SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Cuộc thi góp phần lan tỏa tầm quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ trong cộng đồng, hình thành văn hóa sở hữu trí tuệ trong giới trẻ.

Ngày 28/5/2022, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM phối hợp cùng Cục Sở hữu trí tuệ, Trung tâm Sở hữu Trí tuệ và Chuyển giao Công nghệ (IPTC) tổ chức vòng Chung kết cuộc thi “Sinh viên với quyền sở hữu trí tuệ S&IP năm 2022” với chủ đề “Sở hữu trí tuệ, Đổi mới sáng tạo và Thế hệ trẻ vì một tương lai tốt đẹp hơn”. Cuộc thi là một trong những hoạt động chào mừng Ngày Đổi mới sáng tạo thế giới 21/4, Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 26/4 và Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5.

Ở vòng Chung kết, 5 đội thi đã trải qua 4 phần thi gồm Chào hỏi, Khởi động, Tăng tốc và Khẳng định. Ở phần thi Chào hỏi, mỗi đội có 3 phút để giới thiệu về đội của mình. Ở phần thi Khởi động, các đội thi cùng trả lời lần lượt 8 câu hỏi trắc nghiệm trong vòng 30 giây. Ở phần thi Tăng tốc, mỗi đội sẽ bốc thăm một bộ đề và trả lời lần lượt 5 câu hỏi trắc nghiệm. Ở phần thi Khẳng định, các đội bốc thăm chọn ra giám khảo đặt câu hỏi xử lý tình huống.

220530hk1.jpg

Ông Đinh Hữu Phí (Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ) và bà Nguyễn Thị Kim Huệ (Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM) trao giải Nhất cho đội thi Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn

Kết quả, đội thi Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn đạt giải Nhất, giải Nhì và Ba lần lượt thuộc về Đại học Quốc tế miền Đông và đội 1 của trường Đại học Kinh tế Luật (ĐHQG TP.HCM). Trường Đại học Công nghệ TPHCM và đội 2 của trường Đại học Kinh tế Luật (ĐHQG TP.HCM) đạt giải Khuyến khích.

Phát biểu tại cuộc thi, bà Nguyễn Thị Kim Huệ (Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM) cho biết cuộc thi “Sinh viên với quyền sở hữu trí tuệ S&IP năm 2022” góp phần hình thành văn hóa sở hữu trí tuệ, từ đó làm giảm tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ. Sau cuộc thi, các bạn sinh viên chính là những tuyên truyền viên tích cực nhất trong việc lan tỏa tầm quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ trong cộng đồng.

Cuộc thi “Sinh viên với quyền sở hữu trí tuệ S&IP năm 2022” thu hút 47 đội thi đến từ các trường Đại học – Cao đẳng ở TP.HCM và các tỉnh lân cận. Trải qua vòng loại, 5 đội vào chung kết gồm: Đại học Công nghệ (HUTECH), Đại học Quốc tế Miền Đông, Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn (ĐHQG TP.HCM) cùng 2 đội thuộc Đại học Kinh tế Luật (ĐHQG TP.HCM). Đảm nhiệm vai trò giám khảo tại vòng Chung kết của cuộc thi là TS. Nguyễn Hồng Quang (Chánh Văn phòng Viện Quản trị Tài sản trí tuệ Minh Đức), ThS. Ngô Phương Trà (Cục Bản quyền tác giả) và ThS. Lê Thị Thanh Tâm (Trung tâm Sở hữu Trí tuệ và Chuyển giao Công nghệ).

220530hk2.jpg

Cuộc thi đề cao vai trò lực lượng tiên phong thực hiện đổi mới sáng tạo và phát triển tài sản trí tuệ của thế hệ trẻ. Cuộc thi hướng đến nâng cao nhận thức về vai trò của sáng tạo và đổi mới trong mọi khía cạnh của sự phát triển con người, đổi mới sáng tạo để khơi nguồn trí thức và nâng cao giá trị cuộc sống. Từ đó, giúp các bạn trẻ tìm hiểu và trang bị thêm nhiều kiến thức về vai trò và công cụ của sở hữu trí tuệ, góp phần xây dựng TP.HCM thành đô thị thông minh và phát triển trên nền tảng khoa học công nghệ. Cuộc thi cũng nhằm xây dựng văn hóa ứng xử tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ ở thế hệ trẻ, xây dựng ý thức và trách nhiệm tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ, từng bước hình thành văn hóa sở hữu trí tuệ trong cộng đồng, dùng sở hữu trí tuệ làm công cụ hữu hiệu để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội.

Hoàng Kim (CESTI)

Đây là những sản phẩm thuốc nano được nghiên cứu phát triển thành dạng thuốc thành phẩm viên nang mềm (dạng bào chế phân liều) ở Việt Nam trên dây chuyền công nghệ tự động tạo nang mềm bằng phương pháp ép khuôn trên trụ.

Thải ghép (từ chối cấy ghép) xảy ra khi mô cấy ghép bị hệ thống miễn dịch của người nhận từ chối, phá hủy mô cấy ghép. Thuộc nhóm thuốc ức chế miễn dịch thông qua việc ức chế calcineurin, cyclosporine A thường được dùng trong chống thải ghép sau khi phẫu thuật, bao gồm các trường hợp cấy ghép gan, thận, tim, ghép tủy. Cyclosporine A thuộc nhóm thuốc ức chế miễn dịch thông qua việc ức chế calcineurin. Mục tiêu của thuốc là con đường truyền tín hiệu nội bào tạo ra bởi sự hoạt hóa thụ thể các tế bào. Cyclosporine A không trực tiếp tạo nên tác động ức chế miễn dịch mà liên kết với immunophilin, sau đó sự tương tác với calcineurin sẽ gây ức chế hoạt tính phosphatase. Phản ứng dephosphoryl hóa xúc tác bởi calcineurin rất cần thiết cho hoạt động của các thành phần trong yếu tố cốt lõi của tế bào lympho T hoạt hóa (NFAT). NFAT sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của các gen cytokine, gồm interleukin–2 (IL–2), một yếu tố tăng trưởng và biệt hóa tế bào lympho T. Cyclosporine A không gây ức chế tủy xương ở động vật và người.

Phì đại tuyến tiền liệt là hiện tượng tăng kích thước tuyến tiền liệt ở nam giới. Ở giai đoạn đầu, phì đại tuyến tiền liệt sẽ khiến đường tiểu bị chèn ép, gây nên một số rối loạn và ảnh hưởng đến chức năng tiểu tiện. Về lâu dài, bệnh gây nhiễm trùng đường tiết niệu do nước tiểu ứ đọng, tạo cơ hội cho vi khuẩn sản sinh hoặc dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Bệnh thường gặp ở nam giới trên 45 tuổi, riêng ở Việt Nam, tỷ lệ mắc ở lứa tuổi 45 – 59 là 45,9%, lứa tuổi 60-74 là 59,5% và ở lứa tuổi 75 trở lên là 72,8%. Ngoài biện pháp luyện cơ co thắt ống tiểu hoặc can thiệp ngoại khoa (cấy ghép thay thế hay mở rộng tiền liệt tuyến), việc sử dụng thuốc đường uống cũng là một biện pháp thường được lựa chọn hàng đầu trong việc điều trị và phòng ngừa phì đại tuyến tiền liệt. Trong đó, dutasteride là một hợp chất 4-azasteroid tổng hợp, có tác dụng ngăn cản sự chuyển hóa từ testosterone thành dihydrotestosterone (DHT), được FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ) chấp thuận vào năm 2001 để sử dụng điều trị tăng sản tuyến tiền liệt lành tính ở nam giới dưới dạng đơn trị liệu hoặc kết hợp với tamsulosin để tăng cường đáp ứng điều trị. 

