SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Nấm nội cộng sinh là kết quả của nhiệm vụ khoa học - công nghệ vừa được Sở KH&CN TP.HCM nghiệm thu mở ra hướng tiếp cận mới và bền vững cho ngành sản xuất rau hữu cơ, giảm thiểu việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, tăng năng suất canh tác.

Rau là một trong những thực phẩm quan trọng, được sử dụng hằng ngày trong bữa ăn, là nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của cơ thể con người như protein, lipit, vitamin, khoáng chất, vi lượng, chất xơ và nhiều chất quan trọng khác không thể thay thế cho cơ thể con người.

Cây trồng và dinh dưỡng của đất có mối liên hệ nội tại với nhau vì đất chứa và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, do đó sự suy giảm chất dinh dưỡng của đất có thể dẫn đến chất lượng và số lượng cây trồng thấp. Bên cạnh đó nhiều loại vi sinh vật: nấm, vi khuẩn, vi rút, tuyến trùng và động vật nguyên sinh, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và dẫn đến thiệt hại lớn về năng suất. Được biết, khoảng 20-40% thiệt hại về năng suất cây trồng là do nhiễm mầm bệnh gây ra. Tuyến trùng nốt sần ở rễ đã gây ra tổn thất năng suất nghiêm trọng đối với các loại cây trồng phong phú do chúng có khả năng xâm lấn một số loài cây trồng, đồng thời gây ra hiện tượng thối rễ, vàng lá, rụng lá, còi cọc và héo úa ở những cây bị nhiễm bệnh.

Trương Phước Thiên Hoàng, chủ nhiệm triển khai nhiệm vụ khoa học - công nghệ "Nghiên cứu sản xuất nấm nội cộng sinh (Arbuscular Mycorrhiza - AM) nhằm kiểm soát tuyến trùng và một số nấm bệnh gây hại trên rau tại khu vực TP.HCM " do Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường - Đại học Nông Lâm TP.HCM chủ trì thực hiện, cho biết: quản lý tuyến trùng sưng rễ và nấm sinh ra từ đất là một thách thức lớn trên thế giới đối với những người trồng trọt trong nhà kính. Nhiều biện pháp thực hành nông nghiệp đã được thử nghiệm chống lại tuyến trùng nốt sần ở rễ.

Bên cạnh đó, các chiến lược khác nhau đã được sử dụng để giảm sự xuất hiện của bệnh hại thực vật bao gồm thuốc trừ sâu, giống cây trồng ít mẫn cảm hơn, luân canh cây trồng và các biện pháp kiểm soát khác, nhưng hiệu quả của chúng thường không đủ do khả năng sống sót và khả năng kháng bệnh của mầm bệnh trong đất. Hơn nữa, việc sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu tổng hợp có tác động xấu đến môi trường và các sinh vật sống, đồng thời làm rối loạn hoạt động của hệ sinh thái và làm giảm tính bền vững của nông nghiệp.

H-3A.jpg

Chế phẩm sinh học được sản xuất từ kết quả nghiên cứu

Cũng theo TS. Trương Phước Thiên Hoàng, thì các quốc gia nông nghiệp hiện hướng đến một nền nông nghiệp bền vững. Các giải pháp sinh học theo hướng “tiếp cận xanh” được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi. Các nghiên cứu phát triển và ứng dụng các chế phẩm sinh học dần thay thế các loại sản phẩm hóa học, giúp tăng năng suất cây trồng và bảo vệ môi trường.

Trong đó, nấm rễ nội cộng sinh (Arbuscular Mycorrhiza - AM) được biết đến là vi sinh vật có khả năng cộng sinh với hầu hết với các loại cây trồng trên cạn và phần lớn xuất hiện trong mọi loại đất. Các sợi nấm liên kết chặt chẽ lại với nhau tạo thành một mạng lưới phát triển dày đặc giúp tăng khả năng hút nước và chất dinh dưỡng cung cấp cho sự phát triển của cây trồng, đặc biệt là chất dinh dưỡng ở dạng ít tan như photpho (P). Trong sự cộng sinh này, cây trồng sẽ cung cấp cacbon cho nấm rễ, ngược lại nấm sẽ giúp cây trồng hấp thu dinh dưỡng có trong đất chủ yếu là photpho (P), Nito (N), Kali (K) và một số vi lượng có ở trong đất.

Nấm AM có vai trò quan trọng trong việc cải thiện sự hấp thu chất dinh dưỡng trong đất và tăng khả năng chống chịu hạn hán và mầm bệnh trên cây trồng. Một số loài nấm rễ có khả năng kiểm soát tốt mầm bệnh trong đất do nấm Fusarium, Phytophthora, Pythium, Rhizoctonia và Sclerotinium… gây ra, nhờ đó hạn chế thất thu năng suất cho cây trồng.

Báo cáo trước hội đồng tư vấn nghiệm thu nhiệm vụ do Sở KH&CN TP.HCM tổ chức trong năm 2023, TS. Trương Phước Thiên Hoàng cho biết, nhóm nghiên cứu đã hoàn thành các mục tiêu cụ thể như: Phân lập, tuyển chọn bộ giống nấm nội cộng sinh Arbuscular Mycorrhiza; Khảo sát khả năng quản lý tuyến trùng ký sinh và hạn chế nấm gây bệnh trên cây trồng của nấm nội cộng sinh (Arbuscular Mycorrhiza - AM); Xây dựng quy trình sản xuất sản phẩm sinh học có chứa nấm nội cộng sinh có khả năng kiểm soát tuyến trùng, nấm bệnh gây hại cây trồng; Sản xuất được sản phẩm sinh học có chứa nấm nội cộng sinh kiểm soát tuyến trùng và nấm bệnh gây hại trên rau tại TP.HCM; cũng như Xây dựng mô hình thử nghiệm sản phẩm sinh học có chứa nấm nội cộng sinh ngoài đồng ruộng; và Xây dựng quy trình kỹ thuật hướng dẫn sử dụng sản phẩm AM trên cây rau.

H1AA.jpg

(Ảnh minh họa)

Theo đó, các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường đã hoàn thiện một loại chế phẩm nấm nội cộng sinh AM dạng bột chứa các nhóm nấm hữu ích có khả năng kiểm soát nấm bệnh và tuyến trùng, ứng dụng vào trong quy trình trồng cây cà chua và cây ớt ở mô hình diện hẹp và diện rộng tại huyện Hóc Môn và huyện Củ Chi, hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân trong chương trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Ngoài ra, kết quả đề tài cũng tạo được nguồn nấm AM nội địa có khả năng kiểm soát mầm bệnh cây trồng, đóng góp vào chương trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ của TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung.

Đại diện nhóm triển khai nhiệm vụ cho biết, trong tổng 243 mẫu (138 mẫu đất và 105 mẫu rể của 25 loại rau) thu thập tại TP.HCM đều ghi nhận có sự hiện diện của bào tử nấm AM và đa dạng về đặc điểm hình thái.

Từ 5 chi nấm AM hiện diện trong vùng trồng rau ở TP.HCM là Glomus, Sclerocystis, Acaulospora, Gigaspora, Scutellospora được thu thập, nhóm triển khai nhiệm vụ đã chọn cây ký chủ trồng để cộng sinh với 4 chi nấm AM (Glomus, Acaulospora, Gigaspora, Scutellospora) là cây bắp với thời gian thu sinh khối rễ cây từ 35-45 ngày sau trồng. Sau đó, thực hiện định danh bào tử nấm AM bằng kỹ thuật sinh học phân tử (PCR và giải trình tự) với cặp primer AML1/AML2 đã xác định được 11 trình tự nấm AM tương đồng các loài Acaulospora cavernata, Acaulospora spinosa, Claroideoglomus etunicatum, Gigaspora albida, Racocetra alborosea, Rhizophagus intraradices. Cuối cùng, nhóm đã chọn được chi nấm Acaulospora có khả năng quản lý tuyến trùng ký sinh và hạn chế nấm bệnh trên cây cà chua, ớt và xà lách là tốt nhất.

