng chia sẻ thêm, hiện nay công nghệ  nguyên lý ép rung đang chiếm đến 90% trong các loại công nghệ sản xuất gạch bê tông tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Điều này khá dễ hiểu do sự ra đời từ rất lâu và được cải tiến rất nhiều qua thời gian, được các hãng danh tiếng của CHLB Đức phát triển. Công nghệ ép rung khuôn cũng đang trên đà nghiên cứu phát triển, hứa hẹn tạo nên sự đa dạng của công nghệ sản xuất gạch trong tương lai. Dù công nghệ ép rung khuôn hay ép rung bàn cũng đều có những ưu nhược điểm nhất định, tùy vào các điều kiện của mỗi nhà đầu tư và loại hình sản phẩm, nguyên vật liệu đem sản xuất. 

epgach3

Cụm máy ép gạch bê tông

Do đó, nhóm nghiên cứu lựa chọn nguyên lý ép rung khuôn và rung bàn kết hợp, nhằm lựa chọn được ưu điểm của mỗi phương pháp và cũng loại trừ được các nhược điểm của mỗi phương pháp, tạo ra được một mẫu máy ép gạch bê tông có tính năng hoàn hảo nhất để đưa được vào sản xuất đạt hiệu quả cao nhất theo mục tiêu đặt ra của đề tài.

Hiện nay trên thị trường có nhiều chủng loại máy ép gạch khác nhau, sử dụng các công nghệ định hình khác nhau tùy vào quy mô nhà xưởng, nguồn nguyên liệu sản xuất và điều kiện của nhà đầu tư nhưng nhìn chung, trên thế giới hiện nay có 2 loại công nghệ định hình gạch bê tông, là công nghệ ép rung và công nghệ ép tĩnh. Đối với công nghệ ép rung, các dòng máy trên thị trường hiện nay sử dụng 3 mô hình, gồm ép rung bàn, ép rung khuôn và ép rung khuôn kết hợp với rung bàn.

Chia sẻ thêm về hoạt động của hệ thống máy ép gạch bê tông vừa hoàn thiện, đại diện nhóm chuyên gia - kỹ sư tại Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Công nghệ máy Công nghiệp cho biết, sau khi phễu chứa liệu đặt trên máy chủ đã được cấp liệu đầy đủ, và công nhân đã xếp tấm pallet lên máy cấp pallet tự động, thì máy đổ pallet tự động sẽ chuyển pallet vào máy tiếp pallet của máy chính, sau đó máy tiếp tấm sẽ đưa tấm pallet vào vị trí dưới khuôn dưới. 

Tiếp đó, xe liệu cấp đủ lượng liệu vào khuôn dưới, đầu ép sẽ ép xuống khuôn với lực ép lớn tùy vào từng loại sản phẩm, để tạo hình viên gạch. Sau khi lực ép đã đủ, đầu ép tự động nâng lên, máy ra gạch đẩy tấm pallet gạch ra bên ngoài máy xếp chồng tấm qua hệ thống băng tải xích.

Khuôn ép được chọn sử dụng cho hệ thống là dạng khuôn ghép bằng thép kết hợp nhiệt luyện, với quy cách cho phép bố trí 80 viên gạch trên một khuôn.

Sau nhiều giai đoạn thử nghiệm, nhóm nghiên cứu đã đưa ra được chế độ vận hành của máy cho loại gạch 4 lỗ (kích thước 8x8x18cm) với các thông số như: cường độ ép 10Mpa, tần số rung 40-45Hz, và thời gian tạo hình 25-31 giây.

PGS.TS Nguyễn Quốc Hưng cho biết, máy này được thiết kế năng suất khoảng 100.000 viên/ca. Năng suất thực tế khi vận hành thử nghiệm đạt 80 - 89%, tỷ lệ sản phẩm lỗi ở mức 3- 3,5%.

epgach4

Tổng thể một dây chuyền sản xuất gạch không nung

Ngoài ra, kết quả kiểm nghiệm về độ chịu lực, độ đồng nhất vật liệu của thành phẩm gạch 4 lỗ cũng đã được các cơ quan quản lý chuyên ngành cũng như các đơn vị sản xuất phối hợp tham gia triển khai nhiệm vụ đánh giá đáp ứng tốt tất cả thông số, chỉ tiêu kỹ thuật của ngành sản xuất vật liệu xây dựng Việt Nam.