Hiện nay, dược phẩm chứa dutasteride và cyclosporine A dùng trong điều trị cho bệnh nhân chủ yếu là thuốc nhập ngoại. Do đó, TS. Trương Công Trị (chủ nhiệm) cùng các cộng sự ở Trung tâm Khoa học và Công nghệ Dược Sài Gòn (SAPHARCEN) đã ứng dụng giải pháp bào chế tiên tiến là hệ vi tự nhũ (Seft-microemulsified drug delivery system – SMEDDS), hệ tự nhũ nano (Seft-nanoemulsified drug delivery system – SNEDDS) để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ “Nghiên cứu phát triển hai sản phẩm thuốc nano: viên nang mềm SMEDDS cyclosporine A 25 mg điều trị chống thải ghép và viên nang mềm SNEDDS dutasteride 0,5 mg điều trị u xơ tuyến tiền liệt”). Nhiệm vụ được SAPHARCEN phối hợp triển khai cùng nhiều đơn vị như Khoa Dược – Đại học Y Dược TP.HCM, Công ty Cổ phần Dược Danapha, Công ty TNHH Nanoprolife, Viện Khoa học vật liệu ứng dụng – Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam.

sapha1

Sản phẩm hoàn thiện của nhiệm vụ khoa học - công nghệ được Sở KH&CN Tp.HCM nghiệm thu

Theo TS. Trương Công Trị, với kích thước tiểu phân thu được (khi phân tán vào môi trường nước hoặc môi trường dịch tiêu hóa) ở kích thước hàng nanomet, đồng thời duy trì được khoảng kích thước này trong một khoảng thời gian xác định (đủ cho việc hấp thu ở ống tiêu hóa), SMEDDS và SNEDDS có thể được xem là các hệ phân tán nano phân phối thuốc, giúp tăng sinh khả dụng đường uống của hoạt chất khó tan trong nước. Ngoài ra, việc tạo thành các giọt kích thước nhỏ sẽ làm tăng tổng diện tích bề mặt, làm tăng tốc độ phóng thích hoạt chất và dẫn đến làm tăng tính hòa tan của thuốc. Việc các hoạt chất được nang hóa trong các giọt dầu góp phần bảo vệ hoạt chất tránh khỏi tác động của các enzym cũng như các yếu tố hóa học khác trong dịch tiêu hóa. Điều này giúp cho hoạt chất tránh khỏi sự hư hỏng trong quá trình sử dụng bằng đường uống, đặc biệt đối với các hoạt chất có cấu trúc đại phân tử như các protein, peptid trị liệu. 

Kết quả, nhóm nghiên cứu đã tạo ra 2 sản phẩm là viên nang mềm SMEDDS CA (SMEDDS cyclosporine A 25mg) tương đương độ hòa tan với viên đối chiếu Neoral  25mg, và viên nang mềm SNEDDS DU (SNEDDS dutasteride 0,5mg) cải thiện được độ hòa tan so với viên đối chiếu Avodart 0,5mg. 

sapha2

Đại diện cơ quan chủ trì nhiệm vụ nhiệm khoa học - công nghệ tại buổi nghiệm thu vừa được Sở KH&CN TPHCM tổ chức hồi trung tuần tháng 4/2022

Hai sản phẩm có công thức bào chế mới so với thuốc đối chiếu nhập khẩu trên thị trường, có khả năng nâng cao hiệu quả trị liệu và đảm bảo tính an toàn của sản phẩm đối với người sử dụng, ứng dụng quy trình sản xuất đơn giản, chi phí nhân công thấp nên sẽ có rất nhiều lợi thế cạnh tranh khi được ứng dụng đưa vào sản xuất quy mô công nghiệp và thương mại hóa. Hơn thế, đây là những sản phẩm thuốc nano được nghiên cứu phát triển thành dạng thuốc thành phẩm viên nang mềm (dạng bào chế phân liều) ở nước ta trên dây chuyền công nghệ tự động tạo nang mềm bằng phương pháp ép khuôn trên trụ.

TS. Trương Công Trị cho biết, viên nang mềm SMEDDS CA 25mg được sản xuất bằng phương pháp ép khuôn trên trụ với kiểu viên oval 5 ở cỡ lô 5.000 viên/lô từ dịch thuốc SMEDDS CA điều chế đạt các chỉ tiêu theo quy định của USP 41. Quy trình điều chế đơn giản, không sử dụng các dung môi hữu cơ và hoàn toàn khả thi khi nâng cỡ lô sản xuất. Trong đó, SMEDDS hình thành từ CMCM – Kolliphor RH 40 – PEG 400 có khả năng tải 25mg cyclosporine A/275mg hỗn hợp dịch thuốc, đủ để đưa vào một viên nang mềm và không ảnh hưởng đến tính ổn định của vỏ nang. Hỗn hợp dịch thuốc này có khả năng tự nhũ hóa trong nước tạo ra vi nhũ tương có kích thước tiểu phân trung bình phân tán dưới 200 nm với dãy phân bố kích cỡ hẹp 1 đỉnh, đúng với định nghĩa SMEDDS.

sapha3

Quy trình bào chế dịch thuốc SMEDDS CA tương ứng cỡ lô 5.000 viên nang mềm

Viên nang mềm SMEDDS CA đã sản xuất ở cỡ lô 5.000 viên/lô và viên đối chiếu Neoral đạt tương đương độ hòa tan. Cả hai đều là dạng thuốc phóng thích tức thời (phóng thích trên 85% hoạt chất trong cả 3 môi trường pH 1,2; pH 4,5 và pH 6,8 sau 15 phút, ở điều kiện thử nghiệm tương đương độ hòa tan theo quy định của ASEAN). Ưu thế của viên nang mềm SMEDDS CA là có độc tính tế bào biểu mô thận thấp hơn và có tính thấm cao hơn so với thuốc đối chiếu.

Viên nang mềm SNEDDS DU là dạng thuốc mới chứa hệ thân nước SNEDDS dutasteride (so với dạng đối chiếu nhập khẩu chứa hệ phân tán thân dầu). Ưu điểm của hệ thân nước: khi vào môi trường dịch tiêu hóa chủ yếu là nước kết hợp với sự co bóp dạ dày và nhu động ruột sẽ phân tán thành dạng tiểu phân nano với kích thước trung bình nhỏ hơn 100nm giúp tăng cao diện tích tiếp xúc bề mặt với các màng sinh học, tăng khả năng bám dính màng sinh học, tăng hấp thu, nâng cao sinh khả dụng của thuốc. 

sapha4

Sơ đồ điều chế SNEDDS DU 0,2% ở quy mô 2.000g/lô (tương ứng 5.000 viên nang mềm/lô)

Khi điều chế ở cỡ lô 2.000 g/lô bằng kỹ thuật ép khuôn trên trụ, SNEDDS DU 0,2% có hàm lượng dutasteride 0,5mg thu được có các chỉ tiêu phù hợp đóng nang mềm như pH = 6,9 và độ nhớt nhỏ hơn 2000 cP. Quy trình điều chế SNEDDS DU 0,2% đơn giản, không sử dụng dung môi hữu cơ. SNEDDS DU 0,2% đồng nhất, bền qua các điều kiện nhiệt động học như ly tâm, chu kỳ nóng – lạnh, chu kỳ đông – rã động, dễ dàng phân tán vào nước và các môi trường pH (1,2; 4,5 và 6,8). Khi pha loãng vào nước, SNEDDS DU 0,2% có khả năng tự nhũ hóa tạo nhũ tương có kích thước trung bình tiểu phân dưới 100 nm với dãy phân bố kích cỡ hẹp 1 đỉnh và giá trị thế zêta hướng đến giá trị 0 tạo sự ổn định nhờ cản trở không gian bề mặt. Sản phẩm có độ hòa tan dược chất được cải thiện so với viên đối chiếu Avodart 0,5mg và đạt tất cả các chỉ tiêu như cảm quan, độ đồng đều hàm lượng, định tính, định lượng, độ hòa tan, giới hạn nhiễm khuẩn, thậm chí còn có lợi thế là có tính thấm cao hơn so với thuốc đối chiếu và đã chứng minh được độc tính cấp trên chuột và độc tính trên dòng tế bào biểu mô thận.

Được biết, nhóm nghiên cứu có dự định phối hợp cùng một số doanh nghiệp triển khai dự án sản xuất sản phẩm thử nghiệm để sớm đưa kết quả nghiên cứu này vào thương mại hóa. 

 

Thông tin liên hệ:
Trung tâm Khoa học và Công nghệ Dược Sài Gòn (SAPHARCEN)
Địa chỉ: 41 Đinh Tiên Hoàng, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM
Điện thoại: (028) 38295696

Email: sapharcen@ump.edu.vn  

Website: http://www.uphcm.edu.vn 

So với thao tác thủ công lắp và vặn đuôi E27 vào bóng LED, thì giải pháp công nghệ vừa được công ty cổ phần bóng đèn Điện Quang phát triển đã giúp tăng tốc độ hoàn thiện công đoạn liên quan lên 12 lần, vượt mức 16 sản phẩm/phút, đồng thời giảm đáng kể số nhân công thực hiện.

Trước thực tế đang vận hành một dây chuyền sản xuất bóng đèn LED tự động hoàn chỉnh, nhập ngoại nhưng có giá thành lên đến hàng triệu đôla Mỹ, cũng như việc một số dây chuyền - thiết bị sản xuất thủ công, bán thủ công hiện tại không đảm bảo được các tiêu chí về năng suất lẫn chất lượng, từ nhiều năm nay công ty cổ phần bóng đèn Điện Quang đã và đang quyết liệt đưa hàng loạt sáng kiến, cải tiến trong lĩnh vực tự động hóa vào các khâu sản xuất.

