SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Mục tiêu là nâng cao hiệu quả trong triển khai xây dựng chính quyền điện tử và phát triển đô thị thông minh, hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại thành phố Thủ Đức.

Ngày 9/12/2021, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM ký thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2021 – 2025 với UBND thành phố Thủ Đức. Sự thỏa thuận này được kỳ vọng sẽ phát huy tối đa thế mạnh của hai bên, huy động nguồn lực tổng hợp để hỗ trợ nhau thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của mỗi bên, đồng thời góp phần mang lại lợi ích chung cho chính quyền, người dân và doanh nghiệp.

mouthuduc

Phát biểu tại buổi làm việc, bà Chu Vân Hải (Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM) cho biết trong năm 2021, Sở đã phối hợp cùng thành phố Thủ Đức triển khai nhiều hoạt động, trong đó có một số hoạt động về khoa học công nghệ và công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên cơ sở phân tích dữ liệu qua ứng dụng GIS (hệ thống thông tin địa lý).

Trong thời gian sắp tới, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM sẽ tiếp tục hỗ trợ thành phố Thủ Đức tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo vào các hoạt động quản lý, điều hành và phát triển kinh tế - xã hội tại thành phố Thủ Đức, góp phần xây dựng “Thành phố Thủ Đức trở thành đô thị thông minh, sáng tạo; có chất lượng sống tốt, văn minh – hiện đại – nghĩa tình; phát triển nhanh, bền vững”; phát huy khả năng, thế mạnh của hai bên nhằm nâng cao hiệu quả trong triển khai xây dựng chính quyền điện tử và phát triển đô thị thông minh tại thành phố Thủ Đức.

Gửi lời cảm ơn Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM đã tích cực hỗ trợ thành phố Thủ Đức trong thời gian qua, ông Nguyễn Kỳ Phùng (Phó Chủ tịch UBND thành phố Thủ Đức) mong muốn Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM sẽ vận dụng thế mạnh dẫn đầu về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo để hỗ trợ tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn thành phố Thủ Đức.

Không chỉ thế, UBND thành phố Thủ Đức cũng “đặt hàng” Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM 2 chương trình nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo, gồm: (1) Chương trình nghiên cứu Quản lý và phát triển đô thị, (2) Chương trình nghiên cứu Ứng dụng công nghệ phục vụ Đô thị thông minh và chuyển đổi số. Đây là những chương trình nhằm mục tiêu xây dựng thành phố Thủ Đức trở thành đô thị sáng tạo, tương tác cao.

Hai bên cũng sẽ phối hợp triển khai các hoạt động nghiên cứu phát triển và ứng dụng các dịch vụ thành phố thông minh trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin, tự động hóa và trí tuệ nhân tạo trong một số lĩnh vực nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý, các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của các ngành, các cấp, cung cấp các dịch vụ chất lượng cao phục vụ nhu cầu và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân trên địa bàn thành phố Thủ Đức, đẩy mạnh cải cách hành chính phục vụ doanh nghiệp và người dân ngày càng hiệu quả, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao chỉ số cạnh tranh cấp thành phố.

Hoàng Kim (CESTI)

Hoạt động thi công các công trình xây dựng trong điều kiện nền đất yếu, kích thích cộng hưởng sóng đàn hồi lan truyền trong đới đứt gãy sông Sài Gòn có thể gây nên rung chấn nguy hiểm cho các hạ tầng hiện hữu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Đại diện nhóm thực hiện nhiệm vụ khoa học “Nghiên cứu cấu trúc nền đất ba chiều (3D) đến độ sâu 50m khu vực nội thành Thành phố Hồ Chí Minh và hiện trạng hoạt động đứt gãy sông Sài Gòn làm cơ sở cho việc đánh giá rung chấn và quản lý xây dựng” cho biết, đề tài được triển khai nhằm tìm lời giải cho vụ việc vào ngày 21/2/2017 trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM) cùng nhiều nhà cửa, công trình xây dựng xung quanh bất ngờ xảy ra hiện tượng rung lắc khá mạnh, làm ảnh hưởng đến hoạt động giảng dạy - học tập và tâm lý của giáo viên - học sinh, cũng như gây hoang mang, lo lắng cho người dân sinh sống, làm việc trong khu vực. 

Ở thời điểm đó, khi Viện Địa lý tài nguyên TP.HCM (Viện Hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam) thực hiện quan trắc rung động nền đất, thì tất cả tín hiệu rung ghi nhận được đều nằm trong mức độ cho phép trong xây dựng và sản xuất. Trong khi đó, báo cáo của Trung tâm Báo tin Động đất và Sóng thần thuộc Viện Vật lý địa cầu (VAST) cũng khẳng định, cùng thời gian đó không ghi nhận bất kỳ vụ động đất nào trên lãnh thổ Việt Nam, mà có thể do các hoạt động xây dựng công trình xung quanh. 

rchan1

TS Lê Ngọc Thanh, chủ nhiệm nhiệm vụ trình bày về mô hình phân lớp địa chất khu vực TP.HCM

Hiện tượng rung chấn còn diễn ra ở một số khu vực lân cận như quận 7, huyện Nhà Bè và quận 2 cũ (nay là Thành phố Thủ Đức). Các điều tra sau đó cho thấy rung chấn lan truyền theo phương Tây Bắc - Đông Nam trùng phương đứt gãy sông Sài Gòn. Do đó, nguyên nhân gây rung chấn ban đầu được xác định có thể là do việc thi công các công trình trong điều kiện nền đất yếu ở khu vực xung quanh, đã kích thích cộng hưởng sóng đàn hồi lan truyền trong đới đứt gãy sông Sài Gòn như một “kênh dẫn sóng”. Nhiều chuyên gia cho rằng, hiện tượng rung lắc tại khu vực nói trên là hoàn toàn không bình thường, và do đó cần phải được quan tâm nghiên cứu một cách toàn diện hơn. Được biết, trong thời gian xảy ra rung lắc, cách điểm trường Nguyễn Bỉnh Khiêm khoảng 100m đang có thi công một công trình xây dựng với quy mô 2 tầng hầm, 16 tầng nổi. 

Chính xác hóa đứt gãy sông Sài Gòn

Theo đó, nhóm nghiên cứu do TS. Lê Ngọc Thanh thuộc Viện Địa lý tài nguyên TP.HCM làm chủ nhiệm đã tiến hành phân tích đặc điểm cấu trúc nền đến độ sâu 50m khu vực nghiên cứu, đánh giá hiện trạng hoạt động đứt gãy sông Sài Gòn, xây dựng mô hình ba chiều (3D) cấu trúc nền đến độ sâu 50m, đánh giá ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và hoạt động kinh tế - xã hội đến cấu trúc nền và hoạt động đứt gãy sông Sài Gòn, từ đó đề xuất các giải pháp phòng tránh rung chấn và phục vụ quản lý xây dựng.

Đại diện nhóm nghiên cứu khẳng định, kết quả này có thể cung cấp thông tin nhanh chóng và đáng tin cậy về nền đất dưới dạng 3D cho các khu vực xảy ra rung chấn mạnh và đột ngột để có có biện pháp xử lý tình huống thích hợp; mặt khác còn hỗ trợ cho các nhà quy hoạch, thiết kế có được cái nhìn tổng quan về đặc điểm địa chất khu vực dự kiến đầu tư xây dựng công trình.

rchan2

Bản đồ phân loại nền đất TP.HCM theo TCVN 9386:2012

Bên cạnh hoàn thành việc xây dựng mô hình cấu trúc nền đất 3D cho khu vực nghiên cứu đến độ sâu hơn 50m cho khu vực TP.HCM, các chuyên gia tại Viện Địa lý tài nguyên TP.HCM cũng khảo sát sự đứt gãy của đới sông Sài Gòn, để kết hợp phân tích các ảnh hưởng đến sự rung lắc về địa chất.

Trong khu vực nghiên cứu, đất nền loại C phân bố tập trung ở phía Tây ở các quận Bình Thạnh, 3 và 1. Nền đất loại D chiếm diện tích lớn khu vực nghiên cứu, ngoại trừ quận 4. Đặc biệt là phần trung tâm hiện diện đất nền loại S chiếm gần 1/3 diện tích khu vực nghiên cứu, bao gồm trọn quận 4, và một phần các quận 1, 2 và Bình Thạnh.

rchan3

Bản đồ phân loại nền đất khu vực nghiên cứu (theo TCVN 9386:2012)

Báo cáo tại buổi nghiệm thu, TS. Lê Ngọc Thanh cho biết, các bản đồ nền dạng số hóa hệ tọa độ VN2000, tỷ lệ 1/50.000 được thành lập phục vụ cho việc xây dựng và thể hiện cấu trúc nền đất. Trong đó, số liệu thu thập chủ yếu bằng hai cách, khai thác dữ liệu từ những nguồn hiện có, và trực tiếp khoan địa chất công trình. 

rchan4

Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Nhóm nghiên cứu cũng cho biết thêm, khu vực nghiên cứu của đề tài thuộc khu vực nội thành gồm các quận 1, 2, 3, 4 và Bình Thạnh, tuy nhiên để nghiên cứu hiện trạng hoạt động của đứt gãy Sông Sài Gòn thì nhóm đã mở rộng phạm vi nghiên cứu như hình bên dưới.

rchan5

Phạm vi nghiên cứu ảnh hưởng của đứt gãy sông Sài Gòn

Kết quả khảo sát cho thấy, tuy nằm trong vùng chuyển tiếp của địa chất nhưng địa hình TP.HCM tương đốì bình ổn, có dạng bậc theo xu hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Có hai con sông lớn chảy qua địa phận Thành phố: sông Đồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Langbiang (Lâm Đồng), chảy qua rìa Đông, Đông Nam Thành phố; sông Sài Gòn dài 201km, bắt nguồn từ Campuchia, chảy cắt ngang qua Thành phố. Sông Đồng Nai hợp lưu với sông Sài Gòn tại khu vực Nhà Bè, chảy ra Biển Đông theo hai ngã chính là sông Soài Rạp và sông Lòng Tàu. Toàn bộ mạng lưới sông rạch trên địa bàn Thành phố đều chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều.

rchan6

Vị trí các điểm khoan địa chất công trình phục vụ nghiên cứu

Đứt gãy Sông Sài Gòn kéo dài theo phương Tây Bắc – Đông Nam xuyên qua phạm vi nghiên cứu với chiều dài 220km, phát triển gần trùng với hệ thống thung lũng sông Sài Gòn. Đứt gãy đi qua biên giới Việt Nam – Campuchia, men theo rìa hồ Dầu Tiếng tới khu vực Hố Bô, Bến Cỏ (Củ Chi) và tiếp tục chạy qua An Thạnh (Hóc Môn), Gò Xoài, Tân Điền (Thủ Đức), đến khu vực Chánh Nghĩa, Ba Bông (Nhơn Trạch - Đồng Nai), tiến sát Giồng Chùa và núi Lớn, núi Nhỏ (Vũng Tàu), tiếp tục ra biển Cần Giờ và bị khống chế ở đây bởi đứt gãy cấp I Thuận Hải - Minh Hải (Vũng Tàu - Cà Ná).