H-2.jpg

Đại diện nhóm triển khai nhiệm vụ khoa học - công nghệ trình bày quy trình s nhân sinh khối rễ nấm cộng sinh

Là một phần của nhiệm vụ, TS. Trương Phước Thiên Hoàng và các cộng sự đã xây dựng được quy trình nhân sinh khối của chi nấm Acaulospora trong thời gian 100-150 ngày, qua 4 giai đoạn với mỗi giai đoạn cần thời gian từ 20-50 ngày. Thời gian tồn trữ sản phẩm sinh khối nấm AM tối ưu nhất là 60 ngày và hạn sử dụng sản phẩm AM tốt nhất là trong 180 ngày. Kết quả đánh giá mật độ nấm cộng sinh là sản phẩm của nhiệm vụ ở mức 102 IP/g, hoàn toàn phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng phân bón (QCVN 01-189:2019/BNNPTNT). Ngoài ra sản phẩm cũng đạt chất lượng bào tử hoạt tính là 106 bào tử/kg sản phẩm. Được biết, sản phẩm nấm nội cộng sinh RIBE-MYCO sản xuất thử nghiệm được phối trộn với công thức 70% sinh khối nấm AM và 30% sinh khối vi sinh Trichoderma - Paecilomyces.

Ngoài ra, khi thí nghiệm diện hẹp để đánh giá hiệu quả quản lý nấm bệnh, thì tuyến trùng trên cây cà chua và cây ớt có hiệu lực phòng trừ đạt mức 56,4-63,3 %; còn trong thí nghiệm diện rộng (cũng trên 2 giống cây ớt và cà chua) thì hiệu lực phòng trừ đạt 56,8-66,6 %. Hay nói cách khác, sản phẩm sinh học AM có hiệu lực phòng trừ tương đương với sản phẩm hóa học trên thị trường.

Với thành công của việc hoàn thiện quy trình nhân sinh khối nấm cộng sinh AM và chế phẩm sinh học tương ứng, các nhà khoa học TP.HCM đã mở ra hướng tiếp cận mới cho lĩnh vực sản xuất rau sạch, giúp giữ an toàn cho đất và người sử dụng, bảo vệ môi trường, cổ vũ tích cực xu hướng canh tác theo hướng sản phẩm hữu cơ và bền vững, tránh biến đổi khí hậu. Có thể khẳng định rằng, việc sử dụng sản phẩm chế phẩm sinh học nói chung và nấm nội cộng sinh nói riêng đã trở thành xu hướng, mang lại nhiều lợi ích vượt trội so với việc dùng các sản phẩm hóa học như giúp cải tạo đất, tăng độ màu mỡ, phì nhiêu cho đất, nâng cao sức đề kháng cho cây trồng, giúp cân bằng dinh dưỡng cũng như hệ sinh thái trong môi trường đất, nước của sản xuất nông nghiệp

Thông tin liên hệ:

Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường (Đại học Nông Lâm TP.HCM)

Địa chỉ: Khu phố 6, Phường Linh Trung, TP Thủ Đức, TP.HCM

Điện thoại: (84-8)-38972262

Email: hoangtp@hcmuaf.edu.vn - ribe@hcmuaf.edu.vn      

Website: http://ribe.hcmuaf.edu.vn

Các nhà khoa học tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM vừa hoàn thiện công nghệ chế tạo gia công kênh giải nhiệt 3D cho khuôn phun ép nhựa, bước đầu thử nghiệm thành công trên mẫu khuôn cho sản phẩm tấm CAX5 và bánh răng công nghiệp.

Thực tế cho thấy, các phương pháp giải nhiệt cho khuôn phun ép hiện nay chủ yếu có hình trụ thẳng, được gia công chủ yếu bằng phương pháp khoan sâu. Với các kênh giải nhiệt này, đa số các khuôn ở Việt Nam chỉ có thể đáp ứng nhu cầu sản xuất các sản phẩm có chất lượng thông thường. Ngoài ra, kênh giải nhiệt dạng thẳng không thể nào tối ưu hóa quá trình giải nhiệt cho các sản phẩm nhựa.

Các lỗi thường gặp ở dạng khuôn này là cong vênh, không điền đầy, chất lượng bề mặt thấp… Ngoài ra, thời gian chu kỳ phun ép cũng là một trong những vấn đề cần được cải tiến cho  các loại khuôn truyền thống hiện nay.

H-2B.jpg

Khuôn phun ép nhựa sử dụng kênh giải nhiệt 3D cho sản phẩm là tấm CAX5 và bánh răng công nghiệp

Để giải quyết các vấn đề nêu trên, nhiệm vụ khoa học - công nghệ "Nghiên cứu công nghệ và chế tạo thiết bị gia công kênh giải nhiệt dạng 3D cho khuôn phun ép nhựa" đã được PGS.TS Phạm Sơn Minh và các cộng sự đang công tác tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM đề xuất nhằm giúp doanh nghiệp Việt Nam mở rộng khả năng sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh, cũng như rút ngắn thời gian phun ép sản phẩm nhựa, đặc biệt là các sản phẩm dùng cho các quá trình lắp ráp và có yêu cầu độ chính xác cao.

H-4A.jpg

Khuôn phun ép nhựa với kênh giải nhiệt 3D được ứng dụng vào thử nghiệm thực tế tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM

PGS.TS Phạm Sơn Minh, chủ nhiệm triển khai nhiệm vụ cho biết, với các kết quả đạt được từ nhiệm vụ này, thì các nghiên cứu mới trong hướng công nghệ chế tạo máy - tự động hóa sẽ được mở ra như: (1) nâng cao cơ tính của sản phẩm phun ép nhờ vào quá trình tối ưu hóa phân bố nhiệt độ khuôn, (2) nghiên cứu chế tạo chi tiết có hình dáng phức tạp trong ngành khuôn mẫu, và (3) Thiết kế, chế tạo vi khuôn bằng công nghệ in 3D kim loại

Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, một trong những công nghệ mang tính cách mạng và sẽ tạo ra sự thay đổi lớn lao trong sản xuất cũng như cuộc sống đó là công nghệ in 3D.

Công nghệ in 3D biến mọi ý tưởng của con người thành hiện thực, từ đồ chơi, vật dụng cho đến chi tiết máy bay hay bộ phận cơ thể người. Thông thường để tạo ra một sản phẩm in 3D mất từ 3-72 giờ phụ thuộc vào kích thước và độ phức tạp của sản phẩm. Nhanh hơn nhiều so với các phương pháp tạo mẫu truyền thống thường phải mất từ nhiều tuần đến nhiều tháng mới tạo ra một sản phẩm. Tuy nhiên, hiện nay tại Việt Nam thì công nghệ in 3D chủ yếu đang dừng lại ở mức độ tạo mẫu, với các sản phẩm chủ yếu được làm từ vật liệu nhựa. Trong đó, các thiết bị tạo mẫu với độ chính xác cao thường được nhập từ nước ngoài với chi phí khá cao.

PGS.TS Phạm Minh Sơn

Báo cáo trước hội đồng tư vấn nghiệm thu nhiệm vụ khoa học - công nghệ vừa được Sở KH&CN TP.HCM tổ chức, đại diện nhóm các nhà khoa học tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM khẳng định, công nghệ chế tạo các kênh giải nhiệt dạng 3D được đề xuất nhằm giảm chi phí chế tạo.

"So với các công nghệ hiện có để gia công đường nước 3D, điểm mới của công nghệ được đề xuất từ nhiệm vụ là việc kết hợp các công nghệ phổ biến hiện nay như hàn đắp, biến dạng cục bộ kim loại tấm và công nghệ phay CNC để thay thế công nghệ in 3D kim loại nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm", PGS.TS Phạm Sơn Minh thông tin thêm.

Sản phẩm chính của nhiệm vụ là máy in 3D kim loại dựa trên nguyên lý là công nghệ hàn đắp. Đặc điểm của thiết bị này là có thể thay thế, ứng dụng được công nghệ in 3D kim loại mà thế giới đang nghiên cứu, phát triển vào lĩnh vực mà mạnh của Việt Nam hiện nay là công nghệ khuôn phun ép nhựa. Theo đó, máy gồm một khung máy và một nguồn hàn. Trong quá trình in 3D kim loại thì hệ thống CNC sẽ điều khiển vùng đầu hàn di chuyển để tạo ra những lớp hàn. Từ những lớp hàn đó sau này chúng ta sẽ có thể dùng để gia công, tạo thành những lòng khuôn và kèm theo đó là những đường nước giải nhiệt ở phía dưới.

