Hiện nay, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM đang triển khai theo dõi trực tuyến theo thời gian thực bằng phần mềm QLNV tại địa chỉ: https://qlnv.doimoisangtao.vn/.
Ngày 29/8/2024, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM tổ chức Hội nghị “Hướng dẫn triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước TP.HCM”.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Lê Thanh Minh - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM cho biết hội nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác triển khai và quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước, hoàn chỉnh các nội dung đã đăng ký theo đúng thời gian nghiệm thu, báo cáo kết quả sau nghiệm thu…
Đại diện Đại học Y Dược TP.HCM trao đổi trực tiếp với ông Lê Thanh Minh - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ về triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước TP.HCM.
Tại Hội nghị, bà Nguyễn Thị Thu Sương - Q.Trưởng phòng Phòng Quản lý Khoa học (Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM) đã nêu một số lỗi thường mắc phải của chủ nhiệm nhiệm vụ (trong giai đoạn 2018-2023), ví dụ như: sản phẩm công bố thiếu thông tin của Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM; chậm thanh, quyết toán kinh phí đã cấp; không hoặc chậm điều chỉnh thông tin đã ký kết; chậm/không/thiếu báo cáo ứng dụng 5 năm sau nghiệm thu “Đạt”… Về triển khai thực hiện sau khi ký hợp đồng, bà Nguyễn Thị Thu Sương lưu ý chủ nhiệm nhiệm vụ cần lưu ý về đăng tải thông tin nhiệm vụ được phê duyệt tại tổ chức chủ trì, lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu (nếu có), điều chỉnh hoặc thay đổi thông tin theo hợp đồng ký kết, ghi nhận và xác lập quyền đối với đối tượng tài sản trí tuệ… Việc thay đổi so với hợp đồng, thuyết minh nhiệm vụ đã ký kết sẽ thực hiện theo Quyết định số 35/2023/QĐ-UBND ngày 21/8/2023. Điển hình là điều chỉnh tên, mục tiêu, sản phẩm của nhiệm vụ, điều chỉnh thời gian, điều chỉnh nội dung nhiệm vụ, điều chỉnh kinh phí, thay đổi chủ nhiệm nhiệm vụ, thay đổi tổ chức chủ trì…
Hiện nay, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM đã triển khai theo dõi trực tuyến theo thời gian thực bằng phần mềm QLNV tại địa chỉ: https://qlnv.doimoisangtao.vn/. Theo đó, việc báo cáo tiến độ 3 tháng/lần sẽ được cập nhật trực tiếp trên phần mềm, chủ nhiệm nhiệm vụ không cần gửi văn bản giấy về Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM.
Thông tin về lập dự toán thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, ông Trần Hữu Chương - Phó Trưởng phòng Phòng Kế hoạch tài chính (Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM) cho biết, mua sắm hàng hóa, dịch vụ thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc phần kinh phí được giao khoán: tổ chức, cá nhân chủ trì chịu trách nhiệm thực hiện việc mua sắm mà không phải áp dụng quy định tại Luật Đấu thầu và Nghị định 24 nhưng phải bảo đảm chế độ hóa đơn, chứng từ đầy đủ theo quy định của pháp luật. Còn mua sắm hàng hóa, dịch vụ để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp thông qua mua trực tiếp từ hộ gia đình, cá nhân: tổ chức, cá nhân chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ thực hiện mua gom trực tiếp hàng hóa, dịch vụ từ hộ gia đình, cá nhân mà không phải áp dụng quy trình, thủ tục quy định tại Luật Đấu thầu và Nghị định 24. Ông Trần Hữu Chương nhấn mạnh, chỉ lập, trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với các nội dung có sự thay đổi, điều chỉnh. Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM không quyết toán đối với các gói thầu tổ chức thực hiện không đúng nội dung trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã được Sở phê duyệt, trước khi có ý kiến chấp thuận điều chỉnh của Sở. Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh trong nước phải thực hiện trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
Theo hướng dẫn lập hồ sơ và quyết toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ từ Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ, đơn vị chủ trì nộp hồ sơ quyết toán trước thời điểm tổ chức giám định/nghiệm thu 30 ngày. Sau khi có kết quả đánh giá của Hội đồng tư vấn giám định/nghiệm thu, đơn vị quản lý chốt số liệu theo Mẫu số BM-KHTC-04 và gửi đơn vị chủ trì xác nhận. Chậm nhất 05 ngày đơn vị chủ trì gửi lại và không quá 05 ngày đơn vị quản lý thực hiện quyết toán với Kho bạc Nhà nước. Mặt khác, số liệu trên các mục chi của Bảng kê tổng hợp danh mục các khoản chi nhiệm vụ (mẫu BM-KHTC-02) phải tương ứng với số liệu của Bảng kê khối lượng công việc đã thực hiện đề nghị quyết toán kinh phí (mẫu BM-KHTC-03). Chứng từ quyết toán đảm bảo thực hiện theo đúng thời gian và gói thầu đã được phê duyệt tại Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
Hoàng Kim (CESTI)
Buổi làm việc nhằm trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm về công tác quản lý hoạt động khoa học và công nghệ của TP.HCM. Trong đó, tập trung vào các nội dung như: Thủ tục xây dựng, thành lập và vận hành Trung tâm Khởi nghiệp sáng tạo TP.HCM; Quá trình thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù cho hoạt động khoa học công nghệ mà Thành phố đang áp dụng; Phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, kết nối các nguồn lực của xã hội cho hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo; Thúc đẩy hợp tác trong nước và quốc tế về lĩnh vực đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp; Tăng cường truyền thông các hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp…
Buổi làm việc giữa Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM và đoàn công tác Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ninh
Sáng ngày 28/8/2024, tại Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM, ông Lê Thanh Minh - Phó Giám đốc Sở đã có buổi tiếp và làm việc với đoàn công tác Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ninh do ông Nguyễn Mạnh Cường - Giám đốc Sở làm trưởng đoàn; bà Vũ Thị Kim Chi - Phó Giám đốc Sở cùng đại diện một số phòng chuyên môn thuộc Sở tham dự. Cùng tham gia với lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM còn có bà Nguyễn Thị Thu Hà - Chánh văn phòng Sở; bà Huỳnh Lưu Thanh Giang - Trưởng phòng Phòng Quản lý công nghệ và thị trường công nghệ; bà Nguyễn Thị Thu Sương - Quyền Trưởng phòng Phòng Quản lý khoa học; bà Phan Thị Quý Trúc và bà Nguyễn Thị Ngọc Nhung - Phó trưởng Phòng Quản lý Sở hữu trí tuệ và đổi mới sáng tạo; bà Đặng Thị Luận - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ cùng các chuyên viên thuộc Sở.
Đoàn công tác Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ninh đến thăm và làm việc tại Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM
Tại buổi làm việc, ông Lê Thanh Minh - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM đã giới thiệu các thông tin mới về chủ trương, định hướng xây dựng và phát triển TP.HCM trở thành trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia; giới thiệu tổng quan về hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và các chỉ số đánh giá của thế giới đối với hệ sinh thái này. Bên cạnh đó, phía Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM cũng giới thiệu những tiềm năng, thế mạnh, những định hướng mới trong công tác xây dựng và phát triển lĩnh vực khoa học và công nghệ, đặc biệt là hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của Thành phố ở giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai.
Cụ thể hiện nay, TP.HCM đang hỗ trợ một số tổ chức khoa học và công nghệ công lập có tiềm lực trên địa bàn Thành phố phát triển trở thành các trung tâm nghiên cứu ứng dụng, đổi mới sáng tạo đạt chuẩn quốc tế, đóng góp hiệu quả vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố; thu hút, giữ chân các chuyên gia, nhà khoa học, người tài đến làm việc tại các tổ chức khoa học và công nghệ công lập để khơi thông mọi nguồn lực sẵn có của Thành phố. Cụ thể, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM đã tổ chức Hội nghị triển khai Đề án “Xây dựng cơ chế thúc đẩy để hình thành và phát triển trung tâm nghiên cứu đạt chuẩn quốc tế” và “Hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 19/2023/NQ-HĐND ngày 11/11/2023 của Hội đồng nhân dân Thành phố” đến các tổ chức khoa học và công nghệ công lập trên địa bàn Thành phố, cũng như ban hành Kế hoạch số 721/KH-SKHCN triển khai thực hiện Đề án xây dựng cơ chế thúc đẩy để hình thành và phát triển trung tâm nghiên cứu đạt chuẩn quốc tế. Tiếp đó, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM ban hành Kế hoạch số 2007/KH-SKHCN triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đăng ký tham gia thực hiện “Đề án xây dựng cơ chế thúc đẩy để hình thành và phát triển trung tâm nghiên cứu đạt chuẩn quốc tế”; tổ chức Hội nghị Phổ biến quy chế, quy định liên quan đến việc đánh giá, xét chọn các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đăng ký tham gia thực hiện Đề án.