Kết quả công tác địa vật lý đo sâu từ telua cho thấy, ở khu vực Củ Chi, vị trí đứt gãy Sông Sài Gòn được xác định cách sông Sài Gòn khoảng 3km về phía Tây Nam; dự báo đứt gãy phát triển trong Kainozoi, cắm dốc đứng, hơi nghiêng về phía Tây Nam, với góc dốc từ 77-80o, biểu hiện rõ đến độ sâu trên 10 km. Ở khu vực Nhơn Trạch, vị trí đứt gãy sông Sài Gòn được xác định gần trung tâm tuyến đo, cắm dốc đứng, nghiêng khoảng 10o về phía Tây Nam; dự báo đứt gãy hơi nghiêng về phía Tây Nam, từ 78-81o, biểu hiện rõ đến trên 10 km.

rchan7

Hiện trạng hoạt động đứt gãy Sông Sài Gòn trong khu vực nghiên cứu

Trên ảnh vệ tinh LANDSAT thế hệ 2018-2019, biểu hiện của các photolineament phương Tây Bắc - Đông Nam có liên quan khá mật thiết với đứt gãy Sông Sài Gòn; chiều rộng của dải dị thường trùng với đứt gãy gần 2 km. Trên sơ đồ mật độ độ dài photolineament phương Tây Bắc – Đông Nam đoạn dị thường từ Lái Thiêu đến Gò Xoài dài khoảng 7,8 km (mật độ 1,2 km/km2) cùng phương và cách đứt gãy khoảng 1,1 km về phía Tây Nam. Biên độ ảnh hưởng ở cánh phía Đông Bắc của đứt gãy (trung bình 8km) hẹp hơn cánh phía Tây Nam (trung bình 14km), do đó đứt gãy có hướng cắm dốc về phía Tây Nam và khả năng phần phía Tây Bắc của đứt gãy biểu hiện hoạt động mạnh hơn so với phần phía Đông Nam. Tại khu vực Tương Bình Hiệp (TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) đứt gãy sông Sài Gòn cũng có biểu hiện dịch chuyển phải với biên độ dịch chuyển 1,1 km. Tại khu vực xã Phước An huyện Cần Giờ, đứt gãy Sông Sài Gòn cũng có biểu hiện dịch chuyển phải.

Hiện nay, các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội ở TP.HCM ngày càng gia tăng, kéo theo nhu cầu xây dựng nhà cửa, kết cấu hạ tầng, đặc biệt là các công trình ngầm, metro, đường giao thông", TS. Lê Ngọc Thanh cho biết, "Kết quả nghiên cứu của đề tài mở ra hướng nghiên cứu liên ngành trong nghiên cứu cấu trúc nền đất 3 chiều của một khu vực phục vụ quản lý xây dựng, bao gồm trong đó hoạt động của đứt gãy, từ đó dự báo và đánh giá các hiện tượng rung chấn xảy ra trên địa bàn Thành phố, xác định cái nhìn tổng quan về đặc điểm cấu trúc địa chất nền.".

Cần lưu ý rung chấn từ thiết bị thi công

TS Lê Ngọc Thanh cũng thông tin thêm rằng, có hai yếu tố kích thích gây rung chấn ở TP.HCM là động đất và rung động nhân tạo. Hai nhân tố này đóng vai trò vừa là nguyên nhân trực tiếp, vừa là yếu tố kích hoạt rung chấn xảy ra. Tuy nhiên, do trên địa bàn Thành phố hoạt động động đất không cao, vì thế rung động nhân tạo là nhân tố cần lưu ý. 

Từ đó, nhóm nghiên cứu đề xuất TP.HCM áp dụng các biện pháp kháng chấn theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9386:2012 cho các nền đất đã xác định trong công trình “Phân vùng nhỏ động đất Thành phố Hồ Chí Minh”, áp dụng Tiêu chuẩn TCXD 229:1999 khi xây dựng các công trình có kết cấu và nền đất, để giảm thiểu khuếch đại cường độ rung động do hiện tượng cộng hưởng. Bên cạnh đó, có giải pháp quản lý thiết bị thi công công trình xây dựng gây rung động có công suất lớn như các máy khoan ép, cọc nhồi... (chỉ cho phép vận hành phù hợp với nền đất và công suất phù hợp).

Bên cạnh đó, nhằm tăng cường công tác phòng ngừa và giảm nhẹ thiệt hại do rung chấn, nhóm nghiên cứu cũng kiến nghị Thành phố Hồ Chí Minh sớm tiến hành rà soát các biện pháp kháng chấn và tiêu chuẩn xây dựng của các công trình xây dựng quan trọng trong khu vực nội thành, kiểm tra các thiết bị thi công phù hợp với nền đất tương ứng.

Thông tin liên hệ:
Viện Địa lý tài nguyên TP.HCM
Địa chỉ: 01 Mạc Đĩnh Chi, Q.1, TP.HCM
Điện thoại: (028) 38245955. Email: lnthanh@hcmig.vastvn

 

Nhiệm vụ khoa học công nghệ "Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thiết bị giám sát để điều khiển chế độ sấy lúa tối ưu cho máy sấy tháp" vừa được Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM nghiệm thu sẽ giúp các đơn vị chuyên thu mua lúa gạo đảm bảo ở mức tối đa chất lượng của sản phẩm nông nghiệp.

Thực tế cho thấy, công tác bảo quản sau thu hoạch đối với các sản phẩm nông nghiệp tại Việt Nam nói chung và vùng Đồng bằng Sông Cửu Long nói riêng chưa được đầu tư đúng mức, một phần do sự thiếu hụt về kinh phí đầu tư cho các giải pháp kỹ thuật và công nghệ, một phần do sự chủ quan của các doanh nghiệp thu mua, nhà máy sản xuất - chế biến. Nhận thấy nhu cầu rất lớn từ nhiều doanh nghiệp và đơn vị chuyên thu mua nông sản trong việc nâng cao hơn nữa chất lượng của sản phẩm lúa gạo ở giai đoạn sau thu hoạch, đặc biệt ở khâu sấy lúa, từ sự hỗ trợ kinh phí của Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh,nhóm các nhà chuyên gia và kỹ sư tại công ty TNHH Kỹ thuật Công nghiệp Đồng Tâm đã phát triển, chế tạo và sản xuất thành công trọn bộ giải pháp tối ưu chế độ sấy lúa hạt dài phổ biến ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, đồng thời hoàn thiện chương trình điều khiển tự động quá trình sấy bằng thiết bị hệ thống giám sát tự thiết kế, chế tạo nhằm giảm chi phí và nâng cao chất lượng lúa sau sấy.

maylua

Nguyên mẫu chế tạo giải pháp được trình diễn thực tế tại buổi nghiệm thu

Thạc sỹ Lê Thanh Sơn, chủ nhiệm nhiệm vụ cho biết "sản phẩm hoàn thiện về phần cứng lẫn phần mềm" đã được triển khai thực tế tại Hợp tác xã sản xuất thương mại dịch vụ Green Vina TG (huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) trên cơ sở nghiên cứu, bổ sung trực tiếp các giải pháp cơ khí, điện tử và điều khiển tự động vào hệ thống máy sấy lúa mẫu LAMICO MFD-300-6 với sức chứa 20 tấn/mẻ.

Ngoài ra, bên cạnh giải pháp cơ khí và điện tử được lập trình để giám sát liên tục các thông số chính ảnh hưởng đến hệ thống tháp sấy như độ ẩm lúa đầu vào, nhiệt độ sấy, vận tốc không khí sấy, khối lượng lúa (cần sấy), thời gian sấy thì nhóm nghiên cứu cũng đã phát triển thành công bộ giải thuật đi kèm hệ thống cơ - điện - điều khiển nhiệt nhằm điều khiển tự động quá trình sấy lúa hạt dài. 

maylua1

Tủ điều khiển trung tâm của toàn bộ giải pháp

Cùng với chế độ sấy thủ công, người vận hành máy có thể cung cấp (nhập vào) giá trị ban đầu như khối lượng lúa, độ ẩm, nhiệt độ thành phẩm để hệ thống chủ động đề xuất một số chương trình sấy tối ưu.