Đối với dây chuyền sản xuất bóng đèn LED, theo đại diện công ty Điện Quang, việc thủ công vặn ren đuôi E27 cho năng suất thấp, không đáp ứng đầu ra của chuyền tự động gắn chip, tạo bóng thủy tinh và bọc vỏ nhựa. Ngoài ra, đối với công đoạn lắp - vặn đuôi xoắn (bằng kim loại) vào phần bóng thủy tinh và vỏ nhựa đã hoàn thiện, thì việc vặn tay sẽ làm chất lượng sản phẩm không đều. Cụ thể, nếu thao tác vặn không đủ chặt sẽ làm đầu đèn lỏng lẻo, tiếp điện không tốt; ngược lại, khi vặn quá chặt sẽ có thể làm rạn nứt thuỷ tinh hay cổ nhựa của vỏ đèn.

led1

Hệ thống vặn đuôi E27 vào bóng LED hoàn thiện

Từ sự hỗ trợ kinh phí của Sở KH&CN TP.HCM, đội ngũ chuyên gia tại công ty Điện Quang đã triển khai nhiệm vụ khoa học - công nghệ "Hoàn thiện công nghệ và chế tạo thiết bị tự động lắp - vặn đầu xoắn E27 cho bóng đèn LED" với mục tiêu ứng dụng công nghệ tự động hóa vào sản xuất đèn LED tại chính đơn vị này, đồng thời cải tiến từ quy trình thủ công sang tự động hóa công đoạn, nhằm nâng cao năng suất cũng như chất lượng, góp phần giảm giá thành sản phẩm đầu cuối. Ngoài ra, nhiệm vụ khoa học - công nghệ này cũng được xác định mục tiêu hoàn thiện giải pháp, sẵn sàng chuyển giao để dễ dàng triển khai tại các nhà máy sản xuất bóng đèn LED khác, đồng thời khẳng định trình độ của đội ngũ chuyên gia - kỹ sư Việt Nam trong việc làm chủ công nghệ và thiết kế dây chuyền sản xuất tự động để tăng sức cạnh tranh, sẵn sàng thay thế thiết bị nhập ngoại có tính năng tương tự.

Hơn thế nữa, nhiệm vụ cũng nhằm tìm lời giải cho câu chuyện hiện trên thị trường hoàn toàn không có đơn vị nào cung ứng giải pháp hệ thống/máy chuyên thực hiện công đoạn lắp đầu đèn LED, và các hệ thống dây chuyền sản xuất bóng LED nhập ngoại thường tích hợp công đoạn này vào dây chuyền với cơ cấu không thể sao chép, bắt chước; đồng thời việc ghi nhận nhược điểm là công đoạn tự động lắp vặn đầu xoắn hoàn toàn tự động trong dây chuyền nhập ngoại thường được xây dựng theo dạng đường thẳng, tức đầu vào và đầu ra sản phẩm cách xa nhau, dẫn đến chiếm diện tích nhà xưởng.

Gỡ "nút thắt" năng suất

Kỹ sư Lê Xuân Nghiêm, đại diệm nhóm triển khai nhiệm vụ cho biết, việc đặt và vặn đầu xoắn kim loại vào vỏ bóng đèn LED thủy tinh có những khó khăn nhất định, chẳng hạn như phải kéo thẳng dây tiếp điện, đặt đầu xoắn đèn đúng khớp ren ban đầu của chuôi vỏ đèn, và kiểm soát lực xoắn vặn. Do đó, giải pháp được công ty Điện Quang đề ra là sử dụng robot để gắp đặt phôi, thực hiện thao tác vào nắp và xoắn, cũng như lấy sản phẩm ở lối ra. 

Báo cáo trước hội đồng tư vấn nghiệm thu nhiệm vụ khoa học - công nghệ do Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM tổ chức hồi tháng 2/2022, đại diện đơn vị chủ trì nhiệm vụ, công ty Điện Quang cho biết, nhóm nghiên cứu đã hoàn thiện công nghệ và chế tạo thiết bị tự động vặn - xoắn đầu đèn cho bóng đèn LED có năng suất cao (16 sản phẩm/phút), hoạt động tin cậy, giảm nhân công, tiết kiệm thời gian vận hành, mà cụ thể là giảm từ 4-6 người xuống cỏn 1 người. Trước đó, theo số liệu thống kê của công ty Điện Quang, công đoạn vặn đuôi E27 vào bóng LED thì cần trung bình 11,25 giây để hoàn thành, và một dây chuyền sản xuất cần tối thiểu 4 công nhân trực tiếp. Tuy nhiên, năng suất của từng công nhân không đồng đều, do trình độ tay nghề và lực xoắn khác nhau, dẫn đến sự gián đoạn ở các khâu tiếp theo.

Khả năng mở rộng cao

Với tinh thần làm việc nghiêm túc và trách nhiệm cao trong suốt 2 năm, trọn bộ giải pháp do các kỹ sư công ty Điện Quang đã hoàn thiện thiết kế chi tiết và chế tạo thiết bị vặn - xoắn đầu đèn cho bóng đèn LED bao gồm các khối (module) như: Khối cấp phôi tự động; Khối vận chuyển phôi tới trạm cấp phôi trên mâm; Mâm quay để vận chuyển bóng đèn đến vị trí gắn đầu vặn kim loại; Bộ phận kéo thẳng dây cấp điện của bóng đèn LED để xỏ đầu vặn qua; Khối vặn đầu xoắn vào vỏ đèn có kiểm soát lực xoắn; Cơ cấu gắp sản phẩm ra; Băng tải phụ trợ; và Bộ điều khiển.

Trong đó, mâm quay được xác định là "trung tâm" để thực hiện các thao tác chính của công đoạn gắn và vặn đuôi E27 vào bóng LED.

led2

Hệ thống hoàn chỉnh được triển khai vận hành thực tế tại công ty Điện Quang

Kỹ sư Lê Xuân Nghiêm thông tin thêm, ban đầu mâm quay được thiết kế với 6 trạm làm việc, nhưng trong quá trình nghiên cứu, thiết kế và thực tế áp dụng, thì đội ngũ kỹ sư tại công ty Điện Quang nhận thấy "việc chia tách các chức năng vuốt dây, luồn dây, xoắn vào khớp, xoắn chặt và bổ sung khâu kiểm định đèn sáng, cũng như nạp - lấy sản phẩm bằng tay máy, về cơ bản sẽ cho phép tạo một khâu tự động hoàn chỉnh trên dây chuyền, đồng thời tăng tính tối ưu giải pháp tự động hóa và đảm bảo an toàn lao động cho công nhân khi vận hành, đảm bảo chất lượng sản phẩm ổn định hơn".

Do đó, theo lời chủ nhiệm thực hiện nhiệm vụ khoa học - công nghệ nói trên, kỹ sư Lê Xuân Nghiêm, thì mâm quay đã được cải tiến thành 8 trạm làm việc, và sự cải tiến này thực sự phát huy tính hiệu quả trong vận hành của toàn bộ dây chuyền.

led3

Cơ cấu mâm xoay 8 trạm lắp - vặn đầu đèn cho bóng LED

Ở mức tổng thể, toàn bộ quy trình cấp/nạp phôi (đuôi đèn) và lắp - vặn xoắn đuôi đèn E27 vào bóng LED đã được tự động hóa ở mức tối đa, với quy trình làm việc tại mâm xoay/quay như sau: 

  • Bóng đèn được nạp vào trạm số 1, sau đó mâm quay một bước 45 độ sẽ đưa bóng đèn vào vị trí trạm số 2 để vuốt thẳng dây nguồn. Tại đây, mâm dừng để thực hiện vuốt dây nguồn. Cơ cấu vuốt dây nguồn thẳng lên để khi nạp đầu đèn, dây nguồn sẽ tự động xuyên lỗ của đầu đèn.
  • Sau khi vuốt thẳng dây nguồn, mâm tiếp tục quay một bước 45 độ sẽ đưa bóng đèn đến vị trí trạm số 3 để nạp và xỏ đầu đèn. Tại đây, mâm dừng và cơ cấu thực hiện xỏ dây nguồn vào lỗ đầu đèn. Đồng thời, phôi/đầu đèn được phễu rung đưa lên trạm chờ và tay máy sẽ gắp phôi đưa sang thanh trượt gắn trên mâm quay. Thanh trượt sẽ dẫn phôi vào vị trí thẳng trục với bóng đèn. Một pit-tông khí nén sẽ hạ đầu đèn xuống vị trí trên bóng đèn.
  • Mâm quay tiếp một bước 45 độ sẽ đưa bóng đèn đến vị trí trạm số 4 và 5 để thực hiện vặn xoắn đầu đèn. Một pít-tông khí nén sẽ hạ xuống và đầu xoắn sẽ kẹp vào đầu đèn và vặn xoắn đầu đèn vào chuôi đèn. Sau đó pít-tông được nâng lên. Tại trạm số 4 thực hiện vặn xoắn lần 1, và tại trạm số 5 thực hiện vặn xoắn lần 2.
  • Sau khi vặn xong, mâm quay tiếp một bước 45 độ đưa bóng đèn đã gắn chuôi tới vị trí trạm số 6 để thử sáng, kiểm tra tiếp xúc dây nguồn sau khi xoắn. Một pít-tông khí nén sẽ hạ xuống và đầu kẹp thử sáng sẽ kẹp vào dây nguồn để kiểm tra (test). Sau đó pít-tông được nâng lên
  • Mâm quay tiếp một bước 45 độ sẽ đưa bóng đèn đến vị trí trạm số 7, tại đây mâm dừng để tay gắp loại đèn không sáng ra ngoài.
  • Mâm quay tiếp một bước 45 độ sẽ đưa bóng đèn đạt (đã đạt ở công đoạn thử sáng) đến vị trí trạm số 8, tại đây mâm dừng để tay gắp đèn đạt đưa vào băng tải ra để đến công đoạn tiếp theo.

