SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Các học sinh sẽ được tham gia nhiều hoạt động rèn luyện tư duy mới, ứng dụng giáo dục STEM, phát triển kỹ năng của công dân thời đại 4.0.

 

Những mục tiêu này được 16 tổ chức giáo dục cam kết thực hiện khi họ ký kết liên minh giáo dục 4.0 trong khuôn khổ Tuần lễ đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp TP.HCM (WHISE) lần 3 năm 2019.

Theo bà Phạm Hải Yến, Sáng lập Liên minh giáo dục 4.0, sứ mệnh của tổ chức là nhằm chuyển hóa, đổi mới căn bản giáo dục theo hướng phù hợp với xu thế của thế giới. Ứng dụng công nghệ vào giáo dục, kết nối với doanh nghiệp, tạo lập tư duy khởi nghiệp, truyền thông là những công việc mà liên minh sẽ cùng bắt tay nhau thực hiện trong thời gian tới.

“Chúng tôi coi mỗi học sinh là một hạt gạo nhỏ bé. Hạt gạo nhìn vẻ bề ngoài không bóng bẩy, đẹp đẽ như nhiều loại hạt khác. Và nó cũng có số lượng quá lớn và ai cũng có thể sử dụng hằng ngày. Nhưng chính những đặc điểm đó là điều mà chúng tôi nghĩ mình cần phải ươm mầm, vun xới cho những hạt bé nhỏ này, vì tương lai đất nước”- bà Yến chia sẻ.

lketgiaoduc40

Bà Nguyễn Hải Yến (hàng ngồi, bìa phải) cùng các tổ chức khác đã ký kết thành lập Liên minh giáo dục 4.0 tại TP.HCM. Ảnh: Hà Thế An.

Theo đó, tổ chức “lâm thời” của Liên minh giáo dục 4.0 sẽ có sự tham gia của 16 đơn vị giáo dục, các nhà trường. Hoạt động chính của liên minh sẽ bám theo ba trụ cột có mối quan hệ tương hỗ chặt chẽ với nhau gồm: phát triển năng lực cho học sinh, giáo viên (thông qua hội thảo quốc tế, xây dựng chương trình đào tạo hướng đến tính sáng tạo); Tư vấn giải pháp (xây dựng các mô hình về quản lý, phát triển hạ tầng công nghệ, trao đổi chuyên môn); Thúc đẩy hệ sinh thái (Kết nối trường học - doanh nghiệp - cộng đồng) và hợp tác với các quốc gia khu vực Đông Nam Á.

Bắt đầu từ tháng 11/2019, Liên minh giáo dục 4.0 sẽ tổ chức các hoạt động cụ thể tại các trường học dành cho học sinh và giáo viên. Đó là các hội thảo về xu hướng giáo dục tại Phần Lan, Singapore, Israel... cũng như hướng tuyển dụng trong tương lai của doanh nghiệp.

Tháng 12/2019, Liên minh sẽ tổ chức các chương trình đối thoại về các mục tiêu phát triển bền vững ứng dụng công nghệ với sự tham gia của Quest Ventures (Qũy đầu tư của Singapore). Các chương trình giới thiệu công nghệ mới như Blockchain, IoT, AI, Big data… được giới thiệu và chia sẻ về sức ảnh hưởng của công nghệ tới giáo dục.

Tháng 01/2020, các chương trình ứng dụng công nghệ vào trường học như thư viện thông minh, phần mềm quản lý giáo dục, không gian làm việc sáng tạo… sẽ được triển khai.

Tháng 02/2020, các chương trình ngoại khóa về làm thí nghiệm sáng tạo, học làm robot sẽ được triên khai sâu rộng đến các cơ sở giáo dục.

“Khẩu hiệu của chúng tôi là “Future Ready Education” kiến tạo một hệ sinh thái hỗ trợ cho giáo dục sẵn sàng cho tương lai ở Việt Nam”- bà Yến cho biết.

 
Hơn 150 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong nước và quốc tế tham dự triển lãm giới thiệu công nghệ và sản phẩm khởi nghiệp tại Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp TPHCM (WHISE 2019) vừa được tổ chức. Đây là năm thứ 3 liên tiếp, sự kiện này được UBND TPHCM phối hợp với Đại sứ quán Phần Lan tại Việt Nam chủ trì, Sở KH-CN và Thành đoàn TPHCM phối hợp thực hiện.
 
khcnsggp

Giới thiệu Hệ thống giám sát thông minh tại WHISE 2019

Nhiều hoạt động mới

Năm nay, với sự tham gia của Thành đoàn TPHCM, chuỗi các sự kiện hỗ trợ đối tượng là học sinh, sinh viên của các trường đại học, cao đẳng cũng được chú trọng tổ chức, như hoạt động cộng đồng kết nối sinh viên 2019 với chủ đề “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong kỷ nguyên số”; hội thảo “Mô hình hoạt động và vận hành câu lạc bộ khởi nghiệp sáng tạo cho sinh viên tại các trường đại học”; các hoạt động hưởng ứng WHISE 2019 của Trung tâm Phát triển KHCN trẻ - Thành đoàn, với: Chuyến xe tri thức, Sân chơi robot, Cuộc thi vẽ tranh sáng tạo, Cuộc thi chụp ảnh sáng tạo… thu hút đông đảo học sinh tham gia. Ngoài ra, còn có Cuộc thi MakeX Robotics Competition 2019.

Đây là cuộc thi Robot toàn cầu, được tổ chức hàng năm, quy tụ hơn 350 đội dự thi trên toàn thế giới. MakeX Robotics thúc đẩy phương pháp giáo dục liên môn khoa học và công nghệ nhằm truyền cảm hứng cho các bạn nhỏ từ 8 - 14 tuổi tìm hiểu học tập STEAM Khoa học (Science), Công nghệ (Technology), Kỹ thuật (Engineering), Nghệ thuật (Art) và Toán học (Mathematics). Thông qua cuộc thi, các bạn nhỏ có thể áp dụng các trải nghiệm kiến thức vào việc giải quyết vấn đề thực tế trong cuộc sống…

Triển lãm sản phẩm và công nghệ của các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong nước và quốc tế luôn là nơi thu hút cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo tham gia và trải nghiệm những giải pháp công nghệ và sản phẩm mới từ các startup của TPHCM. Các lĩnh vực tham gia triển lãm gồm: công nghệ thông tin, chuyển đổi số, thương mại điện tử, nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ cao, công nghệ in 3D, công nghệ sinh học… với sự tham gia của hơn 150 doanh nghiệp trong nước và một số nước như Hàn Quốc, Ireland, Thụy Điển, Thái Lan, Singapore… Đặc biệt ở lĩnh vực chuyển đổi số với số doanh nghiệp khởi nghiệp đăng ký chiếm tỷ lệ 45% tổng số startups tham gia triển lãm đợt này - lĩnh vực được quan tâm nhiều nhất trong năm 2019. Sự kiện này đồng thời mở ra cơ hội giao lưu kết nối các doanh nghiệp TPHCM với các sản phẩm của một số startup nước ngoài.

Thể hiện cam kết

“WHISE 2019 tập hợp những mô hình khởi nghiệp thành công để giới thiệu đến cộng đồng, kết nối các nguồn lực xã hội, tôn vinh các tập thể, cá nhân có đóng góp tích cực vào hoạt động khởi nghiệp sáng tạo; qua đó thúc đẩy hơn nữa hoạt động khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn thành phố trong thời gian tới. Sự kiện này còn thể hiện rõ cam kết của chính quyền thành phố trong việc kiến tạo, hỗ trợ và đồng hành cùng cộng đồng khởi nghiệp, sớm đưa TPHCM trở thành thành phố của đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trong cả nước và khu vực”, ông Nguyễn Việt Dũng, Giám đốc Sở KH-CN TPHCM, đánh giá.

TPHCM đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, góp phần trong việc đưa nước ta tiếp tục tăng 3 bậc trong Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (đạt vị trí 42/129 quốc gia năm 2019), tăng 10 bậc về Năng lực cạnh tranh toàn cầu (đạt thứ hạng 67/141 quốc gia năm 2019), đứng thứ 3 Đông Nam Á về số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo với lượng vốn đầu tư tăng 3 lần trong năm qua - đạt gần 900 triệu USD.

Với vai trò như vậy, Ban Tổ chức WHISE 2019 nhận định: “Tiếp tục duy trì và phát huy các thành tựu trên, thành phố xác định mô hình phát triển bền vững theo hướng kinh tế tri thức và tăng trưởng xanh dựa trên nền tảng đổi mới sáng tạo. Trong năm qua, với định hướng xây dựng TPHCM trở thành đô thị thông minh và đô thị sáng tạo, thành phố đã ban hành và triển khai nhiều chương trình và kế hoạch hành động, với những nhiệm vụ và giải pháp cụ thể, đồng bộ… nên các hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo sẽ góp phần không nhỏ vào hoạt động chung của thành phố và dần dần sẽ tạo ra những giá trị mới”.