TP.HCM còn thúc đẩy việc hình thành và phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo từ việc ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học, thúc đẩy việc phát triển bền vững và mạnh mẽ cho hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của Thành phố trên cơ sở hỗ trợ các dự án đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo. Hiện có 15 dự án đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo giai đoạn tiền ươm tạo và ươm tạo, giai đoạn tăng tốc đang được hỗ trợ.
Về việc xây dựng, thành lập và vận hành Trung tâm Khởi nghiệp sáng tạo TP.HCM. Theo đó, Trung tâm có các khu vực: hỗ trợ cộng đồng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo do Nhà nước phụ trách (không gian làm việc chung, không gian kết nối mở, phòng đào tạo…); không gian thu hút khu vực tư nhân tham gia đầu tư, thiết kế triển khai các chương trình ươm tạo và tăng tốc; không gian ưu tiên các lĩnh vực giải pháp công nghệ cho thành phố thông minh (Big data, trí tuệ nhân tạo (AI), Internet of thing (IoT), chính phủ điện tử…); thương mại điện tử (E-commerce); công nghệ tài chính (Fintech); công nghiệp sáng tạo (điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật, nhiếp ảnh - triển lãm, quảng cáo và du lịch văn hóa, truyền thông…); khoa học sự sống - Life Science.
Ngoài ra, còn có các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới sáng tạo theo phương thức kết nối các doanh nghiệp nhỏ và vừa với cộng đồng khởi nghiệp. Hiện nay, nhiều đơn vị đã liên hệ với Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM để được hoạt động tại đây, tuy nhiên thủ tục, điều kiện cho các đơn vị khởi nghiệp vẫn chưa được thông qua.
Bên cạnh đó, Đề án của Trung tâm Khởi nghiệp sáng tạo TP.HCM cũng nêu phương án khai thác hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động hỗ trợ đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, các thủ tục thực hiện đấu thầu, tuyển chọn theo hình thức cung cấp không gian làm việc theo giá thị trường và có ưu đãi (do HĐND TP.HCM quy định) với các đơn vị có năng lực và chức năng phù hợp với tiêu chí có đóng góp vào sự phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên của Thành phố... chưa rõ ràng khiến chức năng hoạt động của trung tâm chưa thật rõ nét.
Đại diện lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM cùng đại diện Văn phòng Sở, Phòng Quản lý công nghệ và thị trường Công nghệ, Phòng Quản lý Khoa học, Phòng Quản lý Sở hữu trí tuệ và đổi mới sáng tạo, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ trong buổi làm việc
Cũng tại buổi làm việc các đại diện Phòng ban, Trung tâm trực thuộc Sở đã chia sẻ nhiều vấn đề liên quan đến sự phối hợp giữa Sở và các đơn vị trong tiến trình phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của Thành phố, các chương trình ươm tạo, sự hỗ trợ của Sở và Thành phố đối với lĩnh vực nghiên cứu khoa học công nghệ trên địa bàn Thành phố.
Cụ thể, trong 5 năm gần đây, TP.HCM liên tục tổ chức các cuộc thi về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và đã thu hút hơn 2.000 dự án tham gia. Bên cạnh đó, khoảng 250 dự án được lựa chọn vào các chương trình ươm tạo vườn ươm. Theo thống kê, có 61 dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được hỗ trợ kinh phí từ Chương trình SpeedUP dưới hình thức thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ thông qua các vườn ươm và trung tâm khởi nghiệp với kinh phí hỗ trợ mỗi dự án tối đa 2 tỷ đồng từ ngân sách, thời gian hỗ trợ tối đa 2 năm.
Năm 2024, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM cũng sẽ tiếp tục tham mưu xây dựng cho Thành phố các chính sách thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong khu vực công. Đối với những vấn đề đã có sản phẩm, giải pháp công nghệ thì Thành phố sẽ mời gọi các Startup triển khai. Với những vấn đề Thành phố đang đặt hàng nhưng chưa có sản phẩm, dịch vụ phù hợp thì Sở sẽ chủ trì đặt hàng và lựa chọn đơn vị thực hiện.
Để thu hút các dự án đầu tư cho đổi mới sáng tạo khu vực công, Sở Khoa học và Công nghệ cũng đã tham mưu cho Thành phố thực hiện cơ chế ưu đãi về thuế, miễn thuế, giảm thuế thu nhập cá nhân cho các thành phần chủ chốt trong hệ sinh thái mà cụ thể ở Nghị quyết 98 vừa được Quốc hội thông qua.
Trong thời gian qua, TP.HCM cũng đã chính thức triển khai chương trình đổi mới sáng tạo trong khu vực công, kêu gọi các giải pháp, ý tưởng cải thiện hoạt động quản trị nhà nước trong lĩnh vực công và đã có 3 đơn vị là Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Cục Thuế TP.HCM triển khai tìm kiếm giải pháp từ cộng đồng khởi nghiệp vào công tác quản lý, quản trị điều hành. Thành phố đã đặt hàng triển khai 134 nhiệm vụ khoa học công nghệ. Trên 60% là các nhiệm vụ ứng dụng trực tiếp tại các Sở, ngành, quận, huyện, chủ yếu là chương trình nghiên cứu phục vụ quản lý và phát triển đô thị. Mới đây nhất, là ký kết chương trình hợp tác với Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM, nhằm thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số... cũng như phát động thêm 03 Cuộc thi: Trí tuệ nhân tạo (AI.STAR 2024); Phát triển bền vững (GIC 2024); Công nghiệp văn hóa (INNOCULTURE 2024) với kỳ vọng, thu hút không chỉ các dự án tiềm năng mà còn các ý tưởng sáng tạo của sinh viên.
Đối với hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, TP.HCM cũng có các nhóm chính sách tập trung vào hoạt động tập huấn, huấn luyện nhằm thay đổi tư duy, nhận thức của cộng đồng về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; ươm tạo cho các dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thông qua hỗ trợ các cuộc thi, chương trình tuyển chọn từ các vườn ươm; chương trình SpeedUp. Thành phố ưu tiên cho các chương trình chuyển đổi số, AI, y tế và giáo dục và các nhiệm vụ triển khai dưới 12 tháng.
Đồng thời, Thành phố cũng có nhóm chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao năng suất chất lượng, đổi mới sáng tạo và phát triển thị trường khoa học công nghệ kể cả trong lĩnh vực văn hóa. Sở Khoa học và Công nghệ cũng đang quản lý 4 nền tảng trực tuyến nhằm đào tạo, huấn luyện nâng cao năng suất chất lượng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; một sàn giao dịch khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo tập trung những công nghệ, thiết bị muốn chuyển giao của các đơn vị trong và ngoài nước và nền tảng triển lãm trực tuyến giới thiệu sản phẩm của các startup. Đó là trang phổ biến kiến thức trực tuyến https://phobienkienthuc.doimoisangtao.vn/; hệ thống liên kết nguồn lực thông tin khoa học và công nghệ Stinet https://stinet.gov.vn/; cổng thông tin đổi mới sáng tạo và chuyển giao công nghệ Thành phố Techport http://techport.vn/.
Ngoài ra, các nhiệm vụ chuyển đổi số phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo của Thành phố, Sở cũng đang triển khai vận hành và thử nghiệm “Hệ thống quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ” và “Nền tảng trực tuyến hỗ trợ hoạt động đổi mới sáng tạo tại TP.HCM (HCMC Open Innovation Platform - H.OIP)” và đang hoàn thiện nội dung đặt hàng “Phát triển nền tảng trực tuyến sáng kiến cộng đồng” và “Xây dựng công cụ cập nhật, số hóa cơ sở dữ liệu về nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ và các hoạt động liên quan hoạt động an ninh nguồn phóng xạ, ứng phó sự cố bức xa”.
'
Đoàn công tác Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ninh chụp ảnh lưu niệm với Đại diện Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM cùng các phòng ban chuyên môn thuộc Sở
Trung tâm Khởi nghiệp sáng tạo được TP.HCM cho khởi công xây dựng vào ngày 01/10/2020, trên khu đất có diện tích hơn 17.000m2, tại số 123 đường Trương Định, Quận 3 với vốn đầu tư 323 tỷ đồng từ nguồn ngân sách. Quá trình xây dựng do trúng đợt dịch Covid-19 bùng phát năm 2021 - 2022, nên thời gian thi công có phần chậm trễ so với kế hoạch ban đầu. Tuy nhiên, đến nay dự án đã hoàn thiện hơn 90% và dự kiến trong quý 3 hoặc quý 4 năm nay sẽ đi vào hoạt động. Tòa nhà Trung tâm Khởi nghiệp sáng tạo được TP.HCM có 11 tầng, trong đó 8 tầng nổi, 3 tầng hầm. Khu vực tầng 1 - 3 là nơi triển khai các hoạt động hỗ trợ của nhà nước về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Tầng 4 - 8, dự kiến thu hút khu vực tư nhân tham gia phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp các lĩnh vực ưu tiên của Thành phố. Khi đi vào vận hành, Trung tâm Khởi nghiệp sáng tạo TP.HCM là đơn vị đầu tiên của cả nước ứng dụng nền tảng trực tuyến (H.O.I.P) tập trung hệ thống dữ liệu của hệ sinh thái để các doanh nghiệp, startup đăng ký và tham gia các chính sách hỗ trợ của Thành phố. Hệ thống này hiện nay đã vận hành, sẵn sàng kết nối với cộng đồng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. |
Nhật Linh (CESTI)
Với chủ đề "Đường băng sáng tạo – Nai vàng cất cánh", Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Đồng Nai (Techfest DongNai 2024) và Chợ Công nghệ - Thiết bị và Thương mại tỉnh Đồng Nai (Techmart DongNai 2024) đã được khai mạc vào sáng 27/8 tại Trung tâm Hội nghị và Tổ chức sự kiện tỉnh.