Đại diện nhóm triển khai nhiệm vụ cũng khẳng định, so với các giải pháp ép gạch không nung có cùng mức công suất và tính năng tương tương nhập ngoại, thì giải pháp vừa hoàn thiện và đã đưa vào vận hành thử nghiệm tại Công ty Cổ phần đầu tư công nghệ Đức Thành không chỉ vượt trội ở khả năng linh hoạt trong việc lắp đặt bởi được thiết kế ở dạng mô-đun, thậm chí có thể thuận tiện ghép nối với một số dây chuyền cấp liệu hiện hữu thay vì phải triển khai mới một dây chuyền sản xuất; song đặc biệt hơn hết là chi phí đầu tư hợp lý, nếu như không muốn nói là thấp hơn đáng kể so với máy ép gạch bê tông nhập ngoại, trong khi đó việc bảo trì, bảo dưỡng cũng thuận tiện hơn rất nhiều do hoàn toàn do đội ngũ kỹ sư trong nước trực tiếp đảm nhận, qua đó giúp doanh nghiệp hạn chế sự trì trệ trong sản xuất.

"Đáng chú ý, nếu so với nhiều máy ép gạch bê tông của Trung Quốc đang được một số doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng sử dụng, thì gạch 4 lỗ không nung sản xuất từ dây chuyền thử nghiệm của nhóm nghiên cứu đã thể hiện sự đồng nhất về vật liệu tốt hơn qua các kiểm tra cũng như kiểm định khoa học, cũng như độ sai lệch về kích thước (độ rộng, độ rỗng) giữa hai đầu của viên gạch", ThS. Đào Đức Diễn, thành viên phản biện Hội đồng tư vấn nghiệm thu nhiệm vụ khoa học công nghệ đánh giá, "Và sự đồng nhất về kích thước, đồng nhất về vật liệu đối với gạch không nung, mà cụ thể là gạch bê tông 4 lỗ sản xuất từ dây chuyền áp dụng công nghệ rung khuôn của Nhật Bản, Hàn Quốc và chính kết quả của nhiệm vụ khoa học công nghệ này, đang là ưu tiên lựa chọn của các tập đoàn, công ty xây dựng lớn tại Việt Nam".

Chưa dừng lại ở đó, bên cạnh việc chế tạo, lắp đặt và đưa vào vận hành máy tạo hình gạch đáp ứng các tiêu chí, thì nhóm triển khai nhiệm vụ khoa học - công nghệ cũng đã thiết kế thêm các máy phụ trợ kết nối với hệ thống máy trộn tạo nguyên liệu cấp phối để đưa toàn bộ dây chuyền sản xuất gạch bê tông đi vào sử dụng một cách an toàn, hiệu quả và ổn định.

Có thể khẳng định rằng, dây chuyền sản xuất gạch áp dụng nguyên lý ép rung khuôn - rung bàn kết hợp vừa được hoàn thiện đã mở ra hướng tiếp cận mới cho năng lực sản xuất vật liệu không nung của các doanh nghiệp trong nước, đồng thời khẳng định trình độ ở mức cao của đội ngũ kỹ sư, chuyên gia Việt Nam trong nghiên cứu, thiết kế và chế tạo các giải pháp tự động hóa phục vụ nhiều ngành công nghiệp phụ trợ.

Thông tin liên hệ:

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ - Máy Công nghiệp  (Đại học Công nghiệp TPHCM)

Địa chỉ: Phòng T4.00, nhà T, 12 Nguyễn Văn Bảo, P.4, Q.Gò Vấp, TP.HCM

Điện thoại: 028362577028 - 0913669202; 0938485812

E-mail: rdtechkhcn.iuh@gmail.com  - hung.nq@vgu.edu.vn

Dựa trên kết quả nhiệm vụ, cơ quan quản lý có thể dự đoán khả năng bảo vệ của vắc xin trong cộng đồng, triển khai các giải pháp hỗ trợ kịp thời cho công tác phòng chống COVID-19, hạn chế bùng phát dịch. 