Theo ông Nguyễn Việt Dũng, các hoạt động hỗ trợ đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp của TP trong thời gian qua đã góp phần tăng cường năng lực và sự liên kết - hợp tác giữa các thành phần trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của thành phố; tạo sức lan tỏa mạnh từ cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo đến toàn xã hội, chính sách hỗ trợ đã tác động đầy đủ vào các giai đoạn của quá trình khởi nghiệp sáng tạo, mở rộng hoạt động hợp tác quốc tế giúp xác định mô hình hỗ trợ khởi nghiệp có hiệu quả và hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo thành phố vươn xa hơn.

BÁ TÂN - SGGP

Với sự tham gia của gần 100 đội thi trên khắp cả nước, cuộc thi MakeX Robotics Competition đã tìm ra các liên minh thắng giải – đại diện Việt Nam thi đấu quốc tế tại Trung Quốc vào cuối tháng 11/2019.

 

Sau 2 ngày tranh tài đầy kịch tính, cuộc thi MakeX Robotics Competition 2019 tại Việt Nam với ba vòng thi, cùng sự tham gia của gần 100 đội thi, đến từ các trường tiểu học và trung học cơ sở trên khắp cả nước đã tìm ra những đội xuất sắc nhất của cuộc thi năm nay.

makeX

Bà Chu Vân Hải - Phó giám đốc Sở KHCN TP.HCM trao giải nhất cho 2 đội vào ngày 19/10.

Kết quả chung cuộc, 2 giải Nhất được trao cho đội XE152004 với 2 thành viên Võ Trọng Quang Huy - Châu Vũ Cao Thắng và đội XE152095 gồm Nguyễn Khắc Duy Anh - Trương Ngô Gia Bảo

2 giải Nhì thuộc được trao cho đội XE152009: Huỳnh Vũ Anh Khoa - Mai Anh Kiệt và đội XE152011: Bùi Huy Cường - Lê Minh Duy

Và giành giải 3  của cuộc thi hôm nay là Đội XE152103: Nguyễn Việt Anh và đội XE152101: Kha Minh Bảo - Mai Kim Ngân.

maxx

8 bạn trẻ đoạt giải Nhất và Nhì sẽ đại diện Việt Nam đi thi MakeX Robotics Competition toàn cầu, được tổ chức hàng năm và quy tụ hơn 350 đội dự thi trên toàn thế giới tại Quảng Châu vào cuối Tháng 11/2019, và được tài trợ toàn bộ chi phí ăn ở, di chuyển ở nội địa Trung Quốc bởi hãng MakeBlock.

Với chủ đề “Chiến binh bảo vệ thành phố - The City Guardian”, MakeX Robotics Competition 2019 tại Việt Nam thử thách học sinh trong việc lập trình robot để thực hiện các nhiệm vụ nhằm giải quyết tình hình ô nhiễm trong thành phố. Thông qua đó, các bạn nhỏ có thể áp dụng các trải nghiệm kiến thức vào trong việc giải quyết vấn đề thực tế, đồng thời rèn luyện tinh thần làm việc nhóm và tư duy sáng tạo.

Công ty Cổ phần Giáo dục KDI, phối hợp cùng Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh, là đơn vị tổ chức chính thức của cuộc thi MakeX Robotics Competition 2019 tại Việt Nam. Sự kiện này cũng đồng thời là một trong những hoạt động chính của Tuần lễ Đổi mới Sáng tạo và Khởi nghiệp TP. Hồ Chí Minh 2019 (WHISE 2019) – sự kiện về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp thường niên và lớn nhất trong năm của TPHCM.  

 

Với 160 startup, trong đó có 15 startup Hàn Quốc, WHISE đã tạo ra một không khí lễ hội tại TP.HCM khi có tới 5000 khách tham dự, tăng 43% so với năm ngoái.

Tuần lễ đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp TP.HCM năm 2019 (WHISE) đã chính thức khép lại vào trưa 19/10 sau gần một tuần lễ diễn ra với 32 sự kiện lớn nhỏ. Đây được xem là sự kiện thường niên lớn nhất dành cho cộng đồng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TP.HCM.

Theo công bố từ Ban tổ chức, đã có hơn 5.000 khách tham dự các sự kiện, tăng 43% so với năm ngoái. Có 160 startup, trong đó có 15 startup Hàn Quốc tham gia triển lãm, giới thiệu sản phẩm, tăng 30% so với WHISE năm 2018. Ở sự kiện gọi vốn, có 15 quỹ đầu tư quốc tế từ Singapore, Indonesia, Hàn Quốc đã được kết nối với 35 startup tại TP.HCM.

whisebm

WHISE có sự tham gia của hơn 5000 người, trong đó có nhiều khách quốc tế.

Không những thế, có hơn 100 nhà đầu tư và quỹ đầu tư đã tham gia và chia sẻ nhiều câu chuyện bổ ích cho cộng đồng khởi nghiệp. Giải thưởng Giải thưởng Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp TP.HCM I-Star 2019 đã vinh danh 40 tổ chức, doanh nghiệp hoạt động tích cực trong hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại TP.HCM. Trong đó, Ban tổ chức đã trao phần thưởng cho 12 đơn vị tiêu biểu với 50 triệu đồng/giải cho 4 hạng mục.

Lê Yên Thanh, CEO BusMap (giải thưởng I- Star nhóm 1 dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo) chia sẻ, tham gia WHISE và giành được giải thưởng này là cơ hội để dự án được quảng bá và chứng minh được những giá trị cho cộng đồng. Busmap từ một sản phẩm của sinh viên và bây giờ đã phát triển thành doanh nghiệp khởi nghiệp. Hiện tại Busmap đang dẫn đầu thị trường với ứng dụng Mobile về giao thông công cộng ở Việt Nam, đạt hơn 1 triệu lượt tải, có 400.000 người dùng thường xuyên mỗi tháng.

“Từ nền tảng ứng dụng di động giúp mọi người có thể tìm kiếm tuyến đường khi di chuyển bằng xe buýt. Sắp tới, nhóm sẽ phát triển các tính năng khác như kết nối với các phương tiện công cộng khác như taxi, xe ôm công nghệ, metro số 1 (trong tương lai) để tạo dựng văn hóa sử dụng phương tiện giao thông công cộng cho người dân trước áp lực của việc gia tăng các loại hình xe cá nhân”- Thanh chia sẻ.

whise1

Ông Nguyễn Việt Dũng, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM chụp hình lưu niệm với nhóm dự án Gần Nhà - startup đoạt giải I-Star ở nhóm 1. Ảnh: Hà Thế An.

Ngoài ra, WHISE cũng đã tổ chức hàng loạt các hoạt động ký kết nhằm “liên minh” các tổ chức trong hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại TP.HCM như việc ký kết liên minh giáo dục 4.0 nhằm phát huy nguồn lực của các tổ chức giáo dục, trường học, viện nghiên cứu giáo dục. Các liên minh này nhằm tạo ra các hoạt động giáo dục mang tính sáng tạo, rèn luyện kỹ năng cho học sinh trong thời đại mới, phát triển giáo dục STEM…

Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM cũng đã chủ trì và tham gia ký kết về việc liên kết các phòng thí nghiệm tại TP.HCM với 23 thành viên nhằm chia sẻ nguồn lực cơ sở vật chất, con người để phục vụ nghiên cứu khoa học, cũng như hỗ trợ khởi nghiệp tốt hơn.

 

Đây là năm thứ hai giải thưởng I-Star được tổ chức nhằm tôn vinh các tổ chức, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp của TP.HCM.

Sáng nay, Lễ công bố và trao giải thưởng Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp TP.HCM I-Star 2019 đã diễn ra tại Riverside Palace (quận 4, TPHCM). Sự kiện nằm trong khuôn khổ Tuần lễ đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp TP.HCM WHISE 2019.

11h00: Sự kiện kết thúc.

10h55: Bế mạc Lễ công bố và trao thưởng Giải thưởng Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp TP.HCM 2019 I-Star 2019.

Lễ trao Giải thưởng Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp TP.HCM 2019 - 1

Các nhóm đoạt giải chụp ảnh lưu niệm với Ban Tổ chức

Lễ trao Giải thưởng Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp TP.HCM 2019 - 2

Từ trái qua: Ông Nguyễn Phương Nam - Trưởng phòng kinh tế Quận 3, ông Nguyễn Việt Dũng - Giám đốc Sở KH&CN TP.HCM, ông  Phạm Đăng Khoa - Hiệu trưởng trường THCS Lê Quý Đôn

Lễ trao Giải thưởng Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp TP.HCM 2019 - 3

Ts Phạm Đăng Khoa - Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn (phải)

Ts Phạm Đăng Khoa - Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn nói với Khám phá: là một giải thưởng rất quan trọng, I-Star đã thổi một luồng gió mới cho việc ứng dụng công nghệ giải quyết những nhu cầu trong cuộc sống.

“Giải tưởng này là nguồn động viên lớn với nhà trường, với các thầy cô giáo, học sinh và phụ huynh, đồng thời lan tỏa tinh thần đổi mới sáng tạo trong ngành giáo dục, phát triển kỹ năng Công dân toàn cầu cho các em học sinh”, TS Khoa nói.