Để giám sát toàn bộ các giai đoạn sấy và từ đó thực thi điều chỉnh điều khiển hệ thống chấp hành, hệ thống do công ty Đồng Tâm thiết kế 7 cảm biến (sensor) giám sát, trong đó 6 cảm biến nhiệt độ được bố trí để giám sát nhiệt độ tác nhân sấy từ hệ thống lò đốt trấu gián tiếp và cảm biến được thiết kế chế tạo giám sát nhiệt độ và ẩm độ của khối hạt được điều khiển tự động.

maylua2

Tổng quan thiết kế hệ thống

Kết quả thống kê được nhóm thực hiện nhiệm vụ khoa học công bố tại buổi nghiệm thu vừa diễn ra cuối tháng 10/2021, giải pháp giám sát điều khiển tự động tháp sấy ngang dòng cho mẫu máy MFD-300-6 mà công ty TNHH Kỹ thuật Công nghiệp Đồng Tâm triển khai cho đơn vị HTX Green Vina mang lại hiệu quả: Tăng tỷ lệ gạo nguyên sau xay xát (đạt trên 56%); Tổng thời gian cho 1 mẻ sấy giảm từ 12,25 giờ xuống còn 11,08 giờ (giảm được 1,3 giờ so với quy trình cũ áp dụng); Lượng điện năng tiêu thụ cho 1 mẻ sấy giảm từ 252,8kWh xuống 226,2kWh. Chưa dừng lại ở đó, nhờ quy trình được lập trình, tối ưu và tự động hóa và giao diện thiết kế trên màn hình cảm ứng HMI hướng đối tượng sử dụng dễ thao tác và quan sát, thay vì phải cần 2 nhân công để vận hành 1 mẻ sấy như trước, thì nay chỉ cần 1 nhân công. Ngoài ra, do thời gian sấy giảm nên lượng trấu tiêu thụ cho 1 mẻ sấy giảm được 26% so với trước khi áp dụng các hệ thống và giải pháp của đề tài.

maylua3

Nguyên mẫu bộ chấp hành

Đại diện nhóm nghiên cứu cho biết, giải pháp hoàn chỉnh đã được tích hợp vào máy sấy tháp MFD-300-6, gồm các thành phần như: Tủ điều khiển điều khiển có giao diện màn hình cảm ứng HMI (thiết kế theo yêu cầu); Thiết bị đo độ ẩm trực tuyến (phương pháp đo điện trở); Chương trình điều khiển tự động tích hợp nhiều ngõ ra đều khiển các thiết bị và chương trình giám sát cho phép sao chép dữ liệu quá trình sấy.

Là giải pháp gắn liền với việc giải quyết những khó khăn ghi nhận trong thực tiễn sản xuất, nhóm nghiên cứu đã chủ động khắc phục vấn đề "nghẹt rác" mà nhiều hệ thống sấy lúa phổ dụng đang mắc phải, đặc biệt ở khu vực "trích lúa" để giám sát ẩm độ của khối hạt. 

maylua4

Áp dụng thử nghiệm sản phẩm trên máy sấy mô hình và máy sấy MFD-300-6

Trên màn hình điều khiển của hệ thống, từ máy tính cá nhân hay thiết bị di động, người vận hành sấy hoàn toàn có thể giám sát tức thời các thông số liên quan của toàn tháp sấy, đồng thời chủ động điều chỉnh các thông số liên quan cũng như thiết lập riêng chế độ sấy tối ưu theo kinh nghiệm vận hành tháp sấy để thiết bị tự động đáp ứng. 

Đại diện nhóm nghiên cứu cho biết thêm rằng, các thuật toán đã giúp cho việc điều khiển hệ thống cơ khí - điện tử  được đồng bộ từ đó có thể điều khiển được nhiệt độ tác nhân sấy và vận tốc tác nhân sấy đầu vào của tháp sấy theo các chế độ sấy tối ưu theo từng giai đoạn sấy bám sát theo quá trình giảm độ ẩm hạt của khối lúa trong suốt quá trình sấy. Việc điều khiển thông qua giám sát độ ẩm của khối hạt trong tháp sấy được thực hiện tự động có vai trò quan trọng và có tính quyết định chất lượng hạt gạo thành phẩm trong xay xát. 

Nổi bật với App điều khiển

Cùng với giải pháp cơ khí - điện tử hoàn chỉnh, nhóm nghiên cứu đã hoàn thiện ứng dụng phần mềm MST, có chức năng hiển thị các thông số của quá trình sấy trong máy sấy tháp nhằm hỗ trợ cho người vận hành tháp sấy giám sát quá trình sấy để đạt được kết quả sấy tốt nhất. Phần mềm có các giao diện giúp người vận hành có thể điều chỉnh các chế độ công nghệ sấy cho từng loại lúa khác nhau thông qua việc điều chỉnh trên màn hình cảm ứng.

Phần mềm này có thể điều khiển từ máy tính cá nhân (PC) hay thậm chí qua App trên thiết bị di động thông minh. Cụ thể hơn, phần mềm MST có các chức năng: (1) điều chỉnh thông số thời gian lấy mẫu; (2) Khả năng lưu trữ dữ liệu thông qua cổng USB nhằm phục vụ quá trình nghiên cứu cải tiến chế độ sấy và phục vụ cho quá trình giám sát thời gian sử dụng tháp sấy bằng lịch sử sử dụng; (3) Chức năng cài đặt chế độ và thông số hoạt động máy theo hai chế độ Auto/Manual để điều khiển động cơ bổ sung không khí của buồng hòa trộn tác nhân sấy; (4) Chức năng vẽ đồ thị theo thời gian thực giúp cho người dùng dễ dàng quan sát diễn biến toàn bộ quá trình sấy.(5) Chức năng dự báo kết thúc thời gian sấy cho người dùng.

maylua5

Ứng dụng MST cho phép điều khiển tháp sấy từ xa qua điện thoại thông minh

Tại buổi nghiệm thu đề tài, các thành viên hội đồng đã đánh giá cao sự sáng tạo và tính hiệu quả vận hành của hệ thống, đồng thời cũng khách quan đóng góp một số ý kiến để giải pháp do công ty Đồng Tâm có thể suy nghĩ "nâng cấp" trong tương lai nhằm gắn liền với xu hướng điện toán IoT và nông nghiệp công nghệ cao.

"Hoạt động sử dụng thiết bị của đề tài cũng sẽ giúp cho các nhà nghiên cứu có thể tiếp cận được các quá trình sấy khác nhau trong thực tế sản xuất tại nhiều khu vực chế biến, trong khi đó hệ thống lưu trữ dữ liệu sấy thể hiện ý nghĩa khoa học cao khi các chuyên gia sấy có thể tham khảo dữ liệu sấy thực từ nhà máy chế biến để nghiên cứu xây dựng nhiều quy trình công nghệ sấy cho hiệu quả kinh tế-kỹ thuật cao", Th.S Lê Thanh Sơn thông tin thêm. "Hay nói cách khác, giải pháp thiết bị và công nghệ trong nghiên cứu của đề tài đã giúp tiết kiệm được chi phí thực hiện các thử nghiệm sấy trên mô hình đồng dạng, thay vào đó sẽ có được bộ dữ liệu sấy thực tại nhà máy để xây dựng chế độ sấy tối ưu, từ đó giúp cho khuyến cáo chế độ sát nhất với thực tế sản xuấtkinh doanh. Bài toán tối ưu chế độ sấy sấy sẽ được thực hiện cụ thể cho từng đối tượng máy sấy tháp và nhà máy chế biến có thể cài đặt trực tiếp để đánh giá hiệu quả cho từng mẻ sấy ".

Nhận định về hiệu quả về kinh tế xã hội, Th.S Lê Thanh Sơn khẳng định, việc phát triển và thử nghiệm thành công hệ thống giám sát ứng dụng cho các máy sấy tháp đã và đang mở ra một nhu cầu mới về thiết bị, dịch vụ chăm sóc khách hàng sử dụng thiết bị, hoạt động nghiên cứu đã giúp tăng tính chuyên môn hóa trong thiết bị chế biến sấy lúa dạng tháp hiện nay.

Thông tin liên hệ:
Công ty TNHH Kỹ thuật Công nghiệp Đồng Tâm
Địa chỉ: 125/101/81 Đinh Tiên Hoàng, P.3, Q. Bình Thạnh, TP.HCM
Điện thoại: 028 3773 4328.              Email: info@dtengineering.vn
Website: dtengineering.vn

 

Techmart lần này giới thiệu hơn 210 công nghệ - thiết bị của 60 viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp đang sẵn sàng chuyển giao hoặc chào bán.

Ngày 25/11/2021, Chợ công nghệ và thiết bị chuyên ngành (Techmart) Công nghệ sinh học 2021 đã chính thức ra mắt trên nền tảng trực tuyến tại địa chỉ techmart.techport.vn. Sự kiện do Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN (CESTI, thuộc Sở Khoa học & Công nghệ TP.HCM) tổ chức trong 2 ngày 25-26/11/2021.

211125hk1.jpg

Phát biểu khai mạc Techmart Công nghệ công nghệ 2021, bà Chu Vân Hải (Phó Giám đốc, Sở Khoa học & Công nghệ TP.HCM) cho biết, trong những năm gần đây, năng lực nghiên cứu và triển khai công nghệ sinh học TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung đã có những thành tựu nổi bật với nhiều công trình nghiên cứu công nghệ cao được thế giới công nhận và nhiều công nghệ đã được đưa vào sản xuất. Tuy nhiên, để đạt được những mục tiêu mà chính phủ đề ra, cần có sự triển khai đồng bộ của các cơ quan quản lý, các đơn vị nghiên cứu, doanh nghiệp nhằm thúc đẩy mạnh mẽ nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học trong các lĩnh vực sản xuất và đời sống. Do đó, Sở Khoa học và Công nghệ đã giao CESTI tổ chức các kỳ Techmart định kỳ hàng năm nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, hỗ trợ đưa sản phẩm từ các viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp công nghệ ra thị trường, phục vụ nhu cầu ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo trong hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.

