Tấm tế bào cho phép “vá” tạm thời thành tim bị mỏng, tế bào được đưa vào đúng vị trí cần thiết, ít bị trôi đi và nhờ đó có thể phát huy khả năng sửa chữa, tái tạo của chúng trong cơ thể bệnh nhân tốt hơn, hướng đến ứng dụng điều trị bệnh tim mạch.
Hằng năm, thế giới có khoảng 18 triệu người tử vong vì bệnh tim mạch. Trong số này, 85% là do nhồi máu cơ tim (MI) và đột quỵ. Sự tiến triển của nhồi máu cơ tim bao gồm các quá trình viêm và sửa chữa để đáp ứng với tổn thương cơ tim và thiếu máu cục bộ. Trong đó, thiếu máu cục bộ kéo dài dẫn đến cái chết của các tế bào cơ tim và giải phóng nội bào vào chất nền ngoại bào (ECM).
Việc giải phóng các thành phần tế bào vào ECM làm kích hoạt phản ứng viêm do bạch cầu trung tính chi phối. Cuối cùng, các mảnh vụn tế bào hoại tử được loại bỏ. Đồng thời diễn ra sự lắng đọng collagen và hình thành sẹo. Quá trình lành thương đòi hỏi sự cân bằng giữa quá trình viêm và sửa chữa mô. Khi các quá trình này mất cân bằng, quá trình tái cấu trúc bất lợi có thể dẫn đến suy tim, rối loạn nhịp tim và các biến chứng khác. Với sự phát triển y học, bác sĩ có thể giúp bệnh nhân giảm các cơn đau và làm chậm tiến trình của bệnh nhưng vẫn chưa thể giúp bệnh nhân phục hồi các phần mô bị tổn thương do thiếu máu hay nhồi máu cơ tim.
Sự ra đời của công nghệ tế bào gốc đã mang đến những hy vọng lớn trong làm lành vết thương, giúp phục hồi các mô hay cơ quan bị tổn thương, qua đó hỗ trợ điều trị nhiều bệnh, trong đó đặc biệt là bệnh tim mạch. Trong đó, tế bào gốc trung mô MSCs (Mesenchymal Stem Cells) là dòng tế bào đa năng trưởng thành được tìm thấy trong các mô khác nhau như tủy xương, mô cuống rốn, mô mỡ. Là tế bào gốc đa năng, MSCs có khả năng tăng sinh trong môi trường nuôi cấy, khả năng tự làm mới và biệt hóa thành nhiều tế bào có chức năng khác.
Trong những năm gần đây, MSCs được xem là nguồn tế bào tiềm năng trong liệu pháp điều trị bệnh tim mạch, cải thiện chức năng tim và làm giảm tái tạo thất bất lợi của cơ tim do thiếu máu cục bộ thông qua các hiệu ứng nội tiết và điều hòa miễn dịch. Nhờ vào công nghệ tấm tế bào mà phương pháp ghép tế bào vào vùng thiếu máu cục bộ trở nên dễ dàng hơn, trong một số bài báo nghiên cứu đã chứng minh khả năng duy trì của của MSCs trong vùng tổn thương và đạt hiệu quả cao trong điều trị.
Nhóm chuyên gia Trung tâm Công nghệ Sinh học TP.HCM đã triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ “Nghiên cứu tạo và ghép tấm tế bào từ tế bào gốc trung mô mô cuống rốn người và giá thể LunaGel trên mô hình chuột sau nhồi máu cơ tim”. Mục tiêu chính là nghiên cứu tạo tấm tế bào từ tế bào gốc trung mô mô dây rốn và giá thể LunaGel. Tấm tế bào cho phép “vá” tạm thời thành tim bị mỏng, tế bào được đưa vào đúng vị trí cần thiết, ít bị trôi đi và nhờ đó có thể phát huy khả năng sửa chữa, tái tạo của chúng trong cơ thể bệnh nhân tốt hơn, hướng đến ứng dụng điều trị bệnh tim mạch.
Nhiệm vụ do TS. Phạm Lê Bửu Trúc làm chủ nhiệm nhiệm vụ.
TS. Phạm Lê Bửu Trúc trình bày kết quả triển khai nhiệm vụ khoa học - công nghệ
Báo cáo trước hội đồng tư vấn nghiệm thu nhiệm vụ khoa học - công nghệ vừa được Sở KH&CN TP.HCM tổ chức hồi quý II/2023, TS. Phạm Lê Bửu Trúc cho biết Lunagel là một ma trận ngoại bào liên kết ngang (ECM) trên nền gelatin đã được biến đổi hóa học. Các thành phần chính của Lunagel bao gồm các protein ECM như collagen loại I, III, IV và V, cũng như glycoprotein mô liên kết và proteoglycan. Lunagel duy trì hoạt động sinh học, tạo điều kiện cho sự gắn kết tế bào, tăng sinh, biệt hóa, và di cư của tế bào.
Công nghệ liên kết quang độc đáo của Lunagel cho phép kiểm soát độ xốp và độ cứng của ma trận, cho phép các nhà nghiên cứu tái tạo các đặc tính hóa lý của nhiều loại mô khỏe mạnh và mô bệnh trong các ứng dụng nuôi cấy tế bào 3D.
Nhóm thực hiện đã tạo được các tấm giá thể Lunagel bằng phương pháp trộn Lunagel vô trùng trong PBS (dung dịch muối đệm Phosphate Buffer Saline), đổ vào khuôn, tạo hydrogel 3D bằng cách chiếu ánh sáng xanh từ thiết bị Luna Crosslinker.
Các tấm giá thể Lunagel
Sau đó, nhóm thực hiện sử dụng các tấm giá thể Lunagel này cùng tế bào gốc trung mô mô cuống rốn (hUC-MSCs) để tạo tấm tế bào SCgel. Các tấm tế bào có thể được tạo hình theo dạng đĩa dẹt hay dạng tấm tròn tuỳ theo khuôn. Các mẫu tấm tế bào tạo thành ở các nhóm không có sự khác biệt rõ khi quan sát bằng mắt thường.
Các tấm tế bào SCgel
Hình chụp bề mặt của tấm tế bào bằng hệ thống SEM cho thấy các tế bào hUC-MSC đã được bao bọc trong lớp Lunagel (B), khác với bề mặt gel không chứa tế bào (A).
Bề mặt tấm giá thể (A) và bề mặt tấm tế bào (B) ở độ phóng đại 600X được ghi nhận bằng hệ thống SEM
Về đặc tính cơ học của tấm tế bào, TS. Phạm Lê Bửu Trúc nhận xét lực liên kết giữa giá thể Lunagel và mô tim được đánh giá bằng kính hiển vi lực nguyên tử. Lực liên kết giữa giá thể với mô tim là 25,9 nN, nhỏ hơn lực liên kết giữa tấm tế bào và mô tim là 46,4 nN. Điều này có thể do tấm tế bào có thêm thành phần ECM do các tế bào tiết ra làm tăng thêm tính bám dính cho vật liệu. Theo đó, quá trình kết mạch không gây hại đến sự sống và tăng sinh của tế bào dù có sự khác nhau giữa các tấm tế bào với các mức nồng độ Lunagel khác nhau. Việc này có thể là do có sự thay đổi về độ xốp và các lỗ liên kết của giá thể (giá thể phải có các lỗ liên kết với nhau để tạo điều kiện cho tế bào phát triển, di chuyển và trao đổi chất dinh dưỡng).
Mặt khác, do tim có bề mặt ẩm ướt trơn trượt cùng với chuyển động đập của tim khiến cho việc dán “tấm vá” tim trở thành một trong những công việc khó khăn nhất, đòi hỏi độ bám dính chắc chắn. Kết quả thử nghiệm cho thấy cả tấm giá thể Lunagel lẫn tấm tế bào SCgel đều có khả năng bám lên mô cơ tim, tấm tế bào SCgel không gây độc tế bào và đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế về độ vô khuẩn, tấm tế bào SCgel không gây độc và an toàn khi ghép in vivo. Tất cả khẳng định tấm tế bào SCgel phù hợp để ứng dụng hỗ trợ điều trị phục hồi cơ tim.
Kết quả thử nghiệm cho thấy việc cấy ghép giá thể Lunagel và tấm tế bào SCgel (dưới da) ở chuột nhân hóa hệ miễn dịch (Humanized immune mice)và chuột BALB/c không ảnh hưởng đến sức khỏe của chuột. Cụ thể, ở chuột nhân hoá hệ miễn dịch, tất cả chuột đều sống sót sau khi cấy ghép giá thể Lunagel và tấm tế bào SCgel (dưới da), khỏe mạnh và hoạt động bình thường. Các vết thương bắt đầu khô dần từ ngày 3 sau khi cấy ghép, có thể quan sát thấy rõ vào ngày thứ 7. Ngoài ra, vùng da tại vị trí ghép không đỏ/sưng, vết thương lành hoàn toàn và bắt đầu mọc lông sau 14 ngày. Tại ngày thứ 21 vùng da chuột tại vị trí ghép lành hoàn toàn và lông mọc dày tương tự như nhóm đối chứng. Cân nặng không có sự khác biệt đáng kể so với nhóm đối chứng. Tương tự, ở chuột BALB/c, tất cả chuột đều sống sót sau quá trình phẫu thuật ghép giá thể Lunagel và tấm tế bào Scgel, khỏe mạnh và hoạt động bình thường. Các vết thương được ghi nhận là khô hoàn toàn và bắt đầu mọc lông từ ngày 9. Vết thương tại vùng da ghép vật liệu lành hoàn toàn và lông mọc bình thường sau 14 ngày. So với nhóm đối chứng, chuột BALB/c sau phẫu thuật có sự thay đổi cân nặng không đáng kể.
Nhìn chung, giá thể Lunagel và tấm tế bào SCgel không bị thải loại trong suốt quá trình cấy ghép cho đến khi thu mẫu, không xuất hiện phản ứng viêm nghiêm trọng. Ngoài ra, các tế bào gốc trung mô mô cuống rốn tiếp tục tồn tại trong giá thể sau khi cấy ghép và có xu hướng di chuyển ra các mô xung quanh vị trí ghép, cho thấy tiềm năng to lớn trong ứng dụng y học tái tạo.
Sơ đồ tổng thể thí nghiệm đánh giá tính tương thích của tấm tế bào khi được ghép dưới da chuột
Nhóm thử nghiệm tiến hành tạo mô hình chuột nhồi máu cơ tim (thiếu máu tim cục bộ) để nghiên cứu cấy ghép điều trị để đánh giá hiệu quả điều trị của giá thể Lunagel và tấm tế bào SCgel trong cấy ghép điều trị bệnh tim sau nhồi máu trên mô hình chuột. Kết quả, các lô thí nghiệm cấy ghép có sự thay đổi về mặt tích cực, trong đó lô ghép giá thể Lunagel có khả năng hình thành cơ tim chậm hơn so với lô ghép tế bào SCgel. Kết quả sau 14 ngày điều trị cho thấy được khả năng phục hồi chức năng cơ tim của các tấm tế bào SCgel và giá thể Lunagel thông qua việc cải thiện được nhịp tim đạt đến ngưỡng ổn định. Sau 14 ngày điều trị cấy ghép giá thể và tấm tế bào quan sát thấy, chuột đối chứng biểu hiện ăn uống bình thường, lông mượt bình thường, vận động bình thường. So với mẫu đối chứng, chuột được thắt mạch vành và không được cấy ghép có biểu hiện kén ăn, lông xù nhiều không được cải thiện, mẩn đỏ quanh vùng mắt và tai, vận động chậm.
TS. Phạm Lê Bửu Trúc cho biết thêm, các cá thể được ghép tấm tế bào cho thấy sự cải thiện trong khả năng tống máu tâm thất trái, nhịp tim, khả năng vận động và sức bền. Có thể thấy, việc ghép tấm tế bào thúc đẩy quá trình làm lành cơ tim.
Nhóm thực hiện cũngđã ghi nhận tình trạng xơ hóa nhẹ cũng như tình trạng mất cấu trúc cơ tim ở cả hai mẫu tại vùng nhồi máu không được ghép tấm tế bào, còn tại vùng được che phủ tấm tế bào của cả hai mẫu chỉ ghi nhận tình trạng xơ hóa tại khu vực bị thắt mạch. Điều này cho thấy việc cấy ghép tấm tế bào có thể hỗ trợ việc ngăn chặn sự xơ hóa và mất cấu trúc cơ tim do nhồi máu.
Hơn thế, có thể nhìn thấy sự liên kết giữa tấm tế bào với phần mô tim, và hoàn toàn có thể quan sát thấy sự hiện diện của các tế bào gốc ở vị trí liên kết. Tuy nhiên vì tác động cơ học trong quá trình thao tác nên phần liên kết giữa tấm tế bào và mô bị kéo giãn ra.
Biểu hiện mức độ phiên mã các gen liên quan đến tạo mạch của mô tim chuột
Sau 14 ngày gây tổn thương, mô tim đã hình thành xơ hóa và mô sẹo (quan sát qua mẫu thắt và mẫu giá thể). Tuy nhiên sau khi ghép tấm tế bào thêm 14 ngày thì không ghi nhận tình trạng xơ hóa hay mô sẹo, đồng thời thành tim vẫn giữ cấu trúc cơ tim, không bị mỏng tại vị trí tổn thương đã được cấy ghép. Vì thế, nhóm thực hiện phỏng đoán rằng ngoài bảo vệ các tế bào khỏi quá trình apoptosis do thiếu máu cục bộ, tế bào gốc có thể kích thích hình thành các tế bào cơ tim mới; và con đường thực hiện có thể thông qua kích thích quá trình nhân đôi và tái biệt hóa.
Từ kết quả của nhiệm vụ, nhóm thực hiện kiến nghị Sở KH&CN TP.HCM tiếp tục hỗ trợ thực hiện nghiên cứu các cơ chế sâu hơn trong việc tế bào gốc giúp phục hồi cơ tim sau nhồi máu. Đây là hướng nghiên cứu mới, sáng tạo trong y sinh học tái tạo và đầy tiềm năng để triển khai ứng dụng phục vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân.
Thông tin liên hệ: E-mail: ttcnsh.snn@tphcm.gov.vn Website: https://www.hcmbiotech.com.vn |
Giải thưởng I-Star được Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM tổ chức thường niên dưới sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố nhằm tôn vinh tổ chức, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp; thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong cộng đồng. Qua 5 năm tổ chức (2018 - 2022), I-Star đã có gần 1.500 hồ sơ của 4 nhóm đối tượng tham gia, trong đó 53 hồ sơ đã được trao giải.
