SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Techmart Công nghệ sau thu hoạch 2021 sắp diễn ra bằng hình thức trực tuyến. Việc tổ chức triển lãm trực tuyến trở thành một xu hướng tất yếu nhằm thích ứng với giai đoạn giãn cách xã hội do tác động của dịch bệnh Covid-19.

Techmart Công nghệ sau thu hoạch trực tuyến năm 2021 gồm 3 hoạt động chính: trưng bày, giới thiệu công nghệ và thiết bị (CN&TB); hội thảo trình diễn công nghệ và tư vấn chuyên gia về công nghệ. Dự kiến Techmart sẽ được tổ chức trong tháng 10/2021. Sự kiện thu hút sự tham gia của 50 đơn vị đến từ các viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp công nghệ và các nhóm khởi nghiệp tại TP.HCM trưng bày, giới thiệu hơn 150 CN&TB trong và ngoài nước sẵn sàng cung cấp chuyển giao.

Đây là sự kiện thường niên do Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ (CESTI) tổ chức nhằm hỗ trợ đưa sản phẩm từ các viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp công nghệ ra thị trường phục nhu cầu ứng dụng công nghệ trong hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Techmart còn là cơ hội để các doanh nghiệp khởi nghiệp tìm kiếm đối tác đầu tư, hợp tác để phát triển sản phẩm, ý tưởng sáng tạo và phát triển kinh doanh. Bên cạnh đó, Techmart có vai trò thúc đẩy phát triển thị trường khoa học và công nghệ TP.HCM, hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ KH&CN, đổi mới sáng tạo và nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm.

Năm 2020, Techmart đã thu hút hơn 100 công nghệ của 50 đơn vị, doanh nghiệp; tiếp đón hơn 500 lượt khách đến tham quan sự kiện, trong đó có 109 lượt giao dịch trực tiếp tại gian hàng. Tại sự kiện, 8 chuyên gia tư vấn chuyên sâu về công nghệ sau thu hoạch đã tư vấn 48 lượt cho các tổ chức và cá nhân; 205 yêu cầu tư vấn công nghệ và thiết bị đã được kết nối trực tiếp.

tmsauthuhoach

Hình ảnh tại Techmart Công nghệ sau thu hoạch 2020.

Với hoạt động trưng bày, giới thiệu CN&TB trực tuyến, Techmart Công nghệ sau thu hoạch 2021 sẽ tập trung giới thiệu các công nghệ bảo quản và chế biến nông sản sau thu hoạch, tạo ra thực phẩm có chất lượng, giá trị dinh dưỡng cao, không tồn dư các hóa chất độc hại và an toàn cho người sử dụng. Một số công nghệ nổi bật có thể kể đến như: Giải pháp chuyển đổi số ứng dụng trong công nghệ sau thu hoạch (hệ thống giám sát nhiệt độ độ ẩm kho lạnh qua smartphone); Nền tảng IoT platform giám sát và đồng bộ dữ liệu hoạt động sản xuất nông nghiệp trên đám mây (Cloud); Giải pháp quản lý hệ thống sản xuất, phân phối và truy xuất nguồn gốc sản phẩm;…

Các CN&TB bảo quản nông sản, thực phẩm như: công nghệ bảo quản thực phẩm đông lạnh CAS (Cells Alive System); công nghệ bảo quản thực phẩm sử dụng nano bạc, bao bì đa lớp, màng sinh học; công nghệ sơ chế và ức chế quá trình chín nhanh bằng túi hút khí ethylene; giải pháp kiểm soát không khí và giám sát hành trình trong quá trình vận chuyển; các loại máy hút ẩm, thiết bị hấp thụ khí, thiết bị tiệt trùng,…

CN&TB chế biến nông sản, thực phẩm: công nghệ, thiết bị sản xuất collagen bằng phương pháp HPP (High Pressure Processing); công nghệ sản xuất các loại tinh dầu; công nghệ sản xuất thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chế biến; công nghệ và thiết bị phòng sạch nuối cấy đông trùng hạ thảo; máy tách tạp chất; hệ thống máy rửa, phân cỡ, cắt gọt rau củ quả; các loại máy sấy nhiệt, sấy lạnh, sấy thăng hoa, sấy năng lượng mặt trời; máy chiên chân không; máy định lượng, trộn, nghiền bột; máy chiết xuất và thu hồi cồn; máy tách hạt thanh long;…

CN&TB kiểm tra chất lượng nông sản, thực phẩm: hệ thống cân kiểm tra và loại bỏ sản phẩm không đáp ứng tiêu chuẩn; máy phân tích độc tố nấm, dư lượng thuốc trừ sâu, chất kháng sinh và chỉ số nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm; máy quang phổ cận hồng ngoại phân tích độ ẩm, chất đạm, chất béo; các thiết bị phân tích mẫu thực phẩm trong phòng thí nghiệm;…

Ngoài ra còn có các CN&TB đóng gói, các dịch vụ hỗ trợ (dịch vụ tư vấn đăng ký, bảo hộ sở hữu trí tuệ, tư vấn thành lập doanh nghiệp, dịch vụ kiểm nghiệm chất dinh dưỡng và độc tố trong thực phẩm,…).

Hoạt động hội thảo trình diễn công nghệ trực tuyến tại Techmart 2021 gồm 14 chuyên đề hội thảo. Cụ thể như: Ứng dung một số quy trình và công nghệ trong làm sạch, xử lý và bảo quản để đảm bảo chất lượng và kéo dài thời gian tiêu thụ cho các loại trái cây ở các tỉnh phía Nam; Giải pháp số hóa quy trình quản lý, truy xuất nguồn gốc nông sản – cơ hội đổi mới phương thức kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm; Ứng dụng công nghệ mã vạch RFID trong quản lý chuỗi cung ứng và truy xuất nguồn nông sản sau thu hoạch; Công nghệ chiết xuất màu tự nhiên từ hoa đậu biếc, củ dền, lá dứa, nghệ… ứng dụng làm màu tự nhiên trong chế biến thực phẩm; Giải pháp xử lý nông sản đạt tiêu chuẩn hữu cơ để sản xuất thực phẩm oranic phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; Công nghệ sấy phun tạo hạt vi nang chứa hoạt chất sinh học và lợi khuẩn ứng dụng trong sản xuất thực phẩm; Thiết bị sấy bằng năng lượng mặt trời và các ứng dụng trong chế biến nông sản sau thu hoạch;…

Hoạt động tư vấn chuyên gia về công nghệ trực tuyến của Techmart được tổ chức nhằm thúc đẩy quá trình kết nối, giao dịch giữa nhà cung cấp công nghệ và khách hàng. Đội ngũ 8 chuyên gia của Techmart bên cạnh khả năng tư vấn về công nghệ sẽ tư vấn miễn phí về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và giúp khách hàng giải đáp những vướng mắc trong quá trình tìm hiểu, mua bán, chuyển giao các công nghệ thuộc lĩnh vực bảo quản và chế biến nông sản sau thu hoạch. Đến nay có hàng chục đơn vị/cá nhân đã gửi yêu cầu tư vấn về cho Ban tổ chức và được xếp lịch tư vấn trực tiếp ngay tại sự kiện. Các đơn vị/cá nhân có nhu cầu tư vấn có thể tiếp tục đăng ký trực tiếp với Ban tổ chức tại triển lãm Techmart.

Thông tin chi tiết về Techmart Công nghệ sau thu hoạch vui lòng liên hệ tại:

Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN (CESTI)

Phòng Giao dịch công nghệ

Địa chỉ: 79 Trương Định, Phường Bến Thành, Quận 1, TP. HCM

Điện thoại: (028) 3521 0735 – 3822 1635

Fax: (028) 3829 1957.

Email: duykhanh@cesti.gov.vn

Mobile: 079 652 3381 (gặp anh Khanh).

Lam Vân (CESTI)

Các sản phẩm - dự án được lập trình thông qua ứng dụng Scratch, dựa trên ý tưởng sáng tạo của thí sinh, để tuyên truyền về chủ đề phòng chống Covid-19.
Ngày 19/9/2021, 20 thí sinh ở cấp Tiểu học và THCS đã tham dự vòng Chung kết cuộc thi lập trình sáng tạo “Việt Nam Quyết thắng Đại dịch Covid-19” theo hình thức trực tuyến. Các thí sinh đã thuyết trình về sản phẩm - dự án mà mình đã thực hiện và trả lời vấn đáp trực tiếp với Ban giám khảo.

210919hk2.jpg

Đại diện Ban tổ chức - ông Võ Hưng Sơn (Trưởng phòng Quản lý khoa học và công nghệ cơ sở - Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM) cho biết: "Ban tổ chức đánh giá rất cao mức độ hoàn thiện của các dự án lập trình ở cuộc thi năm nay. Sản phẩm của các em không chỉ hướng đến yếu tố thẩm mỹ và trải nghiệm của người sử dụng, chứng tỏ được năng lực sáng tạo qua quá trình học STEM, mà còn truyền đạt những thông điệp ý nghĩa về phòng chống dịch Covid-19”.

Kết quả chung cuộc, Ban tổ chức đã chấm giải ở 2 bảng thi như sau:

Bảng A:

210919hka1.jpg

Giải Nhất: Đặng Khang Minh (trường Tiểu học An Phong, Q.8)

210919hka2.jpg

Giải Nhì: Trần Vũ Quốc Huy (trường Tiểu học Nguyễn Thị Định, Q.12)

210919hka3.jpg

Giải Ba: Đoàn Minh Khôi (trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm, Q.4)

Bảng B:

210919hkb1.jpg

Giải Nhất: Nguyễn Ngọc Hà (trường THCS Hai Bà Trưng, Q.3)

210920hkb2.jpg

Giải Nhì: Nguyễn Lê Đăng Khoa - Trường THCS Nam Sài Gòn, Q.7

210919hkb31.jpg

210919hkb32.jpg

Đồng giải Ba: Vũ Đức Duy (trường THCS Nguyễn Văn Tố, Q.10) và Ngô Trần Nam Khánh (Trường PTLC Newton, Hà Nội)

“Việt Nam quyết thắng đại dịch Covid-19” là cuộc thi lập trình sáng tạo do Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM phối hợp cùng KDI Education phát động. Cuộc thi đã thu hút gần 400 thí sinh tham dự Bảng A (Tiểu học) và Bảng B (THCS). Đây là sân chơi đổi mới sáng tạo ý nghĩa dành cho học sinh, nâng cao tinh thần phòng chống dịch bệnh Covid-19, đồng thời rèn luyện các kiến thức và kỹ năng liên quan đến lập trình.