Được biết, toàn bộ các cơ cấu cơ khí thực hiện nhiệm vụ tại các trạm làm việc đều được thiết kế trên nền tảng công nghệ robot, tay gấp cơ khí với khả năng vận hành tự động thông qua lập trình tích hợp, và khả năng hoạt động đồng bộ nhờ bộ điều khiển trung tâm. 

Cùng với hệ thống phần cứng hoàn thiện từ cơ khí cho đến vi mạch điều khiển, nhóm nghiên cứu cũng xây dựng một phần mềm điều khiển để giám sát, vận hành toàn bộ quy trình liên quan. Phần mềm có thể được tùy chỉnh để phù hợp với công suất của công đoạn sản xuất trước đó, cũng như thiết lập thông số kỹ thuật cho từng trạm làm việc tương ứng với từng chủng loại đèn LED cần gia công.

led4

Giao diện điều khiển hệ thống

LED6

Giao diện cài đặt thông số vận hành

Đại diện công ty Điện Quang cho biết thêm rằng, sau khi tiến hành lắp ráp tại khu vực sản xuất và tiến hành chạy thử nghiệm trong tháng 10, và tháng 11/2021 trên 4 dòng sản phẩm bóng đèn LED mà đơn vị này đang bán ra thị trường, thì kết quả tất cả chỉ tiêu theo yêu cầu của nhiệm vụ đều đạt và vượt. Cụ thể, năng suất đạt 17-18 sản phẩm/phút; tỷ lệ sản phẩm đạt (chất lượng) ở mức 95,5-98,9%. Các sản phẩm đạt sau khi qua công đoạn bấm đầu đèn được bộ phận Quality Control lấy mẫu kiểm tra mô-men xoắn theo quy định, đạt giá trị ≥ 3Nm. "Với năng suất này, giải pháp hoàn toàn đáp ứng 100% năng lực sản xuất tại dây chuyền hiện hữu tại công ty Điện Quang", kỹ sư Lê Xuân Nghiêm khẳng định.

Tựu trung, kết quả của nhiệm vụ khoa học - công nghệ vừa được đội ngũ kỹ sư tại công ty Điện Quang hoàn thành đã một lần nữa cho thấy tinh thần đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động sản xuất, gắn liền với sự chủ động ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để đổi mới công nghệ, đặc biệt là lĩnh vực cơ khí - vi mạch, để nâng cao năng suất của nhà máy, cải tiến quy trình làm việc ở từng công đoạn có liên quan theo hướng tự động hóa, gắn sản xuất thông minh với sản xuất an toàn, từng bước giảm thiểu nhân công tại những khâu sản xuất đòi hỏi độ chính xác cao, và năng suất ổn định. 

Thông tin liên hệ:
Công ty cổ phần bóng đèn Điện Quang

Địa chỉ: 121 - 123 - 125 Hàm Nghi, P.Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP.HCM

Điện thoại: 19001257

E-mail: nghiemlx@dienquang.com - Website: https://dqc.vn

Hệ thống thiết bị tương tác tập luyện khớp cổ tay do TS.Phan Gia Hoàng (Đại học Bách khoa TP.HCM) phát triển thành công và hoàn thiện đã mở ra hướng tiếp cận mới cho ngành y tế trong việc nâng cao hơn nữa chất lượng điều trị, hỗ trợ phục hồi chứng năng đối với các di chứng, khuyết tật trong vận động sau đột quỵ hay tai nạn. 

Thực tế cho thấy, hiện nay tỷ lệ người bị chấn thương, khuyết tật do các di chứng sau tai nạn chấn thương, hay do mắc các bệnh lý như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, liệt nửa người sau đột quỵ, gãy xương do bệnh lý hoặc một số tác nhân khác… ngày càng gia tăng; dẫn đến việc không chỉ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe - công việc, làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh, mà còn là gánh nặng đối với gia đình, xã hội. 

Đáng chú ý, đột quỵ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng khuyết tật vận  động. Trong đó, có đến 80% người bị đột quỵ có những khiếm khuyết chi trên và chỉ một số ít trường hợp bệnh nhân có biểu hiện phục hồi hoàn toàn tính đến thời điểm 6 tháng sau khởi phát đột quỵ. Các khiếm khuyết thường gặp ở chi trên của người bệnh đột quỵ là bán trật khớp vai, suy giảm cảm giác, suy giảm điều hợp, yếu cơ, rối loạn chức năng chi trên. Việc mất hoặc suy giảm chức năng chi trên là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng khuyết tật, làm người bệnh sống phụ thuộc trong các sinh hoạt hằng ngày và giảm chất lượng cuộc sống. Do đó, việc tập luyện phục hồi chức năng chi trên là một trong những mục tiêu tập luyện phục hồi quan trọng sau đột quỵ. 

Với mục tiêu giúp bệnh nhân bị khuyết tật vận động chi trên khôi phục được chức năng vận động và sớm hòa nhập với cuộc sống, TS. Phan Gia Hoàng và các cộng sự tại trường Đại học Bách Khoa TP.HCM đã triển khai nhiệm vụ khoa học - công nghệ "Nghiên cứu và chế tạo thiết bị hỗ trợ phục hồi chức năng cho khớp cổ tay" và nhiệm vụ này cũng đã được Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM nghiệm thu vào đầu năm 2022.

TS. Phan Gia Hoàng, chủ nhiệm nhiệm vụ cho biết, nhóm triển khai nhiệm vụ khoa học - công nghệ tại Đại học Bách Khoa TP.HCM đã tập trung vào phương pháp sai lệch vị trí, bởi đây là phương pháp đã được chứng minh là cách tiếp cận hiệu quả để đánh giá sự thay đổi về khả năng cảm nhận vị trí của cơ thể của người bệnh.

ctay1

Mô hình hoàn chỉnh được lắp đặt và thử nghiệm tại Bệnh viện Gia An 115.

"Mục tiêu ban đầu của nhóm nghiên cứu là chế tạo thiết bị hỗ trợ phục hồi chức năng cho cổ tay của người bệnh. Chúng tôi lựa chọn phương pháp tiếp cận khớp thụ động, được thiết kế để có thể đo đạc, phân tích khả năng vận động của cổ tay người bị tai biến", TS. Phan Gia Hoàng nói, "Và thành phẩm của nhiệm vụ chính là thiết bị điều khiển 2 bậc tự do (2-DOF) di động lắp cho khớp cổ tay, được dùng để đánh giá vận động và huấn luyện các chức năng thần kinh liên quan đến cảm nhận vị trí".

Báo cáo trước hội đồng tư vấn nghiệm thu, TS. Phan Gia Hoàng khẳng định, trọn bộ giải pháp được hoàn thiện từ công trình nghiên cứu đã đáp ứng các yêu cầu như có thể được sử dụng độc lập, giảm thiểu sự hỗ trợ của kỹ thuật viên (trong trường hợp người bệnh sử dụng hệ thống tại nhà riêng), theo dõi sự tiến triển của bệnh nhân, khả năng kết nối với bác sĩ, khả năng thích ứng và tính linh hoạt giữa những người sử dụng, an toàn, thoải mái, dễ sử dụng và giá thành hợp lý. 

ctay2

Thiết kế CAD của thiết bị hỗ trợ phục hồi chức năng cổ tay

ctay2-2

Mô hình CAD của một bên thiết bị hỗ trợ phục hồi chức năng cổ tay

Hơn thế nữa, một trong những điều mang lại giá trị cao của việc áp dụng công nghệ vào hỗ trợ phục hồi chức năng là dữ liệu, bởi toàn bộ dữ liệu luyện tập của bệnh nhân có thể được sử dụng để tùy chỉnh các phác đồ điều trị theo nhu cầu cụ thể của bệnh nhân, và điều này sẽ dẫn đến quỹ đạo phục hồi tích cực trong một khoảng thời gian ngắn hơn so với việc điều trị mà không sử dụng dữ liệu như hiện nay.
Theo đó, TS. Phan Gia Hoàng và các cộng sự đã hoàn thành mục tiêu của đề tài nghiên cứu nhằm giải quyết nhu cầu cấp thiết về việc phục hồi chức năng cổ tay cho bệnh nhân bị đột quỵ hoặc có các tổn thương về hệ thần kinh bằng cách áp dụng công nghệ robotics.