Thực tế cho thấy, tiêm vắc xin ngừa COVID-19 tạo miễn dịch cộng đồng là giải pháp hữu hiệu có thể giảm thiểu sự lây nhiễm SARS-CoV-2 cũng như giảm tình trạng nguy kịch cho người nhiễm và gánh nặng y tế toàn cầu, góp phần khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội. 

covid1

Tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho người dân

Tại Việt Nam, vắc xin AZD1222 (được đồng phát triển bởi Đại học Oxford và hãng dược AstraZeneca) là loại vắc xin đã được đưa vào sử dụng trong tiêm phòng SARS-CoV-2 từ tháng 3/2021. Do trong nước chưa có báo cáo khoa học rõ ràng về sự suy giảm nồng độ kháng thể sau tiêm vắc xin theo thời gian sau tiêm chủng, các nhà khoa học ở Đại học Y dược TP.HCM đã triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ “Nghiên cứu đánh giá đáp ứng miễn dịch sau tiêm chủng vaccine ChdOx1 nCoV-19 (AZD1222)” nhằm đánh giá hiệu quả của việc tiêm vắc xin. Nhiệm vụ cũng nhằm đóng góp nguồn dữ liệu cần thiết về đáp ứng miễn dịch sau tiêm đủ liều vắc xin, mở đường cho những nghiên cứu tiếp theo về kiểm soát, phòng ngừa COVID-19 tại Việt Nam và trên thế giới. 

covid2

Nhóm thực hiện báo cáo kết quả nhiệm vụ trước Hội đồng nghiệm thu Sở KH&CN

Sau khi tiêm vắc xin, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ tạo ra các kháng thể khác nhau chống lại các kháng nguyên virus như protein nucleocapsid (N) và protein spike (S), bao gồm các kháng thể kháng protein N, kháng protein S đặc hiệu nhắm mục tiêu đến tiểu đơn vị protein S1 và các vùng liên kết thụ thể (RBD). Kháng thể anti-S (trong cấu trúc IgG, IgM, IgA) được tạo ra chống lại các protein spike nằm trên bề mặt bên ngoài của virus, ngăn không cho virus xâm nhập vào tế bào. Kháng thể anti-N được tạo ra chống lại các protein nucleocapsid của virus và ngăn chặn sự sinh sôi của virus nếu virus xâm nhập vào tế bào. Nồng độ kháng thể có thể thay đổi tùy thuộc thời gian đo, quá trình lây nhiễm và các đặc điểm miễn dịch của mỗi người. Các kháng thể có chức năng ức chế virus được gọi là kháng thể trung hòa (neutralizing antibodies). Kháng thể trung hòa được tạo ra chủ yếu chống lại protein spike (S) của SARS-CoV-2. 

PGS.TS. Nguyễn Hoàng Bắc (chủ nhiệm nhiệm vụ) cho biết: “Phản ứng miễn dịch sớm ở một người đã được tiêm vắc xin phòng ngừa SARS-CoV-2 có thể dự đoán mức độ bảo vệ của họ đối với virus. Biết rõ sự tồn tại của kháng thể và miễn dịch dài hạn sau tiêm vắc xin là vấn đề cần thiết trong đánh giá miễn dịch cộng đồng, dự phòng khả năng lây nhiễm, cũng như tiên lượng mức độ trầm trọng của dịch bệnh nhằm xây dựng chiến lược tối ưu để kiểm soát dịch.”. 