Cuộc thi khép lại với những ý tưởng sáng tạo độc đáo được tôn vinh và những tài năng lập trình “nhí” được phát hiện. Hy vọng với những suất học bổng sau cuộc thi, các em sẽ tiếp tục nuôi dưỡng đam mê và tiếp tục gặt hái nhiều thành tựu hơn trong tương lai.

Hoàng Kim (CESTI)

Giống dê lai Saanen - Bách Thảo với năng suất sữa cao, ổn định, cùng khả năng sinh trưởng phù hợp với điều kiện nuôi và khí hậu vùng ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh được kỳ vọng giúp nhiều hộ nông dân cũng như hợp tác xã nông nghiệp mở rộng sản xuất, góp phần phát triển kinh tế.

Thực tế cho thấy, so với các tỉnh và thành phố khác thì Thành phố Hồ Chí Minh hiện có nhu cầu tiêu thụ sữa dê làm thực phẩm hằng ngày rất lớn do sữa dê mang lại giá trị dinh dưỡng cao. Trong khi đó nguồn cung ứng luôn trong tình trạng khan hiếm vì Thành phố có số lượng đàn dê nuôi lấy sữa hiện ở mức rất ít.

Qua khảo sát, các nông hộ ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nuôi các giống dê lai cho sản lượng sữa rất thấp khoảng 1,4 kg/con/ngày, tương ứng tổng sản lượng sữa 287 kg/chu kỳ. Tuy nhiên, các hộ nuôi về cơ bản không rõ về nguồn gốc của dê là đã lai như thế nào? Có bao nhiêu máu từ giống dê sữa thuần, nên rất khó trong việc đánh giá tiềm năng về năng suất sữa. Trong khi đó, các huyện ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh như Hóc Môn, Cần Giờ, Củ Chi có nhiều nguồn phụ phẩm thải ra từ quá trình chế biến nông nghiệp như hèm bia, bã mì, bã dầu dừa, bã đậu nành,… và tất cả hoàn toàn đáp ứng tốt nhu cầu làm thức ăn cho dê, giúp giảm đáng kể chi phí sản xuất, và đồng thời góp phần bảo vệ môi trường.hực tế cho thấy, so với các tỉnh và thành phố khác thì Thành phố Hồ Chí Minh hiện có nhu cầu tiêu thụ sữa dê làm thực phẩm hằng ngày rất lớn do sữa dê mang lại giá trị dinh dưỡng cao. Trong khi đó nguồn cung ứng luôn trong tình trạng khan hiếm vì Thành phố có số lượng đàn dê nuôi lấy sữa hiện ở mức rất ít.

Từ đó đã thôi thúc TS. Lê Thụy Bình Phương cùng nhóm cộng sự tại Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Khoa học Công nghệ (Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh) tiến hành lai tạo đàn dê sữa lai F1 từ con đực Saanen và con cái Bách Thảo với sự hỗ trợ từ Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh.

Theo đó, ban đầu nhóm nghiên cứu tạo đàn từ 62 con (với 2 con đực giống thuần Saanen và 30 con cái thuần Saanen, 30 con cái Bách Thảo), kết quả đã thu 168 con các loại; và sau đó chuyển giao chuyển giao kỹ thuật nuôi và giống dê lai F1 lứa 1 cho 6 nông hộ nuôi thí điểm tại huyện Bình Chánh (4 hộ) và huyện Cần Giờ (2 hộ). Mỗi hộ nhận 1 con đực F1 và 10 con cái F1, và được Trung tâm trực tiếp hướng dẫn cách nuôi, tạo đàn bằng các phương thức kỹ thuật, khẩu phần ăn đã được hoàn thiện trước đó. Tính đến nay, tổng số đàn dê lai F1 Saanen - Bách Thảo đã đạt tổng cộng 250 con cả đực và cái.

delai

Dê lai F1 Saanen - Bách Thảo có chiếc tai cụp dài đặc trưng được di truyền từ dê mẹ Bách Thảo

Năng suất sữa vượt trội

Năng suất sữa ở nhóm dê lai F1 lứa 1 sinh trưởng trong mùa khô đã thể hiện mức cải tiến di truyền so với nhóm dê Bách Thảo thuần khi đạt trung bình sản lượng sữa ở mức 2 kg/con/ngày so với mức 1,2 kg/con/ngày của Bách Thảo thuần. Số ngày cho sữa cũng cao hơn, ở mức 189 ngày so với 149 ngày. Tổng sản lượng sữa ở nhóm dê lai F1 là 382 kg/chu kỳ, cao hơn nhóm dê Bách thảo thuần là 177kg/chu kỳ, nhưng thấp hơn nhóm dê Saanen thuần là 453 kg/chu kỳ.

Giống

Saanen (n=20)

Bách Thảo (n=20)

F1 (n=20)

Năng suất sữa, kg/con/ngày

Lứa 1

2,2 ± 0,09

1,19 ± 0,13

2,00 ± 0,05

Lứa 2

1,98 ± 0,09

1,21 ± 0,13

2,1 ± 0,11

Số ngày cho sữa, ngày

Lứa 1

209 ± 5,23

149 ± 5,78

189 ± 3,30

Lứa 2

191 ± 2.92

149 ± 5,75

209 ± 2.00

Tổng sản lượng sữa, kg

Lứa 1

453 ± 24,8

177 ± 20,7

382 ± 12,0

Lứa 2

378 ± 21,2

179 ± 19,5

430 ± 20,5

Năng suất sữa của dê lai F1 (Saanen - Bách Thảo) đạt mức cao và ổn định, được đánh giá là lựa chọn hợp lý cho phát triển sản xuất ở khu vực ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh.

Tỷ lệ nuôi sống dê lai F1 tại mô hình của nông hộ đạt 100% ở giai đoạn 3 đến 7,5 tháng tuổi. Dê lai F1 Saanen - Bách Thảo lứa 1 nuôi tại nông hộ cho năng suất sữa trung bình đạt 2,15 kg/con/ngày, số ngày cho sữa là 191 ngày, tổng sản lượng sữa đạt đến 396 kg/chu kỳ. Hai chỉ tiêu này tốt hơn kết quả ghi nhận được đối với cùng lứa nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Khoa học Công nghệ, Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh.

Quận/huyện

Bình Chánh (n=29)

Cần Giờ (n=16)

Trung bình chung

Năng suất sữa, kg/con/ngày

2,25 ± 0,31

2,05 ± 0.24

2,15 ± 0,26

Số ngày cho sữa, ngày

190 ± 8,67

191±10

191 ± 9,69

Sản lượng sữa/chu kỳ, kg

400 ± 61,9

391 ± 49

396 ± 53.8

Năng suất sữa gần như không khác biệt ở Bình Chánh và Cần Giờ

Trước đó, chu kỳ cho sữa ở lứa 2 trong mùa mưa nuôi tại Trung tâm, theo ghi nhận, giống Bách Thảo thuần chỉ giảm nhẹ về năng suất sữa so với mùa khô, thì giống dê lai F1 vẫn duy trì năng suất sữa tốt, đạt trung bình là 2,1 kg/con/ngày, số ngày cho sữa là 209 ngày. Trong lúc đó, giống Saanen thuần thì giảm, chỉ đạt trung bình là 1,98 kg/con/ngày và số ngày cho sữa là 191 ngày. Tổng sản lượng sữa ở nhóm dê lai F1 tăng lên 430 kg/chu kỳ, còn nhóm dê Saanen thuần lại giảm còn 378 kg/chu kỳ.

Ngoài ra, một số chỉ tiêu khác của dê nuôi lấy sữa giống lai F1 Saanen – Bách thảo cũng cho thấy ở mức cao, ổn định qua các giai đoạn nuôi và thu hoạch.

Chỉ tiêu đo lường

Tháng 1

Tháng 3

Tháng 7

Bình Chánh

Cần Giờ

Bình Chánh

Cần Giờ

Bình Chánh

Cần Giờ

Vật chất khô, %

14,8

14,2

11,3

11,5

15

14,8

Chất béo, g/kg

40

38,7

30

32

40

40

Protein, g/kg

38

39

30

32

38

39

Các chỉ tiêu về dinh dưỡng của sữa thu từ dê lai F1 Saanen - Bách Thảo

Mô hình cần nhân rộng cho Thành phố Hồ Chí Minh

Theo nhóm nghiên cứu, thời tiết ẩm ướt là không thích hợp và có ảnh hưởng ít nhiều đến năng suất cho sữa của dê. Cụ thể, nhóm dê Saanen thuần gặp vấn đề về sức khỏe như ho, sổ mũi, đau mắt… nhiều hơn so với Bách Thảo thuần và dê lai F1. Điều này cho thấy dê lai F1 có thể đã nhận được những ưu thế di truyền từ mẹ (Bách Thảo thuần) để thích nghi với những điều kiện thời tiết tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, nói chính xác là các huyện ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh.

delai1

Đại diện Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao Khoa học Công nghệ, ĐH Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh kiểm tra dê nuôi trong điều kiện chuồng mái lá tại huyện Cần Giờ

Đáng chú ý, dê lai F1 lấy sữa được nuôi tập trung theo phương thức bán thâm canh trong thời gian 10 ngày đầu, chăn thả từ 4 - 6 giờ/ngày. Sau khi thích nghi, dê sẽ được nuôi nhốt hoàn toàn. Và hơn thế, dê được cho ăn theo khẩu phần được phối trộn hoàn chỉnh cũng là một trong những kết quả của đề tài nghiên cứu khoa học được TS. Lê Thụy Bình Phương và các cộng sự hoàn thành hồi cuối tháng 8/2021 vừa qua.

Về khẩu phần ăn, hiện nay chăn nuôi dê tại nông hộ, người nông dân vẫn chưa biết tận dụng phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp để phối hợp vào khẩu phần, họ chủ yếu sử dụng các loại cây cỏ để cung cấp chất xơ. Việc tận dụng các phụ phẩm như bã bia, bã mì, bánh dầu nành là rất hữu ích cho khẩu phần phối trộn hoàn chỉnh và rất hiệu quả vì thành phần chất xơ và đạm thô của phụ phẩm hoàn toàn thỏa mãn cho chu cầu nuôi dê sữa, bên cạnh đó còn tận dụng được nguồn phụ phẩm khác sẵn có trong chăn nuôi dê sữa lai để giảm diện tích trồng cỏ.

