SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ngày 26/12/2023, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM đã tổ chức Hội thảo Khoa học “Ứng dụng khoa học và công nghệ trong xây dựng các mô hình kinh tế tuần hoàn phục vụ phát triển kinh tế xã hội TP.HCM”. Hội thảo đã thu hút hơn 1.000 đại biểu là đại diện tới từ các trường, viện nghiên cứu, doanh nghiệp, các chuyên gia, nhà khoa học, các tổ chức và cá nhân quan tâm đến tham dự trực tiếp tại số 244 Điện Biên Phủ, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM và theo dõi trực tuyến trên nền tảng Facebook - https://www.facebook.com/DOSTHCM.

27122023ht.jpg

Đại biểu tham dự Hội thảo Khoa học "Ứng dụng khoa học và công nghệ trong xây dựng các mô hình kinh tế tuần hoàn phục vụ phát triển kinh tế xã hội TP.HCM” trực tiếp tại trụ sở của Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM

Phát biểu khai mạc Hội thảo, TS. Lê Thanh Minh - Phó Giám đốc Sở Khoa Học và Công nghệ TP.HCM chia sẻ, việc chuyển đổi từ kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn hiện đang trở thành xu hướng toàn cầu. Trong bối cảnh Việt Nam nói chung và TP.HCM phải đối mặt với nhiều thách thức về cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu cũng như yêu cầu tất yếu cần thực hiện các Hiệp định, Thỏa thuận quốc tế đã cam kết về phát triển bền vững, bảo vệ môi trường khi tham gia các Hiệp định thương mại tự do, thì kinh tế tuần hoàn được xác định là giải pháp tối ưu hướng đến một nền kinh tế xanh - tăng trưởng kinh tế hài hòa cùng lợi ích xã hội và môi trường. 

Hoạt động khoa học và công nghệ giai đoạn vừa qua của Thành phố đã đạt nhiều thành tựu, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội. Từ 2016 đến 2022, kinh tế của Thành phố phát triển mạnh, với GRDP tăng trung bình 5,47%, đóng góp hơn 17% vào GDP quốc gia và 26,2% vào tổng thu ngân sách Nhà nước. Thành phố đã đầu tư 13.657 tỷ đồng vào khoa học và công nghệ chiếm 2,55% ngân sách, tuân theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ. Trong số này, 4.628 tỷ đồng dành cho sự nghiệp khoa học và công nghệ và 9.028 tỷ đồng cho đầu tư phát triển khoa học và công nghệ. Chỉ số TFP tăng mạnh, đạt trung bình 46,7%, với 74% đóng góp từ khoa học và công nghệ. Năng suất lao động của Thành phố cao gấp 2 lần so với cả nước và năng suất lao động trong doanh nghiệp công nghệ cao vượt trội, gấp 1,67 lần so với mức chung của Thành phố.

Trong giai đoạn 2020-2025, với mục tiêu xây dựng Thành phố thông minh và bền vững, giữ vị thế đầu tàu kinh tế quốc gia, Thành phố định hướng triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn và kinh tế chia sẻ, phù hợp với xu thế phát triển của kinh tế số và cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Tuy nhiên, việc áp dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn hoàn chỉnh hiện nay vẫn là một thách thức lớn. Hiện nay, Thành phố cũng chỉ xuất hiện đơn lẻ một số mô hình gần với kinh tế tuần hoàn, điển hình như: mô hình 3R và Quỹ Tái chế chất thải, Chương trình giảm ô nhiễm môi trường, sáng kiến Không xả thải ra thiên nhiên. Dù thông tin còn hạn chế, nhưng có thể nhận thấy các hoạt động chủ yếu tập trung vào bảo vệ môi trường, chưa chuyển hóa thành hoạt động kinh tế có lợi ích cụ thể.

27122023HT1.jpg

TS. Lê Thanh Minh - Phó Giám đốc Sở Khoa Học và Công nghệ TP.HCM phát biểu khai mạc Hội thảo

Cũng theo, TS. Lê Thanh Minh - Phó Giám đốc Sở Khoa Học và Công nghệ TP.HCM, để khoa học và công nghệ thực sự trở thành động lực và nền tảng xây dựng các mô hình kinh tế tuần hoàn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội thì chúng ta cần:

Thứ nhất, nâng cao nhận thức về kinh tế tuần hoàn cho các đối tượng liên quan, với việc phát triển chiến lược truyền thông giáo dục về trách nhiệm đối với sản phẩm, nâng cao ý thức phân loại rác tại nguồn để hỗ trợ quá trình tái sử dụng và tái chế.

Thứ hai, xây dựng hành lang pháp lý rõ ràng để hỗ trợ sự hình thành và phát triển của kinh tế tuần hoàn, từ chủ trương của Đảng đến pháp luật Nhà nước, đặt ra chính sách khuyến khích áp dụng mô hình này.

Thứ ba, có lộ trình và ưu tiên trong phát triển kinh tế tuần hoàn dựa trên nhu cầu thị trường và xã hội. Ưu tiên hàng đầu của Việt Nam là giải quyết chất thải nhựa và túi nilon trong 5 năm tới. Cần áp dụng mô hình hiệu quả cho chất thải nhựa và túi nilon, sau đó mở rộng cho các ngành sản xuất khác với cách tiếp cận từ nguyên liệu.

Thứ tư, phát triển kinh tế tuần hoàn cần phải dựa trên các mô hình kinh tế gần với cách tiếp cận kinh tế tuần hoàn, từ đó bổ sung hoàn thiện và có sự lựa chọn phù hợp cho từng ngành, lĩnh vực từ thí điểm đến triển khai nhân rộng. Cần có nghiên cứu đánh giá đúng các ngành, lĩnh vực có khả năng tiếp cận tốt nhất trong một chiến lược tổng thể chung về phát triển kinh tế tuần hoàn trên địa bàn.

Thứ năm, tạo cơ chế để hình thành động lực thị trường, xác lập rõ vai trò của doanh nghiệp trong việc thực hiện phát triển kinh tế tuần hoàn. Có cơ chế chính sách cho phát triển công nghệ sạch, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải, …

Thứ sáu, gắn liền thực hiện kinh tế tuần hoàn với phát triển công nghệ, kinh tế số và cách mạng công nghiệp 4.0. Việc tích cực nghiên cứu và tạo ra các công nghệ thay thế là một yếu tố đặc biệt cần được chú trọng. Công nghệ mới sẽ giúp việc thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn hiệu quả.

Thứ bảy, tăng cường trao đổi, học hỏi kinh nghiệm quốc tế, nhất là các quốc gia đã và đang thực hiện thành công kinh tế tuần hoàn, từ đó chuyển giao và áp dụng công nghệ tiên tiến phục vụ cho quá trình chuyển đổi trong nước.

“Mục tiêu của Hội thảo ngày hôm nay nhằm định hướng cho doanh nghiệp, trường, viện phát huy đầy đủ vai trò của khoa học và công nghệ trong việc nghiên cứu, xây dựng các mô hình kinh tế tuần hoàn phục vụ phát triển kinh tế xã hội TP.HCM. Cũng như, đẩy mạnh vai trò của khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng các chính sách phát triển kinh tế tuần hoàn trên địa bàn Thành phố. Đồng thời, phát huy tiềm lực khoa học và công nghệ Thành phố trong thời kỳ chuyển đổi số phục vụ phát triển kinh tế tuần hoàn trên địa bàn Thành phố. Do đó, chúng tôi muốn lắng nghe, ghi nhận những ý kiến trao đổi của các chuyên gia, nhà khoa học và doanh nghiệp về giải pháp, cách thức nhằm xây dựng các mô hình kinh tế tuần hoàn phục vụ phát triển kinh tế xã hội TP.HCM. Thay mặt Ban tổ chức Hội thảo, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến trường, viện, doanh nghiệp và đặc biệt cảm ơn các chuyên gia đã viết bài tham luận và đến tham dự Hội thảo ngày hôm nay”, TS. Lê Thanh Minh nêu kỳ vọng.

Tại buổi Hội thảo Khoa học, 4 báo cáo tham luận đã được Ban tổ chức lựa chọn để trình bày với các chủ đề gồm:

- “Vai trò đổi mới sáng tạo trong thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam. Một số đề xuất với TP.HCM” của PGS.TS Nguyễn Hồng Quân - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tuần hoàn (ICED), Đại học Quốc gia TP.HCM.

- “Giải pháp cần thiết và đồng bộ tạo sự đột phá từ tư duy đến hành động về kinh tế tuần hoàn trong các trường Đại học và các doanh nghiệp TP.HCM” của Chuyên gia kinh tế Nguyễn Hoàng Dũng, Chủ tịch Công ty Đào tạo lãnh đạo và Dịch vụ phát triển bền vững SDLT, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển bền vững TP.HCM - IRSH.

“Đề xuất Mô hình Kinh tế Tuần hoàn Sinh học Nông - Lâm (Cricular Bioeconomy) áp dụng tại TP.HCM” của Mr Tim Nguyen - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ứng dụng và Đổi mới Sáng tạo Doanh nghiệp (3AI).

“Tài trợ tài chính cho mô hình kinh doanh tuần hoàn trong doanh nghiệp” của TS. Phạm Hồng Hải - Giảng viên chính Khoa Quản trị Kinh doanh, trường Đại học Tài chính Marketing, Giám đốc Trung tâm phát triển bền vững thuộc Viện Phát triển Kinh tế số Việt Nam.

Được biết, trước thềm Hội thảo Khoa học “Ứng dụng khoa học và công nghệ trong xây dựng các mô hình kinh tế tuần hoàn phục vụ phát triển kinh tế xã hội TP.HCM”Ban tổ chức cũng đã nhận được 23 bài tham luận và đã xây dựng thành kỷ yếu. Toàn văn kỷ yếu xem TẠI ĐÂY.

Nhật Linh (CESTI)

Hệ thống buồng áp lực âm dã chiến với khả năng vận hành linh hoạt, tích hợp công nghệ vận hành - điều khiển từ xa qua IoT, nhiệm vụ khoa học - công nghệ do Đại học Y dược TP.HCM triển khai đã mở ra hướng tiếp cận mới cho ngành y tế trong việc nâng cao khả năng bảo vệ cán bộ y tế lẫn người bệnh, đặc biệt trong các môi trường, điều kiện khó triển khai các buồng áp lực âm cố định và khi xảy ra các tình huống, trường hợp dịch bệnh khẩn cấp.

Trước thực tế đội ngũ nhân viên y tế và bệnh nhân luôn cần được trang bị những biện pháp phòng chống lây nhiễm - lây chéo trong suốt quá trình thăm khám - điều trị, đặc biệt đối với nguồn bệnh liên quan đến hô hấp hay truyền nhiễm; các nhà khoa học tại Đại học Y dược TP.HCM và Phòng thí nghiệm Trọng điểm Điều khiển số và Kỹ thuật hệ thống (Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG TP.HCM) đã phối hợp triển khai một số nhiệm vụ khoa học - công nghệ mang tính thực tiễn cao, trong đó có nhiệm vụ "Xây dựng giải pháp tổng thể về hệ thống bảo vệ an toàn nhân viên y tế, người bệnh trong các cơ sở điều trị tại Việt Nam".

Kết hợp triệt hai nhiệm vụ trước đó là "Nghiên cứu thiết kế và chế tạo module container cách ly điều trị áp lực âm dã chiến cho bệnh nhân Covid áp dụng trong bệnh viện tuyến đầu chống dịch", và "Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo module container đệm cách ly, tự động khử khuẩn bề mặt áp dụng trong bệnh viện dã chiến" do Phòng thí nghiệm Trọng điểm Điều khiển số và Kỹ thuật hệ thống (Đại học Bách Khoa TP.HCM) là đơn vị chủ trì, PGS.TS Phạm Lê An và các cộng sự tại Trung tâm Hỗ trợ dự án và Đổi mới sáng tạo - Đại học Y dược TP.HCM đã giải quyết vấn đề lây nhiễm chéo giữa nhân viên y tế và bệnh nhân thông qua xây dựng giải pháp tổng thể để giải quyết sự thiếu hụt giường bệnh, đồ bảo hộ cá nhân…  trong trường hợp hệ thống y tế quá tải vì số lượng bệnh nhân tăng cao từ tình trạng lây nhiễm chéo, lây rộng trong cộng đồng.