Người được chọn để nghiên cứu là người khỏe mạnh từ đủ 18 tuổi trở lên, đã được tiêm đủ 2 liều của vắc xin AZD1222. Do những thay đổi trong chiến lược tiêm vắc xin mũi 3 (tăng cường), sau thời điểm 90 ngày và trước thời điểm 180 ngày sau tiêm mũi 2, đa số người tham gia đã tiêm mũi 3 (chủ yếu bằng BNT162b2). Vì vậy, dân số nghiên cứu được phân chia thành 3 nhóm, bao gồm nhóm người chỉ tiêm 2 mũi vắc xin AZD1222 trong khoảng thời gian 6 tháng (nhóm 1), nhóm người có tiêm mũi 3 (tăng cường) trước thời điểm 4,5 tháng sau tiêm mũi 2 (nhóm 2a) và nhóm người có tiêm mũi 3 (tăng cường) trước thời điểm 6 tháng sau tiêm mũi 2 (nhóm 2b).

covid3

Sơ đồ thực hiện

Nhóm thực hiện tiến hành phân tích nồng độ kháng thể anti-S (bao gồm IgG) và kháng thể trung hòa hiện diện trong huyết thanh của người đã tiêm đủ 2 liều vắc xin AZD1222 trong khoảng thời gian 180 ngày (sau 6 tháng tiêm đủ 2 liều) và người đã tiêm mũi 3 (tăng cường) nhằm cung cấp cơ sở dữ liệu về khả năng sinh miễn dịch sau tiêm đủ liều của vắc xin. Từ đó, phân tích mối quan hệ giữa đáp ứng miễn dịch với vắc xin và khả năng bảo vệ của cơ thể với tác nhân gây bệnh, đồng thời phân tích hiệu quả bảo vệ trên những nhóm đối tượng khác nhau về độ tuổi, giới tính.

Kết quả nhiệm vụ chứng minh 100% dân số nghiên cứu có sự hiện diện của kháng thể anti-S và giảm dần nồng độ qua các thời điểm. Cụ thể: qua các thời điểm 30 ngày, 90 ngày, 135 ngày và 180 ngày sau tiêm mũi 2, nồng độ trung bình của kháng thể giảm tương ứng là 563±394 BAU/mL, 307±217 BAU/mL, 252±185 BAU/mL, và 185±146U/mL. Tỷ lệ giảm nồng độ kháng thể anti-S là 46% ở thời điểm 90 ngày (3 tháng) và hơn 67% ở thời điểm 180 ngày (6 tháng) sau tiêm mũi 2. Tỷ lệ % trung bình của kháng thể trung hòa giảm qua các thời điểm. Cụ thể là 84±16%, 66±20%, 56±19 và 47±19%, tương ứng ở các thời điểm 30 ngày, 90 ngày, 135 ngày và 180 ngày sau tiêm mũi 2. Tỷ lệ người có % kháng thể trung hòa >30% giảm qua các thời điểm, từ 98% (sau 30 ngày tiêm mũi 2), còn 85% (sau 180 ngày tiêm mũi 2). Mặc dù nồng độ kháng thể anti-S và tỉ lệ % kháng thể giảm đáng kể so với thời điểm 30 ngày sau tiêm mũi 2, kết quả phân tích cho thấy hai kháng thể vẫn có sự tương quan thuận, mức độ trung bình ở các nhóm và bao gồm dân số chung. 

Về sự thay đổi kháng thể và kháng thể trung hòa theo nhóm tuổi và giới tính ở người chỉ tiêm 2 mũi vắc xin qua khoảng thời gian 6 tháng, nồng độ kháng thể ở các đợt xét nghiệm có sự khác biệt về nồng độ kháng thể anti-S trung bình theo từng nhóm tuổi như nhóm 18-39 tuổi có nồng độ kháng thể anti-S trung bình cao nhất, trong khi đó, nhóm 40-59 tuổi thì có nồng độ trung bình thấp nhất. Tương tự, đối với kháng thể trung hòa, tỉ lệ % trung bình có xu hướng giảm dần theo nhóm tuổi và qua các đợt xét nghiệm. 