Nhóm nghiên cứu cũng đề xuất khẩu phần trộn hỗn hợp, bổ sung bã mì khô như nguồn cung năng lượng, than sinh hoạt tính như là môi trường đệm nhằm giúp thúc đẩy sự hình thành cấu trúc cộng sinh có lợi của các vi sinh vật lên men ở dạ cỏ. Những tiến bộ kỹ thuật này sẽ được chuyển giao công nghệ cho nông dân trong thời gian tới.

Chưa dừng lại ở đó, trong quá trình nuôi thí điểm ở huyện Bình Chánh và Cần Giờ, nhóm nghiên cứu đã đồng hành cùng các hộ dân trong cải tạo chuồng nuôi, hướng dẫn quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng dê sữa lai F1, hỗ trợ vật tư và thuốc thú y.

delai2

Dê lai F1 Saanen - Bách Thảo sinh trường tốt, không bệnh, cho sữa ổn định

Theo TS. Lê Thụy Bình Phương, để tiếp nhận mô hình chăn nuôi dê sữa, nông hộ nên xây dựng chuồng sàn với khoảng cách giữa các thanh sàn là 1,5 cm, phân ô chuồng cho các giai đoạn tuổi khác nhau của dê (hậu bị, mang thai, tiết sữa, đực giống...). Ngoài ra nông hộ nên làm mái che cao hoặc thiết kế quạt hút ở 2 đầu dãy chuồng để tăng độ thông thoáng.

Trong quá trình hỗ trợ các nông hộ triển khai mô hình, ngoài việc hướng dẫn kỹ thuật cần cho việc đảm bảo nguồn thức ăn, nước uống và vệ sinh chuồng như tạo nền dốc tốt để thoát phân và nước tiểu vào hầm xử lý biogas phía sau chuồng nuôi; nhóm nghiên cứu còn hướng dẫn và hổ trợ các kỹ thuật về thú y như lịch chủng ngừa, chăm sóc và điều trị một số bệnh trên đàn dê. Kết quả là nhóm nghiên cứu đã không ghi nhận được vấn đề nào về các bệnh xãy ra tại các mô hình nuôi thử nghiệm này.

Hiệu quả kinh tế cao

Nhóm nghiên cứu cho biết, lợi nhuận từ sữa khi nuôi dê lai F1 cao hơn nhiều so với nuôi dê thuần ở cả hai giống Saanen và Bách Thảo. Qua thống kê với đàn F1 ở 6 nông hộ tham gia trong quá trình triển khai thực tế mô hình, tính trên quy mô đàn 10 con, lợi nhuận từ sữa trong năm đầu tiên ở nhóm dê lai F1 Saanen - Bách Thảo là 82,6 triệu đồng, trong khi đó với dê Saanen thuần chỉ ở mức 58,4 triệu đồng.

Có thể khẳng định rằng, chăn nuôi dê lấy sữa rất thích hợp cho các nông hộ mong muốn chuyển đổi hướng sản xuất vì chi phí đầu tư và đòi hỏi diện tích nuôi nhỏ hơn so với bò sữa. Việc xây dựng khẩu phần cho dê nuôi lấy sữa theo hướng tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp là rất thích hợp với mục tiêu kế hoạch chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng bền vững, bảo vệ sinh thái môi trường thích ứng với biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, mô hình cho thấy thực tế cần đẩy mạnh phát triển phương thức nuôi nhốt để phù hợp với diện tích ngày càng bị thu hẹp ở Thành phố Hồ Chí Minh.

TS Lê Thụy Bình Phương cũng thông tin thêm, trong quá trình triển khai đề tài, nhóm nghiên cứu đã tổ chức 1 lớp đào tạo trong 6 ngày, nhằm chuyển giao các kỹ thuật chăn nuôi dê sữa cho 20 kỹ thuật viên tại Chi cục Chăn nuôi và Thú y (thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.HCM) để duy trì sự hỗ trợ kỹ thuật cho các nông hộ, có thể giải quyết những vấn đề mà nông hộ gặp trong phải trong chăn nuôi. Bên cạnh đó, nhóm thực hiện đề tài cũng đã tổ chức 6 lớp đào tạo cho 180 người dân chăn nuôi dê tham gia tập huấn kết hợp tham quan mô hình triển khai thực tế về các nội dung lai tạo con giống, chăm sóc và nuôi dưỡng, nguyên nhân gây bệnh, biện pháp phòng trị bệnh. 

delai3

Hội thảo tập huấn kỹ thuật chăn nuôi dê cho cán bộ Chi cục Thú y và Chăn nuôi TPHCM.

Có thể khẳng định rằng, việc duy trì mô hình chăn nuôi dê sữa điển hình, mà cụ thể là dòng lai F1 giữa Saanen và Bách Thảo sẽ tạo điều kiện phát triển và mở rộng quy mô chăn nuôi ở Thành phố Hồ Chí Minh, thúc đẩy hình thành vùng chăn nuôi dê sữa phù hợp, đáp ứng đủ nhu cầu sữa dê, tạo sinh kế tốt hơn cho người nông dân từ sản lượng sữa cao. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng đã quan tâm và đề xuất nghiên cứu chuyển giao ứng dụng về việc tối ưu hóa sử dụng nguồn thức ăn sẵn có tại chổ của địa phương để phát triển chăn nuôi dê sữa lai bền vững tại nông hộ trong thời gian tới dưới sự chỉ đạo của địa phương, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh.

Cây bá bệnh (Eurycoma logifolia Jack) còn được biết với tên gọi khác trong dân gian như cây bách bệnh, mật nhân hay tongkat ali của Malaysia, phổ biến rộng rãi hơn trong khu vực và trên thế giới, được xác định là một loại dược liệu quý dùng trong cải thiện chức năng sinh lý, sinh sản ở nam giới, chữa trị sốt rét, tiểu đường, kháng viêm, giảm stress, tăng cường miễn dịch, phòng loãng xương và ngăn ngừa khối u.

Hiện nay, cá thể cây bá bệnh sinh trưởng tự nhiên là có hạn, mọc chủ yếu ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên, và tỉnh Tây Ninh, nhưng phải đối mặt tình trạng khai thác ồ ạt, chủ yếu bằng hình thức đào lấy rễ, dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng và khan hiếm nguồn dược liệu.

Nhằm góp phần giải quyết sự cấp thiết về nguồn cung cho loại dược liệu quý này, với sự hỗ trợ từ phía Sở KH&CN TP.HCM, từ tháng giữa năm 2019, Viện Sinh học Nhiệt đới đã bắt đầu triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ “Nghiên cứu nhân sinh khối rễ tơ cây bá bệnh (Eurycoma Longifolia) bằng lò phản ứng sinh học (bioreactor) hướng đến sản xuất quy mô lớn”.

Mục tiêu của đề tài nhằm nghiên cứu quy trình tạo được rễ tơ cây bá bệnh trong phòng thí nghiệm, từ đó xây dựng công nghệ nhân sinh khối rễ trong hệ thống nuôi cấy bioreactor 20 lít, giúp hỗ trợ chuyển giao công nghệ để đi đến sản xuất quy mô lớn, phục vụ cho nghiên cứu và tiêu dùng. Từ rễ tơ thu được, một nhiệm vụ khác cũng được đặt ra cho nhóm nghiên cứu là thực hiện chiết xuất cao thành phẩm.

Đến tháng 5/2021, nhóm nghiên cứu đã thành công trong việc khảo sát các điều kiện chuyển gen thích hợp từ cây in vitro và tạo, chọn được 2 dòng rễ tơ tăng trưởng tốt, tích lũy hàm lượng hoạt chất eurycomanone tương đương với rễ tự nhiên. Từ đó cũng đã nghiên cứu xác lập được quy trình nuôi nhân rễ tơ thu sinh khối trong bioreactor 20 lít, thực hiện chiết cao từ rễ tơ thành phẩm, ghi nhận những kết quả tích cực cho lĩnh vực sản xuất dược liệu.

Nhân giống trong môi trường phòng thí nghiệm

Báo cáo tại buổi nghiệm thu đề tài, TS. Phan Tường Lộc cho biết, vật liệu rễ tơ bá bệnh có tốc độ sinh trưởng nhanh, liên tục sản sinh ra hoạt chất ở mức cao, đồng thời thích hợp nuôi cấy tùy chọn.

recay

Rễ tơ nuôi trong hệ thống nuôi Bioreactor 20 lít.

Thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu sử dụng hạt từ cây bá bệnh 6 năm tuổi có nguồn gốc từ Vườn quốc gia Bái Tử Long được trồng trong nhà màng tại Viện Sinh học nhiệt đới, chủng vi khuẩn Agrobacterium rhizogens 43057 (ATCC), Eurycomanone tinh khiết 95% dùng cho HPLC (ASB-00005393-005) và các môi trường nuôi thực vật (MS, 1/2 MS, SH, WP).

Cụ thể, hạt cây bá bệnh được làm sạch, khử trùng bằng dung dịch cồn 70%, sau đó vô trùng bằng dung dịch Javel (6% NaClO) trong vòng 20 phút, đảm bảo cho 100% hạt sạch nhiễm nấm, khuẩn và 80,3% nảy mầm. Phần phôi hạt sau đó được bóc tách và cấy trên môi trường MS được bổ sung 0,5 mg/l GA3 để tạo cây in vitro, sau 35-42 ngày sẽ thu các lá chét làm vật liệu thì nghiệm.

Đối với A. rhizogenes, dịch vi khuẩn này được nuôi trong 50 ml môi trường NB lỏng trong thời gian 42-48 giờ. Sau đó ly tâm thu sinh khối, rồi hòa lại trong môi trường ½ MS, bổ sung thêm acetosyringone và tiếp tục nuôi ở điều kiện như trên khoảng 30 phút trước khi thực hiện gây nhiễm mô lá.