Buổi giới thiệu cũng đã thu hút được hơn 120 đại biểu là lãnh đạo các xã, thị trấn, các hợp tác xã, hộ kinh doanh, các bạn đoàn viên thanh niên và doanh nghiệp trên địa bàn huyện Củ Chi tham dự
Ngày 27/6/2023, nằm trong khuôn khổ Chương trình Tập huấn "Kiến thức về khởi nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn huyện Củ Chi năm 2023" do Uỷ ban nhân dân huyện Củ Chi tổ chức, Giải thưởng Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (I-Star 2023) đã được giới thiệu đến các bạn đoàn viên thanh niên, doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện Củ Chi với mục tiêu khơi dậy tinh thần đổi mới sáng tạo ở giới trẻ, đẩy mạnh phong trào khởi nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Củ Chi nói riêng và của TP.HCM nói chung.
Ông Đào Tuấn Anh - Chuyên viên Phòng Quản lý Công nghệ và Thị trường Công nghệ (Thành viên Ban Thư ký Giải thưởng I-Star 2023)
Ông Đào Tuấn Anh - Chuyên viên Phòng Quản lý Công nghệ và Thị trường Công nghệ (Thành viên Ban Thư ký Giải thưởng I-Star 2023) đã giới thiệu Giải thưởng I-Star 2023 đến các bạn đoàn viên thanh niên, doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh ở huyện Củ Chi, ở 3 nhóm chính gồm: Doanh nghiệp khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo (doanh nghiệp nhỏ và vừa được thành lập trên địa bàn TP.HCM để thực hiện ý tưởng kinh doanh trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh); Giải pháp đổi mới sáng tạo ( tổ chức, cá nhân có cách thức mới, có tính sáng tạo đã được áp dụng có hiệu quả trên địa bàn TP.HCM nhằm giải quyết những vấn đề của cộng đồng); Cá nhân - tổ chức khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo có đóng góp tích cực cho cộng đồng (các tổ chức ươm tạo, tổ chức hỗ trợ hoạt động đổi mới sáng tạo, nhà đầu tư thiên thần, các chuyên gia tư vấn,... có đóng góp tích cực cho hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trên địa bàn TP.HCM).
Ông Đào Tuấn Anh hướng dẫn doanh nghiệp đăng ký tham gia Giải thưởng
Cũng trong buổi giới thiệu này, các hợp tác xã, hộ kinh doanh, các bạn đoàn viên thanh niên và doanh nghiệp ở huyện Củ Chi đã cùng trao đổi về hành trình từ ý tưởng đến sản phẩm, giải pháp thương mại hóa, lan tỏa tinh thần đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp nhằm động viên, khích lệ, khuyến khích và tôn vinh những giá trị sáng tạo mà mỗi cá nhân, mỗi tổ chức đang ngày đêm miệt mài sáng tạo để cống hiến cho xã hội.
Ngoài cách thức đăng ký tham dự Giải thưởng I-Star 2023, ông Đào Tuấn Anh còn hướng dẫn cách thức cho các bạn đoàn viên thanh niên, doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh ở huyện Củ Chi tìm kiếm và tham khảo các giải pháp sáng tạo để ứng dụng vào nơi làm việc, địa điểm kinh doanh, hợp tác xã sản xuất và trong cuộc sống hàng ngày.
Giao diện websize Giải thưởng Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (I-Star 2023) trên máy tính
Giải thưởng I-Star chính thức trở thành giải thưởng thường niên của TP.HCM từ năm 2018, nhằm tôn vinh các tổ chức, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trên địa bàn Thành phố nói riêng và cả nước nói chung. Năm 2023, Giải thưởng I-Star tiếp tục được tổ chức với 4 nhóm đối tượng tham gia: (1) Doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; (2) Giải pháp đổi mới sáng tạo; (3) Các tác phẩm truyền thông; (4) Các tổ chức, cá nhân hỗ trợ. Hồ sơ tham dự Giải thưởng I-Star 2023 được tiếp nhận đến hết ngày 31/8/2023.
Tất cả hồ sơ tham gia dự thi và thông tin chi tiết về Giải thưởng được đăng tại: http://istar.doimoisangtao.vn/
Thông tin liên hệ: Ban Tổ chức Giải thưởng Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 2023
Địa chỉ: 244 Điện Biên Phủ, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM
Điện thoại: 028.39320122 (ông Đào Tuấn Anh) - 028.38258857 (bà Nguyễn Vũ Anh Phương)
Email: dtanh.skhcn@tphcm.gov.vn; anhphuong@cesti.gov.vn
Nhật Linh (CESTI)
Việc hình thành một mạng lưới các viện, trung tâm nghiên cứu phát triển nhân tạo tại các cơ sở đào tạo nghiên cứu là cần thiết nhằm tạo ra nền tảng nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt trong 8 lĩnh vực mà TP.HCM đang ưu tiên phát triển, trong đó có lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.
Sở KH&CN TP.HCM vừa tổ chức hội đồng tư vấn nghiệm thu nhiệm vụ khoa học - công nghệ "Nghiên cứu đề xuất phương án xây dựng mạng lưới các viện, trung tâm nghiên cứu phát triển trí tuệ nhân tạo tại các cơ sở nghiên cứu đào tạo".
Nhiệm vụ do Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia TP.HCM) làm cơ quan chủ trì thực hiện, và PGS.TS Trần Minh Triết là chủ nhiệm triển khai nhiệm vụ.
Tham gia vào mạng lưới các viện, trung tâm nghiên cứu về TTNT trong các cơ sở nghiên cứu đào tạo mang lại lợi ích cho các bên liên quan, bao gồm các cơ sở nghiên cứu đào tạo, các nhà nghiên cứu, các doanh nghiệp và xã hội nói chung.
Báo cáo trước hội đồng tư vấn nghiệm thu nhiệm vụ, PGS.TS Trần Minh Triết khẳng định: Dựa trên các mô hình đã khảo sát, dựa trên nhận định về tình hình thực tiễn tại Việt Nam, nhóm nghiên cứu đề xuất 8 nguyên tắc mang tính định hướng chung cho việc đề xuất mô hình mạng lưới viện viện, trung tâm nghiên cứu phát triển trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI) tại các cơ sở nghiên cứu đào tạo.
Trong 8 nguyên tắc này đặt trọng tâm chính là “lấy con người làm trung tâm” và “đảm bảo quyền lợi các bên liên quan” là nền tảng. Sáu nguyên tắc còn lại chia làm 3 nhóm: (1) sự kết hợp hài hòa giữa nghiên cứu với đào tạo và sự kết hợp giữa nghiên cứu cơ bản với ứng dụng; (2) yếu tố nền tàng kết nối, hỗ trợ và sự tham vấn của các chuyên gia; (3) sự kết hợp với doanh nghiệp và sự hợp tác liên ngành, liên viện - trường.
Nguyên tắc định hướng chung xây dựng mạng lưới trường, viện, trung tâm nghiên cứu phát triển trí tuệ nhân tạo tại các cơ sở nghiên cứu đào tạo
Nhằm đảm bảo các nghiên cứu có tính ứng dụng cao, các mạng lưới đẩy mạnh việc mời các doanh nghiệp và đối tác công nghiệp, đặc biệt là những đối tác có tầm ảnh hưởng lớn về mặt công nghệ, tham gia vào mạng lưới trong nhiều vai trò khác nhau, từ cố vấn đến nhà đầu tư cũng như đối tác nghiên cứu trong các dự án trong mạng lưới. Trong vai trò là những nhà đầu tư hoặc đối tác nghiên cứu trong mạng lưới, các đối tác công nghiệp có cơ hội cung cấp các nền tảng kỹ thuật công nghệ cũng như những ngữ cảnh, vấn đề thực tế nhằm đặt ra các thách thức về mặt nghiên cứu cho các nhà nghiên cứu. Ngoài ra việc các doanh nghiệp tham gia vào các dự án nghiên cứu hợp tác cũng giúp cho quá trình chuyển giao tri thức và kết quả nghiên cứu từ học thuật sang thực tiễn được diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn. Trong vai trò cố vấn, các đối tác công nghiệp có cơ hội đưa ra những tham vấn phù hợp cho hội đồng quản lý mạng lưới nhằm có những điều chỉnh chiến lược ở tầm lãnh đạo nhằm giúp cho mạng lưới hoạt động hiệu quả, và đem tới những giá trị thực tiễn cho xã hội.
Thúc đẩy hợp tác - nghiên cứu liên ngành, viện - trường
Trong các tầm nhìn chung của các mạng lưới, việc tạo ra những giá trị và ảnh hưởng khoa học công nghệ cho xã hội và người dân trong xã hội luôn là một trong những mục tiêu lớn. Để làm được điều này, các nghiên cứu riêng rẽ theo những hướng khác nhau khó phát huy tác dụng rõ ràng. Vì vậy các mạng lưới luôn khuyến khích và thúc đẩy hợp tác, nghiên cứu đa ngành nhằm tận dụng kiến thức, kỹ năng đa dạng từ nhiều lĩnh vực khác nhau vào các dự án nghiên cứu có tầm ảnh hưởng đến nhiều mặt, nhiều ngành nghề, nhiều đối tượng người dân trong xã hội. Ví dụ nhân lực nghiên cứu về khoa học xã hội kết hợp với nhân lực về công nghệ thông tin để phát triển những giải pháp công nghệ cho nhằm bảo lưu và phát triển văn hóa. Hay kết hợp các nhà nghiên cứu về tâm lý học và các nhà công nghệ để phát triển các công cụ liên quan đến sức khỏe tinh thần của người dân. Việc kết hợp này giúp kỹ năng, kiến thức các ngành nghề có thể bổ trợ lẫn nhau, giúp thành viên các dự án có góc nhìn đa chiều, bổ trợ nhau. Ngoài ra việc làm việc, hợp tác liên ngành cho phép các thành viên mở rộng góc nhìn, tư duy, nhằm tạo ra đội ngũ nhân lực không chỉ chuyên và còn có kiến thức rộng, linh hoạt trong việc thích ứng với nhiều hoàn cảnh khác nhau, phù hợp xu thế hiện nay và tương lai.
Việc thúc đẩy nghiên cứu liên ngành hoặc liên viện trường thường được tổ chức thông qua hai mô hình chính.
- Mô hình nhóm nghiên cứu chuyên sâu, tập hợp những nhân sự từ nhiều trường làm nghiên cứu trong cùng lĩnh vực hẹp hay chủ đề liên quan vào một nhóm nghiên cứu nhằm tập hợp nguồn lực tốt nhất, hợp tác cùng nhau thực hiện những nghiên cứu chuyên sâu tầm quốc tế trong lĩnh vực đó, thể hiện qua các công bố khoa học ở những tạp chí hoặc hội nghị danh giá. Nhân sự này vẫn công tác tại cơ sở viện trường mình thuộc biên chế nhưng sẽ thường xuyên sinh hoạt khoa học và cộng tác trên các dự án nghiên cứu trong lĩnh vực của nhóm mình, dưới sự bảo trợ của mạng lưới.
- Mô hình nhóm nghiên cứu liên ngành: mô hình này nhằm tạo ra những đội ngũ liên ngành để thực hiện các dự án nghiên cứu ứng dụng nhằm giải quyết các vấn đề phức tạp trong thực tiễn xã hội. Tùy vào nhu cầu hiện thời và trong tương lai của xã hội, mạng lưới sẽ tạo ra những nhóm/cộng đồng nghiên cứu ứng dụng cho các nhu cầu xã hội. Các nhân sự từ các ngành khác nhau của trường viên thành viên trong mạng lưới có thể chọn tham gia vào một hay nhiều nhóm này nếu năng lực phù hợp. Các nhóm này sẽ tiến hành các dự án nghiên cứu ứng dụng sử dụng năng lực đa ngành của các thành viên để tạo ra các sản phẩm giải quyết các vấn đề cụ thể trong xã hội, dưới sự hỗ trợ về tài chính, thủ tục cũng như hậu cần của mạng lưới.
Với nhiều mô hình mạng lưới viện trường (ví dụ Insight tại Ireland, Media Futures của Na Uy), việc tiến hành những nghiên cứu có thể ứng dụng được vào thực tế trở thành một trong những tiêu chí tiên quyết của bất kỳ một dự án nghiên cứu nào).
PGS. TS Trần Minh Triết khẳng định, việc đề xuất mô hình mạng lưới viện, trung tâm nghiên cứu phát triển trí tuệ nhân tạo (TTNT) tại các cơ sở nghiên cứu đào tạo nhằm tăng cường hiệu quả và tiến bộ trong phát triển TTNT.
"Mô hình mạng lưới này giúp tạo ra một môi trường tương tác giữa các đơn vị nghiên cứu, hỗ trợ cho quá trình trao đổi kiến thức, kinh nghiệm giữa các chuyên gia, giảng viên và sinh viên, và môi trường hợp tác này giúp các bên chia sẻ kiến thức và tài nguyên, thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực chất lượng và đóng góp trực tiếp vào nhiệm vụ giải quyết các thách thức xã hội", đại diện nhóm triển khai nhiệm vụ khoa học - công nghệ cho biết, "Trước khi đề xuất mô hình mạng lưới viện, trung tâm nghiên cứu phát triển TTNT tại các cơ sở nghiên cứu đào tạo ở Việt Nam, chúng tôi đã tiến hành khảo sát tình hình phát triển về đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng TTNT trên thế giới, trong khu vực".
Kết quả khảo sát cho thấy, tại Việt Nam, TTNT cũng đang phát triển và được chú trọng bởi chính phủ và các tổ chức nghiên cứu. Tuy nhiên, các hoạt động nghiên cứu và đào tạo trong lĩnh vực này vẫn còn hạn chế và chưa đạt được tiến bộ như mong đợi.
Vì thế, với mô hình mạng lưới viện, trung tâm nghiên cứu phát triển TTNT được nhóm triển khai nhiệm vụ khoa học - công nghệ đề xuất, thì các cơ sở nghiên cứu đào tạo có cơ hội tiếp cận và sử dụng tài nguyên chuyên môn của nhau, giúp đẩy mạnh quá trình nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực TTNT. Mô hình mạng lưới này cũng hỗ trợ các nhà quản lý, các chuyên gia nghiên cứu và đào tạo trong việc quản lý và phát triển nguồn nhân lực chuyên môn về TTNT.
Tuy nhiên, để thành công với mô hình mạng lưới này, cần có sự hợp tác, cam kết từ các đơn vị nghiên cứu, đào tạo và sự hỗ trợ từ các cơ quan quản lý và các tổ chức liên quan. Cần có các chiến lược, kế hoạch, chính sách phù hợp để đảm bảo mô hình mạng lưới được triển khai và hoạt động hiệu quả.
Tóm lại, đề xuất mô hình mạng lưới viện, trung tâm nghiên cứu phát triển TTNT tại các cơ sở nghiên cứu đào tạo là đóng góp quan trọng để nâng cao khả năng hợp tác và tiến bộ trong phát triển TTNT tại Việt Nam. Việc triển khai mô hình mạng lưới này cần được thực hiện một cách cẩn trọng, có sự hợp tác và đóng góp của nhiều bên để đạt được hiệu quả tối đa.