211125hk2.jpg

Bà Chu Vân Hải Phó (Phó Giám đốc, Sở Khoa học & Công nghệ TP.HCM) phát biểu khai mạc Techmart Công nghệ công nghệ 2021

Năm nay, để đáp ứng tốt yêu cầu giãn cách xã hội do dịch bệnh đồng thời thích ứng với xu thế chung về chuyển đổi số của Thành phố và cả nước, Techmart Công nghệ sinh học 2021 được tổ chức trên nền tảng trực tuyến với không gian triển lãm được thiết kế sinh động, có tính tương tác cao giúp khách hàng, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận thông tin công nghệ, tham dự các hội thảo trình diễn công nghệ và được tương tác, tư vấn các vấn đề công nghệ với chuyên gia.

Bà Bùi Thanh Bằng (Giám đốc CESTI) cho biết, Techmart Công nghệ sinh học 2021 sẽ giới thiệu đến khách tham quan hơn 210 công nghệ - thiết bị của 60 viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp đang sẵn sàng chuyển giao hoặc chào bán. Bên cạnh đó, sẽ có 22 chuyên đề hội thảo giới thiệu công nghệ trong suốt hai ngày diễn ra Techmart. Đặc biệt, từ kết quả khảo sát các doanh nghiệp tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam, Ban tổ chức Techmart tổ chức khu vực tư vấn với sự tham gia của 08 chuyên gia nhiều kinh nghiệm hỗ trợ giải đáp yêu cầu công nghệ cho doanh nghiệp ngay tại sự kiện. Các yêu cầu công nghệ sẽ tiếp tục được Sàn giao dịch công nghệ hỗ trợ tư vấn, kết nối sau Techmart để đi đến ký kết thành công các hợp đồng mua bán, chuyển giao công nghệ.

Cụ thể, khu vực hội thảo/hội nghị với các phòng sự kiện/hội thảo/hội nghị trực tuyến sẽ diễn ra 22 chuyên đề hội thảo trình diễn công nghệ như: Công nghệ sản xuất thuốc từ tế bào gốc trung mô người “off-the-shelf” ở Việt Nam trong điều trị các bệnh tự miễn; Công nghệ tế bào gốc thực vật (hoa hồng, gạo...) tiên tiến ứng dụng trong sản xuất mỹ phẩm; Thiết bị khử khuẩn Airtech: Giải pháp phòng dịch Covid-19 hiệu quả; Ứng dụng thiết bị phân tích chất lượng nước theo chỉ tiêu tổng lượng cacbon hữu cơ (TOC) phục vụ trong sản xuất dược phẩm; Giải pháp cung cấp nước siêu tinh khiết, bảo quản và ủ ấm cho các thiết bị trong phòng thí nghiệm sinh học; Công nghệ giải trình tự DNA thế hệ mới và tiềm năng ứng dụng trong nông nghiệp; Giải pháp xét nghiệm trong an toàn thực phẩm, các sản phẩm ứng dụng công nghệ sinh học, truy xuất nguồn gốc cho nông sản xuất cảng; Tăng cường quản lý phế phụ phẩm nông nghiệp bằng giải pháp đổi mới sáng tạo trong nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vi sinh vật;… Các tính năng tương tác tại phòng hội thảo cho phép xem lịch và chọn sự kiện tham gia, xem thông tin về diễn giả, xem thông tin về hội thảo, tải các tài liệu, vào phòng hội thảo, liên hệ khi cần hỗ trợ,…

211125hk3.jpg

Khu vực tư vấn chuyên gia gồm 8 phòng tư vấn online với đội ngũ chuyên gia đầu ngành đến từ các trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Công nghiệp, ĐH Nông Lâm, ĐH Nguyễn Tất Thành, Viện Khoa học Ứng dụng HUTECH,… sẽ tư vấn miễn phí về công nghệ và các vấn đề liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, giải đáp những vướng mắc trong quá trình tìm hiểu, mua bán, chuyển giao các công nghệ thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học. Khu tư vấn với đội ngũ chuyên gia thường trực tư vấn trực tuyến và trực tiếp (tại 79 Trương Định, P. Bến Thành, Q.1) là một trong những điểm thu hút của Techmart được doanh nghiệp quan tâm. Các tính năng tương tác của phòng tư vấn online là chọn phòng tư vấn, xem lịch tư vấn, đăng ký lịch tư vấn, liên hệ khi cần hỗ trợ, xem thông tin về chuyên gia, tải các tài liệu,…

Techmart Công nghệ sinh học 2021 được tổ chức nhằm kết nối các bên cung cầu công nghệ, đưa sản phẩm từ các viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp công nghệ ra thị trường phục vụ nhu cầu ứng dụng công nghệ trong hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Trước đó, Techmart Công nghệ sau thu hoạch 2021 đã được tổ chức thành công trên nền tảng trực tuyến, thu hút hàng chục ngàn lượt khách tham quan, tham dự và tương tác, góp phần phục vụ cộng đồng kết nối, chuyển giao công nghệ, thích ứng với giai đoạn dịch bệnh và xu thế chung về chuyển đổi số.

Hoàng Kim (CESTI)

Chỉ với vài thao tác click chọn đơn giản, người dùng có thể trải nghiệm tham quan, tương tác, tìm kiếm các sản phẩm, giải pháp công nghệ và thiết bị (CN&TB) đa dạng, cũng như “đặt hàng” về tư vấn, kết nối chuyển giao công nghệ tại nền tảng triển lãm Techmart online.

Với sự tham gia của hơn 60 nhà cung ứng là các doanh nghiệp, viện trường, Techmart Công nghệ sinh học 2021 sẽ giới thiệu hơn 170 CN&TB trong và ngoài nước sẵn sàng chuyển giao. Sự kiện do Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ (CESTI) tổ chức trong hai ngày 25&26/11/2021 bằng hình thức trực tuyến.

Theo đó, người dùng có thể truy cập vào nền tảng triển lãm Techmart trực tuyến (bằng máy tính hoặc điện thoại di động) và trải nghiệm tham quan, tương tác tại các khu vực tương ứng với 3 hoạt động chính của Techmart. Cụ thể, tại sảnh triển lãm/sảnh chờ (không gian động), người dùng có thể chọn tham quan từng khu vực như: khu vực trưng bày/triển lãm, khu vực hội thảo/hội nghị, khu vực tư vấn chuyên gia. Đồng thời, chỉ với vài thao tác click chọn đơn giản, khách hàng có thể liên hệ Ban tổ chức, trao đổi với doanh nghiệp tại các gian triển lãm, tải tài liệu sự kiện, xem bản đồ toàn triển lãm, xem video giới thiệu công nghệ...

Khu trưng bày/triển lãm online được bố trí thành các khu tham quan theo chủ đề như: CN&TB ứng dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm; CN&TB ứng dụng trong xử lý môi trường; CN&TB ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp; CN&TB ứng dụng trong lĩnh vực y - dược. Người dùng có thể click chọn vào từng khu tham quan và xem thông tin các gian hàng online, xem thông tin giới thiệu doanh nghiệp và các sản phẩm dịch vụ (video/audio/tài liệu), tìm kiếm CN&TB và liên hệ bằng call/chat... Sau thời gian hai ngày diễn ra, các thông tin triển lãm sẽ được lưu trữ trong 6 tháng để khách hàng có thể tự do truy cập, liên hệ với các nhà cung ứng và đặt vấn đề về chuyển giao công nghệ.

tmcnsh2021.jpg

Một gian hàng tại khu vực triển lãm của Techmart Công nghệ sinh học trực tuyến 2021.

Khu vực hội thảo/hội nghị với các phòng sự kiện/hội thảo/hội nghị trực tuyến sẽ diễn ra 22 chuyên đề hội thảo trình diễn công nghệ như: Công nghệ sản xuất thuốc từ tế bào gốc trung mô người “off-the-shelf” ở Việt Nam trong điều trị các bệnh tự miễn; Công nghệ tế bào gốc thực vật (hoa hồng, gạo...) tiên tiến ứng dụng trong sản xuất mỹ phẩm; Thiết bị khử khuẩn Airtech: Giải pháp phòng dịch Covid-19 hiệu quả; Ứng dụng thiết bị phân tích chất lượng nước theo chỉ tiêu tổng lượng cacbon hữu cơ (TOC) phục vụ trong sản xuất dược phẩm; Giải pháp cung cấp nước siêu tinh khiết, bảo quản và ủ ấm cho các thiết bị trong phòng thí nghiệm sinh học; Công nghệ giải trình tự DNA thế hệ mới và tiềm năng ứng dụng trong nông nghiệp; Giải pháp xét nghiệm trong an toàn thực phẩm, các sản phẩm ứng dụng công nghệ sinh học, truy xuất nguồn gốc cho nông sản xuất cảng; Tăng cường quản lý phế phụ phẩm nông nghiệp bằng giải pháp đổi mới sáng tạo trong nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vi sinh vật;… Các tính năng tương tác tại phòng hội thảo cho phép xem lịch và chọn sự kiện tham gia, xem thông tin về diễn giả, xem thông tin về hội thảo, tải các tài liệu, vào phòng hội thảo, liên hệ khi cần hỗ trợ,…

Khu vực tư vấn chuyên gia gồm 8 phòng tư vấn online với đội ngũ chuyên gia đầu ngành đến từ các trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Công nghiệp, ĐH Nông Lâm, ĐH Nguyễn Tất Thành, Viện Khoa học Ứng dụng HUTECH,… sẽ tư vấn miễn phí về công nghệ và các vấn đề liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, giải đáp những vướng mắc trong quá trình tìm hiểu, mua bán, chuyển giao các công nghệ thuộc lĩnh vực công nghệ sinh học. Khu tư vấn với đội ngũ chuyên gia thường trực tư vấn trực tuyến và trực tiếp (tại 79 Trương Định, P. Bến Thành, Q.1) là một trong những điểm thu hút của Techmart được doanh nghiệp quan tâm. Các tính năng tương tác của phòng tư vấn online là chọn phòng tư vấn, xem lịch tư vấn, đăng ký lịch tư vấn, liên hệ khi cần hỗ trợ, xem thông tin về chuyên gia, tải các tài liệu,…

Techmart Công nghệ sinh học 2021 được tổ chức nhằm kết nối các bên cung cầu công nghệ, đưa sản phẩm từ các viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp công nghệ ra thị trường phục vụ nhu cầu ứng dụng công nghệ trong hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Trước đó, Techmart Công nghệ sau thu hoạch 2021 đã được tổ chức thành công trên nền tảng trực tuyến, thu hút hàng chục ngàn lượt khách tham quan, tham dự và tương tác, góp phần phục vụ cộng đồng kết nối, chuyển giao công nghệ, thích ứng với giai đoạn dịch bệnh và xu thế chung về chuyển đổi số. 