Nhiệm vụ khoa học - công nghệ do Đại học Y dược TP.HCM triển khai cũng đã gián tiếp giải quyết các bài toán như triển khai phòng sạch cho y tế di động, đặc biệt là về các vấn đề xử lý không khí, vi sinh bề mặt.

H1-chinh thuc.jpg

PGS.TS Phạm Lê An báo cáo kết quả triển khai nhiệm vụ khoa học - công nghệ

Ngoài ra, nhóm triển khai nhiệm vụ đã hoàn thiện việc nghiên cứu, cải tiến và chế tạo đồ bảo hộ PAPR cho nhân viên y tế với bộ lọc HEPA 13, tích hợp quạt hút sử dụng pin có công suất đủ lớn cho lưu lượng (không khí) trên 170 lít/phút với tiếng ồn nhỏ hơn 80dB và thời gian sử dụng trên 4 giờ, giúp thoải mái khi phải mặc trong thời gian dài; cùng với đó là Hệ thống mặt nạ bộ lọc N95 cải tiến từ mặt nạ lặn, mặt nạ che nửa mặt, mặt nạ kín mặt, và mặt nạ trùm đầu cho nhân viên y tế; Mặt nạ cho bệnh nhân sử dụng hệ thống NIV/HFNO cải tiến từ mặt nạ lặn có sử dụng lọc HEPA tiêu chuẩn N95 chống lan tỏa sol khí (đơn cử như sol khí có SAR-Cov-2) ra môi trường xung quanh; và Mặt nạ cho bệnh nhân thở hệ thống oxy lưu lượng cao cải tiến từ mặt nạ lặn.

H1-2.jpg
Mặt nạ với hệ thống làm mát khép kín cho nhân viên y tế

Đáng chú ý, hệ thống PAPR mặt nạ N95 cải tiến có bơm khí và bộ lọc cho nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân, bao gồm 4 loại mặt nạ: nửa mặt, kín mặt, trùm đầu, mặt nạ lặt. Mặt nạ phòng độc có khả năng điều chỉnh lưu lượng cấp khí đầu vào. Kiểm định tại các cơ quan hữu quan cho thấy, sản phẩm đạt tiêu chuẩn tương đương với mặt nạ bảo vệ hô hấp 3M (nhập ngoại), nhưng giá thành hợp lý hơn, chỉ bằng 1/10.

Nhận định về hiệu quả về kinh tế xã hội của nhiệm vụ, PGS.TS Phạm Lê An khẳng định sản phẩm có khả năng ứng dụng cao trong lĩnh vực tổ chức xây dựng các hệ thống bệnh viện - phòng khám dã chiến lưu động mang yếu tố khẩn cấp và nhanh chóng, đem lại hiệu quả kinh tế cao so với việc xây dựng các hệ thống phòng cách ly áp lực âm cố định tại một hay nhiều các khu vực điều trị. Có tính ứng dụng thực tế cao khi đồng thời giải quyết hai bài toán về việc module hóa, tạo tính di động cho các buồng cách ly áp lực âm truyền thống và đảm bảo các tiêu chí về nhiệt độ, độ ẩm, thông khí, áp suất và an toàn vi sinh khi áp dụng ở các khu vực tuyến đầu dịch bệnh ở nhiều điều kiện khí hậu khác nhau, tại nhiều địa phương; cũng như hạn chế lây lan do sử dụng NIV/HFNO cho người bệnh (ví dụ bệnh nhân COVID) thông qua PAPR cho nhân viên y tế và mặt nạ có bộ lọc HEPA cải tiến từ mặt nạ lặn, mặt nạ phòng độc sẵn có…

H2-Tho Kin (3).jpg

Thử nghiệm thở kín bằng Mặt nạ sử dụng hệ thống NIV/HFNO cải tiến từ mặt nạ lặn có sử dụng lọc HEPA tiêu chuẩn N95 chống lan tỏa sol khí (đơn cử như sol khí có SAR-Cov-2) ra môi trường xung quanh, và Mặt nạ thở hệ thống oxy lưu lượng cao cải tiến từ mặt nạ lặn tại bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM

"Kể cả khi dịch bệnh qua đi, đề tài vẫn có khả năng được ứng dụng trong việc vận chuyển đến những địa điểm vùng sâu vùng xa, nơi cơ sở hạ tầng chưa phát triển hoặc không có đủ điều kiện để xây dựng mới hoàn toàn một phòng áp lực âm, phòng sạch đúng tiêu chuẩn cho hệ thống bệnh viện khu vực", đại diện nhóm triển khai nhiệm vụ nhấn mạnh.

H-2-1 goc buong cach ly ap luc am.jpg

Một góc container cách ly điều trị áp lực âm phục vụ điều trị, phòng chống dịch liên quan đến các bệnh truyền nhiễm, hô hấp

Đánh giá về tính hiệu quả của 3 nhiệm vụ khoa học - công nghệ nói trên, GS.TS.BS Đặng Vạn Phước (Khoa Y, ĐHQG TP.HCM) - Chủ tịch Hội đồng tư vấn nghiệm thu nhiệm vụ cho rằng, đây là nhóm đề tài có sự phối hợp giữa bên y tế với kỹ thuật là vấn đề nghiên cứu các biện pháp tổng thể và cụ thể trong bảo vệ an toàn của nhân viên y tế và bệnh nhân trong các cơ sở y tế.

"Đây là một đề tài hay và có ý nghĩa rất lớn về tính chất chiến lược và tổng thể. Đề tài đã tính tới những nguyên tắc, những phương pháp nhằm bảo vệ sự an toàn cho các nhân viên y tế và cả bệnh nhân trong các cơ sở kinh tế, đặc biệt khi có dịch bệnh", GS.TS.BS Đặng Vạn Phước nhấn mạnh, "Đây là lúc mà chúng ta nên đề cập tới những vấn đề có tính chất nhân văn nghề nghiệp để bảo vệ những người ở làm công tác y tế, đồng thời trên cơ sở đó cũng bảo vệ cho bệnh nhân vì khi bệnh nhân đi tới các cơ sở y tế vẫn có nguy cơ bị lây nhiễm, lây chéo,... còn cán bộ y tế, khi tham gia chống dịch hoặc ở những nơi có các bệnh lây lan, truyền nhiễm nguy hiểm, khi đó họ cần phải có những điều kiện để được bảo vệ vì như chúng ta đã thấy khi dịch bệnh, bản thân nhữngi nhân viên y tế, điều dưỡng, bác sĩ cũng bị lây bệnh và cũng đã có những người tử vong vì bệnh tật".

Cũng theo lời GS.TS.BS Đặng Vạn Phước, nhiệm vụ vừa được nghiệm thu và thông qua rất có giá trị, giúp đội ngũ cán bộ y y yế lẫn bệnh nhân thêm sự yên tâm. Bởi lẽ, nếu có những bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp hoặc những bệnh dịch thì nhân viên y tế sẽ tham gia phòng dịch và chống dịch với sự tin tưởng và an tâm hơn, không những cho cá nhân họ mà cho cả gia đình, hệ thống y tế nói riêng và toàn xã hội nói chung.

Có thể khẳng định rằng, cùng với hệ thống buồng áp lực âm dã chiến với khả năng vận hành linh hoạt, tích hợp công nghệ vận hành - điều khiển từ xa qua IoT, đảm bảo quy định lưu thông một chiều trong suốt quá trình vận chuyển bệnh nhân - thăm khám, cung cấp vật tư yế, đồng thời tránh tiếp xúc tối đa giữa nhân viên y tế (bác sỹ, điều dưỡng) với bệnh nhân cũng như giữa nhân viên y tế ở các bộ phận với nhau, thì nhiệm vụ khoa học - công nghệ do Đại học Y dược TP.HCM triển khai đã mở ra hướng tiếp cận mới ngành y tế trong việc nâng cao khả năng phục vụ xã hội, đặc biệt trong các môi trường, điều kiện khó triển khai các buồng áp lực âm cố định và khi xảy ra các tình huống, trường hợp dịch bệnh khẩn cấp.

Thông tin liên hệ:

Trường Đại học Y dược TP.HCM

Địa chỉ: 217 Hồng Bàng, Quận 5, TP.HCM

Điện thoại: (28) 3855 8411

Email: phamlean@ump.edu.vn - gic@ump.edu.vn

Website: https://ump.edu.vn

 

Phòng thí nghiệm Trọng điểm Điều khiển số và Kỹ thuật hệ thống (Đại học Bách Khoa TP.HCM)

Địa chỉ: 268 Lý Thường Kiệt, Phường 14, Quận 10, Tp.HCM

Điện thoại: (028) 38647256

E-mail: dcselab@dcselab.edu.vn

Website: http://dcselab.edu.vn
TP.HCM sẽ tạo điều kiện để giới trẻ tham gia tổ chức sự kiện khởi nghiệp để mang đến trải nghiệm tuyệt vời, tạo dựng sự tự tin và dũng khí để họ mạnh dạn tiến bước khởi nghiệp.

Ngày 20/12/2023, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM đã có buổi làm việc với ông Peter Vesterbacka (Chủ tịch kiêm đồng sáng lập Finest Future) về thúc đẩy hợp tác khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Trao đổi tại buổi làm việc, ông Peter Vesterbacka chia sẻ sức hút từ các tập đoàn, công ty công nghệ lớn là không thể tránh khỏi, nên người trẻ cần nhiều điều kiện hơn để tham gia hoạt động khởi nghiệp. Theo đó, sự kiện khởi nghiệp Slush được tổ chức vào tháng 11 hàng năm với mong muốn thay đổi nhận thức, tầm nhìn của người tham gia, tuy không thực sự nổi trội về thời điểm nhưng đã để lại nhiều dấu ấn, sự nổi bật cũng như chất riêng ở quy mô toàn cầu.

FinestFuture1.jpg

Không chỉ thu hút được nhiều nhà đầu tư tham dự vì nhiều tiềm năng, điều khác biệt ở Slush là có sự chung tay tổ chức và đóng góp nhiều của các bạn trẻ ở độ tuổi Đại học và Trung học, đến từ 160 quốc gia khác nhau, trung bình khoảng 1.600 tình nguyện viên. Slush tạo điều kiện cho tình nguyện viên tham gia công việc tổ chức sự kiện, trải nghiệm và học hỏi kinh nghiệm từ chính công việc đó. Với những trải nghiệm, kinh nghiệm này, sau đó người trẻ có đủ tự tin và dũng khí để mạnh dạn tạo dựng công ty khởi nghiệp riêng của mình, hoặc góp phần chung tay xây hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Theo đó, ông Peter Vesterbacka gửi lời mời người trẻ ở TP.HCM tham dự sự kiện khởi nghiệp Slush 2024, đồng thời mong muốn hợp tác với Thành phố trong hoạt động tổ chức sự kiện khởi nghiệp quy mô quốc tế và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp.