Là một phần của nhiệm vụ, PGS.TS Phạm Sơn Minh và các cộng sự đã hoàn thiện công nghệ, quy trình, tính toán, thiết kế khuôn phun ép nhựa cho sản phẩm tấm CAX5 và bánh răng công nghiệp với thiết bị giải nhiệt dạng 3D. Các thử nghiệm thực tế tại phòng thí nghiệm đã tạo ra sản phẩm có chất lượng đồng nhất, ổn định.

H-2.jpg

Sản phẩm tấm CAX5 được sản xuất thực tế từ khuôn phun ép với kênh giải nhiệt 3D

Có thể khẳng định rằng, việc chế tạo thành công hệ thống gia công các kênh giải nhiệt dạng 3D với chi phí thấp hơn khoảng 50% so với các công nghệ hiện tại đã góp phần cải thiện đáng kể lợi nhuận, là một trong những yếu tố tích cực tác động đến lĩnh vực phun ép nhựa, giúp phổ biến công nghệ giải nhiệt bằng kênh dẫn dạng 3D, từ đó giúp nâng cao lợi nhuận của công ty, cũng như của ngành khuôn mẫu.

"Trong lĩnh vực gia công khuôn mẫu, đặc biệt với khuôn phun ép nhựa, với dạng sản xuất đơn chiếc hoặc số lượng ít, phương án được chúng tôi đề xuất là một trong những phương pháp có thể thay thế được cho công nghệ in 3D kim loại", PGS.TS Phạm Sơn Minh khẳng định.

Nhìn chung, hiện nay công nghệ in 3D kim loại đang gặp nhiều khó khăn trong việc ứng dụng tại Việt Nam do chi phí in và chi phí thiết bị, vì thế việc phát triển và làm chủ công nghệ gia công kênh giải nhiệt dạng 3D cho khuôn phun ép nhựa không những góp phần phát triển công nghệ mới ở Việt Nam, cả lý thuyết lẫn ứng dụng, mà còn có thể thay thế cho công nghệ in 3D kim loại trong việc nâng cao hiệu quả và lợi nhuận cho các công ty khuôn mẫu tại Việt Nam.

Với thiết bị in 3D kim loại này, có những hướng ứng dụng rất khả thi tại đại đa số các doanh nghiệp về khuôn mẫu ở Việt Nam, dùng để chế tạo những tấm khuôn mà trong đó có tích hợp được kênh giải nhiệt dạng 3D.

"Với thiết kế và thiết bị là sản phẩm của nhiệm vụ, nhóm kỳ vọng sẽ tạo ra được những khuôn có kênh giải nhiệt 3D, từ đó giảm được khoảng 30-50% thời gian giải nhiệt cho khuôn phun ép nhựa cũng như giảm được chu kỳ thời gian mà phun ép của một sản phẩm. Đó là một trong những ứng dụng rất phổ biến mà nhóm kỳ vọng sẽ đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp khuôn mẫu tại Việt Nam hiện nay", PGS.TS Phạm Sơn Minh cho biết.

H-4.jpg

Hội đồng tư vấn nghiệm thu nhiệm vụ trực tiếp xem hệ thống phun ép nhựa với khuôn sử dụng kênh giải nhiệt 3D

Bên cạnh đó những thiết bị như thế này cũng là một trong những tiền đề, cơ sở rất tốt để môi trường nghiên cứu ở Việt Nam có những thiết bị để chúng ta nghiên cứu sâu hơn về công nghệ in 3D, công nghệ giải nhiệt cho khuôn, những công nghệ, quy trình khuôn mới.

Chia sẻ thêm về khả năng chuyển giao cho các doanh nghiệp, đại diện nhóm nghiên cứu khẳng định, khi chúng ta có khả năng giảm được thời gian chu kỳ của sản phẩm nhựa thì đó là một trong những nhu cầu rất lớn hiện nay đối với những doanh nghiệp khuôn mẫu nói chung và khuôn mẫu về lĩnh vực nhựa nói riêng ở Việt Nam.

Nhóm các nhà khoa học tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM kỳ vọng, trong thời gian sắp tới, sau khi hoàn thiện một số chi tiết và cụm chi tiết theo hướng công nghiệp hóa thì có thể chuyển giao thiết bị, cũng như công nghệ này cho các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp chế tạo khuôn mẫu ở Việt Nam hiện nay.

Thông tin liên hệ:

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM

Địa chỉ: 1 Võ Văn Ngân, Tp. Thủ Đức, TP.HCM

Điện thoại: 028-38968641/ 8323

Email: minhps@hcmute.edu.vn - pmo@hcmute.edu.vn

Website: www.hcmute.edu.vn

 

Theo chuyên gia, TP.HCM cần chú trọng khởi xướng các chiến dịch nâng cao nhận thức nhằm nhấn mạnh những lợi ích của GRP và nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết trong việc triển khai GRP, cũng như định hình nhận thức của công chúng về GRP.

Ngày 13/12/2023, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM phối hợp cùng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức Hội thảo quốc tế “Thực hành xây dựng thể chế, quy định tốt để cải cách thủ tục hành chính”.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, bà Nguyễn Thị Kim Huệ (Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM) cho biết việc xây dựng thể chế, quy định tốt là một trong những giải pháp quan trọng góp phần thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính, bởi vì thủ tục hành chính phức tạp và không linh hoạt có thể tạo ra những thách thức đáng kể, đặc biệt là đối với doanh nghiệp và người dân. Chính phủ và TP.HCM đã và đang triển khai nhiều giải pháp để cải cách thủ tục hành chính, trong đó có việc xây dựng và thực thi các thể chế, quy định nhằm phù hợp với yêu cầu thực tế thông qua việc cắt giảm thành phần hồ sơ, thời gian thực hiện.

GRP2.jpg

Theo ông Hà Minh Hiệp (Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng), TP.HCM là đơn vị đầu tiên thực hiện triển khai GRP (Good Regulatory Practices) trên cả nước. Ngày nay, GRP càng thể hiện rõ ảnh hưởng đối với năng suất, chất lượng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các nhà hoạch định chính sách có thể giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển mạnh trong cộng đồng địa phương cũng như tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu bằng cách áp dụng GRP giúp quy định trở nên dễ hiểu hơn, đồng thời giảm thời gian và chi phí liên quan đến việc tuân thủ.

GRP3.jpg

Được biết, GRP còn được sử dụng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và củng cố niềm tin của công chúng vào Chính phủ. Đã có rất nhiêu nỗ lực đa phương được thực hiện liên quan tới GRP như hoạt động của APEC (Diễn đàn hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương), ASEAN, Chương trình cải cách quy định của OECD (Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế) và Chương trình quy định tốt hơn cho tăng trưởng của Worl Bank (Ngân hàng Thế giới). Anh, Hàn Quốc và Malaysia là những quốc gia đã áp dụng GRP thành công, nâng cao hiệu quả hoạt động của Chính phủ và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cũng như khả năng cạnh tranh.

GS.TS Vũ Minh Khương (Trường Chính sách công Lý Quang Diệu Singapore) đề xuất 7 định hướng chiến lược thực hiện GRP gồm: Nâng cao nhận thức và tăng cường cam kết; Tổ chức các buổi đào tạo nghiêm túc; Thực hiện các chương trình GRP thí điểm; Thúc đẩy sự đổi mới và sức sống; Phát động phong trào GRP; Thể chế hóa GRP; Tận dụng GRP như một thế mạnh bền vững dẫn đầu quốc gia trong phát triển. Trong đó, chú trọng khởi xướng các chiến dịch nâng cao nhận thức nhằm nhấn mạnh những lợi ích của GRP và nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết trong việc triển khai GRP, cũng như định hình nhận thức của công chúng về GRP như một con đường quan trọng để tăng cường cơ sở hạ tầng thiết yếu nhằm làm sáng tỏ bối cảnh pháp lý, thúc đẩy kết nối xã hội và thúc đẩy nền kinh tế.