Techfest DongNai 2024 gồm chuỗi các sự kiện hội nghị, hội thảo, diễn dàn, cuộc thi dưới hình thức trực tiếp, kết hợp trực tuyến. Đây là dịp để tôn vinh các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tiềm năng, quảng bá các sản phẩm, dịch vụ khoa học và công nghệ và sản phẩm đặc trưng của các địa phương. Đồng thời lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo cho mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh; thể hiện mong muốn tăng tốc cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo có tiềm năng, góp phần phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Các đại biểu tham quan gian hàng tại Techmart DongNai 2024
Techmart DongNai 2024 với hơn 100 gian hàng trưng bày, giới thiệu gần 1.000 công nghệ, thiết bị, sản phẩm, giải pháp khoa học và công nghệ của các tổ chức, doanh nghiệp đến từ tỉnh Đồng Nai và 10 tỉnh, thành phố trong cả nước. Các sản phẩm, công nghệ được trưng bày giới thiệu là các sản phẩm dịch vụ về ứng dụng tiện ích, dịch vụ logistics, tự động hóa quy trình, công nghiệp dược phẩm, chế phẩm sinh học, công nghiệp năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, năng lượng thông minh, công nghiệp chế biến, chế tạo phục vụ nông nghiệp, các sản phẩm thuộc công nghệ, thiết bị, chế biến bảo quản sau thu hoạch, công nghệ sản xuất nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu; các sản phẩm tiêu biểu, đặc trưng của địa phương; các sản phẩm cá nhân tự nghiên cứu, mô hình, sáng kiến/cách làm hay của nông dân; các sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên.
Bà Nguyễn Thị Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai (áo dài tím) tham quan và chụp hình lưu niệm tại khu vực gian hàng của Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM
Trong đó, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM, Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN (CESTI) cùng các doanh nghiệp TP.HCM tham gia 26 gian hàng. Các sản phẩm, công nghệ được trừng bày, giới thiệu là các kết quả nhiệm vụ khoa học công nghệ sẵn sàng chuyển giao, sản phẩm khởi nghiệp của TP.HCM, tiêu biểu như công nghệ nuôi tôm tít bằng hệ thống tuần hoàn (RAS); quy trình nghiên cứu cao định chuẩn và chế phẩm cao lỏng Tam thất có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư từ dược liệu Tam thất; giống dưa lưới BCH231 và BCH268 thích nghi canh tác trong nhà màng; trà thảo mộc thiên nhiên; dự án Naroma - nước hoa nhũ nano; nấm linh chi và dược liệu;… Tại sự kiện, đại diện Phòng Quản lý công nghệ và Thị trường công nghệ (Sở KH&CN TP.HCM) và đại diện CESTI cũng đã có buổi làm việc về nội dung liên kết cơ sở dữ liệu Cổng Thông tin Techport và Sàn giao dịch công nghệ Đồng Nai (Donatex) với Trung tâm Khoa học và Công nghệ Đồng Nai, đồng thời thảo luận, gợi ý triển khai các nội dung hợp tác thúc đẩy thị trường khoa học công nghệ của hai địa phương.
Đại diện Sở KH&CN TP.HCM, đại diện CESTI làm việc, trao đổi với Trung tâm Khoa học và Công nghệ Đồng Nai trong khuôn khổ Techfest và Techmart DongNai 2024
Techfest và Techmart DongNai 2024 do Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai tổ chức trong 4 ngày (từ 27 - 30/8) tại Trung tâm Hội nghị và Tổ chức sự kiện tỉnh (số 1, Nguyễn Ái Quốc, phường Tân Phong, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai).
Phát biểu khai mạc chuỗi sự kiện, bà Nguyễn Thị Hoàng (Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai) kỳ vọng Techfest và Techmart DongNai 2024 sẽ thúc đẩy các giải pháp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ số, nông nghiệp, tự động hóa, du lịch và ẩm thực, phát triển các nền tảng trực tuyến, thương mại điện tử và mô hình kinh doanh mới, để hỗ trợ tiếp cận thị trường, tạo đột phá thương mại hóa sản phẩm địa phương. Bà nhận định, Techmart DongNai 2024 là một trong những công cụ giải pháp để tiếp cận và ứng dụng công nghệ vào đời sống, mang lại hiệu quả thiết thực cho cộng đồng doanh nghiệp. Đồng thời là cầu nối giữa các nhà khoa học với sản xuất và kinh doanh, đẩy mạnh hoạt động đổi mới sáng tạo trong sản xuất phục vụ đời sống.
Lam Vân (CESTI)
Vòng chung kết - Demo Day diễn ra chiều 22/8 là chặng cuối cùng của Cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp sinh viên 2024 (Univ.Star 2024). Cuộc thi giúp kết nối các nhà đầu tư, quỹ đầu tư với sinh viên khởi nghiệp tiềm năng của Việt Nam và Hàn Quốc, tạo cơ hội cho các ý tưởng của sinh viên Việt - Hàn phát triển thành những dự án khả thi trong tương lai.
Tiếp nối thành công từ Univ.Star 2023, Cuộc thi năm nay có chủ đề: “Khai phá tiềm năng Khởi nghiệp sáng tạo của bạn trong thời đại 4.0 - Unlock Your Startup In 4.0 Era”, được tổ chức bởi Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM phối hợp cùng Trung tâm Đổi mới Kinh tế Sáng tạo Jeonbuk (JBCCEI), Trung tâm Xúc tiến Thương mại Hàn Việt (KORETOVIET) và Công ty TNHH JYGLOBAL. Cuộc thi nằm trong chuỗi hoạt động của sự kiện Mega Us Expo 2024 (Triển lãm đa ngành cao cấp Hàn - Việt) đang diễn ra tại TP.HCM.
Khép lại vòng tiếp nhận hồ sơ, Ban tổ chức Cuộc thi Univ.Star 2024 ghi nhận hơn 200 hồ sơ dự thi của sinh viên thuộc 18 trường trên địa bàn TP.HCM, Hà Nội, Cần Thơ và sinh viên đến từ nhiều trường đại học tại Hàn Quốc. Để đi đến chặng cuối Demo Day, sinh viên đã trải qua vòng loại không ít cam go trong suốt gần 2 tháng, từ xét duyệt hồ sơ, tham gia tập huấn đến lên ý tưởng, kế hoạch triển khai các dự án khởi nghiệp,... Sau quá trình sàng lọc, Cuộc thi có 142 hồ sơ hợp lệ, trong đó có 26% ý tưởng thuộc lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), 28% thuộc lĩnh vực thành phố thông minh, 31% thuộc lĩnh vực ESG (môi trường, xã hội, quản trị) và 15% thuộc lĩnh vực thực phẩm và nông nghiệp công nghệ cao. Kết quả vòng sơ tuyển đã chọn được 100 sinh viên tham gia các hoạt động tiếp theo của chương trình.
Đặc biệt, tại Cuộc thi năm nay, Ban tổ chức đã kết nối sinh viên Việt Nam và Hàn Quốc, sau đó chia thành các nhóm dự án cụ thể. Nhóm sinh viên sau khi được kết nối sẽ cùng nhau phát triển ý tưởng khởi nghiệp để tranh tài với các nhóm đối thủ. Cụ thể, top 100 sinh viên được chọn ở vòng sơ tuyển đã “matching” với 56 sinh viên đến từ 7 trường đại học Hàn Quốc ở vòng hạt giống diễn ra vào ngày 18 tháng 7 vừa qua tại Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN - Sihub (thuộc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM) thông qua hình thức Hybrid (kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến).
Đại diện Ban tổ chức cho biết, để chuẩn bị cho Vòng chung kết - Demo Day hiệu quả, các nhóm dự án đã được hỗ trợ thông qua những workshop huấn luyện, những buổi tư vấn cùng chuyên gia trong lĩnh vực khởi nghiệp và kinh doanh. Chương trình huấn luyện không chỉ mang đến “cẩm nang bí kíp khởi nghiệp” cho thí sinh mà còn là cơ hội để các bạn học hỏi, trau dồi và kết nối với những người đam mê khởi nghiệp, nắm được “chìa khóa” để mở ra cánh cửa thành công trong khởi nghiệp với 4 kỹ năng chính: đề xuất giá trị; hoàn thiện ý tưởng, thiết kế sản phẩm mẫu; mô hình kinh doanh, thiết kế bài thuyết trình chuẩn; kỹ năng thuyết trình trước hội đồng.