Lễ khai mạc Techmart Công nghệ sinh học 2021 sẽ diễn ra lúc 8g30 ngày 25/11/2021. Với việc ứng dụng chuyển đổi số trong các hoạt động tổ chức triển lãm, hội thảo, CESTI mong muốn Techmart lần này sẽ tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ các hoạt động ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo cũng như thúc đẩy quá trình tương tác, trao đổi mua bán, chuyển giao công nghệ và thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghệ sinh học.

Chi tiết về Techmart Công nghệ sinh học vui lòng liên hệ:

Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN TP.HCM

Phòng Giao dịch công nghệ

79 Trương Định, Phường Bến Thành, Quận 1, TP.HCM

Điện thoại: (028) 3521 0735 – 3822 1635

Fax: (028) 3829 1957. Email: duykhanh@cesti.gov.vn

Mobile: 079 652 3381 (gặp anh Khanh)

Lam Vân (CESTI)

Vi mạch SoC FPGA là nền tảng để phát triển Gateway cho các ứng dụng xử lý tốc độ cao có kết hợp với mã hóa và giải mã với các IP phần cứng.

Sự phát triển công nghệ nhanh chóng trong lĩnh vực thiết kế vi mạch và nhu cầu đa dạng trong việc phát triển các dạng vi mạch dùng cho IoT (Internet of Things) đã tạo thúc đẩy mạnh mẽ các phương pháp thiết kế vi mạch theo hướng tích hợp MCU (thường là ARM) và FPGA vào trong cùng một chip gọi là SoC FPGA. Bởi lẽ, SoC FPGA sở hữu nhiều ưu điểm như dễ dàng đáp ứng các yêu cầu ứng dụng IoT về thời gian thiết kế ra sản phẩm nhanh, linh hoạt cả phần cứng và phần mềm, đáp ứng nhu cầu phát triển đa dạng các Gateway IoT thông qua việc thực hiện các chức năng chuyển mạch linh hoạt và bảo mật với khả năng cho phép thay đổi cấu hình từ xa. Hơn thế nữa, dựa vào việc tích hợp các bộ mã hóa và giải mã mật mã thực hiện trên FPGA với thế mạnh phần mềm vốn có của các lõi ARM, các hệ thống SoC FPGA có thể thực hiện các chức năng mã hóa dữ liệu ở tốc độ cao bằng phần cứng tích hợp với bộ xử lý ARM.

Thực tế, nhu cầu thiết kế một nền tảng IoT (IoT platform) đủ mạnh có thể hỗ trợ cho việc thử nghiệm và phát triển các thành phần trong lĩnh vực thiết kế vi mạch trong IoT là cần thiết. Ở thời điểm hiện tại, việc nghiên cứu và sử dụng SoC FPGA trong các ứng dụng IoT phát triển khá mạnh, điển hình là hai công ty dẫn đầu về lĩnh vực này là Intel và Xilinx đã tạo ra đa dạng các SoC FPGA cho các ứng dụng khác nhau trong lĩnh vực IoT. Tuy nhiên, việc sử dụng SoC FPGA để thiết kế vi mạch có hiệu suất cao dùng cho các ứng dụng IoT có thể hỗ trợ trên diện rộng các chuẩn giao tiếp (có tăng cường tính năng bảo mật thông tin) vẫn chưa được nghiên cứu nhiều do hướng tiếp cận này còn khá mới.

Hơn thế, an toàn và bảo mật thông tin trong IoT là một nhu cầu vô cùng cấp thiết, nhất là về các kỹ thuật mã hóa, giải mã mật mã trên phần cứng.

Làm chủ công nghệ thiết kế SoC FPGA

Nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQG TP.HCM) do TS. Huỳnh Hữu Thuận làm chủ nhiệm đã thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ “Thiết kế vi mạch dùng SoC FPGA cho các ứng dụng IoT có tính bảo mật cao”. Vi mạch đã được hiện thực hóa để kiểm chứng bằng sản phẩm mẫu là IoT platform (dùng cho hệ thống báo cháy) sử dụng SoC FPGA hỗ trợ mã hóa/giải mã mật mã với các chuẩn giao tiếp IoT (gồm Lora, Wi-Fi, BLE) và các giao tiếp ngoại vi (SPI, I2C, UART, GPIO). 

Cụ thể, nhóm đã xây dựng quy trình thiết kế vi mạch dùng SoC FPGA, biên dịch, thực hiện quá trình truyền dữ liệu giữa SoC ARM và FPGA; nghiên cứu thực hiện các lõi mã hóa/giải mã dữ liệu chạy trên SoC FPGA ở tốc độ 150-300 Mbps. Vi mạch kết hợp lõi ARM bên trong FPGA và kỹ thuật DMA cho phép các khối phần cứng mã hóa/giải mã mật mã và các IP giao tiếp chạy ở tốc độ cao. Tốc độ này cho phép hệ thống được thiết kế có thể dùng cho nhiều ứng dụng khác nhau trong lĩnh vực an ninh thông tin và hoàn toàn phù hợp cho các ứng dụng xử lý tín hiệu theo thời gian thực.

iot1

 Hệ thống đầy đủ của SoC FPGA

Hệ thống đầy đủ của SoC FPGA bao gồm 3 IP: AES-128, SHA-2 256 RSA-1024 bit, và các IP giao tiếp với ngoại vi như SPI, I2C, UART và USB Dongle WiFi.

Ứng dụng sản phẩm mẫu IoT platform trong hệ thống báo cháy tự động 

Hệ thống báo cháy được triển khai dựa trên công nghệ BLE Mesh, nên các thiết bị trong hệ thống cũng hoạt động cơ bản dựa trên kiến trúc mạng của công nghệ này. Tuy nhiên, nhóm đã tối ưu các Node để phục vụ riêng cho việc báo cháy, hỗ trợ giám sát bằng ứng dụng Fire Alarm (báo cháy) trên điện thoại thông minh chạy hệ điều hành Android.

Kiến trúc mạng của hệ thống báo cháy được triển khai theo kiến trúc phân tầng thiết bị, bao gồm 2 tầng chính gồm: tầng Gateway – Friend (chịu trách nhiệm chính trong việc xử lý dữ liệu, đưa ra thông báo tới người dùng) và tầng Friend - Low Power (chịu trách nhiệm chính trong việc thu thập dữ liệu cũng như phát hiện các dấu hiệu của sự cố).

iot2

Kiến trúc mạng của hệ thống báo cháy

Với kiến trúc mạng này, dữ liệu từ LPN (Low Power Node) chỉ được gửi trực tiếp tới Friend Node và chỉ Friend Node mới gửi dữ liệu đến Gateway Node mà thôi, giúp người dùng có thể dễ dàng quản lý hoạt động cũng như sửa chữa hay nâng cấp hệ thống. Có thể hình dung đơn giản, mỗi tầng của một toà nhà sẽ bao gồm một Friend Node và nhiều LPN, các tầng này liên kết với nhau nhờ hoạt động của các Friend Node và Gateway Node. Khi một thiết bị LPN bị hư hỏng, người dùng chỉ việc đơn giản thay thế chúng mà không cần quan tâm việc ảnh hưởng đến hoạt động của các Node còn lại trong mạng. Điều này giúp hệ thống trở nên linh động hơn, mang nhiều ý nghĩa phục vụ cho việc mở rộng cũng như nâng cấp thêm chức năng mới về sau.

iot3

Mạch PCB cho radio board kết nối với sensor báo cháy

Khi LPN phát hiện dấu hiệu xảy ra đám cháy, sẽ ngay lập tức gửi gói tin đến Friend Node được đặt ở vị trí lân cận. Sau đó, Friend Node sẽ gửi trực tiếp hoặc thông qua cơ chế Relay và chuyển tiếp gói tin này đến Gateway. Gói tin này được gửi đến smartphone, giúp người dùng có thể nhận biết và đưa ra biện pháp xử lý kịp thời. Thời gian truyền gói tin đến Gateway Node xấp xỉ 2 giây. Khoảng cách truyền tín hiệu tốt nhất giữa 2 thiết bị trong mạng là 50m, có thể mở rộng lên đến 120m, tuy nhiên ở khoảng cách này, tín hiệu truyền đi sẽ không tốt, hay bị chập chờn dẫn đến mất gói tin. Với khoảng cách thực tế như trên, hệ thống báo cháy hoàn toàn phù hợp để triển khai ở các tòa nhà cao tầng (chiều cao mỗi tầng thường không quá 10m).

