SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chiều 13/8, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM tổ chức sự kiện kết nối sáng tạo tháng 08/2024 với chủ đề "Nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong việc tiếp nhận, theo dõi và trả kết quả đối với các thủ tục hành chính trực tuyến toàn trình thí điểm tại Quận 12".

Theo bà Nguyễn Thị Thu Sương (Quyền Trưởng phòng Quản lý Khoa học, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM), sự phát triển nhanh chóng và tác động của việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) giúp mang lại nhiều lợi ích, tiện lợi, tăng cường hiệu quả, giảm thiểu thời gian và chi phí xử lý, tạo thuận lợi và đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ công. Điều này cũng đặt ra yêu cầu thực tiễn cho việc nghiên cứu và phát triển AI từ môi trường nghiên cứu, thử nghiệm, ứng dụng thí điểm đến ứng dụng rộng rãi trong xã hội, trong hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước.

Chương trình kết nối sáng tạo thuộc chuỗi các sự kiện kết nối hợp tác giữa khu vực nghiên cứu với khu vực công (Inno-coffee năm 2024) nhằm kết nối, tìm kiếm các giải pháp và quy trình ứng dụng AI để nâng cao hiệu quả tiếp nhận, theo dõi và trả kết quả thủ tục hành chính; đề xuất "đặt hàng" nhiệm vụ khoa học và công nghệ về ứng dụng AI trong hoạt động quản lý Nhà nước, hướng đến tự động hóa trong công tác quản lý thủ tục hành chính áp dụng dịch vụ công trực tuyến toàn trình, nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính cho các tổ chức, cá nhân, đơn vị,…

03HDKHLVketnoisangtaoAIQ12h2.jpg

Bà Nguyễn Thị Thu Sương (Quyền Trưởng phòng Quản lý Khoa học, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM) phát biểu khai mạc sự kiện

Tại sự kiện, ông Trương Thanh Tú (Phó Trưởng phòng Nội vụ, Ủy ban nhân dân Quận 12) đã trình bày đề xuất đặt hàng sử dụng trí tuệ nhân tạo trong việc tiếp nhận, theo dõi và trả kết quả đối với các thủ tục hành chính áp dụng dịch vụ công trực tuyến toàn trình tại UBND Quận 12. Các chuyên gia, đại diện doanh nghiệp cũng trình bày các tham luận như Ứng dụng AI trong thủ tục hành chính công; Nâng cao trải nghiệm người dùng bằng các công nghệ AI khi tiến hành làm thủ tục hành chính.

Theo ông Trương Thanh Tú, hiện nay Thành phố đã triển khai thực hiện việc giải quyết các thủ tục hành chính áp dụng dịch vụ công trực tuyến toàn trình. Nắm bắt chủ trương chung của Ủy ban nhân dân Thành phố tại Kế hoạch số 6497/KH-UBND ngày 27/12/2023 về thúc đẩy nghiên cứu và phát triển AI từ môi trường nghiên cứu đến thử nghiệm, ứng dụng thí điểm đến ứng dụng rộng rãi trong xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; trên cơ sở đánh giá tình hình thực tế đối với công tác tiếp nhận, theo dõi và trả kết quả đối với các thủ tục hành chính áp dụng dịch vụ công trực tuyến toàn trình tại Ủy ban nhân dân Quận 12 và Ủy ban nhân dân 11 phường, đánh giá tính khả thi và hiệu quả trong việc giải quyết các thủ tục hành chính áp dụng dịch vụ công trực tuyến toàn trình, UBND Quận 12 đề xuất dự án "Thí điểm sử dụng trí tuệ nhân tạo trong việc tiếp nhận, theo dõi và trả kết quả đối với các thủ tục hành chính áp dụng dịch vụ công trực tuyến toàn trình tại UBND Quận 12".

03HDKHLVketnoisangtaoAIQ12h3.jpg

Ông Trương Thanh Tú (Phó Trưởng phòng Nội vụ, Ủy ban nhân dân Quận 12) trình bày đề xuất đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công nghệ tại sự kiện 

Mục tiêu chính của dự án là nâng cao chất lượng giải quyết các thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân; giảm tải công việc cho lãnh đạo, công chức trong việc theo dõi, quản lý quy trình, kết quả giải quyết thủ tục hành chính; tiết kiệm kinh phí, nguồn lực trong giải quyết thủ tục hành chính áp dụng dịch vụ công trực tuyến toàn trình; không giới hạn không gian, thời gian trong việc tiếp nhận yêu cầu giải quyết các thủ tục hành chính của người dân. Đồng thời, khai thác triệt để và đồng bộ với các chương trình, ứng dụng công nghệ đang được triển khai như Quyết định số 06/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06); Hệ thống dữ liệu của các thủ tục hành chính áp dụng dịch vụ công trực tuyến toàn trình.

Yêu cầu về sản phẩm của dự án là tạo lập một trợ lý ảo thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận, theo dõi và trả kết quả đối với các thủ tục hành chính áp dụng dịch vụ công trực tuyến toàn trình. Cụ thể, sản phẩm có khả năng tự động tiếp nhận hồ sơ theo thủ tục hành chính do người dân nộp trên cổng dịch vụ công; thực hiện phân loại, kiểm tra hồ sơ (có khả năng đọc hồ sơ, đối chiếu với các dữ liệu sẵn có) để thực hiện các bước tiếp theo của quy trình giải quyết thủ tục hành chính; trả kết quả ban đầu và yêu cầu khách hàng bổ túc hồ sơ theo quy định; theo dõi quá trình giải quyết hồ sơ của các cơ quan, đưa ra các khuyến nghị để các đơn vị thực hiện liên quan đến tiến độ hồ sơ, rủi ro pháp lý có giải pháp xử lý để hoàn thành hồ sơ, thủ tục theo quy định. Bên cạnh đó, thông tin đến lãnh đạo đơn vị, khách hàng tiến độ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính; thông qua chữ ký số, nếu được cấp quyền có thể ban hành thư xin lỗi cho khách hàng, các yêu cầu khác theo quy định để thực hiện quy trình mới.

03HDKHLVketnoisangtaoAIQ12h4.jpg

PGS.TS. Lê Anh Cường (Trường Đại học Tôn Đức Thắng) trình bày báo cáo tham luận tại sự kiện

Trình bày về định hướng ứng dụng AI trong thủ tục hành chính công, PGS.TS. Lê Anh Cường (Trường Đại học Tôn Đức Thắng) cho biết, công nghệ AI đang phát triển rất nhanh và đột phá về năng lực, có thể thay thế con người trong nhiều việc, đặc biệt trong việc thực hiện một quy trình cần tư duy. AI đang thay đổi phương thức lao động; đang tạo ra dịch vụ và sản phẩm mới. Đối với công việc hành chính công, AI hiện tại có khả năng thực hiện các nhiệm vụ như công nghệ ASR (nhận dạng tiếng nói) giúp chuyển tiếng nói thành text; công nghệ TTS (đọc văn bản) chuyển text thành tiếng nói; công nghệ OCR (nhận dạng ảnh thành text); công nghệ OCR+LLM (trích chọn thông tin có cấu trúc); công nghệ RAG+LLM (xử lý yêu cầu, ra quyết định); công nghệ LLM (phản hồi người dùng).

Theo TS. Lê Anh Vũ (Công ty CP Công nghệ tự động hoá ARAR), việc áp dụng các công cụ AI vào quy trình hành chính không chỉ cải thiện hiệu quả hoạt động mà còn mang lại lợi ích rõ ràng cho tất cả các bên liên quan. Cụ thể như đối với người dân, AI giúp cung cấp thông tin và hỗ trợ nhanh chóng, chính xác, đồng thời tạo ra một trải nghiệm giao tiếp tự nhiên qua voicebot, từ đó làm giảm thời gian chờ đợi và tăng cường sự hài lòng. Đối với cán bộ, AI tự động hóa các nhiệm vụ lặp đi lặp lại, giúp tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả công việc; công cụ hỗ trợ từ AI cũng giúp cán bộ tập trung vào các nhiệm vụ quan trọng hơn và ra quyết định nhanh chóng hơn. Đối với cấp quản lý, AI cung cấp các công cụ giám sát, phân tích và báo cáo chi tiết, giúp cấp quản lý theo dõi hiệu suất, tối ưu hóa quy trình, và đưa ra các quyết định chiến lược dựa trên dữ liệu chính xác.

03HDKHLVketnoisangtaoAIQ12h5.jpg

Phần trao đổi, thảo luận tại sự kiện

Chia sẻ tại sự kiện, ông Trương Thanh Tú cho biết thêm, quy mô dân số của Quận 12 hiện nay khoảng hơn 700.000 dân, khối lượng hồ sơ thủ tục hành chính cần giải quyết rất lớn, đặc biệt là thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp phép xây dựng,… Do vậy, Quận 12 mong muốn việc áp dụng giải pháp AI trong quy trình giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính sẽ giúp giảm bớt áp lực cho các cán bộ công chức cũng như lãnh đạo; khắc phục triệt để tình trạng trễ hạn trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính. Đặc biệt, hiện nay người dân nộp hồ sơ trực tuyến toàn trình trên cổng dịch vụ công quốc gia, khi ứng dụng công nghệ AI, hồ sơ có thể được tiếp nhận không phụ thuộc vào thời gian và không gian, việc phân loại và trả lời (biên nhận) cho người dân được tức thời.

03HDKHLVketnoisangtaoAIQ12h6.jpg

Các ý kiến thảo luận tại sự kiện cũng cho rằng, việc triển khai áp dụng thí điểm dự án này là cần thiết, tuy nhiên cần quan tâm xử lý đồng bộ các vấn đề về hạ tầng công nghệ thông tin, an toàn bảo mật thông tin, số hóa dữ liệu, tích hợp các công cụ hỗ trợ hiệu quả cho người dân, cán bộ công chức, quản lý, lãnh đạo,… Thông qua các kết quả đạt được của nhiệm vụ này, có thể nghiên cứu, mở rộng áp dụng trong các lĩnh vực khác, áp dụng trong toàn bộ các cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố, qua đó góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ số trong hoạt động quản lý Nhà nước.

Lam Vân (CESTI)

Xã Lộc Ninh, với dân số chỉ khoảng 9.000 dân, là một trong những xã còn nhiều khó khăn của huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh. Nhằm tiếp tục phát huy các hoạt động chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người dân vùng sâu, vùng xa, hai ngày 3&4/8/2024 vừa qua, Đoàn Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM và Đoàn Bệnh viện Bình Dân đã vận động nguồn kinh phí và tổ chức Chiến dịch tình nguyện Kỳ nghỉ hồng năm 2024, về với xã Lộc Ninh để san sẻ bớt những khó khăn của bà con và Chính quyền nơi đây.