Ông Nguyễn Việt Dũng (Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM) đã gửi lời cảm ơn đến ông Peter Vesterbacka. Theo ông Nguyễn Việt Dũng, Thành phố có mối quan hệ tốt với chính quyền Helsinki và Chính phủ trong nhiều năm nay, hàng năm đều có các hoạt động kết nối khởi nghiệp đổi mới sáng tạo giữa doanh nghiệp và startup giữa hai bên. Trong thời gian sắp tới, ông Nguyễn Việt Dũng mong muốn Finest Future sẽ hướng dẫn tổ chức thực hiện sự kiện khởi nghiệp tương tự ở TP.HCM ở những quy mô khác nhau. Hơn thế, Thành phố mời gọi khu vực tư nhân và đối tác quốc tế cùng chung tay tham gia hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo để người trẻ có cơ hội tự học hỏi và trải nghiệm thông qua các chương trình huấn luyện, đào tạo, tổ chức sự kiện…

FinestFuture2.jpg

Ông Peter Vesterbacka đánh giá cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ của TP.HCM, đề xuất cổ vũ tạo cơ hội cho các bạn trẻ trải nghiệm, bắt tay vào khởi nghiệp với định hướng quy mô quốc tế chứ không giới hạn trong phạm vi khu vực, quốc gia. Ông Peter Vesterbacka hứa sẽ có sự kết hợp giao thoa giữa người trẻ 2 bên để cùng học hỏi, làm việc chung, đặc biệt là sự góp mặt hỗ trợ của những bạn trẻ Việt Nam từng tham gia các sự kiện Slush trước đây.

Hoàng Kim (CESTI)

Chiều 20/12, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM tổ chức sự kiện kết nối sáng tạo với chủ đề "Xây dựng ứng dụng quản lý trường học, lớp học LMS thống nhất trong toàn ngành, thí điểm tại Thành phố Thủ Đức".

Theo bà Nguyễn Thị Thu Sương (Phòng Quản lý khoa học, Sở KH&CN TP.HCM), sự kiện nằm trong chuỗi các sự kiện Inno-coffee năm 2023 nhằm kết nối, tìm kiếm các đơn vị xây dựng ứng dụng quản lý trường học, lớp học LMS thống nhất trong toàn ngành, phục vụ chuyển đổi số trong hoạt động quản lý giáo dục. TP.HCM đã xác định chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục như một giải pháp mũi nhọn góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và khả năng cạnh tranh của địa phương. Do đó, việc xây dựng, phát triển ứng dụng cần đáp ứng các nội dung quản lý lớp học, phân công giáo viên, thời khóa biểu; danh bạ toàn ngành, hệ thống tin nhắn OTT chỉ đạo toàn ngành giáo dục, có thể phân theo nhóm; hệ thống camera an ninh, kết nối toàn ngành; tổ chức dạy học trực tuyến, giao nhiệm vụ học tập cho học sinh; thông tin kết quả học tập đến phụ huynh học sinh - ứng dụng tin nhắn OTT; kết hợp các báo cáo số liệu dựa theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo; tổng hợp thông tin nhanh, tin nóng liên quan đến lĩnh vực giáo dục.

01HDKHLVketnoisangtaoLMSh6.jpg

Bà Nguyễn Thị Thu Sương (Phòng Quản lý khoa học, Sở KH&CN TP.HCM) phát biểu tại sự kiện 

Tại sự kiện, ông Đoàn Đức Quý (Phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Thủ Đức) đã trình bày bài toán đặt hàng Xây dựng ứng dụng quản lý trường học, lớp học LMS thống nhất trong toàn ngành (phiên bản desktop và ứng dụng mobile). Bên cạnh đó, các chuyên gia, đại diện doanh nghiệp cũng trình bày các báo cáo tham luận như Thực trạng và giải pháp chuyển đổi số ngành giáo dục; Mô hình lớp học thông minh Teamie Classroom.

Theo ông Đoàn Đức Quý, hiện nay TP. Thủ Đức có tổng cộng 34 phường với hơn 1,3 triệu dân, trong đó có hơn 700 đơn vị giáo dục với số lượng cán bộ quản lý giáo dục chỉ gần 40 người. Về cơ sở vật chất, 100% các trường trong hệ thống công lập đều có máy tính, có kết nối mạng internet tốc độ cao, máy tính có cấu hình cơ bản đủ đáp ứng cho việc số hoá các tài liệu giáo dục. Các cơ sở giáo dục đều có phần mềm quản lý học sinh, nhân sự, tài chính, thư viện,… Tuy nhiên, hệ thống trường lớp tương đối lớn, lực lượng cán bộ công nghệ thông tin chuyên trách của các cơ sở giáo dục chưa đầy đủ, đa phần kiêm nhiệm,… dẫn đến khó khăn trong việc cập nhật dữ liệu trên các hệ thống quản lý. Các phần mềm đang triển khai đơn lẻ, chưa có sự liên kết, chia sẻ dữ liệu; các dữ liệu còn manh mún, rời rạc, chưa được chuẩn hóa và thống nhất, chưa liên thông được với nhau, gây khó khăn trong công tác nhập liệu, tổng hợp báo cáo phục vụ quản lý giáo dục. Do vậy, rất cần một hệ thống chung ứng dụng công nghệ để quản lý dễ dàng hơn, giảm áp lực cho đội ngũ quản lý.

01HDKHLVketnoisangtaoLMSh2.jpg

Ông Đoàn Đức Quý (Phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Thủ Đức) trình bày nội dung "đặt hàng" về ứng dụng quản lý trường học  

Cụ thể, phần mềm quản lý cần đáp ứng các nhu cầu sử dụng thực tế hiện tại như nhất quán các thuật ngữ, cấu trúc chức năng,... trong toàn bộ phần mềm; có tính mở, thuận tiện cho việc bảo trì, phát triển; quản trị hệ thống đơn giản và mạnh mẽ cho người điều hành trong việc thêm bớt user, cấp phát quyền, quản trị theo nhóm. Ngoài ra, cung cấp các tiện ích phục vụ cho người sử dụng; hỗ trợ khả năng phân quyền chi tiết chức năng người dùng; các thông tin được lưu trữ trong thời gian dài; hệ thống biểu mẫu báo cáo mở; các biểu mẫu báo cáo động, tùy biến theo yêu cầu của từng cấp quản lý; hệ thống tra cứu thuận tiện; giao diện thân thiện thuận tiện cho người dùng phổ thông; kết nối với hệ thống IOC của Thành phố Thủ Đức;…

01HDKHLVketnoisangtaoLMSh1.jpg

Các nhà nghiên cứu, đại diện doanh nghiệp trình bày tham luận, chia sẻ ý kiến, đề xuất giải pháp, thảo luận tại sự kiện

Ông Quý chia sẻ thêm, TP. Thủ Đức luôn chú trọng, quan tâm việc triển khai ứng dụng khoa học công nghệ trong tất cả các lĩnh vực, nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn, chất lượng đội ngũ nhân lực cũng như công tác quản lý, lãnh đạo trên địa bàn. Thông qua sự kiện này, TP. Thủ Đức đặt hàng các nhà nghiên cứu, doanh nghiệp về giải pháp chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục để triển khai áp dụng trong toàn ngành, hỗ trợ giải quyết tốt nhất bài toán trong quản lý giáo dục, nâng cao chất lượng dạy và học.

01HDKHLVketnoisangtaoLMSh5.jpg

Các ý kiến trình bày, chia sẻ, đề xuất tại sự kiện cũng cho rằng, thực trạng hiện nay tại TP.HCM, việc chuyển đổi số giáo dục đang ở mức độ đơn giản là số hóa dữ liệu phục vụ quản lý, vẫn còn những khó khăn trong quá trình kết nối, liên thông dữ liệu, sai sót dữ liệu, các đơn vị vẫn còn rất thận trọng trong việc đổi mới… Do đó, từ việc "đặt hàng" của TP. Thủ Đức, các đơn vị có thể mạnh dạn hơn khi tiếp cận vấn đề chuyển đổi số trong giáo dục. Ngành giáo dục có thể tìm kiếm các giải pháp công nghệ đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số, giải quyết các vấn đề như số hóa toàn bộ dữ liệu trong nhà trường, giảm thời gian làm việc thủ công của cán bộ công nhân viên, tạo kênh thông tin liên lạc chính thống giữa phụ huynh và nhà trường, quản lý vận hành nhà trường, lớp học một cách chuyên nghiệp, thuận tiện hơn. Bên cạnh đó, có thể tiếp cận các giải pháp giáo dục hướng đến các mô hình giáo dục thông minh, chuyển đổi số làm thay đổi môi trường học tập, thay đổi phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá, giúp người học chủ động tương tác và tìm kiếm tri thức; ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong đổi mới phương thức quản trị cơ sở giáo dục và quản lý nhà nước về giáo dục theo hướng tinh gọn, hiệu quả, minh bạch…

01HDKHLVketnoisangtaoLMSh7.jpg

Lam Vân (CESTI)

Ban tổ chức đã trao giải thưởng cho 6 sinh viên xuất sắc nhất trong tổng số 256 thí sinh tham gia dự thi. Đây là cuộc thi trực tuyến lần đầu tiên tổ chức với chủ đề năng suất, chất lượng.

Ngày 20/12/2023, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (thuộc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM) phối hợp cùng Công ty CP Năng Suất Xanh tổ chức lễ trao giải Cuộc thi tìm hiểu về năng suất, chất lượng trong khối sinh viên tại trường đại học.  

Theo bà Nguyễn Thị Kim Huệ (Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM), cuộc thi nhằm góp phần nâng cao nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của năng suất, chất lượng, cũng như khuyến khích sinh viên phát huy tinh thần học hỏi, sáng tạo. Cuộc thi được phát động từ tháng 11/2023, đã thu hút 368 sinh viên tại các trường đại học ở khu vực phía Nam đăng ký dự thi. Đây là con số khá ấn tượng cho cuộc thi trực tuyến lần đầu tiên tổ chức với chủ đề năng suất, chất lượng. Những bạn sinh viên đạt giải trong cuộc thi là những người đã nỗ lực, cố gắng, thể hiện được kiến thức, tư duy và ý chí ham học hỏi. Qua đó cho thấy những tín hiệu tích cực, hứa hẹn tạo tiền đề cho công tác nâng cao năng suất chất lượng ngày càng thêm gần gũi, dễ tiếp cận hơn trong khối sinh viên tại các trường đại học, đóng góp cho phong trào năng suất chất lượng quốc gia.

MNHDKH2012okh1.jpg

Bà Nguyễn Thị Kim Huệ (Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM) trao giải nhất, nhì, ba tại cuộc thi

Cụ thể, ban tổ chức đã trao giải nhất (2.000.000 đồng) cho sinh viên Lê Nguyễn Anh Thư (Đại học Tài Chính - Marketing); giải nhì (1.500.000 đồng) và giải ba (1.000.000 đồng) lần lượt được trao cho Nguyễn Thị Thủy (Đại học Sài Gòn) và Cao Phước Anh (Đại học Kinh tế - Tài chính). Ngoài ra, còn có 3 giải khuyến khích (mỗi giải trị giá 500.000 đồng) được trao cho sinh viên Hồ Thị Thúy Hằng, Nguyễn Hồng Ngọc Ánh (Trường Đại học Kinh tế Luật - ĐH Quốc gia TP.HCM) và Đoàn Mạnh Tất (đến từ Đại học Bách Khoa - ĐH Quốc gia TP.HCM).

Được biết, cuộc thi nhằm tạo ra sân chơi bổ ích có thể giúp sinh viên các trường đại học có thêm cơ hội tìm hiểu kiến thức về năng suất, chất lượng, qua đó từng bước tiếp cận Chương trình Quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030. Cuộc thi diễn ra bằng hình thức trực tuyến, được Sở Khoa học và Công nghệ mở link vào ngày 09/12/2023 cho các thí sinh tham gia tranh tài, với bộ đề thi gồm 100 câu hỏi trắc nghiệm, làm bài trong vòng 40 phút. Nội dung cuộc thi xoay quanh việc tìm hiểu kiến thức về năng suất, chất lượng; các hệ thống quản lý; công cụ nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa nước ta hiện nay.