Gói tín được bảo mã hóa 2 lớp với 2 khóa là AppSKey và NwkSKey, trong đó AppSKey dùng để mã hóa phần dữ liệu cần truyền, còn NwkSkey dùng để tính 4-byte MIC của gói tín để nâng cao bảo mật trên đường mạng. Gói tin được kiểm tra phần mã hóa mạng trước bằng cách tính lại giá trị 4-byte MIC và so sánh với 4-byte MIC nhận được, nếu quá trình so sánh đúng thì phần mã hóa dữ liệu sử dụng khóa AppSKey sẽ thực thi. Dữ liệu sau khi được nhận và xử lý bởi Gateway sẽ được cập nhật lên cloud.

Việc thiết kế thành công vi mạch SoC FPGA với các thuật toán mã hóa/giải mã mật mã (nhằm đảm bảo sự an toàn trong truyền thông tin) có kết hợp với các thành phần ngoại vi khác để thực hiện thành một platform ứng dụng trong lĩnh vực IoT sẽ có vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực dân sự lẫn quân sự. Hiện nay, các vi mạch liên quan đến lĩnh vực này đều được phát triển ở nước ngoài. Do đó, việc nghiên cứu và thiết kế vi mạch thâm nhập đến các lĩnh vực này là một bước khởi đầu quan trọng trong việc tiếp cận tiến đến làm chủ lĩnh vực công nghệ cao.

iot4

Hệ thống thiết bị ngoại vi trên vi mạch

Theo TS. Huỳnh Hữu Thuận, vi mạch SoC FPGA sẽ là nền tảng để phát triển Gateway cho các ứng dụng xử lý tốc độ cao có kết hợp với mã hóa và giải mã mật mã với các IP phần cứng của các ứng dụng được phát triển thêm vào, tồn tại song song với các IP hiện có trong SoC FPGA. Các doanh nghiệp tiếp nhận chuyển giao công nghệ cũng có thể thay thế lõi ARM bên trong SoC FPGA bằng lõi RISC V để tạo ra một hệ thống hoàn chỉnh.

 

Thông tin liên hệ:

Khoa Điện tử - Viễn thông, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TPHCM

Điện thoại: (028) 38356464
E-mail: hhthuan@hcmus.edu.vn
Website: www.fetel.hcmus.edu.vn

 

Khi không vướng nhiều áp lực, có khả năng giảng dạy tốt và sự hài lòng với công việc, giáo viên sẽ có nhiều khả năng sáng tạo, mang lại nhiều giá trị cho học sinh, nhà trường và xã hội hơn. 

Vai trò của nhà giáo hiện nay đã có nhiều thay đổi khi mà việc dạy học không còn dựa chủ yếu vào thuyết giảng trên lớp, mà chuyển thành cung cấp các trải nghiệm học tập bổ ích, phong phú và độc đáo; môi trường học tập thoát khỏi phạm vi lớp học, mở rộng đến gia đình, cộng đồng và thế giới; học sinh (HS) cũng không còn là người tiếp nhận kiến thức thụ động mà là người sáng tạo chủ động các tri thức, là trung tâm của học tập suốt đời.

Khi nghiên cứu về nhóm đối tượng là giáo viên PTTH ở TP.HCM, TS. Phạm Thị Hương (Viện Nghiên cứu Giáo dục - Đại học Sư phạm TP.HCM) cùng các cộng sự đã nhận ra rằng các thầy cô chịu áp lực nhiều nhất từ các công việc hành chính, khối lượng công việc, áp lực liên quan đến chuyên môn, rồi đến áp lực từ ứng xử, thái độ của học sinh, và cuối cùng là áp lực kinh tế.

gvnal

Nhà giáo – Nghề nhiều áp lực

Hiện nay, giáo viên (GV) đóng nhiều vai trò, như người thiết kế và hướng dẫn học sinh, thậm chí từng học sinh, thông qua các cơ hội học tập; như người hợp tác/cộng tác với học sinh thông qua việc áp dụng công nghệ, phương pháp và kỹ thuật mới và liên tục thay đổi trong dạy và học; như người tư vấn giúp học sinh thu thập, xử lý, xét đoán, phê phán, chọn lọc thông tin hữu ích, đúng đắn.”, TS. Phạm Thị Hương chia sẻ. 

Theo đó, trách nhiệm quan trọng nhất của nhà giáo là tìm ra và kiến tạo các kinh nghiệm giáo dục cho phép học sinh giải quyết các vấn đề của thế giới thực và thể hiện các ý tưởng lớn, kỹ năng mạnh, khí chất và tư duy đạt chuẩn giáo dục. Nhà giáo còn phải gương mẫu và tạo cảm hứng cho học tập suốt đời. Do đó, dạy học được xem là một nghề đầy thách thức và nhiều áp lực.

gvnal1

Áp lực công việc được nhóm nghiên cứu chỉ ra bao gồm nhiều yếu tố, chủ yếu là áp lực hành chính, thái độ và ứng xử của học sinh, áp lực chuyên môn, và việc dạy thêm. Đáng mừng là dù có áp lực nhưng gần như tất cả GV được phỏng vấn (trừ một trường hợp) không bị áp lực quá đến nỗi phải sử dụng liệu pháp trị liệu nhằm giảm căng thẳng. Từ đó họ cũng chia sẻ cách cân bằng cuộc sống và công việc. Khi chia sẻ về mức độ áp lực của các loại hình áp lực khác nhau, hầu hết GV đề cập nhiều nhất đến áp lực hành chính, kế đến là khối lượng công việc và chuyên môn, rồi mới đến ứng xử và hành vi của học sinh, cuối cùng là vấn đề kinh tế (lương).

Công việc hành chính thực sự là nhân tố áp lực hàng đầu trong công việc của giáo viên. Sổ sách, báo cáo, lịch trình, kế hoạch… là các thứ mà GV phải hoàn thành theo đúng quy định và thời hạn, nhưng chỉ có cách dành nhiều thời gian (ngoài giờ) thì mới hoàn thành, hặc ứng phó bằng cách làm cho có, cho đủ hình thức. Điều đáng nói là, nhiều việc liên quan đến hành chính được cho là không thực sự gắn liền hoặc có vai trò rất thấp đối với chất lượng giảng dạy, mục tiêu đào tạo trong khi GV phải tiêu tốn nhiều công sức và thời gian. Nhiều GV phản ánh việc bị áp lực lớn từ các công tác hành chính rườm rà, nhiêu khê. Thậm chí, các thầy cô còn cho rằng đây chính là áp lực lớn nhất trong công tác giảng dạy. Do đó, việc cải tiến, tinh giản, đổi mới công việc hành chính của GV cần được quan tâm, tiến hành mạnh hơn nữa.

Báo cáo cũng lấy ý kiến của nhóm HS, đề cập đến phương pháp dạy học, điểm số và hoạt động ngoại khóa. HS có xu hướng đồng ý làm thêm bài tập ở nhà là tốt nhưng mong muốn đổi mới hình thức tự học ở nhà như làm bài tập nhóm, dự án, tự tìm hiểu theo chủ đề của bài học thay vì giải đề và các bài tập như ở trên lớp. HS thích các giá trị của hoạt động ngoại khóa, kỳ vọng được đổi mới phương pháp dạy học và cải tiến cách kiểm tra đánh giá.

Tuy nhiên, việc thay đổi phương pháp giảng dạy không hề dễ dàng khi 3 yếu tố (gồm việc học thêm, tình trạng học lệch và phong cách học thụ động) dường như đã phản ánh toàn cảnh bức tranh về việc học của HS ở các trường THPT hiện nay. Áp lực thi cử theo từng nhóm môn dẫn đến việc học lệch của HS thiên về định hướng thi tốt nghiệp phổ thông và lấy điểm xét tuyển đại học. Theo nhóm nghiên cứu, có lẽ áp lực điểm số, thành tích đang là vấn đề cần nghiên cứu sâu để có thể kiến nghị chính sách vĩ mô liên quan. Việc dạy và học khó có thể đổi mới nếu như cấu phần còn lại là kiểm tra đánh giá, thi cử, các kỳ thi mang tính giải trình cao chưa đổi mới. Những nỗ lực đào tạo bồi dưỡng phương pháp dạy học mới cho GV sẽ chỉ là phần ngọn và khó áp dụng vào hoạt động dạy học hằng ngày.

Kết quả phỏng vấn GV về sự hài lòng với nghề giáo cho thấy có 2 yếu tố chính: lòng yêu nghề (được làm nghề đã chọn) và sự gắn kết với học sinh (bao gồm sự thành công của HS và mối quan hệ tình cảm với HS). Những yếu tố khác bao gồm tiền lương, công nhận và cơ hội thăng tiến. Chính các chủ đề này một lần nữa khẳng định đặc thù của nghề giáo, dù nhiều GV chia sẻ từng có mong muốn bỏ nghề khi thực tế lương của GV thấp hơn các nghề khác trong xã hội. 

gvnal2

Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học “Ảnh hưởng của môi trường nhà trường đến sự thỏa mãn nghề nghiệp của giáo viên trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” được tiến hành thông qua nguồn dữ liệu là các hồi đáp (từ bản hỏi) thu trực tiếp từ các giáo viên thuộc 7 trường THPT trên địa bàn TP.HCM (02 trường ngoại thành và 05 trường nội thành, sau khi rà soát và làm sạch, có 4.038 hồi đáp đạt yêu cầu cho phân tích. Quá trình phân tích gồm 03 công đoạn: (1) Phân tích dữ liệu để kiểm định thang đo, mô hình và các giả thuyết nghiên cứu bằng phương pháp EFA và PLS-SEM; (2) Phân tích đa nhóm PLS-SEM để phát hiện sự khác biệt các môi quan hệ giữa các biến ngoại tác và nội sinh theo các biến phân loại, (3) Trình bày kết quả thống kê mô tả các biến trong mô hình (dựa vào kết quả thang đo đã kiểm định) cho toàn mẫu và khám phá sự khác biệt các biến đó theo các biến phân loại.