Cơ cấu tổ chức của mạng lưới các viện, trung tâm nghiên cứu phát triển trí tuệ nhân tạo tại các cơ sở nghiên cứu đào tạo được đề xuất
Về kết quả đạt được, nhóm nghiên cứu cũng đã chủ động đề xuất một mô hình mang tính tham khảo để có thể xây dựng và triển khai mạng lưới viện, trung tâm nghiên cứu phát triển TTNT tại các cơ sở nghiên cứu đào tạo trên địa bàn TP.HCM.
Về giai đoạn triển khai, tầm nhìn của mạng lưới viện, trung tâm nghiên cứu TTNT tại TP.HCM là xây dựng một môi trường và cộng đồng tiên phong trong lĩnh vực TTNT, từ đó tạo nên sự phát triển và tiến bộ cho đất nước và cộng đồng. Nhóm các nhà khoa học tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQG TP.HCM) đề xuất việc từng bước xây dựng và phát triển mạng lưới viện, trung tâm nghiên cứu TTNT tại TP.HCM thành 3 giai đoạn như sau: (S1) Hình thành - (S2) Trưởng thành - (S3) Phát triển bền vững. Tùy theo tình hình thực tế cũng như chính sách đầu tư phát triển tại TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung, mỗi giai đoạn có thể kéo dài hơn so với dự kiến.
Trong đó, giai đoạn Hình thành có trọng tâm tạo ra niềm tin và uy tín ban đầu; giai đoạn Trưởng thành với 2 mục tiêu chính yếu là hướng ra khu vực và quốc tế, hình thành các hạt nhân; và giai đoạn Phát triển bền vững với 2 hoạt động chủ lực là phát triển các cluster, và đẩy mạnh đóng góp cho cộng đồng và quốc tế.
Nhóm triển khai nhiệm vụ cũng đề xuất cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ cho mạng lưới, đồng thời đề xuất 4 nhóm chương trình (A, B, C và D) với 10 chương trình trọng điểm (để tham khảo) cùng với kế hoạch, kinh phí và kết quả dự kiến tương ứng cho hoạt động của mạng lưới.
Nhóm chương trình và chương trình trọng điểm được đề xuất triển khai
Đảm bảo lợi ích các bên tham gia
Đại diện triển khai nhiệm vụ khẳng định, việc đảm bảo lợi ích của các bên liên quan khi tham gia vào mạng lưới các Viện, trung tâm nghiên cứu về TTNT trong cơ sở nghiên cứu đào tạo góp phần quan trọng vào phát triển bền vững của lĩnh vực TTNT và tạo ra giá trị cho xã hội. Bằng cách tập trung vào hợp tác, chia sẻ kiến thức và tài nguyên, cung cấp đào tạo chất lượng và giải quyết các thách thức xã hội, mạng lưới này đảm bảo rằng các bên liên quan đều có lợi ích cụ thể, đó là:
- Cơ sở nghiên cứu đào tạo được nâng cao uy tín, danh tiếng và khả năng hợp tác nghiên cứu với các đối tác khác. Điều này tạo ra một môi trường đa dạng và sáng tạo, thu hút tài năng và nâng cao chất lượng đào tạo.
- Nhà nghiên cứu được tiếp cận các nguồn tài nguyên và kiến thức đa dạng, từ đó tạo ra nghiên cứu chất lượng cao và có thể áp dụng vào thực tiễn. Nhà nghiên cứu cũng có cơ hội hợp tác với các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực, mở rộng mạng lưới kết nối và thúc đẩy sự phát triển cá nhân.
- Doanh nghiệp được tiếp cận đến những tiến bộ và phát triển mới nhất trong lĩnh vực TTNT, giúp cải thiện sản phẩm, quy trình và dịch vụ. Doanh nghiệp cũng có cơ hội hợp tác với các cơ sở nghiên cứu để tạo ra giải pháp sáng tạo và nắm bắt cơ hội thị trường.
- Xã hội nói chung được hưởng lợi từ các ứng dụng TTNT tiên tiến, từ việc cải thiện chất lượng cuộc sống, giải quyết các vấn đề xã hội lớn cho đến tăng cường hiệu suất và bảo vệ môi trường.
Là một phần của kết quả thực hiện, đại diện nhóm triển khai nhiệm vụ đưa ra các kiến nghị cho TP.HCM nhằm xây dựng và triển khai mô hình mạng lưới này, đó là:
- Tăng cường đầu tư vào đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng TTNT: TP.HCM cần có kế hoạch và chính sách đầu tư dài hạn để phát triển lĩnh vực TTNT. Điều này có thể bao gồm cải tiến các chương trình đào tạo và đào tạo lại các chuyên gia trong lĩnh vực này, cải tiến hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động nghiên cứu và ứng dụng.
- Thúc đẩy sự hợp tác giữa các cơ sở nghiên cứu và đào tạo: TP.HCM cần tạo ra một môi trường tương tác giữa các cơ sở nghiên cứu và đào tạo, đẩy mạnh quá trình trao đổi kiến thức, kinh nghiệm giữa các chuyên gia, giảng viên và sinh viên. Các hoạt động hợp tác và liên kết giữa các cơ sở nghiên cứu và đào tạo cần được khuyến khích và đẩy mạnh.
- Tạo ra những chương trình, nhiệm vụ gắn liền với hệ thống mạng lưới nghiên cứu và phát triển TTNT: TP.HCM cần đẩy mạnh việc kết nối các cơ sở nghiên cứu và đào tạo với nhau. Các đơn vị nghiên cứu và đào tạo cần được tạo điều kiện để có thể trao đổi kiến thức, kinh nghiệm và hợp tác trong các dự án nghiên cứu.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động nghiên cứu và ứng dụng TTNT: TP.HCM cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động nghiên cứu và ứng dụng.
Trong các kiến nghị trên, yếu tố chính sách và cơ chế sandbox đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và triển khai mô hình mạng lưới viện, trung tâm nghiên cứu phát triển TTNT tại các cơ sở nghiên cứu đào tạo trên địa bàn TP.HCM.
Chính sách và cơ chế sandbox là công cụ quan trọng để khuyến khích sự đổi mới, thử nghiệm các giải pháp mới trong lĩnh vực TTNT. TP.HCM cần xây dựng và áp dụng các chính sách và cơ chế sandbox để hỗ trợ các doanh nghiệp và tổ chức tham gia vào hoạt động nghiên cứu và ứng dụng TTNT. Các cơ chế này cần đảm bảo tính minh bạch và đồng bộ với các quy định pháp luật liên quan.
Bên cạnh đó, TP.HCM cần cải thiện cơ chế quản lý và phát triển nguồn nhân lực chuyên môn về TTNT. Cần tạo ra các chính sách và kế hoạch phát triển nguồn nhân lực chuyên môn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về chuyên gia và nhân viên có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực này.
Xét ở tổng thể, việc xây dựng và triển khai mô hình mạng lưới viện, trung tâm nghiên cứu phát triển TTNT tại các cơ sở nghiên cứu đào tạo trên đại bàn TP.HCM là một quá trình phức tạp và đòi hỏi sự hợp tác giữa các bên liên quan. Chính sách và cơ chế sandbox sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự đổi mới và phát triển lĩnh vực TTNT tại TP.HCM.
Đại hội Đảng bộ TP.HCM lần XI nhiệm kỳ 2020-2025 đã định hướng việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt trong 8 lĩnh vực ưu tiên: công nghệ thông tin - truyền thông; cơ khí - tự động hóa; trí tuệ nhân tạo; quản trị doanh nghiệp; tài chính - ngân hàng; y tế; du lịch; quản lý đô thị. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 của Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM khóa XI nhiệm kỳ 2020 -2025 cũng một lần nữa khẳng định: TP.HCM tiếp tục thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt trong 8 lĩnh vực ưu tiên, trong đó có trí tuệ nhân tạo. Ngày 23/2/2021, UBND TP.HCM đã ban hành Quyết định số 575/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình “Nghiên cứu và phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo tại TP.HCM giai đoạn 2020-2030” hướng tới mục tiêu xây dựng, phát triển hệ sinh thái nghiên cứu, phát triển, ứng dụng trí tuệ nhân tạo; đưa trí tuệ nhân tạo trở thành công nghệ then chốt phục vụ chuyển đổi số; cung cấp giải pháp thông minh cho các dịch vụ và sản phẩm thông minh. Đồng thời theo đó, TP.HCM sẽ trở thành một trong những trung tâm của Việt Nam và khu vực về nghiên cứu và triển khai, chuyển giao các ứng dụng trí tuệ nhân tạo; có trình độ phát triển trí tuệ nhân tạo nằm trong nhóm các thành phố dẫn đầu trong khu vực ASEAN. TP.HCM cũng lên kế hoạch xây dựng 9 đề án, dự án để phát triển trí tuệ nhân tạo bao gồm: (1) Đề án xây dựng hạ tầng số; (2) Đề án xây dựng hạ tầng tính toán hiệu năng cao; (3) Dự án xây dựng Cổng thông tin giải pháp và ứng dụng trí tuệ nhân tạo; (4) Tổ chức ngày hội doanh nghiệp công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo TP.HCM; (5) Hạng mục khảo sát nhu cầu ứng dụng và phát triển trí tuệ nhân tạo; (6) Hạng mục xây dựng cơ chế, chính sách về trí tuệ nhân tạo; (7) Đề án thành lập Trung tâm hỗ trợ phát triển và chuyển giao trí tuệ nhân tạo TP.HCM; (8) Đề án xây dựng mạng lưới các viện, trung tâm nghiên cứu phát triển trí tuệ nhân tạo tại các cơ sở nghiên cứu đào tạo; (9) Đề án Đào tạo nguồn nhân lực về trí tuệ nhân tạo. |
Thông tin liên hệ: E-mail: information@hcmus.edu.vn - tmtriet@hcmus.edu.vn Website: https://www.hcmus.edu.vn |
Vật liệu tự lành do nhóm các nhà khoa học tại TP.HCM nghiên cứu và phát triển thành công đã mở ra hướng tiếp cận mới cho một số lĩnh vực như in ấn, tráng phủ trên bề mặt vải, gỗ hay nhựa, cũng như sản xuất một số loại vật liệu dùng trong lĩnh vực bao bì, hộp đựng và các lĩnh vực khác có liên quan.
Vật liệu “tự lành” là một khái niệm tương đối mới và phát triển rất nhanh chóng trong khoa học vật liệu trong hơn thập kỷ gần đây. Các nhà khoa học đã và đang nghiên cứu áp dụng các phương pháp khác nhau để tạo ra vật liệu khi bị hư hỏng có thể tự phục hồi các tính chất như độ bền gãy đứt, tính chống ăn mòn, hoặc tính dẫn điện. Quá trình phục hồi hay còn gọi là quá trình “lành” của vật liệu có thể diễn ra ở điều kiện phòng, hoặc dưới tác động bởi một tác nhân như nhiệt, ánh sáng, hơi ẩm, thay đổi pH...
Đại diện nhóm các nhà khoa học Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM báo cáo kết quả triển khai nhiệm vụ khoa học - công nghệ
Nhiều vật liệu polymer dạng "tự lành" đã và đang được phát triển ứng dụng làm vật liệu composite tự lành, màng phủ chống ăn mòn cho bề mặt kim loại, màng phủ “tự lành” trầy xước cho các sản phẩm composite, nhựa và vải. Vật liệu polymer tự lành có thể được ứng dụng trong lĩnh vực y sinh, chẳng hạn như làm vật liệu bộ phận cấy ghép, da nhân tạo hay keo dán vết thương, hoặc làm màng sơn tự lành vết xước cho xe hơi và điện thoại thông minh, làm màn hình điện thoại thông minh.
Hiện nay nghiên cứu về vật liệu polymer “tự lành” đang là một đề tài mới cấp thiết thu hút sự quan tâm của cộng đồng khoa học trên thế giới. Vật liệu có thể “tự lành” khi xuất hiện vết rạn tế vi giúp cho sản phẩm có tuổi thọ sử dụng cao, nhờ đó giảm thiểu chi phí sửa chữa, đem lại hiệu quả ứng dụng của sản phẩm và hiệu quả kinh tế, đồng thời giúp giảm thiểu năng lượng, tài nguyên và chất thải.
Polymer nhớ hình (shape-memory polymers - SMP) là polymer có khả năng lưu giữ một hình dạng tạm thời và có thể từ một trạng thái bị biến dạng (hình dạng tạm thời) trở về hình dạng ban đầu bởi một tác nhân bên ngoài, chẳng hạn như sự thay đổi nhiệt độ. Ngoài việc thay đổi nhiệt độ, sự thay đổi hình dạng của SMP cũng có thể được kích hoạt bởi điện trường, từ trường, ánh sáng…Đối với polymer nhớ hình kích ứng nhiệt, có thể hiểu là: khi một mẫu polymer có “bộ nhớ” được nung nóng lên, thì nó có thể bị biến dạng để thay đổi hình dạng ban đầu, đến khi nguội đi thì polymer đó vẫn giữ hình dáng tạm thời đó. Nếu sau đó được nung nóng lên trở lại thì loại polymer này “nhớ” hình dạng ban đầu của mình và trở về hình dạng cũ. SMP có thể giữ lại được hai, đôi khi là ba hình dạng và sự chuyển tiếp giữa các hình dạng này được gây ra bởi nhiệt độ. Cũng như polymer nói chung, SMP cũng có nhiều tính chất từ ổn định đến phân hủy sinh học, từ linh động đến cứng tùy thuộc vào đơn vị cấu tạo thành SMP. SMP bao gồm polymer nhiệt rắn và nhiệt dẻo. SMP được xếp vào loại “vật liệu thông minh”, và các báo cáo đầu tiên đề cập đến “hiệu ứng nhớ hình” và "thông minh" của polyme được công bố bởi Vernon vào năm 1941 trong một bằng sáng chế Hoa Kỳ. Mặc dù phát hiện sớm nhưng mãi đến những năm 1960 tầm quan trọng của “hiệu ứng nhớ hình của polymer” mới được ghi nhận, khi liên kết nối mạng - liên kết hóa trị của polyethylene được khai thác ứng dụng trong màng phim. Cuối những năm 1980, hướng nghiên cứu này tiếp tục phát triển thể hiện bởi số lượng các ấn phẩm xuất hiện hằng năm. Cho đến nay, hàng chục polymer khác nhau đã được thiết kế và tổng hợp để chứng minh tính chất nhớ hình cho các ứng dụng đa dạng. Lĩnh vực nghiên cứu này tăng nhanh bắt đầu từ những năm 1990, và điều thú vị là gần 40% những nghiên cứu về polymer nhớ hình được công bố hoặc cấp bằng sáng chế bởi các nhà nghiên cứu Nhật Bản theo khảo sát năm 2006. |
Việc sử dụng các liên kết thuận nghịch là cầu nối mạng cấu trúc phân tử polymer nhằm đưa khả năng “tự lành” vào vật liệu đã được nghiên cứu rộng rãi trên thế giới. Khi bị đứt gãy, các liên kết thuận nghịch này có khả năng tái tạo, đem lại khả năng hồi phục cho vật liệu. Ưu điểm của vật liệu tự lành sử dụng cơ chế này là vật liệu có khả năng “tự lành” lặp lại được nhiều lần.