GRP1.jpg

Tại Hội thảo, các đại biểu đã cùng thảo luận, trao đổi về những nội dung quan trọng liên quan đến xây dựng thể chế, quy định tốt như vai trò, tầm quan trọng của xây dựng thể chế, quy định tốt trong cải cách thủ tục hành chính nhằm đảm bảo rằng kết quả của các chính sách/quy định được ban hành hiệu quả, minh bạch, toàn diện và bền vững. Đồng thời, chia sẻ kinh nghiệm triển khai các mô hình xây dựng thể chế, quy định tốt để cải cách thủ tục hành chính của một số quốc gia trong khu vực như Malaysia, Singapore… trong đánh giá tác động của quy định, sự tham gia của các bên liên quan và đánh giá hậu kỳ để cải thiện chất lượng môi trường pháp lý cho doanh nghiệp, người dân và xã hội. Theo đó, GRP có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển bền vững, thậm chí còn là một lợi thế cạnh tranh đặc biệt để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đóng góp đáng kể cho sự hợp tác khu vực và toàn cầu.

Hoàng Kim (CESTI)

Chiều ngày 07/12/2023, tại Saigon Innovation Hub (Sihub, số 273 Điện Biên Phủ, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. HCM)), đã diễn ra sự kiện kết nối sáng tạo tháng 12 với chủ đề “Nghiên cứu, phân tích xây dựng phát triển ứng dụng phần mềm trí tuệ nhân tạo phát hiện vi phạm quảng cáo trong lĩnh vực Y tế”.

81223ht1.jpg

Sự kiện đã thu hút được nhiều đại biểu của các Trường, tổ chức Khoa học và Công nghệ, các nhà khoa học, lãnh đạo các phòng chức năng, đơn vị trực thuộc hai Sở cùng đại diện các doanh nghiệp, Startup... tham dự

Theo BS CK2 Bùi Nguyễn Thành Long - Phó Trưởng phòng Nghiệp vụ Y, Sở Y tế TP.HCM chia sẻ, thời gian gần đây, công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực Y tế đã ghi nhận một số khó khăn, thách thức trong việc phát hiện và xử lý hành các đối tượng có hành vi vi phạm về hoạt động quảng cáo. Các đối tượng thực hiện hành vi quảng cáo trong lĩnh vực Y tế có xu hướng lợi dụng không gian mạng để thực hiện quảng cáo, giới thiệu việc cung cấp các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, mua bán các sản phẩm thuốc, thiết bị Y tế... Tuy nhiên, thông qua nội dung chia sẻ lại thực hiện việc quảng cáo cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở; mạo danh Y Bác sĩ để thực hiện quảng cáo các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, đăng tải nội dung, hình ảnh có tính thách thức đối với cơ quan quản lý nhà nước.

Theo Luật Quảng cáo số 47/VBHN-VPQH ngày 10/12/2018 của Văn Phòng Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13 ngày 21/6/2012 của Quốc hội; hay Thông tư số 09/2015/TT-BYT ngày 25/5/2015 của Bộ Y tế về việc quy định về xác nhận nội dung quảng cáo đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Y tế... thì quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh là một trong những quy định quảng cáo có điều kiện. Các cơ sở có nhu cầu quảng cáo liên quan đến sản phẩm thuốc, các kỹ thuật… trong khám bệnh, chữa bệnh phải thực hiện hồ sơ xin phép cơ quan quản lý theo thẩm quyền và phải được cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo.

“Hiện nay, trên địa bàn TP.HCM có tổng cộng gần 10.000 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh với mạng lưới y tế gồm 129 bệnh viện, 22 trung tâm y tế, 310 trạm y tế, 7101 phòng khám tư, 39 trạm cấp cứu. Trung bình mỗi ngày có hơn 90.000 quảng cáo mới thuộc lĩnh vực Y tế ra đời, nhu cầu trong hoạt động quảng cáo thuộc lĩnh vực này là rất lớn… Tuy nhiên, quảng cáo trong lĩnh vực Y tế là một trong những quy định quảng cáo có điều kiện buộc phải có giấy xác nhận quảng cáo từ Sở Y tế hoặc Bộ Y tế mới được phép quảng cáo, nhưng với số lượng nêu trên việc phát hiện vi phạm quảng cáo sai lệch, không chính xác, lừa đảo hoặc quảng cáo trái phép đang là một trong những thách thức đối với cơ quan quản lý nhà nước”, BS CK2 Bùi Nguyễn Thành Long chia sẻ.

81223ht.jpg

BS CK2 Bùi Nguyễn Thành Long - Phó Trưởng phòng Nghiệp vụ Y, Sở Y tế TP.HCM trình bày bài toán “đặt hàng”

Chia sẻ thêm về thực trạng hoạt động quảng cáo trong lĩnh vực Y tế hiện nay, BS CK2 Bùi Nguyễn Thành Long nhận định, các phương thức thực hiện quảng cáo rất phong phú gồm: quảng cáo ngoài trời, quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng, công nghệ thông tin và trên môi trường mạng Internet. Tuy nhiên, những thông tin quảng cáo trên các trang mạng xã hội như Facebook, Tiktok… đa phần giả mạo, quảng cáo trái phép.

“Việc phát hiện vi phạm quảng cáo trong Y tế vẫn đang được thực hiện theo cách truyền thống, tức là các cơ quan quản lý Y tế sẽ thực hiện kiểm tra và kiểm soát các quảng cáo được đăng tải trên các phương tiện truyền thông. Các vi phạm quảng cáo trong Y tế thường bao gồm những thông tin sai lệch, không chính xác, lừa đảo hoặc có tính chất quảng cáo trái phép. Điều đáng lo ngại là những thông tin này có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe và tính mạng của người bệnh”, BS CK2 Bùi Nguyễn Thành Long nói.

Từ thực trạng trên, Sở Y tế TP.HCM rất mong muốn tìm được giải pháp để “chuyển đổi số nhằm phát hiện vi phạm quảng cáo trong Y tế” với các vấn đề và nội dung kết quả dự kiến đạt được như sau:

1. Cơ sở dữ liệu về nội dung giấy phép quảng cáo của tất cả các cơ sở đã được cấp có thẩm quyền cấp phép.

2. Kết nối cơ sở dữ liệu quảng cáo của các đơn vị trên phương tiện truyền thông mạng.

3. Tự động phát hiện sớm các cơ sở quảng cáo các dịch vụ liên quan lĩnh vực Y tế nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền xác nhận nội dung trong giấy phép quảng cáo.

4. Chia sẻ thông tin quảng cáo sai sự thật, không chính xác để người dân được biết.

Được biết, sự kiện kết nối sáng tạo tháng 12 với chủ đề “Nghiên cứu, phân tích xây dựng phát triển ứng dụng phần mềm trí tuệ nhân tạo phát hiện vi phạm quảng cáo trong lĩnh vực Y tế” là một sự kiện thuộc chuỗi các sự kiện kết nối hợp tác giữa khu vực nghiên cứu với khu vực công (Inno-Coffee) nhằm kết nối chia sẻ khó khăn trong khu vực công và tạo điều kiện các doanh nghiệp, Startup đưa ra những sáng kiến giải quyết vấn đề đóng góp cho sự phát triển của Thành phố, do Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM phối hợp cùng với Sở Y tế TP.HCM chủ trì tổ chức.

Nhật Linh (CESTI)

Đây là buổi làm việc nhằm thu thập dữ liệu, khảo sát và đánh giá thực trạng hệ thống thống kê văn hóa, mức độ triển khai các mục tiêu phát triển bền vững trong lĩnh vực văn hóa, sự phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa trên địa bàn TP.HCM và các nội dung khác liên quan đến Đề án Xây dựng Bộ chỉ số văn hóa quốc gia vì sự phát triển bền vững theo Quyết định số 2974/QĐ-BVHTTDL và Đề án Xây dựng chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo Quyết định số 3120/QĐ-BVHTTDL… mà hiện nay, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam đang được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao thực hiện.