Vòng chung kết - Demo Day diễn ra vô cùng sôi động với tổng cộng 20 nhóm dự án, trải qua phần thi gồm 7 phút thuyết trình và 3 phút vấn đáp cho mỗi nhóm. Ngoài yếu tố chất lượng dự án, khả năng phối hợp làm việc nhóm, các bạn sinh viên còn tạo ấn tượng tốt với hội đồng chuyên môn và doanh nghiệp qua khả năng thuyết trình lưu loát bằng tiếng Anh để có thể trao đổi, thuyết phục tối đa nhà đầu tư nước ngoài.
Phát biểu tại sự kiện, bà Phan Thị Quý Trúc (Phó trưởng Phòng Quản lý Sở hữu trí tuệ và Đổi mới sáng tạo – Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM) cho biết, trong thời gian qua, TP.HCM đã có sự tiến bộ vượt bậc trong phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, cũng như có rất nhiều chính sách nhằm hỗ trợ phát triển cộng đồng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, nhất là đối với đối tượng sinh viên các trường đại học. Thông qua Cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp sinh viên 2024, Ban tổ chức mong muốn sự kiện này sẽ là tiền đề cho sự kết nối thành công giữa nhiều nhà đầu tư, quỹ đầu tư với sinh viên khởi nghiệp tiềm năng của Việt Nam và Hàn Quốc, tạo cơ hội cho các ý tưởng của sinh viên Việt - Hàn phát triển thành những dự án khả thi trong tương lai.
Bà Phan Thị Quý Trúc (Phó trưởng Phòng Quản lý Sở hữu trí tuệ và Đổi mới sáng tạo – Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM) phát biểu tại sự kiện.
Về việc tiếp cận của sinh viên đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ, bà Trúc chia sẻ thêm, Sở luôn khuyến khích các bạn trẻ nộp hồ sơ vào những chương trình tương tự Univ.Star. Mọi thông tin chi tiết về cách thức và thời gian nộp hồ sơ những cuộc thi, chương trình của Sở đều được liên tục cập nhật trên trang web: https://dost.hochiminhcity.gov.vn/.
Các nhóm sinh viên lần lượt thuyết trình tại Vòng chung kết - Demo Day Cuộc thi Univ.Star 2024.
Được biết, mùa giải năm 2024, Univ.Star đã thu hút sự quan tâm của đông đảo sinh viên trên khắp cả nước nhờ những giá trị mà Cuộc thi đem đến như: kết nối, giao lưu và cùng phát triển chung dự án khởi nghiệp với các sinh viên Hàn Quốc; có cơ hội nhận được hỗ trợ 40 triệu đồng/ý tưởng khi đăng ký tham gia chương trình Tiền Ươm tạo của Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM; nhận được sự cố vấn đến từ các chuyên gia để phát triển ý tưởng;… Các dự án vào vòng Demo Day sẽ được nhận giải thưởng hiện kim và hiện vật theo quy chế Cuộc thi, với tổng giá trị lên đến 200 triệu đồng, dự kiến gồm 01 giải nhất, 02 giải nhì, 03 giải ba, 04 giải sáng tạo và 05 giải được yêu thích nhất. Cuộc thi sẽ công bố kết quả và trao giải vào sáng 23/8.
Minh Nhã (CESTI)
Ngày 22/8/2024, tại Hội trường Saigon Innovation Hub (273 Điện Biên Phủ, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM), Cục Phát triển công nghệ và Đổi mới sáng tạo (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy hoạt động ứng dụng, chuyển giao, đổi mới công nghệ và đổi mới sáng tạo khu vực phía Nam”. Hội thảo nhằm thúc đẩy, tăng cường hiệu quả triển khai các hoạt động kết nối chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo ở khu vực phía Nam, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển của vùng, nâng cao đóng góp của khoa học và công nghệ vào kinh tế - xã hội.
Hội thảo nhận được nhiều quan tâm của các đơn vị, Sở ngành trong hoạt động ứng dụng, chuyển giao, đổi mới công nghệ và đổi mới sáng tạo
Tham dự và chủ trì Hội thảo có ông Phạm Thế Dũng - Phó Cục trưởng Cục Phát triển công nghệ và Đổi mới sáng tạo; ông Nguyễn Mạnh Cường - Phó Chánh Văn phòng Bộ Khoa học và Công nghệ phụ trách khu vực phía Nam, cùng gần 100 đại biểu là đại diện Lãnh đạo Sở, Lãnh đạo Phòng chuyên môn có chức năng quản lý nhà nước về công nghệ và đổi mới sáng tạo, Lãnh đạo Trung tâm có chức năng ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khu vực phía Nam; Đại diện các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM và khu vực phía Nam…
Ông Nguyễn Mạnh Cường - Phó Chánh Văn phòng Bộ Khoa học và Công nghệ phụ trách khu vực phía Nam phát biểu khai mạc Hội thảo
Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Mạnh Cường - Phó Chánh Văn phòng Bộ Khoa học và Công nghệ phụ trách khu vực phía Nam nhấn mạnh, Bộ Khoa học và Công nghệ đã và đang xây dựng nhiều chương trình nhằm thúc đẩy hoạt động ứng dụng, chuyển giao, đổi mới công nghệ và đổi mới sáng tạo. Đặc biệt trong số đó, để bắt kịp nhu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp Bộ cũng có các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ tiên tiến từ nước ngoài vào Việt Nam.
“Khu vực phía Nam là địa bàn có vị trí quan trọng, song hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ chưa đáp ứng như kỳ vọng. Việc nghiên cứu tạo ra công nghệ mới, tri thức mới là cần thiết để nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần công nghệ ứng dụng ngay đáp ứng thực tiễn sản xuất, vì thế cần có các giải pháp tức thời. Một trong số đó là chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam. Hiện nay, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đang có các chương trình hỗ trợ chuyển giao công nghệ từ nước ngoài, giúp ứng dụng nhanh trong hoạt động của doanh nghiệp vào sản xuất, kinh doanh. Các chương trình này, rất phù hợp với mục tiêu ứng dụng công nghệ cấp thiết của doanh nghiệp. Nếu các đơn vị cần, các Văn phòng đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ luôn sẵn sàng tương tác, lắng nghe nhu cầu của doanh nghiệp để tìm kiếm công nghệ phù hợp”, ông Nguyễn Mạnh Cường chia sẻ.
Ông Nguyễn Khánh Tùng - Phó Trưởng phòng Phòng Phát triển công nghệ, Cục Phát triển công nghệ và Đổi mới sáng tạo, chia sẻ một số chính sách hỗ trợ hoạt động ứng dụng, chuyển giao, đổi mới, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo
Tại Hội thảo, ông Nguyễn Khánh Tùng - Phó Trưởng phòng Phòng Phát triển công nghệ, Cục Phát triển công nghệ và Đổi mới sáng tạo cho biết, việc thúc đẩy chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam quy định tại Quyết định 1851, sau này được sửa đổi bằng Quyết định 138 do Thủ tướng phê duyệt vào đầu năm 2022. Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ ngành liên quan được giao xây dựng chương trình hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện hoạt động ứng dụng công nghệ nước ngoài vào Việt Nam; hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ; nâng cao năng lực, nhân lực của doanh nghiệp. Đề án cũng xác định một số lĩnh vực công nghệ ưu tiên chuyển giao như: nông nghiệp công nghệ cao, chế biến nông sản, công nghiệp điện tử...
“Hiện nay, Cục Phát triển công nghệ và Đổi mới sáng tạo đã xây dựng được 14 bản đồ công nghệ giúp các doanh nghiệp định hướng phát triển sản phẩm phù hợp. Các bản đồ công nghệ về chọn tạo giống và sản xuất lúa gạo, công nghệ gene, công nghệ tế bào gốc, công nghệ sản xuất vaccine cho người, công nghệ sản xuất vật liệu và linh kiện điện tử, bán dẫn, công nghệ sản xuất nhựa kỹ thuật và công nghệ in 3D... giúp doanh nghiệp làm căn cứ để phát triển công nghệ phù hợp”, ông Nguyễn Khánh Tùng thông tin.