"Việc kết hợp nền tảng phương pháp tập luyện có sự hỗ trợ của thiết bị cùng với những hiểu biết sâu sắc về phục hồi chức năng hệ thần kinh, sẽ là giải pháp tiên phong cho sự chuyển đổi mô hình hoạt động phục hồi chức năng mang lại tính hiệu quả cao cho bệnh nhân", TS. Phan Gia Hoàng thông tin thêm.

Cụ thể, thiết bị sẽ cung cấp các bài tập phục hồi chức năng đa dạng dưới hình thức trò chơi tương  tác, giúp cho bệnh nhân thích thú tập luyện. Ngoài ra, thiết bị cũng có chế độ giúp bệnh nhân dùng tay bình thường tập cho tay bị đột quỵ, mang lại cảm giác vận động tốt hơn cho bệnh nhân, từ đó giúp kết quả hồi phục tốt hơn. 

"Nhóm nghiên cứu chế tạo một thiết bị vật lý trị liệu mới theo công nghệ robotics, dành riêng cho việc hỗ trợ phục hồi chức năng chuyển động của cổ tay cho bệnh nhân bị đột quỵ hoặc có các tổn thương về hệ thần kinh", đại diện nhóm thực hiện nhiệm vụ báo cáo trước hội đồng, "Thiết bị giúp người bệnh chuyển động lặp đi lặp lại tạo phản xạ (feedback) ngược về não và có thể chuyển động nhiều hơn so với điều trị thông thường".

ctay3

Giao diện bài tập duỗi cổ tay

Thông qua thiết bị, nhóm chuyên gia tại Đại học Bách Khoa TP.HCM đã thiết kế được tổng cộng 6 trò chơi phục hồi chức năng (gập, duỗi, quay sấp, quay ngửa và hai bài kết hợp cả hai chuyển động) hiệu quả cao với chương trình đa chức năng 3D, phù hợp với khả năng thích ứng của từng bệnh nhân, giúp tăng động cơ tập luyện của bệnh nhân. Điều này cho phép bệnh nhân chủ động tập luyện thông qua các trò chơi một cách dễ dàng hơn và thú vị hơn. Ở mỗi trò chơi, cũng sẽ có 6 cấp độ (mức độ) để bệnh nhân tương tác, trong đó mức độ 0 sẽ không có trở lực từ động cơ, tức việc sử dụng lực để điều khiển các khớp cổ tay ở mức nhỏ nhất. Hay nói cách khác, ở các mức độ (khó) khác nhau thì trở lực do động cơ tạo ra sẽ thay đổi khi tăng mức độ (khó) của từng bài luyện tập.

ctay4

Giao diện chính của trò chơi đi kèm với mô hình

Chia sẻ thêm về giải pháp được đánh giá là mở ra hướng tiếp cận mới cho ngành y tế TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung trong bối cảnh lĩnh vực y tế thông minh đang là mục tiêu mũi nhọn, TS. Phan Gia Hoàng cho biết, cụm điều khiển được thiết kế hoàn toàn dựa trên cơ sở y học và đặc tính chuyển động của khớp cổ tay và cẳng tay. Theo đó, hai chuyển động này là chuyển động xoay, hoàn toàn độc lập và trục của khớp xoay vuông góc với nhau. Phần cơ khí có 2 bậc tự do phù hợp với chuyển động gập - duỗi của cổ tay và xoay cẳng tay. Ngoài ra, thiết bị có 2 chế độ sử dụng, đầu tiên là cho phép bệnh nhân tự tập thông qua thiết bị: người bệnh dùng một tay đang hoạt động bình thường tập cho tay đang bị yếu, liệt. Khi đó, tay bình thường di chuyển thế nào thì tay bị tật thông qua thiết bị hỗ trợ sẽ di chuyển y như vậy, bằng cách này sẽ giúp cho người bệnh nhanh có cảm giác lấy lại vận động hơn do người bệnh đã có khái niệm sử dụng tay từ trước. Thứ hai, thiết bị hỗ trợ người bệnh tập một cách độc lập mà không cần dùng tay bình thường còn lại: thiết bị được lập trình, giúp cho người bệnh tự tập với nhiều bài tập khác nhau, từ thấp đến cao, bài tập được đưa ra dưới dạng trò chơi giúp cho bệnh nhân cảm thấy hứng thú, nhanh chóng đạt kết quả.

Được biết, hệ thống giải pháp hoàn chỉnh của nhóm đã được thực nghiệm trên nhiều bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện Gia An 115 (quận Bình Tân, TP.HCM).

ctay6

Đề xuất cải tiến mô hình 3 bậc tự do cho giải pháp trong thời gian tới.

Cũng theo lời TS. Phan Gia Hoàng, trong thời gian sắp tới, nhóm sẽ tiếp tục nghiên cứu, phát triển bộ phần cứng và phần mềm cho thiết bị lên mức 3 bậc tự do để hỗ trợ uyển chuyển hơn các hoạt động chuyển động của khớp cổ tay, đồng thời kiến nghị Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM và các sở, ngành liên quan tiếp tục tạo điều kiện để nhóm có thể hoàn thiện, thử nghiệm lâm sàng trên nhiều bệnh nhân hơn nữa đối với trọn bộ sản phẩm là kết quả của nhiệm vụ khoa học - công nghệ nói trên.

 

 

Thông tin liên hệ:
Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM
Địa chỉ: 268 Lý Thường Kiệt, Phường 14, Q.10, TP.HCM

Điện thoại: 028.3864.7256/0903684780

Email: phanhoang@hcmut.edu.vn, giahoang108@gmail.com

Ngày 23-5, tại trụ sở Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn (SAWACO) đã diễn ra tuần lễ Khoa học công nghệ và sáng tạo năm 2022. Đây là hoạt động nhân kỷ niệm 132 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tháng công nhân lần thứ 14 năm 2022 và 17 năm ngày thành lập SAWACO.
 Các đại biểu tham quan mô hình sáng tạo trưng bày tại triển lãm

Các đại biểu tham quan mô hình sáng tạo trưng bày tại triển lãm

Tại tuần lễ này, người lao động SAWACO tham quan, tìm hiểu về các sản phẩm, mô hình, ý tưởng, giải pháp sáng tạo tiêu biểu của các đơn vị ngành nước.

Ngoài ra, ban tổ chức sẽ tổng kết các hoạt động khoa học công nghệ ngành cấp nước; phát động hội thi “Ý tưởng sáng tạo” năm 2022; thảo luận về các mô hình, giải pháp sáng tạo trong việc ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác giảm thất thoát nước, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng và các giải pháp cấp nước thông minh. 

Khai mạc tuần lễ Khoa học công nghệ và sáng tạo ngành nước ảnh 1
Các đại biểu cắt băng khai mạc Tuần lễ khoa học và sáng tạo năm 2022

Trong tuần lễ Khoa học công nghệ và sáng tạo cũng diễn ra các hoạt động trao đổi về lịch sử phát triển ngành cấp nước giữa các đơn vị thành viên. Dịp này, SAWACO cũng tuyên dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật giai đoạn 2021-2022. Dự kiến, tuần lễ Khoa học công nghệ và sáng tạo sẽ diễn ra đến hết ngày 27-5-2022. 

Khai mạc tuần lễ Khoa học công nghệ và sáng tạo ngành nước ảnh 2
Các đại biểu trải nghiệm không gian thực tế ảo 

Theo ông Bùi Thanh Giang, Phó Tổng giám đốc SAWACO, Tuần lễ khoa học công nghệ và sáng tạo năm nay nhằm giới thiệu các sản phẩm, công trình, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật tiêu biểu của người lao động trong 17 năm qua của các đơn vị. Đây là dịp để người lao động được giao lưu, trao đổi thông tin và thấy được sự phát triển của khoa học công nghệ, sự sáng tạo của các đơn vị cấp nước. Đồng thời đây cũng là hoạt ý nghĩa của công đoàn và đoàn thanh niên Tổng công ty nhằm tạo động lực để người lao động góp sức cho sự phát triển lâu dài của đơn vị.

