SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Trong 2 ngày mở cửa, khu vực tư vấn chuyên gia và “Không gian kết nối giao thương, tương tác, trải nghiệm”(khu vực hội thảo) luôn nhộn nhịp với liên tiếp các lượt tư vấn miễn phí, cũng như đông đảo khách tham dự tại Techmart chuyên ngành Công nghệ xanh, năng lượng tái tạo và xử lý môi trường phục vụ chuyển đổi công nghiệp trên địa bàn TP.HCM năm 2024.

Được sự chỉ đạo của Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM, Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ (CESTI) tổ chức Chợ công nghệ và thiết bị (Techmart) thường niên với mục tiêu thúc đẩy phát triển thị trường khoa học và công nghệ, tạo điều kiện đưa công nghệ mới ứng dụng vào sản xuất. Techmart chuyên ngành Công nghệ xanh, năng lượng tái tạo và xử lý môi trường phục vụ chuyển đổi công nghiệp trên địa bàn TP.HCM năm nay diễn ra từ ngày 21 đến ngày 25/09/2024 tại trục đường Nguyễn Huệ, phường Bến Nghé, quận 1.

Bên cạnh 50 gian hàng trực tiếp, trưng bày giới thiệu hơn 100 quy trình, công nghệ và thiết bị của nhiều nhà cung ứng đến từ doanh nghiệp công nghệ, hiệp hội, văn phòng xúc tiến thương mại..., tại sự kiện, khách tham dự có thể kết hợp tham quan, tìm hiểu, trải nghiệm trực tiếp những sản phẩm, công nghệ tại các gian hàng, đồng thời được tư vấn, giải đáp miễn phí về công nghệ, kỹ thuật và các vấn đề liên quan ngay tại sự kiện. Đặc biệt, quý khách còn có cơ hội tham dự chuỗi hội thảo nhằm kết nối, chia sẻ thông tin thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số, hướng tới phát triển kinh tế bền vững.

Toàn bộ nội dung tư vấn tại Techmart được Ban tổ chức sắp xếp và kết nối dựa trên những yêu cầu cụ thể trước đó hoặc yêu cầu ngay tại sự kiện từ các đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu được tư vấn. Góp phần vào sự thành công của sự kiện lần này phải kể đến đội ngũ 8 chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực công nghệ xanh, năng lượng tái tạo và xử lý môi trường đến từ các viện nghiên cứu và trường đại học luôn thường trực, trực tiếp tư vấn tại Techmart.

tuvanh1.png

Khu vực tư vấn chuyên gia tại Techmart.

Liên tục trong hai ngày 21 và 22/9, khu tư vấn Techmart đã nhận được hàng trăm lượt tiếp cận trên các nền tảng trực tuyến như Google Meet, livestream trên Facebook, Youtube, cũng như khách đến tham dự trực tiếp, trong đó kết nối thành công nhiều lượt tư vấn, giải đáp thắc mắc, yêu cầu liên quan đến các nội dung như kỹ thuật kiểm soát và công cụ quản lý đo lường năng lượng; phương pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và xây dựng lộ trình chuyển đổi xanh cho doanh nghiệp; ứng dụng công nghệ tiên tiến trong xử lý hợp chất hữu cơ khó phân hủy trong nước; tư vấn xây dựng mô hình khu công nghiệp carbon thấp; tư vấn quản lý chất thải rắn theo định hướng kinh tế tuần hoàn tại doanh nghiệp; tư vấn về nhận dạng, tính toán thông minh, xử lý ảnh, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý sản xuất; tư vấn công nghệ tế bào nhiên liệu/pin nhiên liệu (fuel cells) để sản xuất điện và nhiệt ít phát thải; quy trình công nghệ tổng hợp và phân tích vật liệu nano, vật liệu thân thiện môi trường...

CHUYENGIA.png

Khu tư vấn với đội ngũ 8 chuyên gia của Techmart thường trực tư vấn giải đáp miễn phí về công nghệ, kỹ thuật và các vấn đề liên quan trong lĩnh vực công nghệ xanh, năng lượng tái tạo và xử lý môi trường.

Cụ thể như với yêu cầu tư vấn xử lý nước thải nhiều dầu mỡ, chuyên gia tại Techmart tư vấn có thể hạ nhiệt dòng nước thải trước khi đi vào bể tách dầu; bổ sung bể điều hòa giúp hạ nhiệt rồi mới đưa dòng nước thải qua bể tách dầu. Ngoài ra, có thể bổ sung thêm công nghệ tuyển nổi bằng khí bọt giúp đẩy dầu lên dễ dàng, từ đó tách dầu hiệu quả hơn. Chuyên gia cũng khuyến khích các đơn vị không thải bỏ dầu thải vào đường nước thải sinh hoạt, nhằm giảm bớt lượng dầu trong nước thải.

Về yêu cầu tư vấn kiểm kê phát thải khí nhà kính, chuyên gia tại Techmart gợi ý doanh nghiệp nên tìm hiểu kỹ Nghị định số 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ, có hiệu lực từ ngày 07/1/2022 quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon. Bên cạnh đó, tiêu chuẩn thuộc Phần 1 (ISO 14064-1:2018) có hướng dẫn cụ thể về việc lập báo cáo phát thải, cũng như kiểm kê khí thải nhà kính. Cần phân biệt rõ 3 phạm vi phát thải tại doanh nghiệp. Trong đó, phạm vi 1 là phát thải trực tiếp, phạm vi 2 là phát thải gián tiếp và phạm vi 3 là phát thải gián tiếp không thuộc phạm vi 2. Tốt nhất, doanh nghiệp cần cử người chuyên trách làm báo cáo tham gia khóa học về tín chỉ carbon để hỗ trợ công việc.

Đối với yêu cầu tư vấn về quy trình mua bán tín chỉ carbon, chuyên gia cho biết, theo lộ trình tại Việt Nam, dự kiến sẽ thành lập và tổ chức vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon kể từ năm 2025, đồng thời, triển khai các hoạt động tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức về phát triển thị trường carbon. Giai đoạn đến hết năm 2027 sẽ xây dựng quy định quản lý tín chỉ carbon, hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon; xây dựng quy chế vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon; triển khai thí điểm cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong các lĩnh vực tiềm năng và hướng dẫn thực hiện cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong nước và quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Giai đoạn từ năm 2028 sẽ tổ chức vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon chính thức, bên cạnh đó, quy định các hoạt động kết nối, trao đổi tín chỉ carbon trong nước với thị trường khu vực và thế giới.

Theo Ban tổ chức, sau sự kiện, CESTI sẽ tiếp tục đồng hành cùng chuyên gia tư vấn sâu hơn cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất để thực hiện kỳ vọng đi đến kết nối, chuyển giao công nghệ thành công sau Techmart. Các chuyên gia, tổ chức hỗ trợ có thể xuống hiện trường tại địa phương để khảo sát, giải quyết nhanh bài toán sản xuất thực tiễn. Từ đó, giúp hoạt động thương mại hóa công nghệ ngày càng có hiệu quả, gắn liền kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, góp phần vào phát triển, tăng trưởng kinh tế - xã hội.

Đến với Techmart chuyên ngành Công nghệ xanh, năng lượng tái tạo và xử lý môi trường phục vụ chuyển đổi công nghiệp trên địa bàn TP.HCM năm 2024 không thể bỏ qua phần hội thảo trình diễn công nghệ, một trong 3 hoạt động chính tại các kỳ Techmart. Khu vực hội thảo Techmart lần này với 13 chuyên đề diễn ra liên tục, giới thiệu nhiều tham luận khoa học từ chuyên gia và các hội thảo giới thiệu công nghệ từ phía doanh nghiệp. Chuỗi 13 hội thảo còn được phát livestream trên Facebook của Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM, nhằm tạo thuận lợi cho những khách không thể đến tham dự trực tiếp. Với hình thức này, khách mời có thể xem lại bất kỳ hội thảo nào đã diễn ra mà mình quan tâm (xem lại TẠI ĐÂY).

Trong đó, các chuyên đề hội thảo được trình bày bởi các chuyên gia, nhà nghiên cứu đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích về các xu hướng nghiên cứu mới, tình hình thị trường, xu thế phát triển và ứng dụng công nghệ, các kỹ thuật/công nghệ sản xuất trong lĩnh vực công nghệ xanh, năng lượng tái tạo và xử lý môi trường. Điển hình như các hội thảo: Robot cộng tác (Cobot Universal Robots) và ứng dụng trong nhà máy sản xuất; Giải pháp hoạch định và kiểm soát nguồn lực 4M (nguyên vật liệu, quy trình sản xuất, máy móc, nhân công) trên hệ thống ASOFT-ERP; Giải pháp kiểm soát kế hoạch sản xuất trong nhà máy thông minh 4.0 -  Smart Factory; Giải pháp phòng thí nghiệm OPEN-LAB Drymax – SLD ứng dụng trong sản xuất pin lithium; Công nghệ lưu trữ và vận hành trạm khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG); Ứng dụng công nghệ năng lượng tái tạo nhằm giảm phát thải khí CO2 cho các doanh nghiệp sản xuất; Giải pháp khảo sát, kiểm tra hệ thống điện mặt trời, điện gió và tạo bản sao 3D kỹ thuật số bằng drone kết hợp công nghệ AI; Công nghệ khí hóa xử lý rác thải rắn trong sản xuất công nghiệp - chế biến tạo năng lượng phục vụ quá trình sấy và bảo quản nông sản, thực phẩm...  

Tại hội thảo “Robot cộng tác (Cobot Universal Robots) và ứng dụng trong nhà máy sản xuất”, bà Hà Thị Quế Lan (Giám đốc chiến lược - Công ty Cổ phần Công nghệ Hợp Long) nhận định, các phương thức sản xuất truyền thống đang dần bị thay thế bởi robot, không chỉ ở phần “cơ bắp” mà đã mở rộng sang cả tư duy logic. Sử dụng robot công nghiệp, cánh tay robot công nghiệp trong sản xuất không những tối ưu hóa hiệu quả cho doanh nghiệp và kiểm soát quá trình vận hành mà còn nâng cao năng suất trong các nhà máy, đồng thời giảm thiểu lượng nhân công tham gia. Thêm vào đó, sản phẩm có thể được áp dụng trong bất kỳ ngành công nghiệp nào, với đa dạng quy trình và nhân viên điều phối. Đáng chú ý, cánh tay robot mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích vô cùng to lớn như: các chức năng an toàn có khả năng cộng tác; lập trình đơn giản & triển khai nhanh chóng; triển khai linh hoạt; giá cả phải chăng, hoàn vốn nhanh; chiếm ít không gian hoạt động...