Cũng tại Hội thảo, các đại biểu đã được chia sẻ thêm về các nội dung, như: Một số kết quả nổi bật hoạt động ứng dụng, chuyển giao, đổi mới, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ TP.HCM (thuộc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM); Một số kết quả nổi bật trong hoạt động ứng dụng, chuyển giao, đổi mới, phát triển công nghệ của Trung tâm Khoa học và Công nghệ tỉnh Tây Ninh (thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tây Ninh); Giới thiệu về mô hình thành công trong hoạt động phát triển công nghệ của Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng và Dịch vụ Khoa học và Công nghệ tỉnh Tiền Giang (thuộc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tiền Giang). Ngoài ra, một số công nghệ và giải pháp công nghệ ngoài nước cũng được giới thiệu nhằm đáp ứng nhu cầu công nghệ của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp khu vực phía Nam như: Công nghệ tiệt trùng cho thực phẩm ăn liền; Công nghệ Proton cấp đông nhanh, giữ nguyên độ tươi của thực phẩm; Công nghệ nghiền bột thông minh… Đây là diễn đàn và cơ hội là cơ hội để các Sở Khoa học và Công nghệ, chuyên gia và doanh nghiệp cùng chia sẻ những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc và trao đổi kinh nghiệm trong triển khai các chính sách, tạo dựng các mô hình hợp tác, hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm, kết nối, đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực, hợp tác nghiên cứu, đổi mới công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Ông Phạm Thế Dũng - Phó Cục trưởng Cục Phát triển công nghệ và Đổi mới sáng tạo phát biểu tại Hội thảo
Phát biểu kết luận Hội thảo, ông Phạm Thế Dũng - Phó Cục trưởng Cục Phát triển công nghệ và Đổi mới sáng tạo đánh giá: mặc dù đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận trong thời gian qua, tuy nhiên hiện vẫn còn khoảng trống giữa chính sách và thực thi trong hoạt động ứng dụng, chuyển giao, đổi mới công nghệ và đổi mới sáng tạo tại các địa phương, doanh nghiệp.
Để hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo tại khu vực phía Nam nói riêng và cả nước nói chung được sôi nổi, thiết thực và hiệu quả, thời gian tới, Cục Phát triển công nghệ và Đổi mới sáng tạo sẽ chủ động phối hợp với các Sở Khoa học và Công nghệ triển khai một số nhiệm vụ cụ thể như: (1) Hỗ trợ các địa phương trong việc tăng cường kết nối, hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo với các quốc gia, vùng lãnh thổ thông qua các tổ chức có công nghệ trong nước và mạng lưới đại diện Khoa học và Công nghệ Việt Nam ở nước ngoài để đáp ứng nhu cầu chuyển giao công nghệ của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp; (2) Phối hợp, hướng dẫn đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất, xác định nhu cầu công nghệ trên một số lĩnh vực trọng điểm của các địa phương, từ đó có giải pháp hỗ trợ hoàn thiện công nghệ; đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ cho các doanh nghiệp; đồng thời hỗ trợ các đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng ứng dụng và chuyển giao công nghệ thuộc Sở Khoa học và Công nghệ để trở thành đầu mối hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo của địa phương; (3) Chỉ đạo các đơn vị chức năng thuộc Cục Phát triển công nghệ và Đổi mới sáng tạo phối hợp với các Sở Khoa học và Công nghệ hỗ trợ việc ứng dụng, chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cho các sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm của các tỉnh/thành phố khu vực phía Nam; (4) Hướng dẫn, hỗ trợ các tỉnh/thành phố trong việc thu thập, đánh giá chỉ số đổi mới sáng tạo địa phương (PII) nhằm cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn cho lãnh đạo các cấp trong việc ra quyết định, xây dựng và thực thi chính sách, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong vùng nói riêng và cả nước nói chung.
Nhật Linh (CESTI)
Ngày 23/8/2024, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM đã tổ chức Hội nghị phát động Cuộc thi “Tìm kiếm dự án đổi mới sáng tạo trong các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), phát triển bền vững và công nghiệp văn hóa”. Đồng thời, ký kết chương trình hợp tác với Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM, nhằm thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số...
Tham dự Hội nghị, có ông Nguyễn Việt Dũng - Thành ủy viên, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM; ông Trần Thế Thuận - Thành Ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM cùng đại diện lãnh đạo các Phòng chức năng, Trung tâm trực thuộc hai Sở. Tham gia sự kiện này, còn có sự góp mặt của đại diện cộng đồng hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Thành phố gồm đại diện các Trường, Viện, các Trung tâm ươm tạo, Đại diện các doanh nghiệp, các Startup…
Hội nghị đã nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Thành phố
Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Nguyễn Việt Dũng - Thành ủy viên, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM cho biết, theo Nghị quyết 98 của Quốc hội, Thành phố sẽ có các chính sách hỗ trợ để các nhóm đổi mới sáng tạo có thể ươm tạo ra sản phẩm của mình trong 9 lĩnh vực ưu tiên. Trong thời gian vừa qua, Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố cũng đã triển khai một số chương trình ươm tạo, tìm kiếm các giải pháp đổi mới sáng tạo trong khu vực công tập trung vào 03 lĩnh vực: Giáo dục, y tế, quản lý nhà nước và đã thu hút hơn 100 dự án, đang ở giai đoạn cuối trong tuyển chọn các dự án xuất sắc để bước vào giai đoạn ươm tạo.
“Phát triển công nghiệp văn hoá là mảng hết sức quan trọng, cũng là ngành có đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội, có tiềm năng và nhiều lợi thế so với các địa phương khác mà TP.HCM cũng đang ưu tiên. Chúng tôi kỳ vọng, việc hợp tác này sẽ góp phần nâng cao vai trò của khoa học - công nghệ trong quá trình phát triển văn hóa xã hội, gắn kết cơ quan quản lý và cộng đồng khởi nghiệp, tạo động lực thúc đẩy nghiên cứu khoa học. Đồng thời, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo trong khu vực công cho ngành văn hóa, góp phần phát triển bền vững hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp của TP.HCM. Không dừng lại ở đây, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM còn mong muốn tiếp tục được phối hợp, hợp tác cùng cộng đồng, các đơn vị khác để phát triển các chương trình hỗ trợ, ươm tạo các dự án nằm trong danh mục 9 lĩnh vực ưu tiên của TP.HCM đề ra tại Nghị quyết 98”, ông Nguyễn Việt Dũng kỳ vọng.
Ông Nguyễn Việt Dũng - Thành ủy viên, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM phát biểu tại Hội thảo
Được biết, để khởi động cho hoạt động phối hợp thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa Thành phố. Sở Khoa học và Công nghệ - Sở Văn hóa và Thể thao đã tổ chức nhiều buổi làm việc và tiến đến thống nhất ký kết hợp tác với 04 nội dung chính như sau:
1. Xây dựng, phát triển các công cụ, giải pháp, mô hình phục vụ công tác chuyển đổi số của Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố.
2. Đặt hàng nghiên cứu phát triển, hỗ trợ triển khai, ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ Đề án phát triển ngành công nghiệp văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030.
3. Kết nối các chuyên gia đầu ngành trong mọi lĩnh vực nhằm hỗ trợ thực hiện hiệu quả Đề án phát triển ngành công nghiệp văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030.
4. Triển khai Chương trình ươm tạo các dự án đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa.
Ông Nguyễn Việt Dũng - Thành ủy viên, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM (bên trái) và ông Trần Thế Thuận - Thành ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM (bên phải) cùng ký kết văn bản hợp tác chính thức giữa hai đơn vị
Cũng tại Hội nghị, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM đã phát động Cuộc thi “Tìm kiếm dự án đổi mới sáng tạo trong các lĩnh vực AI, phát triển bền vững và công nghiệp văn hóa” nhằm tuyển chọn các dự án đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo để hỗ trợ theo Nghị quyết số 20/2023/NQ-HĐND ngày 11/11/2023 của HĐND Thành phố về quy định lĩnh vực ưu tiên, tiêu chí, điều kiện, nội dung và mức hỗ trợ dự án đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn TPHCM, nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội Thành phố trong thời kỳ mới.
Bà Đặng Thị Luận - Phó Giám đốc phụ trách Saigon Innovation Hub, trình bày các nội dung liên quan đến 03 Cuộc thi: Trí tuệ nhân tạo (AI.STAR 2024); Phát triển bền vững (GIC 2024); Công nghiệp văn hóa (INNOCULTURE 2024) với kỳ vọng, cộng đồng hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, các trường viện sẽ cùng nhau lan tỏa Cuộc thi để thu hút không chỉ các dự án tiềm năng mà còn các ý tưởng sáng tạo của sinh viên
Tại Hội nghị, nhằm dẫn dắt cho 3 Cuộc thi, các chuyên gia khách mời đã có những phần tham luận với nội dung sau:
“Công nghiệp Văn hóa và tiềm năng phát triển công nghiệp văn hóa ở TP.HCM” từ TS. Phan Anh Tú - Trưởng khoa Văn hóa học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM).
“Phát Triển Bền Vững: Định Nghĩa, Nguyên Tắc và Chiến Lược Để Xây Dựng Tương Lai Xanh” từ PGS.TS. Nguyễn Hồng Quân - Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế tuần hoàn Đại học Quốc gia TP.HCM.