Thực hiện Kế hoạch công tác đoàn và phong trào thanh niên năm 2024 do Đoàn Khối Dân – Chính - Đảng TP.HCM hướng dẫn và được sự chấp thuận của Đảng ủy Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM, Đoàn Sở Khoa học và Công nghệ (Sở KH&CN) cùng các Chi đoàn trực thuộc phối hợp Đoàn Bệnh viện Bình Dân triển khai vận động từ các nguồn lực từ Chi bộ, Chính quyền, Đoàn thể, CC-VC-NLĐ và các nguồn lực xã hội với kinh phí hơn 400 triệu đồng để tổ chức các hoạt động của Chiến dịch tại xã Lộc Ninh, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh.

Đoàn công tác bao gồm 43 đoàn viên, thanh niên đang tham gia sinh hoạt tại Đoàn Sở KH&CN TP.HCM; 11 đoàn viên, thanh niên Đoàn Bệnh viện Bình dân và các khách mời:

– Đ/c Lê Huy Hoàng - Đảng uỷ viên, Phụ trách phòng Quản lý Sở hữu trí tuệ và đổi mới sáng tạo, Nguyên Bí thư Đoàn Sở KH&CN

– Đ/c Vy Thị Ngân - Chi ủy viên Chi bộ Khối Văn phòng Sở

– Đ/c Đào Trần Sỹ - đại diện Chi hội Cựu chiến binh Sở KH&CN

– Đ/c Trang Võ Anh Vinh - Phó Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bí thư Đoàn Bệnh viện Bình Dân

– Anh Võ Lương Trí: đại diện Công ty dây cáp điện Đại Nam.

– và đại diện Công ty TNHH MTV SX TM DV Cao su Mai Vĩnh

Với sự tham gia, phối hợp của các đồng chí lãnh đạo Đảng ủy, Huyện Đoàn, UBND xã cùng bà con xã Lộc Ninh, các hoạt động của Chương trình tình nguyện Kỳ nghỉ hồng năm 2024 đã được triển khai thành công tốt đẹp. Một số hoạt động tiêu biểu trong Chiến dịch mà đoàn đã thực hiện như sau:

– Tổ chức chương trình “Khám bệnh và phát thuốc miễn phí cho gia đình chính sách, hộ nghèo và người già”, đã khám và phát thuốc miễn phí các bệnh về xương khớp, cao huyết áp, bệnh lâm sàng cho hơn 100 người dân thuộc gia đình chính sách, hộ nghèo, người già tại địa phương với tổng kinh phí 279,5 triệu đồng.

8.jpg

Hoạt động khám chữa bệnh và phát thuốc miễn phí do Đoàn Bệnh viện Bình dân và Đoàn Sở KH&CN TP.HCM  phối hợp thực hiện

– Khởi công xây dựng Nhà nhân ái “Đồng hành cùng thanh niên yếu thế xây dựng ngôi nhà mơ ước”,  cho thanh niên Đặng Hoàng Cương, ngụ ấp Lộc Trung, xã Lộc Ninh, với tổng kinh phí 90 triệu đồng, được vận động từ các Chi bộ, Chính quyền, Đoàn thể, CC-VC-NLĐ Sở KH&CN và các mạnh thường quân.

7.jpg

Khởi công xây dựng Nhà nhân ái cho hộ dân có hoàn cảnh khó khăn

– Thực hiện “Công trình thắp sáng đường quê”, vận động 20 bóng đèn năng lượng mặt trời thay thế các bóng đèn đã hư hỏng, mang lại ánh sáng ban đêm cho 01 tuyến đường của xã, góp phần tạo an toàn cho bà con, giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở, với tổng kinh phí là 40 triệu đồng;

6.jpg

Khởi công và lắp đặt đèn năng lượng mặt trời, thắp sáng 1 tuyến đường của xã Lộc Ninh

– Trao tặng 16 thẻ bảo hiểm y tế cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, với tổng kinh phí 14 triệu đồng;

5.jpg

Hỗ trợ 16 thẻ bảo hiểm y tế cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn

– Trao tặng 50 phần quà cho hộ nghèo, đoàn viên, hội viên, thanh niên, học sinh khó khăn trên địa bàn xã, với tổng kinh phí 25 triệu đồng;

4.jpg

Trao tặng 50 phần quà cho các hộ nghèo trên địa bàn xã Lộc Ninh

– Trao tặng 10 suất học bổng cho học sinh khó khăn trên địa bàn xã, với tổng kinh phí 10 triệu đồng;

3.jpg

Trao tặng 10 suất học bổng cho học sinh khó khăn trên địa bàn xã Lộc Ninh

Bên cạnh các hoạt động khám chữa bệnh, trao tặng quà, chăm lo đời sống vật chất cho bà con, các đoàn viên thanh niên Sở KH&CN còn mang đến niềm vui, tiếng cười sảng khoái cho các em thiếu nhi xã Lộc Ninh qua các gian hàng trò chơi: ném bóng vào rổ, bịt mắt đập chai, ô ăn quan.

2.jpg

Tổ chức gian hàng trò chơi cho các em thiếu nhi xã Lộc Ninh

Huyện Dương Minh Châu cũng là một vùng căn cứ cách mạng quan trọng trong thời kháng chiến chống Mỹ. Để tưởng nhớ công ơn của các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trên mảnh đất Tây Ninh, góp phần mang lại cho dân tộc những giây phút hòa bình ngày hôm nay, đoàn công tác cũng đã thực hiện Lễ dâng hương tại Khu Di tích lịch sử căn cứ Dương Minh Châu và tham quan, nghe thuyết minh về các hoạt động thời chiến.

1.jpg

Hoạt động về nguồn tại Khu Di tích lịch sử căn cứ Dương Minh Châu

Có thể nói, với tinh thần tương thân tương ái, các hoạt động của Chiến dịch tình nguyện Kỳ nghỉ hồng năm 2024 đã phần nào giúp cải thiện điều kiện sinh hoạt, sản xuất, nâng cao hơn chất lượng sống của người dân xã Lộc Ninh. Hoạt động này cũng góp phần tăng cường thêm mối liên kết, quan tâm chia sẻ giữa khu vực thành thị và các vùng sâu, vùng xa. Đây cũng là dịp để Đoàn viên, thanh niên Sở KH&CN TP.HCM ôn lại những truyền thống vẻ vang của dân tộc, tiếp thêm sức mạnh, nỗ lực phấn đấu, vượt qua những thử thách trong công việc, phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn.

Duy Sang

Với chặng đường phát triển 48 năm (05/8/1976 - 05/8/2024), ngành khoa học và công nghệ (KH&CN) Thành phố đã có những đóng góp tích cực, có sức lan tỏa, thúc đẩy sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước. Đặc biệt, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) của TP.HCM ngày càng thu hút nhiều hơn các nguồn lực của xã hội.

Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân (UBND) Thành phố, thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND Thành phố quản lý nhà nước về KH&CN, bao gồm: hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, ĐMST; phát triển tiềm lực KH&CN; tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; sở hữu trí tuệ; ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ; an toàn bức xạ và hạt nhân; quản lý và tổ chức thực hiện các dịch vụ sự nghiệp công về các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng của Sở trên địa bàn Thành phố theo quy định của pháp luật.

01HDKHLVthanhlapsolan48h2.jpg

Về lịch sử hình thành, ngày 05/8/1976, cơ quan quản lý khoa học của TP.HCM ra đời mang tên Ban Khoa học và Kỹ thuật theo Quyết định số 1810/QĐ-UB của UBND TP.HCM. Ngày 10/3/1984 được đổi tên thành Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật theo Quyết định số 45/QĐ-UB của UBND TP.HCM. Ngày 29/1/1994 được đổi tên thành Sở khoa học, công nghệ và môi trường theo Quyết định số 340/QĐ-UB-NC của UBND TP. HCM. Ngày 18/7/2003 được đổi tên thành Sở Khoa học và Công nghệ theo Quyết định số 123/QĐ-UB của UBND TP.HCM.

Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần VI và VII đã đánh giá: hoạt động KH&CN TP.HCM đã có những đóng góp tích cực trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất - kinh doanh; hoạt động KH&CN là một thế mạnh của TP.HCM với tiềm lực lớn cả về đội ngũ và trình độ. Thế mạnh đó phải trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển của Thành phố và của toàn vùng.

Có thể chia chặng đường phát triển KH&CN của TP.HCM thành 3 thời kỳ:

+ Thời kỳ 1976 - 1985: nét đặc trưng của thời kỳ đầu là tập hợp, đoàn kết và phát huy đội ngũ trí thức từ nhiều nguồn đào tạo khác nhau tại TP.HCM nhằm phục hồi sản xuất.

+ Thời kỳ 1986 - 1996: xây dựng chiến lược phát triển KH&CN TP.HCM giai đoạn 1986 - 1996 và giai đoạn 1996 - 2010; chương trình hóa hoạt động KH&CN ở TP.HCM (một hình thức kế hoạch hóa hoạt động KH&CN, tập trung có chọn lọc thành các chương trình nghiên cứu ưu tiên); thành lập Ủy ban Bảo vệ Môi trường TP.HCM; ban hành các quy định về bảo vệ môi trường, khởi xướng phong trào “Sạch và Xanh”; phát hành “Sách đen” 100 xí nghiệp gây ô nhiễm nghiêm trọng trên địa bàn Thành phố; tổ chức xử lý hiệu quả các vụ tràn dầu quy mô lớn trên sông Sài Gòn,…

+ Thời kỳ 1997 đến nay: bối cảnh trong thời kỳ này là hội nhập trên quy mô toàn cầu, trong đó có hoạt động KH&CN. Sự tiến bộ về KH&CN sẽ làm tăng năng suất lao động, giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh. Vì thế, cần phải hiện đại hóa công nghệ, thiết kế sản phẩm để tạo lợi thế lâu dài và bền vững. Những điểm nổi bật trong thời kỳ này là:

(1) Hình thành và phát triển mô hình liên kết tam giác "Doanh nghiệp - Nhà nước - Cơ sở nghiên cứu khoa học" trong hoạt động KH&CN thông qua chương trình hỗ trợ doanh nghiệp hiện đại hóa với chi phí thấp, tạo ưu thế cạnh tranh tổng hợp và đẩy mạnh xuất khẩu (thực hiện Chỉ thị 04/2000/chương trình-UB-KT ngày 23/2/2000 của UBND TP.HCM).

(2) Bước đầu hình thành thị trường KH&CN thông qua tổ chức các Chợ thiết bị - công nghệ, Chợ tư vấn KH-CN.

(3) Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin thông qua sự thành lập một số Trung tâm và Công viên phần mềm tập trung, đặc biệt là Công viên Phần mềm Quang Trung - mô hình mẫu trong quản lý một ngành công nghệ cao. Thành phố ưu tiên đầu tư cho việc ứng dụng công nghệ thông tin theo Chương trình mục tiêu ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin TP.HCM từ năm 2002 đến 2005 (bao gồm 9 chương trình ứng dụng và 12 dự án phát triển CNTT tại TP.HCM).

(4) Đưa Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh vào hoạt động và đã đi vào giai đoạn định hình.