Nếu như trong quá khứ, mỗi lần lập trình robot, các công ty phải tốn một khoản chi phí lớn để thuê tư vấn bên ngoài thì hiện tại nhờ công nghệ tiên tiến, nhân viên không có nhiều kinh nghiệm vẫn có thể nhanh chóng lập trình cánh tay robot UR nhờ hiển thị 3D trực quan. Một số loại robot cộng tác phổ biến của Công ty Hợp Long hiện tại là cánh tay robot UR3e, UR5e, UR10e,UR16e, UR20, UR30 được ứng dụng vào đa dạng các hoạt động thực tế như vặn xoắn ốc vít, ứng dụng quy trình, các nhiệm vụ lắp ráp nhẹ, cấp phôi cho máy, pha chế và hàn, đóng gói và xếp hàng trên kệ, xử lý vật liệu, bắt vít và đai ốc, đánh bóng, dán keo, ép phun, định lượng trong thí nghiệm, nhấc và đặt, lắp ráp, nạp liệu, bắn vít mo-men xoắn cao, kiểm soát chất lượng…

Với chuyên đề “Giải pháp hoạch định và kiểm soát nguồn lực 4M (nguyên vật liệu, quy trình sản xuất, máy móc, nhân công) trên hệ thống ASOFT-ERP”, ông Lê Văn Toại (Cố vấn doanh nghiệp – Công ty Cổ phần ASOFT) cho biết, hệ thống hoạch định nguồn lực ASOFT-ERP là nền tảng giúp doanh nghiệp bắt kịp xu thế chuyển đổi số và phát triển bền vững, thông qua việc giúp doanh nghiệp ngành chế khí quản trị tổng thể các hoạt động của mình từ đầu vào tới đầu ra như: quản lý sản xuất, quản lý mua hàng và cung ứng, quản lý hàng hóa và kho, quản lý tài chính kế toán, quản lý quan hệ khách hàng, quản lý bán hàng, quản lý nhân sự – tính lương, quản lý công việc – khối văn phòng,... Qua đó tối ưu hóa các nguồn lực và gia tăng tính cạnh tranh trong ngành.

Giải pháp bao gồm các module chính: quản lý sản xuất; quản lý chất lượng (QA/QC); quản lý kho; quản lý mua hàng; quản lý bán hàng; quản lý quan hệ khách hàng; quản lý kế toán; quản lý nhân sự; văn phòng điện tử; ASOFT SupPer App. Giải pháp được xây dựng dựa trên một số trường hợp thực tế của các doanh nghiệp sản xuất đầu ngành, có khả năng tùy biến theo đặc thù riêng của từng doanh nghiệp. Ngoài ra, còn có nhiều ưu điểm như vận hành đồng bộ, cập nhật thông tin thời gian thực trên một hệ thống duy nhất; quản trị tổng thể kết nối hơn 20 phân hệ chuyên môn, nghiệp vụ sâu; đa nền tảng web/mobile/desktop; tích hợp các công nghệ mới như nhận diện khuôn mặt, xử lý hình ảnh, thiết bị IoT (internet vạn vật) và AI (trí tuệ nhân tạo) phân tích dữ liệu lớn; hệ thống API (giao diện lập trình ứng dụng) phong phú, kết nối dữ liệu đa kênh, đa thiết bị; giao diện khoa học, đơn giản, hướng đến tính thực dụng, không nặng về hình thức.

Về “Giải pháp kiểm soát kế hoạch sản xuất trong nhà máy thông minh 4.0 -  Smart Factory”, ông Nguyễn Khánh Duy (Giám đốc Kinh doanh – Công ty Cổ phần Giải pháp Doanh nghiệp Toàn Cầu) chia sẻ, trong thời đại chuyển đổi số, rất nhiều doanh nghiệp Việt đã nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ vào quy trình quản lý. Tuy nhiên, thách thức của họ chính là tìm ra những giải pháp phù hợp với đặc thù của ngành hàng và phải có chi phí đầu tư ở mức tối ưu. Song song đó, các phần mềm quản lý của nước ngoài chưa thật sự tương thích với mô hình kinh doanh ở Việt Nam và chi phí triển khai vượt quá ngân sách cho phép của doanh nghiệp. Hiểu được điều này, Toàn Cầu đã phát triển nhiều giải pháp nhằm giúp doanh nghiệp tối ưu vận hành và tạo đột phá từ việc ứng dụng các công cụ quản lý tiên tiến.

HOITHAOGESO.png

Ông Nguyễn Khánh Duy (Giám đốc Kinh doanh – Công ty Cổ phần Giải pháp Doanh nghiệp Toàn Cầu) trình bày tại hội thảo “Giải pháp kiểm soát kế hoạch sản xuất trong nhà máy thông minh 4.0 -  Smart Factory”.

Trong đó, giải pháp kiểm soát kế hoạch sản xuất trong nhà máy thông minh 4.0 -  Smart Factory (SalesUp Smart Factory) là hệ thống điều hành quản lý toàn diện quy trình sản xuất thông minh, cung cấp cho doanh nghiệp cái nhìn tổng thể về toàn bộ quá trình sản xuất. Với 3 module được tách ra từ hệ thống SalesUp ERP (hệ thống quản lý tổng thể, gồm nhiều phân hệ tích hợp và kết nối chặt chẽ với nhau, qua đó giúp doanh nghiệp quản lý các hoạt động sản xuất, kinh doanh một cách hiệu quả và toàn diện), tích hợp thành một bộ giải pháp toàn diện cho nhà máy, SalesUp Smart Factory có thể áp dụng cho tất cả các loại mô hình sản xuất phổ biến nhất hiện nay và mang tới giải pháp đồng hành cùng doanh nghiệp nhằm nâng cao năng suất hoạt động, cải thiện chất lượng thành phẩm và tối ưu nguồn lực triệt để.

THAOLUANHOITHAO.png

Phần thảo luận tại hội thảo.

Bên cạnh các yêu cầu đăng ký tư vấn với chuyên gia, tại Techmart còn diễn ra nhiều lượt trao đổi giữa doanh nghiệp và nhà cung ứng công nghệ về các giải pháp công nghệ được trưng bày, giới thiệu ngay tại khu vực gian hàng; giữa doanh nghiệp và báo cáo viên tại chuỗi hội thảo chuyên đề, nơi các diễn giả trình bày rất cặn kẽ, chi tiết về các giải pháp của mình cùng những hướng dẫn quan trọng để có thể ứng dụng tốt nhất giải pháp công nghệ vào thực tiễn sản xuất của doanh nghiệp.

Chi tiết về Techmart Công nghệ xanh, năng lượng tái tạo và xử lý môi trường phục vụ chuyển đổi công nghiệp trên địa bàn TP.HCM năm 2024 vui lòng liên hệ:

Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ TP. HCM

Phòng Giao dịch Công nghệ

79 Trương Định, phường Bến Thành, Quận 1, TP. HCM

Điện thoại: (028) 3822 1635;

Fax: (028) 3829 1957

Điện thoại di động: 093 941 3733 (gặp Thùy Vân)

Email: giaodichcongnghe@cesti.gov.vn

Minh Nhã (CESTI)

Ngày 21/9/2024, Chợ công nghệ và thiết bị (Techmart) “Công nghệ xanh, năng lượng tái tạo và xử lý môi trường phục vụ chuyển đổi công nghiệp trên địa bàn TP.HCM” mở cửa đón chào khách tham quan tại phố đi bộ Nguyễn Huệ.

Techmart lần này là điểm nhấn đặc biệt của Không gian giới thiệu sản phẩm, dịch vụ tăng trưởng xanh lần thứ hai năm 2024 (GRECO 2024) trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (Ho Chi Minh City Economic Forum - HEF) lần thứ 5, với chủ đề “Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững Thành phố Hồ Chí Minh”.

IMG20240921184317.jpg

Techmart do Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ (CESTI) tổ chức, theo sự chỉ đạo của Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM.

IMG20240921191316.jpgCác gian hàng tại Techmart trưng bày các quy trình và thiết bị năng lượng tái tạo và các giải pháp xử lý môi trường, phục vụ cho nhu cầu chuyển đổi công nghiệp hiện đại. Sự kiện có sự tham gia của hơn 100 doanh nghiệp, tổ chức, và hiệp hội trong và ngoài nước, quy tụ những thương hiệu hàng đầu trong các lĩnh vực công nghệ và sản phẩm thân thiện với môi trường. Các gian hàng được thiết kế đẹp mắt, mang thông điệp và câu chuyện chuyển đổi xanh riêng của mỗi đơn vị tham gia. Techmart lần này chú trọng các công nghệ và thiết bị ứng dụng góp phần thúc đẩy phục vụ chuyển đổi công nghiệp xanh trên địa bàn TP.HCM. Đó là những giải pháp tự động hóa hiện đại, sử dụng ít năng lượng, giảm lượng chất thải và ô nhiễm điển hình như: Giải pháp an ninh thông minh Smartlook tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo AI cho nhà máy/doanh nghiệp sản xuất: Robot CNC tạo mẫu và gia công khuôn tích hợp cảm biến IoT sử dụng trong dây chuyền sản xuất tự động; Quy trình sản xuất chế phẩm phủ sinh học bảo vệ các vật liệu tự nhiên; Công nghệ xử lý nước thải bằng AAO; Công nghệ điện mặt trời nổi trên mặt nước…

techmart2.jpg

Techmart “Công nghệ xanh, năng lượng tái tạo và xử lý môi trường phục vụ chuyển đổi công nghiệp trên địa bàn TP.HCM” gồm 3 hoạt động chính: Trưng bày, giới thiệu công nghệ và thiết bị; Hội thảo giới thiệu công nghệ và Tư vấn chuyên gia về công nghệ. Trong đó, 50 gian hàng trực tiếp, trưng bày giới thiệu các quy trình, công nghệ và thiết bị trong lĩnh vực Công nghệ xanh (chuyển đổi số, tự động hóa, phần mềm, robot,…), Năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời, điện gió, hệ thống tích trữ năng lượng, phần mềm quản lý, tín chỉ carbon,…), Công nghệ và thiết bị xử lý môi trường (quan trắc, xử lý tái chế, tuần hoàn nguyên vật liệu,…). Nhóm chuyên gia gồm 8 người đến từ các Viện – trường Đại học thường trực tư vấn miễn phí công nghệ và thiết bị. Bên cạnh đó là 13 chuyên đề hội thảo trình diễn công nghệ xuyên suốt sự kiện.