Trong khi đó, các lá chét được cắt thẳng góc với gân chính bỏ phần đầu lá và cuống lá khoảng 1mm, ngâm trong dung dịch vi khuẩn đã chuẩn bị trong 20 phút, sau đó được thấm khô dịch và cấy lên môi trường 1/2 MS bổ sung acetosyringone cùng nồng độ với dịch vi khuẩn để đồng nuôi cấy.

Quy trình chuyển gen tạo rễ tơ

Theo TS. Phan Tường Lộc, quy trình xử lý cảm ứng tạo rễ tơ với vi khuẩn A. rhizogens trên mẫu lá được tối ưu ở giai đoạn gây nhiễm với nồng độ acetosyringone là 0,1 mM, mật độ vi khuẩn ở OD600 là 0,8, trong thời gian đồng nuôi cấy tốt nhất là 3 ngày trên môi trường ½ MS lỏng với 3% đường sucrose. Sau dó, mẫu được loại bỏ vi khuẩn và nuôi tiếp trên môi trường rắn cùng loại và rễ hình thành trong thời gian từ 10 đến 20 ngày. Sau 35 ngày, các dòng rễ được chọn, tách dòng và tiếp tục đánh giá sự sinh trường trong 30 ngày  tiếp theo và định lượng mức tăng sinh khối trên môi trường SH lỏng với 3% sucrose cũng như kiểm tra sự tích lũy eurycomanone của sinh khối. Hai dòng rễ tơ R1, R2 được chọn có khả năng tăng trưởng tốt nhất, dựa trên chỉ tiêu sinh khối (có độ dài tốt và phân nhánh liên tục) và tích lũy hoạt chất eurycomanone tương đương với cây tự nhiên, khi phân tích bằng sắc ký lỏng áp suất cao (HPLC).

recay1

Sự hình thành rễ tơ trên mẫu lá bá bệnh sau 12 ngày (a) và 28 ngày (b).

Tuy nhiên dòng rễ tơ R2 cho thấy có hiệu quả sản xuất eurycomanone cao nhất, thích hợp để nghiên cứu quy trình phục vụ sản xuất quy mô lớn. Do đó, nhóm nghiên cứu chọn dòng rễ tơ R2 để thực hiện các bước tiếp theo.

Quy trình nuôi rễ tơ trong bioreactor 20 lít

Dòng rễ tơ đủ tiêu chuẩn sẽ được nhân sinh khối làm nguồn mẫu cấy trong điều kiện bình tam giác dung tích 250ml. Cụ thể, mỗi bình tam giác 250ml bao gồm 0,3 gam mẫu, 75ml môi trường SH và được chiếu sáng 12 giờ ở mức 1500 lux trong vòng 21 ngày. Sau thời gian trên, sinh khối rễ sẽ được loại bỏ rễ già hóa nâu, và lựa chọn chính xác 40 gam  để cấy vào hệ thống bioreactor 20 lít được chuẩn bị sẵn.

Môi trường trong bioreactor gồm 10 lít môi trường SH 4% sucrose, chiếu sáng ở cường độ 1500 lux. Quá trình nuôi rễ cây cũng được sục khí 0,2 vvm/2 tuần đầu và 0,4 vvm/2 tuần cuối, kết hợp cảm ứng với MeJA 0,1 mM vào hai ngày cuối của kỳ nuôi 28 ngày. Sau 28 ngày, rễ tơ đã có thể thu hoạch.

TS Phan Tường Lộc cho biết, việc nuôi bioreactor cần được thực hiện và kiểm soát nghiêm ngặt từ đầu để tránh sự nhiễm tạp. Khi bị nhiễm tạp, môi trường sẽ bị đục hoặc xuất hiện các dạng vón cục của nấm thì phải dừng nuôi.

Khi thu hoạch, sinh khối được rửa, loại bỏ hoàn toàn môi trường nuôi bằng nước sạch, rồi mang sấy khô ở nhiệt độ 50-60oC đến khi khối lượng không đổi. Sau đó, rễ được giã nhuyễn, ly trích bằng ngâm dầm trong methanol kết hợp siêu âm ở 50oC (50 ml/lần), ly tâm (5 phút, 5000 vòng/phút) và thu phần dịch ly trích.

Kết quả phân thích mẫu cho thấy, rễ tơ thu hoạch trong bình bioreactor có mức tăng trưởng đạt 42,8 lần.

Bên cạnh đó, chiết cao methanol từ rễ tơ nuôi trong bioreactor 20 lít đạt hiệu suất 30,2%, hàm lượng eurycomanone là 3,37 mg/g. Cao sau khi trích ly có thể chất đặc, cứng, bề mặt mịn, hơi dính, màu nâu đen sẫm, mùi hương đặc trưng của bá bệnh, vị đắng và tan hoàn toàn trong nước.

Bên cạnh đó, các kiểm chứng sinh học độc lập về giới hạn nhiễm kim loại nặng độc, vi sinh vật của cao chiết xuất từ rễ cây bá bệnh cũng ghi nhận đạt tiêu chuẩn trong lĩnh vực thực phẩm, dược liệu và các ngành sản xuất liên quan.

Với thành công từ quy trình nuôi rễ tơ trong hệ thống bioreactor 20 lít, Viện Sinh học nhiệt đới cho biết có thể kết hợp nhiều đơn vị bình 20 lít để bước đầu sản xuất sinh khối cũng như sẽ tiếp tục nghiên cứu cải tiến các giai đoạn sục khí và mở rộng quy mô trên hệ thống nuôi bioreactor 30 lít, đồng thời tiếp tục sử dụng quy trình chuyển gen để tạo ra những dòng rễ có năng lực tốt hơn đối với cây bá bệnh.

Tại hội thảo chuyên đề “Công nghệ phòng chống dịch COVID-19 trong các cơ quan, tổ chức, trường học” do Hội Tin học TPHCM phối hợp với Sở KH&CN TPHCM tổ chức trực tuyến ngày 9/9, nhiều giải pháp công nghệ đã được giới thiệu.

Ông Phan Huỳnh Diễn, Công ty Cổ phần Titkul cho biết, giải pháp TK Smart Vision Edu, sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), xử lý hình ảnh gương mặt (FaceID), tổ chức kho dữ liệu (data warehouse), giúp thực hiện các thao tác như báo cáo thống kê, dễ dàng trong công tác quản lý cho nhà trường, cũng như tổ chức và doanh nghiệp. Ngoài ra, giải pháp ứng dụng Internet vạn vật (IoT) giúp các thiết bị được kết nối với nhau thông qua hệ thống một cách chính xác và liên tục nhất.
 
chongdichcongsotruonghoc
Các giải pháp được trình bày tại hội thảo Ảnh: Chụp màn hình
 
TK Smart Vision Edu có 22 chức năng số hóa các nghiệp vụ của nhà trường, hỗ trợ trong công tác vận hành, quản lý đào tạo, giảng dạy như dạy học trực tuyến, hệ thống bài giảng, lịch công tác, thời khóa biểu, điểm danh đo nhiệt độ, quản lý đào tạo, giảng dạy,… Trong đó, TK Smart Kiosk được lắp ở cổng trường, có chức năng như một người máy học với 4 tính năng: nhận diện gương mặt, cảm biến đo nhiệt độ học sinh, rửa tay sát khuẩn tự động, truyền các thông điệp của nhà trường tới phụ huynh, học sinh nhằm nâng cao ý thức phòng tránh dịch. Kiosk chỉ mất 2 giây để nhận diện và đo nhiệt độ một học sinh; và điểm danh nhờ việc nhận diện khuôn mặt và thông tin bao gồm (tên, lớp, thông tin cá nhân). Nếu nhiệt độ cao màn hình sẽ thông báo và báo tới giáo viên, cán bộ y tế tại trường, đồng thời gửi đến phụ huynh.
 
Giải pháp TK Smart Vision Edu đã được kết nối vào trục cơ sở dữ liệu của Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM, xác nhận phần mềm đủ điều kiện sử dụng tại trường học. Giải pháp này cũng được Sở KH&CN TPHCM công nhận và tài trợ ngân sách thực hiện mục tiêu số hóa các trường học trên địa bàn Thành phố. Bên cạnh đó, TK Smart Vision Edu đã được một số trường học đã triển khai như Trường Tiểu học Trần Khánh Dư (Q1), Trường THCS Kiến Thiết (Q3), Trường Tiểu học Nguyễn Huệ (Q1), Trường THCS Nguyễn Văn Lương (Q6),…
 
 
Giải pháp SafeID - Chứng nhận an toàn số cho cá nhân với Covid-19 của Công ty Cổ phần Tập đoàn Yeah1. Nhân viên hằng ngày đến làm việc đều phải quẹt mã QR - được đăng nhập bằng thẻ căn cước hoặc số CMTND - để công ty có thể theo dõi toàn bộ thông tin liên quan đến COVID-19 của cán bộ nhân viên. Yeah1 có thể nhận toàn bộ dữ liệu chính thống từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (HCDC), Sở Y tế liên quan đến nhân viên doanh nghiệp, như có phải là F0, F1, đã điều trị COVID-19 lần nào chưa, lịch sử tiêm vaccine,.. Khi quét, toàn bộ dữ liệu đều được lưu tại SafeID để truy vết và tính được mức độ an toàn tiếp xúc của từng người. Nếu nhân viên không quét mã QR trong 3 ngày liền, nhân viên đó sẽ hiển thị màu đỏ, là đối tượng nguy cơ. Công ty sẽ nhận được cảnh báo ngay khi có bất kỳ nhân viên nào nghi nhiễm hoặc đã tiếp xúc với F0.
 
Giải pháp “Khí sạch - Phòng sạch” do Công ty Cổ phần TechCa đề xuất là một máy lọc không khí, sử dụng diệt khuẩn bằng tia cực tím nên sẽ diệt sạch vi khuẩn, virus trong phòng, ngăn chặn ổ nhiễm khuẩn phát triển, lây lan. TS Huỳnh Trọng Hiền, Công ty Cổ phần TechCa, cho biết, việc lắp đèn UV trong công sở không phải là bóng đèn UV lộ thiên mà là bóng đèn công suất lớn được đưa vào trong khoang kín, sử dụng mô tơ quạt hút không khí từ bên ngoài phòng vào trong buồng máy để lọc, rồi trả lại không khí sạch ra ngoài. Vì vậy, việc sử dụng công nghệ đèn UV diệt khuẩn này an toàn ngay khi nhân viên, giáo viên và học sinh đang hoạt động trong phòng, chứ không phải như các công nghệ khác chỉ mở đèn lúc không có người.
 