Lễ trao Giải thưởng Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp TP.HCM 2019 - 4

TS Nguyễn Hải An - Giám đốc Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao AHBI

TS Nguyễn Hải An, Giám đốc Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao AHBI, bày tỏ: “Giải thưởng I-Star nhằm tôn vinh cá tổ chức cá nhân trong hoạt động ươm tạo. Đây là sự quan tâm của lãnh đạo thành phố, của cộng đồng đổi mới sáng tạo đối với những nỗ lực của chúng tôi. Giải thưởng này sẽ là động lực để chúng tôi tiếp tục hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp trong tương lai”.

Lễ trao Giải thưởng Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp TP.HCM 2019 - 5

Anh Nguyễn Trung Khánh và đội ngũ nhân viên của gannha.com

Chia sẻ sau khi nhận giải thưởng I-Star 2019, hạng mục Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, anh Nguyễn Trung Khánh, CEO gannha.com, bày tỏ niềm vinh dự và tự hào khi được tham gia vào quá trình phát triển Thành phố thông minh tại TP.HCM

"Giải thưởng là một bệ phóng cho doanh nghiệp vì dám mạnh dạn thay đổi lối tư duy cũ để bước vào kỷ nguyên công nghệ", anh Trung bày tỏ.

10h50: Công bố danh hiệu Gian hàng Triển lãm công nghệ và sản phẩm khởi nghiệp được yêu thích nhất. Danh hiệu này do khách tham quan bình chọn. 

Lễ trao Giải thưởng Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp TP.HCM 2019 - 6

5 gian hàng triển lãm được yêu thích nhất tại Triển lãm công nghệ và sản phẩm khởi nghiệp

10h40: Ông Nguyễn Việt Dũng và ông Nguyễn Anh Thi trao giải thưởng cho 3 dự án xuất sắc nhất nhóm 1. Đây là các Doanh nghiệp nhỏ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vừa được thành lập để thực hiện ý tưởng kinh doanh trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh.

Lễ trao Giải thưởng Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp TP.HCM 2019 - 7

Ba doanh nghiệp đạt giải trong nhóm này gồm: Công ty TNHH BusMap; Công ty Cổ phần 689Cloud, Công ty Cổ phần Công nghệ TK25.

1. Ứng dụng hỗ trợ đi xe buýt tại TP.HCM (BusMap)

Xuất phát từ Giải nhất Tin học trẻ Tp Hồ Chí Minh, BusMap sở hữu tính năng chỉ đường đi xe buýt thông minh với thuật toán được tác giả tự phát triển, giúp tối ưu hóa cho riêng hệ thống xe buýt tại Việt Nam cũng như tiết kiệm chi phí vận hành cho sản phẩm. 

Tính đến nay, BusMap đã được triển khai cho người đi xe buýt tại TP.HCM được hơn 5 năm với sự hỗ trợ thông tin từ Sở GTVT TP.HCM. Hiện tại Busmap đang dẫn đầu thị trường với ứng dụng Mobile về giao thông công cộng ở Việt Nam, đạt hơn 1 triệu lượt tải, có 400.000 người dùng thường xuyên mỗi tháng. Ứng dụng được người dân đánh giá cao và thường xuyên được giới thiệu cho bạn bè sử dụng.

Lễ trao Giải thưởng Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp TP.HCM 2019 - 8

Ông Nguyễn Việt Dũng, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM và ông Nguyễn Anh Thi - Giám đốc Khu Công nghệ Phần mềm ĐHQG-HCM

2. Nền tảng bảo mật và quản lý dữ liệu số "nội địa" cho Doanh nghiệp Việt (689Cloud)

689Cloud trang bị công nghệ bảo mật IRM với chức năng bảo mật được đính kèm trên mỗi tài liệu. Cho dù tài liệu đã chia sẻ, hay bị đánh cắp, thì chỉ những người dùng được cấp quyền mới có thể xem tài liệu. Công nghệ bảo mật IRM (nhóm tự phát triển) cho phép kiểm soát tài liệu mọi lúc mọi nơi, thu hồi quyền truy cập tài liệu ngay cả khi đã được chia sẻ.

Doanh nghiệp đã có doanh thu và thu hút được vốn đầu tư từ: Việt nam: Vietnam Silicon Valley (VSV): 20.000 USD; Singapore: ICE71 (Singtel & NUS): 30.000 USD.

3. Nền tảng kinh doanh O2O kiểu mới, điều hướng người mua đến điểm bán thương hiệu chính chủ gần nhất (gannha.com)

Chức năng chính của ứng dụng gannha.com giúp điều hướng “Tìm kiếm - Nhận biết - Mua ngay" các sản phẩm, dịch vụ Chính chủ thuộc 05 ngành hàng: Bán lẻ, Việc làm, Mặt bằng kinh doanh, Vận tải - Vận chuyển & Du lịch, Giải trí - Làm đẹp. Hiện nền tảng này có hơn 100.000 điểm bán của 1.300 thương hiệu chính chủ, hơn 7.500 chương trình giới thiệu sản phẩm mới được cập nhật liên tục trên nền tảng gannha.com. Ứng dụng này đã và đang được người tiêu dùng đón nhận thể hiện qua số lượng gần 10.000 lượt cài đặt sử dụng trên 02 nền tảng di động Android & iOS với lượng tương tác thường xuyên mỗi ngày gần 25%.

10h37: Công bố 9 đề cử nhóm 1: Doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Lễ trao Giải thưởng Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp TP.HCM 2019 - 9

Ông Nguyễn Việt Dũng, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM - Trưởng ban Tổ chức Giải thưởng, và ông Nguyễn Anh Thi - Giám đốc Khu Công nghệ Phần mềm ĐHQG-HCM, trao Biểu trưng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo vào vòng chung kết.

Danh sách nhóm 1 - Doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo:

1. BusMap - Ứng dụng hỗ trợ đi xe buýt tại Tp. HCM

2. Saigon Home Service: Dịch vụ vệ sinh căn hộ chuẩn khách sạn

3. ITS: Ứng dụng năng lượng mặt trời với công nghệ sấy động

4. Gannha.com: Nền tảng kinh doanh O2O kiểu mới, hoàn chỉnh quá trình mua hàng đến sản phẩm thương hiệu chuỗi chính chủ gần nhất

5. Ứng dụng Agridential: Nâng tầm sản phẩm nông nghiệp bằng công nghệ Blockchain

6. Công ty Nông nghiệp Công nghệ cao Thanh Bình: Làm nông nghiệp đô thị dễ dàng hơn

7. Công ty cơ khi xây dựng và thương mại Tiên Tiến: Đầu tư sử dụng điện mặt trời trong hoạt động kinh doanh

8. GaraSTEM: Nhà tiên phong trong sản xuất sản phẩm giáo dục STEM

9. 689Cloud: Nền tảng bảo mật và quản lý dữ liệu số "nội địa" cho Doanh nghiệp Việt

10h30: Công bố và trao giải thưởng cho 3 bài thi xuất sắc của nhóm 2

Lễ trao Giải thưởng Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp TP.HCM 2019 - 10

Ba giải pháp đổi mới sáng tạo đạt giải trong nhóm này gồm: Đổi mới sáng tạo với mô hình STEAM của trường THCS Lê Quý Đôn; KDI - Đổi mới sáng tạo bắt đầu từ giáo dục của Công ty Cổ phần Giáo dục KDI; Quy trình liên thông cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và thuế tại Quận 3 của Phòng Kinh tế Quận 3.

1. Trường THCS Lê Quý Đôn - Đổi mới sáng tạo với mô hình STEAM

Trường THCS Lê Quý Đôn là một trong những trường đầu tiên của thành phố xây dựng thành công mô hình phòng thực hành STEAM (tích hợp các môn Science, Technology, Engineering, Art, Maths), thiết thực giúp học sinh ứng dụng kiến thức đã học trên lớp vào đời sống thực tiễn, sáng tạo ra những sản phẩm yêu thích và hiểu rõ được các nguyên lý khoa học. Mô hình phòng thực hành STEAM đã thực sự tạo được môi trường yêu thích khoa học ứng dụng trong tập thể thầy và trò Trường THCS Lê Quý Đôn Q.3, đem lại cho học sinh những tiết học vô cùng thú vị và hấp dẫn.

2. Đổi mới sáng tạo bắt đầu từ giáo dục

Với mong muốn học sinh Việt Nam được trải nghiệm một môi trường giáo dục STEAM, môi trường học tập khoa học, công nghệ và sáng tạo đẳng cấp như các nước tiên tiến trên thế giới, trong năm học 2018 - 2019, KDI Education đã và đang phối hợp với các trường tiểu học, THCS và THPT trên địa bàn TP.HCM để đưa mô hình Innovation Space – Không Gian Sáng Chế vào giảng dạy ngay tại trường.

3. Quy trình liên thông cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và thuế của Quận 3

Sau quá trình khảo sát và nghiên cứu, Phòng Kinh tế quận 3 phối hợp với Chi cục Thuế đã xây dựng được quy trình cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời gian 4 giờ kể từ khi tiếp nhận hồ sơ của người có nhu cầu. 

10h25: Công bố danh sách 9 đề cử cho Nhóm 2: Các giải pháp đổi mới sáng tạo giải quyết những vấn đề của cộng đồng và mang lại hiệu quả thiết thực cho Thành phố

Lễ trao Giải thưởng Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp TP.HCM 2019 - 11

Ông Đinh Minh Hiệp - Trưởng ban Quản lý khu Nông nghiệp công nghệ cao, Thành viên Ban tổ chức Giải thưởng, tặng biểu trưng cho các đề cử ở nhóm 2.