IMG20240921174028.jpg

Ngoài các hoạt động trưng bày và triển lãm, Techmart còn diễn ra các hoạt động trình diễn và giới thiệu các mô hình, giải pháp công nghệ xanh, bền vững và các sản phẩm mới nghiên cứu phát triển. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp giao lưu, kết nối với các nhà đầu tư, khách tham quan trong nước và quốc tế, nhằm mục tiêu thúc đẩy cộng đồng doanh nghiệp phát triển bền vững trong xu thế cách mạng công nghiệp 4.0, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đẩy mạnh kết nối kinh doanh, phát triển sản xuất và xuất khẩu, hướng tới xây dựng một tương lai xanh và bền vững cho TP.HCM và cả nước.

Không gian giới thiệu sản phẩm, dịch vụ tăng trưởng xanh lần thứ hai năm 2024 (GRECO 2024) diễn ra từ ngày 21-25/9/2024, quy tụ hơn 200 doanh nghiệp với khoảng 300 gian hàng, trưng bày gần 8.000 sản phẩm tiêu biểu. Các đơn vị tham gia trưng bày được tạo cơ hội thực hiện trình diễn và giới thiệu các mô hình, giải pháp công nghệ xanh, bền vững và các sản phẩm mới nghiên cứu phát triển của doanh nghiệm trong Không gian tương tác trải nghiệm. Đây sẽ là cầu nối, tăng cường hiệu quả gắn kết giữa doanh nghiệp với các nhà đầu tư, kinh doanh tiềm năng, khách tham quan trong nước và quốc tế.

Hoàng Kim (CESTI)

Việt Nam, hàu là một trong ba đối tượng có sản lượng tăng nhiều nhất trong giai đoạn vừa qua (TCTS 2020). Nam Bộ là nơi có tầm quan trọng trong chiến lược phát triển nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam. Hàu sữa gần đây đang ngày càng được mở rộng diện tích nuôi ở nhiều vùng biển như Bà Rịa Vũng Tàu, Bến Tre, Sóc Trăng, Cà Mau… Bên cạnh những ưu điểm dễ nuôi, chi phí thấp, giá trị dinh dưỡng cao và giá thành ổn định thì nghề nuôi hàu sữa cũng phải đối mặt với những thách thức liên quan đến chất lượng, khả năng tăng trưởng chậm và tỷ lệ sống thấp (Pierce và O’connor, 2014) kèm theo đó là các vấn đề ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng. Chính vì vậy, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu chọn giống tăng trưởng hàu sữa (Crassostrea angulata) và thử nghiệm nuôi thích nghi hàu Thái Bình Dương (Crassostrea gigas Thunberg, 1973) tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Nam Bộ”. Đề tài do ThS. Nguyễn Thành Luân là chủ nhiệm đã bước đầu thành công chọn lọc con giống hàu sữa thế hệ G1 chất lượng cao. Sự thành công của nghiên cứu này không chỉ từng bước giải quyết việc thoái hóa chất lượng con giống mà còn hiểu biết rõ hơn về đặc tính thích nghi của hàu sữa và hàu Thái Bình Dương, từ đó giúp xây dựng giải pháp, mô hình, địa điểm nuôi để thích ứng với biến đổi khí hậu.

Hướng đi mới và triển vọng phát triển bền vững cho ngành nuôi hàu tại Việt Nam

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam hiện nay đang đối mặt với nhiều thách thức về môi trường và chất lượng con giống, đề tài nghiên cứu "Chọn giống tăng trưởng hàu sữa và thử nghiệm nuôi thích nghi hàu Thái Bình Dương tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Nam Bộ" đã mở ra hướng đi mới rất triển vọng. Nghiên cứu này không chỉ nhắm đến việc cải thiện chất lượng con giống, nâng cao hiệu quả sản xuất mà còn góp phần bảo tồn nguồn gen hàu sữa nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững cho nghề nuôi hàu.

Nghiên cứu hướng tới việc chọn tạo giống hàu sữa có tốc độ sinh trưởng nhanh và khả năng thích nghi tốt với điều kiện môi trường nuôi tại TP. Hồ Chí Minh và khu vực Nam Bộ. Đặc biệt, nghiên cứu đã xây dựng được bộ chỉ thị phân tử microasatellite (5 chỉ thị) đánh giá đa dạng di truyền quần thể, ước tính các thông số di truyền và chọn lọc 1.000 con hàu sữa bố mẹ chọn giống thế hệ G1 phục vụ chọn giống các thế hệ tiếp theo.

Có thể nói, đây là chương trình chọn giống mang tính thực tiễn cao, đã đúc kết kinh nghiệm, bài học từ các chương trình chọn giống hàu trong nước và quốc tế. Nghiên cứu đã thu thập được nguồn vật liệu ban đầu có tính đa dạng di truyền cao và ứng dụng tốt lý thuyết di truyền chọn giống từ đó tối ưu hóa được các kết quả nghiên cứu đề ra, đảm bảo chất lượng con giống và hiệu quả sản xuất của nghề nuôi hàu khu vực Nam Bộ. Mục tiêu xa hơn có thể phát tán con giống chất lượng cao đã được cải thiện tốc độ tăng trưởng, truy xuất được nguồn gốc phục vụ bền vững nghề nuôi hàu sữa cả nước hướng tới xuất khẩu sản phẩm chất lượng trong thời gian tới.

hau 1.jpg

hau 2.jpghau 3.jpg

hau 4.jpg

 

hau 5.jpg

hau 6.jpg

Một số hình ảnh trong quá trình thực hiện của nhóm nghiên cứu, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II

Thành tựu nổi bật trong nghiên cứu phát triển giống hàu sữa tại Việt Nam

Nhóm nghiên cứu đã xác định chính xác loài hàu đang được nuôi phổ biến tại Việt Nam là hàu sữa (Crassostrea angulata) thay vì hàu Thái Bình Dương (Crassostrea gigas) như trước đây, dựa trên chỉ thị phân tử COI. Đồng thời, nhóm đã phát triển thành công bộ chỉ thị di truyền phân tử gồm 5 chỉ thị microsatellite, phục vụ cho việc đánh giá đa dạng di truyền quần thể hàu sữa.

Một trong những thành tựu nổi bật của nghiên cứu là tỷ lệ sống của hàu sữa tại Vũng Tàu đạt mức cao nhất 72,58%, cùng với sức sinh sản vượt trội của hàu mẹ G0, với tỷ lệ thụ tinh lên tới 94,98%. Đặc biệt, sau 6 tháng nuôi thử nghiệm, hàu sữa đã cho thấy tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống cao hơn hẳn so với hàu đối chứng tại các vùng nuôi thử nghiệm, đặc biệt là tại Vũng Tàu.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu đã chọn lọc được 1.400 con hàu bố mẹ hậu bị và 1.000 con bố mẹ từ 13 tổ hợp phối có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, làm nguồn vật liệu ban đầu cho các thế hệ sau. Thế hệ G1 của hàu sữa cũng đạt được tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống cao hơn với mức tăng trưởng vượt trội 51,55% tại Vũng Tàu và 14,12% tại Cần Giờ, cho thấy khả năng thích nghi tốt với các điều kiện môi trường khác nhau.

Bên cạnh đó, nghiên cứu đã xây dựng thành công mô hình nuôi tăng trưởng nhanh đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học tại Vũng Tàu và Trần Đề (Sóc Trăng), với năng suất thu hoạch tăng từ 29,57% đến 32,45% so với hàu đối chứng.

Những thành tựu này không chỉ khẳng định hiệu quả của quá trình chọn giống mà còn mở ra triển vọng phát triển ngành nuôi trồng hàu tại Việt Nam, tạo ra sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường trong nước và quốc tế. Đặc biệt, nghiên cứu đã đưa ra khuyến nghị quan trọng về việc bổ sung loài hàu sữa Crassostrea angulata vào danh mục các loài được phép nuôi và xuất nhập khẩu thông thường, công bố lại danh pháp khoa học chính xác, và mở rộng mô hình nuôi thử nghiệm ra các khu vực khác để phát triển bền vững.

Nhóm nghiên cứu cũng đã xây dựng thành công mô hình nuôi tăng trưởng nhanh đạt tiêu chuẩn an toàn sinh học trong điều kiện thực tế ở Vũng Tàu (BR-VT) và Trần Đề (Sóc Trăng) với năng suất thu hoạch tăng lên từ 29,57 - 32,45% ở hàu chọn giống so với hàu đối chứng.

Việc tiếp tục nghiên cứu, áp dụng bộ chỉ thị phân tử để đánh giá đa dạng di truyền và truy xuất phả hệ, cùng với chương trình chọn giống các thế hệ tiếp theo, sẽ là bước đi chiến lược nhằm nâng cao chất lượng con giống, gia tăng năng suất, và đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp thủy sản Việt Nam trong tương lai.

Đưa hàu sữa Crassostrea angulata vào Trung tâm chương trình nuôi trồng: Kết quả đáng kể và tiềm năng phát triển

Nhóm nghiên cứu đã đạt được những kết quả đáng kể trong việc cải thiện nuôi trồng hàu sữa tại Việt Nam, mở ra triển vọng mới cho ngành này. Đặc biệt, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng loài hàu sữa Crassostrea angulata là giải pháp hiệu quả cho sự phát triển bền vững trong ngành nuôi trồng. Các mô hình nuôi thử nghiệm đã cho thấy tiềm năng to lớn của Crassostrea angulata trong việc nâng cao sản lượng và tốc độ tăng trưởng của hàu sữa. Kết quả từ việc theo dõi và cải thiện giống qua các thế hệ cho thấy rằng giống hàu sữa này không chỉ đạt hiệu quả cao mà còn bền vững theo thời gian.

Nghiên cứu cũng đã chỉ rõ tác động tích cực của môi trường Cần Giờ đối với sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của hàu sữa. Việc thử nghiệm tại các địa điểm khác đã khẳng định khả năng thích nghi của giống hàu sữa Crassostrea angulata, mở ra cơ hội phát triển mô hình nuôi trồng bền vững không chỉ tại TP. Hồ Chí Minh mà còn ở các vùng ven biển Nam Bộ.

Những kết quả này mở ra triển vọng cho việc phát triển mô hình nuôi hàu sữa thương phẩm bền vững, giúp nâng cao sản lượng, tốc độ tăng trưởng, và tỷ lệ sống của hàu sữa. Đồng thời, việc truy xuất nguồn gốc giống hàu sữa cũng tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu trong tương lai.