Phản ứng thuận nghịch, đặc biệt là phản ứng Diels-Alder (DA) sử dụng để tạo liên kết ngang trong cấu trúc vật liệu polymer đã được nghiên cứu rộng rãi bởi nhiều nhà khoa học. Đặc biệt, việc nghiên cứu đưa vào cấu trúc polymer mạng lưới dày đặc các liên kết hydro với vai trò liên kết thuận nghịch tạo khả năng tự lành mà không cần tác nhân kích thích bên ngoài thu hút nhiều sự chú ý của nhiều nhóm nghiên cứu trên thế giới trong những năm gần đây.
Trong cấu trúc của polyurethane (PU), liên kết hydro mạnh mẽ của nhóm urethane hình thành “pha cứng” gồm các phân đoạn ngắn chứa nhóm urethane. Pha cứng mang lại cơ tính cao (độ bền và mô-đun) cho vật liệu, nhưng đồng thời sẽ cản trở khả năng tái hợp của các liên kết DA bị đứt gãy do sự hạn chế về độ linh động phân tử.
Việt Nam đã có thể làm chủ công nghệ
PGS. TS Nguyễn Thị Lệ Thu (Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG TP.HCM) cho biết, nhiệm vụ khoa học - công nghệ "Nghiên cứu tổng hợp vật liệu tự lành trên cơ sở kết hợp cấu trúc mạng đan xen của polyurethane nhớ hình với liên kết Diels-Alder và mạch linh động" được thực hiện với mục tiêu nghiên cứu tổng hợp vật liệu tự lành trên cơ sở kết hợp cấu trúc mạng đan xen (interpenetrating network) của polyurethane, kết hợp với liên kết Diels-Alder và các phân đoạn, mạch bên linh động.
Đại diện hội đồng tư vấn nghiệm thu nhiệm vụ khoa học - công nghệ quan sát một mẫu nhựa dẻo được phủ vật liệu có khả năng tự lành
Cụ thể, PGS. TS Nguyễn Thị Lệ Thu và các cộng sự đã tiến nhành tổng hợp hệ PU mới trên cơ sở liên kết cộng hóa trị thuận nghịch Diels-Alder và kết hợp các yếu tố để tăng hiệu quả tự lành như cấu trúc mạng đan xen, cơ chế khuếch tán - rối mạch của mạch nhánh/mạch bên, sử dụng các phân đoạn có độ linh động cao như polydimethylsiloxane.
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành các nội dung gồm tổng hợp polyester/polyether-PDMS (Polydimethylsiloxane) mang nhóm DA-alcohol; tổng hợp hệ polymer 1-polyurethane trên cơ sở liên kết DA gắn kết với mạch PDMS; đánh giá tính chất và khả năng hồi phục vết xước/cắt của vật liệu hệ polymer PU-PDMS-DA; tổng hợp monomer triazine-furan; tổng hợp tiền chất polymer trên cơ sở triazine furan-PDMS-PPG (TF-PDMS-PPG); tổng hợp PCL8000-bisfuran, oligomer bismaleimide; đánh giá quá trình đóng rắn bằng phản ứng DA của mạng đan xen và đánh giá tính chất tự lành của mạng đan xen DA riêng rẽ; nghiên cứu tổng hợp và đánh giá tính chất hệ nền PU với các cấu trúc khác nhau; tổng hợp và đánh giá tính chất của vật liệu cấu trúc đan xen của PU và mạng DA.
Nhiệm vụ đã đạt được mục tiêu đề ra là tổng hợp, đánh giá và so sánh cơ tính và tính chất tự lành của hai hệ polymer trên cơ sở nền polyurethane nhớ hình có chứa liên kết thuận nghịch Diels-Alder, đồng thời kết hợp với cấu trúc mạng đan xen và các phân đoạn, mạch bên linh động.
Hướng nghiên cứu được nhóm triển khai nhiệm vụ triển khai
Cụ thể, nhóm đã chế tạo thành công vật liệu cấu trúc đan xen của PU nhớ hình với cấu trúc mạch nhánh và mạng DA đạt các tính chất như độ bền kéo > 27 MPa (kế hoạch đề ra là 10 MPa), Module Young > 170 MPa, nhiệt độ chuyển pha nhớ hình 50-75 độ C, có thể lành hiệu quả vết rạch xước trên bề mặt khi gia nhiệt ở 60-70 độ C trong vòng 1 giờ, và hiệu quả hồi phục vết xước/vết rạch là trên 90% (xét về độ rộng vết xước). Hiệu quả hồi phục cơ tính của màng có vết xước, rạch là trên 70%. Hiệu quả hồi phục cơ tính của mẫu sau khi cắt đứt và ghép chữa lành là > 50%.
Bên cạnh đó, nhóm cũng chế tạo thành công vật liệu polyurethane PU-PDMS-DA đạt các tinh chất như độ bền kéo > 10 MPa, Module Young 80 MPa, nhiệt độ chuyển pha nhớ hình 50-75 độ C, có thể lành hiệu quả vết rạch xước trên bề mặt khi gia nhiệt ở 60-70 độ C trong vòng 24 giờ.
Hai mẫu sản phẩm được gia công từ vật liệu có khả năng tự lành, chống trầy xước trong quá trình đúc khuôn, gia nhiệt
Với vật liệu polyurethane PU-PDMS-DA, sản phẩm nghiên cứu đạt tiêu chuẩn độ bền kéo 24 MPa, Module Young 187 MPa, nhiệt độ chuyển pha nhớ hình 50-75 độ C, và có thể lành hiệu quả vết rạch xước trên bề mặt khi gia nhiệt ở 70 độ C trong vòng 24 giờ.
Nhiệm vụ cũng đã cũng hoàn thành quy trình chế tạo vật liệu tự lành PU-PDMS-DA, và quy trình chế tạo vật liệu tự lành cấu trúc đan xen của PU nhớ hình với cấu trúc mạch nhánh và mạng DA.
PGS. TS Nguyễn Thị Lệ Thu khẳng định, kết quả của nhiệm vụ đã tạo ra sản phẩm được hiệu quả sản phẩm tương đương với các sản phẩm cùng hệ (PU, Diels-Alder) trên thế giới nếu so ở các tiêu chí độ tinh khiết, cấu trúc hóa học theo yêu cầu thiết kế, đạt được tính nhớ hình và tính thuận nghịch của liên kết nối mạng. Hiệu quả hồi phục cơ tính của màng có vết xước/rạch là trên 80%.
Các mẫu vật liệu tự lành khi quan sát dưới kính hiển vị quang học
Về hiệu quả kinh tế - xã hội, có thể khẳng định rằng, việc chế tạo ra vật liệu mới với tính năng “tự lành” giúp cho sản phẩm có tuổi thọ sử dụng cao, nhờ đó giảm thiểu chi phí sữa chữa, mang lại hiệu quả ứng dụng của sản phẩm và hiệu quả kinh tế, đồng thời giúp giảm thiểu năng lượng, tài nguyên và chất thải.
Được biết, vật liệu tự lành là kết quả của nhiệm vụ khoa học - công nghệ nói trên đã được thử nghiệm trong việc in ấn nội dung quảng cáo trên bề mặt áo thun, vỏ hộp tại một số cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM, ghi nhận những phản hồi tích cực về chất lượng, độ bền và khả năng ứng dụng lâu dài trong thực tiễn.
Có thể khẳng định rằng, thành công của nhiệm vụ đã mở ra hướng tiếp cận mới cho một số lĩnh vực như in ấn gia nhiệt trên bề mặt vải, gỗ hay nhựa và thậm chí bề mặt kính, cũng như sản xuất một số loại vật liệu dùng trong lĩnh vực bao bì, hộp đựng và các lĩnh vực khác có liên quan, đồng thời khẳng định trình độ của đội ngũ các nhà khoa học tại TP.HCM trong nghiên cứu các lĩnh vực về vật liệu mới, vật liệu sinh học và bảo vệ môi trường, gắn ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào phát triển năng lực sản xuất.
Thông tin liên hệ: Trường Đại học Bách Khoa (ĐHQG TP.HCM) Điện thoại: 0932605300 Email: nguyenthilethu@hcmut.edu.vn - khcn@hcmut.edu.vn |
Chiều 19/6, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM tổ chức buổi gặp gỡ báo chí nhân dịp kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2023) nhằm gắn kết và tri ân đội ngũ phóng viên, nhà báo trong công tác truyền thông khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Tham dự buổi họp mặt có đại diện lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ, đại diện lãnh đạo Trung tâm Báo chí TP.HCM và hơn 20 phóng viên, nhà báo đang công tác tại các cơ quan báo chí, đài phát thanh, truyền hình tại TP.HCM.
Tại buổi họp mặt, ông Nguyễn Việt Dũng (Giám đốc Sở KH&CN TP.HCM) gởi lời chúc mừng và tri ân đến đội ngũ phóng viên, nhà báo đã đồng hành cùng các hoạt động của Sở trong suốt thời gian qua. Đồng thời chia sẻ một số định hướng hoạt động của Sở trong thời gian tới, cũng như mong muốn lắng nghe những chia sẻ, trao đổi, hiến kế của đội ngũ phóng viên, nhà báo để thúc đẩy đổi mới công tác truyền thông, qua đó thúc đẩy hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Ông Nguyễn Việt Dũng (Giám đốc Sở KH&CN TP.HCM) chúc mừng các nhà báo và chia sẻ, trao đổi một số thông tin tại buổi họp mặt
Theo ông Nguyễn Việt Dũng, TP.HCM đang triển khai đề án lớn “Hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Thành phố giai đoạn 2021 - 2025” (Đề án 672), với quan điểm khoa học và công nghệ có vai trò làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Đề án nhắm đến các mục tiêu thúc đẩy phát triển mạnh mẽ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Thành phố ngang tầm khu vực; đóng góp của TFP (yếu tố năng suất tổng hợp) vào tăng trưởng GRDP đến năm 2025 đạt từ 45% - 50%; tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh… Đến năm 2025, hỗ trợ nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo cho 3.000 doanh nghiệp; hỗ trợ ươm tạo, phát triển 1.000 dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; hỗ trợ phát triển 100 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tiếp cận nguồn vốn đầu tư mạo hiểm.
Để thực hiện, thời gian qua Sở KH&CN đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ như nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo; hỗ trợ ươm tạo, phát triển các dự án khởi nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tiếp cận nguồn vốn đầu tư mạo hiểm... Trong giai đoạn năm 2021 - 2023, Thành phố đã triển khai 8 nhóm nhiệm vụ (23 dự án thành phần) của đề án với 76 nội dung cụ thể. Đến nay đã hoàn thành 9 nội dung và đang tiếp tục thực hiện 53 nội dung.
Qua đó, Sở đạt được kết quả tốt liên quan đến 2 chỉ số lớn của đề án. Cụ thể, giai đoạn 2021 - 2023, tỷ lệ đóng góp TFP đạt 45%, riêng trong 4 ngành công nghiệp trọng điểm đạt gần 50%; chi đầu tư cho khoa học và công nghệ của xã hội tại TP.HCM chiếm 0,88%/GRDP, đến năm 2025 hoàn thành chỉ tiêu 1%/GRDP là rất khả thi. Tuy nhiên, con số 1% so với các nước phát triển là chưa đạt kỳ vọng. Thành phố đặt mục tiêu đến năm 2030, chi tiêu xã hội cho khoa học công nghệ đạt 3 - 4% GRDP.
Lãnh đạo Sở KH&CN tặng quà, tri ân các phóng viên nhà báo
Thời gian tới, Thành phố sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp thực hiện đề án 672 như tổ chức triển khai có hiệu quả các chính sách đặc thù trong quản lý khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; thành lập và triển khai hoạt động Viện Công nghệ tiên tiến và Đổi mới sáng tạo, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; thúc đẩy hình thành các trung tâm nghiên cứu xuất sắc theo mô hình tiên tiến của thế giới; tập trung nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ cao và xây dựng các giải pháp, sản phẩm, dịch vụ phục vụ Đề án Đô thị thông minh, chương trình chuyển đổi số và các ngành công nghiệp chủ lực của TP.HCM.
Trong đó, Sở KH&CN đề xuất 4 nhóm chính sách hỗ trợ gồm miễn giảm thuế cho các quỹ đầu tư, doanh nghiệp, tổ chức trung gian, chuyên gia,… tham gia đầu tư, hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; chính sách hỗ trợ không hoàn lại cho các dự án đổi mới sáng tạo, nghiên cứu khoa học nhằm tháo gỡ một số vướng mắc của các quy định hiện hành về sử dụng ngân sách nhà nước phục vụ nghiên cứu; nhóm chính sách cơ chế thử nghiệm sản phẩm (sandbox) tập trung một số công nghệ mới tại Khu Công nghệ cao và Khu công viên phần mềm Quang Trung; chính sách về tiền lương, tiền công, thù lao cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ.
Lam Vân (CESTI)
Các nhà khoa học tại Trường Đại học Bách Khoa khuyến nghị TP.HCM cần quyết tâm và đi đầu trong phát triển hạ tầng tính toán hiệu năng cao liên kết và chia sẻ xứng tầm với vai trò đầu tàu kinh tế trong nước, sẵn sàng cho việc hợp tác và cạnh tranh với các thành phố khác trong khu vực và thế giới.
Từ năm 2012 đến nay, lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI) phát triển vượt bậc với giải pháp tiên tiến về học máy (Machine Learning - ML) và học sâu (Deep Learning - DL). Bài toán về AI trong ML và đặc biệt là DL cần một khối lượng tính toán rất lớn vì dựa trên mô hình mạng nơ-ron nhiều cấp.
Không chỉ riêng các ứng dụng khoa học, rất nhiều ứng dụng trong công nghiệp đã và đang phát triển ngày càng lớn hơn, phức tạp hơn mà việc thực thi chúng trên các máy tính thông thường là không khả thi bởi vì các ràng buộc về thời gian, mà phải dùng hệ thống máy tính hiệu năng cao (HPC) có khả năng tính toán số học mạnh, đồng thời còn phải mạnh về xử lý dữ liệu lớn (Big Data). Tính toán hiệu năng cao dần trở thành lĩnh vực đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình nghiên cứu khoa học, đặc biệt là các lĩnh vực khoa học hiện đại như khoa học vũ trụ, khoa học sinh học phân tử, khoa học hạt nhân...