1. Trường THCS Lê Quý Đôn: Đổi mới sáng tạo với mô hình STEAM

2. Một thoáng Việt Nam: Phát triển du lịch bằng sản vật tinh hoa và văn hóa độc đáo Việt Nam

3. Ứng dụng GIS trong quản lý vùng sản xuất rau an toàn ở TP.HCM

4. Hệ thống nhà vệ sinh công cộng tiên tiến của công ty Tiên Phong

5. Quy trình liên thông cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và thuế của Quận 3

6. Sách chuyền tay - mang người yêu sách đến gần nhau

7. Quận 7 - Ứng dụng di động trong quản lý nhà nước

8. BIMOS – Xe buýt thông minh

9. Cấp nước Trung An - Di động hóa ứng dụng phục 

10h22: Trao giải thưởng cho Nhóm 3: Tác phẩm truyền thông có tác động tích cực đến cộng đồng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Lễ trao Giải thưởng Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp TP.HCM 2019 - 12

Bà Lê Bích Loan, Quyền trưởng ban Quản lý khu CNC TP.HCM và bà Lương Thị Bích Ngọc TBT Tạp chí Khám phá, trao giải thưởng và giấy chứng nhận cho những tác phẩm đoạt giải nhóm 3.

Trao đổi với Tạp chí Khám phá, anh Trần Bung, Phó chủ tịch Hội đồng Cố vấn của Saigon Innovation Hub, người sáng lập chuyên mục Nhật kí Innovation cho biết, lần đầu tiên dự I-Star, anh rất ngạc nhiên. "Giải thưởng tốt hơn tất cả mọi tưởng tượng của Bung. Giải thưởng này có sức thu hút và lan toả khá tốt tới cộng đồng đổi mới sáng tạo và nhận được sự quan tâm của xã hội", anh Bung chia sẻ.

10h20: Giải thưởng Tác phẩm truyền thông được trao cho:

1. “Chợ phiên Startup - Khởi nghiệp thông minh” – Chương trình phát thanh đặc sắc của VOH dành riêng cho giới khởi nghiệp

Bắt đầu từ tháng 1/2019, “Chợ phiên Startup – Khởi nghiệp thông minh” - Chương trình phát thanh đặc sắc của VOH dành riêng cho giới khởi nghiệp được phát sóng hàng tháng, mỗi chương trình có thời lượng 60 phút với nhiều chuyên đề độc đáo nhằm giới thiệu, kết nối các doanh nghiệp khởi nghiệp, góp một phần vào hệ sinh thái khởi nghiệp thông minh cho cộng đồng.

2. Sức bật Khởi nghiệp sáng tạo – Chương trình truyền hình hấp dẫn dành cho giới khởi nghiệp TP. HCM

Bắt đầu từ giữa năm 2019, Sức bật Khởi nghiệp sáng tạo của Đài Truyền hình TPHCM xoay quanh các nội dung về khởi nghiệp: phương cách, nhân sự, vốn, chi phí... đặc biệt thu hút sự theo dõi của rất nhiều khán giá, đặc biệt là cộng đồng khởi nghiệp. Chương trình được phát sóng định kỳ vào 8g sáng thứ 7 hàng tuần trên kênh HTV7.

3. Nhật ký Innovation – Chuyên mục của người tiếp lửa cho cộng đồng

Nhật ký Innovation của chuyên trang Đổi mới sáng tạo - một trang thông tin điện tử dành riêng cho cộng đồng khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo của TPHCM. Đều đặn mỗi tuần 1 bài viết, chuyên mục Nhật ký Innovation rất cuốn hút độc giả và được giới khởi nghiệp đón đọc hàng tuần. Đó là những câu chuyện rất thú vị về những bạn trẻ khởi nghiệp, những suy nghĩ, trăn trở của người xây dựng cộng đồng, những bài học kinh nghiệm hay những cuộc đối thoại độc đáo với những nhân vật nổi tiếng trong giới doanh nhân và chính trị gia. 

10h15: Công bố danh sách đề cử của nhóm 3 lọt vào vòng chung khảo I-Star 2019

Lễ trao Giải thưởng Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp TP.HCM 2019 - 13

Bà Lê Bích Loan - Quyền trưởng ban Quản lý khu CNC TP.HCM và bà Lương Thị Bích Ngọc - TBT Tạp chí Khám phá, trao biểu trưng cho 10 ứng viên nhóm 3 lọt vào vòng chung khảo I-Star 2019

Đối tượng 3 - Tác phẩm truyền thông có tác động tích cực đến cộng đồng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

1. “Chợ phiên Startup – Khởi nghiệp thông minh” – Chương trình phát thanh đặc sắc của VOH dành riêng cho giới khởi nghiệp

2. Từ “công viên phần mềm” đến “vườn kỳ lân”

3. Nhật ký Innovation – Chuyên mục của người tiếp lửa cho cộng đồng

4. Sức bật Khởi nghiệp sáng tạo – Chương trình truyền hình hấp dẫn dành cho giới khởi nghiệp TP. HCM

5. Edtech Việt Nam - chạm tay vào một giấc mơ toàn cầu

6. Hotelmart.vn - chợ đầu mối online đầu tiên cho ngành khách sạn Việt Nam

7. Thương mại điện tử 'gõ cửa' tiệm tạp hóa

8. Thành phố thông minh của người trẻ

9. Thanh toán không dùng tiền mặt: Làm sao để chống gian lận thuế?

10. Nhóm bạn trẻ 9X khởi nghiệp với máy trồng rau sạch trên không trung

10h10: Công bố và trao giải thưởng Tổ chức cá nhân hỗ trợ tiêu biểu trong hoạt động khởi nghiệp sáng tạo 

Lễ trao Giải thưởng Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp TP.HCM 2019 - 14

Ba tổ chức hỗ trợ đạt giải trong nhóm này gồm: Trung tâm Uơm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao (AHBI), Topica Fournder Institute, Sáng kiến Hỗ trợ Phụ nữ Khởi nghiệp và Kinh doanh (WISE)

1.  Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao AHBI

Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao (AHBI) là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TP. HCM. Trung tâm hoạt động phi lợi nhuận nhằm khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân hình thành và phát triển doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Tính đến thời điểm hiện tại, Trung tâm AHBI đã ươm tạo 35 doanh nghiệp trong đó có 13 doanh nghiệp đã tốt nghiệp, 4 doanh nghiệp giai đoạn tiền ươm tạo và 18 doanh nghiệp giai đoạn ươm tạo chính thức. Trong đó đã tạo ra hơn 400 công ăn việc làm, hơn 100 tỷ doanh thu/năm. Đã tổ chức gần 200 khóa đào tạo cho hơn 5.600 doanh nghiệp, cá nhân, sinh viên có nhu cầu, tư vấn và hỗ trợ cho hơn 1.000 doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp.

2.  WISE - Ươm mầm khát vọng khởi nghiệp cho phụ nữ. 

Sáng kiến Hỗ trợ Phụ nữ Khởi nghiệp và Kinh doanh (gọi tắt là WISE) được thành lập vào tháng 3 năm 2017 với sự hỗ trợ của Chính phủ Úc, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Chương trình Hỗ trợ Khởi nghiệp Thụy Sỹ (Swiss EP) và SIHUB.

Sứ mệnh của WISE là kết nối các cơ hội, nguồn lực và kiến thức cho cộng đồng phụ nữ khởi nghiệp và kinh doanh tại Việt Nam, cũng như khu vực Mekong.

3. TOPICA Founder Institute - Khởi nguồn của những Startup Việt triệu đô

Khóa huấn luyện của TOPICA Founder Institute - TFI, học viên được cung cấp kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng về khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ. Bao gồm những kỹ năng về SEO, phát triển sản phẩm hoặc kỹ năng về tài chính bao gồm quản lý vốn, kế toán, quản trị nhân lực, xây dựng mô hình kinh doanh.

Sau 7 năm hoạt động, tính đến nay, có hơn 60 startup từ TOPICA Founder Institute đã gọi vốn thành công hơn 30 triệu USD từ các quỹ đầu tư quốc tế.

10h07: 10 ứng viên nhóm 4 lên sân khấu nhận biểu trưng của Ban tổ chức.

Lễ trao Giải thưởng Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp TP.HCM 2019 - 15

Ông Nguyễn Khắc Thanh, Phó Giám đốc Sở KH&CN TP.HCM và ông Đỗ Nam Trung - Trưởng phòng quản lý công nghệ và thị trường công nghệ, Sở KH&CN TP.HCM, trao biểu trưng cho 10 đề cử nhóm 4.

