SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Sau hai ngày 6 và 7/12, tại Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (Quận Gò Vấp), ngày hội Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo Quận Gò Vấp năm 2019 đã diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi, thu hút nhiều đơn vị tham gia với nhiều sản phẩm, mô hình, công trình sáng tạo đạt hiệu quả, mang tính ứng dụng cao trong công tác giảng dạy cũng như đời sống thực tiễn.

 

Theo đó, ngày hội Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo năm nay do UBND Quận tổ chức có sự tham gia của 61 đơn vị đến từ các Khối trường học Mầm non, Tiểu học, Trung học Cơ sở và Hội Liên hiệp Phụ nữ 16 Phường, Hội Doanh nghiệp Quận với 38 gian hàng trưng bày rất nhiều sản phẩm khoa học, công nghệ đặc sắc và ấn tượng. 

Các sản phẩm đa dạng gồm: sản phẩm tái chế, đồ dùng, thiết bị đa chức năng, mô hình, bản đồ điện tử, phần mềm ứng dụng công nghệ 4.0, robot, tên lửa, các phát minh sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp, sinh học, điện tử thân thiện với môi trường…

gv1

Tại ngày hội, Ban tổ chức trao giải cho các đơn vị xuất sắc:

- Khối trường học: giải Nhất thuộc về Trường THCS Phan Tây Hồ, giải Nhì thuộc về Trường Mầm non Anh Đào và nhóm Trường Tiểu học Hanh Thông, Trường Tiểu học Trần Văn Ơn, Trường Tiểu học Trần Quốc Toản, giải Ba thuộc về Trường Mầm non Vàng Anh, nhóm Trường Tiểu học Nguyễn Thượng Hiền và Trường Tiểu học Phạm Ngũ Lão, nhóm Trường THCS Quang Trung, Trường THCS Thông Tây Hội, Trường THCS Nguyễn Du.

- Khối Hội Phụ nữ: giải Nhất thuộc về Hội Phụ nữ Phường 12, giải Nhì thuộc về Hội Phụ nữ Phường 16, giải Ba thuộc về Hội Phụ nữ Phường 10 và Hội Phụ nữ Phường 11

- Ngoài ra Ban tổ chức đã trao 8 giải Khuyến khích và 3 giải Gian hàng trưng bày đẹp cho các đơn vị

gv2gv3gv4gv5

Một số hình ảnh tại sự kiện:

gv6gv7gv8gv9gv10gv11gv12gv13gv14gv15

 

 

Lúc đầu mới áp dụng 5S, ai cũng than "cực", nhưng lâu dần mọi người cũng thấm nhuần "văn hóa 5S" và tự nguyện tự giác thực hiện vì những hiệu quả mà nó mang lại.

Khi nhân viên thấm nhuần "văn hóa 5S"

Tốt nghiệp ĐH ngành Hóa phân tích, Võ Thị Mọng Trinh về làm việc tại phòng Phân tích Sắc ký - Trung tâm Dịch vụ Phân tích Thí nghiệm TP.HCM (CASE) đã được 6 năm.

pt1

Trinh đeo găng tay trước khi kiểm tra mẫu thử

Với nhiệm vụ phân tích dư lượng kháng sinh, hóa chất trong thực phẩm, nông thủy sản, thực phẩm chế biến, thức ăn gia súc, gia cầm, nguyên liệu dược phẩm, làm các mẫu nghiên cứu..., phòng Phân tích Sắc ký có nhiều máy móc, dụng cụ kiểm nghiệm. 

Công việc hàng ngày của Trinh khá bận rộn với việc phân tích hàng chục nền mẫu. Các mẫu kiểm nghiệm đều được chuẩn hóa bao bì, đánh mã số và sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp trong các rổ chứa được đặt trên kệ có đánh số thứ tự, có dán nhãn trực quan. Theo Trinh, việc sắp xếp khoa học như thế này giúp các thao tác nhanh chóng hơn và tránh được nhầm lẫn. 

pt2

Công việc hàng ngày của Trinh là phân tích nền mẫu để phát hiện dư lượng kháng sinh, hóa chất trong thực phẩm, nông thủy sản, thực phẩm chế biến...