Chiều ngày 29/11/2023, tại trụ sở của Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM, ông Lê Thanh Minh - Phó Giám đốc Sở đã có buổi tiếp và làm việc với đoàn công tác của Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch do bà Nguyễn Thị Thu Phương - Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam dẫn đầu, cùng tham gia đoàn còn có bà Nguyễn Thị Thanh Hoa - Phó Trưởng ban Nghiên cứu Văn hoá; bà Nguyễn Thị Thu Hà - Giám đốc Trung tâm phát triển công nghiệp văn hóa và Nghệ thuật đương đại; bà Nguyễn Thị Thu Trang - Trung tâm phát triển công nghiệp văn hóa và Nghệ thuật đương đại; ông Nguyễn Tuấn Anh - Trung tâm phát triển công nghiệp văn hóa và Nghệ thuật đương đại; bà Phạm Thị Nhung - Phòng Khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế. Cùng tham gia với lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM còn có bà Nguyễn Thị Thu Sương - Quyền Trưởng phòng Phòng Quản lý Khoa học; ông Phan Quốc Tuấn - Phó Trưởng phòng Phòng Quản lý Công nghệ và Thị trường Công nghệ; bà Đặng Thị Luận - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ cùng các chuyên viên thuộc Sở.

301123HT1.jpg

Buổi làm việc giữa Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM với đoàn công tác của Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam

Theo bà Nguyễn Thị Thu Phương - Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam chia sẻ, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam là một đơn vị tư vấn chính sách cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong các lĩnh vực liên quan đến văn hóa, gia đình, thể thao, du lịch… Hiện nay, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam đang được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao thực hiện một số đề án như Đề án Xây dựng chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 hay Đề án Xây dựng Bộ chỉ số văn hóa quốc gia vì sự phát triển bền vững.

“Với 2 đề án và nhiệm vụ được giao, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam hiện đang thực hiện một đợt khảo sát ở TP.HCM nhằm gặp gỡ các cơ quan như Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch, các viện nghiên cứu, các trường, các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, các cá nhân và doanh nghiệp… làm cơ sở thực tiễn cho Viện để xây dựng nội dung của các chiến lược và đề án này. Hôm nay rất cảm ơn Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM đã sắp xếp thời gian để tiếp đoàn, chúng tôi rất hy vọng những trao đổi trong buổi hôm nay thật là cởi mở và thu thập được nhiều thông tin nhất có thể, bà Nguyễn Thị Thu Phương kỳ vọng.

301123HT2.jpg

Đoàn công tác của Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam đến thăm và làm việc tại Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM

Chia sẻ tại buổi làm việc, ông Lê Thanh Minh - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM đã giới thiệu các thông tin mới về chủ trương, định hướng xây dựng và phát triển TP.HCM trở thành trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia. Cũng như, giới thiệu tổng quan về hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và các chỉ số đánh giá của thế giới đối với hệ sinh thái này mà TP.HCM hiện đang đạt được. Bên cạnh đó, phía Sở Khoa học và Công nghệ cũng giới thiệu những tiềm năng, thế mạnh, những định hướng mới trong công tác xây dựng và phát triển lĩnh vực khoa học và công nghệ, đặc biệt là hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của Thành phố ở giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai. Đồng thời, cũng giới thiệu về chương trình nghiên cứu quản lý đô thị mà trong đó có các lĩnh vực ưu tiên về văn hóa đô thị, con người và gia đình đô thị cũng như chiến lược phát triển ngành văn hóa, công nghiệp văn hóa, du lịch và thể thao… Ngoài ra, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM còn đề xuất các nội dung trọng tâm sẽ đưa vào nghiên cứu nhằm thúc đẩy hợp tác trong thời gian tới với Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam.

"Về vai trò của Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM trong chiến lược phát triển văn hóa cũng như đề án phát triển văn hóa của TP.HCM trong giai đoạn vừa qua thì Sở cũng tập trung tham mưu với Ủy ban nhân dân Thành phố và các đơn vị liên quan để ban hành nhiều chương trình trọng tâm. Ngoài ra, Sở cũng là nơi mà các cơ quan, Sở ban ngành, đơn vị nghiên cứu, trường viện… có thể đặt hàng hoặc ngược lại nhận đặt hàng từ Sở nhằm nghiên cứu các vấn đề về văn hóa, về cơ sở lý luận văn hóa để làm cơ sở cho việc phát triển văn hóa của Thành phố. Trong thời gian vừa qua, thông qua công tác đặt hàng, đã có khoảng 25 đề tài được Sở tiếp nhận từ phía các đơn vị như Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa và Thể thao, Công viên Lịnh sử - Văn hóa Dân tộc… để đưa ra thông báo, lựa chọn đơn vị thực hiện nghiên cứu và nghiệm thu”, ông Lê Thanh Minh chia sẻ.

301123HT3.jpg

Đại diện lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM cùng đại diện Phòng Quản lý Khoa học, Phòng Quản lý Công nghệ và Thị trường Công nghệ, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ trong buổi làm việc

Cũng tại buổi làm việc các đại diện Phòng ban, Trung tâm trực thuộc Sở đã chia sẻ nhiều vấn đề liên quan đến sự phối hợp giữa Sở và các đơn vị trong tiến trình phát triển văn hóa tại địa phương, về hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của Thành phố, các chương trình ươm tạo, sự hỗ trợ của Sở và Thành phố đối với lĩnh vực nghiên cứu khoa học công nghệ và đặc biệt là văn hóa xã hội trên địa bàn Thành phố.

Cụ thể, trong 5 năm gần đây, TP.HCM liên tục tổ chức các cuộc thi về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và đã thu hút hơn 2.000 dự án tham gia. Bên cạnh đó, khoảng 250 dự án được lựa chọn vào các chương trình ươm tạo vườn ươm. Theo thống kê, có 61 dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được hỗ trợ kinh phí từ Chương trình SpeedUP dưới hình thức thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ thông qua các vườn ươm và trung tâm khởi nghiệp với kinh phí hỗ trợ mỗi dự án tối đa 2 tỷ đồng từ ngân sách, thời gian hỗ trợ tối đa 2 năm.

Năm 2023, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM cũng sẽ tiếp tục tham mưu xây dựng cho Thành phố các chính sách thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong khu vực công. Đối với những vấn đề đã có sản phẩm, giải pháp công nghệ thì Thành phố sẽ mời gọi các startup triển khai. Với những vấn đề Thành phố đang đặt hàng nhưng chưa có sản phẩm, dịch vụ phù hợp thì sẽ đặt hàng và lựa chọn đơn vị thực hiện.

Để thu hút các dự án đầu tư cho đổi mới sáng tạo khu vực công, Sở Khoa học và Công nghệ cũng đã tham mưu cho Thành phố thực hiện cơ chế ưu đãi về thuế, miễn thuế, giảm thuế thu nhập cá nhân cho các thành phần chủ chốt trong hệ sinh thái mà cụ thể ở Nghị quyết 98 vừa được Quốc hội thông qua.

Trước đó, năm 2022, TP.HCM cũng đã chính thức triển khai chương trình đổi mới sáng tạo trong khu vực công, kêu gọi các giải pháp, ý tưởng cải thiện hoạt động quản trị nhà nước trong lĩnh vực công và đã có 3 đơn vị là Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh triển khai tìm kiếm giải pháp từ cộng đồng khởi nghiệp vào công tác quản lý, quản trị điều hành. Thành phố đã đặt hàng triển khai 134 nhiệm vụ khoa học công nghệ. Trên 60% là các nhiệm vụ ứng dụng trực tiếp tại các Sở, ngành, quận, huyện, chủ yếu là chương trình nghiên cứu phục vụ quản lý và phát triển đô thị.

Đối với hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, TP.HCM cũng có các nhóm chính sách tập trung vào hoạt động tập huấn, huấn luyện nhằm thay đổi tư duy, nhận thức của cộng đồng về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; ươm tạo cho các dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thông qua hỗ trợ các cuộc thi, chương trình tuyển chọn từ các vườn ươm; chương trình SpeedUp. Thành phố ưu tiên cho các chương trình chuyển đổi số, AI, y tế và giáo dục và các nhiệm vụ triển khai dưới 12 tháng.

Đồng thời, Thành phố cũng có nhóm chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao năng suất chất lượng, đổi mới sáng tạo và phát triển thị trường khoa học công nghệ kể cả trong lĩnh vực văn hóa. Sở Khoa học và Công nghệ cũng đang quản lý 4 nền tảng trực tuyến nhằm đào tạo, huấn luyện nâng cao năng suất chất lượng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; một sàn giao dịch khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo tập trung những công nghệ, thiết bị muốn chuyển giao của các đơn vị trong và ngoài nước và nền tảng triển lãm trực tuyến giới thiệu sản phẩm của các startup. Đó là trang phổ biến kiến thức trực tuyến https://phobienkienthuc.doimoisangtao.vn/; hệ thống liên kết nguồn lực thông tin khoa học và công nghệ Stinet https://stinet.gov.vn/; cổng thông tin đổi mới sáng tạo và chuyển giao công nghệ Thành phố Techport http://techport.vn/.