10h05: Công bố 10 đề cử của nhóm 4 lọt vào vòng chung khảo I-Star 2019

* Đối tượng 4 - Tổ chức, cá nhân có đóng góp tích cực cho hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp

1.  AHBI - Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao

2. WISE - Ươm mầm khát vọng khởi nghiệp cho phụ nữ

3. Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc Unicef – Nỗ lực vì không gian sáng tạo của giới trẻ

4. 500 Startups - Đưa khởi nghiệp Việt Nam vươn tầm thế giới

5. Cổng thông tin Ý Tưởng Sáng Tạo Trẻ - Khát vọng đổi mới sáng tạo của Đoàn viên thanh niên TP.HCM

6. Quỹ đầu tư BestB

7. TOPICA Founder Institute - Khởi nguồn của những Startup Việt triệu đô

8. Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Công nghệ trường Đại học Nông lâm TP.HCM

9. Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Công nghệ Đại học Bách Khoa TP.HCM

10. Trung tâm Ươm tạo Công nghệ và Khởi nghiệp trường Đại Học Quốc Tế

10h00: Trao biểu trưng cảm ơn các nhà tài trợ cho I-Star 2019

Lễ trao Giải thưởng Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp TP.HCM 2019 - 16

Theo ông Nguyễn Việt Dũng, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM, cùng với sự quan tâm của lãnh đạo Thành phố, I-Star 2019 tiếp tục nhận được sự quan tâm, đóng góp, hỗ trợ của các đơn vị đồng hành với tư cách là các tổ chức tiên phong trong hoạt động đổi mới sáng tạo, đồng thời thể hiện được trách nhiệm xã hội của mình đối với sự phát triển chung của Thành phố.

Trong thời gian diễn ra Giải thưởng, Ban Tổ chức đã nhận được sự đóng góp, hỗ trợ của các đơn vị: Tập đoàn Vingroup,Tổ hợp Công nghệ Giáo dục TOPICA, Trung tâm Nghiên cứu và phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao.

9h50: Thay mặt Ban tổ chức, ông Nguyễn Việt Dũng, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM đọc tóm tắt quy chế giải thưởng I-star 2019.

Lễ trao Giải thưởng Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp TP.HCM 2019 - 17

Ông Nguyễn Việt Dũng cho biết, đây là năm thứ 2 TP. Hồ Chí Minh tổ chức giải thưởng I-Star với mong muốn tinh thần đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp được lan rộng hơn trong cộng đồng và xã hội.

Kể từ khi phát động đến hết ngày 31/8/2019, Ban Tổ chức Giải thưởng đã nhận được 280 hồ sơ đăng ký tham gia của các cá nhân, tổ chức (tăng hơn 30% so với năm 2018), trong đó: Đối tượng 1: 127 hồ sơ; Đối tượng 2: 50 hồ sơ; Đối tượng 3: 64 hồ sơ; Đối tượng 4: 36 hồ sơ. Toàn bộ bài thi được đăng tải công khai và cập nhật liên tục trên website chính thức của Giải thưởng để cộng đồng bình chọn.

"Nhìn chung, số lượng và chất lượng của các bài thi năm 2019 đều rất cao,trải rộng trên hầu hết lĩnh vực. Điểm khác biệt năm nay là có thêm nhiều tác phẩm đi theo hướng ứng dụng đi theo cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4", ông Dũng nhấn mạnh.

Giải thưởng đã được lan tỏa nhanh chóng, thu hút rất đông lượt bình chọn và chia sẻ từ phía cộng đồng cho những đề cử mà họ yêu thích.

"Điều này càng khẳng định các hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp đang ngày càng gần gũi hơn và tính cộng đồng dần trở thành thước đo thành công của các sản phẩm dự thi", ông Dũng nói.

Người đứng đầu Sở KH&CN TP.HCM cũng bày tỏ mong muốn, Giải thưởng sẽ tiếp tục là một trong những hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp các startup, những người hoạt động trong cộng đồng khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo giới thiệu những sản phẩm, kết quả của mình. Đồng thời thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng kết quả nghiên cứu phát triển vào sản xuất, kinh doanh; xây dựng và lan tỏa tinh thần đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần tạo ra những đột phá mới cho sự tăng trưởngbền vững của Thành phố nói riêng và cả nước nói chung.

9h45: Sự kiện bắt đầu.

Giải thưởng I-Star do Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM tổ chức thường niên, bắt đầu từ năm 2018. Đây được coi là một trong những hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng kết quả nghiên cứu phát triển vào sản xuất, kinh doanh, góp phần giải quyết các vấn đề của cộng đồng và tạo ra những đột phá mới cho sự tăng trưởng bền vững của TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung.

Lễ trao Giải thưởng Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp TP.HCM 2019 - 18

9h30: Lễ công bố và trao thưởng Giải thưởng Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp TP.HCM 2019 chuẩn bị bắt đầu.

Tính đến hết thời điểm nhận bài dự thi, Ban tổ chức đã nhận được 280 hồ sơ ứng cử và đề cử tham dự giải thưởng, trong đó có 277 hồ sơ hợp lệ, chia thành 4 nhóm đối tượng - đại diện cho 4 thành tố quan trọng, góp phần tạo nên làn sóng khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo sôi nổi của thành phố trong nhiều năm qua.

Theo nhận xét của Ban tổ chức, số lượng và chất lượng của các bài thi năm nay đều rất cao, trải rộng trên hầu hết lĩnh vực. Đó là những startup trong lĩnh vực công nghệ, y tế, giáo dục, giao thông, thương mại điện tử v.v.; là những giải pháp đổi mới sáng của các cơ quan quản lý các trường học, bệnh viện, đoàn thanh niên, các cộng đồng dân cư; là các tác giả bài báo, các chương trình phát thanh - truyền hình; là các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp trong nước và quốc tế.

9h15: Ban tổ chức đã hoàn tất công tác chuẩn bị cho Lễ trao giải. Các đội tham dự giải thưởng cũng đã có mặt đông đủ. 

Busmap là một trong 9 nhóm lọt vào vòng chung khảo, hạng mục Doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới tạo. Trao đổi với Tạp chí Khám phá, ông Lê Yên Thanh - Giám đốc Busmap, cho biết đây là năm đầu tiên Busmap tham dự giải thưởng. Ông Thanh nhận xét, các dự án tham gia giải thưởng đều rất chất lượng. "Giải thưởng được tổ chức rất qui mô, theo đúng xu thế khuyến khích các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo", ông Thanh nói.

Lễ trao Giải thưởng Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp TP.HCM 2019 - 19

Các thành viên BusMap (Ứng dụng hỗ trợ đi xe buýt tại TP.HCM) đang giới thiệu về ứng dụng với khách tham dự giải thưởng.

Lễ trao Giải thưởng Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp TP.HCM 2019 - 20

Anh Trần Đỗ Nam Long - Bí thư Quận Đoàn quận 1

Là một trong những khách mời tới sớm nhất, anh Trần Đỗ Nam Long - Bí thư Quận Đoàn quận 1, chia sẻ, lần đầu tiên tham dự I-Star, Quận đoàn Quận 1 mang tới giải pháp Bimos - ứng dụng xe buýt thông minh giúp người dùng di chuyển dễ dàng hơn trong việc tìm cách di chuyển bằng xe buýt, tìm tuyến, trạm. Theo anh Long, giải thưởng I-Star là sân chơi bổ ích cho các startup trên địa bàn thành phố.

Giải thưởng Đổi mới Sáng tạo và Khởi nghiệp TP.HCM năm 2019 (I-Star 2019) sẽ được trao cho 12 tổ chức và cá nhân có thành tựu xuất sắc trong hoạt động khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo. Giá trị mỗi giải thưởng là 50 triệu đồng.  

Giải thưởng I-Star do Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức thường niên, bắt đầu từ năm 2018. Đây được coi là một trong những hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng kết quả nghiên cứu phát triển vào sản xuất, kinh doanh, góp phần giải quyết các vấn đề của cộng đồng và tạo ra những đột phá mới cho sự tăng trưởng bền vững của TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung.

Nhóm PV - khampha.vn

Phòng thí nghiệm sẽ hoạt động theo mô hình mở, chia sẻ nguồn lực về cơ sở vật chất, công nghệ, con người để phục vụ tốt hơn cho nghiên cứu khoa học, hỗ trợ cho doanh nghiệp khởi nghiệp.

 

Mục tiêu này được đưa ra thảo luận tại sự kiện “Liên kết các phòng thí nghiệm, hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo” do Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM phối hợp với nhiều đơn vị nghiên cứu tổ chức vào sáng 19/10. Hoạt động này nằm trong chuỗi sự kiện Tuần lễ đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp TP.HCM (WHISE) lần 3 năm 2019.

Theo ông Nguyễn Minh Hiếu, Phó giám đốc Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng TP.HCM, hiện nay thành phố có nhiều mô hình phòng thí nghiệm do các tổ chức nhà nước, tư nhân, trường ĐH quản lý. Theo thống kê mới đây, TP.HCM có khoảng 279 phòng thí nghiệm được công nhận bởi Văn phòng công nhận chất lượng (BOA).

Trong đó lĩnh vực hóa học là có số lượng phòng thí nghiệm nhiều nhất với 112 đơn vị, sinh học 49 đơn vị, y tế 32 đơn vị. Ngoài ra còn có hàng trăm phòng thí nghiệm ngoài phạm vi công nhận của BOA đang hoạt động tại TP.HCM.