THÁI PHƯƠNG - SGGP

Các sản phẩm có khả năng đáp ứng đa dạng yêu cầu của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và gia công cơ khí, hướng tới xây dựng hệ thống tự động cắt - mài sản phẩm đúc cho những dây chuyền tự động hóa sản xuất với số lượng sản phẩm cực lớn.

Đúc và gia công cơ khí là những nền tảng quan trọng trong sản xuất công nghiệp, hỗ trợ cho các ngành công nghiệp khác như ngành cơ khí (khối lượng vật đúc chiếm đến 90%, giá thành chiếm 20-25%), ngành nhựa (vật đúc chiếm trên 95% khối lượng cũng như giá trị sản phẩm)... Một công đoạn quan trọng trong quá trình sản xuất đúc là làm sạch/hoàn thiện vật đúc, do các công nghệ đúc nói chung thường tạo ra sản phẩm có chi tiết dư cần xử lý sau đúc như: lượng dư mặt phân khuôn (ba-via), đậu ngót, rãnh dẫn vật liệu… Công đoạn xử lý lượng dư sau đúc gồm các thao tác chính như: đập/cắt bỏ chi tiết thừa (đường rót, đậu ngót…), mài ba via, làm sạch bề mặt (bắn cát, bắn đá, rung...); và hiện nay ở trong nước chủ yếu được thực hiện một cách thủ công, có năng suất không cao cũng như chất lượng không đồng đều.

Hiện nhu cầu thị trường cho sản phẩm ngành công nghiệp đúc là rất lớn, sản phẩm đúc sản xuất trong nước chỉ mới thoả mãn được một phần nhu cầu thiết yếu thị trường nội địa, đa số phải nhập ngoại dưới dạng phụ tùng lắp ráp đồng bộ. Mặt khác, do ở Việt Nam chưa có đơn vị nào chuyên sản xuất dây chuyền đúc và thiết bị phụ trợ cho ngành đúc nên Việt Nam đều phải nhập thiết bị của nước ngoài (thời gian giao hàng khá lâu, chi phí chuyển giao công nghệ và hướng dẫn sử dụng cao, việc bảo trì sửa chữa, thay thế phức tạp và tốn kém). Hầu như chưa có công trình nghiên cứu trong nước nào thực hiện về tự động hoá khâu xử lý phần dư thừa, ba-via cho sản phẩm đúc.

Trước nhu cầu rất lớn của thị trường, kỹ sư Nguyễn Thanh Liêm và cộng sự tại Công ty TNHH dịch vụ kỹ thuật thương mại Nhất Tinh đã thực hiện nhiệm vụ “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo hệ thống xử lý cổ rót và làm sạch ba-via biên dạng 3D chi tiết đúc” nhằm xây dựng hệ thống tự động trong công đoạn xử lý lượng dư sau đúc (cắt ba via, mài, làm sạch bề mặt,...), phục vụ nhu cầu cấp thiết về nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cho ngành gia công cơ khí. 

nvinh1

Sản phẩm được thiết kế phục vụ nhu cầu cấp thiết về nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cho ngành gia công cơ khí

Theo đó, nhóm nghiên cứu đã triển khai nghiên cứu thiết kế toàn diện, từ khâu phân tích công nghệ đến tính toán tổng thể, tính toán chi tiết từ đó thiết kế phần cứng điều khiển, lập trình phần mềm chuyên dụng (CAM chuyên biệt, điều khiển CNC và robot), gia công và lắp ráp cơ khí chính xác. Đây là tiền đề để tiến tới thực hiện chế tạo thành công trung tâm gia công CNC 5 trục. Đồng thời, triển khai nghiên cứu thiết kế và gia công hoàn thiện một số sản phẩm gồm: máy cưa lọng tiêu chuẩn kết hợp bàn máy di chuyển phôi CNC 2.5D; máy cưa lọng tiêu chuẩn kết hợp tay máy robot di chuyển phôi; máy mài CNC gồm 3 trục tịnh tiến XYZ; đầu mài tự lựa đa phương; đầu mài tự lựa đơn phương với cơ cấu xoay phương tự lựa.

nvinh2

Thiết kế hệ thống điều khiển

Kỹ sư Nguyễn Thanh Liêm, chủ nhiệm triển khai nhiệm vụ khoa học công nghệ vừa được Sở KH&CN TP.HCM tổ chức  nghiệm thu, cho biết "công nghệ xử lý cổ rót và làm sạch ba-via biên dạng 3D chi tiết đúc thuộc các lĩnh vực công nghệ như công nghệ CNC, công nghệ robot; phần mềm CAM, thiết bị cắt - mài chuyên dụng". 

Hệ thống bao gồm những máy công cụ (gia công cơ khí) điều khiển CNC và robot, ứng dụng trong công nghiệp gia công đúc, được tự động hóa với mục tiêu tăng năng suất và chất lượng, giá thành hợp lý, góp phần phát triển công nghiệp phụ trợ, đóng góp thiết thực trong việc thúc đẩy chuỗi cung ứng nội địa làm chủ công nghệ để cạnh tranh và thay thế các nhà cung ứng nước ngoài. 

Kỹ sư Nguyễn Thanh Liêm cho biết, do làm chủ công nghệ từ thiết kế đến gia công chế tạo nên các sản phẩm từ nhiệm vụ có khả năng đáp ứng đa dạng yêu cầu của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và gia công cơ khí. Hệ thống CNC cắt - mài phôi sản phẩm đúc có thể đáp ứng được cho những dây chuyền tự động hóa sản xuất với số lượng sản phẩm cực lớn (mass production).

Nhóm triển khai nhiệm vụ khoa học công nghệ tại công ty Nhất Tinh khẳng định, đã sẵn sàng cung ứng mô hình dây chuyền sản xuất tích hợp tự động hóa toàn diện (phù hợp với kiểu sản xuất hàng loạt, sản xuất liên tục, khối lượng sản xuất lớn hoặc những công việc có tính chất lặp lại và nhu cầu ổn định) ứng dụng hoàn thiện sản phẩm đúc, điển hình là dây chuyền sản xuất lốc xe máy đúc áp lực, dây chuyền sản xuất khung máy may đúc áp lực… 

nvinh3

Các sản phẩm hướng tới xây dựng hệ thống tự động hóa dây chuyền sản xuất

Máy cưa lọng tiêu chuẩn kết hợp bàn máy di chuyển phôi CNC 2.5DMáy cưa lọng tiêu chuẩn kết hợp tay máy robot di chuyển phôi của nhiệm vụ có khả năng cắt được vật liệu kim loại, biên dạng lõm đến 270 độ, trong khi các máy cưa lọng tiêu chuẩn và bàn máy 2D kèm theo cơ cấu xoay lưỡi cưa có trên thị trường chỉ cắt vật liệu phi kim, góc cắt chỉ đến 180 độ. 

Máy mài CNC gồm 3 trục tịnh tiến XYZ đã được tối ưu cấu hình bàn máy để phù hợp với ứng dụng mài ba-via kim loại chưa có sản phẩm tương tự trên thị trường (các đơn vị khác sử dụng robot 6 bậc tự do mang đầu mài). Nhóm nghiên cứu cũng phát triển các loại đầu mài tự lựa đa phương và đầu mài tự lựa đơn phương có khả năng đồng bộ phương tự lựa với phương di chuyển đầu mài có giá thành thấp, dễ dàng tích hợp vào máy mài CNC 3 trục hoặc tay máy robot.

nvinh4

Cấu hình bộ điều khiển trung tâm cho máy mài và các đầu mài tự lựa

Báo cáo trước hội đồng tư vấn nghiệm thu nhiệm vụ khoa học công nghệ vừa được Sở KH&CN TP.HCM tổ chức hồi đầu năm 2022, đại diện công ty Nhất Tinh nhấn mạnh, các sản phẩm của nhiệm vụ khi được thương mại hóa sẽ có nhiều ưu điểm như có chức năng và thông số kỹ thuật tương đương hệ thống nhập ngoại, giá thành thấp hơn hẳn sản phẩm nhập ngoại, có chế độ bảo hành trong nước, có cơ hội để các doanh nghiệp, cơ sở gia công cơ khí thử nghiệm - tìm hiểu trước. Các sản phẩm cũng có thể được theo dõi và điều chỉnh để hoàn thiện hơn theo từng quy trình sản xuất cụ thể, qua đó vừa đem lại hiệu quả kinh tế vừa góp phần tự động hoá sản xuất cho các doanh nghiệp, cơ sở gia công cơ khí. Không chỉ thế, doanh nghiệp ứng dụng các sản phẩm cũng dễ có điều kiện cải tiến công nghệ, cải thiện môi trường làm việc, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành đúc kim loại.