MNHDKH2012okh2.jpg

Ông Phạm Ngọc Tuấn (Tổng Giám đốc Công ty CP Năng Suất Xanh) trao giải khuyến khích tại cuộc thi

Ông Phạm Ngọc Tuấn (Tổng Giám đốc Công ty CP Năng Suất Xanh) đánh giá, cuộc thi đã đạt được thành công ngoài mong đợi, thể hiện sự quan tâm và hứng thú của các bạn sinh viên dành cho lĩnh vực còn khá mới mẻ là năng suất, chất lượng. Ông Tuấn cũng mong muốn mở rộng và phát triển cuộc thi trong các năm tiếp theo, có thể bao gồm các hạng mục và phần thưởng mới để khuyến khích các bạn sinh viên nghiên cứu sâu rộng hơn về năng suất và chất lượng. Việc tăng cường nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của năng suất và chất lượng sẽ góp phần phát triển nguồn nhân lực cho các ngành kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Minh Nhã (CESTI)

Đây là giải pháp giải quyết vấn đề thoái hóa nuôi nhân sinh khối rễ ở quy mô sản xuất công nghiệp, cung ứng nguồn rễ tơ Ké hoa đào phục vụ sản xuất dược liệu.

Trong khoảng hơn 20 năm trở lại đây, nhiều công bố nghiên cứu của thế giới đã chứng minh ưu điểm nổi bật về các hoạt tính sinh học của cây Ké hoa đào, đặc biệt là rễ của loài thực vật này. Rễ tơ Ké hoa đào có khả năng ức chế enzyme α-glucosidase; chống oxi hóa và kháng khuẩn rất cao, có thể hướng đến việc sử dụng làm thảo dược đặc trị bệnh tiểu đường tuýp 2 mà ít tác dụng phụ. Nuôi cấy rễ thực vật nói chung, hay rễ tơ Ké hoa đào nói riêng, luôn hướng tới mục đích sau cùng là thu nhận được những hợp chất tự nhiên có giá trị. Tuy nhiên, để thu nhận các hợp chất tự nhiên ở hiệu suất cao thì trước tiên luôn cần tối ưu các quy trình nuôi cấy nhằm chủ động sản xuất, cung ứng các nguồn dược liệu quý mà không phụ thuộc vào các loài thực vật ngoài tự nhiên, lại đảm bảo thu được nguồn sinh khối lớn.

Ở rễ tơ, sự ổn định di truyền nhiễm sắc thể luôn được coi là thế mạnh so với nuôi cấy mô sẹo, huyền phù tế bào hay rễ bất định. Tuy nhiên, sự bất ổn định của rễ tơ nuôi cấy vẫn còn cao (khoảng 10%). Thêm vào đó, việc nuôi cấy liên tục rễ tơ rất mất thời gian, tốn kém và có thể gây ra sự mất ổn định kiểu hình và kiểu genne của rễ tơ. Đặc biệt, việc tạo ra và chọn lọc một dòng rễ tơ tiềm năng trong hàng trăm dòng dễ tơ khác từ cùng một loài thực vật là vô cùng tốn kém và hao tốn thời gian. Thêm vào đó, tỷ lệ thay đổi di truyền tính trạng biểu sinh (epigenneetic) có thể gia tăng trong quá trình nuôi cấy nhiều lần liên tục gây ra sự mất dần khả năng tái sinh cũng như tổng hợp chất thứ cấp.

Được biết, hai công ty sử dụng rễ tơ làm dược liệu có quy mô sản xuất lớn trên thế giới là CBN BIOTECH (Hàn Quốc) và ROOTec (Thụy Sỹ) cũng từng báo cáo là gặp phải một số vấn đề tương tự như sự thoái hóa di truyền nguồn mẫu làm giảm hiệu suất thu nhận hoạt chất trong quá trình khai thác, nên phát triển một quy trình bảo quản lâu dài nhằm lưu trữ sự toàn vẹn các đặc tính dòng rễ tơ cao năng là điều vô cùng cần thiết. Mặt khác, khi rễ tơ được bảo quản tại điều kiện nhiệt độ thấp, các rủi ro gặp phải như là sự hình thành các tinh thể nước đá trong mô, mẫu bị tổn thương do tiếp xúc với các chất độc trong bảo quản đã gây ra nhiều bất lợi trong quá trình lưu trữ. Do đó, cần có bước nghiên cứu đặc tính loài thực vật mục tiêu và thử nghiệm các quy trình bảo quản nhằm giảm thiểu tối đa các rủi ro, nguồn rễ tơ sau tái sinh sẽ vẫn duy trì được tính ổn định di truyền cũng như hàm lượng các hợp chất thứ cấp có giá trị.

Chính vì vậy, nhóm nhà khoa học đang công tác tại Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQG TP.HCM) đã triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ “Nghiên cứu chọn lọc, sản xuất và bảo quản lạnh sâu các dòng rễ tơ Ké hoa đào (Urena lobata L.) có hàm lượng imperatorin cao”.

H-1.jpg

PGS.TS Quách Ngô Diễm Phương báo cáo kết quả triển khai nhiệm vụ khoa học - công nghệ

PGS.TS Quách Ngô Diễm Phương, chủ nhiệm nhiệm vụ cho biết mục đích của nghiên cứu là xây dựng quy trình chọn lọc dòng rễ tơ có hàm lượng imperatorin cao, xây dựng quy trình sản xuất dòng rễ tơ đã chọn lọc ở quy mô pilot với sự ổn định về chất lượng dòng rễ, từ đó xây dựng quy trình bảo quản trong thời gian dài dòng rễ tơ cao năng đã chọn lọc nhằm giảm chi phí và nhân công cấy chuyền. Đây cũng chính là giải pháp cho vấn đề thoái hóa nuôi nhân sinh khối rễ ở quy mô sản xuất công nghiệp.

Báo cáo trước hội đồng tư vấn nghiệm thu nhiệm vụ do Sở KH&CN TP.HCM tổ chức trong năm 2023, PGS.TS Quách Ngô Diễm Phương khẳng định việc nghiên cứu nuôi cấy rễ tơ loài cây Ké hoa đào ở Việt Nam hầu như chưa được quan tâm, trong khi việc thu nhận hoạt chất imperatorin (hợp chất có nhiều hoạt tính sinh học như ức chế hoạt động phân chia mạnh mẽ của tế bào ung thư, kháng viêm, điều trị cao huyết áp, kháng khuẩn và virus) hiện nay trên thế giới lại được thu nhận ở quy mô sản xuất từ rễ Ké hoa đào. Ở pha nghiên cứu đầu tiên được triển khai hồi năm 2017, các nhà khoa học đã thành công trong việc tạo được nguồn nguyên liệu rễ tơ Ké hoa đào khi ứng dụng công nghệ sinh học thực vật (nuôi cấy rễ tơ, tối ưu hóa điều kiện nuôi cấy, can thiệp con đường biến dưỡng hoạt chất trong nuôi cấy thực vật...).

"Do đó, việc nghiên cứu, lựa chọn nuôi cấy ở quy mô sản xuất công nghiệp nguồn rễ tơ loài này để có thể tạo được nguồn nguyên liệu đủ tiêu chuẩn sản xuất imperatorin trong tương lai (ổn định hàm lượng hoạt chất, không bị thoái hóa, không bị nhiễm dư lượng hóa chất), ở mức chi phí duy trì hợp lý là điều cấp thiết và hiển nhiên", PGS.TS Quách Ngô Diễm Phương thông tin thêm.

Nhóm triển khai nhiệm vụ đã chọn lọc dòng rễ tơ Ké hoa đào bằng các chỉ tiêu trực tiếp là tốc độ tăng trưởng và hàm lượng hoạt chất imperatorin đồng thời cũng thực hiện chọn lọc bằng chỉ tiêu gián tiếp là hình thái rễ và đặc tính di truyền phân tử của rễ. Qua đó, xây dựng quy trình chọn lọc dòng rễ tơ cây Ké hoa đào cao năng bằng hình thái và chỉ thị phân tử ở giai đoạn sớm của quá trình nuôi cấy giúp giảm chi phí đầu tư cho nhà sản xuất.

Cụ thể, quy trình cảm ứng tạo rễ tơ trên mẫu lá cây Ké hoa đào được tối ưu các điều kiện cảm ứng theo kết quả nghiên cứu từ pha 1 năm 2017 (độ tuổi cây: 15 ngày tuổi, loại mô xâm nhiễm: lá, thời gian tiếp xúc với vi khuẩn: 20 phút), đạt được hiệu suất tạo rễ cao hơn 90%. Trong khoảng thời gian từ 3-7 ngày sau khi đồng nuôi cấy, rễ bắt đầu xuất hiện tại nhiều vị trí có tạo vết thương như cuốn hoặc vùng thân lá. Sau 14 ngày, chiều dài rễ tạo thành đạt được 2,67cm. Quan sát các đặc điểm hình thái cho thấy, rễ có xu hướng phát triển không hướng xuống môi trường nuôi cấy; rễ mọc thẳng, một số sợi phân nhánh hoặc có nhiều lông mịn tại vùng chóp rễ. Rễ tơ được tạo thành từ quá trình xâm nhiễm của vi khuẩn bởi sự sát nhập ngẫu nhiên trình tự genne của vi khuẩn vào thực vật, mỗi vị trí sát nhập có thể tạo ra một kiểu hình rễ tơ khác nhau. Quá trình cảm ứng tạo rễ tơ xuất hiện sự phân hóa hình thái rễ trong 30 ngày nuôi cấy đầu tiên tạo nên 6 kiểu hình thái đặc trưng khác biệt (nhóm dòng A, B, C, D, E và G) từ 138 dòng rễ tơ khác nhau.

H-2.jpg

Sự khác biệt về hình thái giữa các dòng rễ tơ sau mỗi 10 ngày. (A, B: rễ tơ sau 10 ngày cảm ứng. C, D, E: rễ tơ sau 20 ngày cảm ứng. F: dòng 1, G: dòng 2, H: dòng 3, I: dòng 4, J: dòng 5, K: dòng 6: rễ tơ sau 30 ngày cảm ứng).

Các kiểu hình thái khác nhau sau đó lại được ghi nhận có sự khác nhau về tốc độ tăng trưởng và hoạt tính ức chế glucosidase. Rõ ràng, khi nuôi cấy rễ bằng công nghệ này, chúng ta cần phải có quy trình chọn lọc dòng mới có thể đảm bảo được sự ổn định về khả năng tăng trưởng và hàm lượng hoạt chất tích lũy. Trong việc chọn lọc các dòng rễ tơ cao năng, tốc độ tăng trưởng được xem như là chỉ tiêu trực tiếp được ưu tiên sử dụng. Tuy nhiên, khi so sánh với các chỉ tiêu hình thái ban đầu ghi nhận được, nhóm thực hiện nhận thấy đã có sự thể hiện tương quan giữa hình thái và tốc độ tăng trưởng ngay giai đoạn sàng lọc ban đầu này: nhóm dòng có độ dày trục rễ chính và mức độ phân nhánh rễ cao (nhóm dòng C và E) có giá trị tăng trưởng cao hơn những nhóm dòng có rễ mỏng và ít phân nhánh (nhóm dòng A, B, D và G), trong đó các dòng rễ thuộc nhóm B có màu sắc rễ trong, khác biệt rõ rệt với màu đục của các dòng rễ còn lại, đều cho tốc độ tăng trưởng kém nhất. Đây là dấu hiệu khả quan giúp nhóm nghiên cứu có thể tự tin với giả thuyết hoàn toàn có thể sử dụng chỉ tiêu hình thái để sàng lọc dòng rễ cao năng ngay thời điểm rễ tơ mới phát sinh ban đầu, sau đó kết hợp chọn lọc dòng rễ tơ cao năng dựa trên hình thái và chỉ thị phân tử. Tiếp đó, nhóm thực hiện nuôi cấy nhân sinh khối dòng rễ tơ đã chọn lọc bằng hệ thống bioreactor 3-10 lít với sự ổn định về hàm lượng imperatorin. Từ đó, xây dựng quy trình sản xuất dòng rễ tơ đã chọn lọc ở quy mô pilot với sự ổn định về chất lượng dòng rễ bằng chỉ thị imperatorin.