“Ứng dụng AI vào chuyển đổi số ngành Retail - Xây dựng Mạng lưới phân phối của doanh nghiệp” từ ông Phan Hồng Việt - Co-founder Công ty One Solution Vietnam.
Các chuyên gia và cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo Thành phố cùng đóng góp ý tưởng và chia sẻ với nhau những kinh nghiệm thực tiễn quý báu
Lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), công nghiệp văn hóa và phát triển bền vững là 03 trong số các lĩnh vực quan trọng, là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, đồng thời tạo ra giá trị lâu dài cho cộng đồng và thế hệ tương lai. Trong đó, trí tuệ nhân tạo không chỉ giúp tăng cường hiệu quả sản xuất và cải tiến các quy trình công nghiệp mà còn mở ra những tiềm năng mới trong nhiều lĩnh vực như: y tế, giáo dục, quản lý đô thị… Công nghiệp văn hóa là ngành không chỉ có đóng góp đáng kể cho GDP cả nước mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời tạo ra các sản phẩm văn hóa mang tính sáng tạo và đột phá, góp phần quảng bá hình ảnh quốc gia trên trường quốc tế. Và phát triển bền vững là nền tảng để đảm bảo sự phát triển dài hạn, không chỉ tập trung vào tăng trưởng kinh tế mà còn chú trọng đến bảo vệ môi trường và thúc đẩy sự cân bằng xã hội. Cách mạng Công nghiệp 4.0 là minh chứng rõ ràng nhất cho sức mạnh của việc ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo vào nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, là một điều tất yếu và là động lực chính mang lại nhiều kết quả đột phá. Việc ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển các lĩnh vực này không chỉ tạo ra các cơ hội kinh doanh mới mà còn góp phần xây dựng một tương lai thịnh vượng và bền vững cho các thế hệ mai sau. Với tầm quan trọng như vậy, chúng ta có thể thấy sự quan tâm và quyết liệt của Chính quyền Thành phố trong việc thúc đẩy phát triển các lĩnh vực trên thông qua: (1) Đề án phát triển ngành công nghiệp văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030; (2) Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh hướng đến phát triển bền vững trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2030; (3) Kế hoạch thúc đẩy nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo từ môi trường nghiên cứu đến thử nghiệm, ứng dụng thí điểm đến ứng dụng rộng rãi trong xã hội trên địa bàn Thành phố đến năm 2025, tầm nhìn năm 2030. |
Nhật Linh (CESTI)
Chương trình thuyết trình gọi vốn Venture Star diễn ra chiều 23/8 trong khuôn khổ Ngày hội kết nối giao thương Hàn - Việt (Mega Us Expo 2024) đã mang đến cơ hội tiếp cận hơn 15 nhà đầu tư, quỹ đầu tư đến từ Hàn Quốc, Việt Nam và các nước khác cho các startup tiềm năng.
Chương trình được tổ chức bởi Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM, Trung tâm Đổi mới Kinh tế Sáng tạo Jeonbuk - Hàn Quốc, Trung tâm Xúc tiến Thương mại Hàn - Việt (KORETOVIET), Saigon Innovation Hub (SIHUB) và các đối tác.
Theo ông Nguyễn Minh Hiếu (Phó Giám đốc SIHUB), Thành phố Hồ Chí Minh đang nỗ lực trở thành một trung tâm năng động về đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp không chỉ ở Việt Nam mà còn trong khu vực Đông Nam Á. Venture Star là sáng kiến hợp tác giữa Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM và Trung tâm Đổi mới Kinh tế Sáng tạo Jeonbuk (JBCCEI), được thiết kế để tạo ra một nền tảng kết nối các startup tiềm năng với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế, hỗ trợ các startup Việt Nam và Hàn Quốc vươn tầm quốc tế. Venture Star cũng góp phần thúc đẩy hợp tác chặt chẽ hơn giữa Việt Nam và Hàn Quốc, tạo ra nhiều giá trị mới cho cả hai hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Đồng thời góp phần thực hiện thành công Quyết định số 672/QĐ-UBND ngày 01-3-2021 về Hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TP.HCM giai đoạn 2021 - 2025 và các quyết định khác của Ủy ban nhân dân TP.HCM.
Ông Nguyễn Minh Hiếu (Phó Giám đốc SIHUB) phát biểu tại chương trình Venture Star
Tại Venture Star, các startup có cơ hội trình bày những ý tưởng sáng tạo của mình với các nhà đầu tư quốc tế, nhận được phản hồi giá trị từ các chuyên gia và tìm kiếm các đối tác tiềm năng. Ngoài ra, các startup có thể tiếp cận với chương trình hỗ trợ tăng tốc theo Nghị quyết số 20/2023/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, qua đó cung cấp cho các startup tiềm năng những nguồn lực cần thiết để nhanh chóng đưa sản phẩm sáng tạo của mình ra thị trường.
Cụ thể, Venture Star (Pitching day) có sự tham gia của 17 nhà đầu tư, quỹ đầu tư đến từ Hàn Quốc, Việt Nam và các nước khác, cùng 21 dự án startup (bao gồm 11 startup Việt Nam và 10 startup Hàn Quốc). Tại chương trình diễn ra xuyên suốt buổi chiều ngày 23/8, các startup của Việt Nam và Hàn Quốc đã lần lượt trình bày về dự án của mình và trả lời câu hỏi của các nhà đầu tư, quỹ đầu tư. Ngôn ngữ thuyết trình và hỏi đáp bằng tiếng Anh. Tất cả dự án tham gia được cấp giấy chứng nhận của chương trình.
Phần thuyết trình của các startup Việt Nam và Hàn Quốc
Trước đó, ban tổ chức đã đánh giá và chọn lọc các dự án đăng ký tham gia chương trình. Một số startup tiêu biểu tham gia Pitching day có thể kể đến như Naroma (dự án nước hoa nano, áp dụng công nghệ nano bằng sóng siêu âm hồng ngoại để giảm nồng độ cồn trong nước hoa, các hạt nano nước hoa bám dính tốt hơn, giúp mùi hương kéo dài và sâu hơn so với nước hoa thông thường); Arar/hệ thống tự động tiếp công dân tích hợp AI voicebot; AIRCITY (giải pháp quản lý vận hành các toà nhà cho thuê, ứng dụng các công nghệ phần mềm và phần cứng vào vận hành giúp giảm thiểu con người và nâng cao trải nghiệm cho khách thuê tại toà nhà, giúp tiết kiệm 50% chi phí vận hành so với việc vận hành truyền thống); iQss (mô hình kinh doanh áp dụng giải pháp iQss giúp thu thập, quản lý và phân tích dữ liệu cây trồng, cung cấp thông tin để tối ưu hóa quá trình canh tác, từ đó nâng cao hiệu suất lao động, tăng năng suất và chất lượng nông sản);…
Trao giấy chứng nhận cho các dự án tham gia chương trình
Mega Us Expo 2024 với chủ đề "Ngày hội Xúc tiến giao thương - Cánh cửa kết nối thị trường Hàn - Việt" diễn ra tại Trung tâm sự kiện White Palace (số 194 Hoàng Văn Thụ, Quận Phú Nhuận, TP.HCM) từ ngày 22/8 đến 24/8.
Đại diện các startup, nhà đầu tư, quỹ đầu tư và ban tổ chức Venture Star chụp ảnh lưu niệm
Tại Mega Us Expo 2024, song song với chương trình Venture Star còn diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi như trưng bày, triển lãm sản phẩm của 200 doanh nghiệp Hàn Quốc; kết nối giao thương (Business matching) giữa 200 doanh nghiệp Hàn Quốc và Việt Nam; Demo Day và trao giải Cuộc thi Ý tưởng Khởi nghiệp Sinh viên (Univ.Star 2024); Hội nghị phát động 3 cuộc thi "Tìm kiếm dự án đổi mới sáng tạo trong các lĩnh vực AI, phát triển bền vững và công nghiệp văn hóa" và Lễ ký kết chương trình hợp tác giữa Sở Khoa học và Công nghệ - Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM;…
Lam Vân (CESTI)
Chiều 21/8, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM đã tiếp đón và làm việc với đoàn Thành phố Busan (Hàn Quốc) nhằm thảo luận về các cơ hội hợp tác kinh doanh toàn cầu, thu hút đầu tư, thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Thành phố Busan và TP.HCM.
Tại buổi làm việc, đại diện đoàn Thành phố Busan đã giới thiệu một số hoạt động tiêu biểu, chính sách hỗ trợ dự án/doanh nghiệp khởi nghiệp, cũng như chính sách thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Busan. Busan là thành phố trung tâm về logistics, đang xúc tiến dự án giao lưu toàn cầu nhằm thu hút các công ty khởi nghiệp toàn cầu và công ty nước ngoài vào Busan. Busan cũng mong muốn trở thành thành phố khởi nghiệp hàng đầu châu Á thông qua việc xúc tiến kinh doanh có hệ thống trong 5 lĩnh vực cơ sở hạ tầng, dự án hỗ trợ/viện trợ, mạng lưới toàn cầu, quỹ đầu tư và đào tạo nhân tài.