Trinh chia sẻ, từ khi cơ quan áp dụng quy trình 5S, nơi làm việc gọn gàng, thoáng mát hơn nên hiệu quả làm việc cũng cao hơn, tâm trạng cũng vui vẻ, thoải mái hơn. 

“Lúc mới bắt đầu áp dụng 5S, mình cũng thấy hơi cực, vì cái gì cũng phải sắp đặt đúng vị trí, làm xong lúc nào phải dọn dẹp sạch sẽ, sắp xếp gọn ghẽ lúc đó. Nhưng rồi cũng thấm nhuần văn hóa “5S” và tự nguyện tự giác thực hiện vì những hiệu quả mà nó mang lại”. Ở cơ quan thành thói quen, về nhà Trinh cũng áp dụng luôn "5S tại gia" để giữ cho nhà cửa luôn gọn gàng, sạch mát... 

pt3

Các thiết bị máy móc, hóa chất được dán nhãn cụ thể, định rõ vị trí theo quy trình khoa học

Đồng nghiệp cùng phòng với Trinh là chị Đặng Thị Kim Hằng, cũng có nhận xét tương tự. “Khi mới làm quen với 5S, mình thấy rất khó khăn vì cái gì cũng phải sắp đặt tỉ mỉ, theo thứ tự. Nhưng khi quen rồi thì thấy công việc thuận lợi hơn. Không gian làm việc sạch sẽ, thông thoáng, đồ đạc sắp xếp khoa học, gọn gàng cũng tạo không khí làm việc thoải mái hơn”, chị Hằng nói. 

Thay đổi diện mạo của Trung tâm

5S là phương pháp tổ chức, phát triển và duy trì một khu vực làm việc có hiệu quả theo 5 bước có tên viết tắt từ 5 chữ S trong tiếng Nhật là Seiri, Seiton, Seiso, Seiketsu và Shitsuke, được dịch ra sang tiếng Việt là Sàng lọc, Sắp xếp, Sạch sẽ, Săn sóc và Sẵn sàng. 5S là nền tảng cơ bản để loại bỏ lãng phí và liên tục cải tiến về chất lượng, năng suất, an toàn và hiệu quả trong hoạt động doanh nghiệp, tổ chức. 

Theo ông Lê Thành Thọ, Phó Giám đốc CASE, trước đây khi chưa áp dụng 5S, các mẫu xét nghiệm, thiết bị máy móc, hóa chất hay hồ sơ lưu trữ được để lung tung, không theo trình tự khoa học nào cả nên rất mất thời gian tìm kiếm, không gian làm việc vì vậy cũng bừa bộn ảnh hưởng đến năng suất lao động của nhân viên.

pt4

Máy móc, thiết bị được sắp xếp gọn gàng, có nhãn dán đầy đủ

Năm 2017, khi vừa xây xong cơ sở mới, CASE đã quyết định áp dụng quy trình 5S với mục tiêu trở thành phòng thí nghiệm hiện đại, sạch sẽ, an toàn. Để triển khai, trung tâm đã mời đơn vị tư vấn đào tạo kiến thức cho toàn thể nhân viên, mua sắm các trang thiết bị cần thiết và tiến hành triển khai thí điểm từng bộ phận, tiến tới áp dụng toàn trung tâm.

Các quy trình cải tiến theo 5S được thực hiện bắt đầu từ sảnh tiếp đón với việc tổ chức phân luồng tiếp nhận khách hàng hợp lý, khoa học, bố trí các vật dụng phục vụ cho việc nhận mẫu, lưu trữ giấy tờ hồ sơ một cách gọn gàng, ngăn nắp. Các khu vực hay vật dụng lưu trữ đều có đánh dấu vị trí và ghi nhãn rõ ràng để dễ dàng nhận biết, sắp xếp. Những vật dụng dư thừa không cần thiết cũng được sàng lọc và loại bỏ.