Từ thời điểm 135 ngày đến thời điểm 180 ngày sau tiêm mũi 2 thì phần lớn dân số nghiên cứu đã được tiêm mũi 3 tăng cường. Ở những người chưa tiêm mũi 3 thì thời điểm 180 ngày sau khi tiêm mũi 2, kháng thể anti-S và kháng thể trung hòa đều có sự suy giảm đáng kể, tương ứng tỷ lệ giảm nồng độ trung bình là 64% và tỷ lệ % trung bình giảm gần 44% so với thời điểm sau tiêm 30 ngày. Minh chứng về sự suy giảm kháng thể và kháng thể trung hòa theo thời gian đã cho thấy sự cần thiết của việc thực hiện tiêm tăng cường liều thứ 3, đặc biệt ưu tiên đối với người cao tuổi. 

Ở nhóm 2a, nồng độ kháng thể và tỉ lệ % kháng thể trung hòa sau 30 ngày tiêm mũi 3 đã gia tăng rõ rệt so với thời điểm 30 ngày sau tiêm mũi 2. Đáng ngạc nhiên là nhóm 2b tuy tiêm mũi 3 muộn hơn nhưng nồng độ kháng thể và tỉ lệ % kháng thể trung hòa tăng cao hơn nhóm 2a, tương ứng 8456±5081 BAU/mL và 6807±4627 BAU/mL, 97±4% và 96±5%. 

Theo PGS.TS. Nguyễn Thị Băng Sương (thành viên nhóm thực hiện), do những khác biệt về đặc tính mẫu (sự phân bố giới tính, nhóm tuổi, và cỡ mẫu) nên không thể đánh giá thời điểm tiêm mũi 3 muộn hơn sẽ tăng nồng độ kháng thể và tỉ lệ % kháng thể trung hòa. Tuy nhiên, xét tổng quan thì mũi tiêm thứ 3 cho thấy sự gia tăng hơn nữa các phản ứng miễn dịch, bao gồm tăng khả năng trung hòa của các biến thể SARS-CoV-2. Mặt khác, ở một số nơi có nguồn cung cấp vắc xin hạn chế thì việc trì hoãn thời gian tiêm mũi 3 chưa hẳn là điều bất lợi. 

covid4

PGS.TS. Nguyễn Thị Băng Sương nêu ý kiến đề xuất tăng cường tiêm chủng cộng đồng

Ở những người tiêm mũi 3, sau 30 ngày đã tiêm, nhóm 18-39 tuổi có xu hướng đáp ứng kháng thể tốt hơn nhóm người cao tuổi khi kháng thể anti-S và tỷ lệ % kháng thể trung hòa tăng cao hơn. Nồng độ kháng thể đạt ngưỡng cao nhất cũng xuất hiện ở nhóm 18-39 tuổi. Tỷ lệ kháng thể trung hòa thấp nhất sau tiêm mũi 3 xuất hiện ở nhóm trên 60 tuổi, nhưng chưa tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm tuổi. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của tác giả Igawa về sự gia tăng hiệu quả kháng thể trung hòa sau khi tiêm vắc xin mũi tăng cường không cho thấy sự khác biệt lớn giữa các nhóm tuổi, và hiệu quả kháng thể trung hòa chống lại biến thể Omicron đủ cao ở tất cả các nhóm tuổi. Báo cáo của tác giả Furukawa và cộng sự cũng cho rằng sau khi tiêm liều tăng cường thì hiệu quả kháng thể tăng lên đáng kể đối với cả 3 biến thể, bao gồm cả Omicron, và bất kể độ tuổi. Do vậy, tiêm vắc xin liều tăng cường nên được khuyến nghị cho mọi độ tuổi. Về giới tính, ở nam giới có xu hướng cao hơn về nồng độ kháng thể và tỷ lệ % kháng thể trung hòa ở thời điểm trước và sau 30 ngày tiêm mũi 3 so với nữ giới. Ngưỡng cao nhất nồng độ kháng thể sau tiêm mũi 3 xuất hiện ở nam và tỉ lệ kháng thể trung hòa thấp nhất xuất hiện ở nữ, nhưng không ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. 