Ông Hiếu nhận định, các thử nghiệm viên, thí nghiệm viên tại các phòng thí nghiệm đều được đào tạo bài bản, có người được đào tạo ở nước ngoài. Nhiều phòng thí nghiệm được trang bị máy móc hiện đại. Tuy nhiên việc liên kết, hợp tác, chia sẻ nguồn lực các phòng thí nghiệm hiện nay chưa được thực hiện nhiều.

“Chính vì lẽ đó, cần phải xây dựng liên minh các phòng thí nghiệm bằng việc xây dựng nền tảng hệ thống thông tin giữa các phòng thí nghiệm, giúp họ trao đổi kinh nghiệm, hợp tác về các phương pháp kỹ thuật, chia sẻ nguồn lực để tạo ra những sản phẩm mới, bền vững. Việc liên kết và xây dựng hệ thống thông tin các phòng thí nghiệm cũng là cách để tham mưu cho cơ quan Nhà nước có những chính sách phát triển khoa học công nghệ tốt hơn từ dữ liệu các phòng thí nghiệm”- ông Hiếu nói.

lmptn

Đại diện 23 phòng thí nghiệm Nhà nước và tư nhân tại TP.HCM đã thực hiện nghi thức ký kết liên kết nhằm hỗ trợ cho startup. Ảnh: Hà Thế An.       

Theo bà Chu Vân Hải, Phó giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM, hiện thành phố có nhiều phòng thí nghiệm nhưng chưa thật sự kết dính, hợp tác, chia sẻ với nhau để tạo ra hiệu quả tối đa cho các nghiên cứu mới phục vụ hiệu quả cho cộng đồng, cũng như hỗ trợ startup.

“Hiện tại Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm, thuộc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM đã có những kết nối với Microsoft, tập đoàn Bosch hợp tác trong lĩnh vực hóa, vi sinh, cũng như hỗ trợ các startup trong lĩnh vực này. Chúng tôi cho rằng, các phòng thí nghiệm cần có một mối liên kết để mang đến những sản phẩm khoa học công nghệ cho cộng đồng, hỗ trợ tốt hơn cho startup công nghệ”- bà Hải nói.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Hải An, Giám đốc Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM, cho biết các startup nông nghiệp ở giai đoạn đầu rất cần sự hỗ trợ về trang thiết bị kỹ thuật để nghiên cứu và hoàn thiện sản phẩm.

Tuy nhiên, ông An đề xuất, muốn liên kết các phòng thí nghiệm cần xây dựng một cơ chế hợp tác, quy trình liên kết các phòng thí nghiệm với các điều khoản cụ thể, rõ ràng để giúp cho việc phối hợp tốt hơn.

Còn ông Nguyễn Minh Hiếu cho rằng, các thiết bị, máy móc trong phòng thí nghiệm rất đắt tiền. Nếu người sử dụng không có những kỹ năng nhất định thì rất dễ ảnh hưởng đến chất lượng máy móc. Vì thế, muốn liên kết, chia sẻ nguồn lực về trang thiết bị kỹ thuật cần phải có sự nỗ lực và thiện chí của hai bên.

 

Với chủ đề Open Innovation, IoT Startup 2019 hướng đến kết nối được nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam

 

IoT Startup là cuộc thi thường niên do Vườn ươm Doanh nghiệp Công nghệ cao (SHTP-IC) tổ chức nhằm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đam mê đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực IoT của các bạn trẻ và cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam. Cuộc thi cũng đồng thời hỗ trợ phát triển, ươm tạo và hình thành các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực IoT, hướng tới xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp IoT bền vững.

ito3

Các đội đoạt giải cuộc thi IoT Startup 2019 

Đây cũng là sự kiện nhân kỷ niệm 17 năm thành lập Khu Công nghệ cao TP.HCM và hưởng ứng Tuần lễ đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp TP.HCM WHISE 2019.

Cuộc thi IoT Startup 2019 với chủ đề “Open Innovation” chính thức được phát động vào tháng 6/2019 và đã thu hút hơn 80 dự án đăng ký tham gia. Năm nay, cuộc thi được tổ chức theo hình thức hoàn toàn mới nhằm kết nối được nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp lớn như Công ty TNHH Intel Products Việt Nam, Công Ty HERE.com, Công ty Cổ phần bóng đèn Điện Quang, và Công Ty Cổ Phần Công Nghệ Acis.

Các sản phẩm dự thi đáp ứng đúng nhu cầu của doanh nghiệp cũng như các giải pháp công nghệ tốt sẽ có cơ hội tiếp tục được triển khai và phát triển tại doanh nghiệp sau khi cuộc thi kết thúc.

Trải qua vòng sơ loại và bán kết, 16 dự án của Bảng A (Startup) và 10 dự án Bảng B (Sinh viên) đã cùng nhau tranh tài tại vòng chung kết để lựa chọn ra các dự án xuất sắc nhất của cuộc thi năm nay.

Kết quả chung cuộc, 3 giải nhất Bảng Startup được trao cho Drone Pro VN - Hệ thống thiết bị bay giao hàng tự động; tMonitor - Hệ thống thông minh giám sát chất lượng không khí trong nhà theo thời gian thực và OmniGO - Hệ sinh thái mở rộng kết nối giữa người dùng với các địa điểm giao dịch hàng ngày

ito2

Các đội đoạt giải trong bảng Sinh viên.

Tại bảng Sinh viên, giải Nhất được trao cho đội TDMU – SUN với Ứng dụng Triac Farm - Hệ thống giám sát, điều khiển và cảnh báo cho vườn rau thuỷ canh hồi lưu sử dụng năng lượng mặt trời. Giải nhì và giải ba lần lượt được trao cho đội TNP1 với Hệ thống thùng rác thông minh và đội Kb-ICTU7 với giải pháp Gương thông minh

Tổng giải thưởng của cuộc thi lên đến hơn 500 triệu đồng, được trao theo từng đề bài của doanh nghiệp. Ngoài ra,các startup giành chiến thắng trong cuộc thi còn có thể nhận được những hỗ trợ trong quá trình thử nghiệm sản phẩm, ươm tạo tại SHTP-IC và nhận gói hỗ trợ của Sở Khoa học và Công nghệ lên đến 2 tỷ đồng.

ito

Anh Nguyễn Trung Khánh và đội ngũ nhân viên của gannha.com vừa được trao giải thưởng I-Star 2019, hạng mục Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Trải qua 3 năm tổ chức (2016, 2017 và 2018), cuộc thi IoT Startup đã trở thành một sự kiện khởi nghiệp có uy tín, thu hút hơn 35.000 lượt quan tâm và 240 dự án đến từ khắp mọi miền đất nước. Sau cuộc thi, nhiều startup đã có những bước phát triển mạnh mẽ, thương mại hóa sản phẩm, kêu gọi vốn đầu tư thành công, tiêu biểu là gannha.com, dự án quán IoT Startup 2018. Đây là siêu ứng dụng tích hợp đa thương hiệu chuỗi, cung cấp giải pháp kết nối tức thì nhu cầu mua của khách hàng đến với sản phẩm chính chủ gần nhất. Gannha.com cũng chính là công ty khởi nghiệp vừa nhận giải thưởng Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp TP.HCM I-Star 2019 ở hạng mục Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

 

WHISE 2019 được đánh giá có sức thu hút lớn, có tính quốc tế hơn, trẻ hơn và tự tin hơn với nhiều giải pháp ứng dụng công nghệ thúc đẩy cuộc sống tiện ích, tiện lợi hơn.

Sáng nay 18/10, Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp TP.HCM 2019 (WHISE 2019) chính thức khai mạc tại Trung tâm hội nghị Riverside, Quận 4, TP.HCM. Đây là năm thứ ba liên tiếp, sự kiện này được Ủy ban Nhân dân TP.HCM phối hợp với Đại sứ quán Phần Lan tại Việt Nam chủ trì, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM và Thành đoàn TP.HCM phối hợp cùng thực hiện.

9h55: Các vị khách mời chụp hình lưu niệm và đi tham quan các gian hàng triển lãm

w20

 

w19

9h50: Cắt băng khai mạc WHISE 2019

w18

 

WHISE 2019 diễn ra từ ngày 15-19/10/2019 với tổng số khoảng 30 sự kiện, bao gồm: hội thảo, toạ đàm, sự kiện khởi nghiệp, các cuộc thi và lễ trao thưởng cho những tổ chức và cá nhân có đóng góp cho hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của TP.HCM.

"WHISE 2019 đông hơn và trẻ hơn"

9h40: Điểm lại những thành tựu nổi bật về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của TP.HCM

Theo Báo cáo “Bức tranh khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam 2019”, hiện nay, Việt Nam đang đứng thứ 3 Đông Nam Á về số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp với hơn 3.000 startups đang hoạt động. Trong đó, TP.HCM là nơi ươm tạo gần 50% startup trong nước. Từ đầu năm 2019 đến nay, nhiều startup Việt Nam đã gọi vốn thành công với tổng giá trị hơn 670 triệu USD cho khoảng 50 thương vụ. Riêng TP.HCM chiếm gần một nửa với 23 thương vụ, tương ứng hơn 300 triệu USD gọi vốn.  