Ông Thọ chia sẻ, khó khăn lớn nhất trong quá trình triển khai là thay đổi thói quen của người lao động. Tuy nhiên, nhờ kiên trì bền bỉ, đến nay toàn bộ các phòng ban tại CASE đã áp dụng chuẩn mô hình 5S.

“Việc áp dụng 5S giúp môi trường làm việc sạch sẽ thông thoáng, nhờ đó tâm lý nhân viên vui vẻ, thoải mái, ý thức tự giác cũng được nâng cao. Việc sắp xếp gọn gàng cũng góp phần giảm thời gian phân tích mẫu, tránh trễ mẫu, trễ hẹn với khách hàng”, ông Thọ nói.

pt5

"Dọn dẹp sạch sẽ" sau khi làm xong việc

Ngoài ra, việc áp dụng 5S còn giúp tiết kiệm, giảm bớt các chi phí dư thừa. Ví dụ, nếu cất giữ quá nhiều thứ lộn xộn, không biết mình đang có cái gì nên khi cần, tìm không ra lại phải đi mua. Đối với hóa chất, nếu không sàng lọc kĩ mà mua tràn lan, không sử dụng lại tốn phí lưu trữ, bảo quản chưa kể liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường.

Những thay đổi này đã góp phần xây dựng hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp của CASE, tạo ấn tượng tốt với khách hàng khi đến Trung tâm. Anh Nguyễn Thành Trung, công ty CP Thực phẩm Trung Sơn - một đối tác có hơn 10 năm giao dịch với CASE, cho biết: “Dịch vụ của CASE rất tốt, từ các khâu nhận hàng, trả kết quả đều nhanh chóng, chính xác. Trước đây, nộp mẫu cả tuần mới có kết quả thì nay chỉ còn 3-4 ngày”.

Có cùng nhận xét tương tự, anh Mai Bá Nghiệp, Công ty TNHH Đồ hộp Việt Cường, chia sẻ so với các trung tâm khác mà mình đi gửi mẫu, dịch vụ của CASE nhanh hơn, quy trình cũng khoa học hơn. "Từ khâu hướng dẫn đến đóng tiền đều nhanh gọn. Mình rất hài lòng và sẽ gắn bó với CASE nhiều hơn”, anh Nghiệp nói.

Hiện nay, các doanh nghiệp tại TPHCM muốn áp dụng mô hình này hoàn toàn có thể được hướng dẫn toàn bộ quy trình với sự hỗ trợ của Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng TPHCM và Trung tâm Phân tích Dịch vụ Thí nghiệm thuộc Sở Khoa học và Công nghệ TP. HCM.

Theo Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng TPHCM, mô hình 5S nếu được triển khai rộng rãi hơn tại nhiều doanh nghiệp sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động đáng kể. Những doanh nghiệp kiểu mẫu này sẽ được hỗ trợ kinh phí xây dựng, mở rộng các hệ thống quản lý, công cụ năng suất chất lượng cũng như được hỗ trợ về mặt truyền thông và tham quan, học tập các doanh nghiệp khác.

 

 

à giải thưởng Nhà nước duy nhất về chất lượng, được trao cho những doanh nghiệp có thành tích nổi bật trong việc nâng cao năng suất chất lượng, năng lực cạnh tranh, đóng góp tích cực cho cộng đồng và xã hội.

 

gtclqg1

gtclqg2

 

Lâm vũ - Khampha.vn

 

 

Ngoài việc trưng bày các sản phẩm của doanh nghiệp, ngày hội còn là sân chơi khoa học của các bạn nhỏ đến từ các trường trên địa bàn

 

UBND Quận 4, TP.HCM vừa tổ chức Ngày hội Khoa học, công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo trên địa bàn Quận.

Ngày hội nhằm khuyến khích các cơ quan, đơn vị tổ chức phong trào lao động sáng tạo, phát huy sáng kiến, nâng cao hiệu quả hoạt động vào công tác quản lý điều hành, công tác dạy và học. Đây cũng là môi trường khơi nguồn sáng tạo, kết nối, giới thiệu các mô hình khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ cho đời sống người dân.

q4st2

UBND Quận 4 trao tặng bằng khen các đơn vị đóng góp tích cực trong hoạt động đổi mới sáng tạo.