Hiện nay, việc phát triển và nghiên cứu các hệ thống tính toán hiệu năng cao không chỉ còn gói gọn trong phạm vi của các nước phát triển, mà đã trở thành xu thế chung mang tính chất toàn cầu. Những lợi ích mà hệ thống HPC đem lại có sức ảnh hưởng cực kỳ lớn tới sự phát triển của con người và của toàn xã hội trong cả hiện tại lẫn và tương lai. Chỉ so riêng trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam hoàn toàn đi sau Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia trong lĩnh vực tính toán hiệu năng cao, đó là vì chưa có trung tâm siêu máy tính/tính toán hiệu năng cao ở cấp quốc gia. Đây là điều đáng lo khi mà các hệ thống tính toán mạnh và lưu trữ lớn kết hợp với hạ tầng mạng băng thông rộng được xem hạ tầng thông tin quan trọng trong nền công nghiệp số.
Kiến trúc tổng thể của hệ thống máy tính hiệu năng cao
Kết quả khảo sát các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp tại TP.HCM của nhóm thực hiện nhiệm vụ khoa học - công nghệ “Nghiên cứu và đề xuất thiết kế hạ tầng tính toán hiệu năng cao phục vụ cho TP.HCM (SuperNode-AI-22)” cho thấy toàn thành phố có khoảng chưa đến 10 hệ thống với sức mạnh tính toán dưới 100 TFlops cho HPC (64bit) và dưới 1 PFlops cho AI (16bit). Ngoài ra, khối viện - trường tuy đã đầu tư một số hệ thống tính toán hiệu năng cao nhưng hiện tại đều yếu, thậm chí có nhiều hệ thống máy tính mạnh nhưng rời rạc nên tính hiệu quả còn kém và không thể "giải" các bài toán lớn. Khối doanh nghiệp như Vingroup, VNPT, Viettel tuy có hạ tầng tính toán riêng nhưng không đặt TP.HCM, lại không thể chia sẻ cho doanh nghiệp khác.
"Trong những năm qua, nhóm ứng dụng liên quan đến khoa học và kỹ thuật tính toán được phát triển mạnh với việc hình thành các trung tâm - phòng thí nghiệm về khoa học và kỹ thuật tính toán, trí tuệ nhân tạo ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong cả nước", PGS.TS Thoại Nam (chủ nhiệm nhiệm vụ) phân tích, "Tuy nhiên, các nhóm này thường giải bài toán ở quy mô nhỏ và đôi khi chạy bài toán với kích thước lớn ở các hệ thống máy tính mạnh ở nước ngoài vì trong nước chưa có hệ thống máy tính đủ lớn".
Do đó, việc đầu tư hạ tầng tính toán hiệu năng cao phục vụ hệ sinh thái trí tuệ nhân tạo bao gồm nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo phục vụ các cơ quan, đơn vị và các cơ sở đào tạo, nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo tại TP.HCM là rất cần thiết, hướng đến ứng dụng trí tuệ nhân tạo giải quyết các bài toán lớn của thành phố, thúc đẩy phát triển nghiên cứu khoa học và hỗ trợ sản xuất công nghiệp.
Mô hình hệ thống SuperNode-XP với các node tính toán
Các quốc gia ở châu Âu chia hệ thống tính toán hiệu năng cao thành 3 lớp (Tier):
− Lớp 1 (Tier-1): Lớp này bao gồm những hệ thống máy tính hiệu năng cao rất mạnh đặt tại các trung tâm tính toán hiệu năng cao (siêu máy tính) cấp quốc gia. Những hệ thống này cũng tham gia vào mạng lưới tính toán hiệu năng cao của châu Âu.
− Lớp 2 (Tier-2): Lớp này bao gồm những hệ thống máy tính hiệu năng cao mạnh đặt tại các trung tâm tính toán hiệu năng cao đóng vai trò liên kết và phục vụ cho một khu vực (specialist hubs).
− Lớp 3 (Tier-3): Lớp này bao gồm những hệ thống máy tính hiệu năng cao trung bình và nhỏ thuộc các đơn vị như trường, viện nghiên cứu, doanh nghiệp.
Ở cấp quốc gia thì họ thành lập các tổ chức liên minh về tính toán hiệu năng cao để kết nối các hệ thống ở cả ba lớp 1,2 và 3 như Liên minh Gauss (Gauss Alliance).
PGS.TS Thoại Nam khẳng định: “Từ bài học của các nước phát triển, chúng ta cần phát triển một hạ tầng tính toán hiệu năng cao kết nối và chia sẻ cho người sử dụng đầu cuối. Việc này giúp thành phố huy động được nguồn lực của nhiều đơn vị kể cả doanh nghiệp cùng tham gia đầu tư để giải quyết bài toán của của chính họ đồng thời chia sẻ cũng như sử dụng nguồn lực của đơn vị khác khi có bài toán toán. Một hạ tầng tính toán hiệu năng cao kết nối và chia sẻ mang lại lợi ích cho tất cả các đơn vị cùng tham gia.”.
Sơ đồ hạ tầng tính toán hiệu năng cao liên kết và chia sẻ cho TP.HCM
Dựa trên kinh nghiệm phát triển hạ tầng tính toán của một số nước cũng như xu thế phát triển và hợp tác trên thế giới, nhóm các nhà khoa học tại Trường Đại học Bách Khoa gợi ý việc phát triển hạ tầng tính toán hiệu năng cao liên kết và chia sẻ ở TP.HCM nên chia thành 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 - Xây dựng và phát triển hạ tầng tính toán hiệu năng cao liên kết và chia sẻ của Thành phố (Lớp 2). Hạ tầng này không thể thành công nếu không có một trung tâm tính toán hiệu năng cao chủ lực đóng vai trò trung tâm kết nối (specialist hub) và đáp ứng nhu cầu khai thác tài nguyên của người sử dụng khi các nút tính toán ở Lớp 3 quá tải hay không đủ năng lực tính toán. TP.HCM nên xem xét đầu tư một Trung tâm tính toán hiệu năng cao xứng tầm để đảm trách vai trò này và phục vụ cho chương trình nghiên cứu phát triển trí tuệ nhân tạo, đô thị thông minh, chuyển đổi số… Việc này cũng giúp Thành phố đi đầu trong cung cấp hạ tầng tính toán hiệu năng cao kết nối và chia sẻ để thúc đẩy phát triển nghiên cứu khoa học và công nghệ, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Giai đoạn 2 - Xây dựng và phát triển hạ tầng tính toán hiệu năng cao quốc gia. Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu thì Việt Nam phải phát triển hạ tầng tính toán hiệu năng cao liên kết và chia sẻ cấp quốc gia, do đó một vài trung tâm tính toán hiệu năng cao ở Lớp 1 sẽ được đầu tư. Đây là thời điểm để TP.HCM đầu tư nâng cấp trung tâm tính toán hiệu năng cao từ Lớp 2 lên Lớp 1. Kinh nghiệm và giải pháp phát triển ở thành phố có thể nâng cấp và ứng dụng ở cấp quốc gia. Thành phố cũng là đầu tàu trong phát triển và sử dụng hạ tầng tính toán hiệu năng cao.
- Giai đoạn 3 - Tham gia hạ tầng tính toán hiệu năng cao khu vực và quốc tế. Hiện tại trong khu vực thì Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia đang đẩy mạnh phát triển hạ tầng tính toán hiệu năng cao. Các tổ chức liên kết học thuật về tính toán hiệu năng cao cũng hình thành. Do đó, việc hình thành một liên minh hạ tầng tính toán hiệu năng cao trong khu vực Đông Nam Á nói riêng và châu Á nói chung là tất yếu. Khi chúng ta đã phát triển hạ tầng tính toán hiệu năng cao ở Giai đoạn 2 thì bước sang Giai đoạn 3 dễ dàng hơn.
Đầu tư vào hệ thống HPC khá tốn kém, đòi hỏi phải nâng cấp và thay thế thường xuyên để duy trì tính cạnh tranh cũng như theo kịp những tiến bộ trong công nghệ. Điều này tạo ra một thách thức đối với các tổ chức, đơn vị trong việc duy trì hoặc tái đầu tư hệ thống HPC nhằm đảm bảo hệ thống HPC vẫn hoạt động hiệu quả. Ở những nước khác, các trung tâm tính toán hiệu năng cao chủ lực đóng vai trò trung tâm kết nối (specialist hub) ở Lớp 2 đều do Nhà nước đầu tư. Do đó, Thành phố cần xem xét đầu tư một Trung tâm tính toán hiệu năng cao (Trung tâm) có khả năng liên kết và chia sẻ nhằm nâng cao năng lực khoa học và kỹ thuật, giải quyết các bài toán lớn, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội và các chương trình lớn như Nghiên cứu phát triển trí tuệ nhân tạo, Đô thị thông minh, Chuyển đổi số…
"Điều quan trọng là đảm bảo Trung tâm có đủ thẩm quyền tiếp nhận đầu tư liên tục từ mua sắm trang thiết bị theo dự án và định kỳ hằng năm, khấu hao thiết bị, chi phí hoạt động thường xuyên và phát triển đội ngũ nhân sự. Ngoài ra, Trung tâm có thể triển khai các hoạt động hoặc dịch vụ có thu, nhưng phải đảm bảo ở mức thấp, nhằm hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu phát triển từ hàn lâm đến công nghiệp", đại diện nhóm triển khai nhiệm vụ nhấn mạnh.
Đầu tư vào hệ thống HPC khá tốn kém, đòi hỏi phải nâng cấp và thay thế thường xuyên
Cùng với đó, TP.HCM cũng cần phát triển liên minh hạ tầng tính toán hiệu năng cao liên kết và chia sẻ ở Lớp 3, bao gồm các hệ thống HPC ở những tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố. Thành phố có thể chọn những trường – viện (như Đại học Bách Khoa, Đại học Khoa học và Tự nhiên, Đại học CNTT, Đại học Quốc tế…) có thế mạnh về tính toán hiệu năng cao đóng vai trò nút chủ lực trong liên minh này. Liên minh hạ tầng tính toán hiệu năng cao của Thành phố cũng có thể mở rộng cho các đơn vị, doanh nghiệp bên ngoài. Tuy nhiên việc sử dụng tài nguyên của các đơn vị, doanh nghiệp phải có cùng mục tiêu phát triển thì liên minh mới vững mạnh. Việc có nhiều thành viên từ nhiều vùng khác nhau cũng nên được xem xét và cân nhắc.
Việc phát triển một hệ thống tính toán hiệu năng cao đáp ứng nhu cầu tính toán về hiệu năng cao, phân tích dữ liệu lớn và chạy các bài toán về trí tuệ nhân tạo đặt ra các bài toán khó cần giải quyết. Xây dựng một hệ thống máy tính mạnh không chỉ đơn giản là mua sắm phần cứng mà cần một lộ trình từ thiết kế kiến trúc phần cứng và phần mềm, quy chế vận hành, tái đầu tư cho đến phát triển nhân lực vận hành và hỗ trợ khai thác hệ thống máy tính mạnh và tập huấn cho người sử dụng.
Là một phần của nhiệm vụ, nhóm triển khai cũng đề xuất cấu hình phần cứng, giải pháp lưu trữ, giải pháp phần mềm, giải pháp vận hành cùng giải pháp đào tạo và phát triển nhân sự vận hành - hỗ trợ phát triển ứng dụng cho mô hình hệ thống tính toán hiệu năng cao liên kết và chia sẻ, nhằm đáp ứng cả 3 mô-đun về tính toán hiệu năng cao, phân tích dữ liệu lớn và tính toán về trí tuệ nhân tạo.
Theo PGS.TS Thoại Nam, giải pháp sử dụng dịch vụ điện toán đám mây hiệu năng cao (HPC Cloud) giúp giảm thiểu rủi ro đầu tư và vận hành. Do xét đến vấn đề an ninh thông tin nên nếu có đơn vị đủ năng lực để cung cấp HPC Cloud từ phần cứng đến phần mềm theo yêu cầu của nhà đầu tư, và có thể triển khai tại thành phố, thì cũng là lựa chọn nên xem xét.
Một mô hình HPC Cloud
Có thể khẳng định rằng, kết quả của nhiệm vụ khoa học - công nghệ do PGS.TS Thoại Nam và các cộng sự hoàn thiện đã cho thấy một bức tranh toàn diện và cái nhìn sâu hơn về việc phát triển hạ tầng tính toán hiệu năng cao cho TP.HCM trong ngắn hạn và dài hạn. Theo đó, các bài toán liên quan đến chiến lược hệ thống tính toán hiệu năng cao, đào tạo nhân lực, xây dựng liên minh về tính toán hiệu năng cao một khi được xem xét và phát triển thì thành phố sẽ có điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phát triển nhiều lĩnh vực khác, vì hầu hết đều cần đến hạ tầng tính toán hiệu năng cao.
Thông tin liên hệ: E-mail: namthoai@hcmut.edu.vn Website: www.hcmut.edu.vn |
Chế phẩm cao lỏng Tam thất chế không chỉ giúp tăng sức đề kháng và bồi bổ cơ thể, giảm trầm cảm, làm chậm quá trình ô xy hóa, mà còn tăng cường khả năng miễn dịch của các cơ quan, giúp hạn chế đáng kể sự phát triển của các tế bào ung thư.
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, con người luôn đối mặt với các yếu tố nguy cơ gây ung thư như ô nhiễm môi trường, hóa chất độc hại… Đến nay, gánh nặng ung thư vẫn đang tiếp tục tăng trên toàn cầu và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất, tinh thần và tài chính đối với cá nhân, gia đình, cộng đồng và hệ thống y tế.
Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ung thư là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới với gần 10 triệu người đã tử vong do ung thư trong năm 2020.
Tiềm năng từ nguồn nguyên liệu Tam thất
Từ năm 1970, Việt Nam bắt đầu nhập trồng các dòng Tam thất ở các tỉnh phía Bắc như Sapa, Lào Cai, Lai Châu. Đặc biệt gần đây, với các dự án chuyển đổi kinh tế cây trồng, khu vực tỉnh Hà Giang và Lào Cai đã phát triển vùng trồng Tam thất với diện tích rất lớn.
Tương tự các dược liệu thuộc chi Panax khác, Tam thất có thành phần hóa học chính là các saponin thuộc nhóm dammaran có cấu trúc protopanaxadiol (PPD) và protopanaxatriol (PPT) với hơn 80 saponin khác nhau đã được phân lập, trong đó các thành phần chính là ginsenosid Rb1, -Rd, -Rg1, notoginsenosid R1…
Tam thất có nhiều tác dụng dược lý đặc trưng của chi Panax như tăng lực, chống trầm cảm, tăng sinh thích nghi, tác dụng chống oxy hóa. Trong các nghiên cứu tác dụng điều hòa miễn dịch in vitro và in vivo, Tam thất có tác dụng kích thích miễn dịch, rút ngắn thời gian đông máu. Ngoài ra, Tam thất còn có tác dụng kích thích chức năng nội tiết sinh dục nữ, giãn mạch ngoại biên. Trong y học cổ truyền, Tam thất được sử dụng để chữa trị chứng thổ huyết, chảy máu cam, băng huyết, rong kinh, có tinh hoạt huyết, chữa thiếu máu, mệt mỏi, chóng mặt…
Tuy nhiên, một trong những tác dụng của Tam thất được các nhà khoa học thế giới cũng rất quan tâm nghiên cứu là tác dụng chống ung thư. Bởi lẽ, tam thất có tác dụng làm giảm kích thước khối u trên chuột nhắt gây ung thư bằng cách cấy vào tế bào ung thư ác tính. Trong các nghiên cứu trước đây, các nhà khoa học đã chứng minh rằng Tam thất còn làm hạn chế sự di căn của tế bào ung thư và kéo dài thời gian sống ở chuột bị ung thư.