Ngoài ra, các nhiệm vụ chuyển đổi số phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo của Thành phố, Sở cũng đang triển khai vận hành, thử nghiệm “Hệ thống quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ” và “Nền tảng trực tuyến hỗ trợ hoạt động đổi mới sáng tạo tại TP.HCM (HCMC Open Innovation Platform - H.OIP)” và đang hoàn thiện nội dung đặt hàng “Phát triển nền tảng trực tuyến sáng kiến cộng đồng” và “Xây dựng công cụ cập nhật, số hóa cơ sở dữ liệu về nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ và các hoạt động liên quan hoạt động an ninh nguồn phóng xạ, ứng phó sự cố bức xa”.

301123HT4.jpg

Đoàn công tác của Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam cùng chụp ảnh lưu niệm với Đại diện Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM cùng các phòng ban chuyên môn thuộc Sở

Nhật Linh (CESTI)

Năm nay, các tổ chức, cá nhân tham gia dự thi đã mang đến nhiều giải pháp chuyển đổi số trong các lĩnh vực giáo dục, dịch vụ, quản lý nhà nước, y tế, nông nghiệp, phù hợp với xu thế phát triển và nhu cầu của xã hội.

Ngày 24/11/2023, Sở Khoa học và Công nghệ (cơ quan thường trực Giải thưởng) phối hợp cùng các Sở , ban ngành là Thành viên Ban Tổ chức Giải thưởng tổ chức Lễ Tổng kết và trao giải Giải thưởng Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh năm 2023 (I-Star 2023). Sự kiện diễn ra trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia và Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh năm 2023 (TECHFEST-WHISE 2023).

IStar202323IMG8259.jpg

I-Star là giải thưởng thường niên do UBND Thành phố Hồ Chí Minh chủ trì, Sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan thường trực của Giải thưởng. Năm 2023 là năm thứ sáu Giải thưởng I-Star được tổ chức với sự phối hợp của các Sở, ngành nhằm thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trong cộng đồng, góp phần tích cực làm nên một hệ sinh thái khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo bền vững, mang lại hiệu quả thiết thực, xây dựng và lan tỏa tinh thần đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Ban Tổ chức Giải thưởng I-Star 2023 đã nhận được 225 hồ sơ và đăng tải 212 hồ sơ đăng ký dự thi của các cá nhân, tổ chức. Toàn bộ thông tin hồ sơ tham gia được đăng tải trên website http://istar.doimoisangtao.vn.

Tại Lễ Tổng kết và trao giải Giải thưởng I-Star 2023, Ban tổ chức đã chọn 9 hồ sơ xuất sắc nhất từ các nhóm Đối tượng tham dự để tôn vinh và trao giải.

+ Mã số N1012: Giải pháp số hóa, quản lý và truy xuất nguồn gốc sản phẩm

+ Mã số N1028: Bao bì nhựa sinh học tan trong nước AquaFlex

+ Mã số N2018: Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý an toàn thực phẩm và nguồn gốc hàng hóa nhập vào tại Chợ Bình Thới

+ Mã số N3020: Người trẻ miệt mài chế vải từ sợi tre, xơ chuối, bảo tồn gene quý

+ Mã số N3001: Chuỗi tác phẩm Tọa đàm: Thành phố Hồ Chí Minh từng bước kiến tạo đô thị thông minh

+ Mã số N3019: Giải pháp mang tính thực tiễn cao trong giảng dạy và học môn Hóa học

+ Mã số N4005: Trường Đại học Quốc tế ĐHQG-HCM - Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo và nghiên cứu khoa học, phục vụ cộng đồng phát triển bền vững

+ Mã số N4001: ZONE STARTUPS VIỆT NAM - Kết nối nguồn lực đẩy mạnh sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam

+ Mã số N4009: Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Công nghệ - Trường Đại học Bách Khoa - Nơi Khơi nguồn sáng tạo và hỗ trợ khởi nghiệp công nghệ

IStar202323IMG8216.jpg

IStar202323IMG8188.jpg

IStar202323IMG8161.jpg

IStar202323IMG8119.jpg

Giải thưởng I-Star 2023 là cơ hội để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân bày tỏ khát vọng được sử dụng tri thức, kinh nghiệm để phụng sự xã hội, phục vụ người dân thông qua các hoạt động đổi mới, sáng tạo và sản xuất kinh doanh. Giải thưởng đã góp phần tuyên truyền, nêu bật tính chủ động đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong việc ứng dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật, chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo vào thực tế giải quyết các nhu cầu cấp thiết của đời sống, cũng như đẩy mạnh sản xuất trên nền tảng khai thác tối đa sức mạnh khoa học công nghệ trong từng lĩnh vực liên quan. Bên cạnh đó, các tác phẩm truyền thông về hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp ngày càng được các cơ quan báo chí chú trọng tổ chức với nhiều chuyên trang, chuyên mục đặc sắc, mang đến cho công chúng hàng loạt bài viết mang tính phát hiện và tính lan tỏa cao, trực tiếp cổ vũ mạnh mẽ cho hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trên địa bàn Thành phố.

Giải thưởng I-Star 2023 cũng chính là cam kết của chính quyền Thành phố về một đô thị hiện đại - năng động, luôn sẵn sàng tạo ra và hỗ trợ tối đa các hoạt động đổi mới, sáng tạo hướng đến người dân, doanh nghiệp. Bước ra từ Giải thưởng I-STAR, nhiều doanh nghiệp khoa học công nghệ và dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã tiếp cận được nguồn vốn đầu tư trong lẫn ngoài nước, trở thành hình mẫu thành công cho cộng đồng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung.

IStar202323IMG8076.jpg

Giải thưởng I-Star 2023 tiếp tục nhận được sự đồng hành của Công ty Cổ phần Tập đoàn Green+, hứa hẹn sẽ thu hút và chứng kiến sự bùng nổ của nhiều dự án độc đáo, có tiềm năng phát triển và hữu ích cho cộng đồng.

Hoàng Kim (CESTI)

TECHFEST - WHISE 2023, chuỗi sự kiện lớn nhất về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp tại TP.HCM được khai mạc sáng nay 24/11 tại Trung tâm Hội nghị 272 (số 272 Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM).

TECHFEST - WHISE 2023 (Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia và Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp TP.HCM năm 2023) với chủ đề “Phát huy tài nguyên đất nước - Nâng tầm hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam hội nhập quốc tế” nhằm mang đến cơ hội kết nối nguồn lực tài chính, đối tác, phát triển thị trường trong nước và quốc tế, chia sẻ kiến thức cho các sáng lập viên giúp cho các doanh nghiệp phát huy hiệu quả nguồn lực và thúc đẩy kinh tế. Đây được xem là cơ hội đặc biệt để cộng đồng khởi nghiệp cùng tổng kết hoạt động đổi mới sáng tạo (ĐMST) và khởi nghiệp ĐMST trên địa bàn TP.HCM; kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST của Thành phố với các tỉnh lân cận nhằm góp phần xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST vùng và quốc gia; tập hợp và giới thiệu những mô hình khởi nghiệp thành công, đồng thời tôn vinh các tập thể, cá nhân có đóng góp tích cực vào hoạt động ĐMST và khởi nghiệp của TP.HCM và cả nước.

03HDKHLVkhaimacTechfestWhiseh1.jpg

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP.HCM Phan Văn Mãi phát biểu khai mạc TECHFEST - WHISE 2023  

Phát biểu tại lễ khai mạc, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết, TP.HCM là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học - công nghệ lớn nhất của cả nước, được đánh giá là đang sở hữu hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo số một tại Việt Nam và được xếp hạng 114/1.000 Thành phố có hệ sinh thái năng động toàn cầu, đứng thứ ba trong khu vực ASEAN về giá trị hệ sinh thái, với tác động kinh tế lên đến 5,22 tỷ USD.