Đến thăm và làm việc với Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM, đoàn Thành phố Busan mong muốn tìm hiểu, thảo luận về kế hoạch hợp tác kinh doanh toàn cầu giữa Thành phố Busan và TP.HCM, đặc biệt chia sẻ cơ hội tham gia sự kiện FLY ASIA 2024 (Lễ hội khởi nghiệp châu Á) sắp tới tại Busan. Sự kiện FLY ASIA được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2022, nhằm thu hút đầu tư, hỗ trợ các đơn vị khởi nghiệp châu Á triển vọng vươn ra trường quốc tế, đồng thời kết nối, giao lưu giữa các hệ sinh thái khởi nghiệp trong và ngoài nước. Năm nay, FLY ASIA được tổ chức trong tháng 10, tập trung vào các từ khóa "đầu tư" và "toàn cầu", với nhiều hoạt động và giải thưởng lớn dành cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, sẽ là cơ hội kết nối, mở rộng quy mô hoạt động toàn cầu, thu hút các doanh nghiệp, công ty lớn cùng tham gia vào hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Busan.
Đoàn Thành phố Busan (trái) đến thăm và làm việc tại Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM
Về phía Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM, bà Phan Thị Quý Trúc (Phó trưởng Phòng Quản lý Sở hữu trí tuệ và Đổi mới sáng tạo) chia sẻ, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của TP.HCM được đánh giá là năng động nhất cả nước. Thành phố hiện có hơn 2000 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (trong số đó doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin chiếm hơn 65%), 45 tổ chức ươm tạo và hỗ trợ khởi nghiệp, 97 trường đại học và cao đẳng, hơn 100 quỹ đầu tư mạo hiểm đang hoạt động,… Mỗi năm Thành phố cũng có khoảng 500 sự kiện và gần 80 cuộc thi về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, nhằm tìm kiếm và hỗ trợ phát triển các dự án khởi nghiệp sáng tạo.
Theo bà Trúc, các chính sách hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của TP.HCM hiện tập trung vào 4 nhóm gồm xây dựng Trung tâm Khởi nghiệp sáng tạo TP.HCM; chính sách đặc thù trong lĩnh vực khoa học và công nghệ và đổi mới sáng tạo được ban hành tại Nghị quyết số 98/2023/QH15; xây dựng và vận hành nền tảng trực tuyến thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo TP.HCM (nền tảng H.OIP); phát triển thương mại hóa kết quả nghiên cứu từ các trường đại học, đẩy mạnh hoạt động đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME).
Đại diện đoàn Thành phố Busan và đại diện lãnh đạo Sở KH&CN TP.HCM chụp ảnh lưu niệm
Thống nhất với những thông tin trao đổi từ phía đoàn Thành phố Busan, ông Lê Thanh Minh (Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM) mong muốn sắp tới hai bên sẽ có những hoạt động cụ thể nhằm kết nối, chia sẻ các cơ hội hợp tác, đầu tư trong lĩnh vực khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Ông Lê Thanh Minh cho biết, TP.HCM đang tìm kiếm các cơ hội kết nối đầu tư hợp tác của các đối tác nước ngoài trong các hoạt động tại Trung tâm Khởi nghiệp sáng tạo TP.HCM; hợp tác về ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (chương trình trao đổi startup giữa Busan và TP.HCM); kết nối, chia sẻ trong các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, tiếp cận chính sách thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo,…
Lam Vân (CESTI)
Ngày 16/8/2024, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM đã có buổi làm việc với đoàn công tác Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Ninh về thủ tục xây dựng, thành lập Trung tâm Khởi nghiệp sáng tạo TP.HCM, cùng quá trình thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù cho hoạt động khoa học công nghệ
Đoàn công tác Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Ninh đến thăm và làm việc tại Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Việt Dũng - Thành uỷ viên, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM đã chia sẻ kinh nghiệm xây dựng và triển khai mô hình Saigon Innovation Hub ở Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ nhằm mục tiêu kết nối các thành phần trong hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, tiếp đó là Trung tâm Khởi nghiệp sáng tạo TP.HCM, với 4 vai trò chính bao gồm: cung cấp cơ sở vật chất cho cộng đồng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, lan toả chính sách khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, tổ chức hoạt động đổi mới sáng tạo, liên kết hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển.
Theo đó, Trung tâm Khởi nghiệp sáng tạo có các khu vực: hỗ trợ cộng đồng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo do Nhà nước phụ trách (không gian làm việc chung, không gian kết nối mở, phòng đào tạo…); không gian thu hút khu vực tư nhân tham gia đầu tư, thiết kế triển khai các chương trình ươm tạo và tăng tốc; không gian ưu tiên các lĩnh vực giải pháp công nghệ cho thành phố thông minh (Big data, trí tuệ nhân tạo (AI), Internet of thing (IoT), chính phủ điện tử…); thương mại điện tử (E-commerce); công nghệ tài chính (Fintech); công nghiệp sáng tạo (điện ảnh, nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật, nhiếp ảnh - triển lãm, quảng cáo và du lịch văn hóa, truyền thông…); khoa học sự sống - Life Science.
Ngoài ra, còn có các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới sáng tạo theo phương thức kết nối các doanh nghiệp nhỏ và vừa với cộng đồng khởi nghiệp. Hiện nay, nhiều đơn vị đã liên hệ với Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM để được hoạt động tại đây, tuy nhiên thủ tục, điều kiện cho các đơn vị khởi nghiệp vẫn chưa được thông qua.
Bên cạnh đó, đề án của Trung tâm Khởi nghiệp sáng tạo TP.HCM cũng nêu phương án khai thác hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động hỗ trợ đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, các thủ tục thực hiện đấu thầu, tuyển chọn theo hình thức cung cấp không gian làm việc theo giá thị trường và có ưu đãi (do HĐND TP.HCM quy định) với các đơn vị có năng lực và chức năng phù hợp với tiêu chí có đóng góp vào sự phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên của Thành phố... chưa rõ ràng khiến chức năng hoạt động của trung tâm chưa thật rõ nét.
“Chúng tôi cũng đã đề nghị lãnh đạo Thành phố, các Sở, ngành liên quan sớm có ý kiến đóng góp về đề án, ban hành các quyết định liên quan đến hoạt động của Trung tâm Khởi nghiệp sáng tạo TP.HCM để Trung tâm này sớm đi vào hoạt động nhằm thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Thành phố nói riêng và cả nước nói chung. Chúng tôi cũng kỳ vọng, Trung tâm Khởi nghiệp sáng tạo TP.HCM sẽ trở thành hạt nhân của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, hướng tới trở thành trung tâm khởi nghiệp sáng tạo hàng đầu trong khu vực, góp phần phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam và khu vực”, ông Nguyễn Việt Dũng chia sẻ.
Buổi làm việc giữa Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM và đoàn công tác Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Ninh
Tại buổi làm việc, hai bên cũng đã trao đổi, thảo luận về một số nội dung như: kết nối các nguồn lực của xã hội cho hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, thúc đẩy hợp tác trong nước và quốc tế về lĩnh vực đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, tăng cường truyền thông các hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp.
Hiện nay, TP.HCM đang hỗ trợ một số tổ chức khoa học và công nghệ công lập có tiềm lực trên địa bàn Thành phố phát triển trở thành các trung tâm nghiên cứu ứng dụng, đổi mới sáng tạo đạt chuẩn quốc tế, đóng góp hiệu quả vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố; thu hút, giữ chân các chuyên gia, nhà khoa học, người tài đến làm việc tại các tổ chức khoa học và công nghệ công lập để khơi thông mọi nguồn lực sẵn có của Thành phố. Cụ thể, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM đã tổ chức Hội nghị triển khai Đề án “Xây dựng cơ chế thúc đẩy để hình thành và phát triển trung tâm nghiên cứu đạt chuẩn quốc tế” và “Hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 19/2023/NQ-HĐND ngày 11/11/2023 của Hội đồng nhân dân Thành phố” đến các tổ chức khoa học và công nghệ công lập trên địa bàn Thành phố, cũng như ban hành Kế hoạch số 721/KH-SKHCN triển khai thực hiện Đề án xây dựng cơ chế thúc đẩy để hình thành và phát triển trung tâm nghiên cứu đạt chuẩn quốc tế. Tiếp đó, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM ban hành Kế hoạch số 2007/KH-SKHCN triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đăng ký tham gia thực hiện “Đề án xây dựng cơ chế thúc đẩy để hình thành và phát triển trung tâm nghiên cứu đạt chuẩn quốc tế”; tổ chức Hội nghị Phổ biến quy chế, quy định liên quan đến việc đánh giá, xét chọn các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đăng ký tham gia thực hiện Đề án.