Trên thực tế, Tam thất có giá trị không kém Nhân sâm do có hàm lượng saponin cao hơn gấp đôi so với Nhân sâm, và đồng thời có một số tác dụng đặc biệt mà Nhân sâm không có, ngoài ra giá thành lại rẻ hơn so với Nhân sâm Hàn Quốc.
Hiện nay, trên thị trường bên cạnh sản phẩm dược liệu thô (nguyên củ Tam thất), bột củ Tam thất, và một số công ty dược phẩm đã chế biến các sản phẩm từ Tam thất như sản phẩm viên nang, viên nén có kết hợp với một số dược liệu như Nghệ, Đan sâm trong điều trị các bệnh liên quan đến máu huyết, bệnh tim mạch như phòng ngừa và điều trị các chứng đau thắt ngực, tim hồi hộp; phòng ngừa và điều trị bệnh xơ vữa mạch vành…
"Có rất nhiều công trình nghiên cứu cho thấy Tam thất, đặc biệt là Tam thất chế theo kiểu Hồng sâm (hấp ở nhiệt độ cao) có tác dụng ức chế sự phát triển tế bào ung thư (in vitro) và ức chế tăng trưởng khối u (in vivo) trên nhiều dòng tế bào ung thư.
Sau quá trình chế biến, nhiều thành phần saponin mới đã được hình thành như G-Rh2, GRh1, G-Rk1, G-Rg5… đã được chứng minh có tác dụng ức chế sự phát triển tế bào ung thư in vitro và in vivo", TS. Lê Thị Hồng Vân cho biết.
Tuy nhiên, theo lời TS. Lê Thị Hồng Vân (Trung tâm Khoa học Công nghệ Dược Sài Gòn), cho đến nay thị trường Việt Nam, sản phẩm từ Tam thất hỗ trợ điều trị ung thư được bào chế từ Tam thất chế dạng Hồng sâm còn khá hạn chế. Đa số các sản phẩm được bào chế từ Tam thất ở dạng bột Tam thất, hoặc viên nén, viên nang… mà chưa có dạng cao lỏng. Đây là dạng bào chế cho hiệu quả trong hấp thu hơn so với các dạng bào chế viên nén, viên nang.
Do vậy, nhiệm vụ "Hoàn thiện quy trình nghiên cứu cao định chuẩn và chế phẩm cao lỏng Tam thất chế có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư từ dược liệu Tam thất (Panax notoginseng)" đã được các nhà khoa học tại Trung tâm Khoa học Công nghệ Dược Sài Gòn đề xuất nhằm phát triển sản phẩm cao lỏng từ Tam thất chế nhằm hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân ung thư cũng như nhiều tác dụng hỗ trợ khác mang lại từ Tam thất để đưa đến sản phẩm cuối cùng có khả năng được cấp phép lưu hành trên thị trường.
Nhiệm vụ hướng đến các mục tiêu chính gồm: 1) Lựa chọn nguồn nguyên liệu Tam thất và phân lập các chất chuẩn từ Tam thất; 2) Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) cho Tam thất; 3) Nghiên cứu điều kiện chế biến Tam thất và xây dựng TCCS cho Tam thất chế; 4) Tối ưu hóa quy trình chiết xuất cao định chuẩn, xây dựng TCCS cho cao định chuẩn và cao chiết Tam thất chế; (5) Nghiên cứu xây dựng quy trình bào chế sản phẩm cao lỏng Tam thất chế; 6) Xây dựng TCCS cho sản phẩm cao lỏng Tam thất chế; và 7) Khảo sát độc tính và hoạt tính của cao Tam thất chế và sản phẩm cao lỏng Tam thất chế.
Sản phẩm cao lỏng Tam thất chế
Báo cáo trước hội đồng nghiệm thu vừa được Sở KH&CN TP.HCM tổ chức, TS. Lê Thị Hồng Vân cho biết: nhiệm vụ đã đạt được các mục tiêu đã đề ra cùng với các sản phẩm cụ thể đã đăng ký trong thuyết minh. Theo đó, nhóm triển khai nhiệm vụ đã phân lập được 8 chất tinh khiết làm chất chuẩn cho việc xây dựng tiêu chuẩn nguyên liệu đầu vào và tiêu chuẩn cho bán thành phẩm và thành phẩm từ dược liệu Tam thất chế, đồng thời xây dựng được quy trình định lượng của các ginsenosid chính trong nguyên liệu, cao chiết và thành phẩm. Cụ thể, nhóm đã thiết lập 5 tiêu chuẩn cơ sở với các chỉ tiêu cơ bản của nguyên liệu dược liệu và cao chiết của Nguyên liệu Tam thất, Tam thất chế, Cao định chuẩn Tam thất chế, Cao đặc Tam thất chế, và Cao lỏng Tam thất chế.
TS. Lê Thị Hồng Vân (trái) trao đổi với đại diện hội đồng tư vấn nghiệm thu nhiệm vụ khoa học - công nghệ về kết quả nghiên cứu
"Các tiêu chuẩn này đã được thẩm định bởi cơ quan độc lập là Viện kiểm nghiệm thuốc TP.HCM", TS. Lê Thị Hồng Vân khẳng định, "Đặc biệt, tiêu chuẩn cơ sở của nguyên liệu Tam thất đầu vào được lựa chọn, so sánh và đối chiếu với 31 mẫu dược liệu tươi, khô có nguồn từ Trung Quốc và cả Việt Nam. Nguyên liệu có hàm lượng ginsenosid tổng (G-Rb1 + G-Rg1 + G-Rd + G-Re và NR1) lớn hơn 8%, cao hơn gần 1,5 lần so với tiêu chuẩn hiện hành của Dược điển Việt Nam. Đặc biệt, tiêu chuẩn hàm lượng kim loại nặng đã được đưa vào cho tất cả TCCS của nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm".
Nhóm các nhà khoa học tại Trung tâm Khoa học Công nghệ Dược Sài Gòn cũng đã khảo sát quy trình chế biến Tam thất chế dựa vào sự thay đổi hàm lượng ginsenosid và sự thay đổi hoạt tính ức chế phát triển tế bào ung thu phổi A549, ung thư vú MDA-MB-231, từ đó lựa chọn ra điều kiện chế biến phù hợp là hấp Tam thất ở 120 độ C trong 4 giờ. Đồng thời, nhóm cũng đã tối ưu hóa quy trình chiết cao định chuẩn hóa dựa trên hiệu suất chiết cao và hàm lượng ginsenosid tổng; xây dựng quy trình chế biến cao định chuẩn, cao đặc toàn phần từ Tam thất chế đạt hàm lượng ginsenosid cao; và xây dựng quy trình điều chế sản phẩm cao lỏng từ Tam thất chế.
Quy trình chế biến cao lỏng Tam thất chế (trái), và quy trình chế biến Tam thất nguyên liệu
Các đánh giá độc tính cấp, độc tính bán trường diễn của cao đặc Tam thất chế, cao lỏng thành phẩm; và khảo sát độc tính cấp đường uống đã cho thấy cao chiết Tam thất chế không thể hiện độc tính cấp đường uống trên chuột nhắt với liều tối đa có thể qua kim là 200 ml cao lỏng/kg và 55 gam cao đặc/kg.
Chưa dừng lại ở đó, nhóm triển khai nhiệm vụ đã tạo được dạng chế phẩm cao lỏng Tam thất từ cao đặc Tam thất chế nhằm gia tăng hoạt tính so với dạng Tam thất chưa chế, đồng thời chế phẩm dạng lỏng cũng giúp tăng độ hấp thu của sản phẩm so với các sản phẩm như viên uống. Chế phẩm được định hướng hỗ trợ cho bệnh nhân điều trị ung thư với liều sử dụng dự kiến khoảng 2-3 lần/ngày.
Từ việc tính toán chi phí, có thể ước lượng chi phí cho một ngày sử dụng sản phẩm là 35.000 - 40.000 đồng (trong đó chi phí nguyên vật liệu khoảng 20.000-25.000 đồng/ngày). Chi phí này là hợp lý cho sản phẩm từ Tam thất để hỗ trợ điều trị.
Đại diện nhóm triển khai nhiệm vụ cho biết kết quả thử nghiệm dược lý tiền lâm sàng trên sản phẩm cao chuẩn hóa cũng giống như là cao lỏng tam thất đã cho thấy hai dạng chế phẩm này mang lại những tác dụng tăng cường hơn với dạng tam thất chưa chế biến, đặc biệt là tác dụng ức chế khối u cũng như là tác dụng chống huyết khối trên động vật thử nghiệm.
Nguyên liệu đầu vào của nghiên cứu là Tam thất chưa qua chế biến và đã qua sơ chế (Tam thất nguyên liệu)
Với những kết quả khả quan đó, nhóm nghiên cứu nghiên cùng với trung tâm Khoa học Công nghệ dược Sài gòn (Đại học Y dược TP.HCM) mong muốn dự án sẽ được tiếp tục phát triển ở pha tiếp theo, đó là sản xuất thực nghiệm cũng như thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân, với mong muốn đưa được sản phẩm hiệu quả đến bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhân có những vấn đề liên quan đến điều trị ung thư.
Dược liệu Tam thất hay còn gọi là tam thất bắc (kim bắc hoán), là dược liệu quý trong y học cổ truyền, và từ lâu đã được sử dụng với nhiều công dụng quý như là bổ máu tăng lực, cầm máu, chống huyết khối,… Tại Việt Nam, các sản phẩm từ Tam thất đa số được dùng dưới dạng Tam thất thô, như là Tam thất xay bột, hoặc là một số sản phẩm được bào chế từ Tam thất như là viên nén, viên nang dạng trà từ sản phẩm củ Tam thất hoặc hoa Tam thất. Tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu cũng như là các sản phẩm được bào chế theo dạng Tam thất chế theo kiểu Hồng sâm (Nhân sâm) thì chưa được nghiên cứu, cũng như là chưa có nhiều sản phẩm phổ biến trên thị trường. Chính vì vậy, đây là mục tiêu của nhóm triển khai nhiệm vụ, cụ thể là phát triển một dạng sản phẩm từ Tam thất chế theo kiểu Hồng sâm. Để chế biến dạng này thì Tam thất phải được lựa chọn với nguồn nguyên liệu đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng đầu vào, sau đó được chế biến bằng cách hấp ở nhiệt độ cao. Bằng cách hấp này, quá trình gia nhiệt sẽ làm cho Tam thất với những thành phần hoạt chất trong Tam thất được chuyển hóa thành những thành phần có hoạt tính mạnh hơn so với dạng bào chế ban đầu những dạng Tam thất thô, và chính nhờ những dạng Tam thất thô bào chế có sự thay đổi thành phần hóa học này cũng đã mang lại sự thay đổi mạnh mẽ, từ tác dụng dược lý cho Tam thất, đặc biệt là tác dụng kháng ung thư, cũng như sự tiện dụng trong sử dụng. |
Thông tin liên hệ: Trung tâm Khoa học Công nghệ Dược Sài Gòn (Sapharcen) Địa chỉ: 41 Đinh Tiên Hoàng, P.Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM Điện thoại: 028.38295641 - 0984711256 Email: levan@ump.edu.vn Website: sapharcen@ump.edu.vn |
Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM vừa tổ chức Hội đồng nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ “Nâng cao hoạt động quản lý sử dụng kháng sinh của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh thông qua việc thiết lập hệ thống quản lý sử dụng kháng sinh tại bệnh viện”. Đây là nhiệm vụ do Trung tâm Khoa học Công nghệ Dược Sài Gòn (Đại học Y Dược TP.HCM) chủ trì thực hiện.
Đại diện nhóm triển khai nhiệm vụ cho biết, sự ra đời của kháng sinh là bước ngoặt lớn của y học, giúp giảm thiểu đáng kể tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do nhiễm khuẩn. Kháng sinh là loại thuốc rất hiệu quả, an toàn và tương đối rẻ để cứu sống hàng triệu người. Thế giới đã sử dụng rộng rãi kháng sinh trong các bệnh viện, cộng đồng và nhiều ngành nghề khác.
“Tuy nhiên, trong những năm qua, tình trạng sử dụng kháng sinh không hợp lý trong thời gian dài (bao gồm không tuân thủ dùng kháng sinh, kê đơn không đúng liều hoặc sử dụng kháng sinh sai chẩn đoán) và lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng kháng kháng sinh ngày càng nghiêm trọng và trở thành vấn đề mang tính toàn cầu. Không chỉ vậy, việc thực hiện các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn và quản lý sử dụng kháng sinh chưa hiệu quả dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh có dấu hiệu trầm trọng hơn”, TS. Nguyễn Thị Hải Yến, đồng chủ nhiệm triển khai nhiệm vụ phân tích.
Trước thực trạng trên, việc xây dựng một chương trình nhằm tăng cường khả năng quản lý sử dụng kháng sinh, nhằm tăng cường sự an toàn và hiệu quả trong sử dụng thuốc, bắt đầu từ nhiều mảng chuyên biệt cho đến cả cộng đồng tại Việt Nam là vấn đề được nhóm nghiên cứu đang công tác tại Trung tâm Khoa học Công nghệ Dược Sài Gòn (Đại học Y Dược TP.HCM) ưu tiên hướng đến.
Báo cáo trước hội đồng tư vấn nghiệm thu nhiệm vụ, đại diện nhóm nghiên cứu khẳng định thực hiện đã tổng hợp các tiêu chí đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh, mức độ kháng kháng sinh trên thế giới và khảo sát đánh giá các tiêu chí được quy định tại Quyết định 772/QĐ-BYT tại các bệnh viện trực thuộc Sở Y Tế TP.HCM. Sau đó, hiệu chỉnh và phân loại mức độ thực hiện của bộ tiêu chí đánh giá căn cứ theo Quyết định 772/QĐ-BYT đáp ứng với tình hình hoạt động của các bệnh viện.
“Trong Quyết định 772 và Quyết định 5631, Bộ Y tế đã đưa ra các tiêu chí đánh giá thực trạng sử dụng kháng sinh và mức độ kháng thuốc trong bệnh viện. Tuy nhiên, hướng dẫn về cách phân tích, bao gồm thu thập dữ liệu và công thức tính toán, cho các tiêu chí lại chưa được trình bày chi tiết, dẫn đến việc cho ra kết quả không chuẩn hóa ở từng cơ sở và thống nhất giữa các cơ sở y tế, gây khó khăn cho việc thực hiện, báo cáo cũng như đọc, hiểu, sử dụng báo cáo”, TS. Nguyễn Thị Hải Yến thông tin thêm.