Kết quả nghiên cứu khoa học cũa nhóm giảng viên, sinh viên Đại học Bách Khoa TPHCM mở ra hướng tiếp cận mới cho việc phát triển tính hiệu quả của lá trà xanh trong chế biến thực phẩm, cũng như gián tiếp nâng cao giá trị kinh tế của sản xuất nông nghiệp.

Với điều kiện thổ nhưỡng và thời tiết thuận lợi, cây chè (trà) là một trong những thế mạnh của Việt Nam. Phần lớn sản phẩm trà tiêu dùng trong nước hoặc xuất khẩu đều dưới dạng trà búp khô, được chế biến từ nguyên liệu là đọt trà tươi thuộc phần non của cây trà. Vì thế, lá già ở thân cây trở thành phụ phẩm (lá trà phụ liệu) tồn dư một lượng lớn. Lá trà phụ liệu có hàm lượng polyphenol tổng (TPC) là 238,26 mgGAE/gck, chỉ số chống oxy hóa (DPPH) là 283,58mg TEAC/gck, EGCG đạt 10,9%. Rõ ràng, tuy chứa rất nhiều chất chống oxy hóa và khoáng có lợi cho sức khỏe cùng nhiều giá trị sinh học khác, nhưng lá trà phụ liệu chưa được tận dụng để sản xuất thành các sản phẩm giá trị gia tăng cao, gây lãng phí.

GS.TS. Đống Thị Anh Đào, chủ nhiệm đề tài “Nghiên cứu sản xuất bột trà xanh giàu polyphenol, caffeine, EGCG từ lá trà xanh Camellia Sinensis và ứng dụng trong thực phẩm, mỹ phẩm” cho biết mục tiêu của nhiệm vụ khoa học công nghệ được Sở KH&CN TPHCM giao thực hiện là tạo ra sản phẩm bột trà từ việc tận dụng những lá trà phụ liệu, từ đó đa dạng hóa sản phẩm từ trà xanh có giá trị kinh tế phục vụ cho cộng đồng và thị trường xuất khẩu, góp phần nâng cao giá trị của lá trà.

trax

 Sản phẩm bột trà xanh matcha Haru (trái) và bột trà xanh thực nghiệm (phải)

Từ 2kg cành lá ban đầu, nhóm nghiên cứu phân loại được 800g lá đạt yêu cầu, đưa vào sản xuất và thu được 76g thành phẩm bột trà xanh. Bột trà xanh thu được ở dạng bột hòa tan, có thể khuếch tán trong nước ở nhiệt độ khoảng 60oC, thuận tiện và được ưa thích cao do tạo nên dung dịch huyền phù có màu sắc chlorophyll đẹp, dịch không chứa chất xơ không tan. Bột trà xanh có TPC đạt 336,06 mgGAE/gck, hoạt tính CHống oxy hóa là 360,2 hàm lượng EGCG là 11,4% so với chất khô, hàm lượng caffeine là 2,8 % so với chất khô. Trong quy trình thực hiện, nhóm nghiên cứu tiến hành xử lý lá trà theo hướng kết hợp lạnh đông nguyên liệu và chần lá ở 85oC, trong 45 giây để giữ được màu diệp lục chlorophyll ở thành phẩm bột, nên sản phẩm có màu sắc đẹp tự nhiên, bắt mắt.

Với hàm lượng protein 18-25%, với khoảng 16 loại amino acid và khoảng 27 loại khoáng, tổng lượng khoáng là 0,9-0,95%, thành phẩm bột trà xanh phù hợp để dùng trong chế biến thực phẩm, thực phẩm chức năng, phụ gia thực phẩm, mỹ phẩm, tốt cho sức khỏe, có thể thay thế hàng ngoại nhập. Sản phẩm bột trà xanh giàu polyphenol (≥ 270mg GAE/g chất khô sản phẩm, giá trị chống oxy hóa theo DPPH ≥ 270 mg TEAC/mg chất khô sản phẩm) có thể sử dụng cũng như một số chất phụ gia bảo quản chống vi sinh vật và chống oxy hoa chất béo cho các loại bánh tươi, và xúc xích thanh trùng. Sản phẩm bột trà xanh có hạn sử dụng khoảng 5 tháng (hết hạn sử dụng thì hàm lượng chlorophyll giảm 12,85%, TPC 5,71% so với ngày đầu sau khi sản xuất), dễ dàng bảo quản nhiệt độ thường (khi chưa mở bao bì đóng kín).

trax1

Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm bột trà xanh hòa tan

Nhóm nghiên cứu cũng đã dùng bột trà xanh để làm chất bảo quản chống oxy hóa và chống vi sinh vật cho thực phẩm chế biến như bánh bông lan, xúc xích, cũng như tiến hành phối chế vào mỹ phẩm dạng xà bông tắm.

Cụ thể, đối với sản phẩm bánh bông lan, nhóm nghiên cứu đã bổ sung 1% bột trà xanh để thay cho hàm lượng chất bảo quản sorbat K 0,1%, thì bánh tươi bảo quản được 14 ngày ở nhiệt độ bình thường, đảm bảo tính ổn định của bánh và không có sự xuất hiện của vi sinh vật.

Đối với xúc xích tươi, dùng khoảng 0,5% bột trà xanh (so khối lượng nguyên liệu thịt)  thay cho nitrit K 0,016% hoặc sorbat K 0,1%, thì xúc xích bảo quản được 25 ngày (dùng bao bì hút chân không) hoặc 11 ngày (dùng bao bì không hút chân không) ở 0-4oC. Hàm lượng bổ sung 0,5% không ảnh hưởng đến mùi vị đặc trưng của xúc xích, có hiệu quả đối với vi sinh vật E.Coli, Samonella, tổng vi sinh vật hiếu khí.

Sản phẩm bột trà xanh có thể phối chế vào xà bông tắm với các tỷ lệ 1-4% để tăng tính chống oxy hóa. Theo kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu, TPC trong 120 ngày đầu không thay đổi nhiều, nhưng ở ngày thứ 150 thì hàm lượng polyphenol giảm đáng kể. Hoạt tính chống oxy hóa giảm từ ngày thứ 30. Vào ngày thứ 150 của quá trình khảo sát thì hàm lượng hoạt tính chống oxy hóa giảm mạnh.

Theo GS.TS. Đống Thị Anh Đào, quy trình công nghệ sản xuất bột trà xanh hòa tan cơ học không phức tạp, sử dụng các thiết bị thông thường như thiết bị rửa, tủ lạnh đông, thiết bị rã đông (chần), máy nghiền ướt, thiết bị lọc khung bản, thiết bị phối trộn, thiết bị sấy phun. Vì thế, tuy chi phí đầu tư ở mức thấp nhưng hiệu suất cao, đáp ứng yêu cầu sản xuất bột trà xanh hòa tan quy mô công nghiệp để dùng rộng rãi trong lĩnh vực chế biến thực phẩm, hoặc sản xuất mỹ phẩm.

Để xây dựng quy trình công nghệ, nhóm nghiên cứu đã tiến hành những công đoạn quan trọng như: khảo sát nguồn nguyên liệu và khảo sát quá trình xử lý nguyên liệu; khảo sát quá trình trích ly hoạt chất và chất khô bằng phương pháp siêu âm và enzym; tối ưu hoá quá trình thuỷ phân; khảo sát quá trình sấy phun và sấy lạnh dịch trích ly để tạo sản phẩm bột hoà tan.

Sau khi khảo sát tính ổn định của thành phẩm bột trà xanh và nghiên cứu kỹ các công đoạn trong quy trình công nghệ, nhóm nghiên cứu đã đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ và được chấp nhận đơn hợp lệ cho sáng chế “Phương pháp sản xuất bột trà xanh hòa tan” do Sở KH&CN TPHCM là chủ sở hữu.

Trong quá trình nghiên cứu, GS.TS. Đống Thị Anh Đào cùng các cộng sự đã công bố 04 bài báo khoa học trên các tạp chí nước ngoài như Journal of Chemical Technology & Biotechnology, Natural product communication, Current research in nutrition and food science, Food Science & Nutrition, được giới chuyên môn đánh giá cao, ghi nhận các số liệu, quy trình, thành quả nghiên cứu khoa học là thiết thực, có giá trị tri thức cao để phục vụ các nghiên cứu khoa học tiếp nối.

Sau các giai đoạn triển khai khảo sát và thực nghiệm, nhóm nghiên cứu đã sản xuất thành công bột trà xanh giàu hoạt chất tự nhiên bằng quy trình cơ học không phức tạp, đồng thời xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cơ sở của nguyên liệu cùng tiêu chuẩn chất lượng cơ sở của sản phẩm. Đây là cơ sở vững chắc để tiến hành chuyển giao công nghệ, sẵn sàng ứng dụng cho triển khai sản xuất quy mô công nghiệp tạo giá trị gia tăng cao cho ngành nông nghiệp trồng trà, đồng thời mở ra cơ hội xuất khẩu bột trà xanh “Made in Vietnam”.

Bên cạnh việc thiết lập được quy trình công nghệ sản xuất bột trà xanh hòa tan với các thông số kỹ thuật phù hợp điều kiện sản xuất thực tế, tạo sản phẩm dạng bột có chất lượng tương đương và giá thành thấp hơn sản phẩm ngoại nhập, nhóm nghiên cứu còn mở ra phương hướng khai thác, sử dụng hiệu quả lá trà xanh phụ liệu (vốn chưa được sử dụng hiệu quả), tạo thêm giá trị cho cây chè, giúp người trồng chè có thêm thu nhập.

Nước bưởi thanh trùng, mứt và kẹo bưởi, chiết xuất polyphenol và naringin từ vỏ bưởi là những sản phẩm được Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM nghiên cứu thành công, thu hút sự quan tâm từ phía người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp chế biến thực phẩm. 

Sở KH&CN TP.HCM vừa tổ chức hội đồng nghiệm thu nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ thuộc chương trình khoa học và công nghệ cấp TP là “Nghiên cứu phát triển và chế biến thử nghiệm các sản phẩm từ quả bưởi” do Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM là đơn vị chủ trì thực hiện.