TP.HCM còn thúc đẩy việc hình thành và phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo từ việc ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học, thúc đẩy việc phát triển bền vững và mạnh mẽ cho hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của Thành phố trên cơ sở hỗ trợ các dự án đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo. Hiện có 15 dự án đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo giai đoạn tiền ươm tạo và ươm tạo, giai đoạn tăng tốc đang được hỗ trợ.
Đoàn công tác Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bắc Ninh chụp ảnh lưu niệm với Đại diện Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM cùng các phòng ban chuyên môn thuộc Sở
Trung tâm Khởi nghiệp sáng tạo được TP.HCM cho khởi công xây dựng vào ngày 01/10/2020, trên khu đất có diện tích hơn 17.000m2, tại số 123 đường Trương Định, Quận 3 với vốn đầu tư 323 tỷ đồng từ nguồn ngân sách. Quá trình xây dựng do trúng đợt dịch Covid-19 bùng phát năm 2021 - 2022, nên thời gian thi công có phần chậm trễ so với kế hoạch ban đầu. Tuy nhiên, đến nay dự án đã hoàn thiện hơn 90% và dự kiến trong quý 3 hoặc quý 4 năm nay sẽ đi vào hoạt động. Tòa nhà Trung tâm Khởi nghiệp sáng tạo được TP.HCM có 11 tầng, trong đó 8 tầng nổi, 3 tầng hầm. Khu vực tầng 1 - 3 là nơi triển khai các hoạt động hỗ trợ của nhà nước về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Tầng 4 - 8, dự kiến thu hút khu vực tư nhân tham gia phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp các lĩnh vực ưu tiên của Thành phố. Khi đi vào vận hành, Trung tâm Khởi nghiệp sáng tạo TP.HCM là đơn vị đầu tiên của cả nước ứng dụng nền tảng trực tuyến (H.O.I.P) tập trung hệ thống dữ liệu của hệ sinh thái để các doanh nghiệp, startup đăng ký và tham gia các chính sách hỗ trợ của Thành phố. Hệ thống này hiện nay đã vận hành, sẵn sàng kết nối với cộng đồng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. |
Nhật Linh (CESTI)
Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM vừa ban hành Kế hoạch Triển khai tổ chức Cuộc thi “Tìm kiếm dự án đổi mới sáng tạo ứng dụng trí tuệ nhân tạo Thành phố Hồ Chí Minh”. Cuộc thi do Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM tổ chức, phối hợp cùng các trường, viện, tổ chức ươm tạo, hỗ trợ khởi nghiệp trong hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Thành phố thực hiện. Dự kiến Lễ phát động Cuộc thi sẽ diễn ra trong tháng 8/2024.
Mục tiêu Cuộc thi: Tìm kiếm và hỗ trợ các dự án đổi mới sáng tạo (ĐMST) ứng dụng AI trong các lĩnh vực phục vụ cho khu vực công, sản xuất, kinh doanh và đời sống; Khuyến khích và tạo cơ hội cho các cá nhân, nhóm nghiên cứu, và doanh nghiệp triển khai và phát triển các ứng dụng AI; Tạo sân chơi cạnh tranh lành mạnh để thúc đẩy tinh thần ĐMST trong cộng đồng AI; Xác định và tôn vinh các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong lĩnh vực AI.
Cụ thể: (1) Hỗ trợ ươm tạo 20 ý tưởng đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo ở giai đoạn tiền ươm tạo ý tưởng về công nghệ AI có khả năng ứng dụng vào sản xuất, kinh doanh, giao thông, tài chính, y tế, giáo dục, nông nghiệp, quản trị công… phục vụ cộng đồng xã hội, cải cách hành chính. (2) Hỗ trợ ươm tạo 10 dự án đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo ở giai đoạn ươm tạo các giải pháp, mô hình công nghệ AI có khả năng chuyển giao, ứng dụng vào sản xuất, kinh doanh, giao thông, tài chính, y tế, giáo dục, nông nghiệp, quản trị công… phục vụ cộng đồng xã hội, cải cách hành chính. (3) Hỗ tạo ươm tạo 05 dự án đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo ở giai đoạn tăng tốc các công nghệ AI có khả năng chuyển giao, ứng dụng vào sản xuất, kinh doanh, giao thông, tài chính, y tế, giáo dục, nông nghiệp, quản trị công… phục vụ cộng đồng xã hội, cải cách hành chính.
Đối tượng dự thi: Cá nhân, nhóm cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức có ý tưởng, giải pháp, mô hình ĐMST, quy trình, công nghệ AI có khả năng chuyển giao, ứng dụng vào sản xuất, kinh doanh, giao thông, tài chính, y tế, giáo dục, nông nghiệp, quản trị công… phục vụ cộng đồng xã hội, cải cách hành chính. Tổ chức có thể cho phép các tác giả hoặc đồng tác giả dự thi với tư cách cá nhân hoặc tập thể nhưng phải có xác nhận bằng văn bản (đối với giải pháp, mô hình, quy trình, công nghệ… được áp dụng hoặc đang thử nghiệm tại tổ chức mà tác giả/tập thể là tác giả nhưng chưa có thỏa thuận chuyển giao về quyền sở hữu cho tổ chức đó).
Điều kiện dự thi: Giải pháp, ý tưởng, mô hình ĐMST, quy trình, công nghệ (sau đây gọi là dự án) có khả năng chuyển giao, ứng dụng vào trong sản xuất, kinh doanh, giao thông, tài chính, y tế, giáo dục, nông nghiệp, quản trị công… phục vụ cộng đồng xã hội, cải cách hành chính; Dự án đăng ký tham gia không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định; Tổ chức, cá nhân dự thi chịu trách nhiệm về tính xác thực của thông tin trong hồ sơ dự thi; Tổ chức, cá nhân dự thi phải cam kết tham gia đầy đủ các hoạt động trong khuôn khổ Cuộc thi.
Hồ sơ dự thi, gồm: Phiếu đăng ký tham gia (Mẫu ĐKTG); Thuyết minh dự án tham khảo mẫu của Ban Tổ chức (Mẫu TMDA); Tài liệu khác giới thiệu về dự án (nếu có như: video; giải thưởng; tài liệu về sở hữu trí tuệ; hình ảnh minh họa giải pháp, mô hình, quy trình...). Thể lệ và các biểu mẫu sẽ được đăng tải trên trang thông tin điện tử của Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM và các trang thông tin của Cuộc thi.
Theo đại diện Ban tổ chức, Cuộc thi “Tìm kiếm dự án đổi mới sáng tạo ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) Thành phố Hồ Chí Minh”, gồm 4 vòng:
Vòng Sơ tuyển, dự kiến: Từ tháng 10 - 11/2024
- Hội đồng tuyển chọn đánh giá hồ sơ dự án dựa trên các tiêu chí của Cuộc thi và sẽ chọn 50 dự án. Tùy tình hình thực tế Ban Tổ chức Cuộc thi có thể tăng hoặc giảm số lượng dự án được tuyển chọn vào vòng Tranh đấu.
- Sau sơ tuyển các dự án sẽ được tham gia khóa huấn luyện giúp hoàn thiện dự án và kỹ năng trình bày trước hội đồng tuyển chọn.
Vòng Tranh Đấu, dự kiến: Từ tháng 10 - 11/2024
- Hội đồng tuyển chọn sẽ đánh giá và lựa chọn 35 dự án tham gia vòng Chung kết và chương trình ươm tạo, trong đó giai đoạn tiền ươm tạo chọn 20 dự án, giai đoạn ươm tạo chọn 10 dự án và giai đoạn tăng tốc chọn 5 dự án. Tùy tình hình thực tế Ban Tổ chức Cuộc thi có thể tăng hoặc giảm số lượng dự án được chọn ươm tạo.
- Hỗ trợ các dự án tham gia triển lãm trong Tuần lễ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TPHCM (WHISE).
Vòng Chung kết, dự kiến: Tháng 12/2024
- Đại diện các dự án sẽ thuyết trình trước Hội đồng tuyển chọn, các nhà đầu tư.
- Hội đồng tuyển chọn sẽ lựa chọn 03 dự án xuất sắc để tôn vinh (Giai đoạn tiền ươm tạo: 01 dự án; Giai đoạn ươm tạo: 01 dự án; Giai đoạn tăng tốc: 01 dự án) và giới thiệu các dự án vào vòng chung kết đến các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp.Tùy tình hình thực tế Ban Tổ chức Cuộc thi có thể tăng hoặc giảm số lượng dự án được trao giải thưởng.
Tiền ươm tạo, Ươm tạo và Tăng tốc
+ Hoạt động tiền ươm tạo dự kiến: Từ tháng 01/2025 đến tháng 9/2025.
+ Hoạt động ươm tạo, tăng tốc dự kiến: Từ tháng 01/2025 đến tháng 12/2025.
- Nội dung: Hỗ trợ cho các dự án tham gia tiền ươm tạo, ươm tạo và tăng tốc theo nhu cầu của từng dự án phù hợp với Nghị quyết số 20/2023/NQ-HĐND ngày 11/11/023.
Nhật Linh (CESTI)