(5) Tăng cường liên kết hợp tác với các ngành, địa phương và hợp tác quốc tế về KH&CN để huy động nhiều nguồn lực phát triển KH&CN Thành phố, hỗ trợ doanh nghiệp hiện đại hóa, hướng tới chủ động hội nhập quốc tế.

01HDKHLVthanhlapsolan48h3.jpg

Mô hình Chợ thiết bị và công nghệ (Techmart) được Sở Khoa học và Công nghệ triển khai thường niên 

Song song đó, hoạt động ĐMST được coi là "kim chỉ nam" trong mọi hoạt động KH&CN trong suốt 48 năm hình thành và phát triển với nhiều hoạt động sáng tạo tiên phong trong cả nước như phong trào sáng chế, sáng tạo kỹ thuật; hình thành và phát triển hệ thống các vườn ươm doanh nghiệp, phát triển hệ thống doanh nghiệp KH&CN; mô hình chợ công nghệ và thiết bị, đề án thử nghiệm sàn giao dịch công nghệ thành phố là tiền đề thúc đẩy sự hình thành và phát triển thị trường KH&CN,…

Hiện tại, hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST của Thành phố đã trở thành nền tảng vững chắc hỗ trợ hoạt động ĐMST với các nguồn lực như: số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp đang hoạt động trên địa bàn ước tính khoảng hơn 2.200 doanh nghiệp (chiếm tỷ lệ khoảng 50% so với cả nước, trong đó số đó doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin chiếm tới hơn 65%); gần 200 Quỹ đầu tư mạo hiểm, 97 Trường đại học và cao đẳng và hơn 500 sự kiện khởi nghiệp, gần 80 cuộc thi khởi nghiệp mỗi năm đang diễn ra tại Thành phố,… Đặc biệt, hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST TP.HCM ngày càng thu hút nhiều hơn các nguồn lực của xã hội.

01HDKHLVthanhlapsolan48h4.jpg

Saigon Innovation Hub (SIHUB) là một trong những không gian thường xuyên diễn ra các hoạt động, sự kiện về khởi nghiệp ĐMST tại TP.HCM 

Năm 2024, Thành phố tăng 3 bậc so với năm 2023 trong các thành phố có chỉ số hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST năng động nhất toàn cầu (từ 114 lên 111); có mặt trong top 100 thành phố toàn cầu về bốn lĩnh vực Fintech (thứ 54), Edtech (thứ 62), Thương mại điện tử & Bán lẻ (thứ 71) và Giao thông vận tải (thứ 87). Trong lĩnh vực Chuỗi khối (Blockchain) với vị trí thứ 2 ở Đông Nam Á; Thành phố đứng thứ ba tại Đông Nam Á về giá trị hệ sinh thái khởi nghiệp với tác động kinh tế lên đến 5,22 tỉ USD, sau Singapore và Jakarta (Indonesia). Đến nay, Thành phố đã hỗ trợ nâng cao năng lực ĐMST cho 5.063 doanh nghiệp, đạt 169% so với chỉ tiêu của cả giai đoạn 2021-2025 (3.000 doanh nghiệp); hỗ trợ ươm tạo, phát triển  693 dự án, đạt 69,3% so với chỉ tiêu của cả giai đoạn 2021-2025 (1.000 dự án); hỗ trợ 236 doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST tiếp cận nguồn vốn đầu tư mạo hiểm, đạt 236% so với chỉ tiêu của cả giai đoạn 2021-2025 (100 doanh nghiệp). Thành phố Hồ Chí Minh và Thủ đô Hà Nội đứng đầu trong top 10 địa phương đạt chỉ số ĐMST cấp địa phương cao nhất cả nước.

Lam Vân (CESTI)

Gần đây, với sự phát triển của nha khoa phục hồi, các nhà khoa học đã ứng dụng Fibrin giàu tiểu cầu (PRF) kết hợp với MTA để tạo nút chặn sinh học ở vùng chóp, điều trị cho những răng có chóp mở rộng. PRF, được giới thiệu bởi Choukroun và cộng sự (2000), là vật liệu sinh học tự thân 100% với nhiều ưu điểm như điều hòa miễn dịch, thúc đẩy kháng khuẩn và nhanh chóng chữa lành vết thương. Phương pháp kết hợp MTA và PRF bước đầu đã cho thấy hiệu quả tốt. Tuy nhiên, các nghiên cứu về phương pháp này trên thế giới vẫn còn ít và tại Việt Nam, nghiên cứu lâm sàng về điều trị răng tổn thương quanh chóp sử dụng MTA và PRF trong phương pháp tạo nút chặn chóp vẫn còn hạn chế. Do đó, với mong muốn sử dụng PRF kết hợp với MTA như một nút chặn ở vùng chóp để đạt kết quả tốt trong điều trị nội nha. Nhóm nghiên cứu Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh thực hiện đề tài “Đánh giá kết quả điều trị tuỷ răng vĩnh viễn chưa đóng chóp bằng Fibrin giàu tiểu cầu kết hợp MTA”.

Đột phá trong điều trị tủy răng vĩnh viễn chưa đóng chóp: Phương pháp kết hợp Fibrin giàu tiểu cầu và MTA

Nhóm nghiên cứu tại Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược TP HCM đã tiến hành đánh giá hiệu quả của phương pháp điều trị tủy răng vĩnh viễn chưa đóng chóp bằng cách kết hợp Fibrin giàu tiểu cầu (PRF) và MTA. Đây là một bước đột phá quan trọng trong lĩnh vực nha khoa, mở ra hy vọng mới cho những trường hợp răng vĩnh viễn chưa đóng chóp gặp phải tình trạng tủy hoại tử hoặc bệnh lý vùng quanh chóp. Nghiên cứu tập trung vào răng vĩnh viễn một chân chưa đóng chóp và được thực hiện trên các bệnh nhân trên 12 tuổi, đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt để đảm bảo tính chính xác và hiệu quả của phương pháp. Qua quá trình này, nhóm nghiên cứu đã xây dựng thành công quy trình kỹ thuật tạo ra PRF để ứng dụng trong điều trị nội nha, hứa hẹn mang lại những kết quả tích cực và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Kết quả nghiên cứu và ứng dụng phương pháp điều trị tủy răng bằng Fibrin giàu tiểu cầu kết hợp MTA

Sau khi triển khai đề tài từ tháng 04/2022 đến tháng 03/2024, nhóm nghiên cứu đã thực hiện điều trị được trên 02 nhóm. Nhóm 1 gồm 15 răng được điều trị bằng phương pháp tạo nút chặn chóp có dùng PRF. Nhóm 2 gồm 15 răng được điều trị bằng phương pháp tạo nút chặn chóp không dùng PRF. Mặc dù có sự khác biệt về trung bình độ tuổi ở hai nhóm nhưng những người được điều trị đều là người trẻ tuổi và trẻ vị thành niên. Các răng được điều trị thuộc 2 nhóm răng chính là nhóm răng cửa và nhóm răng cối nhỏ. Nguyên nhân chính gây ra tổn thương quanh chóp răng trong nghiên cứu này là do dị dạng giải phẫu và chấn thương răng, không có răng có tổn thương quanh chóp do sâu răng. Sự khác biệt về nguyên nhân tổn thương giữa hai nhóm răng cửa và răng cối nhỏ ở hai nhóm nghiên cứu có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

Chiều 31/7, Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN - Sihub (Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM) tổ chức Hội nghị “Nâng cao năng suất chất lượng, hiệu quả hoạt động quản lý và khám chữa bệnh địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”. Đây là sự kiện quan trọng nằm trong khuôn khổ cuộc thi “Tìm kiếm giải pháp đổi mới sáng tạo trong khu vực công - Saigon Govtech Challenge 2024”.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, bà Đặng Thị Luận (Phó Giám đốc Sihub) cho biết, thông qua sự kiện này, ban tổ chức mong muốn chia sẻ cho cộng đồng nhiều thông tin giá trị, nhiều giải pháp sẵn sàng để chuyển giao, thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực y tế, đồng thời góp phần thực hiện thành công Nghị quyết 98/2023/QH15 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM và Nghị quyết 20/2023/NQ-HĐND quy định lĩnh vực ưu tiên, tiêu chí, điều kiện, nội dung và mức hỗ trợ dự án đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo trên địa bàn TP.HCM.

T8317NANGCAONSCLNEN.jpg

Bà Đặng Thị Luận (Phó Giám đốc Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ KH&CN – Sihub) phát biểu tại Hội nghị.

Những năm qua, ngành y tế TP.HCM đã có nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ. Từ việc đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật đến cải tiến quy trình, cải cách thủ tục hành chính hướng tới đáp ứng sự hài lòng của người bệnh. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, ngành cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, chẳng hạn như tình trạng quá tải hệ thống, thiếu trang thiết bị, vật tư y tế xảy ra tại nhiều cơ sở khám chữa bệnh; hạ tầng không đồng bộ, thiếu kiến trúc công nghệ thông tin y tế chung, khó khăn trong khâu quản lý hồ sơ bệnh án, các cơ quan quản lý không có công cụ để phân tích dữ liệu y tế tập trung; chất lượng khám chữa bệnh từ xa chưa cao và nguy cơ chẩn đoán sai; yếu trong các khâu liên thông bảo hiểm y tế, liên doanh liên kết, xã hội hóa... Cùng với đó là những thách thức do mô hình bệnh tật thay đổi, toàn cầu hóa, đô thị hóa và biến đổi khí hậu dẫn đến việc nhu cầu, kỳ vọng của người dân cũng tăng cao đối với việc cung cấp các dịch vụ y tế.