Mục tiêu của đề tài nhằm đa dạng hóa các sản phẩm từ quả bưởi và chế biến thử nghiệm một số sản phẩm để đánh giá thị hiếu người tiêu dùng đối với sản phẩm. Cụ thể, đề tài tập trung nghiên cứu thiết lập quy trình chế biến 4 sản phẩm là nước bưởi - chanh dây thanh trùng; marmalade (mứt) bưởi; kẹo dẻo bưởi (jelly); chiết xuất polyphenol và naringin vỏ bưởi.

Naringin trong vỏ bưởi là hợp chất gây vị đắng của vỏ bưởi, được phân loại như là một phytochemical - một hợp chất thực vật tự nhiên với lợi ích dinh dưỡng tiềm năng. Theo các nghiên cứu trong lĩnh vực y học, naringin sở hữu nhiều tác dụng dược lý như hoạt động chống oxy hóa, hạ lipid máu, hoạt động chống ung thư, hạ đường huyêt …

 

Dưới sự chủ trì của PGS.TS Lê Trung Thiên, nhóm nghiên cứu đã hoàn thành trọn vẹn các mục tiêu gồm: xây dựng quy trình chế biến nước bưởi và chanh dây thanh trùng (công suất 50 lít/mẻ), xây dựng quy trình chế biến marmalade bưởi (công suất 50 kg/mẻ), xây dựng quy trình chế biến kẹo bưởi dạng viên dẻo (công suất 20 kg/mẻ), xây dựng quy trình trích xuất và thu nhận naringin thô từ vỏ bưởi (công suất 100 g/mẻ).

Đặc biệt, từ kết quả nghiên cứu của nhiệm vụ, quy trình chế biến nước bưởi và chanh dây, quy trình chế biến kẹo bưởi cũng đã được đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Các sản như nước bưởi - chanh dây thanh trùng, kẹo và mứt bưởi cũng đã được sản xuất thực tế, từng bước giới thiệu sản phẩm dùng thử ra thị trường và đón nhận sự ủng hộ khá nồng nhiệt từ phía người tiêu dùng, khách hàng, giới chuyên gia tại nhiều hội thảo.

Nhiều tiềm năng

PGS.TS Lê Trung Thiên, chủ nhiệm đề tài cho biết tại nhiều tỉnh thành phía Nam hiện nay, tình hình chuyển dịch các loại cây trồng kém hiệu quả kinh tế sang bưởi đang diễn ra rất nhanh.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, người dân trồng bưởi chủ yếu tiêu thụ theo hình thức bán quả tươi do có rất ít nhà máy chế biến sản phẩm từ bưởi sau thu hoạch, điều này có thể dẫn đến nguy cơ lâm vào tình trạng “được mùa mất giá”. Ngoài ra, Cục Trồng trọt (Bộ NN&PT-NT) gần đây cũng đưa ra cảnh báo nguy cơ “vỡ trận” khi có nhiều người trồng cây có múi, dẫn đến tình trạng bưởi đối mặt nguy cơ phải “giải cứu” từ thị trường.

PGS.TS. Lê Trung Thiên cũng thông tin thêm rằng, nhiều sản phẩm từ bưởi như nước bưởi thanh trùng, marmalade bưởi... hiện chưa có hoặc rất hạn chế ở thị trường châu Á. Do đó, việc nghiên cứu quy trình chế biến các sản phẩm từ quả bưởi chính là giải pháp công nghệ sau thu hoạch phù hợp để đẩy mạnh việc đưa sản phẩm từ quả bưởi Việt Nam ra phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.

Sẵn sàng chuyển giao quy trình sản xuất

Nguyên liệu đầu vào của đề tài nghiên cứu dựa trên dòng bưởi Năm Roi và chanh dây được thu hoạch, bảo quản trong điều kiện thích hợp, giữ được độ tươi lâu nhất; cùng với đó là các loại Enzyme (Pectinex Ultra SP-L, Novozymes; Celluclast 1,5L; chế phẩm enzyme Bio-Citrus, BIOCON).

Bưởi sau khi thu hoạch sẽ được làm sạch, tách vỏ và hạt. Tiếp đến, phần vỏ bưởi được chia làm 2 cách xử lý khác nhau: trích ly thu dịch với thành phẩm là tinh sạch naringin; hoặc xử lý giảm đắng để phối trộn cho ra marmalade bưởi và kẹo jelly bưởi. Trong khi đó, phần thịt quả được ép - lọc thu dịch, rồi phối trộn với phần vỏ cho ra sản phẩm marmalade và kẹo jelly bưởi, hoặc xử lý giảm đắng để phối trộn với chanh dây cho ra thành phẩm là nước bưởi chanh dây thanh trùng.

buoi

Quy trình sản xuất tất cả sản phẩm từ quả bưởi

Tương ứng với từng sản phẩm là các quy trình nghiên cứu sản xuất khác nhau. Cụ thể, trong quy trình sản xuất “Nước bưởi và chanh dây thanh trùng”, bưởi và chanh dây được xử lý dịch với chế phẩm enzyme ở điều kiện phù hợp để giảm chất đắng. Tỷ lệ phối trộn giữa dịch bưởi và dịch chanh dây được nghiên cứu lựa chọn để phù hợp nhất về vị ngon, giá trị dinh dưỡng, trong khi đảm bảo giá thành sản phẩm phù hợp cho thị trường. Thanh trùng được áp dụng để tiêu diệt vi sinh vật và đảm bảo tính an toàn của sản phẩm. Sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn theo QCVN 6-2:2010/BYT.

Đối với kẹo bưởi, không chỉ cấu trúc và vị sản phẩm để ăn ngon, mà giá trị dinh dưỡng cũng cần được quan tâm. Dịch bưởi kết hợp với vỏ bưởi và các thành phần làm ngọt ở tỷ lệ phù hợp để cho ra thành phẩm có chất lượng tốt về cảm quan, hàm lượng chất kháng oxy hóa, đồng thời đáp ứng các yêu cầu về vi sinh theo tiêu chuẩn của TT 46/2007/qđ-byt.

PGS.TS. Lê Trung Thiên cho biết, kết quả khảo sát thị trường với 150 người có độ tuổi trên 20, đang làm việc trong nhiều ngành nghề cho thấy, sản phẩm nước bưởi thanh trùng và kẹo bưởi được đánh giá tốt về màu sắc, hương vị cũng như cấu trúc.

buoi1

Sản phẩm nước bưởi thanh trùng và kẹo bưởi

Về marmalade bưởi, đây là sản phẩm cùng loại với sản phẩm marmalade cam phổ biến ở các nước phương Tây. Đặc trưng sản phẩm này là có các miếng vỏ sản phẩm để không chỉ tăng lên sự thú vị khi ăn mà còn ngắm đến các hợp chất có lợi trong phần vỏ như nargingin và chất xơ. Vỏ bưởi có vị quá đắng và cay the mạnh so với vỏ cam ở châu Âu, nên vỏ cần được giảm độ đắng và độ cay the cho phù hợp với cảm quan người sử dụng. Marmalade bưởi phát triển từ đề tài sử dụng dịch quả bưởi, kết hợp với tỷ lệ vỏ bưởi ở mức phù hợp. Đánh giá sau 180 ngày bảo quản tại nhiệt độ phòng, thành phẩm có tỷ lệ polyphenol tổng (là nhóm hợp chất kháng oxi hóa) còn lại là 91,68% và tỷ lệ vitamin C còn lại là 71,74%. Phân tích an toàn vi sinh cho thấy, sản phẩm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về vi sinh theo tiêu chuẩn của Thông tư 46/2007 của Bộ Y tế.

Sản phẩm cuối cùng của đề tài nghiên cứu là trích ly polyphenol và naringin từ vỏ bưởi. Nhóm nghiên cứu cho biết, phần vỏ là nơi có polyphenol và naringin nhiều nhất của quả bưởi. Nhóm đã sử dụng phương pháp trích ly bằng enzyme + ethanol 50% hoặc siêu âm + ethanol 80% nhằm làm tăng khả năng hiệu quả trích ly polyphenol và naringin. Kết quả cho thấy, tỷ lệ dịch chiết vỏ bưởi và ethanol 99,5% và hàm lượng vật chất khô của dịch chiết trước công đoạn kết tinh là 10% đã cho hiệu suất thu hồi naringin thô 30-35% với độ tinh sạch 51,2% trên vật chất khô.

buoi2

Mô hình trích ly polyphenol và naringin từ vỏ bưởi.

Nhóm nghiên cứu cho biết, ước tính chi phí nguyên liệu để sản xuất 1kg nước bưởi và chanh dây thanh trùng ở mức 11.000 đồng, 1kg kẹo jelly bưởi - 40.000 đồng và 1 kg marmalade - 84.000 đồng.

Theo đánh giá của hội đồng nghiệm thu đề tài, cơ quan chủ trì là Trường Đại học Nông lâm TP.HCM đã có nhiều nỗ lực trong việc triển khai nhiệm vụ, đáp ứng được khối lượng các công việc nghiên cứu theo các nội dung đã đăng ký với Sở KH&CN TP.HCM. Đề tài đạt được hiệu quả về mặt khoa học và công nghệ, đồng thời bước đầu đánh giá về hiệu quả kinh tế cũng khá tốt, lợi nhuận cao, thời gian thu hồi vốn ngắn.

Đặc biệt, theo nhận định của nhiều chuyên gia tham gia đánh giá nghiệm thu, thì các mô hình sản phẩm từ quả bưởi nói trên nhìn chung hoàn toàn có thể áp dụng cho quả cam hoặc loại trái cây có múi khác sau khi có những hiệu chỉnh cần thiết.

Đại diện nhóm thực hiện đề tài cho biết, toàn bộ quy trình sản xuất các chế phẩm từ trái bưởi là sản phẩm của nghiên cứu khoa học nói trên đã hoàn thiện, sẵn sàng chuyển giao cho các đơn vị liên quan có nhu cầu.