H-4.jpg

Quy trình sản xuất dòng rễ tơ Ké hoa đào ở quy mô pilot

Nhóm các nhà khoa học đã đề xuất “Quy trình sản xuất dòng rễ tơ Ké Hoa Đào ở quy mô pilot” nhằm thu nhận impoeratorin gồm 5 bước: (1) Chuẩn bị nguồn nguyên liệu đầu, (2) Thiếp lập hệ thống sản xuất ở quy mô biorecator 5L, (3) Bổ sung tiền chất và chất cảm ứng, (4) Thu hoạch,  và (5) Kiểm tra chất lượng thành phẩm.

Bảo quản lạnh sâu (cryopreservation) trong thời gian dài là phương pháp lưu trữ các tế bào hay mô/cơ quan ở nhiệt độ cực kỳ thấp, thường là nhiệt độ hóa lỏng của nitơ (-196 độ C). Tại nhiệt độ này, toàn bộ các quá trình biến dưỡng bị dừng lại và do đó cho phép tế bào duy trì các đặc tính hiện có. Đây có thể xem là phương pháp bảo quản dài hạn mang tính khả thi duy nhất khi có thể đảm bảo sự hiệu quả về an toàn và tiết kiệm chi phí.

Kết quả đánh giá hiệu quả của 4 quy trình bảo quản phổ biến cho thấy chỉ có quy trình bảo quản sử dụng kỹ thuật nhỏ giọt - thủy tinh hóa cho hiệu quả tái sinh của rễ tơ sau bảo quản là cao nhất (36,67%). Dù rằng đã xác định được các chất bảo quản ít gây độc hoặc không gây độc cho tế bào nhưng tỷ lệ hồi phục của rễ sau bảo quản lạnh còn kém. Đó có thể là do không được bảo vệ tốt bởi các chất bảo quản hoặc một số yếu tố khác như độ tuổi rễ tơ chưa thích hợp (quá già hoặc quá non), sợi rễ quá mỏng dẫn đến bị ảnh hưởng mạnh khi tiếp xúc với dung dịch bảo quản hoặc quá dày tạo hiệu quả mất nước không cao.

Do vậy, nhóm thực hiện đã khảo sát các yếu tố ảnh hưởng thích hợp (thời gian và nhiệt độ tiếp xúc với dung dịch bảo quản, thời gian tiền nuôi cấy, ảnh hưởng của độ tuổi rễ, ảnh hưởng của chiều dài rễ, kiểu cấu trúc rễ). Sau khi cải thiện quy trình, rễ tơ sau bảo quản có thể đạt được tỷ lệ tái sinh lên 93,33%, gấp 2,5 lần so với quy trình ban đầu (36,67%). Thêm vào đó, rễ tái sinh có chiều dài đạt 4,65cm, gấp 1,5 lần so với quy trình ban đầu (3,04cm). Từ đó, nhóm thực hiện xây dựng quy trình bảo quản dòng rễ tơ cao năng đã chọn lọc từ cây Ké hoa đào trong thời gian 4-6 tháng.

Nhóm thực hiện cũng chứng minh hiệu quả của kết quả nhiệm vụ thông qua việc nuôi cấy dòng rễ tơ Ké hoa đào có hàm lượng hoạt chất imperatorin cao ở quy mô bioreactor (3-10L) có áp dụng 2 quy trình chọn lọc dòng và bảo quản lạnh sâu so với sinh khối rễ không áp dụng trong cùng thời gian.

Kết quả cho thấy, quy trình đầu tiên (A1) là rễ tơ vừa mới cảm ứng không qua chọn lọc có tăng trưởng cũng như hàm lượng imperatorin nhỏ nhất. Giá trị DGI (chỉ số tăng trưởng theo sinh khối khô) có tăng nhẹ ở thế hệ thứ 3 tuy nhiên vẫn đạt thấp nhất so với các nghiệm thức còn lại. Thêm vào đó, imperatorin chỉ hiện diện sau lần cấy chuyền thứ 2 nhưng với hàm lượng thấp hơn từ 2-3 lần so các dòng rễ khác. Có thể thấy, việc có áp dụng chọn lọc dòng cao năng đã làm cho cả 3 dòng rễ ở các nghiệm thức A2, A3 và A4 đều có sự hiện diện imperatorin ngay từ thế hệ đầu tiên. Tuy nhiên, đối với dòng rễ A3 (không có áp dụng quy trình bảo quản) thì sau khoảng 4-6 tháng cấy chuyền liên tục, dòng rễ này có hiện giảm tăng trưởng đáng kể mặc dù vẫn duy trì được hàm lượng imperatorin so với đối chứng mới được chọn lọc là A2. Tuy nhiên chính điều này sẽ làm cho năng suất thu nhận imperatorin sau cùng giảm nên sẽ không thật sự hiệu quả. So với đối chứng là A2 có các dòng rễ mới được chọn lọc, chỉ có các dòng rễ cao năng là A4 có bao gồm được bảo quản với quy trình thích hợp, dòng rễ A4 mặc dù chậm tăng trưởng hơn ở thế hệ đầu tiên nhưng chỉ sau thế hệ thứ 3 đã cân bằng so với A2. Thêm vào đó, mặc dù đã được bảo quản 6 tháng trong nitơ lỏng, dòng A4 vẫn duy trì được nồng độ imperatorin tương ứng với A2.

Bên cạnh những kết quả nghiên cứu đạt được và cũng đã được Hội đồng tư vấn nghiệm thu nhiệm vụ do Sở KH&CN TP.HCM thông quan, PGS.TS Quách Ngô Diễm Phương cho biết thêm rằng nhóm nghiên cứu nhận thấy vẫn có thể tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về lĩnh vực này để cải tiến hơn nữa quy trình sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm đầu ra, cũng như giảm thiểu chi phí đầu tư; và đồng thời nhóm các nhà khoa học tại Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQG TP.HCM) chủ động kiến nghị Sở KH&CN TP.HCM trong thời gian tới hỗ trợ công tác chuyển giao quy trình sản xuất rễ Ké hoa đào trong thu nhận imperatorin để sớm ứng dụng vào sản xuất, vì thị trường trong nước lẫn quốc tế hiện có nhu cầu rất lớn về imperatorin.

Thông tin liên hệ:

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQG TP.HCM)
Địa chỉ: 227 Nguyễn  Văn Cừ, P.4, Q.5, TP.HCM
Điện thoại: (028) 62884499

E-mail: information@hcmus.edu.vn

Website: https://www.hcmus.edu.vn

Nhóm các nhà khoa học tại TP.HCM vừa hoàn thiện quy trình xử lý nhiễm khuẩn Staphylococcus aureus bằng cách kết hợp sử dụng chiếu ánh sáng 460nm và dung dịch H2O2, bước đầu ghi nhận thành công khi thử nghiệm trên vật nuôi thử nghiệm.

Hiểm họa đến từ bệnh nhiễm trùng gây ra bởi Staphylococcus aureus (S. aureus), hay còn gọi là Tụ cầu vàng, đặc biệt là chủng Tụ cầu vàng kháng Methicillin (Methicillin-Resistant Staphylococcus aureus - MRSA), vẫn chưa được quan tâm một cách đúng mực tại Việt Nam. Bệnh nhân nhiễm trùng da bởi MRSA có khả năng lây truyền vi khuẩn này từ vết thương lên những người khác vào cộng đồng, hoặc lên các nhân viên và các thiết bị y tế.

Việt Nam từng ghi nhận có trường hợp một nhân viên y tế đã lan truyền vi khuẩn MRSA có nguồn gốc cộng đồng (CA-MRSA) lên 9 bệnh nhân nhi theo con đường tiêm vaccine, và dẫn đến tử vong, qua đó cho thấy mức độ nguy hiểm tiềm tàng về khả năng lây lan loại vi khuẩn này trong cộng đồng, cơ sở y tế.

H1-C.jpg

Vi khuẩn tụ cầu vàng

"Do đó, các biện pháp tẩy trùng nhắm đến tiêu diệt MRSA trên các bề mặt tại cơ sở y tế là rất cần thiết. Bệnh nhân với vết thương nhiễm trùng MRSA bên cạnh việc sử dụng kháng sinh để điều trị thì cũng cần được vệ sinh vết thương bằng một phương pháp tẩy rửa có thể tiêu diệt triệt để vi khuẩn MRSA trên bề mặt da, ngăn ngừa sự lây lan, và không gây kích ứng vùng da đang bị tổn thương", TS. Vũ Minh Thiết thông tin.

Vi khuẩn Staphylococcus aureus (S. aureus), còn được biết đến với tên vi khuẩn tụ cầu vàng, là một loài vi khuẩn gram dương có kích thước 0,5-1,5µm, thuộc ngành Firmicutes, họ Staphylococcaceae, mang đặc điểm hình thái đặc trưng của các vi khuẩn tụ cầu thuộc chi Staphyloccocus.

S. aureus có thể gây ra các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng như nhiễm khuẩn đường huyết, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn cũng như các bệnh viêm xương khớp, viêm da và mô mềm, viêm màng phổi khi chúng có cơ hội xâm nhập sâu vào bên trong cơ thể

 

Thực tế cho thấy, chất khử trùng H2O2 (nước oxy già) được sử dụng rộng rãi để xử lý sát khuẩn vết thương và khử trùng các bề mặt và dụng cụ phẫu thuật. Tẩy trùng vết thương nhiễm S. aureus bằng H2O2 mang ưu điểm là hợp chất này dễ tiếp cận, chi phí thấp, và không gây hại cho sức khỏe con người ở nồng độ thấp (dưới 3%). Tuy nhiên, hiện nay nhiều loại vi khuẩn, trong đó có S. aureus, có khả năng chống lại tác động của H2O2, khiến việc tẩy trùng vết thương nhiễm trùng bằng H2O2 kém hiệu quả hơn các phương pháp sử dụng kháng sinh. Sử dụng nồng độ H2O2 cao có thể mang lại hiệu quả diệt khuẩn tốt hơn, nhưng cũng tạo ra nhiều rủi ro hơn do các tổn thương khác gây ra bởi hoạt động của H2O2 lên phần mô bị tổn thương của bệnh nhân.

Trong khi đó, các nghiên cứu trong nước hiện nay chỉ tập trung hướng đến việc tìm ra các loại kháng sinh mới hoặc các biện pháp tiêu diệt S. aureus bằng các tác nhân hóa học như các hợp chất có nguồn gốc tự nhiên. Việc ứng dụng kết hợp ánh sáng xanh 460nm và chất tẩy trùng oxy hóa nhằm tiêu diệt S. aureus là hoàn toàn mới và lần đầu tiên được tiến hành nghiên cứu tại Việt Nam.

Nhận thấy tính cấp thiết của việc giải bài toán nói trên, TS. Vũ Minh Thiết và nhóm cộng sự tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành đã triển khai nhiệm vụ khoa học - công nghệ “Nghiên cứu phương pháp kết hợp đèn LED 460nm và H2O2 trong xử lý Staphylococcus aureus trên mô hình nhiễm khuẩn da ở chuột” nhằm đánh giá tiềm năng của liệu pháp ánh sáng xanh kèm H2O2 trong điều trị vết thương nhiễm trùng do vi khuẩn S. aureus kháng kháng sinh gây ra.

H-2A.jpg

Hướng tiếp cận của nhiệm vụ khoa học - công nghệ

Mục tiêu tổng quát của nhiệm vụ được đặt ra là nghiên cứu phương pháp kết hợp đèn LED 460nm và H2O2 trong xử lý Staphylococcus aureus trên mô hình nhiễm khuẩn da ở chuột, tạo cơ sở để phát triển và đưa vào ứng dụng thực tiễn một liệu pháp mới hỗ trợ điều trị nhiễm trùng S. aureus và ngăn ngừa sự lây lan của loài vi khuẩn này tại các cơ sở y tế ở Việt Nam.