Đề xuất với Sở KH&CN TP.HCM về hướng phát triển tiếp theo trong thời gian tới, đại diện công ty Nhất Tinh mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ các đơn vị của Thành phố để thực hiện giai đoạn 2 của nhiệm vụ là “Tích hợp các sản phẩm của nhiệm vụ thành dây chuyền tự động toàn diện”, nhằm hoàn thiện giải pháp tự động hóa, tối ưu hóa dây chuyền máy tự động và các thiết bị phụ trợ, tiến tới chuyển giao công nghệ và cung ứng thiết bị cho doanh nghiệp, cơ sở gia công cơ khí có nhu cầu.

 

Thông tin liên hệ:
Công ty TNHH DV KT TM Nhất Tinh
Địa chỉ: 103 đường 45, P.6, Q. 4, TP.HCM
Điện thoại: (028) 6261 6755

Email: info@nhattinh.com.vn 

Website: http://nhattinh.com.vn 

Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM sẽ xem xét, đánh giá, cấp kinh phí thực hiện tùy theo phân loại hồ sơ đăng ký thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

Ngày 20/5/2022, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM tổ chức Hội nghị “Công bố Chương trình nghiên cứu và định hướng nghiên cứu khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2025” và “Triển khai công tác quản lý, sử dụng xử lý tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước”.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Việt Dũng (Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM) nhấn mạnh những nhiệm vụ khoa học và công nghệ do TP.HCM đặt hàng hoặc hỗ trợ cần đảm bảo 3 yếu tố: giải quyết trực tiếp các vấn đề mà Thành phố quan tâm, hỗ trợ cho doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng và năng lực cạnh tranh, nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ của Thành phố. Tất cả hướng đến xây dựng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của Thành phố. Vì thế, nhiệm vụ khoa học và công nghệ sẽ theo hướng ứng dụng nhiều hơn, giảm bớt một số nghiên cứu cơ bản.

cbnckh2022

Ông Nguyễn Việt Dũng (Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM) phát biểu tại Hội nghị

Mặt khác, TP.HCM cũng khuyến khích các nhà khoa học ở Trường – Viện liên kết nhiều hơn với doanh nghiệp, nhất là ở những nhiệm vụ có liên quan đến 4 ngành công nghiệp chủ lực ở Thành phố, hình thành những nghiên cứu thiết thực với đời sống và nhu cầu của doanh nghiệp. Điều này cũng phù hợp với tiêu chí nâng cơ cấu đầu tư của xã hội cho khoa học và công nghệ (từ 0,6% lên 1% GRDP).

Trong giai đoạn 2021-2025, TP.HCM tái sắp xếp và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ công lập. Thành phố cũng thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất lao động, năng suất chất lượng và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Bên cạnh tăng cường mô hình liên kết 3 nhà “doanh nghiệp – trường viện – nhà nước” lấy doanh nghiệp làm trung tâm, Thành phố cũng sẽ đẩy mạnh việc triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ hợp tác quốc tế, tiến hành chuyển giao một số công nghệ chủ chốt nhằm hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng vào hoạt động sản xuất – kinh doanh.

Theo đó, TP.HCM triển khai 6 Chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ gồm:

+ Chương trình nghiên cứu, phát triển ứng dụng công nghệ phục vụ đô thị thông minh và chuyển đổi số. Đây là chương trình nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ và xây dựng các giải pháp, sản phẩm, dịch vụ phục vụ đô thị thông minh và chuyển đổi số. Ưu tiên các lĩnh vực như: quản trị công, hỗ trợ doanh nghiệp, sản xuất thông minh, kinh tế chia sẻ.

+ Chương trình nghiên cứu, phát triển ứng dụng công nghệ công nghiệp. Đây là chương trình hỗ trợ các ngành công nghiệp đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, đặc biệt là nhóm sản phẩm công nghiệp chủ lực và nhóm sản phẩm tiềm năng của Thành phố. Ưu tiên các lĩnh vực như: công nghệ công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ, phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực, năng lượng.

+ Chương trình nghiên cứu và ứng dụng công nghệ phục vụ bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ. Đây là chương trình phát triển và ứng dụng các kỹ thuật, giải pháp, quy trình trong lĩnh vực Y Dược, tạo ra các sản phẩm để nâng cao chất lượng dự phòng, chẩn đoán, điều trị, và nâng cao sức khỏe. Ưu tiên các lĩnh vực như: y học lâm sàng - cận lâm sàng, y học dự phòng, y học cộng đồng, công nghiệp dược, y tế thông minh, công nghệ in 3D trong y học.

+ Chương trình nghiên cứu, phát triển ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao. Đây là chương trình nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ phục vụ nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp đô thị. Ưu tiên các lĩnh vực như: giống cây trồng, giống vật nuôi, bảo tồn nguồn gen, bảo quản và chế biến, mô hình nông nghiệp thông minh - năng suất cao.

+ Chương trình nghiên cứu ứng dụng phục vụ quản lý và phát triển đô thị. Đây là chương trình nghiên cứu ứng dụng phục vụ quản lý và phát triển đô thị bền vững về kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội. Ưu tiên các lĩnh vực như: kinh tế, con người - văn hóa - xã hội đô thị, dân số và phát triển, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển vật liệu xây dựng, thủy lợi.

+ Chương trình Vườn ươm khoa học và công nghệ Trẻ. Đây là chương trình hỗ trợ Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ (Thành Đoàn TP.HCM) ươm tạo và nâng cao năng lực nghiên cứu cho các nhà khoa học trẻ, sinh viên, học sinh.

Hoàng Kim (CESTI

Yêu cầu đặt ra là ứng dụng truy xuất nguồn gốc đảm bảo đồng bộ với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia.

Ngày 19/5/2022, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM đã có buổi làm việc về hoạt động triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc với đại diện Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố.

220519hk1.jpg

Một trong những mục tiêu Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM đặt ra là hợp tác với các đơn vị, tổ chức để xây dựng và ban hành các mô hình về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa và các cơ chế chính sách hỗ trợ nhằm tạo tiền đề cho hoạt động triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn Thành phố. Tiếp đó, tiến hành xây dựng, phát triển hạ tầng kỹ thuật cần thiết cho hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa của Thành phố và vận hành, kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia.

Tại buổi làm việc, các đại biểu cho biết, khó khăn lớn nhất là nguồn cung thực phẩm cho Thành phố phần lớn được cung ứng từ doanh nghiệp – cơ sở sản xuất ở các tỉnh thành khác, kể cả rau xanh và thịt tươi. Do đó, việc áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc đều dựa trên sự tự nguyện của nhà cung ứng.

Bà Nguyễn Thị Kim Huệ (Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM) cho biết, từ những đề xuất của các Sở và ban ngành, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM khảo sát nhu cầu thực tiễn thực hiện truy xuất nguồn gốc để đề xuất cụ thể sản phẩm, hàng hóa ưu tiên triển khai truy xuất nguồn gốc. Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM cũng sẽ tổ chức đặt hàng các nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển các giải pháp, công nghệ ứng dụng trong truy xuất nguồn gốc.

Bằng những mô hình và hạ tầng đã xây dựng, những doanh nghiệp có nhu cầu áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc trên địa bàn Thành phố đều sẽ được tập huấn, hướng dẫn kiến thức về triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa để minh bạch thông tin đến người tiêu dùng, tạo niềm tin cho thị trường.

Theo đó, doanh nghiệp – cơ sở sản xuất sẽ tự lựa chọn đơn vị cung cấp ứng dụng truy xuất nguồn gốc (cả nước đang có khoảng 30 hệ thống truy xuất nguồn gốc) phù hợp với nhu cầu. Ứng dụng nào cũng đều có thể được sử dụng, chứ không chỉ định duy nhất ứng dụng riêng, miễn là ứng dụng được sử dụng phải đảm bảo đồng bộ với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia.

Hoàng Kim (CESTI)

Chợ công nghệ và thiết bị chuyên ngành (Techmart) Nông nghiệp & Công nghệ sau thu hoạch 2022 với hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đã chính thức khai mạc sáng ngày 19/5.

Sự kiện có sự tham dự trực tiếp và trực tuyến của nhiều đại biểu là các lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ, đại diện các đơn vị, ban ngành, quận huyện, trường cao đẳng, đại học, viện nghiên cứu và các doanh nghiệp, hiệp hội tại TP.HCM, Tây Ninh, Bà Rịa Vũng Tàu, Bến Tre, Tiền Giang, Gia Lai, Quảng Trị, Phú Yên, Bắc Giang,…

Techmart Nông nghiệp & Công nghệ sau thu hoạch 2022 do Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ (CESTI) tổ chức, thu hút gần 200 công nghệ của 87 đơn vị là các viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp công nghệ và các nhóm khởi nghiệp tại TP.HCM tham gia quảng bá và xúc tiến thương mại.