Thông tin liên hệ

Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II

Địa chỉ: 116 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 1, Tp.HCM.

Điện thoại: (84-28) 38299592 Fax: (84-28) 38226807

Email: ria2@mard.gov.vn

Website:  www.vienthuysan2.org.vn
Chợ công nghệ và thiết bị (Techmart) “Công nghệ xanh, năng lượng tái tạo và xử lý môi trường phục vụ chuyển đổi công nghiệp trên địa bàn TP.HCM”, sẽ được tổ chức trực tiếp từ ngày 21/9 đến ngày 25/9/2024 tại trục đường Nguyễn Huệ, phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM. Sự kiện thu hút hơn 100 công nghệ của 50 doanh nghiệp, trường, viện tham gia trưng bày quảng bá và xúc tiến thương mại (Khu vực số 3 - Khu vực triển lãm sản phẩm công nghệ xanh, năng lượng tái tạo, xử lý môi trường (Techmart)).

1892024NL2.jpg

Theo đại diện Ban tổ chức, Techmart chuyên ngành “Công nghệ xanh, năng lượng tái tạo và xử lý môi trường phục vụ chuyển đổi công nghiệp trên địa bàn TP.HCM”, gồm 3 hoạt động chính: Trưng bày, giới thiệu công nghệ và thiết bị (CN&TB); Hội thảo giới thiệu công nghệ và Tư vấn chuyên gia về công nghệ, cụ thể các hoạt động chính:

50 gian hàng trực tiếp, trưng bày giới thiệu các quy trình, công nghệ và thiết bị trong lĩnh vực Công nghệ xanh (Chuyển đổi số, tự động hóa, phần mềm, Robot…); Năng lượng tái tạo (Năng lượng mặt trời, điện gió, hệ thống tích trữ năng lượng, phần mềm quản lý, tín chỉ carbon…); Công nghệ và thiết bị xử lý môi trường (Quan trắc, xử lý tái chế, tuần hoàn nguyên vật liệu…)...

08 chuyên gia thường trực tư vấn miễn phí công nghệ và thiết bị đến từ trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TP.HCM); trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia TP.HCM); Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM; trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM…

và 13 chuyên đề Hội thảo trình diễn công nghệ tại sự kiện.

Đặc biệt, Techmart lần này chú trọng các công nghệ và thiết bị ứng dụng góp phần thúc đẩy phục vụ chuyển đổi công nghiệp xanh trên địa bàn TP.HCM. Đây là những giải pháp tự động hóa hiện đại, sử dụng ít năng lượng, giảm lượng chất thải và ô nhiễm điển hình như: Giải pháp ASOFT - ERP tối ưu nguồn lực 4M ứng dụng công nghệ IoT và AI cho nhà máy thông minh; Giải pháp an ninh thông minh Smartlook tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo AI cho nhà máy/doanh nghiệp sản xuất; Robot CNC tạo mẫu và gia công khuôn tích hợp cảm biến IoT sử dụng trong dây chuyền sản xuất tự động; Quy trình sản xuất chế phẩm phủ sinh học bảo vệ các vật liệu tự nhiên; Công nghệ xử lý nước thải bằng AAO; Công nghệ điện mặt trời nổi trên mặt nước; Hệ thống đỗ xe thông minh kiểu xếp hình (Puzzle Parking); Hệ thống kho tự động AS/RS ứng dụng công nghệ thực tế ảo tăng cường; Ứng dụng xe AGV trong nhà máy và kho thông minh…

Trong đó, hệ thống đỗ xe thông minh kiểu xếp hình (Puzzle Parking) của Công ty Cổ phần Giải pháp Tự động hóa ETEK, là một hệ thống bãi đỗ xe bán tự động được thiết kế đơn giản, hoạt động thay thế cho các tầng sàn đỗ xe bê tông thông thường. Mỗi tầng đỗ có chiều cao tối đa 2100 mm cho SUV và 1600 mm cho SEDAN. Với công nghệ này, tài xế chỉ việc đỗ xe trên pallet tại tầng 1 của mỗi block đỗ xe, sau đó hệ thống sẽ tự động di chuyển pallet chứa ô tô đến vị trí đỗ với cơ cấu nâng hạ và trượt ngang. Ưu điểm của hệ thống này là, mỗi tầng đỗ xe có chiều cao tối đa là 2100 mm cho xe SUV và 1600 mm cho xe SEDAN. Chủ đầu tư chỉ phải làm tầng hầm đỗ xe có chiều cao thông thủy tối đa 3850 mm cho 2 tầng đỗ xe (1 SUV và 1 SEDAN) hoặc 5950 mm cho 3 tầng đỗ xe (2 SUV và 1 SEDAN) thay vì phải làm 2 tầng hoặc 3 tầng hầm bê tông. Chủ đầu tư sẽ tiết kiệm rất nhiều chi phí vì không phải đào sâu để xây dựng tầng hầm và chi phí ME (PCCC, thông gió, điện nhẹ, cấp thoát nước...) vì bớt đi tầng hầm phải xây dựng. Ngoài ra, còn có thể đỗ nhiều lớp xe đi chung 1 làn giao thông, bãi đỗ xe sẽ tối đa hết các không gian đỗ xe. Đồng thời, không giống như hệ thống đỗ xe thông minh dạng tự động hoàn toàn, hệ thống đỗ xe dạng xếp hình có thể cùng một lúc cất/lấy nhiều xe. Đối với các bãi đỗ có số lượng xe lớn (khoảng 150 xe trở lên), vào giờ đi làm hoặc tan tầm sẽ không bị ùn tắc giao thông.

Hay, giải pháp ASOFT - ERP tối ưu nguồn lực 4M ứng dụng công nghệ IoT và AI cho nhà máy thông minh của Công Ty Cổ Phần ASOFT, là hệ thống hoạch định nguồn lực ASOFT - ERP giúp doanh nghiệp ngành chế khí quản trị tổng thể các hoạt động của mình từ đầu vào tới đầu ra như: Quản lý sản xuất, Quản lý mua hàng và cung ứng, Quản lý hàng hóa và kho, Quản lý tài chính kế toán, Quản lý quan hệ khách hàng, Quản lý bán hàng, Quản lý nhân sự - tính lương, Quản lý công việc - Khối văn phòng… Qua đó, tối ưu hóa các nguồn lực và gia tăng tính cạnh tranh trong ngành, hệ thống cũng là nền tảng giúp doanh nghiệp bắt kịp xu thế chuyển đổi số và phát triển bền vững. Ưu điểm của giải pháp này là được xây dựng dựa trên các bes-practise và case-study thực tế của các doanh nghiệp sản xuất đầu ngành, có khả năng tùy biến theo đặc thù riêng của từng doanh nghiệp. Giải pháp được vận hành đồng bộ, cập nhật thông tin realtime trên một hệ thống duy nhất. Đặc biệt, giải pháp quản trị tổng thể kết nối hơn 20 phân hệ chuyên môn, nghiệp vụ sâu, sử dụng đa nền tảng web/mobile/desktop, tích hợp các công nghê mới về nhận diện khuôn mặt, xử lý hình ảnh, thiết bị IoT và AI phân tích dữ liệu lớn...

Ứng dụng xe AGV trong nhà máy và kho thông minh của nhà cung ứng  Công ty TNHH Kỹ thuật Tự động Phúc An, được thiết kế bao gồm: cấu trúc, hệ thống điều khiển và các tính năng điều hướng tự động. Xe AGV là thiết bị tự động hóa vận chuyển hàng hóa trong môi trường công nghiệp. Nó được điều khiển tự động hoặc từ xa, sử dụng các công nghệ như cảm biến laser, RFID và hệ thống điều khiển thông minh để tự động dẫn đường và tránh chướng ngại vật. Ưu điểm là tăng cường hiệu suất vận hành, giảm chi phí lao động, nâng cao an toàn và chính xác trong vận hành, tích hợp dễ dàng với các hệ thống hiện có.

1892024nl3.jpg

Bên cạnh các gian hàng, tại Techmat chuyên ngành “Công nghệ xanh, năng lượng tái tạo và xử lý môi trường phục vụ chuyển đổi công nghiệp trên địa bàn TP.HCM” còn giới thiệu 13 chuyên đề Hội thảo về các lĩnh vực: Công nghệ xanh - Năng lượng tái tạo - Công nghệ thiết bị xử lý môi trường (Khu vực số 7 - Không gian kết nối giao thương, tương tác, trải nghiệm), tiêu biểu như: “Hệ thống đo lường và giám sát từ xa chất lượng môi trường không khí cho khu công nghiệp, khu dân cư dựa trên nền tảng IoT”, TS. Phạm Văn Khoa - Trưởng ngành Máy tính - Viễn thông, Khoa Đào tạo Quốc tế, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM; “Công nghệ khí hóa xử lý rác thải rắn trong sản xuất công nghiệp - chế biến tạo năng lượng phục vụ quá trình sấy và bảo quản nông sản, thực phẩm”, PGS.TS. Bùi Trung Thành - Trưởng Khoa Công nghệ Nhiệt Lạnh, trường Đại học Công nghiệp TP.HCM; “Giải pháp điều khiển phân tán hệ thống quản lý năng lượng tái tạo sử dụng công nghệ AI tối ưu chi phí sản xuất trong nhà máy”, PGS. TS. Nguyễn Tấn Lũy - Giảng viên chính Bộ môn Điều khiển tự động, trường Đại học Bách khoa TP.HCM (Đại học Quốc gia TP.HCM) - Thành viên cao cấp Hội Kỹ sư điện - điện tử Việt Nam; Robot cộng tác (Cobot Universal Robots) và ứng dụng trong nhà máy sản xuất”bà Hà Thị Quế Lan - Giám đốc chiến lược Công ty Cổ phần Công nghệ Hợp Long; “Mô hình xác định sản lượng năng lượng mặt trời và hệ thống giám sát, phát hiện, chẩn đoán lỗi dàn pin quang điện dựa trên nền tảng IoT”, TS. Lê Phương Trường - Trưởng phòng Khảo khí và Đảm bảo chất lượng, Khoa Cơ điện điện tử và Khoa sau đại học, trường Đại học Lạc Hồng.