Cụ thể, PGS.TS. Lê Trung Thiên khẳng định các sản phẩm phát triển từ đề tài phù hợp cho các công ty vừa và nhỏ khởi nghiệp, hoặc các công ty cùng ngành muốn mở rộng thêm ngành hàng. Đặc biệt, các mô hình sản xuất này cũng hoàn toàn phù hợp cho các hợp tác xã ở các địa phương có vùng trồng bưởi lớn", PGS.TS. Thiên thông tin thêm, "chưa hết, nguyên liệu bưởi là dồi dào, cũng như trái đầu vào để chế biến các sản phẩm nói trên không cần phải tròn đẹp mà chỉ cần đảm bảo tiêu chí về giá trị dinh dưỡng và an toàn, do đó vẫn đảm bảo nguồn trái bưởi có hình dạng đẹp để tiếp tục bán ra thị trường". Hay nói cách khác, các mô hình sản xuất sản phẩm từ quả bưởi nói trên giúp tăng thêm giá trị cho trái bưởi.

Cũng theo lời đại diện nhóm nghiên cứu, trong thời gian thực hiện đề tài, Đại học Nông Lâm và công ty Nonglamfood đã chế biến thử nghiệm, và giới thiệu một ít sản phẩm ra thị trường, trong đó một số đối tác đã lấy mẫu thử để giới thiệu cho khách hàng, trong nước lẫn quốc tế.

Ngày 08/9/2021, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM tổ chức tập huấn trực tuyến cho các quận huyện ứng dụng công nghệ GIS (hệ thống thông tin địa lý) để quản lý dịch bệnh Covid-19 và hỗ trợ người dân mua sắm trực tuyến.

Đây là hoạt động hỗ trợ của Sở KH&CN TP.HCM nhằm tiếp tục đồng hành cùng các quận huyện trong việc ứng dụng các công cụ, giải pháp, mô hình KH&CN phục vụ cho công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn.

Trước đó, Sở đã chuyển giao hệ thống GIS với 2 phần mềm ứng dụng là Thủ Đức Covid và Thủ Đức mua sắm cho TP. Thủ Đức và 11 quận huyện khác có nhu cầu sử dụng trong công tác phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn.

Hệ thống GIS do Trung tâm Ứng dụng Hệ thống Thông tin Địa lý (HCMGIS) thuộc Sở KH&CN TP.HCM nghiên cứu xây dựng và triển khai theo đặt hàng của TP. Thủ Đức, nhằm hỗ trợ cho việc quản lý tình hình dịch bệnh tại địa phương và hỗ trợ người dân trong tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện nay.

Tại buổi tập huấn, gần 50 cán bộ của các quận huyện như Bình Thạnh, Phú Nhuận, Tân Bình, Củ Chi, Nhà Bè,… được hướng dẫn cụ thể các bước sử dụng phần mềm Thủ Đức Covid và Thủ Đức mua sắm. Đây là một trong những công cụ hỗ trợ rất nhiều cho các địa phương cũng như người dân trong tình hình dịch bệnh hiện nay.

thgis

Demo và hướng dẫn các tính năng của ứng dụng Thủ Đức Covid. 

Với Thủ Đức Covid, các địa phương có thể dễ dàng quản lý, theo dõi, đánh giá tình dịch bệnh trên địa bàn. Cụ thể, chức năng bản đồ với các lớp dữ liệu, lớp diễn tiến Covid, lớp thống kê, giúp quản lý về số ca nhiễm, quản lý điểm phong tỏa, quản lý vùng cách ly, cung cấp các thông tin về địa điểm, địa chỉ lây nhiễm, sơ đồ lây nhiễm, thông tin cách ly, phong tỏa, điều trị, xét nghiệm... Trong đó, lớp thống kê gồm các biểu đồ thống kê rất chi tiết về các ca nhiễm, nơi làm việc của ca nhiễm, các thống kê về điểm phong tỏa, cách ly, biểu đồ phường có ca nhiễm Covid-19 cao, biểu đồ diễn tiến trường hợp F1, F2, nguồn lây nhiễm, vùng nguy cơ, xét nghiệm tầm soát,… Với chức năng quản trị hệ thống, người dùng được hướng dẫn chi tiết các tính năng quản lý ca bệnh, ca bệnh cùng nhà, phong tỏa, điểm cách ly y tế, khu cách ly, vùng cách ly, vùng an toàn, chốt kiểm soát, địa điểm, vùng nguy cơ; quản lý danh mục; quản lý file;…

Ứng dụng Thủ Đức mua sắm cập nhật dữ liệu các chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi trên địa bàn quận, huyện; cập nhật danh mục hàng hóa; tự động định vị vị trí người dùng, cung cấp thông tin của các cửa hàng mua sắm, lộ trình đi tới cửa hàng mua sắm, hoặc đặt hàng giao hàng, đặt hàng trực tuyến,… Khi người dùng truy cập, hệ thống sẽ định vị vị trí và đề xuất 20 cửa hàng gần nhất, hiển thị danh mục hàng hóa tại các cửa hàng, hiển thị thông tin về bán hàng trực tuyến, giao hàng tận nhà, tìm đường đi đến địa điểm mua sắm,… để người dùng lựa chọn. Ứng dụng này đã được triển khai ở TP. Thủ Đức để hỗ trợ người dân nơi đây mua hàng trực tuyến trong tình hình dịch Covid-19 hiện nay.

Đại diện HCMGIS cho biết, ứng dụng Thủ Đức mua sắm sẽ tiếp tục được cập nhật, tích hợp thêm tính năng để phù hợp với tình hình sử dụng thực tế tại các quận huyện. Cụ thể như cập nhật tính năng thông tin an sinh xã hội để người dân biết thông tin về các điểm phát hàng cứu trợ, từ thiện; các thông tin về trợ cấp an sinh xã hội, cộng đồng; quản lý hộ dân khó khăn được nhận trợ cấp; thông tin liên lạc phục vụ các nhu cầu hàng ngày của người dân về tiếp cận y tế, thuốc, thực phẩm, đi lại,… HCMGIS sẽ tiếp tục hỗ trợ, hướng dẫn sử dụng cho các quận huyện trong quá trình triển khai ứng dụng hai phần mềm này.

Lam Vân (CESTI)

Hạt dưa lưới F1 là sản phẩm từ đề tài khoa học vừa được Sở KH&CN TPHCM tổ chức nghiệm thu cho thấy các trường đại học, trung tâm nghiên cứu trên địa bàn TP hoàn toàn đủ năng lực đáp ứng nhu cầu phát triển lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao mà TPHCM đang hướng đến. 

Dưa lưới là loại trái cây được trồng nhiều bởi giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ rộng cùng thời gian trồng ngắn. Tại Việt Nam, các giống dưa lưới đang trồng chủ yếu được nhập từ Úc, Hà Lan, Israel, Nhật Bản, Đài Loan và Thái Lan. Ngoài ra, hiện nay một số công ty trong nước như Nông sinh Khang Nguyên, Tân Lộc Phát và Chánh Phong cũng đã sản xuất hạt giống dưa lưới F1, tuy nhiên nhu cầu về giống đối với dưa lưới vẫn lớn. Từ thực tế đó, Trung tâm Công nghệ Sinh học TPHCM (thuộc Sở NN&PN-NT TPHCM) nhận thấy cần chủ động thực hiện những nghiên cứu để chọn tạo ra các giống lai mới có chất lượng tốt để phục vụ cho sản xuất.

Với sự hỗ trợ từ Sở KH&CN TPHCM, Trung tâm Công nghệ Sinh học TPHCM đã khẩn trương thực hiện, hoàn thành nhiệm vụ khoa học và công nghệ "Lai tạo và khảo nghiệm một số tổ hợp lai dưa lưới (Cucumis melo L.) thích hợp canh tác trong nhà màng vùng Nam Bộ".

Mục tiêu của đề tài là chọn tạo được 1-2 giống dưa lưới F1 có năng suất cao (≥ 25 tấn/ha), chất lượng tốt (độ brix ≥ 11%), có khả năng sinh trưởng và kháng bệnh tốt, thịt quả cứng, màu thịt quả cam hoặc trắng xanh.

Độ brix biểu thị phần trăm tổng hàm lượng các chất rắn hòa tan trong 100g dung dịch. Một dung dịch có độ brix bằng 10%, tức cứ 100g dung dịch chứa 10g chất rắn hòa tan và 90g nước.

ThS. Đoàn Hữu Cường, chủ nhiệm đề tài cho biết, kết quả của nhiệm vụ cũng đáp ứng yêu cầu canh tác nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phục vụ chương trình giống cây, giống con chất lượng cao mà TPHCM đặt ra, từ đó góp phần đa dạng sản phẩm dưa lưới trên thị trường nội địa, đề tài còn bổ sung giống mới vào sản xuất, đa dạng nguồn nguyên liệu dưa lưới trong nước, cung cấp nguồn vật liệu cho công tác sản xuất thương mại và tạo giống ưu thế lai.

600 gam hạt F1

Sau hai năm nghiêm túc nghiên cứu triển khai các hoạt động lai tạo, trồng khảo nghiệm cơ bản tại TPHCM và An Giang, nhóm thực hiện nhiệm vụ đã chọn ra được hai tổ hợp lai (THL) dưa lưới tốt nhất với mã số THL 01 và THL 08 để tổ chức khảo nghiệm sản xuất (vụ Hè Thu 2020), cũng như sản xuất hạt lai F1 (600 gam), khảo nghiệm DUS với các giống đối chứng (vụ Đông Xuân và vụ Xuân Hè năm 2021) và đăng ký bảo hộ giống cho hai THL nói trên.

dluoi

Ths. Đoàn Hữu Cường giới thiệu sản phẩm hoàn thiện của đề tài là 600 gam hạt giống F1 và quả dưa lưới trồng thành phẩm.

Môi trường thực hiện trồng khảo nghiệm cơ bản và khảo nghiệm sản xuất được triển khai ngay tại một số đơn vị chuyên trồng dưa lưới có trang bị nhà màng và hệ thống tưới nhỏ giọt. Dưa lưới khảo nghiệm được trồng trên giá thể (mụn xơ dừa), bón phân kết hợp qua đường nước tưới.

Báo cáo tại buổi nghiệm thu nhiệm vụ được Sở KH&CN TPHCM tổ chức vào trung tuần tháng 6/2021, ThS. Đoàn Hữu Cường cho biết, qua hàng loạt quy trình đánh giá và giám định, hai giống dưa lưới F1 là sản phẩm của đề tài được xác định có chất lượng đảm bảo tiêu chuẩn đúng giống, sạch bệnh, hạt giống không bị dị dạng, tỷ lệ nảy mầm ≥ 95%, độ sạch ≥ 98%, ẩm độ ≤ 10%.