Từ kết quả nhiệm vụ kết hợp với kết quả khoa học quốc tế công bố, nhóm thực hiện đề xuất cơ quan quản lý nhà nước khuyến khích và hỗ trợ người dân thực hiện tiêm mũi tăng cường nhằm củng cố đáp ứng miễn dịch, ngăn chặn dịch bùng phát trở lại với sự xuất hiện của các biến chủng mới. Đồng thời, tạo điều kiện mở rộng nghiên cứu về sự thay đổi của kháng thể sau các mũi tăng cường đối với biến thể mới, kết hợp xét nghiệm miễn dịch tế bào.

Thông tin liên hệ:
Đại học Y dược TP.HCM
Địa chỉ: 217 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TPHCM
Điện thoại: (028) 3855 4269

Website: www.ump.edu.vn

Email: daihocyduoc@ump.edu.vn

Ngày 28/9/2022, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM tổ chức Hội nghị góp ý “Kế hoạch thực hiện chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đến năm 2025”.

Theo dự thảo, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM sẽ thực hiện nhiều nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Dự kiến, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM sẽ nghiên cứu đề xuất cơ chế thí điểm sàn giao dịch dự án khởi nghiệp và SME (Sandbox) để tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ nhiều hơn cho các đơn vị thực hiện công tác phát triển, nghiên cứu khoa học và công nghệ. Đồng thời, phát triển các sản phẩm dựa vào công nghệ mới, công nghệ cao để hình thành các ngành nghề mới và các sản phẩm mới, giá trị gia tăng cao; hình thành một số dự án, chương trình khoa học và công nghệ trong một ngành trọng điểm, có thế mạnh và có tiềm năng nhằm giải quyết những vấn đề quan trọng của Thành phố. Cùng với đó là đẩy mạnh hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu thông qua việc hỗ trợ hình thành và phát triển các nhóm nghiên cứu mạnh và các Trung tâm chuyển giao công nghệ (TTO) trong trường đại học.

Bên cạnh đó, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM cũng sẽ tiếp tục thực hiện các chương trình hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ, đưa hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Thành phố tham gia vào mạng lưới khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của khu vực và thế giới.

220929hk1.jpg

Ông Phạm Bình An (Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM) nêu góp ý

Đóng góp ý kiến tại Hội nghị, các đại biểu cho biết tuy Viện – trường ở Thành phố có năng lực thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, nhưng việc phối hợp với các đơn vị khác để cùng tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ thì chưa có hướng dẫn cụ thể. Nếu cách thức phối hợp rõ ràng, thì việc nhận đặt hàng giải quyết các bài toán khoa học công nghệ là hoàn toàn khả thi.

Bên cạnh đó, dù TP.HCM đã ban hành nhiều chính sách thu hút chuyên gia, nhưng chưa thực sự thu hút được những chuyên gia đầu ngành, có khả năng làm chính sách tốt để định hướng phát triển thị trường khoa học và công nghệ. Do vậy, việc xây dựng chính sách thu hút các chuyên gia tình nguyện nước ngoài, chuyên gia là người Việt Nam ở nước ngoài tham gia hoạt động công nghệ cao tại cơ sở công nghệ cao cần được chú trọng hơn nữa.

Mục tiêu đến năm 2025:

+ Tỷ trọng đóng góp của yếu tố năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào GRDP đạt từ 50% trở lên.

+ Phấn đấu kinh tế số đóng góp khoảng 40% trong GRDP của Thành phố.

+ Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo góp phần quan trọng trong phát triển các giá trị văn hóa, đạo đức, xã hội, con người đô thị; góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng cơ chế, chính sách, mô hình mới đảm bảo sự hài hòa giữa phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế.

+ Chi đầu tư cho khoa học và công nghệ của xã hội đạt bình quân trên 1%/GRDP trở lên, trong đó chi cho nghiên cứu và phát triển (R&D) chiếm từ 50% trở lên.

+ Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân đạt 7%/năm trở lên.

+ Có 2 tổ chức khoa học và công nghệ được xếp hạng khu vực và thế giới, tỷ lệ doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo đạt 40% trong tổng số doanh nghiệp, tỷ trọng giao dịch công nghệ từ các viện nghiên cứu, trường Đại học đạt trên 40% trong tổng giao dịch công nghệ có nguồn gốc trong nước.