Giải tỏa áp lực cho nhà giáo

Theo sau chính sách tiền lương, nhóm nghiên cứu đã đề xuất một số biện pháp giảm áp lực công việc cho GV, được xây dựng từ kết quả của nhiệm vụ, liên quan đến các quy định chính sách, chiến lược phát triển đội ngũ nhân sự và các giải pháp quản trị nhà trường THPT (sự lãnh đạo của hiệu trưởng, thái độ hành vi của học sinh trong trường lớp, đổi mới phương thức giảng dạy, sự quan tâm nghề nghiệp và tự tin năng lực bản thân). Theo đó, nơi tiếp nhận kết quả nghiên cứu của đề tài là Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM có thể triển khai cho các trường THPT trên địa bàn Thành phố.

Dựa trên 2 đặc điểm chính gồm màu sắc và kích thước, máy hỗ trợ phân loại nhanh nông sản ở mức công suất hàng tấn mỗi giờ trở lên.

Ngày 12/11/2021, Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ (CESTI, thuộc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM) phối hợp với Công ty TNHH Công nghệ Tầm nhìn HHC tổ chức hội thảo giới thiệu: “Máy phân loại màu giúp tối ưu chất lượng nông sản, thực phẩm”. Hội thảo là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện triển khai Tháng cao điểm thực hiện chủ đề năm 2021 “Năm xây dựng chính quyền đô thị và cải thiện môi trường đầu tư”.

Báo cáo tại buổi hội thảo, ông Trần An (Giám đốc Công ty HHC) cho biết máy phân loại màu bằng quang điện tử được trang bị hệ thống cảm biến màu sắc, có khả năng tính toán và phân tích bằng phần mềm chuyên biệt của máy tính điện tử nên phát hiện được những đặc điểm sai biệt về màu sắc của nông sản (đặc biệt là các loại hạt như thóc, cà phê, điều…), đồng thời dựa vào đặc điểm khác biệt về kích thước của các loại hạt để phân loại nông sản thành những nhóm đồng nhất về màu sắc và kích thước, đáp ứng các tiêu chuẩn phân loại cho nông sản xuất khẩu hoặc đáp ứng yêu cầu về sự đồng nhất nguyên liệu đầu vào cho sản xuất - chế biến thực phẩm.

Máy phân loại màu bằng quang điện tử có nhiều ưu điểm như: phân loại màu sắc với tỷ lệ chính xác cao và, dễ dàng xử lý phân loại lượng lớn hàng hóa trong thời gian ngắn mà không phụ thuộc nhân công, có thể phân loại hàng hóa theo hình dạng hoặc kích thước, dễ kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm ở khâu phân loại. Do vậy, máy thường được sử dụng để lựa chọn những nông sản đạt chất lượng tốt nhất. Sau đó, những loại máy phân loại khác như cơ – điện sẽ phân loại các sản phẩm có chất lượng thấp hơn. Đó cũng là giải pháp phân loại kết hợp để giải quyết bài toán phân loại triệt để các mặt hàng nông sản mà các nhà máy, cơ sở sản xuất nông nghiệp đang lựa chọn (để tối ưu quy trình và thời gian sản xuất, phân loại được mọi loại hàng với nhiều đặc điểm khác nhau).

211113hk1.jpg

Đặc trưng của máy là hao mòn về cơ khí thấp, ít lỗi vặt, sử dụng linh kiện có độ bền cao nên rất bền bỉ, độ tin cậy tốt trong thời gian dài (trên 5 năm). Phần mềm điều khiển máy có giao diện tiếng Việt, dễ thao tác và sử dụng trên màn hình cảm ứng, dễ thiết lập các tham số điều khiển (độ nhạy, kích thước, chấm kim… tùy theo loại hạt) cũng như thời gian lau kính (vệ sinh bụi bám), mở van khí nén… Máy vận hành hoàn toàn tự động, hỗ trợ cài đặt thông minh và có thể điều khiển từ xa, nên là giải pháp phù hợp để góp phần kiểm soát và nâng cao chất lượng cho nông sản, thực phẩm.

Máy đã được ứng dụng nhiều để phân loại tự động nhiều loại hạt như lúa, gạo, cà phê, điều… ở đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước. Máy giúp giảm thời gian phân loại do có thể đạt công suất ở mức hàng tấn mỗi giờ trở lên, giảm lượng nhân công phân loại thủ công, phù hợp với quy mô sản xuất hộ gia đình, hợp tác xã và sản xuất công nghiệp.

Tùy theo nhu cầu của khách hàng, nhà cung ứng sẽ tư vấn các loại máy có công suất và kích thước khác nhau. Sản phẩm được bảo hành 1 năm, bảo trì nhanh trong vòng 3-6 giờ tùy theo vị trí địa lý. Khách hàng có thể mua dịch vụ bảo trì theo năm với chi phí khá rẻ, chỉ khoảng 1 triệu đồng/năm.

Hoàng Kim (CESTI)

Đến nay, TP.HCM đã ban hành nhiều chính sách, từng bước hình thành và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST), trở thành cái nôi của cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp trên cả nước. Các hoạt động của hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST ngày càng sôi động, qua đó đã giúp các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST nói chung và doanh nghiệp nói riêng có những chuyển biến rõ rệt.

Việc hỗ trợ thúc đẩy khởi nghiệp ĐMST cũng là một trong những nội dung được quan tâm trong Tháng cao điểm thực hiện chủ đề năm 2021 “Năm xây dựng chính quyền đô thị và cải thiện môi trường đầu tư". 

TP.HCM đã ban hành đề án “Hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 – 2025”. Đề án đề ra mục tiêu hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST của Thành phố phát triển ngang tầm khu vực, từng bước trở thành nền tảng vững chắc hỗ trợ hoạt động ĐMST, nâng cao năng suất chất lượng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, phát triển sản phẩm chủ lực của Thành phố, góp phần nâng cao tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào GRDP đến năm 2025 đạt từ 45 - 50%.

Trong giai đoạn 2016 - 2020, Thành phố đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST, đồng thời là địa phương sớm ban hành nhiều chính sách cho khởi nghiệp ĐMST, thúc đẩy hệ sinh thái phát triển mạnh mẽ và đang trở thành cái nôi của cộng đồng doanh nghiệp khởi nghiệp trên cả nước. Qua đó, Thành phố đã hình thành mô hình không gian hỗ trợ hoạt động ĐMST và khởi nghiệp (SIHUB); đã kết nối trên 40 tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo (cơ sở ươm tạo, tăng tốc, không gian làm việc chung, Quỹ đầu tư); thiết lập nền tảng kết nối chia sẻ dữ liệu 134 phòng thí nghiệm, 626 chuyên gia, 275 tổ chức KH&CN,... (số liệu thống kê tính đến hết năm 2020).

Hiện Thành phố có trên 3000 cá nhân, nhóm khởi nghiệp được huấn luyện kiến thức kinh nghiệm thực tiễn về phát triển ý tưởng và đánh giá sản phẩmkhởi nghiệp; hơn 280 giảng viên, cán bộ các trường đại học, đơn vị được trang bị kiến thức về khởi nghiệp ĐMST; 160 cố vấn khởi nghiệp được đào tạo và nâng cao năng lực, hơn 200 mentor được kết nối từ các mạng lưới quốc tế.

Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp cùng các đơn vị đã tổ chức trên 60 cuộc thi với hơn 3000 dự án và ý tưởng tham gia (trung bình mỗi năm có khoảng 200 dự án được chọn để tiếp tục ươm tạo hoặc tham gia các chương trình hỗ trợ về khởi nghiệp sáng tạo); tổ chức trên 1.000 sự kiện kết nối các cá nhân, tố chức, doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST với các chuyên gia, cố vấn, quỹ đầu tư, thị trường thông qua các diễn đàn, hội nghị/hội thảo, các buổi tư vấn, các hội chợ, chợ phiên khởi nghiệp,… Trong giai đoạn 2016 – 2020, Thành phố đã thực hiện ươm tạo và phát triển sản phẩm, công nghệ cho hơn 950 dự án khởi nghiệp ĐMST được chọn từ các cuộc thi. Nhiều dự án khởi nghiệp được hỗ trợ thông qua các chương trình đã gọi vốn thành công từ các quỹ đầu tư hoặc nhà đầu tư thiên thần (như dự án Teamup, dự án SchoolBus, 689Cloud,…) với định giá tăng từ 1,5 đến 1,8 lần so với định giá trước khi nhận được hỗ trợ.

07HDKHLVthucdayKNDMSTh1.jpg

Một trong những cuộc thi đáng chú ý là HAI 2020 (Dự án đổi mới sáng tạo ứng dụng trí tuệ nhân tạo của TP.HCM năm 2020). HAI 2020 được tổ chức với mục đích tạo ra sân chơi trí tuệ nhằm kết nối, phát triển nguồn nhân lực AI (trí tuệ nhân tạo), khuyến khích phong trào nghiên cứu, ứng dụng AI tại Việt Nam. Cuộc thi đã tìm ra ba dự án xuất sắc nhất nhận được giải thưởng 100 triệu đồng mỗi giải, gồm: Tầm soát bệnh Glôcôm bằng chụp ảnh màu gai thị với ứng dụng phần mềm trí tuệ nhân tạo EYEDR (tác giả Phạm Thị Thủy Tiên – Bệnh viện Mắt TP.HCM); Xác định sức khỏe cây trồng bằng máy bay không người lái (Phạm Thanh Toàn – Công ty CP Công nghệ thông minh MiSmart); Music ID (Lương Công Trung Nguyên – Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM). Ba dự án này nằm trong top 20 dự án nổi bật trước đó được chọn vào vòng bán kết và tham gia ươm tạo tại các vườn ươm. Cuộc thi HAI 2020 đã nhận được 108 hồ sơ dự án đăng ký tham dự. Các dự án top 20 được chọn tham gia ươm tạo tại các vườn ươm thuộc nhiều lĩnh vực như y tế, giao thông, nông nghiệp, bán lẻ,… đều mang tính ứng dụng vào thực tiễn cao.