Lễ khai mạc Techmart chuyên ngành "Công nghệ xanh, năng lượng tái tạo và xử lý môi trường phục vụ chuyển đổi công nghiệp trên địa bàn TP.HCM" sẽ diễn ra lúc 18h00 ngày 21/9/2024. Đăng ký tham dự Lễ khai mạc và Hội thảo Techmart TẠI ĐÂY. Đăng ký yêu cầu công nghệ thiết bị và tư vấn chuyên gia Techmart chuyên ngành "Công nghệ xanh, năng lượng tái tạo và xử lý môi trường phục vụ chuyển đổi công nghiệp trên địa bàn TP.HCM" TẠI ĐÂY.

1892024NL1.jpg

Được sự chỉ đạo của Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM, Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ (CESTI) tổ chức sự kiện Techmart thường niên với mục tiêu thúc đẩy phát triển thị trường khoa học và công nghệ, tạo điều kiện đưa công nghệ mới ứng dụng trong sản xuất. Cụ thể, Techmart lần này sẽ giới thiệu các giải pháp thuộc lĩnh vực: Khảo sát đánh giá hiện trạng năng lượng; Công nghệ chuyển đổi số trong hoạt động quản lý điều hành; Lĩnh vực năng lượng tái tạo; Kiểm soát, xử lý nước thải, khí thải…  Đồng thời tại sự kiện, các chuyên gia từ các viện nghiên cứu và trường đại học sẽ tư vấn, giải đáp các thắc mắc liên quan đến các công nghệ hiện có và giới thiệu các công nghệ mới tại Việt Nam, sẵn sàng hợp tác và chuyển giao cho các doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu. Ban tổ chức hy vọng sự kiện sẽ là cơ hội để kết nối các tổ chức, doanh nghiệp góp phần xây dựng hệ sinh thái sản xuất xanh, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn thông qua khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và năng lượng dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số.

Chi tiết về Techmart chuyên ngành “Công nghệ xanh, năng lượng tái tạo và xử lý môi trường phục vụ chuyển đổi công nghiệp trên địa bàn TP.HCM” vui lòng liên hệ:

Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN TP. HCM

Phòng Giao dịch công nghệ

79 Trương Định, phường Bến Thành, Quận 1, TP.HCM.

Điện thoại: (028) 3521 0735 - 3822 1635

Email: giaodichcongnghe@cesti.gov.vn

Mobile: 0939413733 (Chị Thùy Vân)

Nhật Linh (CESTI)

Chiều 18/9, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM tổ chức sự kiện kết nối sáng tạo tháng 9/2024 với chủ đề “Hiện trạng và giải pháp phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp trên địa bàn TP.HCM”.

 

Toàn cảnh sự kiện

Chương trình thuộc chuỗi sự kiện Inno-coffee năm 2024 (kết nối hợp tác giữa khu vực nghiên cứu và khu vực công), là dịp để những nhà quản lý, chuyên gia trao đổi nhiều nội dung thuộc lĩnh vực phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp trên địa bàn. Từ đó đề xuất các định hướng, giải pháp nhằm thúc đẩy nền nông nghiệp hiện đại của TP.HCM tăng cao về giá trị, bền vững và thân thiện với môi trường.

Tại sự kiện, bà Hà Thị Loan (Trung tâm Công nghệ Sinh học TP.HCM) đã trình bày tham luận đề dẫn: “Hiện trạng và tìm kiếm giải pháp phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp”. Bên cạnh đó, các chuyên gia, nhà nghiên cứu cũng trình bày nhiều báo cáo tham luận như Giải pháp xử lý nông - thủy sản xuất khẩu bằng công nghệ sấy chân không và tia hồng ngoại; Hiện trạng và giải pháp phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp - lĩnh vực trồng trọt; Ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn lọc và nhân giống chuối già Cavendish chất lượng cao cung cấp cho thị trường.

Theo bà Loan, để thúc đẩy việc nghiên cứu, ứng dụng công nghiệp sinh học phục vụ ngành nông nghiệp, nhiều văn bản của Đảng và Chính phủ đã được ban hành. Thực hiện theo chỉ đạo, Thành phố cũng xây dựng nhiều chương trình, đề án phát triển nông nghiệp nói chung và công nghiệp sinh học nói riêng, chẳng hạn như Quyết định số 4176/QĐ-UBND ngày 13 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban Nhân dân TP.HCM về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp trên địa bàn giai đoạn 2021-2030.

Trên tinh thần đó, TP.HCM dự kiến đến năm 2025 sẽ triển khai nghiên cứu, phát triển công nghệ tạo các chế phẩm sinh học (sản phẩm phân bón sinh học, thuốc bảo vệ thực vật nguồn gốc sinh học, chế phẩm bảo quản, xử lý môi trường, vắc xin thế hệ mới, kít thử...) trong trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, tiến tới thay thế dần các sản phẩm nguồn gốc hóa học; tiếp tục nghiên cứu phát triển, tiến tới làm chủ công nghệ tế bào thực vật trong nhân giống cây trồng (rau, hoa kiểng,...); ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới vào sản xuất ở quy mô công nghiệp; tạo và phát triển các giống cây, con mang tính cải tiến như sinh trưởng nhanh, chống chịu sâu bệnh và các điều kiện bất thuận…

Kế hoạch cũng dự kiến đến năm 2030, TP.HCM làm chủ được một số công nghệ sinh học thế hệ mới, tạo ra các sản phẩm ở quy mô công nghiệp ứng dụng vào sản xuất; tiếp tục hỗ trợ nâng cao năng lực cơ sở vật chất kỹ thuật cho các doanh nghiệp công nghiệp sinh học, tổ chức khoa học, công nghệ và tổ chức chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp. Bên cạnh đó, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực đủ trình độ làm chủ công nghệ, tiếp nhận, ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới, công nghệ tiên tiến ở quy mô công nghiệp, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và hội nhập quốc tế; tạo động lực đột phá, huy động nguồn lực phát triển tăng tối thiểu 30% số lượng doanh nghiệp công nghiệp sinh học trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản so với giai đoạn 2021-2025…

Qua các bài tham luận của chuyên gia, có thể thấy, trong bối cảnh nền kinh tế đang chuyển dịch theo hướng hiện đại hóa, công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đã và đang đóng vai trò quan trọng tại TP.HCM. Nông nghiệp không chỉ là sản xuất theo phương pháp truyền thống, mà hiện nay đang dần áp dụng công nghệ sinh học để giải quyết nhiều vấn đề hạn chế như năng suất, kháng bệnh cho cây trồng, tăng cường khả năng chống chịu với điều kiện khí hậu khắc nghiệt, cải thiện và bảo vệ môi trường... Nhờ triển khai các giải pháp ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất, đến nay, ngành nông nghiệp Thành phố đã bước đầu thay đổi “diện mạo” trong việc tạo ra các giống mới có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao; tạo ra các công nghệ sản xuất chế phẩm chăm sóc và bảo vệ cây trồng, vật nuôi, các công nghệ bảo quản và chế biến sản phẩm nông nghiệp nhằm đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Sự bứt phá của công nghiệp sinh học với những phát minh từ công nghệ gen, công nghệ vi sinh, công nghệ enzyme, kỹ thuật cấy mô, kỹ thuật sinh học phân tử, kỹ thuật di truyền... đã giải quyết được rất nhiều vấn đề nông nghiệp như giúp nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao thu nhập nhờ việc tăng năng suất và giảm thiểu sự phụ thuộc vào hóa chất bảo vệ thực vật.

KNSTTHAMLUAN.png

Ông Đỗ Thành Năm, đại diện Công ty Đầu tư Công nghệ Win-Win trình bày tham luận “Giải pháp xử lý nông - thủy sản xuất khẩu bằng công nghệ sấy chân không và tia hồng ngoại” tại sự kiện.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc ứng dụng công nghiệp sinh học còn khá chậm, ứng dụng quy mô công nghiệp còn hạn chế ở một số ít đơn vị, diện tích không tương xứng với tiềm năng và kỳ vọng của ngành nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp sinh học có tăng nhưng chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô vốn để đầu tư nhà máy ít; công tác đầu tư, nghiên cứu, phát triển ứng dụng công nghiệp sinh học trong nông nghiệp chưa được chú trọng; sản phẩm chất lượng chưa cao, thời gian lưu hành ngắn...

Trong phiên thảo luận tại sự kiện, một số ý kiến cho rằng cần có tư duy mở trong phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp. Cụ thể, cần có những nghiên cứu dài hơi phục vụ cho sản xuất, đồng thời, nghiên cứu phải xuất phát từ nhu cầu của doanh nghiệp để đảm bảo tính thực tiễn của công trình nghiên cứu; xây dựng cơ chế khuyến khích nghiên cứu khoa học, thúc đẩy chuyển giao các tiến bộ khoa học, song song với việc đơn giản hóa thủ tục đăng ký sản phẩm; thu hút nguồn nhân lực được đào tạo tại nước ngoài; tập trung triển khai các dự án, mô hình sản xuất nhằm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nhanh chóng mở rộng việc ứng dụng công nghiệp sinh học, như nuôi cấy mô tế bào, công nghiệp sinh học phân tử, sử dụng chế phẩm sinh học, giá thể sinh học, công nghệ bảo quản và chế biến...

KNSTTHAOLUAN.png

Sự kiện nhận được nhiều ý kiến phát biểu trực tiếp của các chuyên gia và khách mời.

Đại diện Ban tổ chức, bà Đặng Thị Luận (Phó Giám đốc Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM) cho biết, chuỗi sự kiện Inno-coffee nhằm kết nối chia sẻ khó khăn trong khu vực công, tạo điều kiện để các doanh nghiệp, startup đưa ra những sáng kiến giải quyết vấn đề, đóng góp cho sự phát triển của TP.HCM. Qua hoạt động kết nối sáng tạo tháng 9/2024 lần này, Sở mong muốn đề xuất, kết nối các giải pháp có giá trị cao để lãnh đạo các sở ban ngành liên quan hoàn thiện chiến lược, chọn lựa được nhiều giải pháp hiệu quả, góp phần phát triển đưa ngành nông nghiệp Thành phố vào nhóm dẫn đầu cả nước và ngang bằng các nước tiên tiến trong khu vực.

KNSTBALUAN.png

Bà Đặng Thị Luận (Phó Giám đốc Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM) phát biểu tại sự kiện.

Minh Nhã (CESTI)

Cuộc thi InnoCulture 2024 tìm kiếm ý tưởng đổi mới sáng tạo hoặc giải pháp đổi mới sáng tạo (ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số,...) nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp văn hóa.