Thực hiện kế hoạch 2701/KH-UBND của UBND Thành phố về thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo trong khu vực công tại TP.HCM giai đoạn 2022 - 2025, Sở Khoa học và Công nghệ đã ban hành kế hoạch về tổ chức cuộc thi “Saigon Govtech Challenge 2024”. Cuộc thi nhằm tìm kiếm các giải pháp, mô hình đổi mới sáng tạo, quy trình, công nghệ giúp giải quyết các bài toán trong điều hành, quản lý... của Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế và UBND quận huyện và TP. Thủ Đức…

Sau gần 3 tháng triển khai và qua vòng sơ tuyển, cuộc thi đã lựa chọn được 20 dự án xuất sắc nhất trong lĩnh vực y tế, gồm:

(1)  Dự án “Ứng dụng Phòng khám trực tuyến: Module Quản lí Bệnh không lây nhiễm” của Công ty CP Edoctor

(2)  Dự án “Cộng đồng phòng khám” của Công ty TNHH SX TM và DV Song Ân

(3) Dự án “Giải pháp lưu trữ hồ sơ bệnh án điện tử - Cloud EMR” của nhóm tác giả Nguyễn Thanh Điền

(4) Dự án “Kho bệnh án điện tử dùng chung” của Công ty TNHH MTV Tin học Y tế Nguyên Khôi

(5) Dự án “Giải pháp nâng cao vai trò chăm sóc sức khoẻ tinh thần và tham vấn tâm lý học đường trong bối cảnh chuyển đổi số” của nhóm tác giả Nguyễn Văn Tạo

(6) Dự án “AI.DFS hỗ trợ dự báo dịch bệnh cho y tế” của Công ty TNHH TM và DV Hoàng Phúc Thanh

(7) Dự án “Giải pháp tư vấn bệnh từ xa theo dõi các chỉ số sinh tồn người dân trong cộng đồng” của Công ty TNHH TM và DV Hoàng Phúc Thanh

(8) Dự án “Amaz Care” của Công ty AMAZ

(9) Dự án “Hệ sinh thái chuyển đổi số y tế https://benhvien.tech” của nhóm tác giả Hoàng Nhật Minh

(10) Dự án “"IM3- Thiết bị tự động chuyển đổi vị trí và theo dõi tập luyện người sau tai biến” của Trường ĐH Quốc tế - ĐH Quốc gia TP.HCM

(11) Dự án “TPH.LabIMS - Hệ thống quản lý Trung tâm xét nghiệm” của Công ty TNHH Giải pháp Thiên Phúc Hưng

(12) Dự án “Giải pháp quản lý nguồn lực y tế AHMS (Advance Hospital Management System)” của nhóm tác giả Huỳnh Nguyễn Kim Ngân

(13) Dự án “Đầu tư lắp đặt hệ thống Camera thông minh tích hợp xác thực CCCD, nhận diện khuôn mặt, biển số xe” của Công ty TNHH Công nghệ năng lượng TSME

(14) Dự án “Hicare” của nhóm tác giả Nguyễn Văn Hải

(15) Dự án “Nền tảng Y khoa mở OMECAP” của Công ty TNHH Omecap

(16) Dự án “Vital signs monitoring 6 (VSM6)” của nhóm tác giả Đỗ Thị Tường Oanh

(17) Dự án “Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu ngành và bệnh án điện tử dùng chung trên nền tảng điện toán đám mây cho các cơ sở y tế tại TPHCM” của nhóm tác giả Phùng Nguyễn Thế Nguyên

(18) Dự án “Giải pháp quản lý bệnh không lây nhiễm dùng chung trên nền tảng thuật toán đám mây cho các bệnh viện đa khoa tại TP.HCM” của nhóm tác giả Nguyễn Vũ Đạt

(19) Dự án “Đầu tư lắp đặt hệ thống Camera thông minh tích hợp xác thực CCCD, nhận diện khuôn mặt, biển số xe” của nhóm tác giả Phạm Thanh Toàn

(20) Dự án “Chuyển đổi số sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo chuẩn hoá với nền tảng thuật toán đám mây cho các bệnh viện đa khoa tại TP.HCM” của nhóm tác giả Nguyễn Thị Mai Anh

T8317H4.jpg 

Ông Hoàng Nhật Minh trình bày dự án “Hệ sinh thái chuyển đổi số y tế https://benhvien.tech”.

Về phía Sở Y tế, PGS. TS Nguyễn Anh Dũng (Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM) đánh giá cao các dự án trình bày tại Hội nghị. Tham gia “Saigon Govtech Challenge 2024”, ngoài nhận được các gói ươm tạo, các cá nhân, tổ chức sẽ được kết nối với cơ quan y tế để khảo sát, áp dụng, thử nghiệm sản phẩm, giải pháp trong dự án. Vượt qua ý nghĩa của một cuộc thi, 16 dự án trên đã cho thấy sự nhiệt huyết của các đơn vị tham gia. Tất cả đều hướng đến việc lấy người bệnh làm trung tâm, phấn đấu cho mục tiêu mang đến sự hài lòng, an toàn, chất lượng dịch vụ y tế tốt nhất cho người bệnh, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, đồng thời phù hợp với xu hướng chuyển đổi số và bối cảnh kinh tế-xã hội của đất nước.

T8317NANGCAONSCLSOYTEOK.jpg

PGS. TS Nguyễn Anh Dũng (Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM) phát biểu tại Hội nghị.

Được biết, Sở Y tế TP.HCM đang nỗ lực triển trai kết nối và chia sẻ dữ liệu hệ thống sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID, đảm bảo tiến độ triển khai Đề án 06, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận dịch vụ y tế một cách thuận tiện nhất.

Minh Nhã (CESTI)

Chiều 25/7, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM phối hợp cùng Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM tổ chức Hội thảo về vận hành cơ chế phối hợp trong ứng phó sự cố bức xạ trên địa bàn Thành phố.

Theo bà Nguyễn Thị Kim Huệ (Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM), Thành phố hiện có hơn 880 cơ sở đang sử dụng gần 2500 thiết bị bức xạ, 65 cơ sở đang sử dụng nguồn phóng xạ. Với số lượng này, Thành phố sẽ là nơi có nguy cơ gây mất an toàn an ninh nếu không có cơ chế vận hành ứng phó sự cố. Từ năm 2016, Thành phố đã có Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân trên địa bàn TP.HCM (được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt tại Quyết định số 2840/QĐ-BKHCN), trong đó có quy định về cơ chế phối hợp và quy trình ứng phó khi xảy ra sự cố bức xạ. Do vậy, hội thảo này được tổ chức nhằm chia sẻ và thảo luận về cơ chế phối hợp trong ứng phó sự cố bức xạ, qua đó nâng cao ý thức trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị về công tác đảm bảo an toàn bức xạ, an ninh nguồn phóng xạ và ứng phó sự cố, cũng như nâng cao năng lực quản lý, chỉ đạo của các cơ quan, đơn vị trong công tác chỉ huy, phối hợp tổ chức và điều hành hoạt động ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân. Qua hội thảo, Sở cũng mong muốn lắng nghe, ghi nhận các ý kiến, đề xuất để lựa chọn được phương thức vận hành cơ chế phối hợp, triển khai thực hiện tốt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ trên địa bàn Thành phố.

07HDKHLVhoithaoungphoSCBXh3.jpg

Bà Nguyễn Thị Kim Huệ (Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM) phát biểu tại hội thảo

Tại hội thảo, các tham luận đề dẫn được trình bày như Công tác quản lý an toàn bức xạ trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2021 - 2024 (bà Huỳnh Lưu Thanh Giang, Trưởng phòng Quản lý công nghệ và Thị trường công nghệ - Sở KH&CN TP.HCM); Hoạt động ứng phó sự cố bức xạ, các vấn đề về kỹ thuật, triển khai kế hoạch, kiềm chế liều và kinh nghiệm trong diễn tập ứng phó sự cố (ông Lã Trường Giang, Trung tâm Hỗ trợ Kỹ thuật an toàn bức xạ hạt nhân và Ứng phó sự cố); Giả định tình huống ứng phó sự cố mất an toàn phóng xạ tại bệnh viện (ông Nguyễn Duy Hiếu, Khoa Kỹ thuật phóng xạ - Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM).

07HDKHLVhoithaoungphoSCBXh2.jpg

Phần trình bày các tham luận đề dẫn

Theo bà Huỳnh Lưu Thanh Giang, TP.HCM hiện có 886 cơ sở đang sử dụng 2489 thiết bị bức xạ (gồm 783 cơ sở sử dụng 2069 thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế, 103 cơ sở sử dụng 420 thiết bị bức xạ công nghiệp và lĩnh vực khác); 65 cơ sở đang sử dụng nguồn bức xạ tập trung vào các lĩnh vực xạ trị, y học hạt nhân, nghiên cứu, đào tạo, dầu khí, chụp ảnh phóng xạ công nghiệp và đo đạc trong xây dựng (gồm 9 cơ sở y tế, 38 cơ sở công nghiệp, 18 cơ sở nghiên cứu, giáo dục, khác) với 312 nguồn phóng xạ đang sử dụng và 51 nguồn phóng xạ đang lưu giữ. Về công công tác quản lý an toàn bức xạ, từ 2021 đến nay, TP.HCM đã thực hiện cấp 932 giấy phép, gia hạn 75 giấy phép, sửa đổi 35 giấy phép, cấp 713 chứng chỉ nhân viên bức xạ, phê duyệt Kế hoạch ứng phó sự cố cơ sở, cấp 539 giấy xác nhận khai báo thiết bị.

Đánh giá sơ bộ việc thực hiện các quy định bảo đảm an toàn bức xạ trong X-quang y tế cho thấy, 100% các cơ sở khi cấp phép lần đầu đều có kiểm định thiết bị, tuy nhiên chỉ có khoảng 90% cơ sở thực hiện kiểm định định kỳ theo quy định; 95% đạt tiêu chuẩn về diện tích phòng đặt thiết bị, 5% có diện tích nhỏ hơn quy định; 100% cơ sở đảm bảo quy trình vận hành thiết bị, nội quy an toàn; 98% đạt yêu cầu về đèn, biển cảnh báo; 90% cơ sở được trang bị áo chì bảo vệ, liều kế cá nhân;… Ngoài ra, khoảng 60% các đơn vị đã thực hiện khai báo, 28% thực hiện báo cáo định kỳ hàng năm, 36% lập hồ sơ theo dõi sức khỏe nhân viên bức xạ, 35% lập sổ theo dõi vận hành thiết bị.

Về công tác chuẩn bị và sẵn sàng ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân, Sở KH&CN thường xuyên cử cán bộ tham gia đầy đủ các lớp tập huấn do Cục An toàn bức xạ hạt nhân tổ chức; đã trang bị 2 máy dò tìm nguồn phóng xạ và các trang bị thiết bị bảo hộ. Sở cũng thực hiện đánh giá, đo đạc và lập bản đồ phông phóng xạ trên địa bàn Quận 5 và Quận Bình Thạnh. Các kết quả đo đạc phông phóng xạ trong khu vực khảo sát đều nằm trong giới hạn cho phép. Trong giai đoạn từ năm 2021 đến nay, đã thực hiện ứng phó và xử lý kịp thời đối với 2 sự cố liên quan đến nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ.

07HDKHLVhoithaoungphoSCBXh4.jpg

Phần trình bày các tham luận đề dẫn

Về hoạt động ứng phó sự cố bức xạ, ông Lã Trường Giang đã trình bày một số nội dung cụ thể về các đại lượng và đơn vị đo lường trong an toàn bức xạ, thiết bị ghi đo bức xạ và ứng phó sự cố, kiểm soát liều chiếu cá nhân (kiềm chế liều), các giai đoạn ứng phó sự cố, kinh nghiệm diễn tập ứng phó sự cố,… Theo đó, có thể chia quá trình ứng phó sự cố thành 6 giai đoạn cơ bản: tiếp nhận và xử lý thông tin; thông báo; huy động và triển khai; can thiệp (khắc phục sự cố); kết thúc hoạt động ứng phó và phục hồi; đánh giá, phân tích hậu quả và báo cáo về sự cố. Để tổ chức diễn tập thành công, việc xây dựng kịch bản cần chi tiết, chỉ rõ các bước triển khai, xác định cụ thể trách nhiệm các bộ phận, vị trí, cá nhân, bám sát kế hoạch ứng phó sự cố đã xây dựng và được phê duyệt. Ngoài ra, việc tổ chức đào tạo riêng biệt đối với các lực lượng tham gia diễn tập có vai trò quan trọng giúp việc diễn tập thành công, đạt được mục đích, yêu cầu. Trưởng ban chỉ huy ứng phó sự cố và người chỉ huy ứng phó sự cố tại hiện trường cần trao đổi, xem xét kỹ kịch bản diễn tập, thống nhất các bước triển khai diễn tập.