Ngoài việc tăng cường trao đổi, giao lưu giữa các đơn vị trường học, đầy còn là nơi củng cố những kiến thức được học trong chương trình chính khóa, rèn luyện, uốn nắn giúp các em hình thành hành vi, thói quen tốt trong nhà trường, gia đình và cộng đồng.

Tại triển lãm, có 34 sản phẩm của các em học sinh đến từ 14 trường trên địa bàn quận. Các sản phẩm năm nay khá đa dạng, phong phú, thể hiện sự đam mê học hỏi, tìm tòi khám phá và tư duy đổi mới sáng tạo. Những đề tài tuy không mới nhưng tính ứng dụng thực tiễn rất cao như làm hệ thống trồng rau thủy canh từ rác thải nhựa đã qua sử dụng, hay dầu gội đầu, nhuộm tóc thảo mộc từ các loại cây dân dã như lá móng tay và cây cỏ mực…

q4st1

Bên cạnh các sản phẩm đổi mới sáng tạo từ trường học, những mô hình thay thế sản phẩm sử dụng 1 lần được tái chế từ rác thải do Hội Liên hiệp Phụ nữ Quận 4 thực hiện cũng gây ấn tượng với người xem. Các sản phẩm rất đa dạng và đẹp mắt như: ly giấy, ống hút giấy, ống hút tre, ống hút cỏ bàng, túi nilong tự hủy sinh học, túi tinh bột - ống hút bột gạo, ống hút cỏ khô, ống hút cỏ tươi…  

Ngày hội cũng là trưng bày các sản phẩm trong cuộc thi Khoa học ứng dụng (STEM - Robotics) do Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 4 tổ chức. Các đội tham gia dự thi sử dụng các bộ Robot do ban tổ chức cung cấp, vận dụng kiến thức để sáng tạo, lập trình, điều khiển robot.

Hoàng Anh - khampha.vn                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                   

Mô hình nuôi tôm này được đánh giá là ít rủi ro, hạn chế được dịch bệnh và mang lại hiệu quả cao gấp 2-3 lần so với nuôi tôm truyền thống.

 

Chiều ngày 25/11/2019, Sở KH&CN TP.HCM phối hợp cùng Hội nông dân TP.HCM tổ chức tập huấn ứng dụng công nghệ sinh học vào quá trình nuôi Tôm nước lợ cho bà con nông dân tại huyện Nhà Bè.

Lớp tập huấn nằm trong khuôn khổ chương trình Áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn TP.HCM 2019. Mục tiêu của chương trình nhằm giúp bà con nông dân hiểu được ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp và hướng đến một nền nông nghiệp sạch, bền vững.

Tại buổi tập huấn, Thạc sĩ Nguyễn Thị Gái Nhỏ, Trưởng phòng kỹ thuật Trung tâm khuyến nông TP.HCM, cho biết những năm gần đây, việc nuôi tôm gặp nhiêu khó khăn do thời tiết và một số tác nhân khác khiến dịch bệnh xảy ra nhiều. Một số người nuôi đã sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc, kháng sinh không an toàn, gây ảnh hưởng đến môi trường cũng như sức khỏe con người.

nbntom2

Thạc sĩ Nguyễn Thị Gái Nhỏ, Trưởng phòng kỹ thuật trung tâm khuyến nông TP.HCM, chia sẻ mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn với nông dân huyện Nhà Bè.

Theo bà Gái Nhỏ, nông dân nên ứng dụng mô hình nuôi tôm theo quy trình hai giai đoạn sử dụng nhà lưới ao nổi, lót bạt đáy ao, hệ thống oxy đáy công suất lớn và hệ thống ao chứa ao lắng đủ để cung cấp nước liên tục trong suốt vụ nuôi. Mô hình này đã được nhiều hộ nông dân huyện Cần Giờ triển khai. Qua ứng dụng sản xuất thực tế, hướng đi này cho tỷ lệ nuôi tôm thành công cũng như hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần nuôi tôm ao đất theo cách nuôi truyền thống.