Ngày 12/9/2024, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM tổ chức Hội nghị “Chia sẻ các thách thức, vấn đề cần tìm giải pháp trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa”. Hội nghị nằm trong khuôn khổ Cuộc thi “Tìm kiếm dự án đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa năm 2024” (InnoCulture 2024), nhằm giúp các cá nhân, nhóm cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp hiểu rõ hơn nhu cầu công nghệ ứng dụng trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa, để có thể đưa ra những ý tưởng hoặc sản phẩm phù hợp tham gia cuộc thi.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, bà Phan Thị Quý Trúc - Phó Trưởng phòng Quản lý Sở hữu trí tuệ và đổi mới sáng tạo (Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM) khẳng định Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM sẽ giúp đưa những giá trị khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo vào trong các loại hình văn hóa, nhằm tạo ra các mô hình kinh doanh mới, tạo ra việc làm giúp tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, việc ứng dụng công nghệ vào công nghiệp văn hóa cũng sẽ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo môi trường làm việc mới, cũng như phát triển văn hóa số, tạo điều kiện bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, hỗ trợ định hình công nghiệp văn hóa trong tương lai cho TP.HCM.

INNOCULTURE20241.jpg

Chia sẻ tại Hội nghị, bà Nguyễn Thị Kim Liên - Trưởng khoa Văn hóa phát triển (Học viện Chính trị khu vực II) cho rằng cần phải nhanh chóng phát triển công nghiệp văn hóa để có nguồn thu lớn từ ngành công nghiệp này, thông qua thực hiện đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của ngành công nghiệp văn hóa gắn với ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, nâng cao hàm lượng khoa học kỹ thuật trong chuỗi sản xuất sản phẩm, dịch vụ, sẵn sàng ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tự động hóa, công nghệ vật liệu trong hoạt động của các lĩnh vực như Điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật.

Theo ông Trương Văn Trí - Trưởng phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục (Đại học Sân khấu – Điện ảnh TP.HCM), để phát triển công nghệ trong công nghiệp văn hóa, trước hết các văn nghệ sĩ cần không ngừng nâng cao năng lực, ý thức đổi mới tư duy, sáng tạo, trong đó tập trung sáng tạo những tác phẩm văn học nghệ thuật thể hiện sự đa dạng về chủ đề, đề tài, trên các nền công cụ hiện đại.

Tại Hội nghị, bà Lê Thị Bé Ba, Phó Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM) đã thông tin về InnoCulture 2024. Cuộc thi do Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM chủ trì, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ là đơn vị tổ chức thực hiện, dành cho các cá nhân, nhóm cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tại TP.HCM.

INNOCULTURE20242.jpg

InnoCulture 2024 tìm kiếm và phát triển các ý tưởng, dự án, sản phẩm sáng tạo tiềm năng có khả năng phát triển và thương mại hóa trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa thông qua việc cung cấp môi trường ươm tạo thuận lợi cho các ý tưởng, dự án khởi nghiệp phát triển, bao gồm nguồn lực tài chính, hỗ trợ chuyên môn và kết nối mạng lưới. Nộp hồ sơ tham gia cuộc thi qua email innoculture2024@gmail.com trước ngày 01/10/2024 (Bước 1: Đăng ký dự thi: https://forms.gle/n5EmBUnn7zDwAnuR9; Bước 2: Nộp hồ sơ dự thi: https://s.pro.vn/StTU).

Hoàng Kim (CESTI)

Nhằm hướng dẫn các tổ chức chủ trì và chủ nhiệm đăng ký nhiệm vụ thuộc chính sách hỗ trợ của Nghị quyết số 20/NQ/HĐND (Nghị quyết số 20), chiều 10/9, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM tổ chức buổi tập huấn với chủ đề "Cách thức xây dựng dự toán cho hồ sơ đăng ký các chính sách của Nghị quyết số 20".

TOANCANHNQ20.png

Quang cảnh Hội nghị.

Phát biểu tại Hội nghị, bà Phan Thị Quý Trúc (Phó Trưởng phòng - Phòng Quản lý Sở hữu trí tuệ và Đổi mới sáng tạo, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM) cho biết, Nghị quyết số 98/2023/QH15 về thí điểm 6 chính sách đặc thù phát triển TP.HCM đã được Quốc hội phê duyệt từ năm 2023 và được triển khai trong vòng 5 năm. Theo đó, chính sách hỗ trợ kinh phí không hoàn lại từ nguồn chi thường xuyên của ngân sách Thành phố cho các dự án đổi mới sáng tạo (ĐMST) và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là một trong những chính sách thuộc nhóm chính sách liên quan đến khoa học và công nghệ (KH&CN) và ĐMST. Bà Trúc lưu ý, nội dung hỗ trợ kinh phí không hoàn lại gồm 2 phần, trong đó một phần chi trả công lao động trực tiếp cho nhóm thực hiện dự án, thông thường là khoảng 30% đối với gói hỗ trợ và phần còn lại ưu tiên sử dụng các dịch vụ tại vườn ươm, trường đại học hoặc các đơn vị hỗ trợ phát triển dự án.

BTRUCNQ20.png

Bà Phan Thị Quý Trúc (Phó Trưởng phòng - Phòng Quản lý Sở hữu trí tuệ và Đổi mới sáng tạo, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM) trao đổi tại Hội nghị.

Cũng theo bà Trúc, ngày 11/11/2023, trong kỳ họp thứ 12, Khóa X, Hội đồng Nhân dân Thành phố quyết định thông qua Nghị quyết số 20 về quy định lĩnh vực ưu tiên, tiêu chí, điều kiện, nội dung và mức hỗ trợ dự án ĐMST, khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn TP.HCM. Về mức kinh phí hỗ trợ không hoàn lại tương ứng với các mốc của những dự án này gồm 3 giai đoạn: tiền ươm tạo 40 triệu đồng/dự án không quá 6 tháng; ươm tạo 80 triệu đồng/dự án không quá 12 tháng; tăng tốc 400 triệu đồng/dự án không quá 12 tháng. Qua Hội nghị, Sở mong muốn nhận được sự ủng hộ của cộng đồng khởi nghiệp để đăng ký cũng như triển khai những chính sách này một cách hiệu quả.

Tại Hội nghị, các đại biểu được ông Trần Hữu Chương (Phó Trưởng phòng - Phòng Kế hoạch tài chính, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM) phổ biến những biểu mẫu phục vụ cho việc xây dựng hồ sơ, thuyết minh đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp đề tài KH&CN, đồng thời hướng dẫn một số nội dung chuyên môn phục vụ công tác xây dựng dự toán thực hiện nhiệm vụ KH&CN liên quan đến Nghị quyết số 20.

OCHUONGNQ20.png

Ông Trần Hữu Chương (Phó Trưởng phòng - Phòng Kế hoạch tài chính, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM) trao đổi tại Hội nghị.

Theo ông Chương, nhằm tháo gỡ một số tồn tại, vướng mắc trong các quy định hiện hành về công tác dự toán kinh phí nhiệm vụ KH&CN, từ năm 2023 đến nay đã có nhiều văn bản của Bộ Khoa học và Công nghệ và Hội đồng nhân dân Thành phố với thay đổi về mặt cấu trúc xây dựng dự toán, cũng như định mức chi kinh phí ngân sách Nhà nước (NSNN) thực hiện nhiệm vụ KH&CN trên địa bàn. Trên tinh thần đó, các yếu tố cấu thành danh mục các khoản chi nhiệm vụ KH&CN gồm: thù lao tham gia nhiệm vụ; vật tư, nguyên, nhiên vật liệu, công cụ, dụng cụ…; công tác trong nước; chi điều tra, khảo sát; chi văn phòng phẩm, in ấn,…; hội nghị, hội thảo khoa học, tọa đàm khoa học; chi hội đồng tư vấn; dịch vụ thuê ngoài phục vụ nghiên cứu; sửa chữa, mua sắm, thuê, khấu hao tài sản; chi hợp tác quốc tế (đoàn ra, đoàn vào); chi khác; chi quản lý chung nhiệm vụ KH&CN.

Thông tin về lập dự toán thực hiện nhiệm vụ KH&CN, ông Chương chia sẻ thêm, đối với mua sắm hàng hóa, dịch vụ thực hiện nhiệm vụ KH&CN thuộc phần kinh phí được giao khoán: tổ chức, cá nhân chủ trì chịu trách nhiệm thực hiện việc mua sắm mà không phải áp dụng quy định tại Luật Đấu thầu và Nghị định 24 nhưng phải bảo đảm chế độ hóa đơn, chứng từ đầy đủ theo quy định của pháp luật. Còn với mua sắm hàng hóa, dịch vụ để thực hiện nhiệm vụ KH&CN trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp thông qua mua trực tiếp từ hộ gia đình, cá nhân: tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ KH&CN thực hiện mua gom trực tiếp hàng hóa, dịch vụ từ hộ gia đình, cá nhân mà không phải áp dụng quy trình, thủ tục quy định tại Luật Đấu thầu và Nghị định 24. Theo công văn số 196/QPTKHCN-HCTH được Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ ban hành ngày 23 tháng 8 năm 2024, các đơn vị chủ trì nộp hồ sơ quyết toán trước thời điểm tổ chức giám định/nghiệm thu 30 ngày.

Được biết, thời gian tới, Sở sẽ tiếp tục triển khai nhiều hoạt động phổ biến những quy định mới trong việc xây dựng dự toán thực hiện nhiệm vụ KH&CN có sử dụng NSNN cho các tổ chức KH&CN nhằm giải đáp thắc mắc và tiếp nhận ý kiến góp ý của cộng đồng khoa học. Từ đó, từng bước xây dựng cơ chế tài chính cho KH&CN cởi mở, thông thoáng, hiệu quả, minh bạch, tạo điều kiện tối đa để đối tượng nhà khoa học phát huy năng lực và đóng góp cho sự phát triển KH&CN nước nhà.

Có thể tìm hiểu toàn bộ biểu mẫu dùng cho hồ sơ quyết toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ KH&CN qua đường link tổng hợp TẠI ĐÂY.

Minh Nhã (CESTI)

Buổi làm việc nhằm tìm hiểu, thúc đẩy hợp tác, kết nối đầu tư trong lĩnh vực khoa học công nghệ giữa Thành phố Montevideo với TP.HCM. Qua đó, góp phần tăng cường hợp tác quốc tế giữa TP.HCM và Thành phố Montevideo nói riêng; Việt Nam và Cộng hòa Đông Uruguay nói chung.