Ngoài ra, một sản phẩm quan trọng của nghiệm vụ khoa học và công nghệ này là lắp đặt một hệ thống đèn LED phát ra nguồn ánh sáng xanh 460nm có hiệu quả trong việc xử lý S. aureus khi kết hợp cùng chất khử trùng H2O2. Các chi tiết về thông số kỹ thuật của hệ thống đèn, cách lặp đặt và cách sử dụng phù hợp và chi phí hợp lý là cơ sở quan trọng để hệ thống đèn có thể được sản xuất hoặc lắp đặt trong nước.

Theo lời nhóm triển khai nhiệm vụ, các nghiên cứu trước đó thường chỉ tập trung vào tác dụng xử lý vi khuẩn S. aureus của ánh sáng 460nm mà chưa chú trọng đến tính an toàn của liệu pháp và những biến đổi bất lợi khác có thể xảy ra ở vi khuẩn dưới tác động của ánh sáng 460nm.

"Trong nhiệm vụ khoa học này, nhóm triển khai nhiệm vụ đã tiến hành nghiên cứu chi tiết tác động của ánh sáng 460nm đến các đặc tính sinh học của S. aureus như tốc độ sinh trưởng, tái sinh và khả năng duy trì các yếu tố độc lực, cùng sự thay đổi tính nhạy cảm với các loại kháng sinh thường được sử dụng để điều trị loài vi khuẩn này. Đây là cơ sở quan trọng để đảm bảo tính an toàn của ánh sáng 460nm khi có thể được sử dụng trên người trong tương lai", TS. Vũ Minh Thiết nhấn mạnh.

H-5.jpgVũ Minh Thiết trình bày kết quả triển khai nhiệm vụ khoa học - công nghệ

Cuối cùng, liệu pháp ánh sáng 460nm và H2O2 trong xử lý S. aureus còn được nghiên cứu chi tiết về độ an toàn và hiệu quả trên một mô hình nhiễm khuẩn da chuột. Các kết quả thu được từ nghiên cứu sẽ là cơ sở quan trọng để có thể thực hiện các thử nghiệm tiếp theo trên da người và từ đó tiến đến việc ứng dụng trong điều trị lâm sàng.

Sau thời gian làm việc nghiêm túc, TS. Vũ Minh Thiết và nhóm các nhà khoa học tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành đã hoàn thành việc khai thác một thiết bị phát ánh sáng 460nm cường độ cao nhằm ứng dụng trong việc ức chế vi khuẩn S. aureus theo một cơ chế mới và khác biệt với các biện pháp diệt khuẩn truyền thống.

Nhiệm vụ khoa học cũng chứng minh ánh sáng 460nm kết hợp với dung dịch H2O2 ở nồng độ 0,75% mang lại hiệu quả ức chế và tiêu diệt vi khuẩn S. aureus cả ở hai chủng kháng kháng sinh (MRSA) và không kháng kháng sinh (MSSA).

"Kết quả nghiên cứu dù chỉ ra rằng ánh sáng 460nm không tiêu diệt vi khuẩn S. aureus hoàn toàn, song đã làm suy yếu vi khuẩn S. aureus thông qua việc phá bỏ lớp sắc tố Staphyloxanthin, và từ đó khiến cho vi khuẩn dễ dàng bị tiêu diệt bởi dung dịch H2O2 nồng độ thấp hơn", TS. Vũ Minh Thiết khẳng định, "Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy ánh sáng 460nm ức chế quá trình sinh trưởng của vi khuẩn, được thể hiện qua việc kéo dài thời gian pha sinh trưởng tiềm phát".

Bên cạnh đó, ánh sáng 460nm không làm vi khuẩn S. aureus trở nên nguy hiểm hơn, ngược lại khiến vi khuẩn này trở nên suy yếu với một số loại kháng sinh nhất định, đặc biệt là làm vi khuẩn MRSA nhạy cảm hơn với kháng sinh Imipenem và Ampicillin vốn là hai loại kháng sinh kém hiệu quả với chủng vi khuẩn kháng thuốc này.

H-3A.jpg

Thông số đèn LED đỉnh phổ 460nm dùng cho việc chiếu trị nhiễm khuẩn MRSA

Đặc biệt, nghiên cứu còn cho thấy vi khuẩn MRSA sau khi được xử lý với liệu pháp kết hợp trên trở nên nhạy cảm hơn với Fucidin, một loại thuốc bôi được dùng phổ biến để điều trị các vết thương nhiễm khuẩn S. aureus. Kết quả thử nghiệm phối hợp ánh sáng 460nm và dung dịch H2O2 đã giúp nhóm triển khai nhiệm vụ khoa học - công nghệ đưa ra kết luận rằng liệu pháp phối hợp ánh sáng 460 nm ở cường độ 100 mW/cm2 trong 5 phút cùng dung dịch H2O2 0,75% có khả năng ứng dụng được trong việc điều trị vết thương nhiễm trùng MRSA.

Giả thuyết nói trên cũng đã được chứng minh qua kết quả thử nghiệm liệu pháp điều trị này khi áp dụng trên mô hình chuột nhiễm trùng MRSA, giúp nhóm chuột được điều trị hồi phục nhanh hơn các nhóm đối chứng gần 20% trong 7 ngày điều trị đầu tiên. Kết quả khả quan này mở ra nhiều phương án điều trị thích hợp cho các dạng vết thương nhiễm trùng S. aureus trong tương lai.

H-6.jpg

Hiệu quả xử lý vết thương da chuột nhiễm trùng MRSA bởi nhiều phương pháp, trong đó có phương pháp phối hợp sử dụng ánh sáng đèn LED 460nm và dung dịch H2O2

Liệu pháp ánh sáng 460nm và H2O2 trong xử lý S. aureus là cơ sở quan trọng để có thể thực hiện các thử nghiệm tiếp theo trên da người, và từ đó tiến đến ứng dụng trong điều trị lâm sàng. Mục tiêu lâu dài được nhóm triển khai nhiệm vụ khoa học - công nghệ nhắm đến là phát triển một liệu pháp hỗ trợ điều trị vết thương nhiễm trùng MRSA, giúp bệnh nhân hồi phục vết thương nhiễm trùng nhanh và tăng hiệu quả của các loại kháng sinh được sử dụng trong điều trị.

Vũ Minh Thiết

Báo cáo trước hội đồng tư vấn nghiệm thu nhiệm vụ do Sở KH&CN TP.HCM tổ chức trong năm 2023, nhóm các nhà khoa học tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành đồng thời đưa ra kiến nghị cho các nghiên cứu trong thời gian tới, đó là để tiến đến bước ứng dụng được liệu pháp phối hợp ánh sáng 460nm và dung dịch H2O2 trên người, thì liệu pháp cần được thử nghiệm trên nhiều đối tượng hơn, đặc biệt là trên các dạng vết thương nhiễm trùng đặc thù hơn (vết thương hậu phẫu, vết thương bệnh nhân bị tiểu đường, v.v..).

"Kết quả nghiên cứu của nhiệm vụ khoa học đã được xét bình duyệt và công bố trên tạp chí Microorganisms (SCIE, Q2), 10.3390/microorganisms11122946", TS. Vũ Minh Thiết thông tin thêm.

Có thể khẳng định rằng, kết quả của nhiệm vụ khoa học - công nghệ đã mở ra tiềm năng về việc nghiên cứu và hiệu chỉnh liệu pháp thành một quy trình vệ sinh và tẩy rửa vết thương nhiễm trùng, hỗ trợ các liệu pháp điều trị bằng kháng sinh ở các cơ sở y tế hoặc bệnh viện.

Thông tin liên hệ:

Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

Địa chỉ: 300A Nguyễn Tất Thành, P.13, Q.4, TP.HCM

Email: vmthiet@ntt.edu.vn - research@ntt.edu.vn

Website: www.ntt.edu.vn

Nấm nội cộng sinh là kết quả của nhiệm vụ khoa học - công nghệ vừa được Sở KH&CN TP.HCM nghiệm thu mở ra hướng tiếp cận mới và bền vững cho ngành sản xuất rau hữu cơ, giảm thiểu việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, tăng năng suất canh tác.

Rau là một trong những thực phẩm quan trọng, được sử dụng hằng ngày trong bữa ăn, là nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của cơ thể con người như protein, lipit, vitamin, khoáng chất, vi lượng, chất xơ và nhiều chất quan trọng khác không thể thay thế cho cơ thể con người.

Cây trồng và dinh dưỡng của đất có mối liên hệ nội tại với nhau vì đất chứa và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, do đó sự suy giảm chất dinh dưỡng của đất có thể dẫn đến chất lượng và số lượng cây trồng thấp. Bên cạnh đó nhiều loại vi sinh vật: nấm, vi khuẩn, vi rút, tuyến trùng và động vật nguyên sinh, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và dẫn đến thiệt hại lớn về năng suất. Được biết, khoảng 20-40% thiệt hại về năng suất cây trồng là do nhiễm mầm bệnh gây ra. Tuyến trùng nốt sần ở rễ đã gây ra tổn thất năng suất nghiêm trọng đối với các loại cây trồng phong phú do chúng có khả năng xâm lấn một số loài cây trồng, đồng thời gây ra hiện tượng thối rễ, vàng lá, rụng lá, còi cọc và héo úa ở những cây bị nhiễm bệnh.

Trương Phước Thiên Hoàng, chủ nhiệm triển khai nhiệm vụ khoa học - công nghệ "Nghiên cứu sản xuất nấm nội cộng sinh (Arbuscular Mycorrhiza - AM) nhằm kiểm soát tuyến trùng và một số nấm bệnh gây hại trên rau tại khu vực TP.HCM " do Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường - Đại học Nông Lâm TP.HCM chủ trì thực hiện, cho biết: quản lý tuyến trùng sưng rễ và nấm sinh ra từ đất là một thách thức lớn trên thế giới đối với những người trồng trọt trong nhà kính. Nhiều biện pháp thực hành nông nghiệp đã được thử nghiệm chống lại tuyến trùng nốt sần ở rễ.

Bên cạnh đó, các chiến lược khác nhau đã được sử dụng để giảm sự xuất hiện của bệnh hại thực vật bao gồm thuốc trừ sâu, giống cây trồng ít mẫn cảm hơn, luân canh cây trồng và các biện pháp kiểm soát khác, nhưng hiệu quả của chúng thường không đủ do khả năng sống sót và khả năng kháng bệnh của mầm bệnh trong đất. Hơn nữa, việc sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu tổng hợp có tác động xấu đến môi trường và các sinh vật sống, đồng thời làm rối loạn hoạt động của hệ sinh thái và làm giảm tính bền vững của nông nghiệp.

H-3A.jpg

Chế phẩm sinh học được sản xuất từ kết quả nghiên cứu

Cũng theo TS. Trương Phước Thiên Hoàng, thì các quốc gia nông nghiệp hiện hướng đến một nền nông nghiệp bền vững. Các giải pháp sinh học theo hướng “tiếp cận xanh” được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi. Các nghiên cứu phát triển và ứng dụng các chế phẩm sinh học dần thay thế các loại sản phẩm hóa học, giúp tăng năng suất cây trồng và bảo vệ môi trường.