Trong những năm qua, Thành phố đã luôn quan tâm, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, startup phát triển: hỗ trợ tiếp cận với nguồn vốn, thị trường, công nghệ và nhân lực chất lượng cao; tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch, cạnh tranh lành mạnh; nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Gần đây, với Nghị quyết số 98/2023/QH15 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM, Thành phố có điều kiện triển khai các chính sách ưu đãi phát triển khoa học - công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp như miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân; các chính sách hỗ trợ hệ sinh thái và hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Với các chính sách vượt trội này, cùng với các nền tảng sẵn có và đang hoàn thiện, TP.HCM đang hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo năng động bậc nhất ở Đông Nam Á và khu vực.

Thành phố mong muốn các doanh nghiệp, các startup, các bạn trẻ yêu khởi nghiệp mạnh dạn chọn TP.HCM để khởi nghiệp, làm giàu cùng Thành phố; tiên phong ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển các dự án khởi nghiệp gắn với nhu cầu thị trường và giải quyết các vấn đề đang đặt ra nhằm thúc đẩy phát triển đô thị thông mình, phát triển kinh tế- xã hội bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân; đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của Thành phố. "Thành phố cam kết đầu tư phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và luôn đồng hành với cộng đồng khởi nghiệp, hướng tới sự thành công và phát triển bền vững", Chủ tịch Phan Văn Mãi khẳng định.

03HDKHLVkhaimacTechfestWhiseh2.jpg

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi và các đại biểu tham quan gian hàng triển lãm sản phẩm khởi nghiệp ĐMST TECHFEST - WHISE 2023

TECHFEST - WHISE 2023 do Bộ Khoa học và Công nghệ và UBND TP.HCM chủ trì. Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM, Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp khoa học và công nghệ (NATEC), Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo Quốc gia (NSSC), Quỹ Khởi nghiệp Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam (SVF) và Văn phòng Đề án 844 phối hợp tổ chức thực hiện.

Chuỗi sự kiện diễn ra từ ngày 20 - 25/11/2023. Trong đó, các sự kiện hưởng ứng diễn ra từ ngày 20 - 22/11 và các sự kiện chính diễn ra từ ngày 23 - 25/11/2023 tại Trung tâm Hội nghị 272 (số 272 Võ Thị Sáu, Quận 3) và Hội trường Thành ủy (số 111 Bà Huyện Thanh Quan, Quận 3). Đặc biệt, xuyên suốt hai ngày 24 & 25/11 sẽ diễn ra triển lãm sản phẩm, dịch vụ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TECHFEST - WHISE 2023 với sự tham gia của gần 200 dự án/doanh nghiệp ĐMST giới thiệu, trưng bày các sản phẩm, dịch vụ khởi nghiệp ĐMST tiêu biểu.

03HDKHLVkhaimacTechfestWhiseh7.jpg

Nhóm thực hiện giới thiệu về nền tảng nền tảng trực tuyến thúc đẩy hoạt động ĐMST TP.HCM (H.OIP) tại lễ khai mạc TECHFEST - WHISE 2023

Tại lễ khai mạc TECHFEST - WHISE 2023, nền tảng H.OIP (Ho Chi Minh City Open Innovation Platform - nền tảng trực tuyến thúc đẩy hoạt động ĐMST TP.HCM) cũng được ra mắt. Nền tảng H.OIP do Sở KH&CN TP.HCM phối hợp cùng Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới sáng tạo Victory (VIC) thực hiện nhằm tạo ra một nền tảng trực tuyến hỗ trợ về khởi nghiệp và ĐMST tại TP.HCM, giúp kết nối đa phương các thành phần trong hệ sinh thái, hỗ trợ toàn diện nâng cao chất lượng cho các startups; thúc đẩy các hoạt động xúc tiến, kết nối thương mại, thu hút vốn đầu tư cho các startups tại TP.HCM. Ngay sau phiên khai mạc, Lễ tổng kết và trao giải thưởng Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp TP.HCM (I-Star 2023) cũng diễn ra trang trọng với nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Bên cạnh đó, tại TECHFEST – WHISE 2023 còn có nhiều hoạt động hấp dẫn khác như: Chung kết Cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp ĐMST quốc gia và gọi vốn đầu tư; Vietnam Innovation Summit 2023 (VIS 2023); Cuộc thi STEM Robot Challenge Kidkul; Cuộc thi AI Hackathon 2023 KDI & SHTP-IC; Cuộc thi Thiết kế vi mạch cho đô thị thông minh năm 2023; Chung kết Cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp - CiC 2023; Diễn đàn chính sách quốc gia phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo 2021 – 2025 và các hoạt động đối thoại giữa lãnh đạo bộ, tỉnh/thành phố với các nhà đầu tư; Kết nối hệ sinh thái ĐMST và khởi nghiệp của TP.HCM với các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo và SMEs thuộc các tỉnh vùng Tây Nguyên; Chương trình Dấu ấn TECHFEST - WHISE 2023,…

Một số hình ảnh tại khu vực triển lãm sản phẩm, dịch vụ khởi nghiệp ĐMST Techfest - Whise 2023:

03HDKHLVkhaimacTechfestWhiseh5.jpg

03HDKHLVkhaimacTechfestWhiseh4.jpg

03HDKHLVkhaimacTechfestWhiseh3.jpg

Lam Vân (CESTI)

Ngày 23/11/2023, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM cùng Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội trao đổi kinh nghiệm xây dựng một số cơ chế, chính sách đặc thù về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Hai bên đã trao đổi, chia sẻ một số kinh nghiệm nghiên cứu chính sách sandbox để hỗ trợ cho việc thử nghiệm sản phẩm đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp khoa học công nghệ và doanh nghiệp khởi nghiệp. Đây là vấn đề khá phức tạp vì là mô hình mới, chưa có nhiều thông tin tham khảo. Nhiều chuyên gia trong và ngoài nước cũng không thể tham vấn cụ thể. Về chính sách, việc triển khai sandbox cho một số sản phẩm nhỏ lẻ rất phức tạp, cần xin ý kiến của các Bộ, ngành.

tphcmhn.jpg

Hai bên cũng trao đổi về hướng ứng dụng trong thực tiễn của kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ. Theo đó, để đánh giá được tính ứng dụng thực tế kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ thì cần dựa vào thị trường, cụ thể là phải xem có doanh nghiệp nào đồng ý bỏ vốn đối ứng cùng tham gia sản xuất thử nghiệm, thương mại hóa sản phẩm hay không. Tuy không thực sự chính xác 100% nhưng sự “cân đo đong đếm” của thị trường là thước đo hiệu quả nhất.

Ngoài ra, hai bên còn chia sẻ kinh nghiệm về vấn đề thương mại hóa kết quả nghiên cứu trong trường Đại học. Hai bên xác định rõ trường – Viện là nơi cung cấp kết quả nghiên cứu và nguồn nhân lực, còn việc hoàn thiện sản phẩm và kinh doanh thì cần phải kết nối với doanh nghiệp.

Hoàng Kim (CESTI)

Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia và Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh năm 2023 (TECHFEST-WHISE 2023) là sự kiện lớn nhất trong năm về lĩnh vực đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ và khởi nghiệp của Thành phố, bao gồm chuỗi +40 sự kiện xuyên suốt trong tháng 10 và 11.2023. Trong đó, “Triển lãm Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp” với Chủ đề “Phát huy tài nguyên đất nước – Nâng tầm Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam hội nhập quốc tế” diễn ra ngày 23 - 25.11.2023 là điểm nhấn khi đồng thời bùng nổ hàng loạt sự kiện nổi bật của hệ sinh thái khởi nghiệp TP. HCM.

Hoạt động nổi bật "Triển lãm Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp"

3.png

Hội thảo/Toạ đàm về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”

1.png

Triển lãm Đổi mới sáng tạo & Chuyển đổi số

2.png

Tổng kết, vinh danh các cá nhân/ tổ chức/hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp xuất sắc trong năm 2023

 

Một số cơ hội hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng khoa học tính toán, hỗ trợ phát triển khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, giảm phát thải và trung hòa cacbon,… được thảo luận tại buổi làm việc giữa Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM với các nhóm nghiên cứu, chuyên gia đến từ Đức và Hàn Quốc.