Chiều ngày 05/9/2024, tại trụ sở của Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM đã diễn ra buổi gặp gỡ và làm việc giữa lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ - ông Nguyễn Việt Dũng - Thành ủy viên, Giám đốc Sở và Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Uruguay, Giám đốc Sở Phát triển kinh tế Thành phố Montevideo, nước Cộng hòa Đông Uruguay - ông Gustavo Cabrera. Cùng tham gia phía Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM còn có ông Lê Thanh Minh - Phó Giám đốc Sở; bà Nguyễn Thị Thu Hà - Chánh văn phòng Sở; bà Nguyễn Thị Thu Sương - Quyền Trưởng phòng Phòng Quản lý khoa học; ông Phan Quốc Tuấn - Phó trưởng phòng Phòng Quản lý công nghệ và thị trường công nghệ; ông Trần Ninh Đông - Phó trưởng Phòng Quản lý Sở hữu trí tuệ và đổi mới sáng tạo cùng các chuyên viên trực thuộc Sở. Đây là hoạt động nhằm tìm hiểu, thúc đẩy hợp tác, kết nối đầu tư trong lĩnh vực khoa học công nghệ giữa Thành phố Montevideo với TP.HCM, góp phần xây dựng mối quan hệ TP.HCM và Thành phố Montevideo nói riêng; Việt Nam và Cộng hòa Đông Uruguay nói chung, ngày càng phát triển tốt đẹp hơn.

692024nl1.jpg

Đoàn Thành phố Montevideo, nước Cộng hòa Đông Uruguay đến thăm và làm việc tại Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM

Tại buổi làm việc, Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ TP.HCM - ông Nguyễn Việt Dũng giới thiệu các thông tin mới về chủ trương, định hướng xây dựng và phát triển TP.HCM trở thành trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia; giới thiệu tổng quan về chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM; về hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và các chỉ số đánh giá của thế giới đối với hệ sinh thái này mà TP.HCM hiện đang đạt được.

Bên cạnh đó, phía Sở Khoa học và Công nghệ cũng giới thiệu những tiềm năng, thế mạnh, những định hướng mới trong công tác xây dựng và phát triển lĩnh vực khoa học và công nghệ của Thành phố hiện nay và trong tương lai. Đồng thời, đề xuất các nội dung trọng tâm sẽ đưa vào nghiên cứu để thúc đẩy hợp tác trong thời gian tới, đặc biệt là hỗ trợ kết nối, giới thiệu các doanh nghiệp của TP.HCM và Thành phố Montevideo đến khảo sát, tìm hiểu cơ hội hợp tác, đầu tư trong lĩnh vực khoa học công nghệ…

692024nl2.jpg

Trên tinh thần trao đổi cởi mở, thiện chí, hợp tác giữa hai bên, Đoàn Thành phố Montevideo và Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM thống nhất sẽ tiếp tục nghiên cứu để thúc đẩy quá trình hợp tác, kết nối phát triển lĩnh vực khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao giữa TP.HCM và Thành phố Montevideo. Hai bên sẽ phối hợp mời các đối tác ở Thành phố Montevideo sang Việt Nam cùng tham gia Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số TP.HCM - WHISE năm 2024 và những năm tiếp theo; phía Thành phố Montevideo cũng mời TP.HCM tham gia các cuộc gặp gỡ, giao lưu và trao đổi hợp tác với Thành phố Montevideo.

Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ cũng gợi mở thêm các hướng hợp tác khác trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, phát triển công nghệ phụ trợ, nông nghiệp công nghệ cao... Đồng thời, cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi hoặc sẽ có những đề xuất, tham mưu với Lãnh đạo Thành phố cho các doanh nghiệp hai địa phương đến tìm hiểu đầu tư trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Hai bên cũng rất mong muốn trong thời gian tới sẽ có những hợp tác mạnh mẽ hơn thông qua các dự án và hoạt động cụ thể.

692024nl4.jpg

Đoàn Thành phố Montevideo, nước Cộng hòa Đông Uruguay chụp ảnh lưu niệm với đại diện lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM cùng các phòng ban chuyên môn trực thuộc Sở

Được biết, trong tháng 10 tới đây, phía Thành phố Montevideo sẽ có đoàn sang thăm và làm việc chính thức với Ủy ban nhân dân TP.HCM nhằm hiện thực hóa Ý định thư mà hai bên đã ký kết trước đó, vào tháng 4/2023 trong khuôn khổ chuyến thăm của Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến Thủ đô Montevideo.

Cụ thể, tại Ý định thư, chính quyền hai Thành phố mong muốn xây dựng, triển khai các sáng kiến để thúc đẩy hợp tác thông qua trao đổi trực tiếp các ý kiến và kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực. Từ đó, bày tỏ mối quan tâm cao nhất trong việc phát triển các dự án hợp tác, đặc biệt trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo và hòa nhập xã hội…  xây dựng, phát triển quan hệ địa phương và hữu nghị nhân dân hai bên.

Thành phố Montevideo là thủ đô, Thành phố lớn nhất, trung tâm kinh tế, công nghệ, hành chính, văn hoá lớn, quan trọng nhất của Uruguay và thường được đánh giá là Thành phố có chất lượng sống tốt nhất châu Mỹ Latinh.

Nhật Linh (CESTI)

Ngày 30/8, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM tổ chức Hội thảo "Kết nối và hợp tác với các quỹ đầu tư trong lĩnh vực khởi nghiệp sáng tạo".

Hội thảo nhằm kêu gọi các quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo đồng hành cùng các chương trình hỗ trợ dự án đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo theo Nghị quyết số 20/2023/NQ-HĐND; xây dựng mạng lưới quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo trong hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của Thành phố.

09HDKHLVketnoidautuDMSTh1ok.jpg

Ông Nguyễn Việt Dũng (Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM) phát biểu khai mạc hội thảo

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Nguyễn Việt Dũng (Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM) cho biết, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) của TP.HCM được đánh giá là năng động nhất cả nước. Năm 2024, Thành phố xếp hạng 111/1.000 Thành phố về chỉ số hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo năng động nhất toàn cầu (tăng 3 bậc so với năm 2023). Một trong những yếu tố có tác động nhất định là nhờ các chính sách thúc đẩy khởi nghiệp ĐMST của Nhà nước. Qua đó cũng có thể nhìn nhận, sự hợp tác giữa Nhà nước và cộng đồng xã hội, doanh nghiệp, cộng đồng khởi nghiệp ĐMST là rất quan trọng. Hiện nay, TP.HCM tiếp tục thí điểm một số chính sách thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST, trong đó có một số chính sách đặc thù cho lĩnh vực ĐMST được triển khai thực hiện theo Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội. Cụ thể là Nghị quyết số 20/2023/NQ-HĐND quy định lĩnh vực ưu tiên, tiêu chí, điều kiện, nội dung và mức hỗ trợ dự án đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Với mong muốn hợp tác, phối hợp cùng các quỹ đầu tư trong việc hỗ trợ các dự án khởi nghiệp ĐMST trong các lĩnh vực ưu tiên của Thành phố, thông qua hội thảo này, Sở mong muốn tham vấn cộng đồng, lắng nghe các đề xuất, hiến kế từ các nhà đầu tư, quỹ đầu tư,… để triển khai có hiệu quả hơn các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST.

09HDKHLVketnoidautuDMSTh5ok.jpg

Bà Phan Thị Quý Trúc (Phó trưởng Phòng Quản lý Sở hữu trí tuệ và Đổi mới sáng tạo) trình bày tham luận tại hội thảo

Tại hội thảo, bà Phan Thị Quý Trúc (Phó trưởng Phòng Quản lý Sở hữu trí tuệ và Đổi mới sáng tạo) đã trình bày một số chính sách hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo (KNST) của TP.HCM hiện nay và đề xuất các hướng hợp tác cùng quỹ đầu tư. Theo bà Trúc, Nghị quyết số 20/2023/NQ-HĐND ngày 11 tháng 11 năm 2023 của Hội đồng nhân dân TP.HCM quy định lĩnh vực ưu tiên, tiêu chí, điều kiện, nội dung và mức hỗ trợ dự án đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn Thành phố. Đối tượng áp dụng là cá nhân, nhóm cá nhân, doanh nghiệp có dự án ĐMST, KNST thuộc các lĩnh vực ưu tiên của TP.HCM và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Nghị quyết này quy định 9 lĩnh vực ưu tiên, gồm thương mại điện tử; công nghệ tài chính; logistic; công nghệ giáo dục; y tế và chăm sóc sức khỏe; nông nghiệp công nghệ cao; phát triển bền vững; chuyển đổi số; an ninh mạng. Mức kinh phí hỗ trợ tương ứng với các giai đoạn của dự án ĐMST&KNST, bao gồm giai đoạn tiền ươm tạo hỗ trợ 40 triệu đồng/dự án (không quá 6 tháng); giai đoạn ươm tạo (80 triệu đồng/dự án, không quá 12 tháng) và giai đoạn tăng tốc (400 triệu đồng/dự án, không quá 12 tháng).

Bên cạnh đó, Sở KH&CN TP.HCM đang triển khai Chương trình hỗ trợ các dự án đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo (SpeedUp); Tìm kiếm giải pháp đổi mới sáng tạo trong khu vực công năm 2024 (Gov.Star 2024); Chương trình ươm tạo các dự án ĐMST, KNST trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa TP.HCM năm 2024 - 2025 (InnoCulture 2024); Chương trình tuyển chọn và ươm tạo các dự án đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực phát triển bền vững trên địa bàn TP.HCM năm 2024 - 2025 (GIC 2024); Chương trình Tìm kiếm dự án đổi mới sáng tạo ứng dụng trí tuệ nhân tạo TP.HCM. Các chương trình này dự kiến sẽ ươm tạo 197 dự án, trong đó 124 dự án tiền ươm tạo và ươm tạo, 73 dự án tăng tốc.

09HDKHLVketnoidautuDMSTh3ok.jpg

Phần thảo luận, trao đổi tại hội thảo

Về các hoạt động hợp tác, bà Trúc cho biết, Sở mong muốn các nhà đầu tư tham gia đầu tư tiếp theo cho các dự án ĐMST, KNST sau khi được Sở KH&CN hỗ trợ ươm tạo; tham gia vào các hội đồng xét duyệt và nghiệm thu các dự án ĐMST, KNST do Sở hỗ trợ; tham gia đối ứng kinh phí hỗ trợ cùng Sở KH&CN trong việc ươm tạo các dự án ĐMST, KNST ở 3 giai đoạn; phối hợp với Sở tổ chức các khóa đào tạo cho nhà đầu tư thiên thần, quỹ đầu tư mạo hiểm; hợp tác với Sở KH&CN xây dựng mạng lưới nhà đầu tư thiên thần, quỹ đầu tư mạo hiểm; tham gia vào Trung tâm Khởi nghiệp sáng tạo Thành phố (SIHUB) như một đối tác đầu tư và hỗ trợ Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo TP.HCM.