Về chất lượng, so với giống đối chứng Chánh Phong - TL3 (là giống dưa lưới được bán nhiều nhất hiện nay), hai giống dưa lưới F1 được chọn là hai tổ hợp lai THL 01 và THL 08 cho năng suất ổn định, lần lượt ở mức 35-40 và 30-33 tấn/hécta, so với 30,31-33,94 tấn/hécta của giống TL3.

Ngoài ra, kết quả thống kê được nhóm nghiên cứu ghi nhận từ thực tế trồng khảo nghiệm cơ bản và khảo nghiệm sản xuất cũng đã cho thấy hai THL 01 và 08 ít bệnh sương mai, phấn trắng và virus. Sản phẩm thu hoạch có dạng quả oval, trọng lượng quả lớn, vỏ quả xám, lưới nhiều, thịt quả màu cam (THL01) hay trắng xanh (THL08), thịt quả rất giòn, ngọt, bảo quản lâu, thích hợp cho vận chuyển xa, độ đồng đều cao. Hai THL dưa lưới được chọn cũng có số ngày thu hoạch dao động trong khoảng 73-75 ngày, tương đồng với mức 74-75 ngày ở giống đối chứng TL3. Về tiêu chí độ brix, THL 01 và 08 đạt mức trên 12,5% và 15%, vượt yêu cầu đề ra.

Kế thừa nghiên cứu cơ sở

Được biết, nhóm nghiên cứu đã tiến hành chọn tạo 8 dòng thuần dưa lưới ưu tú theo phương pháp phả hệ từ 8 giống dưa lưới F1 là Taka, Khang Nguyên, Caribbean Gold RZ, Stripe, AMS, DL34-428, Bảo Khuê, Sunsweet.

Để chọn được các dòng thuần, nhóm nghiên cứu đã kế thừa nghiên cứu ở cấp cơ sở của chính tác giả Đoàn Hữu  Cường và nhóm cộng sự tại Trung tâm Công nghệ Sinh học TPHCM là Nghiên cứu chọn tạo dòng thuần và phát triển giống dưa lưới F1, phục vụ chương trình giống mới của TPHCM, hoàn thành năm 2017.

Ngoài ra, theo quy định của ngành nông nghiệp, để có cơ sở chọn được hai giống dưa lưới tương ứng và tiến hành trồng sản xuất hạt giống F1, nhóm nghiên cứu cũng tổ chức trồng khảo nghiệm DUS (vụ Đông Xuân và Xuân Hè năm 2021) với THL 01 và THL 08. 

dluoi1

Khu vực trồng dưa lưới lấy hạt F1 tại Trung tâm Công nghệ TPHCM

Th.S Cường cho biết, có tổng cộng 68 chỉ tiêu tính trạng được đánh giá theo Quy chuẩn quốc gia về khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định, trong đó một số tính trạng chính được đề cập trong Quy chuẩn khảo nghiệm của Liên minh quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới về dưa lưới công bố năm 2014.

Các kết quả cho thấy, các tính trạng của THL 01 và 08 khác biệt so với các giống đối chứng, không thay đổi qua mùa vụ nên hoàn toàn đạt tiêu chuẩn để được chọn làm giống cây trồng mới, sẵn sàng đưa vào sản xuất trên quy mô lớn phục vụ sản xuất nông nghiệp.

DUS (Distinctness, Uniformity and Stability) là khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống cây trồng.

Nhận định về tính hiệu quả đề tài, ThS. Đoàn Hữu Cường cho biết hạt giống dưa lưới lai F1 của đề tài với giá sản xuất từ 500 - 700 đồng/hạt, thấp hơn rất nhiều so với hạt giống nhập nội.

"Với toàn bộ quy trình và bộ tài liệu là sản phẩm của đề tài, Trung tâm Công nghệ Sinh học TP cũng như đơn vị được nhận chuyển giao hoàn toàn có thể chủ động thực hiện việc lai tạo hai giống dưa lưới nói trên từ 8 giống dưa lưới thông dụng hiện nay phục vụ cho thị trường", ThS. Cường chia sẻ, "Ngoài ta, chúng tôi mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ về kinh phí, nguyên vật liệu từ các đơn vị liên quan để trong thời gian tới có thể triển khai ý tưởng nghiên cứu chọn tạo giống dưa lưới F1 có dạng quả tròn, ruột cam, thịt quả giòn và ngọt đang được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng, chọn mua".

 

 

Ở vòng Chung kết, dự kiến tổ chức vào ngày 13/9/2021, các nhóm dự thi sẽ trình bày trước Hội đồng và nhà đầu tư. 10 giải pháp đổi mới sáng tạo xuất sắc sẽ được hỗ trợ tiền mặt 10 triệu đồng/giải, đồng thời sẽ được vinh danh trong Tuần Lễ Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021 - WHISE 2021

20hiscovid

Ở vòng Bán kết, Hội đồng chuyên gia Chương trình Tìm kiếm và kết nối giải pháp đổi mới sáng tạo ứng phó Covid-19 tại Thành phố năm 2021 đã thẩm định, phản biện để chọn ra 20 giải pháp sáng tạo, công nghệ đồng hành sâu cùng chương trình.

Sở Khoa học và Công nghệ TP. HCM trân trọng chúc mừng 20 giải pháp đổi mới sáng tạo lọt vào Chung kết HIS-COVID 2021, gồm:

- Dự án 1: rtWork - Hệ thống Công nghệ vận hành quản trị số hóa
- Dự án 2: Giải pháp kiểm soát covid qua nước thải bảo vệ vùng xanh, nhà máy sản xuất sử dụng hố ga Thuận Thiên và dụng cụ xét nghiệm cầm tay
- Dự án 3: COVIDPASS.VN - Chứng nhận số xét nghiệm COVID-19 trên nền tảng công nghệ Blockchain
- Dự án 4: Tủ bảo quản vắc xin
- Dự án 5: T-Check: Thiết bị khai báo y tế và kiểm soát ra vào
- Dự án 6: Giải pháp quản lý đô thị CyHome
- Dự án 7: Miguards Tracking – Giải pháp quản lý vị trí công nhân/ bảo vệ/ bệnh nhân
- Dự án 8: Tủ sát khuẩn tự động đa năng PPS - TSK01
- Dự án 9: mCare - Theo dõi sức khỏe F0 24/7 qua vòng đeo
- Dự án 10: Giải pháp lọc và diệt khuẩn không khí chống Covid sử dụng công nghệ MESP (Vi tĩnh điện)
- Dự án 11: Ứng dụng phác đồ Đông y xử trí sớm Covid-19
- Dự án 12: Thiết bị khử trùng khử khuẩn không gian kín (có khả năng diệt Sars-CoV2)
- Dự án 13: SOSmap.net
- Dự án 14: 1022 COVID Chat
- Dự án 15: Công nghệ nano và tinh chế hoạt chất từ dược liệu ứng dụng trong các sản phẩm phòng chống SARS-COV-2
- Dự án 16: Bản đồ Covidmaps hỗ trợ phòng chóng dịch bệnh COVID-19
- Dự án 17: WeShare.asia
- Dự án 18: Nghiên cứu, tổng hợp chế phẩm phòng và điều trị COVID-19 bằng công nghệ nano xanh kết hợp chấm lượng tử.
- Dự án 19: Sàng lọc vi khuẩn đường ruột kháng kháng sinh carbapenem
- Dự án 20: NT01 - Nền tảng mã QR kiểu mới

Tất cả dự án tham dự vòng Chung kết đều có cơ hội nhận được các gói đầu tư cho giai đoạn tiếp theo. Các giải pháp đổi mới sáng tạo của startup hay đang trong giai đoạn dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nếu có nhu cầu được hỗ trợ tiếp sẽ được tạo điều kiện đăng ký tham Chương trình Speedup của Sở Khoa học & Công nghệ TP.HCM với kinh phí hỗ trợ lên đến 2 tỷ đồng. Riêng những doanh nghiệp có giải pháp xuất sắc sẽ được ưu tiên xem xét để được công nhận là doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

Các giải pháp đổi mới sáng tạo xuất sắc, có tính hiệu quả cao cũng sẽ được Sở KH&CN TP.HCM giới thiệu cho UBND Thành phố, các Sở ban ngành, quận – huyện và Hiệp hội doanh nghiệp Thành phố để triển khai đến các đối tác có nhu cầu.

Chương trình “Tìm kiếm và kết nối giải pháp đổi mới sáng tạo ứng phó dịch COVID-19 tại TP.HCM năm 2021 - HCMC Innovative Solution - COVID 2021 (HIS-COVID 2021) được Sở Khoa học & Công nghệ TP.HCM khởi xướng và tổ chức, triển khai thực hiện bởi Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Khởi nghiệp (BSSC) – là đơn vị uy tín hàng đầu trong lĩnh vực hỗ trợ khởi nghiệp trên cả nước với nhiều hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp chuyên sâu với mong muốn trở thành nơi giao thoa và chuyển giao mọi kinh nghiệm, kiến thức và nguồn lực hữu ích từ các cá nhân, tổ chức trong và ngoài phạm quy quốc gia để tạo nền tảng bền vững cho quá trình khởi nghiệp của Startup Việt Nam.

HIS-COVID 2021 tìm kiếm các giải pháp đổi mới sáng tạo hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp tại TP.HCM ứng phó dịch bệnh COVID-19 năm 2021, từ đó truyền thông và giới thiệu các giải pháp đổi mới sáng tạo đã có sản phẩm hoàn thiện và sẵn sàng chuyển giao cho Chính quyền Thành phố, Sở ban ngành và các hiệp hội doanh nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh, góp phần giúp thành phố ứng phó với dịch COVID-19. Đồng thời, hỗ trợ hình thành và phát triển nền tảng dữ liệu về các công nghệ và giải pháp đổi mới sáng tạo hỗ trợ ứng phó đại dịch COVID-19 của cộng đồng doanh nghiệp đóng góp cho TP.HCM.

Hoàng Kim (CESTI)

 


Bản quyền © 2018 Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
Thiết kế và phát triển bởi HCMGIS
Tổng số truy cập: 11537353