Với 54 gian hàng Techmart trưng bày trực tiếp tại 79 Trương Định, Phường Bến Thành, Quận 1, TP.HCM và triển lãm trực tuyến tại nền tảng triển lãm techmart trực tuyến, ban tổ chức mong muốn tạo ra một kênh kết nối mạnh mẽ cho các doanh nghiệp. Qua đó thúc đẩy hoạt động ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo cũng như hỗ trợ quá trình trao đổi mua bán, chuyển giao công nghệ và thu hút hơn nữa đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch.

10HDKHLVkhaimactechmarth2.JPG

Ông Nguyễn Việt Dũng (Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM) phát biểu khai mạc Techmart

Phát biểu khai mạc sự kiện, ông Nguyễn Việt Dũng (Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM) cho biết, nông nghiệp có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế, là nguồn xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tháng 4/2022, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt hơn 4,8 tỷ USD, tăng 11,2% so với so với tháng 4/2021. Tính chung 4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt gần 10,9 tỷ USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu nhóm nông sản chính đạt trên 7,4 tỷ USD, tăng 10,5%.

Trong thời gian qua, hoạt động ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo trong sản xuất nông nghiệp đã được các ban ngành tích cực triển khai. Đây là bước khởi đầu nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với các giải pháp, công nghệ, kỹ thuật tiên tiến và bố trí các nguồn vốn đầu tư công đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng quy mô lớn, hiện đại, sản xuất liên kết chuỗi giá trị.

Thực hiện mục tiêu phát triển thị trường khoa học và công nghệ TP.HCM, triển khai kế hoạch hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo năm 2022, Sở Khoa học và Công nghệ giao CESTI tổ chức Chợ công nghệ và thiết bị chuyên ngành Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch 2022 (Techmart Nông nghiệp & Công nghệ sau thu hoạch) nhằm hỗ trợ đưa sản phẩm, công nghệ từ các viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp ra thị trường phục vụ nhu cầu ứng dụng công nghệ trong hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Techmart còn là cơ hội để các doanh nghiệp khởi nghiệp tìm kiếm đối tác đầu tư, hợp tác để phát triển sản phẩm, ý tưởng sáng tạo và phát triển kinh doanh.

Theo ông Nguyễn Việt Dũng, Techmart tập trung giới thiệu các xu hướng công nghệ mới, công nghệ phù hợp với tình hình sản xuất tại Việt Nam trong lĩnh vực bảo quản, chế biến nông sản thực phẩm, lai tạo các giống cây trồng, vật nuôi. Đặc biệt, sự kiện chú trọng giới thiệu hơn 30 công nghệ và thiết bị chuyển đổi số trong nông nghiệp, góp phần thúc đẩy ứng dụng công nghệ số giúp nâng cao năng suất làm việc, tối ưu hóa sản xuất và tạo ra những sản phẩm có giá trị cao hơn.

10HDKHLVkhaimactechmarth3.JPG

Nghi thức cắt băng khai mạc

Bên cạnh đó, tại Techmart Nông nghiệp & Công nghệ sau thu hoạch cũng diễn ra 13 chuyên đề hội thảo khoa học và hội thảo giới thiệu, trình diễn công nghệ trong suốt hai ngày. Đặc biệt, đội ngũ 8 chuyên gia tư vấn của Techmart sẽ thường trực tư vấn miễn phí yêu cầu công nghệ cho doanh nghiệp ngay tại sự kiện. Đây là các yêu cầu được đăng ký từ kết quả khảo sát doanh nghiệp trước Techmart và các yêu cầu phát sinh của khách tham dự sự kiện.

10HDKHLVkhaimactechmarth1.JPG

Lãnh đạo Sở KH&CN TP.HCM, lãnh đạo CESTI và đại diện doanh nghiệp tại gian hàng Techmart Nông nghiệp & Công nghệ sau thu hoạch năm 2022

Techmart Nông nghiệp & Công nghệ sau thu hoạch năm 2022 được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, cho phép người tham dự có thể linh hoạt lựa chọn hình thức phù hợp. Nền tảng triển lãm trực tuyến giúp các nhà cung ứng công nghệ và khách tham dự không bị hạn chế về không gian và thời gian. Việc tham quan trực tiếp giúp khách hàng có được những quan sát trực quan về hình dáng, chất liệu, demo chạy thử thiết bị và sử dụng trực tiếp các sản phẩm ngay tại gian hàng.

10HDKHLVkhaimactechmarth5.JPG

Hội thảo giới thiệu công nghệ diễn ra ngay sau lễ khai mạc

Các gian hàng Techmart đã sôi động, thu hút khách tham quan ngay từ ngày đầu khai mạc:

10HDKHLVkhaimactechmarth4.JPG

10HDKHLVkhaimactechmarth6.JPG

10HDKHLVkhaimactechmarth7.JPG

10HDKHLVkhaimactechmarth9.JPG

10HDKHLVkhaimactechmarth10.JPG

Sự kiện sẽ diễn ra đến hết ngày 20/5/2022. Đối với Techmart trực tuyến sẽ diễn ra đến hết tháng 11/2022. Các doanh nghiệp, đơn vị quan tâm có thể tham gia gian hàng bất kỳ lúc nào tại đây.

Lam Vân (CESTI)

Ngày hội là sự kiện nuôi dưỡng niềm đam mê khoa học - công nghệ “Thực học - Thực làm” ở học sinh. Ngày hội cũng khơi gợi và kết nối học sinh – phụ huynh – nhà trường với cộng đồng STEM.

Với sự hỗ trợ của Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM, Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ (Thành Đoàn TP.HCM) vừa phối hợp cùng Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, Tập đoàn Abbott Việt Nam và nhiều đơn vị giáo dục STEM tổ chức thành công Ngày hội khoa học STEMDAY TP.HCM năm 2022. Ngày hội là một trong những hoạt động chào mừng ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5 năm 2022.

220516hk6.jpg

Là sự kiện thường niên được tổ chức từ năm 2016, Ngày hội hướng đến hiện thực hóa nhu cầu trang bị kiến thức và kỹ năng tích hợp về Khoa học (Science), Công nghệ (Technology), Kỹ thuật (Engineering) và Toán học (Mathematics) và Nghệ thuật (Art) cho học sinh TP.HCM và những tỉnh thành lân cận.

220516hk5.jpg

Tại Ngày hội, các đơn vị giáo dục đã trưng bày và triển lãm các mô hình STEM-STEAM cùng nhiều sản phẩm giáo dục sáng tạo hiện đại, mới mẻ như Triển lãm STEM, Lớp học STEM, các cuộc thi Sáng tạo, Sân chơi khoa học, Tập huấn STEM… Học sinh được tham dự và thực hành ngay tại chỗ và hoàn toàn miễn phí tất cả hoạt động tại Ngày hội. Các thao tác lắp ráp mô hình robot, tư duy lập trình cho trẻ em… đều được các thầy cô hướng dẫn tận tình. Bên cạnh đó, nhiều hoạt động sáng tạo và trò chơi STEM-STEAM cũng được tổ chức, thu hút hàng ngàn học sinh, thầy cô, phụ huynh tham dự, giao lưu học hỏi, trải nghiệm. Từ đó, góp phần lan tỏa, kết nối, khuyến khích, phát triển phong trào giáo dục STEM cũng như hình thành, phát triển cộng đồng STEM ở cả trường học lẫn khu dân cư.

220516hk8.jpg

220516hk7.jpg

Ở Việt Nam, tuy giáo dục STEM là một lĩnh vực khá mới nhưng đã có nhiều bước tiến như dạy học tích hợp, khuyến khích phương pháp STEM, thành lập CLB Khoa học trong các trường. Thông qua phương pháp học tập kết hợp thực nghiệm, học sinh được rèn luyện khả năng tư duy logic, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm cùng thái độ tập trung trong công việc, rèn luyện khả năng và tư duy tự học. Nhờ đó, học sinh không chỉ hiểu biết về nguyên lý mà còn có thể áp dụng vào thực hành và tạo ra được những sản phẩm hay giải quyết được vấn đề trong cuộc sống hằng ngày.

220516hk9.jpg

Ngày hội khoa học STEMDAY TP.HCM năm 2022 là sự kiện nuôi dưỡng niềm đam mê khoa học - công nghệ “Thực học - Thực làm” ở học sinh. Ngày hội cũng khơi gợi và kết nối học sinh – phụ huynh – nhà trường với cộng đồng STEM. Từ đó, hình thành nguồn nhân lực chất lượng cao trong tương lai cho đất nước.     

Hoàng Kim (CESTI)


Bản quyền © 2018 Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
Thiết kế và phát triển bởi HCMGIS
Tổng số truy cập: 11537378