+ Số dự án khởi nghiệp đổi mới sang tạo chiếm 50% cả nước.

+ Số lượng công bố quốc tế tăng khoảng 2 lần so với năm 2020. Số lượng đơn đăng ký sáng chế và văn bằng bảo hộ sáng chế tăng trung bình 16-18%/năm. Số lượng đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng tăng trung bình 12-14%/năm. Tỷ lệ sáng chế được khai thác thương mại đạt 8-10% số sáng chế được cấp văn bằng bảo hộ.

Hoàng Kim (CESTI)

Trong thời gian qua, Quỹ Phát triển khoa học - công nghệ (gọi tắt là Quỹ KH-CN) của doanh nghiệp (DN) đã được thực hiện và đạt được một số kết quả nhất định. Để việc sử dụng Quỹ KH-CN phát huy hiệu quả tốt nhất, tránh lãng phí, cần tháo gỡ một số hạn chế, bất cập về thủ tục, quy trình.
 

Doanh nghiệp sử dụng Quỹ KH-CN hiệu quả sẽ đầu tư thêm được nhiều máy móc thiết bị. Ảnh: T.Ba

Doanh nghiệp sử dụng Quỹ KH-CN hiệu quả sẽ đầu tư thêm được nhiều máy móc thiết bị. Ảnh: T.Ba

Có tiền nhưng khó sử dụng

Quỹ KH-CN là nguồn lực đáng kể đầu tư cho phát triển KH-CN của DN cũng như của xã hội, song sự phát triển về số lượng DN xây dựng quỹ cũng như sử dụng quỹ hiệu quả còn khiêm tốn. Năm 2017, trên địa bàn TPHCM có 113 DN thành lập Quỹ KH-CN, trong đó 80 DN đã trích lập quỹ với tổng số tiền 1.903 tỷ đồng, nhưng chỉ sử dụng 384 tỷ đồng. Trước đó, năm 2015, chỉ có 98 DN báo cáo đã thành lập quỹ (74 đơn vị là DN nhà nước) với tổng cộng 489 tỷ đồng; số DN sử dụng quỹ là 26 và mới sử dụng hết 168 tỷ đồng…

Theo Sở KH-CN TPHCM, thành phố hiện có 79 DN nhà nước và 45 DN ngoài nhà nước thành lập Quỹ KH-CN; trong đó có 44 DN sản xuất và 80 DN thương mại dịch vụ. Tổng số tiền trích lập quỹ là 4.400 tỷ đồng, nhưng đến nay số tiền sử dụng quỹ mới đạt 1.353 tỷ đồng, chiếm 30,7%.

Trước thực tế trên, ngày 31-5-2022, Bộ KH-CN đã ban hành Thông tư 05/2022, hướng dẫn sử dụng Quỹ KH-CN của DN (có hiệu lực từ ngày 1-6-2022), đưa ra những hướng dẫn, quy chuẩn chung cho DN để xây dựng, khai thác và sử dụng nguồn quỹ hiệu quả. Tuy nhiên, Quỹ KH-CN của DN vẫn còn nhiều hạn chế, việc giải ngân quỹ còn thấp, chưa hiệu quả. Theo ông Phan Quốc Tuấn, Phó Trưởng phòng Quản lý công nghệ (Sở KH-CN TPHCM), một số DN thành lập Quỹ KH-CN chỉ thực hiện kê khai, báo cáo đối với cơ quan quản lý thuế và không gửi quyết định thành lập đến Sở KH-CN theo quy định của Thông tư 05/2022; DN chưa mạnh dạn trích sử dụng Quỹ KH-CN do vẫn chưa nắm được thủ tục thanh quyết toán tài chính khi sử dụng quỹ…