Trong đó, nấm rễ nội cộng sinh (Arbuscular Mycorrhiza - AM) được biết đến là vi sinh vật có khả năng cộng sinh với hầu hết với các loại cây trồng trên cạn và phần lớn xuất hiện trong mọi loại đất. Các sợi nấm liên kết chặt chẽ lại với nhau tạo thành một mạng lưới phát triển dày đặc giúp tăng khả năng hút nước và chất dinh dưỡng cung cấp cho sự phát triển của cây trồng, đặc biệt là chất dinh dưỡng ở dạng ít tan như photpho (P). Trong sự cộng sinh này, cây trồng sẽ cung cấp cacbon cho nấm rễ, ngược lại nấm sẽ giúp cây trồng hấp thu dinh dưỡng có trong đất chủ yếu là photpho (P), Nito (N), Kali (K) và một số vi lượng có ở trong đất.

Nấm AM có vai trò quan trọng trong việc cải thiện sự hấp thu chất dinh dưỡng trong đất và tăng khả năng chống chịu hạn hán và mầm bệnh trên cây trồng. Một số loài nấm rễ có khả năng kiểm soát tốt mầm bệnh trong đất do nấm Fusarium, Phytophthora, Pythium, Rhizoctonia và Sclerotinium… gây ra, nhờ đó hạn chế thất thu năng suất cho cây trồng.

Báo cáo trước hội đồng tư vấn nghiệm thu nhiệm vụ do Sở KH&CN TP.HCM tổ chức trong năm 2023, TS. Trương Phước Thiên Hoàng cho biết, nhóm nghiên cứu đã hoàn thành các mục tiêu cụ thể như: Phân lập, tuyển chọn bộ giống nấm nội cộng sinh Arbuscular Mycorrhiza; Khảo sát khả năng quản lý tuyến trùng ký sinh và hạn chế nấm gây bệnh trên cây trồng của nấm nội cộng sinh (Arbuscular Mycorrhiza - AM); Xây dựng quy trình sản xuất sản phẩm sinh học có chứa nấm nội cộng sinh có khả năng kiểm soát tuyến trùng, nấm bệnh gây hại cây trồng; Sản xuất được sản phẩm sinh học có chứa nấm nội cộng sinh kiểm soát tuyến trùng và nấm bệnh gây hại trên rau tại TP.HCM; cũng như Xây dựng mô hình thử nghiệm sản phẩm sinh học có chứa nấm nội cộng sinh ngoài đồng ruộng; và Xây dựng quy trình kỹ thuật hướng dẫn sử dụng sản phẩm AM trên cây rau.

H1AA.jpg

(Ảnh minh họa)

Theo đó, các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường đã hoàn thiện một loại chế phẩm nấm nội cộng sinh AM dạng bột chứa các nhóm nấm hữu ích có khả năng kiểm soát nấm bệnh và tuyến trùng, ứng dụng vào trong quy trình trồng cây cà chua và cây ớt ở mô hình diện hẹp và diện rộng tại huyện Hóc Môn và huyện Củ Chi, hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân trong chương trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Ngoài ra, kết quả đề tài cũng tạo được nguồn nấm AM nội địa có khả năng kiểm soát mầm bệnh cây trồng, đóng góp vào chương trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ của TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung.

Đại diện nhóm triển khai nhiệm vụ cho biết, trong tổng 243 mẫu (138 mẫu đất và 105 mẫu rể của 25 loại rau) thu thập tại TP.HCM đều ghi nhận có sự hiện diện của bào tử nấm AM và đa dạng về đặc điểm hình thái.

Từ 5 chi nấm AM hiện diện trong vùng trồng rau ở TP.HCM là Glomus, Sclerocystis, Acaulospora, Gigaspora, Scutellospora được thu thập, nhóm triển khai nhiệm vụ đã chọn cây ký chủ trồng để cộng sinh với 4 chi nấm AM (Glomus, Acaulospora, Gigaspora, Scutellospora) là cây bắp với thời gian thu sinh khối rễ cây từ 35-45 ngày sau trồng. Sau đó, thực hiện định danh bào tử nấm AM bằng kỹ thuật sinh học phân tử (PCR và giải trình tự) với cặp primer AML1/AML2 đã xác định được 11 trình tự nấm AM tương đồng các loài Acaulospora cavernata, Acaulospora spinosa, Claroideoglomus etunicatum, Gigaspora albida, Racocetra alborosea, Rhizophagus intraradices. Cuối cùng, nhóm đã chọn được chi nấm Acaulospora có khả năng quản lý tuyến trùng ký sinh và hạn chế nấm bệnh trên cây cà chua, ớt và xà lách là tốt nhất.

H-2.jpg

Đại diện nhóm triển khai nhiệm vụ khoa học - công nghệ trình bày quy trình s nhân sinh khối rễ nấm cộng sinh

Là một phần của nhiệm vụ, TS. Trương Phước Thiên Hoàng và các cộng sự đã xây dựng được quy trình nhân sinh khối của chi nấm Acaulospora trong thời gian 100-150 ngày, qua 4 giai đoạn với mỗi giai đoạn cần thời gian từ 20-50 ngày. Thời gian tồn trữ sản phẩm sinh khối nấm AM tối ưu nhất là 60 ngày và hạn sử dụng sản phẩm AM tốt nhất là trong 180 ngày. Kết quả đánh giá mật độ nấm cộng sinh là sản phẩm của nhiệm vụ ở mức 102 IP/g, hoàn toàn phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng phân bón (QCVN 01-189:2019/BNNPTNT). Ngoài ra sản phẩm cũng đạt chất lượng bào tử hoạt tính là 106 bào tử/kg sản phẩm. Được biết, sản phẩm nấm nội cộng sinh RIBE-MYCO sản xuất thử nghiệm được phối trộn với công thức 70% sinh khối nấm AM và 30% sinh khối vi sinh Trichoderma - Paecilomyces.

Ngoài ra, khi thí nghiệm diện hẹp để đánh giá hiệu quả quản lý nấm bệnh, thì tuyến trùng trên cây cà chua và cây ớt có hiệu lực phòng trừ đạt mức 56,4-63,3 %; còn trong thí nghiệm diện rộng (cũng trên 2 giống cây ớt và cà chua) thì hiệu lực phòng trừ đạt 56,8-66,6 %. Hay nói cách khác, sản phẩm sinh học AM có hiệu lực phòng trừ tương đương với sản phẩm hóa học trên thị trường.

Với thành công của việc hoàn thiện quy trình nhân sinh khối nấm cộng sinh AM và chế phẩm sinh học tương ứng, các nhà khoa học TP.HCM đã mở ra hướng tiếp cận mới cho lĩnh vực sản xuất rau sạch, giúp giữ an toàn cho đất và người sử dụng, bảo vệ môi trường, cổ vũ tích cực xu hướng canh tác theo hướng sản phẩm hữu cơ và bền vững, tránh biến đổi khí hậu. Có thể khẳng định rằng, việc sử dụng sản phẩm chế phẩm sinh học nói chung và nấm nội cộng sinh nói riêng đã trở thành xu hướng, mang lại nhiều lợi ích vượt trội so với việc dùng các sản phẩm hóa học như giúp cải tạo đất, tăng độ màu mỡ, phì nhiêu cho đất, nâng cao sức đề kháng cho cây trồng, giúp cân bằng dinh dưỡng cũng như hệ sinh thái trong môi trường đất, nước của sản xuất nông nghiệp

Thông tin liên hệ:

Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường (Đại học Nông Lâm TP.HCM)

Địa chỉ: Khu phố 6, Phường Linh Trung, TP Thủ Đức, TP.HCM

Điện thoại: (84-8)-38972262

Email: hoangtp@hcmuaf.edu.vn - ribe@hcmuaf.edu.vn      

Website: http://ribe.hcmuaf.edu.vn
Chiều 14/12, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM tổ chức sự kiện kết nối sáng tạo (kỳ 2 tháng 12/2023) với chủ đề Giải pháp khoa học công nghệ chế biến nông sản theo xu hướng sản phẩm "không thịt".

Phát biểu khai mạc, bà Nguyễn Thị Kim Huệ (Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM) cho biết, sự kiện nằm trong chuỗi các sự kiện Inno-coffee năm 2023 (kết nối hợp tác giữa khu vực nghiên cứu và khu vực công) nhằm kết nối chia sẻ khó khăn trong khu vực công, tạo điều kiện để các doanh nghiệp, startup đưa ra những sáng kiến giải quyết vấn đề, đóng góp cho sự phát triển của TP.HCM.

14HDKHLVketnoisangtaoh1.jpg

Bà Nguyễn Thị Kim Huệ (Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM) phát biểu tại sự kiện

Theo bà Huệ, giai đoạn vừa qua có thể nhận thấy tình hình dịch bệnh ngày càng phức tạp, trong đó phải đối mặt với nhiều dịch bệnh liên quan tới chăn nuôi (heo, bò). Do vậy, việc điều chỉnh khẩu phần ăn, lựa chọn sử dụng sản phẩm thực phẩm lành mạnh, giảm tác hại tới môi trường là một xu thế tất yếu. Với sự kiện kết nối sáng tạo kỳ này, Sở mong muốn kết nối các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp để cùng chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực chế biến thực phẩm, dinh dưỡng, cũng như đặt ra các bài toán về xu hướng sản xuất và giải pháp công nghệ đáp ứng nhu cầu sản xuất trong thời gian tới.

Tại sự kiện, BSCKII. Đỗ Thị Ngọc Diệp (Phó Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam, Nguyên Giám đốc Trung tâm dinh dưỡng TP.HCM) đã trình bày tham luận đề dẫn về dinh dưỡng phòng bệnh không lây nhiễm và xu hướng sản phẩm "không thịt". Bên cạnh đó, các chuyên gia, nhà nghiên cứu cũng trình bày các báo cáo tham luận như Tiềm năng sử dụng nấm làm nguồn protein thay thế đạm động vật; Vi tảo - nguồn cung cấp dinh dưỡng cho con người trong tương lai.

14HDKHLVketnoisangtaoh5.jpg

BSCKII. Đỗ Thị Ngọc Diệp (Phó Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam) trình bày báo cáo đề dẫn tại sự kiện

Theo BS. Diệp, bệnh không lây nhiễm là các bệnh mạn tính, không có khả năng lây truyền, có thời gian bị bệnh dài và tiến triển chậm, là nguyên nhân tử vong hàng đầu trên thế giới và Việt Nam. Bệnh có thể phòng ngừa được thông qua can thiệp các yếu tố nguy cơ trọng tâm là chế độ dinh dưỡng lành mạnh và môi trường thuận lợi. Hiện nay, 4 loại bệnh không lây nhiễm chính là tăng huyết áp và bệnh tim mạch (nhồi máu cơ tim, đột quỵ), ung thư, bệnh hô hấp mạn tính (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản), đái tháo đường. Bệnh không lây nhiễm đang tiếp tục gia tăng, trẻ hóa và là gánh nặng sức khỏe lớn cho cộng đồng.