07HDKHLVhoithaoungphoSCBXh6.jpg

Hội thảo ghi nhận nhiều ý kiến thảo luận, đóng góp, đề xuất

Với tham luận Giả định tình huống ứng phó sự cố mất an toàn phóng xạ tại bệnh viện, ông Nguyễn Duy Hiếu đã đưa ra 2 tình huống giả định mất an toàn phóng xạ tại Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM. Qua đó, các ý kiến thảo luận tại hội thảo đã tập trung đóng góp, đề xuất về quy trình ứng phó sự cố, phương án diễn tập ứng phó sự cố, cơ chế phối hợp trong ứng phó sự cố bức xạ trên địa bàn Thành phố,… Nhiều ý kiến cho rằng, việc lựa chọn xây dựng kịch bản, tình huống là rất quan trọng để triển khai diễn tập ứng phó sự cố sao cho sát với thực tế nhất. Kinh nghiệm cho thấy, thực tế hiện nay, các tình huống sự cố có khả năng dễ xảy ra nhất trong quá trình vận chuyển nguồn phóng xạ từ sân bay, trong các tình huống tai nạn giao thông,… Khi tổ chức diễn tập, việc xây dựng được kịch bản tốt và vận hành cơ chế phối hợp tốt sẽ giúp mang lại hiệu quả phòng ngừa lớn, đồng thời ngăn ngừa và xử lý được các vấn đề liên quan đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Bà Nguyễn Thị Kim Huệ cho biết thêm, Sở KH&CN phối hợp cùng Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM đưa ra 2 tình huống giả định, cũng như dự thảo kịch bản diễn tập cơ chế phối hợp trong ứng phó sự cố bức xạ để làm tiền đề tổ chức diễn tập ứng phó sự cố bức xạ trên địa bàn Thành phố trong thời gian sắp tới. Trong quá trình triển khai, các đơn vị sử dụng thiết bị bức xạ, nguồn bức xạ và các đơn vị phối hợp, hỗ trợ có thể chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất mô hình, lựa chọn phương án phù hợp thực tiễn, để từ đó vận hành được cơ chế phối hợp trong ứng phó sự cố bức xạ trên địa bàn Thành phố, giúp triển khai thực hành hiệu quả Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân trên địa bàn TP.HCM.

Lam Vân (CESTI)

Ngày 22/7/2024, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM đã có buổi làm việc với đoàn công tác Sở Khoa học và Công nghệ Hải Phòng về thủ tục xây dựng, thành lập Trung tâm Khởi nghiệp sáng tạo TP.HCM, cùng quá trình thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù cho hoạt động khoa học công nghệ.

Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Việt Dũng - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM đã chia sẻ kinh nghiệm xây dựng và triển khai mô hình Saigon Innovation Hub ở Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ nhằm mục tiêu kết nối các thành phần trong hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, tiếp đó là Trung tâm Khởi nghiệp sáng tạo TP.HCM, với 4 vai trò chính bao gồm: cung cấp cơ sở vật chất cho cộng đồng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, lan toả chính sách khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, tổ chức hoạt động đổi mới sáng tạo, liên kết hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển. Trung tâm được kỳ vọng trở thành hạt nhân của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, hướng tới trở thành trung tâm khởi nghiệp sáng tạo hàng đầu trong khu vực, góp phần phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam và khu vực.

IMG20240722152931.jpg

Hai bên cũng đã trao đổi, thảo luận về một số nội dung như: kết nối các nguồn lực của xã hội cho hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, thúc đẩy hợp tác trong nước và quốc tế về lĩnh vực đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, tăng cường truyền thông các hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp.

Hiện nay, TP.HCM đang hỗ trợ một số tổ chức khoa học và công nghệ công lập có tiềm lực trên địa bàn Thành phố phát triển trở thành các trung tâm nghiên cứu ứng dụng, đổi mới sáng tạo đạt chuẩn quốc tế, đóng góp hiệu quả vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố; thu hút, giữ chân các chuyên gia, nhà khoa học, người tài đến làm việc tại các tổ chức khoa học và công nghệ công lập để khơi thông mọi nguồn lực sẵn có của Thành phố. Cụ thể, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM đã tổ chức Hội nghị triển khai Đề án “Xây dựng cơ chế thúc đẩy để hình thành và phát triển trung tâm nghiên cứu đạt chuẩn quốc tế” và “Hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 19/2023/NQ-HĐND ngày 11 tháng 11 năm 2023 của Hội đồng nhân dân Thành phố” đến các tổ chức khoa học và công nghệ công lập trên địa bàn Thành phố, cũng như ban hành Kế hoạch số 721/KH-SKHCN triển khai thực hiện Đề án xây dựng cơ chế thúc đẩy để hình thành và phát triển trung tâm nghiên cứu đạt chuẩn quốc tế. Tiếp đó, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM ban hành Kế hoạch số 2007/KH-SKHCN triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đăng ký tham gia thực hiện “Đề án xây dựng cơ chế thúc đẩy để hình thành và phát triển trung tâm nghiên cứu đạt chuẩn quốc tế”; tổ chức Hội nghị Phổ biến quy chế, quy định liên quan đến việc đánh giá, xét chọn các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đăng ký tham gia thực hiện Đề án.

TP.HCM còn thúc đẩy việc hình thành và phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo từ việc ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học, thúc đẩy việc phát triển bền vững và mạnh mẽ cho hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của Thành phố trên cơ sở hỗ trợ các dự án đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo. Hiện có 15 dự án đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo giai đoạn tiền ươm tạo và ươm tạo, giai đoạn tăng tốc đang được hỗ trợ.

Hoàng Kim (CESTI)

Ngày 19/7/2024, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM đã tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Hội trường Sở Khoa học và Công nghệ (số 244 Điện Biên Phủ, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM) và trực tuyến tại 04 điểm cầu thu hút đông đảo cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham dự.

2272024.jpg

Tại Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm 2024, nhiều cá nhân và đơn vị trực thuộc Sở đã nhận được bằng khen của Chủ tịch UBND TP.HCM và Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM về những thành tích đã đạt được

Báo cáo tại Hội nghị, TS. Lê Thanh Minh - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM, cho biết trong 6 tháng đầu năm 2024, Sở đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong việc hỗ trợ và phát triển khoa học công nghệ trên địa bàn Thành phố.

Cụ thể, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM đã tổ chức thực hiện Chủ đề công tác năm 2024. Về tham mưu trình Hội đồng nhân dân ban hành Nghị quyết để triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách đặc thù phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo theo Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội. Trong đó, đẩy mạnh thực hiện 02 Nghị quyết đã được Hội đồng nhân dân thông qua. Thông tin các chính sách ưu đãi đến các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, quận, huyện, trường, viện... trên địa bàn Thành phố bằng nhiều hình thức như hội nghị, văn bản triển khai, trên trang thông tin điện tử của Sở, báo, đài… Ban hành Thông báo đặt hàng đăng ký thực hiện nhiệm vụ. Đến nay, Sở đã nhận được 48 hồ sơ đăng ký (133 dự án) hỗ trợ các dự án đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo và 10 hồ sơ đăng ký nhiệm vụ hình thành và phát triển trung tâm nghiên cứu đạt chuẩn quốc tế. Cũng như, tích cực tham mưu trình 02 hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị quyết Hội đồng nhân dân Thành phố (Bước 1) quy định về: (1) miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn Thành phố; (2) tiêu chí, lĩnh vực thử nghiệm có kiểm soát các giải pháp công nghệ mới trong phạm vi Khu Công nghệ cao, Khu Công nghệ thông tin tập trung, trung tâm đổi mới sáng tạo.

Về công tác thực hiện Chuyển đổi số, với Đề án “Kết nối các sàn giao dịch công nghệ vùng Đông Nam Bộ”: Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM đã tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố Công văn góp ý dự thảo Tờ trình và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án gửi các bộ ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh vùng Đông Nam Bộ. Hiện nay, Sở đang tiếp thu, giải trình các nội dung theo góp ý của Bộ Tư pháp, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính và hoàn thiện các hồ sơ để tham mưu trình Đề án. Bên cạnh đó, với nền tảng trực tuyến thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo TP.HCM (H.OIP) đã được Sở nghiệm thu và vận hành thử nghiệm các chức năng và công cụ của H.OIP trên môi trường hoạt động thực tế của Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Thành phố. Xây dựng kế hoạch liên kết với các Sở, ban, ngành Thành phố; các quận, huyện, thành phố Thủ Đức và các thành phần trong hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tiếp cận và thử nghiệm các chức năng của H.OIP để đưa các vấn đề của đơn vị lên trên nền tảng này, từ đó thu hút các giải pháp đổi mới sáng tạo từ cộng đồng.

Đồng thời, nghiên cứu giải pháp, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hướng dẫn thực hiện thủ tục hành chính cho Thành phố (thí điểm tại Sở Khoa học và Công nghệ): Thông báo đặt hàng thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, kết quả có 02 đơn vị đăng ký thực hiện nhiệm vụ, đánh giá có 01 hồ sơ trúng tuyển và đang thực hiện các thủ tục phê duyệt nhiệm vụ. Ngoài ra, Sở cũng xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu và tổ chức 03 khóa tập huấn về kỹ năng triển khai hoạt động đổi mới sáng tạo trong khu vực công cho cán bộ, công chức viên chức Sở, ban, ngành Ủy ban nhân dân các quận huyện, thành phố Thủ Đức và phường, xã: Đã tổ chức Hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học trong tháng 4, hiện đang phối hợp với đơn vị thực hiện trong việc xây dựng chương trình.

Đặc biết, với kế hoạch tổ chức Cuộc thi “Tìm kiếm giải pháp đổi mới sáng tạo trong khu vực công - Saigon Govtech Challenge (Gov.Star) năm 2024”: đối tượng là các dự án đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số… giúp giải quyết các vấn đề trong hoạt động quản lý nhà nước tại các ngành, lĩnh vực cụ thể như: quản lý nhà nước tại quận - huyện, quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế, giáo dục, thuế, xây dựng, giao thông vận tải, môi trường, văn hóa, nghệ thuật, quốc phòng, an ninh… Đã ban hành Quy chế, Thể lệ, Quyết định thành lập Ban Tổ chức, Ban Cố vấn, Ban Thư ký Cuộc thi; công bố Cuộc thi trong Hội nghị triển khai các hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp năm 2024 vào tháng 4 năm 2024, với sự tham gia của 80 đại biểu đến từ Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, quận huyện, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Quản lý khu Công nghệ cao, viện, trường, vườn ươm, quỹ đầu tư, chuyên gia. Hiện nay, có 91 hồ sơ đăng ký. Trong đó, 86 hồ sơ hợp lệ và đã xét duyệt 56 hồ sơ đạt (27% lĩnh vực công, 36% lĩnh vực y tế và 37% lĩnh vực giáo dục).