Sáng 21/11, ông Nguyễn Việt Dũng (Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM) đã tiếp và làm việc với Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) về dự án Xây dựng trung tâm phát triển thành phố thông minh hướng đến phát thải ròng bằng 0 tại Thành phố Hồ Chí Minh (dự án Meta Labs); tiếp và làm việc với GS. Dieter Kranzlmueller (Giám đốc Trung tâm Siêu máy tính Leibniz - Đức) về lĩnh vực tính toán hiệu năng cao.

Tại buổi làm việc với đoàn Hàn Quốc, hai bên đã thảo luận về các tiềm năng trong việc tích hợp các dự án đang được triển khai tại TP.HCM vào dự án Meta Labs, đồng thời đề xuất một số cơ hội hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học công nghệ, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Đoàn nghiên cứu Meta Labs gồm các nhà nghiên cứu và chuyên gia đến từ KOICA, Công ty Gyeonggi Housing & Urban Development (Hàn Quốc) và Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH) đã trao đổi và tìm hiểu một số thông tin liên quan đến tiến độ của đề án thành phố thông minh tại TP.HCM; tình hình triển khai và thông tin về việc giám sát phát thải cacbon, về dữ liệu chất lượng không khí cấp Thành phố; tình hình triển khai và cung cấp các thông tin giao thông công cộng, thông tin liên quan đến thảm họa, thiên tai; các nhu cầu quan trọng để thích ứng với biến đổi khí hậu hoặc trung hòa cacbon tại TP.HCM; kế hoạch, giải pháp khoa học và chính sách của Thành phố để thực hiện phát thải ròng bằng 0; khả năng mở rộng các dịch vụ, phát triển các đề tài nghiên cứu, chương trình đào tạo, mô hình phòng thí nghiệm sống... được thực hiện thông qua dự án Meta Labs.

Trao đổi với đoàn Meta Labs, ông Nguyễn Việt Dũng cho biết, về mặt chủ trương, Việt Nam rất quan tâm khuyến khích các dự án liên quan đến giảm phát thải khí nhà kính, trung hòa cacbon,… Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã cam kết lộ trình trung hòa cacbon (net zero) vào năm 2050. Là địa phương đi đầu trong xu hướng này, TP.HCM quan tâm, khuyến khích, kêu gọi đầu tư, hỗ trợ các chương trình, dự án nghiên cứu ứng dụng công nghệ, giải pháp giúp cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, giảm ô nhiễm môi trường, thúc đẩy chuyển đổi sản xuất xanh, tiêu dùng xanh, phát triển năng lượng sạch… Sở KH&CN luôn ủng hộ các dự án nghiên cứu phù hợp với định hướng của TP.HCM, khuyến khích hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu KH&CN, đổi mới sáng tạo, các mô hình, giải pháp xanh hướng đến giảm phát thải và trung hòa cacbon. Sở đã và đang triển khai nhiều hoạt động, chương trình kết nối, hỗ trợ các dự án nghiên cứu, khởi nghiệp sáng tạo xanh, từ đó lan tỏa, hình thành và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo xanh của Thành phố. Một trong những hoạt động hỗ trợ cụ thể đó là chương trình tài trợ kinh phí (30% kinh phí không hoàn lại) cho các nhiệm vụ nghiên cứu phát triển KH&CN, dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên dịa bàn TP.HCM. Mức tài trợ có thể lên đến 15.000 USD/dự án nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển các sản phẩm, mô hình, giải pháp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực môi trường, giảm phát thải, trung hòa cacbon,…

01HDKHLVtiepdoanKOICAHanQuoch6.jpg

Buổi làm việc với đoàn dự án Meta Labs (Hàn Quốc) tại Sở KH&CN TP.HCM 

Trên tinh thần ủng hộ dự án Meta Labs và thống nhất với các thông tin chia sẻ từ phía Hàn Quốc, Sở KH&CN TP.HCM cũng đề xuất một số nội dung hợp tác với Hàn Quốc trong quá trình triển khai nhiệm vụ như hiện đại hóa hệ thống dữ liệu mạng lưới cấp và thoát nước của Thành phố thông qua công cụ GIS; các chương trình ươm tạo, tăng tốc, hỗ trợ, tập huấn, thử nghiệm sản phẩm cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo xanh; hợp tác chia sẻ dữ liệu công nghệ, kết nối cung cầu công nghệ, dữ liệu chuyên gia công nghệ, hoạt động xúc tiến chuyển giao công nghệ và thương mại hoá kết quả nghiên cứu của Viện Thông tin Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc (KISTI), Trung tâm Chuyển giao công nghệ Hàn Quốc (KTTC). Bên cạnh đó, đề xuất hợp tác chuyển giao công nghệ từ Hàn Quốc về Việt Nam, các công nghệ như xử lý bùn thải Mishimax vào xử lý bùn siphon, ao nuôi tôm; công nghệ in mô hình tim 3D; công nghệ nuôi vi khuẩn quang hợp Purple Non Sulphur Bacteria trong nuôi tôm; lò đốt bằng dầu nhớt thải; công nghệ trí tuệ nhân tạo hiện đại cùng giải thuật xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP);…

01HDKHLVtiepdoanKOICAHanQuoch7.jpg

Nhóm nghiên cứu Meta Labs (Hàn Quốc) trao đổi với Sở KH&CN TP.HCM tại buổi làm việc

Được biết, dự án Meta Labs nhằm thúc đẩy và thực hiện việc chuyển đổi xanh, phát triển bền vững tại TP.HCM, đóng góp vào mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 đến năm 2050 của Việt Nam. Trong dự án này, UEH cùng các đơn vị đối tác do phía Hàn Quốc chỉ định sẽ phát triển một trung tâm nghiên cứu và học thuật trong khuôn viên của UEH với tên gọi là Meta Labs. KOICA sẽ hỗ trợ thực hiện dự án thông qua việc cung cấp một khoản viện trợ không hoàn lại. Tại đây, một mô hình đo lường việc phát thải của Thành phố trên cơ sở dữ liệu thời gian thực sẽ được nghiên cứu và xây dựng nhằm giúp đánh giá và dự đoán việc phát thải tại khu vực TP.HCM, đánh giá về hiệu quả trong việc quy hoạch Thành phố hướng đến mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Dự án cũng tập trung phát triển các chương trình đào tạo sau đại học về thiết kế, quy hoạch tích hợp ứng dụng công nghệ trong việc kiểm soát phát thải và bảo vệ môi trường nhằm thúc đẩy và nâng cao năng lực của các cá nhân, tổ chức. Các chương trình giáo dục này sẽ đóng góp vào mục tiêu bổ sung nguồn lực chất lượng cao cho đất nước, đồng thời giải quyết các vấn đề liên quan đến quản lý năng lượng, xả thải, môi trường, giúp đưa ra các đề xuất và giải pháp hiệu quả cho việc quy hoạch tương lai của Thành phố.

01HDKHLVtiepdoanKOICAHanQuoch5.jpg

Hình ảnh tại buổi làm việc với GS. Dieter Kranzlmueller (Đức)

Tại buổi làm việc với GS. Dieter Kranzlmueller, hai bên đã thảo luận về các cơ hội hợp tác, đồng hành trong lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng khoa học tính toán để giải quyết các vấn đề của TP.HCM như bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu, giao thông, ngập lụt, ô nhiễm không khí, an toàn thông tin,… Thời gian qua, phía chuyên gia Đức đã có mối quan hệ hợp tác và hỗ trợ Đại học Bách Khoa TP.HCM trong đào tạo nguồn nhân lực ngành khoa học tính toán. Hai bên cũng đang đặt vấn đề hợp tác triển khai một số chương trình nghiên cứu trong lĩnh vực tính toán hiệu năng cao để phát triển các mô hình ứng dụng tính toán trong tương lai.

"Sở KH&CN sẵn sàng đồng hành, thúc đẩy, khuyến khích các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, xây dựng các chương trình nghiên cứu lâu dài trong mảng khoa học tính toán, qua đó hỗ trợ giải quyết các vấn đề trong tương lai cũng như giải quyết các bài toán ứng dụng cụ thể của TP.HCM", ông Nguyễn Việt Dũng chia sẻ.

Lam Vân (CESTI)


Bản quyền © 2018 Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
Thiết kế và phát triển bởi HCMGIS
Tổng số truy cập: 11537353