Trong quá trình nuôi, người nuôi còn có thể dễ dàng chủ động kiểm soát nhiệt độ, môi trường nuôi, hạn chế đến mức thấp nhất các tác động bất lợi ngoài môi trường tự nhiên trong điều kiện nhiệt độ trong ao dễ thay đổi nhanh chóng, khi lượng mưa lớn hoặc nắng nóng gay gắt.

Chính vì thế, mô hình nuôi tôm này được đánh giá là ít rủi ro, hạn chế được dịch bệnh và mang lại hiệu quả cao gấp 2-3 lần so với nuôi tôm truyền thống.

nbntom1

Buổi tập huấn Ứng dụng công nghệ sinh học vào quá trình nuôi Tôm nước lợ.

Chia sẻ về mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn, ông Lê Thành Nam - hộ nuôi tôm tại Xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, cho biết hiện nay, ông nuôi tôm với mô hình thâm canh gặp khá nhiều khó khăn do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, môi trường nước ô nhiễm, chất lượng con giống, vật tư đầu vào khó kiểm soát triệt để.

Qua buổi tập huấn này, ông xác định sắp tới sẽ chuyển sang mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn. Ông cũng bày tỏ hi vọng được hỗ trợ đầu tư các hệ thống oxy đáy công suất lớn hay hệ thống ao lắng để nuôi tôm.

Ông Huỳnh Văn Tâm - một hộ nuôi tôm khác đến từ huyện Nhà Bè, cũng rất ấn tượng với mô hình nuôi tôm không lo thời tiết này. Theo ông Tâm, lớp bồi dưỡng không chỉ cung cấp thông tin về quy trình sản xuất hiệu quả mà còn giúp ông giải quyết các vấn đề như lựa chọn con giống, chăm sóc, phòng chống bệnh cho tôm.

 

Ngày 24/11, Thành đoàn TP.HCM cùng Đại học Quốc gia TP.HCM đã tổ chức lễ tổng kết, trao giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka lần thứ 21, năm 2019.

 

Phát biểu tại lễ trao giải, anh Đoàn Kim Thành, Giám đốc Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ trẻ TPHCM - đơn vị Thường trực Ban tổ chức, cho biết với con số 100 trường tham gia, 858 đề tài góp mặt có thể khẳng định sức ảnh hưởng và sự lan tỏa của giải thưởng.

Theo anh Đoàn Kim Thành, cuộc thi năm nay có sự đổi mới trong công tác tổ chức, bằng việc thay đổi trong ngôn ngữ đề tài dự thi, các thí sinh có thể tham gia đề tài bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt. Sự thay đổi hình thức đánh giá vòng bán kết từ chấm kín của hội đồng sang chấm poster cũng đã tăng sự tương tác giữa giám khảo và thí sinh.

"Đây sẽ là tiền đề để trong thời gian sớm nhất, có thể là sang năm, cuộc thi không chỉ dành cho sinh viên cả nước mà có thể mở rộng ra quốc tế. Ban tổ chức hi vọng cuộc thi sẽ là nơi hội tụ các công trình nghiên cứu của các du học sinh, là nơi giao lưu học thuật cho các bạn sinh viên trong khu vực ASEAN và trên thế giới", anh Thành nói.

eureka2

Giải nhất lĩnh vực Công nghệ hóa dược được trao cho hai bạn Phạm Minh Toàn và Mai Ngọc Trâm Anh, Trường ĐH Bách khoa - ĐH Quốc gia TP.HCM

Năm nay, giải thưởng đã thu hút hơn 2.000 thí sinh đến từ 100 trường đại học, học viện, cao đẳng trong cả nước tham gia với 858 đề tài. Trải qua các vòng sơ loại cấp trường và vòng bán kết toàn quốc, 156 đề tài đã xuất sắc vào vòng chung kết. Ban tổ chức đã trao hơn 120 giải thưởng cho các thí sinh có đề tài xuất sắc ở các lĩnh vực, trong đó có 10 giải Nhất (có 2 lĩnh vực không có giải nhất), 14 giải Nhì, 15 giải Ba, 81 giải Khuyến khích.