Trong 9 tháng đầu năm 2021, do ảnh hưởng của dịch Covid -19, hầu hết các hoạt động hỗ trợ của hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST được thực hiện dưới hình thức trực tuyến nhưng vẫn gắn kết với nhu cầu thực tế của từng nhóm đối tượng. Nội dung hỗ trợ chủ yếu liên quan đến hoạt động chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ, tiêu biểu như: Nâng cao năng lực cho các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST thông qua việc phối hợp với các tổ chức/đơn vị thực hiện 9 khóa huấn luyện kiến thức, kỹ năng về ĐMST, khởi nghiệp; Hỗ trợ kết nối mạng lưới khởi nghiệp ĐMST (tổ chức gần 180 sự kiện kết nối, giao thương, khóa luấn luyện nâng cao năng lực của cộng đồng khởi nghiệp Thành phố tại SIHUB); Hỗ trợ các cơ sở ươm tạo, trường đại học phát triển, ươm tạo các ý tưởng khởi nghiệp ĐMST, khởi nghiệp xã hội giải quyết các vấn đề cộng đồng (giới thiệu 2 dự án khởi nghiệp ĐMST tham gia cuộc thi Global Matching 2021 và 5 dự án khởi nghiệp ĐMST tham gia XnTree); Hỗ trợ phát triển tăng tốc các dự án khởi nghiệp ĐMST với các nhiệm vụ chủ yếu như Chương trình hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST (SpeedUp), phối hợp với Quỹ đầu tư Expara xây dựng kế hoạch tổ chức chương trình SIHUB-Expara mùa 3; Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông về khoa học công nghệ và ĐMST;…

Lam Vân (CESTI)

Ngày 11/11/2021, Hội Tin học TP.HCM (HCA) phối hợp cùng Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM, các đơn vị đối tác, hiệp hội, doanh nghiệp công nghệ thông tin tổ chức hội thảo trực tuyến: Giải pháp nào để doanh nghiệp kinh doanh không gián đoạn?

Đây là nội dung chuyên đề thứ 2 của chuỗi hội thảo trực tuyến “Chuyển đổi để thích ứng an toàn, linh hoạt với Covid-19”, cũng là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện triển khai Tháng cao điểm thực hiện chủ đề năm 2021 “Năm xây dựng chính quyền đô thị và cải thiện môi trường đầu tư”.

Phát biểu chỉ đạo tại hội thảo, ông Phạm Anh Tuấn (Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, Chính phủ đang quan tâm tập trung vào chương trình phục hồi kinh tế với 4 mảng chính là công tác phòng chống đảm bảo sống chung với dịch an toàn, linh hoạt; vấn đề an sinh; phục hồi sản xuất cho các doanh nghiệp; đầu tư công. Các doanh nghiệp trong giai đoạn này sẽ rất quan tâm đến các vấn đề tác động của đại dịch, giải pháp phục hồi sản xuất, cần thay đổi và chuyển đổi số. Nhiều lĩnh vực, ngành nghề cần có nền tảng công nghệ (dùng chung) phục vụ cho quá trình chuyển đổi không chỉ sản xuất mà còn quản trị, quản lý. Đại dịch tuy ảnh hưởng lớn nhưng cũng là cơ hội cho ngành ICT. Vì vậy hội thảo này cần tập trung đánh giá tác động của đại dịch và cơ hội cho doanh nghiệp ICT, từ đó đưa ra các sáng kiến, đóng góp cách làm hay và sự vào cuộc nhanh của các doanh nghiệp ICT. Đồng thời đề xuất các giải pháp xây dựng các ứng dụng/nền tảng dùng chung và kết nối để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số, vừa ứng phó với đại dịch Covid cũng là xu thế phát triển trong tương lai.

Đánh giá hiện trạng và xu hướng ứng dụng sản phẩm công nghệ số trong hoạt động sản xuất - kinh doanh, bà Lê Thị Thu Thủy (Phó Viện trưởng Viện Phát triển Doanh nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – VCCI) cho rằng, đại dịch Covid đã tác động rất nhiều đến doanh nghiệp, tuy nhiên nó cũng giúp thay đổi hành vi, tạo ra những cơ hội biến nguy thành cơ. Do đó, có thể nhìn nhận và tận dụng cơ hội thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số. Chuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp tìm kiếm một mô hình hoạt động kinh doanh linh hoạt hơn; tiết giảm chi phí; tối ưu nguồn lực để vượt qua khó khăn; phát triển cả trong thời đại dịch Covid 19 và sau đại dịch.

08HDKHLVhtHCAchuyende2h2.jpg

Bà Lê Thị Thu Thủy trình bày báo cáo "Đánh giá hiện trạng và xu hướng ứng dụng sản phẩm công nghệ số trong hoạt động sản xuất - kinh doanh".

Theo bà Thủy, đa phần doanh nghiệp bị tác động tiêu cực bởi đại dịch Covid-19, chủ yếu là khó khăn trong duy trì việc làm cho người lao động; năng lực sản xuất của doanh nghiệp bị suy giảm; thiếu hụt nguồn cung nguyên vật liệu và khó khăn trong dự đoán dự trữ hàng hóa; thu hẹp thị trường hiện tại và khó khăn trong tìm kiếm thị trường mới; giảm doanh thu;… Kết quả nghiên cứu của VCCI về tình hình chuyển đổi số của doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch Covid cho thấy, nhiều doanh nghiệp đã nhận thức được về chuyển đổi số nhưng không biết bắt đầu từ đâu. Về nhận thức vai trò của ứng dụng công nghệ số, trong khoảng 10 năm trước khi có Covid-19, có 50% doanh nghiệp đã ứng dụng các công nghệ số, nhưng chỉ riêng năm 2020, gần 26% doanh nghiệp đã bắt đầu ứng dụng các công nghệ số và có ý định tiếp tục sử dụng các công nghệ này. Điều này cho thấy doanh nghiệp đã nhận thức cần chuyển đổi để thích nghi với tình hình mới. Các lĩnh vực doanh nghiệp quan tâm và có nhu cầu ứng dụng các sản phẩm, công nghệ kỹ thuật số là quản trị nội bộ, bán hàng, tối ưu hóa quy trình sản xuất, mua hàng, logistic,… So với giai đoạn trước khi có Covid-19, tỷ lệ ứng dụng các công cụ kỹ thuật số của doanh nghiệp trong quản trị nội bộ, hoạt động logistic, sản xuất, marketing,… ở giai đoạn có Covid-19, tăng đáng kể. Các ứng dụng này chủ yếu về dịch vụ điện toán đám mây, hệ thống hội nghị trực tuyến, hệ thống quản lý công việc và quy trình, hệ thống quản lý nhân sự từ xa, phần mềm quản lý kho hàng, hệ thống hoạch định nguồn nhân lực doanh nghiệp - ERP, hệ thống điều hành sản xuất nhà máy, thương mại điện tử, mạng xã hội,…

Các nội dung ưu tiên của doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay là cải tiến chất lượng sản phẩm/dịch vụ; giảm giá thành sản phẩm/dịch vụ; giảm chi phí quản lý; chăm sóc khách hàng mới; phát triển kênh bán hàng mới;... Đề xuất của doanh nghiệp để tạo điều kiện cho việc sử dụng công nghệ số tập trung vào việc xây dựng các quy tắc, quy định; hỗ trợ tài chính trong việc ứng dụng công nghệ số; minh bạch hóa các quy tắc và quy định; hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực nội bộ; hỗ trợ phát triển kết nối với các doanh nghiệp; hỗ trợ phát triển chuỗi cung ứng linh hoạt; hài hòa các quy định tắc và quy định về công nghệ;...

Như vậy, chuyển đổi số là một xu thế tất yếu, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay. Để chuyển đổi số thành công, doanh nghiệp cần chủ động và nỗ lực, bên cạnh đó cần có môi trường, thể chế và các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp.

Tại hội thảo, các diễn giả, chuyên gia và doanh nghiệp cũng trình bày các nội dung như: kinh nghiệm nâng cao hiệu quả bán hàng đa kênh với hệ thống Omni Channel CRM; nâng cao hoạt động quản lý của doanh nghiệp để thích ứng an toàn: trải nghiệm khách hàng với Zoho Plus; chuyển đổi số hoạt động sản xuất - kinh doanh bằng giải pháp AMIS CRM;… Đồng thời, thảo luận và chia sẻ những kinh nghiệm, khó khăn, vướng mắc, sáng kiến, giải pháp để thích ứng an toàn, linh hoạt. Chuỗi hội thảo trực tuyến “Chuyển đổi để thích ứng an toàn, linh hoạt với Covid-19” nhằm tư vấn, giới thiệu các giải pháp, ứng dụng, mô hình công nghệ, đồng thời phân tích, chia sẻ kinh nghiệm triển khai từ các chuyên gia, doanh nghiệp. Hội thảo chuyên đề 3 sẽ được tổ chức trong thời gian tới với chủ đề: Hướng đi nào để doanh nghiệp phục hồi hiệu quả tình hình sản xuất, kinh doanh?.

Lam Vân (CESTI)


Bản quyền © 2018 Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
Thiết kế và phát triển bởi HCMGIS
Tổng số truy cập: 11537353