Bên cạnh đó, hàng loạt doanh nghiệp khởi nghiệp của TP.HCM cũng đã tự tin xuất ngoại, tham gia các đấu trường quốc tế. Trong năm 2019, có 9 nhóm khởi nghiệp sáng tạo của TP đã được chọn đi tìm kiếm thị trường ở Hàn Quốc, Singapore... trong chương trình Runway to the world của Saigon Innovation Hub.  

Chia sẻ với Tạp chí Khám phá, ông Lý Trường Chiến, Chủ tịch HĐQT Trí Tri Group, nhận xét sự kiện năm nay đông hơn, có tính quốc tế hơn, trẻ hơn và tự tin hơn với nhiều giải pháp ứng dụng công nghệ thúc đẩy cuộc sống tiện ích, tiện lợi hơn.

Lần thứ 3 tham dự sự kiện, chị Nguyễn Hồng Mai, CEO Spring Capital, cho rằng năm nay sự kiện có sức lan toả hơn không chỉ là cộng đồng khởi nghiệp trong nước mà thu hút cả sự quan tâm của đối tác quốc tế. Số lượng các đơn vị tham gia triển lãm đã đông hơn nhiều chứng tỏ cộng đồng startup tại TP.HCM đã trưởng thành hơn nhiều.

“Có được thành quả này chính là nhờ sự hỗ trợ của Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM. Đây chính là các hoạt động giúp thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững tại TP.HCM”, chị Mai nhận xét.

9h35:

w17

Chia sẻ tại sự kiện, ông Alan McGreevey, Bí thư thứ hai, Đại sứ quán Ireland tại Việt Nam, cho rằng WHISE 2019 là cơ hội để "chúng tôi trưng bày những thành tựu của Ireland về lĩnh vực đổi mới sáng tạo".

"Trước đây Ireland phụ thuộc nhiều vào nền nông nghiệp, và thời gian đó chúng tôi bắt đầu đầu tư cho giáo dục. Đó là nền tảng của sự thành công. Từ một nền kinh tế nghèo nhất Châu Âu, chúng tôi đã vươn lên thành một trong những nền kinh tế mạnh nhất thế giới nhờ đổi mới sáng tạo", ông Alan McGreevey nói. 

Ông này cũng cho hay, Ireland và TP.HCM đã có sự hợp tác và chính quyền TP.HCM đã tạo điều kiện để các doanh nghiệp Ireland có thể phát triển tốt nhất.

Mong các tỉnh thành khác cũng có tuần lễ WHISE giống TP.HCM

9h25:

w16

Chuyển lời chúc mừng từ lãnh đạo Bộ KH&CN, ông Phạm Hồng Quất, Cục trưởng Cục phát triển thị trường và doanh nghiệp KHCN, Bộ KH&CN, cho hay đây là lần thứ 3 ông tham dự sự kiện. Ông cảm nhận rằng, sự kiện năm nay có nhiều startup với nhiều dự án tham dự hơn. Điều này cho thấy sự kiện ngày càng có sức hút, sự lan tỏa mạnh mẽ hơn. Theo ông Quất, đây là một điều hết sức quý giá trong bối cảnh hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp của chúng ta đang dần được hình thành.

"Chúng tôi mong muốn WHISE 2019 sẽ tiếp tục lan toả tinh thần đổi mới sáng tạo trong xã hội và mong các tỉnh thành khác cũng có những tuần lễ WHISE tương tự TP.HCM", ông Quất phát biểu.

w15

9h20: Phát biểu tại lễ khai mạc, Đại sứ Kari Kahiluoto - Đại sứ quán Phần Lan tại Việt Nam, đơn vị phối hợp tổ chức Whise 2019, bày tỏ cam kết hỗ trợ cho TP.HCM, hỗ trợ cho các startup non trẻ cùng cộng đồng đổi mới sáng tạo tại TP.HCM.

"Phần Lan sẵn lòng đồng hành với thành phố trong hành trình xây dựng cộng đồng đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, hướng đến phát triển thành phố thông minh", Đại sứ Kari Kahiluoto nói

9h10: Ông Nguyễn Việt Dũng, Giám đốc Sở KH&CN TP.HCM, phát biểu khai mạc Tuần lễ WHISE 2019.

w14

Theo ông Dũng, Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp TP.HCM 2019 diễn ra cùng thời điểm với Diễn đàn kinh tế TP.HCM 2019 cũng đang diễn ra nhằm hoàn thiện đề án phát triển TP.HCM thành trung tâm tài chính khu vực và quốc tế. 

Ông Dũng cho hay, với vai trò là đô thị đặc biệt, là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, TP.HCM là một trong những địa phương dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng GRDP của cả nước. Thành phố đóng góp trung bình hàng năm khoảng 22% tổng sản phẩm quốc nội, 1/3 sản lượng công nghiệp, 1/3 tổng thu ngân sách và 1/4 tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; góp phần trong việc nước ta tiếp tục tăng 3 bậc trong Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (đạt vị trí 42/129 quốc gia năm 2019), tăng 10 bậc về Năng lực cạnh tranh toàn cầu (đạt thứ hạng 67/141 quốc gia năm 2019), đứng thứ 3 Đông Nam Á về số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

Tiếp tục duy trì và phát huy các thành tựu trên, Thành phố xác định mô hình phát triển bền vững theo hướng kinh tế tri thức và tăng trưởng xanh dựa trên nền tảng đổi mới sáng tạo, TP.HCM đã xây dựng nhiều chính sách hỗ trợ phát triển hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp... tạo sức lan toả tới cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo đến toàn xã hội, giúp khởi nghiệp sáng tạo Thành phố vươn tầm khu vực và thế giới.

Ông Dũng cho biết, WHISE 2019 tập hợp những mô hình khởi nghiệp thành công để giới thiệu đến cộng đồng, kết nối các nguồn lực xã hội, tôn vinh các tập thể, cá nhân có đóng góp tích cực vào hoạt động khởi nghiệp sáng tạo. Qua đó thúc đẩy hơn nữa hoạt động khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn Thành phố trong thời gian tới. 

"Sự kiện này còn thể hiện rõ cam kết của Chính quyền Thành phố trong việc kiến tạo, hỗ trợ và đồng hành cùng cộng đồng khởi nghiệp, sớm đưa TP.HCM trở thành Thành phố của đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trong cả nước và khu vực", ông Dũng nhấn mạnh.

Sự kiện lớn nhất trong năm về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của TP.HCM

9h00: Lễ khai mạc Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp TP.HCM 2019 (WHISE 2019) chính thức bắt đầu.

w13

WHISE 2019, một trong những sự kiện lớn nhất trong năm về lĩnh vực khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp của TP.HCM. Đây cũng là thời điểm chúng ta nhìn nhận những đóng góp của cộng đồng xã hội cho các hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của thành phố.

Lễ khai mạc WHISE 2019 có sự tham dự của ông Kari Kahiluoto - Đại sứ, ông Janne Oksanen - và Phó Đại sứ, ông Matti Tervo - tham tán kinh tế thuộc Đại sứ quán Phần Lan tại Việt Nam, đơn vị phối hợp tổ chức Whise 2019.

Sự kiện còn vinh dự đón chào ông Alan McGreevey, Bí thư thứ hai, Đại sứ quán Ireland tại Việt Nam và ông  Kang Ki Sung tham tán kinh tế, Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc tại TP.HCM cũng tham dự lễ khai mạc.

Ngoài ra, lãnh đạo TP.HCM cùng đại diện Bộ KH&CN và lãnh đạo các Sở ban ngành trên địa bàn thành phố cũng tới tham dự lễ khai mạc.

8h55: Màn biểu diễn nghệ thuật chào mừng WHISE 2019. Sự kiện năm nay được đánh giá thu hút đông đảo khách tham dự hơn các năm trước. 

8h35: Lễ khai mạc Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp TP.HCM 2019 chuẩn bị bắt đầu. Hội trường lễ khai mạc đã chật kín khách tham dự. 

w12

8h15: WHISE 2019 có sự tham dự của đông đảo quan khách quốc tế.

w11

Những vị khách quốc tế tham dự WHISE 2019

w10

 

w8

Lãnh đạo Sở KH&CN TP.HCM và đại diện Đại sứ quán Phần Lan tại Việt Nam. WHISE 2019 được Ủy ban Nhân dân TP.HCM phối hợp với Đại sứ quán Phần Lan tại Việt Nam chủ trì, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM và Thành đoàn TP.HCM phối hợp cùng thực hiện

8h00: Không khí tại sự kiện đang rất 'nóng' với sự tham gia của hàng trăm bạn trẻ.

w7

 

w7

 

w6

Các vị khách mời tham quan gian hàng triển lãm của các startup.