Đối với công tác cải cách hành chính, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM đã trình và được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt 13 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính, tái cấu trúc theo các tiêu chí, phương án tại Quyết định số 1802/QĐ-UBND ngày 27/5/2022 thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở; phê duyệt danh mục 10 thủ tục hành chính ban hành mới, 07 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ 04 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ. 10/28 thủ tục được cung cấp dịch vụ công trực tuyến một phần (100%) và 18/28 thủ tục được cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình (100%). 99,9% hồ sơ đúng hạn; 77% hồ sơ trực tuyến; 87% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được số hóa.

22720241.jpg

TS. Lê Thanh Minh - Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM báo cáo tại Hội nghị

Cũng theo TS. Lê Thanh Minh cho biết, đối với việc triển khai Đề án hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Thành phố (Đề án 672) năm 2024, lũy kế kết quả thực hiện các chỉ tiêu của Đề án 672 từ năm 2021 đến nay: Sở đã hỗ trợ nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo cho 938 doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2024, đạt 104,2% so với kế hoạch năm; Ước đến 2025 đạt 6.000 doanh nghiệp; Hỗ trợ ươm tạo, phát triển cho 693 dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo giai đoạn 2020 - 2023, đạt 69,3% so với chỉ tiêu của cả giai đoạn 2020 - 2025; Ước đến 2025 đạt 1.200 dự án; Hỗ trợ phát triển cho 276 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tiếp cận nguồn vốn đầu tư mạo hiểm giai đoạn 2020 - 2023, đạt 276% so với chỉ tiêu của cả giai đoạn 2020 - 2025; Ước đến 2025 đạt 300 doanh nghiệp.

“Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của TP.HCM ngày càng thu hút nhiều hơn các nguồn lực của xã hội. Năm 2024, Thành phố tăng 3 bậc so với năm 2023 trong các thành phố có chỉ số hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo năng động nhất toàn cầu  (từ 114 lên 111), có mặt trong top 100 thành phố toàn cầu về bốn lĩnh vực: Fintech (thứ 54), Edtech (thứ 62), Thương mại điện tử & Bán lẻ (thứ 71) và Giao thông vận tải (thứ 87); trong lĩnh vực Chuỗi khối (Blockchain) với vị trí thứ 2 ở Đông Nam Á; Thành phố đứng thứ ba tại Đông Nam Á về giá trị hệ sinh thái khởi nghiệp với tác động kinh tế lên đến 5,22 tỉ USD, sau Singapore và Jakarta (Indonesia). Số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp đang hoạt động trên địa bàn ước tính khoảng trên 2.200 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ khoảng 50% so với cả nước, trong số đó doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin chiếm tới hơn 65%. Đến nay Thành phố đã: Hỗ trợ nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo cho 5.063 doanh nghiệp, đạt 169% so với chỉ tiêu của cả giai đoạn 2021 - 2025 (3.000 doanh nghiệp); Hỗ trợ ươm tạo, phát triển 693 dự án, đạt 69,3% so với chỉ tiêu của cả giai đoạn 2021 - 2025 (1.000 dự án); Hỗ trợ 236 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tiếp cận nguồn vốn đầu tư mạo hiểm, đạt 236% so với chỉ tiêu của cả giai đoạn 2021-2025 (100 doanh nghiệp). TP.HCM và Thủ đô Hà Nội đứng đầu trong top 10 địa phương đạt chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương cao nhất cả nước”, TS. Lê Thanh Minh chia sẻ.

Một số kết quả đạt được trong 06 tháng đầu năm 2024 như sau: Sơ kết 02 năm Chương trình hợp tác giữa Ủy ban nhân dân TP.HCM với Đại học Quốc gia TP.HCM giai đoạn 2022 - 2025; Xây dựng dự thảo Tờ trình và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Kết nối Sàn giao dịch công nghệ vùng Đông Nam Bộ”; Tổ chức Cuộc thi “Tìm kiếm giải pháp đổi mới sáng tạo trong khu vực công năm 2024 - Saigon Govtech Challenge 2024 (Gov.Star)”; Tổ chức các sự kiện kết nối hợp tác giữa khu vực nghiên cứu với khu vực công nghiệp (Inno-Coffee); Triển khai các Chương trình, Đề án của Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa về năng suất chất lượng và đổi mới sáng tạo; Phối hợp với các tổ chức quốc tế nhằm chia sẻ kinh nghiệm, giới thiệu về hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Thành phố và tìm kiếm cơ hội hợp tác giữa Thành phố với các tổ chức quốc tế khác về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo; Triển khai các hoạt động truyền thông cho Nền tảng hỗ trợ hoạt động đổi mới sáng tạo đến cộng đồng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại TP.HCM và các tỉnh lân cận; Công bố Giải thưởng Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp (I-Star 2024).

Đối với việc triển khai thực hiện Chương trình công tác năm theo Quyết định số 177/QĐ-UBND ngày 15/01/2024 của Ủy ban nhân dân Thành phố, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM cũng được giao 06 nhiệm vụ trong Chương trình công tác năm 2024 của UBND Thành phố. Đến nay, Sở đã hoàn thành 01 nhiệm vụ, đang triển khai thực hiện 04 nhiệm vụ. Riêng, nhiệm vụ phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, sẽ triển khai khi có đề nghị của Bộ Khoa học và Công nghệ. Bên cạnh đó, Sở Khoa học và Công nghệ đã trình và được UBND Thành phố phê duyệt 04 quyết định/kế hoạch để triển khai Nghị quyết số 20/2023/HĐND; Đề án 672 năm 2024; áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước tại TP.HCM năm 2024; triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc trên địa bàn TP.HCM năm 2024. Không những thế, Sở còn tham mưu Báo cáo tình hình triển khai Chiến lược phát triển Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo đến năm 2030 trong năm 2023; triển khai thực hiện có hiệu quả Kết luận số 69-KL/TW ngày 11/01/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW năm 2012 về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới để phát triển kinh tế tập thể năm 2024; phê duyệt kế hoạch hoạt động năm 2024 của Liên Hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Thành phố; thực hiện quy định về đo lường trong kinh doanh xăng dầu khi triển khai thực hiện hóa đơn điện tử; giải quyết đề xuất, kiến nghị của Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao. Cũng như, tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình phối hợp công tác giữa Ban cán sự đảng Bộ Khoa học và Công nghệ và Ban thường vụ Thành ủy TP.HCM. Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị “Tập huấn triển khai thực hiện 03 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thuộc phạm vi quản lý khoa học và công nghệ trong các dự án đầu tư tại khu vực Miền Nam” với sự tham dự của 20 tỉnh, thành phố thuộc vùng Đông Nam Bộ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Thông báo mời đăng ký thực hiện nhiệm vụ xây dựng nền tảng thông tin về hợp tác giữa TP.HCM với vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và tổ chức lễ ký kết Chương trình hợp tác trên lĩnh vực khoa học và công nghệ giai đoạn 2024 - 2025 với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cà Mau.

Đối với việc triển khai các công trình thi đua tiêu biểu chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM đã tập trung đưa vào vận hành Trung tâm khởi nghiệp sáng tạo Thành phố; tích cực tham mưu Đề án kết nối các sàn giao dịch công nghệ vùng Đông Nam Bộ.

Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM, tiếp tục triển khai các biện pháp, giải pháp nhằm phấn đấu đạt chỉ tiêu đầu tư của xã hội cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo đạt 1% GRDP. Trong đó, tổ chức Thông báo đặt hàng mời đăng ký thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ để hình thành và phát triển trung tâm nghiên cứu đạt chuẩn quốc tế (CoE) và hỗ trợ dự án đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo tại Thành phố; triển khai chương trình phối hợp công tác giữa Ban cán sự đảng Bộ Khoa học và Công nghệ và Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố; tập trung đưa vào vận hành Trung tâm khởi nghiệp sáng tạo Thành phố; tham mưu Nghị quyết Hội đồng nhân dân Thành phố quy định thẩm quyền quyết định việc mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ của các nhiệm vụ khoa học và công nghệ và nguồn kinh phí khoa học và công nghệ thuộc phạm vi quản lý của TP.HCM.

Phát biểu tại Hội nghị, TS. Nguyễn Việt Dũng - Thành ủy viên, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM đánh giá, các chính sách hỗ trợ của Thành phố cho hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo sau khi Nghị quyết 98/2023/QH15 của Quốc hội ngày càng thu hút sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp, các nội dung hỗ trợ của nhà nước khá phù hợp với nhu cầu phát triển thực tế của các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở giai đoạn đầu. Hoạt động đổi mới sáng tạo trong khu vực công đang được các cấp lãnh đạo Sở ban ngành quận huyện, thành phố Thủ Đức quan tâm nhiều hơn, các hoạt động kết nối giữa nhà nước với cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo được tổ chức ngày càng nhiều, kết hợp với các chính sách hỗ trợ tài chính cho khởi nghiệp sáng tạo giúp tạo ra một lộ trình hỗ trợ và phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp bài bản hơn cho Thành phố. Tuy nhiên, sự tham gia của các trường Đại học với các chính sách hỗ trợ của Thành phố về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo chưa nhiều, một phần do các trường Viện chưa quan tâm nhiều đến hoạt động thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học trong trường viện thành những dự án đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo cụ thể. Khối doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa chú trọng nhiều đến hoạt động đổi mới sáng tạo dù quan tâm đến các chính sách của Thành phố nhưng còn lúng túng trong quy trình đăng ký và thực hiện. Các chính sách hỗ trợ trong quá trình triển khai cần hợp tác với các thành phần khác trong hệ sinh thái (trường đại học, quỹ đầu tư, tổ chức ươm tạo và hỗ trợ doanh nghiệp) để việc thực hiện có hiệu quả và chất lượng tốt hơn. Tỷ lệ giải ngân kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ còn thấp do sự thay đổi thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ trong thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ và nguồn kinh phí khoa học và công nghệ của Thành phố (Điều 91 của Nghị định số 24/2024/NĐ-CP ngày 27/02/2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu).

22720242.jpg

TS. Nguyễn Việt Dũng - Thành ủy viên, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM phát biểu tại Hội nghị

Trong thời gian tới, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM cần phải tiếp tục đẩy mạnh triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ theo các Nghị quyết của Trung ương, Thành phố và Kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ của Thành phố. Đồng thời, tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như: Tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố trình Hội đồng nhân dân Thành phố ban hành chính sách miễn thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân liên quan đến hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; Tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ theo Chương trình hành động của Thành ủy về thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW; Tổ chức kế hoạch triển khai Tuần lễ Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp - WHISE 2024; Tổ chức thực hiện có hiệu quả Đề án hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Thành phố (Đề án 672)... Đặc biệt, là “Quyết tâm thực hiện hiệu quả Chuyển đổi số và Nghị quyết 98/2023/QH15 của Quốc hội”.