Do đó, nhóm nghiên cứu đã hoàn thiện bộ tiêu chí, được được tổng hợp từ các tiêu chí ở Việt Nam và trên thế giới, đồng thời loại bỏ những nội dung trùng lắp, bổ sung và cập nhật dựa theo các thông tin mới nhất. Các thông tin liên quan đến bộ tiêu chí viết bằng tiếng Anh cũng được Việt hóa để phục vụ cho các nội dung nghiên cứu sau, nếu có sự xuất hiện tiêu chí mới mà bệnh viện đề xuất.
Quy trình thu thập thông tin trong tổng quan hệ thống
Để phù hợp hơn với điều kiện thực tế, nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm bộ tiêu chí trên một số bệnh viện đại diện thuộc Sở Y tế TP.HCM, qua đó khảo sát thực trạng sử dụng kháng sinh, mức độ kháng kháng sinh và hoạt động quản lý kháng sinh tại các bệnh viện này. Các bệnh viện thử nghiệm phải có giá trị sử dụng kháng sinh trong tổng tiền thuốc từ 20% trở lên (gọi là bệnh viện pilot).
Đại diện nhóm nghiên cứu cho biết, kết quả phân tích trong giai đoạn tháng 1/2022 đến tháng 11/2022 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới và Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình, tổng số ca xuất viện là 57.557 ca với 36.512 ca có sử dụng kháng sinh và 23.437 ca (40,72%) đã thỏa mãn các tiêu chí được sử dụng để phân tích, đánh giá.
Từ kết quả phân tích và các phản hồi của bệnh viện trong quá trình nghiên cứu pilot, nhóm nghiên cứu đã điều chỉnh các thông tin trên bộ tiêu chí nhằm phù hợp hơn điều kiện thực tế, đánh giá được khả năng triển khai trước khi khảo sát trên quy mô lớn.
“Bộ tiêu chí phản ánh được đầy đủ, toàn diện tình tình sử dụng kháng sinh và mức độ kháng kháng sinh, hỗ trợ trong việc ra quyết định can thiệp tại bệnh viện và phù hợp với tài nguyên của từng bệnh viện”, TS. Nguyễn Thị Hải Yến khẳng định.
Mô hình của bộ tiêu chí tổng hợp
Dựa trên kết quả quá trình nghiên cứu, nhóm thực hiện cũng tiếp tục triển khai xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn và mẫu báo cáo của bộ tiêu chí phù hợp với góc độ của cơ quan quản lý và bệnh viện.
Theo lời TS. Nguyễn Thị Hải Yến, tài liệu hướng dẫn và mẫu báo cáo của bộ tiêu chí được hình thành và đưa vào sử dụng tại các bệnh viện trên địa bàn TP.HCM giúp cho công tác quản lý sử dụng kháng sinh được thực hiện dễ dàng, chuẩn hóa và thống nhất ở từng bệnh viện cũng như tạo sự thuận tiện trong việc đọc, hiểu, phân tích báo cáo.
Ngoài ra, trong nhiệm vụ, nhóm nghiên cứu cũng xây dựng hoàn chỉnh phần mềm hỗ trợ phân tích bộ tiêu chí đánh giá cho công tác quản lý sử dụng kháng sinh tại bệnh viện tại địa chỉ http://quanlykhangsinh.vn
Giao diện trang web quanlykhangsinh.vn
Cụ thể, phần mềm hướng tới việc cung cấp một công cụ nhằm giúp bệnh viện có được các chỉ số về hiệu quả của chương trình Quản lý sử dụng kháng sinh - đối với sử dụng kháng sinh trong điều trị, được thống kê theo thời gian thực; kết quả chi tiết của điều trị kháng sinh như: Số ca dùng kháng sinh, Số ca dùng kháng sinh điều trị, % số ca mắc có số đợt nhiễm khuẩn > 1 đợt, % số ca cải thiện khi xuất viện, LOS, LOT, DOT, COT, chi phí sử dụng kháng sinh...
Chức năng thiết lập thông số cho một đợt nhiễm khuẩn
Đại diện nhóm triển khai nhiệm vụ cho biết, phần mềm có chức năng quản lý danh mục bệnh viện, danh mục dược bệnh viện, danh mục hoạt chất kháng sinh, hỗ trợ tra cứu kết quả phân tích chỉ số quản lý sử dụng kháng sinh, thể hiện kết quả các chỉ số quản lý kháng sinh, tra cứu thông tin liên quan đến các mẫu báo cáo quản lý sử dụng kháng sinh, xử lý các tính toán và phân tích biểu đồ, báo cáo đặc thù dựa trên dữ liệu có sẵn…
Giao diện tra cứu danh mục kháng sinh dùng chung
Thống kê chi phí điều trị kháng sinh cho từng bệnh nhân
Thống kê chi phí điều trị kháng sinh theo khoa
Theo đó, tại địa chỉ http://quanlykhangsinh.vn, bệnh viện nhập dữ liệu theo tập tin (file) chuẩn, rồi phần mềm sẽ xử lý và trả về kết quả thống kê các chỉ số sử dụng kháng sinh (theo tùy chọn file báo cáo và đồ thị).
Bộ công cụ import dữ liệu
Trường hợp bệnh viện không muốn tiết lộ dữ liệu bệnh nhân/điều trị cho bên thứ 3 thì có thể sử dụng module offline của phần mềm để nhận kết quả thống kê. Cơ quan quản lý có thể tổng hợp thu nhận kết quả thống kê từ nhiều bệnh viện để tạo báo cáo chung về tình hình quản lý sử dụng kháng sinh.
Bộ công cụ Module offline của phần mềm
Nhóm nghiên cứu cũng đã thực hiện đánh giá mức độ chấp nhận của phần mềm đối với 60 đối tượng hoạt động trong công tác quản lý sử dụng kháng sinh tại bệnh viện theo từng cấp bậc gồm Trưởng/Phó khoa, chuyên viên, cho đến các nhân viên khác.
Kết quả cho thấy, hầu hết đối tượng tham gia thử nghiệm đều đánh giá cao các tính năng được xây dựng trong phần mềm với thang điểm tổng quát cho các tiêu chí gồm: tổng quan hệ thống, tính năng đăng tải dữ liệu và xem thông tin, tính năng phân tích và trình bày kết quả đạt mức 8/9 điểm (thang điểm Likert 9).
Bên cạnh đó, phần mềm cũng được đánh giá có tính thống nhất về chức năng, tính năng kỹ thuật trong xây dựng hệ thống thông tin điện tử phục vụ cho việc thu thập, phân tích, báo cáo các tiêu chí của bộ tiêu chí đánh giá việc quản lý sử dụng kháng sinh.
Từ kết quả này, đại diện nhóm triển khai nhiệm vụ nhấn mạnh rằng kết quả nghiên cứu có thể hỗ trợ các bệnh viện, đánh giá phần nào thực trạng sử dụng kháng sinh tại cơ sở; Đánh giá hiệu quả các can thiệp của chương trình Quản lý kháng sinh; Nâng cao chất lượng điều trị kháng sinh...
Theo lời TS. Nguyễn Thị Hải Yến, phiên bản đầu tiên của phần mềm đã được nhóm nghiên cứu giới thiệu tại Hội thảo Quản lý Dược tại Sở Y tế, Hội Nghị Truyền nhiễm tại Vũng Tàu và Ban giám đốc/Nhóm quản lý kháng sinh của các bệnh viện đề nghị thực hiện pha pilot.
Được biết, phần mềm phiên bản điều chỉnh lần hai đã được giới thiệu tại Hội nghị Dược sĩ bệnh viện mở rộng được tổ chức tại Đà Nẵng.
Tựu trung, kết quả của nhiệm vụ "Nâng cao hoạt động quản lý sử dụng kháng sinh của Sở Y tế TP.HCM thông qua việc thiết lập hệ thống quản lý sử dụng kháng sinh tại bệnh viện" do Trung tâm Khoa học Công nghệ Dược Sài Gòn (Đại học Y Dược TP.HCM) chủ trì thực hiện đã mang đến ý nghĩa lớn về tính khả thi trong triển khai các nghiên cứu tương tự và là cơ sở ban đầu để tiến hành mở rộng các nghiên cứu tương tự trong lĩnh vực y học; đồng thời cũng qua đó cổ vũ, thúc đẩy vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số vào các khâu quản lý thăm khám, điều trị của các bệnh viện nói riêng và toàn ngành y tế nói chung.
Thông tin liên hệ: Trung tâm Khoa học Công nghệ Dược Sài Gòn (Sapharcen) Địa chỉ: 41 Đinh Tiên Hoàng, P.Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM Điện thoại: 028.38295641 Website: sapharcen@ump.edu.vn |
Thông tin được chia sẻ tại chương trình Talkshow “Nhận diện tài sản trí tuệ để tối ưu hóa việc thương mại hóa và bảo vệ trước các rủi ro về xâm phạm quyền trong khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” do Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM tổ chức ngày 15/6/2023.
Chương trình Talkshow nhằm giúp các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp nhận diện và sử dụng tài sản trí tuệ (TSTT) làm công cụ hỗ trợ hoạt động nghiên cứu phát triển (R&D), bảo vệ trước các rủi ro xâm phạm quyền trong hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST). Đặc biệt, khi doanh nghiệp Việt Nam đang trong tiến trình ứng dụng các mô hình kinh doanh đổi mới sáng tạo trong giai đoạn chuyển đổi số, thì các thông tin, kiến thức, kinh nghiệm về quản trị TSTT càng trở nên quan trọng hơn nhằm tránh các rủi ro không đáng có và giúp doanh nghiệp tăng doanh thu tối đa khi thương mại TSTT phù hợp.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Nhung (Phó phòng Sở hữu trí tuệ - Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM) cho biết, nắm bắt được tầm quan trọng của TSTT, thời gian qua, Sở KH&CN đã triển khai chương trình huấn luyện, đào tạo quản trị viên TSTT trên địa bàn Thành phố. Chương trình này nhằm giúp các tổ chức, trường, viện, trung tâm nghiên cứu, đặc biệt là các doanh nghiệp dần hình thành được bộ phận nhân sự quản trị TSTT, qua đó hình thành nguồn nhân lực về quản trị TSTT trên địa bàn Thành phố.
Trong kế hoạch hoạt động sở hữu trí tuệ (SHTT), năm 2023, Sở khởi động chương trình mới thông qua những buổi Talkshow với sự tham gia của các doanh nghiệp, chuyên gia cùng chia sẻ, trao đổi những câu chuyện, kinh nghiệm thực tế để từ đó thực hiện tốt hơn công tác quản trị TSTT, tiếp tục thúc đẩy hình thành nguồn nhân lực và bộ phận quản trị TSTT tại các trường đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố, cũng như lan tỏa tinh thần, văn hóa SHTT trong cộng đồng.
Các chuyên gia, doanh nghiệp tham gia chia sẻ tại chương trình Talkshow
Tại chương trình Talkshow, các báo cáo viên, chuyên gia, đại diện doanh nghiệp đã cùng chia sẻ những câu chuyện, kinh nghiệm về nhận diện và quản trị TSTT, bảo vệ và thương mại hóa TSTT trong khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, phát triển doanh nghiệp ngành yến sào,… Cụ thể gồm: bà Nguyễn Thị Tuyết Nhung (Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Vườn ươm Khởi nghiệp Việt), luật gia Chu Mạnh Quân (Công ty Luật TNHH Liên Minh), ông Trần Duy Hưng (Giám đốc Công ty TNHH Pymid), bà Danh Thị Mỹ Ngọc (Giám đốc Công ty TNHH Yến tổ Daknest).
Theo bà Nguyễn Thị Tuyết Nhung, các sản phẩm trí tuệ mới được tạo ra nếu không được quan tâm xác lập quyền SHTT hoặc không thỏa điều kiện xác lập quyền, khi được đưa vào làm ý tưởng khởi nghiệp sẽ đối mặt với rủi ro là bị một người khác khiếu kiện vì xâm phạm quyền SHTT tương ứng đã được họ xác lập. Mặt khác, khi không quan tâm xác lập quyền SHTT trên lãnh thổ khởi nghiệp, thị trường quốc tế tương ứng cũng sẽ bị bỏ ngỏ, nhà khởi nghiệp không có cơ hội cạnh tranh ở nước ngoài. Đối với các nhà đầu tư, nếu người khởi nghiệp không tạo được rào cản SHTT (lợi thế pháp lý cho dòng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mới đã chứng minh được khả năng xâm nhập thị trường), dòng tiền của nhà đầu tư sẽ không có khả năng thu hồi hoặc không đạt được hiệu suất đầu tư kỳ vọng, do đó động lực đầu tư hoặc hỗ trợ sẽ bị cản trở. Trong thực tế, việc bảo hộ độc quyền SHTT là một trong những điều kiện tiên quyết cho các đơn vị khởi nghiệp, cũng là động lực giúp các nhà đầu tư có phương án đầu tư hoặc thoái vốn tại một dự án đã thành công. Đây cũng là lý do các doanh nghiệp KNĐMST luôn phát triển gắn liền với hoạt động tác nghiệp như quản trị TSTT, nhận diện và bảo vệ các TSTT.
Chia sẻ về những khó khăn và thuận lợi trong quá trình khởi nghiệp, ông Trần Duy Hưng cho biết, từ việc tham gia lớp đào tạo quản trị viên TSTT, ông bắt đầu tiếp cận quá trình xác lập tài sản trí tuệ trong lĩnh vực yến sào. Với thế mạnh trong lĩnh vực nuôi yến, ý tưởng đầu tiên được ông Hưng đăng ký xác lập quyền SHTT là đà bê tông đa tầng (giải pháp hữu ích: cơ cấu đà tổ yến tạo tổ yến đảo hình bát). Sản phẩm thành công, được thương mại rất nhanh và tạo được tiếng vang trên thị trường yến sào Việt Nam. Tuy nhiên, thất bại sau đó thuộc về kỹ thuật gọi yến, chưa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của chủ nhà yến. Tiếp đến, ông Hưng cũng đăng ký SHTT cho nhiều ý tưởng khác như lưới tổ yến đảo hình bát, thiết bị nhận dạng - định danh và chụp hình trạng thái tổ yến, quy trình truy xuất thông tin nguồn gốc tổ yến, kiểu dáng công nghiệp - hộp đựng yến sào, bảo hộ nhãn hiệu độc quyền (Pymid),…
Về bài học kinh nghiệm, ông Hưng nhấn mạnh đến khía cạnh người đăng ký SHTT nên thận trọng trong việc tra cứu sáng chế, cần có chiến lược kinh doanh bài bản trước khi công bố đơn ra bên ngoài, tránh phụ thuộc quá nhiều vào người tư vấn, lưu ý vấn đề bí mật kinh doanh…
Phần thảo luận, trao đổi tại chương trình
Luật gia Chu Mạnh Quân cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam quan tâm xác lập quyền SHTT sẽ tạo được rào cản pháp lý, tránh được rủi ro về xâm phạm quyền. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp, điều này không dễ dàng. Lời khuyên cho trường hợp này là cấp quyền sử dụng (cho thuê/bán lại quyền) đối với những sáng chế đã được bảo hộ để có thể khai thác được TSTT của mình. Hiện nay, sản phẩm trí tuệ trong doanh nghiệp có thể được tạo ra từ hai nguồn là tự nghiên cứu và nhận chuyển giao từ bên ngoài. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên quan tâm đến nguồn sản phẩm trí tuệ từ mô hình đổi mới sáng tạo mở (hợp tác với các đối tác có kết quả nghiên cứu tốt để cùng khai thác, phát triển sản phẩm trí tuệ).