09HDKHLVketnoidautuDMSTh6ok.jpg

Tham gia thảo luận, đề xuất, góp ý tại hội thảo, đại diện các quỹ đầu tư, nhà đầu tư, doanh nghiệp, dự án ĐMST, KNST thể hiện sự quan tâm và đánh giá cao các chính sách hỗ trợ của Nhà nước dành cho dự án khởi nghiệp. Các đại biểu cũng đồng tình với ý kiến cho rằng, việc Nhà nước hỗ trợ startup giai đoạn đầu, sau đó có các quỹ đầu tư tham gia đối ứng kinh phí là rất phù hợp. Điều này không chỉ giúp các quỹ mở rộng số lượng các dự án khởi nghiệp cần đầu tư, yêu cầu các quỹ phải có trách nhiệm giúp cho các startup gọi vốn thành công trong các vòng tiếp theo, mà còn giúp phía Nhà nước có những kết quả tích cực sau khi hỗ trợ các dự án, làm cơ sở hỗ trợ nhiều startup khác. Các quỹ đầu tư cũng đề xuất Nhà nước cần đồng hành tháo gỡ thủ tục hành chính cho các dự án khởi nghiệp, hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các chính sách ưu đãi về thuế, kết nối các quỹ tham gia đồng hành trong việc đánh giá, xét duyệt, thẩm định tư vấn startup ở giai đoạn sớm để việc đầu tư được hiệu quả hơn,…

Lam Vân (CESTI)

Kháng thể đơn dòng (KTĐD) hiện được ứng dụng rất nhiều trong điều trị bệnh, chẩn đoán bệnh và trong nghiên cứu. Giá trị thị trường toàn cầu của KTĐD khoảng 20 tỷ USD/năm với khoảng 30 KTĐD đã được FDA chấp thuận sử dụng điều trị nhiều bệnh như ung thư, tự miễn mãn tính, bệnh nhiễm, bệnh tim mạch và ghép tạng ngoài ra KTĐD còn được ứng dụng rất nhiều trong chẩn đoán các bệnh nhiễm virus - vi khuẩn - ký sinh trùng, định lượng các quần thể tế bào bạch cầu, chẩn đoán ung thư, tim mạch, nội tiết… Tại Việt Nam, với quy mô dân số hơn 96 triệu người trong tình hình hiện nay có thể ước lượng được nhu cầu sử dụng KTĐD trong điều trị và chẩn đoán bệnh là không nhỏ. Nhằm mang đến một sản phẩm KTĐD tại Việt Nam được sản xuất và ứng dụng vào điều trị và chẩn đoán bệnh hiệu quả hơn, chính vì vậy nhóm nghiên cứu tại Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM do TS. Nguyễn Thị Thanh Thảo là chủ nhiệm đề tài, đã tiến hành nghiên cứu tạo bộ kháng thể đơn đòng tái tổ hợp đặc hiệu tế bào T (CD3, CD4, CD8) ứng dụng trong chẩn đoán bệnh.

Bối cảnh và những điều cần thiết phải thực hiện nghiên cứu này

Trong khoảng 10 năm gần đây đã có nghiên cứu phát triển KTĐD được thực hiện ở Việt Nam. Tuy nhiên, theo thực tế trên thị trường tính đến đầu năm 2020, Việt Nam chưa có một sản phẩm KTĐD nào được sản xuất và thương mại hóa thành công. Xét ở khía cạnh sản xuất sản phẩm ứng dụng thực tiễn, có thể nói Việt Nam vẫn còn đứng ngoài một lĩnh vực công nghệ sinh học quan trọng đã và đang phát triển sôi nổi trên thế giới đó là KTĐD sử dụng trong điều trị và chẩn đoán bệnh. Do đó, nghiên cứu tạo sản phẩm KTĐD sử dụng trong chẩn đoán bệnh và điều trị là hướng nghiên cứu cần được ưu tiên thực hiện, phù hợp với danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển nêu trong Quyết định số 66/2014/QĐ-TTg ngày 25/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ.

KTĐD kháng CD3, CD4, CD8 không thể thiếu trong chẩn đoán nhiều dạng bệnh lý khác nhau dựa trên định danh và định lượng quần thể tế bào T bằng kỹ thuật flow cytometry.

Các KTĐD kháng CD3, CD4, CD8 không phải là sản phẩm mới trên thế giới nhưng đến nay chưa có nghiên cứu nào ở trong nước được thực hiện để phát triển các KTĐD này và tạo sản phẩm sử dụng trong chẩn đoán và nghiên cứu. Toàn bộ KTĐD kháng CD3,4,8 được sử dụng hiện nay đều là sinh phẩm nhập khẩu có giá thành cao. Vì vậy rất cần phải thực hiện nghiên cứu phát triển sản phẩm KTĐD kháng CD3, CD4, CD8 để giảm giá thành xét nghiệm cho bệnh nhân, giảm sự lệ thuộc vào sản phẩm nước ngoài.

Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng góp phần mở ra một hướng đi mới là ứng dụng công nghệ protein tái tổ hợp tạo các sản phẩm KTĐD ứng dụng trong chẩn đoán bệnh. Đây là lĩnh vực công nghệ thuộc danh mục ưu tiên phát triển ở Việt Nam nhưng đến nay vẫn chưa có sản phẩm nào được ứng dụng trong thực tiễn.

1.png

Kết quả nhóm nghiên cứu đạt được

Tạo thành công dòng plasmid tái tổ hợp mang gen mã hóa KTĐD kháng CD3ε, CD4 và CD8α: Các gene mã hóa cho KTĐD kháng CD3ε, CD4 và CD8α đã được tổng hợp và chèn vào vector biểu hiện, đánh dấu bước tiến quan trọng trong công nghệ di truyền.

Biểu hiện tạm thời KTĐD kháng CD3ε, CD4 và CD8α trên tế bào CHO-dhfr (-): Các kháng thể được biểu hiện và thu nhận thành công từ tế bào CHO-dhfr (-), tạo điều kiện thuận lợi cho các bước tiếp theo trong quá trình nghiên cứu.

2.png

Phát triển quần thể tế bào biểu hiện ổn định KTĐD kháng CD3ε, CD4 và CD8α với hàm lượng cao nhất: Nghiên cứu đã thành công trong việc tạo ra các quần thể tế bào CHO-DG44 biểu hiện ổn định các KTĐD kháng CD3ε, CD4 và CD8α với hiệu suất cao.

Biểu hiện tinh sạch và đánh dấu huỳnh quang KTĐD kháng thể CD3ε, CD4 và CD8α: KTĐD kháng CD3ε, CD4 và CD8α được tinh sạch bằng phương pháp sắc ký ái lực đạt độ tinh sạch trên 90%. Điều này giúp hướng tới khả năng ứng dụng sau này của các KTĐD trong chẩn đoán lâm sàng trên cỡ mẫu lớn trong điều kiện thực tế, sản phẩm tinh sạch các KTĐD sẽ được gắn kết huỳnh quang nhằm làm giảm thời gian thực hiện thử nghiệm flow cytometry.

3.png

Xây dựng quy trình định tính và định lượng quần thể tế bào T CD3+ CD4+ và CD3+ CD8+ trên mẫu máu ngoại vi của người bằng flow cytometry: Một quy trình định tính và định lượng tế bào T CD3+ CD4+ và CD3+ CD8+ trên mẫu máu ngoại vi đã được nhóm nghiên cứu phát triển thành công, giúp chẩn đoán bệnh lý liên quan đến tế bào T trở nên dễ dàng và chính xác hơn.

Đánh giá hoạt động thực tế của KTĐD kháng CD3ε, CD4 hoặc CD8α: Kháng thể tạo ra đã được so sánh và chứng minh hiệu quả tương đương hoặc cao hơn so với các sản phẩm thương mại hiện có, được kiểm chứng tại các bệnh viện lớn như bệnh viện Chợ Rẫy và bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ.

4.png

5.png

7.png

Lợi ích to lớn từ nghiên cứu mà nhóm nghiên cứu đem lại:

Nghiên cứu đã tạo được 03 quần thể tế bào CHO-dhfr (-) I có khả năng biểu hiện ổn định KTĐD kháng CD3ε, CD4 hoặc CD8α. KTĐD có thể có cấu trúc dimer và có khả năng tương tác chuyên biệt với kháng nguyên hiện diện trên bề mặt tế bào T nuôi cấy in vitro và tế bào T trong máu ngoại vi người. Quy trình định lượng tế bào T từ PBMC thu nhận từ máu ngoại vi người với bộ KTĐD đặc hiệu tế bào T được tối ưu hóa, đạt độ ổn định khoảng 80%-90% trên cả mẫu bình thường và mẫu người bệnh với những ngưỡng giới hạn cho phép là ± 10% giá trị định lượng của kháng thể thương mại đang sử dụng trong lâm sàng.

  • Giảm chi phí xét nghiệm: Sản phẩm kháng thể đơn dòng nội địa giúp giảm đáng kể chi phí so với việc nhập khẩu từ nước ngoài.
  • Nâng cao chất lượng chẩn đoán: Kháng thể mới giúp cải thiện độ chính xác và hiệu quả trong chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến tế bào T.
  • Ứng dụng rộng rãi: Quy trình và sản phẩm kháng thể có tiềm năng ứng dụng trong nhiều cơ sở y tế, từ các bệnh viện lớn đến các phòng khám nhỏ.

Nghiên cứu này là minh chứng cho sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ tại Việt Nam, đồng thời mở ra cơ hội mới trong việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh. Tiếp tục thực hiện thử nghiệm hoạt tính và quy trình FACS với bộ kháng thể trực tiếp trên mẫu máu ngoại vi.

Thông tin liên hệ

Trung tâm Công Nghệ Sinh Học TP Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 2374, Quốc lộ 1, khu phố 2, phường Trung Mỹ Tây, Q.12, TP. HCM, Việt Nam.

Điện thoại: (84-28) 37 153 792  Fax: (84-28) 38 91 69 97

Email: ttcnsh.snn@tphcm.gov.vn

Website: https://www.hcmbiotech.com.vn/

Bản quyền © 2018 Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
Thiết kế và phát triển bởi HCMGIS
Tổng số truy cập: 11537378