Ngoài ra, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM cũng tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động của Sở và các đơn vị trực thuộc, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Nhật Linh (CESTI)

Bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) là mối đe dọa lớn trong ngành nuôi tôm. Tuy nhiên, vấn đề này có thể được kiểm soát và giảm thiểu thông qua việc hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng các biện pháp phòng tránh thích hợp như cải thiện môi trường nuôi và sử dụng nguồn nước sạch. Nhằm hỗ trợ người dân trong việc phòng ngừa bệnh AHPND, nhóm nghiên cứu tại Đại học Tài Nguyên và Môi Trường TP Hồ Chí Minh, do ThS. Lê Thị Phụng là Chủ nhiệm đề tài, đã tiến hành nghiên cứu sản xuất chế phẩm Zeolite sinh học để cải thiện môi trường nước, giúp tôm phát triển khỏe mạnh và hiệu quả.

Phát triển bền vững ngành nuôi tôm Việt Nam: Tầm quan trọng và khai thác tiềm năng của ngành

Nuôi trồng thủy sản là một trong những chương trình kinh tế trọng điểm của các địa phương có lợi thế hiện nay, ngoài ra việc phát triển nuôi trồng thủy sản còn nỗ lực phát huy tiềm năng đất đai, tạo công việc làm ổn định và tăng thu nhập cho người dân địa phương. Nuôi trồng tôm là một trong những ngành phát triển, mang lại giá trị cao trên thị trường tiêu tụ thủy sản. Các loại tôm luôn là thực phẩm được nhiều người tiêu dùng săn đón. Không chỉ trên thị trường trong nước mà còn trên cả thị trường quốc tế.

Tại Việt Nam, ngành Tôm hiện đóng vai trò quan trọng trong xuất khẩu thủy sản. Việt Nam hiện đã trở thành nước cung cấp tôm đứng thứ 3 thế giới với giá trị xuất khẩu chiếm 13-14% tổng giá trị xuất khẩu tôm của toàn thế giới… Hiện nay, việc phát huy những thuận lợi, lợi thế hiện có để phát triển bền vững ngành Tôm Việt Nam đang được Chính phủ và doanh nghiệp hết sức quan tâm. Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2024 ước đạt hơn 620 triệu USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2023; trong đó, kim ngạch tôm xuất khẩu sang thị trường Mỹ ước tăng 26%, còn thị trường Trung Quốc ước tăng hơn 140%.

Bên cạnh những thuận lợi mà điều kiện tự nhiên (khí hậu, nguồn nước, đất,…) mang lại thì người dân cũng gặp phải không ít khó khăn trong việc nuôi trồng tôm nhất là môi trường nước, yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tôm. Nhóm nghiên cứu cũng đã tìm hiểu và sản xuất chế phẩm Zeolite sinh học là một trong những giải pháp có ích trong việc cải thiện môi trường nước, phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm. Bên cạnh đó, nhiều mô hình nuôi mới thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu mang lại hiệu quả cho người dân. Các nghiên cứu đã tìm hiểu và đưa công nghệ mới vào sản xuất giống, nuôi thương phẩm, sản xuất thức ăn, thuốc, hoá chất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, và giảm rủi ro trong sản xuất. Nhiều khu vực đã áp dụng kỹ thuật cao, hiện đại vào sản xuất để nâng cao năng suất, sản lượng và giá trị sản phẩm. Áp dụng được nhiều mô hình quản lý tiên tiến, gắn với xây dựng thương hiệu và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Phát triển chế phẩm sinh học cải thiện môi trường và phòng bệnh AHPND trong nuôi tôm tại Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh

Khu vực nuôi tôm ở huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh có tổng diện tích nuôi tôm là 6.000 ha, trong đó có khoảng 250 ha có tôm bị mắc các bệnh như đốm trắng (WSSV), đầu vàng (YHV) và hoại tử gan tụy cấp (AHPND). Bệnh AHPND chiếm diện tích khoảng 14% trong số ao tôm bị bệnh, và dường như tác động nghiêm trọng đến tôm từ 20 đến 58 ngày tuổi, gây chết nhanh trong vòng 2 ngày với triệu chứng hoại tử gan tụy.

Hiện tại, việc điều trị vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus trong ao nuôi vẫn chưa có phương pháp đặc trị hiệu quả do khả năng chống lại các loại thuốc kháng sinh và phương pháp điều trị khác của vi khuẩn này. Vì vậy, việc phát triển chế phẩm sinh học (CPSH) nhằm cải thiện môi trường nước và phòng trị bệnh AHPND trong nuôi tôm là rất cần thiết. Zeolite, kết hợp với vi sinh, được sử dụng để tạo ra CPSH có thể giúp hấp thụ các khí độc, kim loại nặng trong ao, làm sạch nước, ổn định độ pH và màu nước, đồng thời cung cấp ôxy hòa tan cho tôm nuôi. Việc lựa chọn CPSH phải đảm bảo an toàn sinh học, phù hợp với điều kiện môi trường nuôi tôm như nước mặn hay nước ngọt, và được sản xuất và áp dụng theo các phương pháp khoa học.

Bacillus subtilis và Sản xuất Zeoshrimp trong Nuôi tôm: Kết quả và Đề xuất Nghiên cứu

Nhóm nghiên cứu đã đưa ra các kết luận và kiến nghị sau nghiên cứu về sử dụng Bacillus subtilis trong nuôi tôm. Kết quả cho thấy Bacillus subtilis có hoạt tính in vitro hiệu quả trong cải thiện môi trường nước và ức chế vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm phát triển thành công quy trình nuôi cấy Bacillus subtilis với quy mô 5-10 lít, tối ưu hóa môi trường lên men với hoạt tính kháng khuẩn cao nhất đạt 400 AU/mL. Sản phẩm Zeoshrimp, được sản xuất với Zeolite và Bacillus subtilis ổn định, đã giúp giảm chất gây độc và mầm bệnh trong ao nuôi, duy trì môi trường nuôi ổn định và kích thích tăng trưởng tôm. Đề xuất tiếp theo của nhóm nghiên cứu là cải tiến quy trình thu hồi chế phẩm để tăng mật độ vi khuẩn và thực nghiệm trên các ao nuôi bị nhiễm bệnh AHPND tại Cần Giờ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long để đánh giá hiệu quả và tối ưu hóa sản xuất trong tương lai.

6.png

5.png

 Zeoshrimp gồm thành phần: Bacillus subtilis, SiO2, Al2O3, hỗm hợp chất mang, độ ẩm < 10%  

8.png

7.png

 

Ao thử nghiệm và sử dụng Zeoshrimp

10.png

9.jpg

Lấy mẫu để kiểm tra tình trạng tôm và nước ao

Việc bổ sung định kỳ chế phẩm sinh học trong ao nuôi tôm mang lại nhiều lợi ích to lớn cho ngành nuôi trồng thủy sản. Chế phẩm Zeolite sinh học không chỉ giúp giảm thiểu các chất gây độc trong môi trường ao nuôi, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các hợp chất hữu cơ dư thừa, từ đó duy trì môi trường nước sạch và ổn định. Sự ổn định này không chỉ bảo vệ sức khỏe của tôm, mà còn kích thích chúng sử dụng thức ăn hiệu quả hơn, giúp tăng cường tốc độ sinh trưởng. Với việc áp dụng chế phẩm Zeolite sinh học, người nuôi tôm có thể tối ưu hóa sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm và góp phần bảo vệ môi trường. Đây chính là giải pháp bền vững và hiện đại cho ngành nuôi trồng tôm, mang lại lợi ích kinh tế cao và bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên.

Thông tin liên hệ

Trường Đại học Tài Nguyên và Môi Trường TP.HCM

Địa chỉ: 236B Lê Văn Sỹ, P. 1, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 028.38443006

Email: info@hcmunre.edu.vn

Website: https://hcmunre.edu.vn/

Ngày 10/9/2012, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã có chuyến thăm và làm việc với Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) xem xét tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và việc chuẩn...

1.jpg

Toàn cảnh buổi làm việc (Ảnh: Ngũ Hiệp)

Cùng dự buổi làm việc với với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; đồng chí Nguyễn Quân, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ KH&CN; đồng chí Hoàng Văn Phong, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phái viên Tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ về KH&CN, Chủ tịch Hội đồng Chính sách KH&CN Quốc gia cùng lãnh đạo các cơ quan Ban Đảng Trung ương, các Bộ, ban, ngành.

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân đã báo cáo tình hình hoạt động KH&CN thời gian qua theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc (Khóa XI) và Chương trình, kế hoạch công tác của Chính phủ. Theo đó, hoạt động của ngành KH&CN nói chung và của Bộ KH&CN nói riêng trong những năm qua tập trung vào thực hiện Chiến lược phát triển KH&CN. Các định hướng, nội dung, nhiệm vụ KH&CN đã bám sát Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. Kết quả hoạt động KH&CN đã đáp ứng tốt và kịp thời hơn nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, nhất là phục vụ trực tiếp quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế và hội nhập quốc tế trong bối cảnh kinh tế thế giới và đất nước đang gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Triển khai các chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển KH&CN, từ năm 2000, Bộ KH&CN đã tập trung xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về KH&CN với 8 đạo luật chuyên ngành và gần 300 văn bản hướng dẫn thi hành, điều chỉnh toàn diện các lĩnh vực sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, công nghệ cao, năng lượng nguyên tử, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, hàng hóa và đo lường. Hệ thống pháp luật đã tạo thuận lợi cho các nhà khoa học, doanh nhân, người quản lý,… tham gia tích cực vào hoạt động sáng tạo, đồng thời tạo động lực cho KH&CN phát triển và góp phần đàm phán thành công gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Xuất phát từ các đề tài, dự án KH&CN do Nhà nước đầu tư, rất nhiều kết quả nghiên cứu đã được ứng dụng vào đời sống, sản xuất, kinh doanh, đem lại hiệu quả kinh tế lớn. Năm 2011 đánh dấu sự đầu tư hiệu quả của Nhà nước thông qua Dự án quy mô lớn Chế tạo giàn khoan tự nâng 90m nước; kết quả nghiên cứu công nghệ sản xuất xăng sinh học và dầu diezen sinh học đã được chuyển giao cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất các nhiên liệu này; lần đầu tiên Việt Nam tự thiết kế, chế tạo thành công máy biến áp điện lực 3 pha 500 kV - 3x150 MVA với chất lượng tương đương của Châu Âu. Đồng thời, đánh dấu sự thành công của các nhà nghiên cứu khi làm chủ công nghệ và sản xuất được các chip bán dẫn, thẻ và đầu đọc có khả năng ứng dụng cao; sáng tạo ra các phần mềm an toàn, an ninh mạng;…