Về những vấn đề ông Trần Duy Hưng chia sẻ, ông Quân cho biết, việc tra cứu sáng chế nên lưu ý đến tính mới trên phạm vi toàn thế giới. Lợi ích của tra cứu sáng chế không chỉ phục vụ đăng ký SHTT, mà còn cung cấp thông tin cho quá trình nghiên cứu khoa học để từ đó các nhà nghiên cứu có thể cải tiến giải pháp, sản phẩm của mình. Trong chương trình phát triển TSTT được Chính phủ ban hành năm 2020 có nội dung chiến lược tập trung khai thác những sáng chế của thế giới không bảo hộ tại Việt Nam hoặc đã hết hạn. Đây là một gợi ý hay cho các nhà nghiên cứu, sáng chế Việt Nam có thể khai thác hiệu quả của các sáng chế trên thế giới, giúp phát triển và thương mại TSTT cho doanh nghiệp.
Về bí mật kinh doanh, theo ông Quân, đây là một tài sản có giá trị của doanh nghiệp nhưng đa phần đang được bảo vệ theo cách đơn giản (tự cất giữ), chưa có nhiều doanh nghiệp thực hiện bảo hộ kinh doanh. Hiện nay, các điều kiện để bảo hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật về SHTT gồm: bí mật kinh doanh là tài sản không dễ dàng có được, không phải là hiểu biết thông thường; đem lại lợi thế cho người sở hữu; được chủ doanh nghiệp áp dụng các biện pháp bảo mật cần thiết để không bị bộc lộ ra bên ngoài. Tuy nhiên, doanh nghiệp không cần phải đăng ký xác lập quyền đối với bí mật kinh doanh, mà cần quan tâm thực hiện các thủ tục quản trị nội bộ để đạt được các điều kiện bảo hộ kinh doanh. Đối với các sản phẩm, sáng chế, công nghệ, giải pháp kỹ thuật, bí quyết công nghệ,… chưa đến thời điểm khai thác hoặc chưa đến thời điểm đăng ký SHTT cũng có thể áp dụng biện pháp bảo hộ dưới dạng bí mật kinh doanh.
Bà Nguyễn Thị Tuyết Nhung (Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Vườn ươm Khởi nghiệp Việt) trình bày tham luận tại chương trình
Bà Nguyễn Thị Tuyết Nhung nhấn mạnh thêm, trong giai đoạn thương mại sản phẩm trí tuệ, doanh nghiệp khởi nghiệp cần xem xét các khía cạnh: lựa chọn và kiểm tra cách đặt tên doanh nghiệp (thương hiệu), nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, bằng độc quyền sáng chế; nắm giữ quyền và chọn hình thức kinh doanh (cách thức, mô hình đưa sản phẩm ra thị trường);… Ở giai đoạn được xem là thành công của một doanh nghiệp khởi nghiệp, các nội dung về quản trị TSTT cần quan tâm đến công tác thẩm định giá các tài sản vô hình và tài sản trí tuệ trong giá trị của doanh nghiệp, phát triển tập tài sản trí tuệ, giao dịch bảo đảm bằng tài sản trí tuệ, bán thanh lý tài sản trí tuệ...
Lam Vân (CESTI)
Buổi làm việc nhằm mục đích tìm hiểu về cách thức đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học và công nghệ, chuyển đổi số đang được thực hiện tại TP.HCM cũng như sự hỗ trợ của Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM dành cho cộng đồng. Đồng thời, tìm hiểu khả năng hợp tác trong các dự án nghiên cứu và đổi mới chung… Qua đó, góp phần tăng cường hợp tác quốc tế, kết nối hệ thống sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số giữa TP. HCM nói riêng, Việt Nam nói chung với Australia.
Ngày 09/6/2023, tại trụ sở Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM đã diễn ra buổi gặp gỡ và làm việc của Sở giữa Lãnh đạo Khoa học và Công nghệ - ông Nguyễn Việt Dũng - Giám đốc Sở; bà Chu Vân Hải và ông Lê Thanh Minh - Phó Giám đốc Sở với Tổng Lãnh sự Úc tại TP.HCM - bà Sarah Hooper và Tham tán Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghiệp của khối thịnh vượng chung Úc (CSIRO) tại Việt Nam Nam, Giám đốc chương trình Aus4Innovation - ông Kim Wimbush. Cùng dự với Lãnh đạo Sở còn có đại diện phòng Quản lý Công nghệ và Thị trường Công nghệ cũng như một số phòng ban chuyên môn và Trung tâm trực thuộc Sở. Đây là hoạt động thúc đẩy tăng cường hợp tác, kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, ứng dụng khoa học và công nghệ giữa TP.HCM và Úc, góp phần xây dựng mối quan hệ giữa TP.HCM. HCM nói riêng,
Đoàn Tổng Lãnh sự Australia tại TP.HCM - bà Sarah Hooper và Tham tán Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghiệp của khối thịnh vượng chung Australia (CSIRO) tại Việt Nam, Giám đốc chương trình Aus4Innovation - ông Kim Wimbush đến thăm và làm việc tại Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Việt Dũng - Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ TP.HCM đã giới thiệu các thông tin mới về chủ trương định hướng xây dựng TP.HCM trở thành trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia. Bên cạnh đó, phía Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM cũng giới thiệu những tiềm năng, thế mạnh, những chỉ số đánh giá của thế giới, những định hướng mới trong xây dựng và phát triển lĩnh vực khoa học và công nghệ, đặc biệt là hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của Thành phố ở giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai. Đồng thời, đề xuất các nội dung trọng tâm sẽ đưa vào nghiên cứu để thúc đẩy hợp tác trong thời gian tới. Hơn thế là hỗ trợ kết nối, giới thiệu các doanh nghiệp của Australia đến khảo sát, tìm hiểu cơ hội hợp tác, đầu tư trong lĩnh vực khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và công nghệ giữa TP.HCM và Australia.
Nói về các hoạt động hợp tác liên quan đến Australia trong thời gian qua, ông Nguyễn Việt Dũng chia sẻ thêm, với lĩnh vực đổi mới sáng tạo, Sở đã làm việc cùng đoàn chuyên gia từ Univertsity of Technology Sydney (UTS) và đại diện bang New South Wales liên quan đến mô hình Rapido cho các Trường Viện tại TP.HCM về thương mại hóa kết quả nghiên cứu của Trường Viện cũng như hợp tác quốc tế về R&D. Bên cạnh đó, Trung tâm đổi mới sáng tạo TP.HCM đã học tập từ mô hình Sydney Startup Hub trong chuyến công tác tại Australia để tham mưu Thành phố.
Ngoài ra, trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và công nghệ, Sở cũng đã thực hiện các nhiệm vụ như: “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo vật liệu Nanocomposite dựa trên nền nano vàng với Polyurethane nhằm tạo ra sản phẩm mẫu thử nghiệm băng dán kháng khuẩn” do Trung tâm Nghiên cứu Triển khai Khu Công nghệ cao chủ trì hợp tác cùng CSIRO thực hiện. Qua đó, CSIRO hỗ trợ hoàn thiện quy trình chế tạo Nano vàng dạng ngôi sao và lưỡng tháp tam giác giúp cho Trung tâm có thể dần hoàn thiện công nghệ hướng tới chuyển giao cho doanh nghiệp để có thể sản xuất số lượng lớn nhằm đưa sản phẩm này vào trong lĩnh vực mỹ phẩm và vật tư tiêu hao y tế. Kết quả nghiệm thu năm 2022 của nhiệm vụ đã giúp cho việc phát triển nội địa hoá các vật tư tiêu hao trong lĩnh vực y tế. Khi thương mại hoá thành công hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất vật tư y tế trong nước có cơ hội tiếp cận những công nghệ mới trong lĩnh vực này.
Hiện nay, các nhiệm vụ đang được Sở triển khai thực hiện “Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo cảm biến áp suất sử dụng vật liệu Silicon Carbide (SiC) ứng dụng trong hệ thống trạm quan trắc ngập lụt đô thị trực tuyến và triển khai lắp đặt tại địa bàn huyện Nhà Bè, TP.HCM” do Trung tâm Nghiên cứu Triển khai Khu Công nghệ cao chủ trì hợp tác cùng Đại học Griffith thực hiện. Qua đó, Đại học Griffith sẽ hỗ trợ chế tạo cảm biến áp suất sử dụng vật liệu Silicon Carbide (SiC) dựa trên kết quả nghiên cứu, thiết kế từ nhóm thực hiện nhiệm vụ. Tiến độ thực hiện cho đến nay, nhóm nghiên cứu cơ bản đã hoàn thiện các nội dung nghiên cứu, đang triển khai thử nghiệm để đánh giá hiệu quả cảm biến áp suất tại huyện Nhà Bè, Quận 7 và Thành phố Thủ Đức. Bên cạnh đó, là nhiệm vụ “Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo trên địa bàn TP.HCM đến năm 2025, tầm nhìn 2030” do Trường Đại học Bách Khoa chủ trì phối hợp cùng với các trường Đại học, Lab nghiên cứu về AI tại Australia thực hiện nhằm học tập, chia sẻ kinh nghiệm thực hiện các chính sách, mô hình thương mại hoá nghiên cứu AI trong các Trường Đại học, các Lab, nhóm chuyên gia lĩnh vực AI của Australia.
Buổi làm việc giữa Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM và Đoàn Tổng Lãnh sự Australia tại TP.HCM và Tham tán Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghiệp của khối thịnh vượng chung Australia tại Việt Nam
Về hợp tác quốc tế, ông Nguyễn Việt Dũng đã liệt kê một số hoạt động mà Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM đã và đang triển khai gồm: Tổ chức các khóa tập huấn, huấn luyện nâng cao năng lực cho Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Cũng như, phối hợp tổ chức các Hội thảo quốc tế về nhiều lĩnh vực như: Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; Smart City, Chuyển đổi số… gần đây nhất có thể kể đến Hội thảo tham vấn báo cáo của World Bank; Tọa đàm quốc tế về chuyển đổi số giữa Phần Lan và Việt Nam và Hội thảo chính sách cấp cao về đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong WHISE 2022. Bên cạnh đó, Sở rất chú trọng việc học tập và tham quan các mô hình đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp ở các nước như: Phần lan, Australia, New Zealand, Canada, Israel… Ươm tạo các dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, hiện Sở đang triển khai mô hình hợp tác quốc tế trong ươm tạo, đã thí điểm với Israel qua VICAP 2022.
Trên tinh thần trao đổi cởi mở, thiện chí, hợp tác và hữu nghị giữa hai bên, Đoàn Tổng Lãnh sự Australia tại TP.HCM - bà Sarah Hooper và Tham tán Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghiệp của khối thịnh vượng chung Australia (CSIRO) tại Việt Nam, Giám đốc chương trình Aus4Innovation - ông Kim Wimbush cùng Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM đã thống nhất tiếp tục nghiên cứu để thúc đẩy quá trình hợp tác các mô hình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo mở, kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TP.HCM và Australia. Hai bên sẽ phối hợp mời các đối tác Australia sang Việt Nam cùng tham gia Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số TP.HCM - WHISE năm 2023 cũng như trong những năm tiếp theo.
Bên cạnh đó, Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ cũng gợi mở, đề xuất phương hướng, kiến nghị thúc đẩy hợp tác giữa TP.HCM với Australia trong thời gian tới trong các lĩnh vực như đổi mới sáng tạo như: Triple helix connection (Public-Private-Academia); Chiến lược thương mại hóa kết quả nghiên cứu từ trường đại học; Mô hình, chính sách chiến lược trong thu hút khu vực tư nhân tham gia cùng phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; Mô hình, quy trình đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ sinh thái; Kết nối đưa startup Việt Nam phát triển ra thế giới, chuyển giao công nghệ; Nâng cao năng lực quản lý, xây dựng chính sách, đổi mới sáng tạo trong khu vực công. Bên cạnh đó, lĩnh vực nghiên cứu khoa học và công nghệ sẽ phối hợp triển khai các hoạt động kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của TP.HCM với các địa phương tại Australia; Hợp tác triển khai các hoạt động ươm tạo cho các dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Hợp tác chia sẻ kinh nghiệm trong việc nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức Thành phố trong hoạt động quản lý điều hành, xây dựng chính sách và các hoạt động đổi mới sáng tạo trong khu vực công; Hợp tác xúc tiến chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực thông qua việc triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Ngoài ra, ở lĩnh vực sở hữu trí tuệ Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM cũng mong muốn được chia sẻ thông tin về quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ của nước bạn. Đồng thời, ở lĩnh vực khoa học và công nghệ cơ sở sẽ học tập các mô hình chuyển đổi số tại chính quyền địa phương cấp huyện và cấp xã.... Qua đó, cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi hoặc sẽ có những đề xuất, tham mưu với Lãnh đạo Thành phố cho các doanh nghiệp ở Australia đến tìm hiểu đầu tư trong lĩnh vực khoa học và công nghệ tại TP.HCM. Hai bên cũng rất mong muốn trong thời gian tới sẽ có những hợp tác mạnh mẽ hơn thông qua các dự án và hoạt động cụ thể.
Đoàn Tổng Lãnh sự Australia tại TP.HCM và Tham tán Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghiệp của khối thịnh vượng chung Australia tại Việt Nam gửi tặng quà lưu niệm cho Sở Khoa học và Công nghệ TP. HCM
Được biết, buổi thăm và làm việc ở TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung của Đoàn Tổng Lãnh sự Australia tại TP.HCM và Tham tán Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghiệp của khối thịnh vượng chung Australia tại Việt Nam nhằm đáp lại sự mong muốn nâng tầm quan hệ hợp tác từ hợp tác chiến lược sang hợp tác chiến lực toàn diện giữa Việt Nam và Australia mà TP.HCM là đầu tàu của Thủ tướng Australia - ông Anthony Albanese trong chuyến thăm chính thức Việt Nam nhân kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa 2 nước (1973-2023) vào đầu tháng 6/2023 vừa qua.
Đoàn Tổng Lãnh sự Australia tại TP.HCM và Tham tán Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghiệp của khối thịnh vượng chung Australia tại Việt Nam chụp ảnh lưu niệm với Đại diện Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM cùng phòng ban chuyên môn thuộc sở
Nhật Linh ( CESTI )