14HDKHLVketnoisangtaoh2.jpg

Để phòng ngừa bệnh không lây nhiễm, BS. Diệp cho rằng, nên tiếp cận các giải pháp toàn diện, từ chủ trương chính sách, quản lý, nguồn lực, truyền thông giáo dục, cho đến giải pháp về chuyên môn kỹ thuật. Trong đó, giải pháp ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất - cung cấp thực phẩm phù hợp mục tiêu nâng cao sức khỏe, phòng ngừa yếu tố nguy cơ, yếu tố trung gian, bổ sung vi chất, chất xơ vào thực phẩm,… là giải pháp được quan tâm chú trọng hiện nay. Bên cạnh các khuyến nghị về chế độ ăn cân bằng, đa dạng, truyền thông giáo dục dinh dưỡng, thực phẩm, việc nghiên cứu sử dụng thực phẩm nguồn gốc thực vật giàu dinh dưỡng, ứng dụng KH&CN để tạo ra giá trị vượt trội cho các sản phẩm giàu protein có nguồn gốc thực vật, can thiệp dinh dưỡng,… đang trở thành xu hướng tất yếu. Trong đó, xu hướng can thiệp dinh dưỡng để phòng ngừa bệnh không lây nhiễm tập trung vào các giải pháp tạo giống thực phẩm giàu dinh dưỡng, bổ sung chất dinh dưỡng vào thực phẩm; sản xuất thực phẩm dinh dưỡng chuyên biệt, thực phẩm chức năng, thực phẩm có nguồn gốc thực vật,…

14HDKHLVketnoisangtaoh3.jpg

Các chuyên gia, nhà nghiên cứu, đại diện doanh nghiệp trình bày, chia sẻ thông tin, thảo luận tại sự kiện 

Các ý kiến trình bày, chia sẻ, đề xuất tại sự kiện cũng cho rằng, dinh dưỡng không lành mạnh, mất cân đối là nguyên nhân chính gây ra các vấn đề về sức khỏe. Tỷ lệ người Việt Nam ăn chay vì lý do tôn giáo và lý do sức khoẻ cũng đang có xu hướng tăng cao, việc sử dụng thực phẩm có nguồn gốc thực vật để cung cấp protein giúp cung cấp nhiều lợi ích cho sức khỏe,… Do đó, ngành thực phẩm cần đón đầu nhu cầu ăn thuần chay của người tiêu dùng; hợp tác đưa ra các ý tưởng sản phẩm, giải pháp công nghệ sản xuất thực phẩm đáp ứng những thay đổi theo xu hướng cân bằng dinh dưỡng (thực phẩm nguồn gốc động vật và thực vật), lựa chọn thực phẩm nguồn gốc thực vật giàu dinh dưỡng; thúc đẩy nghiên cứu ứng dụng công nghệ sản xuất sản phẩm thực phẩm mới, thực phẩm lành mạnh, thực phẩm hỗ trợ sức khỏe có nguồn gốc thực vật giúp cung cấp các hợp chất hoạt tính sinh học quan trọng, có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe con người bên cạnh vai trò dinh dưỡng cơ bản.

Lam Vân (CESTI)

Các nhà khoa học tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM vừa hoàn thiện công nghệ chế tạo gia công kênh giải nhiệt 3D cho khuôn phun ép nhựa, bước đầu thử nghiệm thành công trên mẫu khuôn cho sản phẩm tấm CAX5 và bánh răng công nghiệp.

Thực tế cho thấy, các phương pháp giải nhiệt cho khuôn phun ép hiện nay chủ yếu có hình trụ thẳng, được gia công chủ yếu bằng phương pháp khoan sâu. Với các kênh giải nhiệt này, đa số các khuôn ở Việt Nam chỉ có thể đáp ứng nhu cầu sản xuất các sản phẩm có chất lượng thông thường. Ngoài ra, kênh giải nhiệt dạng thẳng không thể nào tối ưu hóa quá trình giải nhiệt cho các sản phẩm nhựa.

Các lỗi thường gặp ở dạng khuôn này là cong vênh, không điền đầy, chất lượng bề mặt thấp… Ngoài ra, thời gian chu kỳ phun ép cũng là một trong những vấn đề cần được cải tiến cho  các loại khuôn truyền thống hiện nay.

H-2B.jpg

Khuôn phun ép nhựa sử dụng kênh giải nhiệt 3D cho sản phẩm là tấm CAX5 và bánh răng công nghiệp

Để giải quyết các vấn đề nêu trên, nhiệm vụ khoa học - công nghệ "Nghiên cứu công nghệ và chế tạo thiết bị gia công kênh giải nhiệt dạng 3D cho khuôn phun ép nhựa" đã được PGS.TS Phạm Sơn Minh và các cộng sự đang công tác tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM đề xuất nhằm giúp doanh nghiệp Việt Nam mở rộng khả năng sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh, cũng như rút ngắn thời gian phun ép sản phẩm nhựa, đặc biệt là các sản phẩm dùng cho các quá trình lắp ráp và có yêu cầu độ chính xác cao.

H-4A.jpg

Khuôn phun ép nhựa với kênh giải nhiệt 3D được ứng dụng vào thử nghiệm thực tế tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM

PGS.TS Phạm Sơn Minh, chủ nhiệm triển khai nhiệm vụ cho biết, với các kết quả đạt được từ nhiệm vụ này, thì các nghiên cứu mới trong hướng công nghệ chế tạo máy - tự động hóa sẽ được mở ra như: (1) nâng cao cơ tính của sản phẩm phun ép nhờ vào quá trình tối ưu hóa phân bố nhiệt độ khuôn, (2) nghiên cứu chế tạo chi tiết có hình dáng phức tạp trong ngành khuôn mẫu, và (3) Thiết kế, chế tạo vi khuôn bằng công nghệ in 3D kim loại

Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, một trong những công nghệ mang tính cách mạng và sẽ tạo ra sự thay đổi lớn lao trong sản xuất cũng như cuộc sống đó là công nghệ in 3D.

Công nghệ in 3D biến mọi ý tưởng của con người thành hiện thực, từ đồ chơi, vật dụng cho đến chi tiết máy bay hay bộ phận cơ thể người. Thông thường để tạo ra một sản phẩm in 3D mất từ 3-72 giờ phụ thuộc vào kích thước và độ phức tạp của sản phẩm. Nhanh hơn nhiều so với các phương pháp tạo mẫu truyền thống thường phải mất từ nhiều tuần đến nhiều tháng mới tạo ra một sản phẩm. Tuy nhiên, hiện nay tại Việt Nam thì công nghệ in 3D chủ yếu đang dừng lại ở mức độ tạo mẫu, với các sản phẩm chủ yếu được làm từ vật liệu nhựa. Trong đó, các thiết bị tạo mẫu với độ chính xác cao thường được nhập từ nước ngoài với chi phí khá cao.

PGS.TS Phạm Minh Sơn

Báo cáo trước hội đồng tư vấn nghiệm thu nhiệm vụ khoa học - công nghệ vừa được Sở KH&CN TP.HCM tổ chức, đại diện nhóm các nhà khoa học tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM khẳng định, công nghệ chế tạo các kênh giải nhiệt dạng 3D được đề xuất nhằm giảm chi phí chế tạo.

"So với các công nghệ hiện có để gia công đường nước 3D, điểm mới của công nghệ được đề xuất từ nhiệm vụ là việc kết hợp các công nghệ phổ biến hiện nay như hàn đắp, biến dạng cục bộ kim loại tấm và công nghệ phay CNC để thay thế công nghệ in 3D kim loại nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm", PGS.TS Phạm Sơn Minh thông tin thêm.

Sản phẩm chính của nhiệm vụ là máy in 3D kim loại dựa trên nguyên lý là công nghệ hàn đắp. Đặc điểm của thiết bị này là có thể thay thế, ứng dụng được công nghệ in 3D kim loại mà thế giới đang nghiên cứu, phát triển vào lĩnh vực mà mạnh của Việt Nam hiện nay là công nghệ khuôn phun ép nhựa. Theo đó, máy gồm một khung máy và một nguồn hàn. Trong quá trình in 3D kim loại thì hệ thống CNC sẽ điều khiển vùng đầu hàn di chuyển để tạo ra những lớp hàn. Từ những lớp hàn đó sau này chúng ta sẽ có thể dùng để gia công, tạo thành những lòng khuôn và kèm theo đó là những đường nước giải nhiệt ở phía dưới.

Là một phần của nhiệm vụ, PGS.TS Phạm Sơn Minh và các cộng sự đã hoàn thiện công nghệ, quy trình, tính toán, thiết kế khuôn phun ép nhựa cho sản phẩm tấm CAX5 và bánh răng công nghiệp với thiết bị giải nhiệt dạng 3D. Các thử nghiệm thực tế tại phòng thí nghiệm đã tạo ra sản phẩm có chất lượng đồng nhất, ổn định.

H-2.jpg

Sản phẩm tấm CAX5 được sản xuất thực tế từ khuôn phun ép với kênh giải nhiệt 3D

Có thể khẳng định rằng, việc chế tạo thành công hệ thống gia công các kênh giải nhiệt dạng 3D với chi phí thấp hơn khoảng 50% so với các công nghệ hiện tại đã góp phần cải thiện đáng kể lợi nhuận, là một trong những yếu tố tích cực tác động đến lĩnh vực phun ép nhựa, giúp phổ biến công nghệ giải nhiệt bằng kênh dẫn dạng 3D, từ đó giúp nâng cao lợi nhuận của công ty, cũng như của ngành khuôn mẫu.

"Trong lĩnh vực gia công khuôn mẫu, đặc biệt với khuôn phun ép nhựa, với dạng sản xuất đơn chiếc hoặc số lượng ít, phương án được chúng tôi đề xuất là một trong những phương pháp có thể thay thế được cho công nghệ in 3D kim loại", PGS.TS Phạm Sơn Minh khẳng định.

Nhìn chung, hiện nay công nghệ in 3D kim loại đang gặp nhiều khó khăn trong việc ứng dụng tại Việt Nam do chi phí in và chi phí thiết bị, vì thế việc phát triển và làm chủ công nghệ gia công kênh giải nhiệt dạng 3D cho khuôn phun ép nhựa không những góp phần phát triển công nghệ mới ở Việt Nam, cả lý thuyết lẫn ứng dụng, mà còn có thể thay thế cho công nghệ in 3D kim loại trong việc nâng cao hiệu quả và lợi nhuận cho các công ty khuôn mẫu tại Việt Nam.

Với thiết bị in 3D kim loại này, có những hướng ứng dụng rất khả thi tại đại đa số các doanh nghiệp về khuôn mẫu ở Việt Nam, dùng để chế tạo những tấm khuôn mà trong đó có tích hợp được kênh giải nhiệt dạng 3D.

"Với thiết kế và thiết bị là sản phẩm của nhiệm vụ, nhóm kỳ vọng sẽ tạo ra được những khuôn có kênh giải nhiệt 3D, từ đó giảm được khoảng 30-50% thời gian giải nhiệt cho khuôn phun ép nhựa cũng như giảm được chu kỳ thời gian mà phun ép của một sản phẩm. Đó là một trong những ứng dụng rất phổ biến mà nhóm kỳ vọng sẽ đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp khuôn mẫu tại Việt Nam hiện nay", PGS.TS Phạm Sơn Minh cho biết.

H-4.jpg

Hội đồng tư vấn nghiệm thu nhiệm vụ trực tiếp xem hệ thống phun ép nhựa với khuôn sử dụng kênh giải nhiệt 3D

Bên cạnh đó những thiết bị như thế này cũng là một trong những tiền đề, cơ sở rất tốt để môi trường nghiên cứu ở Việt Nam có những thiết bị để chúng ta nghiên cứu sâu hơn về công nghệ in 3D, công nghệ giải nhiệt cho khuôn, những công nghệ, quy trình khuôn mới.

Chia sẻ thêm về khả năng chuyển giao cho các doanh nghiệp, đại diện nhóm nghiên cứu khẳng định, khi chúng ta có khả năng giảm được thời gian chu kỳ của sản phẩm nhựa thì đó là một trong những nhu cầu rất lớn hiện nay đối với những doanh nghiệp khuôn mẫu nói chung và khuôn mẫu về lĩnh vực nhựa nói riêng ở Việt Nam.

Nhóm các nhà khoa học tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM kỳ vọng, trong thời gian sắp tới, sau khi hoàn thiện một số chi tiết và cụm chi tiết theo hướng công nghiệp hóa thì có thể chuyển giao thiết bị, cũng như công nghệ này cho các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp chế tạo khuôn mẫu ở Việt Nam hiện nay.

Thông tin liên hệ:

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM

Địa chỉ: 1 Võ Văn Ngân, Tp. Thủ Đức, TP.HCM

Điện thoại: 028-38968641/ 8323

Email: minhps@hcmute.edu.vn - pmo@hcmute.edu.vn

Website: www.hcmute.edu.vn

 


Bản quyền © 2018 Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
Thiết kế và phát triển bởi HCMGIS
Tổng số truy cập: 11537353