7h45: Đến từ Viện Khoa học Quản trị Phương Nam, ông Bùi Sông Thu - Viện trưởng và ông Đặng Văn Minh Phó Viện trưởng, chia sẻ với Tạp chí Khám phá rằng đây là lần đầu tiên tham dự Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp TP.HCM. Lãnh đạo Viện Khoa học Quản trị Phương Nam đánh giá cao việc Thành phố phối hợp với các đơn vị tổ chức sự kiện nhằm kích thích tinh thần khởi nghiệp sáng tạo. Ông Thu cũng cho rằng, đây là cơ hội để bản thân viện có thể phối hợp hỗ trợ để cùng thúc đẩy phong trào đổi mới sáng tạo.

w5

Ông Bùi Sông Thu - Viện trưởng và ông Đặng Văn Minh - Phó Viện trưởng Viện Khoa học Quản trị Phương Nam

7h30: Dù chưa đến giờ khai mạc nhưng đã có nhiều vị khách tới sớm làm thủ tục check-in

w4

Các vị khách đầu tiên tới làm thủ tục check-in

w3

Các startup đang hoàn tất những khâu cuối cùng cho Triển lãm giới thiệu công nghệ và sản phẩm khởi nghiệp. Triển lãm nằm trong khuôn khổ WHISE 2019, thu hút hơn 150 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong nước và quốc tế tham gia

w2

Các lĩnh vực tham gia triển lãm gồm: Công nghệ thông tin, chuyển đổi số, thương mại điện tử, nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ cao, công nghệ in 3D, công nghệ sinh học

w1

Nhóm học sinh trường THCS Cách mạng tháng 8 đang tham gia triển lãm với gian hàng giới thiệu nội thất thú cưng. Sản phẩm này làm từ các mảnh ghép gỗ, khách hàng mua về sẽ tự lắp ráp giống ghép Lego.

 

 

Nhóm PV - khampha.vn

 

Không chỉ bảo vệ sản phẩm khỏi hàng giả, hàng nhái, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu còn giúp chủ sở hữu có thể kinh doanh trên chính nhãn hiệu của mình.

Ông Võ Hưng Sơn, Trưởng phòng Sở hữu Trí tuệ, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM đã chia sẻ như vậy về chủ đề “Thủ tục đăng ký và kỹ năng xây dựng một thương hiệu dễ nhớ” tại Hội thảo về Sở hữu trí tuệ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo nữ ở TP.HCM sáng 17/10. Sự kiện này nằm trong chuỗi hoạt động Tuần lễ đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp TP.HCM (WHISE) 2019.

pnshtt1

Ông Võ Hưng Sơn chia sẻ về vấn đề sở hữu trí tuệ với nhãn hiệu. Ảnh: Hà Thế An.

Ông Sơn định nghĩa, khi bắt đầu kinh doanh một sản phẩm, dịch vụ thì cần phải có một “cái tên” và xác lập quyền sở hữu về nhãn hiệu cho hàng hóa của mình. Điều này nhằm bảo vệ cho người sản xuất sau này khi xuất hiện hàng giả, hàng nhái. Quan trọng hơn hết, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu còn giúp chủ sở hữu có thể kinh doanh trên tài sản là chính nhãn hiệu của mình.

“Nhãn hiệu là tài sản vô hình. Và tài sản vô hình này cũng có thể kinh doanh bằng việc cho thuê theo hình thức nhượng quyền (franchise) với nhiều đối tác khác. Trong khi tài sản hữu hình như nhà cửa, chỉ có thể cho một, một vài người thuê. Tài sản vô hình được xác lập bằng giấy chứng nhận”- ông Sơn phân tích.

Vị trưởng phòng Sở hữu Trí tuệ cũng khẳng định rằng, giá trị nhãn hiệu ngoài việc kinh doanh, khi đã lớn mạnh có thể được định giá hàng chục, hàng trăm tỉ USD. Cụ thể, nhãn hiệu Apple vào năm 2017 được định giá lên tới 145 tỉ USD, Google được định giá 94 tỉ USD. Tại Việt Nam, Vinamilk được định giá vào khoảng 2 triệu USD.

pnshtt2

Nhiều chị em ghi chép cẩn thận những thông tin về đăng ký, xác lập quyền sở hữu trí tuệ với nhãn hiệu hàng hóa. Ảnh: Hà Thế An.

Việc thiết kế nhãn hiệu hàng hóa là một việc làm cần thiết. Tuy nhiên, việc thiết kế và tạo hình nhãn hiệu hàng hóa cũng cần phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. Theo bà Võ Thái Thảo, đại diện của Vietnam Digital 4.0, việc thiết kế logo (biểu trưng) cho sản phẩm phải đạt được mục tiêu như: màu sắc chủ đạo, dễ hiểu, dễ nhớ, nêu được thông điệp tới người dùng…

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp sử dụng logo với ba màu chủ đạo: màu đỏ (biểu hiện sự năng động, đam mê, quyền lực), màu vàng (biểu hiện cho sự lạc quan, hạnh phúc), màu xanh lá (biểu hiện cho sự tươi mát, gần gũi thiên nhiên).

“Cụ thể, nhiều thương hiệu đồ ăn sử dụng màu vàng vì màu này có khả năng kích thích vị giác co người, tạo cảm giác thèm ăn. Mỗi màu sắc sẽ thể hiện mục tiêu và ý nghĩa mà mình hướng tới để có thể sử dụng một cách phù hợp”- bà Thảo chia sẻ.

Hiện nay, với những chủ sở hữu chưa có khả năng thuê người thiết kế logo, họ hoàn toàn có thể sử dụng công cụ miễn phí trên mạng internet để tạo dựng nhãn hiệu phù hợp cho sản phẩm của mình.

 
Hà Thế An - khampha.vn

Chương trình SpeedUp đã hỗ trợ cho 50 startup với nguồn kinh phí hơn 33 tỉ đồng, trong đó có 24 startup có đối ứng từ nhà đầu tư khác với số tiền gần 18 tỉ đồng.

 

Những con số này do bà Phan Quý Trúc, đại diện Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM (KH&CN) công bố tại buổi tổng kết chương trình SpeedUp tổ chức chiều nay (16/10). Hoạt động này nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần lễ đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp TP.HCM lần 3 năm 2019 (WHISE 2019).

SpeedUp là chương trình hỗ trợ cho các dự án khởi nghiệp với số tiền tối đa lên tới 2 tỉ đồng. Chương trình này do Sở KH&CN TP tổ chức từ năm 2017 đến nay, nằm trong chương trình Hỗ trợ hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp TP.HCM giai đoạn 2016 -2020.

speedup

Bà Phan Quý Trúc báo cáo tổng kết về chương trình SpeedUp giai đoạn 2017 - 2019 tại hội trường Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM. Ảnh: Hà Thế An.

Theo bà Trúc, trong 3 năm triển khai SpeedUp đã có 14 cơ sở ươm tạo (đơn vị trung gian rót vốn cho startup) tham gia. Tổng số dự án khởi nghiệp chương trình tiếp nhận là 204 dự án, trong đó có 183 dự án hợp lệ. Số lượng startup trong lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) chiếm nhiều nhất với 106 dự án.

Có 160 dự án vượt qua vòng sơ tuyển và tham gia vòng đánh gia hội đồng. Sau vòng này, có 50 dự án được đồng ý hỗ trợ từ chương trình SpeedUp (chiếm tỉ lệ 31,2%). Nguồn kinh phí hỗ trợ cho 50 dự án là hơn 33 tỉ đồng, trong đó có 24 startup có đối ứng từ nhà đầu tư khác với số tiền gần 18 tỉ đồng.

Theo báo cáo bà Trúc công bố, 50 dự án được hỗ trợ đã có những bước đi tiếp theo với chiều hướng tích cực trong việc gọi vốn đầu tư, định giá doanh nghiệp, mở rộng thị trường,...Cụ thể, có 01 dự án được nhà đầu tư mua lại với định giá tăng 1,5 lần và 06 dự án đã gọi được vốn cho giai đoạn tiếp theo.

Trong 06 dự án gọi được vốn cho giai đoạn tiếp theo, có một startup từ số vốn hỗ trợ từ SpeedUp là 10 nghìn USD, sau đó đã gọi vốn lên tới 100 nghìn USD. Tổng số vốn huy động từ các quỹ đầu tư từ 06 dự án tham gia SpeedUp là 538 nghìn USD (khoảng 12 tỉ VNĐ), gấp 4,6 lần so với phần kinh phí hỗ trợ trước đó của SpeedUp là 116 nghìn USD, tương đương với gần 2,7 tỉ đồng.

Ngoài ra, chương trình SpeedUp còn hỗ trợ giúp startup tăng doanh thu. Cụ thể, có 05 startup tăng doanh thu từ 2 đến 10 lần; 05 startup được định giá tăng từ 2 đến 10 lần; 02 startup mở được chi nhánh tại nước ngoài.

“Chương trình SpeedUp sẽ ưu tiên với các dự án đã có sản phẩm hoàn chỉnh, có mô hình kinh doanh, có sản tạo trong sản phẩm, công nghệ và có một lượng khách hàng, doanh thu nhất định. Một số dự án tham gia chương trình của chúng tôi vẫn đang ở giai đoạn ý tưởng, hoặc dạng mô hình SME (doanh nghiệp vừa và nhỏ), không có mô hình kinh doanh rõ ràng, sản phẩm chưa có tính cạnh tranh,…thì khó lòng được nhận hỗ trợ”- bà Trúc chia sẻ.

Trong thời gian tiếp theo, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM sẽ tiếp tục hoàn thiện các quy trình, biểu mẫu, các hướng dẫn về thủ tục hành chính,…để giúp startup tiếp cận dễ dàng hơn với SpeedUp. 


Bản quyền © 2018 Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
Thiết kế và phát triển bởi HCMGIS
Tổng số truy cập: 11537378