Doanh nghiệp chưa mạnh dạn

Tại hội thảo “Thành lập và sử dụng hiệu quả Quỹ Phát triển khoa học -  công nghệ của doanh nghiệp” do Sở KH-CN TPHCM phối hợp cùng các đơn vị liên quan tổ chức gần đây, ông Hoàng Xuân Nam, đại diện Cục Thuế TPHCM, cho biết, việc trích lập Quỹ KH-CN là chính sách tốt của Nhà nước nhằm hỗ trợ các DN nâng cao năng lực công nghệ. DN thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam được trích tối đa 10% thu nhập tính thuế hàng năm để lập Quỹ KH-CN, trong đó DN Nhà nước phải trích từ 3-10%. Trường hợp trong năm, nhu cầu sử dụng cho hoạt động KH-CN vượt quá số tiền hiện có thì được ứng trước quỹ của các năm tiếp theo hoặc tính vào chi phí khi tính thuế thu nhập DN trong kỳ tính thuế. Nếu sử dụng không hết, DN Nhà nước phải nộp về Quỹ KH-CN quốc gia, bộ, địa phương, tối thiểu bằng 20% số quỹ đã trích lập không sử dụng hoặc sử dụng không hết 70% số quỹ đã trích lập, kể cả nhận điều chuyển.

Theo Điều 35 Luật Chuyển giao công nghệ, DN được sử dụng Quỹ KH-CN của DN để đầu tư, đối ứng vốn, nhận vốn đối ứng đầu tư cho đổi mới công nghệ, ươm tạo công nghệ, ươm tạo DN KH-CN, khởi nghiệp sáng tạo, thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ… Tuy nhiên, DN chưa mạnh dạn trích sử dụng Quỹ KH-CN do vẫn chưa nắm được thủ tục thanh quyết toán tài chính khi sử dụng, một phần là do cách hiểu của các cơ quan thuế khác nhau. Theo đại diện Cục Thuế TPHCM, những khoản chi từ Quỹ KH-CN phải có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định. Khoản chi từ quỹ không được trừ chi phí khi tính thuế thu nhập DN trong kỳ tính thuế; trích lập và sử dụng quỹ theo nguyên tắc tiền trích trước thì sử dụng trước.

Tính đến nay, TPHCM có 11 DN Nhà nước thực hiện điều chuyển quỹ cho Quỹ KH-CN của thành phố với số tiền hơn 27 tỷ đồng. Hiện tại, chưa phát sinh hồ sơ đề nghị hỗ trợ từ Quỹ KH-CN của thành phố cho hoạt động KH-CN của các DN. Để sử dụng Quỹ KH-CN thêm hiệu quả, Sở KH-CN TPHCM đề xuất lĩnh vực giúp DN sử dụng quỹ là phục vụ chuyển đổi số. Cụ thể là triển khai chỉ đạo của UBND TPHCM tại Quyết định số 2393 ngày 3-7-2020 về phê duyệt Chương trình chuyển đổi số của TPHCM, theo đó, một số lĩnh vực đầu tư có khả năng sử dụng quỹ phục vụ cho chuyển đổi số hỗ trợ phát triển KH-CN của DN như: trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động KH-CN (trang bị hạ tầng thông tin, hệ thống quản lý chất lượng)… “Tư vấn về đổi mới công nghệ hay chuyển giao công nghệ gồm công nghệ đảm bảo an ninh, an toàn mạng và bảo mật thông tin, công nghệ mạng thế hệ sau (NGN, 4G, 5G), công nghệ ảo hóa và điện toán đám mây, công nghệ viễn thám, hệ thống thông tin địa lý (GIS), công nghệ nhận dạng giọng nói… cũng là những lĩnh vực cần khai thác sử dụng Quỹ KH-CN rất hiệu quả”, ông Phan Quốc Tuấn đề xuất.

Với những đề xuất của Sở KH-CN TPHCM cũng như giải thích của đại diện Cục Thuế TPHCM, kỳ vọng trong thời gian tới, Quỹ KH-CN sẽ được khai thác hiệu quả hơn để thúc đẩy hoạt động KH-CN trong DN.

Bình Lâm - SGGP


Bản quyền © 2018 Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
Thiết kế và phát triển bởi HCMGIS
Tổng số truy cập: 11537353