Tại buổi làm việc, các đại biểu đã tập trung đánh giá thành tựu, kết quả nổi bật, cũng như những khó khăn, tồn tại, hạn chế trong hoạt động KH&CN. Đồng thời xác định rõ những công việc cần tiến hành trong thời gian tới, để tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động KH&CN. Các đại biểu cho rằng, cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa nhận thức về KH&CN và giáo dục đào tạo, phải coi KH&CN là sức mạnh của kinh tế; cơ chế chính sách là vấn đề cốt lõi nhất để phát triển KH&CN; cần khắc phục sự xói mòn tâm huyết và cống hiến của các nhà khoa học; chú trọng đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ KH&CN; tạo môi trường thuận lợi, có cơ chế chính sách đồng bộ, đủ mạnh, phù hợp với đặc thù của hoạt động KH&CN để phát huy hơn nữa tài năng, trí tuệ của đội ngũ các nhà khoa học, khắc phục tình trạng hành chính hóa trong hoạt động KH&CN;…

Phát biểu tham luận tại buổi làm việc, nguyên Bộ trưởng Bộ KH&CN Hoàng Văn Phong cho rằng, thành tựu KH&CN của nước ta không hề nhỏ. Nếu nhìn ngang, không nước nào có thu nhập bình quân đầu người ở mức 1.000 – 1.500 USD/người/năm có được những kết quả nghiên cứu và thành tựu KH&CN như nước ta hiện nay. Nhiều tổ chức nước ngoài đã đánh giá, riêng đối với ngành nông nghiệp, KH&CN đóng góp 35% vào thành tựu của ngành này. Việt Nam hiện là chuyên gia hàng đầu của ngành nông nghiệp đối với Châu Phi và Nam Mỹ. Tuy nhiên, KH&CN chưa đạt được vai trò là động lực then chốt. KH&CN cần trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và có vai trò dẫn dắt toàn bộ nền kinh tế của đất nước phát triển. Việc phân bổ Ngân sách Nhà nước dành cho KH&CN còn dàn trải. Trong thời gian tới, để KH&CN phát triển cần tập trung vào hai điểm mấu chốt: thay đổi chính sách đầu tư và cơ chế tài chính cho hoạt động KH&CN; sử dụng cán bộ KH&CN và trọng dụng người tài.

Đánh giá về những thành công trong hoạt động KH&CN thời gian qua, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, cơ chế quản lý hoạt động KH&CN đã chuyển biến tích cực trong việc xác định các nhiệm vụ khoa học từ chỗ chủ yếu do giới khoa học đề xuất đến kết hợp nhu cầu thực tiễn và đặt hàng của quản lý nhà nước. Về vấn đề cơ chế tài chính, hiện cơ chế chuyển từ giám sát các định mức theo đầu vào sang căn cứ vào hiệu quả lũy tiến đầu ra để chọn đề tài cũng đang được thực hiện. Hoạt động của các đơn vị sự nghiệp đã chuyển đổi mạnh mẽ theo tinh thần tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Thị trường KH&CN tuy còn mới nhưng 10 năm qua đã có nhiều chuyển biến, hoạt động giao dịch của quốc gia, địa phương đã trở thành định kỳ, mặc dù chủ yếu vẫn là giao dịch sản phẩm.

Theo Phó Thủ tướng, KH&CN và giáo dục đào tạo chưa trở thành cấu phần trong các hoạt động của ngành, địa phương. Trong hoạt động xây dựng kế hoạch của ngành, địa phương chưa có cấu phần kế hoạch KH&CN đi cùng. Kế hoạch hoạt động của các ngành cũng chưa kèm theo kế hoạch phát triển KH&CN. Cần đầu tư xây dựng kế hoạch KH&CN 5 năm trên cơ sở kế hoạch 10 năm của các ngành, địa phương. Đây là công cụ để xây dựng mô hình phát triển mới mà ở đó, vai trò người đứng đầu rất quan trọng. Các bộ trưởng cần đặt hàng KH&CN phải làm gì cho ngành phát triển và lãnh đạo tỉnh phải đặt hàng KH&CN làm gì cho địa phương. Hiện Bộ KH&CN đang cụ thể hóa vấn đề này. Về vấn đề chọn và đánh giá sản phẩm, cần chuyển căn cứ từ định mức đầu vào sang hiệu quả đầu ra và trách nhiệm người làm đề tài. Ngân sách xây dựng cơ bản, ngân sách thường xuyên thì làm theo chu kỳ kế hoạch. Ngân sách cho nghiên cứu khoa học thì duyệt xong đề tài, dự án lúc nào cấp tiền lúc đấy. Cùng với đó, ngành KH&CN cần đẩy mạnh quy hoạch nhân lực KH&CN. Cần tập trung ưu đãi cho 3 đối tượng: cán bộ KH&CN đầu đàn; người phụ trách đề tài, đề án cấp quốc gia; cán bộ KH&CN trẻ xuất sắc. Ngành KH&CN cần hoàn chỉnh quy hoạch hệ thống mạng lưới nghiên cứu khoa học. Trong đó, coi các trường đại học là cấu thành của hệ thống KH&CN cả nước, xây dựng các trung tâm xuất sắc làm nòng cốt cho từng nhóm nội dung nghiên cứu. Cùng với đó, triển khai các hợp tác KH&CN có tầm quốc gia, thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế để giải quyết nhiệm vụ quốc gia, hợp tác với các nước mạnh về KH&CN; làm rõ vốn dành cho nghiên cứu ứng dụng; đẩy mạnh phát triển thị trường KH&CN;…

2.jpg

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi làm việc (Ảnh: Ngũ Hiệp)

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh và đánh giá cao các đồng chí lãnh đạo Bộ KH&CN cùng các đơn vị đã chuẩn bị tốt báo cáo cho buổi làm việc này. Báo cáo được trình bày rất nghiêm túc, công phu, thẳng thắn, trách nhiệm, phân tích cả những mặt được, chưa được, nguyên nhân và kiến nghị phương hướng, giải pháp sắp tới.

Tổng Bí thư cho rằng, thời gian qua mặc dù điều kiện kinh tế tài chính có hạn, điểm xuất phát thấp nhưng hoạt động KH&CN đã đạt được những thành tựu rất đáng tự hào. Những thành tựu KH&CN bao gồm cả khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, KH&CN, nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng,... đã đóng góp quan trọng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Đường lối, chính sách, luật pháp..., những luận điểm cơ bản, con đường phát triển đi lên của đất nước được vạch rõ trong các văn kiện của Đảng, Cương lĩnh xây dựng đất nước, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội các giai đoạn,... đều phải dựa trên những luận cứ khoa học và thực tiễn. Trước đây nước ta dân ít, ruộng nhiều, nhưng làm không đủ ăn. Bây giờ ruộng đất thu hẹp lại, dân đông hơn (86,7 triệu người), nhưng không những đủ lương thực, mà còn xuất khẩu 7 triệu tấn gạo/năm. Vẫn con người ấy, đồng ruộng ấy, kết quả ấy có được rõ ràng là nhờ KH&CN. Xuất khẩu cà phê, hạt điều..., những thành tựu nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực y tế, công nghiệp, xây dựng,… biết bao công trình đã được xây dựng, đi vào vận hành, phục vụ hiệu quả sản xuất và đời sống của nhân dân, làm thay đổi bộ mặt đất nước. Trình độ dân trí không ngừng được nâng lên. Ngành KH&CN cần tổng kết lại những kết quả đã đạt được, tiếp tục phát huy thành tựu và kinh nghiệm rút ra trong quá trình phát triển, khắc phục những hạn chế, yếu kém để tập trung phát triển KH&CN hơn nữa.

Tổng Bí thư đã nhấn mạnh 7 nội dung ngành KH&CN cần tập trung thực hiện trong thời gian tới. Cụ thể:

Thứ nhất, cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa nhận thức, tư duy về KH&CN trong điều kiện mới.

Thứ hai, đổi mới mạnh mẽ hơn nữa cơ chế chính sách để phát triển KH&CN. Đây là điểm mấu chốt. Cơ chế chính sách bao gồm chính sách đầu tư, cơ chế tài chính, giao kế hoạch, đặt hàng, khoán sản phẩm,… Trong đó, cần nhấn mạnh đổi mới cơ chế tài chính sao cho tập trung được mọi nguồn lực trong nước và nước ngoài.

Thứ ba, đổi mới hệ thống tổ chức làm công tác nghiên cứu triển khai thực hiện nhiệm vụ KH&CN, bao gồm mạng lưới các tổ chức nghiên cứu, doanh nghiệp làm KH&CN cho phù hợp điều kiện kinh tế thị trường.

Thứ tư, đổi mới công tác quản lý, làm sao để phát huy thế mạnh nguồn nhân lực, khuyến khích người tài, tạo môi trường dân chủ và thuận lợi cho cán bộ KH&CN yên tâm công tác. Trong đó, đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của Bộ KH&CN.

Thứ năm, đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác KH&CN, sử dụng cán bộ KH&CN hiện có và có chính sách trọng dụng người tài. Đào tạo nhân lực một số ngành mũi nhọn, lĩnh vực trọng điểm và có chính sách tôn vinh cán bộ KH&CN. Nên chọn một ngày là Ngày KH&CN.

Thứ sáu, phối hợp với các cơ quan, các ngành, các cấp kịp thời và nhịp nhàng hơn, làm các ngành hiểu chúng ta hơn.

Cuối cùng, Tổng Bí thư lưu ý Bộ KH&CN cần hết sức quan tâm chăm lo công tác xây dựng Đảng, xây dựng con người, tổ chức, thực hiện tốt các nghị quyết của Đảng, trong đó có Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về một số vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng hiện nay, coi đây là nhân tố hết sức then chốt để bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Thay mặt lãnh đạo và cán bộ của Bộ KH&CN, Bộ trưởng Nguyễn Quân bày tỏ sự vui mừng được đón Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và lãnh đạo các Ban Đảng Trung ương, các Bộ, ban, ngành; được nghe các ý kiến góp ý tâm huyết, thẳng thắn về công tác quản lý KH&CN và các hoạt động khác của ngành KH&CN, đặc biệt là đánh giá của Tổng Bí thư về kết quả hoạt động KH&CN thời gian vừa qua. Những ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư thực sự rất quan trọng để ngành có thể đổi mới thực sự theo tinh thần của Đề án mà Chính phủ đã giao là đổi mới cơ bản, toàn diện và đồng bộ tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động KH&CN. Với tâm huyết và sự ủng hộ của các đại biểu, các bộ ban, ngành, hy vọng Bộ KH&CN sẽ có nhiều đóng góp mới, đáp ứng được sự kỳ vọng của Đảng, Nhà nước và nhân dân trong thời gian tới.

Nhân chuyến thăm và làm việc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Bộ trưởng Nguyễn Quân đã cùng trồng cây lưu niệm tại trụ sở Bộ KH&CN.

Trích dẫn Cổng thông tin Điện tử Bộ Khoa học và Công nghệ


Bản quyền © 2018 Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
Thiết kế và phát triển bởi HCMGIS
Tổng số truy cập: 11537378