Giải thưởng năm nay ghi nhận sự góp mặt của nhiều tài năng trẻ trong nghiên cứu khoa học, với các đề tài có tính ứng dụng cao như: “Nghiên cứu, ứng dụng hoa văn họa tiết trang phục dân tộc thiểu số vào thiết kế bộ bưu thiếp tại Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam”, “Phân lập và tuyển chọn các chủng vi sinh vật và nấm trong dạ dày bò có khả năng phân giải Cellulose ứng dụng sản xuất thử nghiệm chế phẩm EM xử lý phế phẩm nông nghiệp”…

eureka1

Nhóm sinh viên ĐH Nông Lâm nhận giải Nhất lĩnh vực công nghệ Y sinh với đề tài "Tổng hợp và chuyển cấu trúc Microrna nhân tạo vào cây đậu nành nhờ vi khuẩn Agrobacterium.

Một số đề tài nổi bật đoạt giải Nhất như: "Kết nối mô hình giáo dục STEM trong đào tạo giáo viên Toán thời đại 4.0" của nhóm sinh viên Trường đại học Cần Thơ (lĩnh vực Giáo dục); “Biện pháp truất hữu vì bảo vệ môi trường trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế giữa Nhà nước và nhà đầu tư - Thực tiễn và kinh nghiệm cho Việt Nam” của nhóm sinh viên Trường đại học Luật TP.HCM (lĩnh vực Pháp lý); đề tài “Nghiên cứu nâng cao hiệu quả vi bao hợp chất màu anthocyanin vào trong tế bào nấm men” của nhóm sinh viên Trường đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM (lĩnh vực Công nghệ thực phẩm); Đề tài “Giải pháp "tái sử dụng thích ứng" không gian chung cư cũ 42 Nguyễn Huệ tại TP.HCM trong quá trình chuyển đổi” của nhóm sinh viên Trường đại học Kiến trúc TP.HCM (lĩnh vực Quy hoạch kiến trúc xây dựng)…

Trong lễ tổng kết và trao giải, Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ - Thành Đoàn TP.HCM còn trao hỗ trợ kinh phí cho 05 đề tài có khả năng ứng dụng cao tiếp tục nghiên cứu phát trriển với mức kinh phí 30 triệu/1đề tài. Ngoài ra các đề tài xuất sắc còn được giới thiệu đăng ký tham gia chương trình Vườn ươm Sáng tạo Khoa học và Công nghệ trẻ; giới thiệu tham gia các hội thi, giải thưởng sáng tạo khoa học kỹ thuật...

Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học - EURÉKA là giải thưởng cao quý dành cho sinh viên đam mê nghiên cứu khoa học trên toàn quốc, góp phần đẩy mạnh phong trào nghiên cứu khoa học của sinh viên do Thành đoàn TPHCM phối hợp với Đại quốc Quốc gia TPHCM tổ chức, cùng sự đồng hành của Sở KH&CN TP.HCM, Cục công tác phía Nam thuộc Bộ KH&CN.

Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học - EURÉKA lần thứ 21 năm 2019 được triển khai và thực hiện từ tháng 7 - 11/2019. Đối tượng tham gia là sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng và học viện trên toàn quốc, theo hai hình thức cá nhân hoặc nhóm. Giải gồm 12 lĩnh vực: Xã hội và Nhân văn, Giáo dục, Kinh tế, Công nghệ Sinh - Y sinh, Kỹ thuật - Công nghệ, Quy hoạch - Kiến trúc và Xây dựng, Pháp lý, Công nghệ thông tin, Công nghệ hóa - Dược, Nông lâm ngư nghiệp, Tài nguyên và Môi trường - Công nghệ Thực phẩm.

 

 

Chiều 21/11, tại Thư viện Đại học Y Dược TP.HCM, nhiều nội dung xoay quanh việc khai thác, sử dụng Hệ thống Liên kết nguồn lực thông tin KH&CN đã được trao đổi, chia sẻ cặn kẽ giữa các giảng viên, học viên đang công tác và học tập tại Trường với đơn vị vận hành Hệ thống.

tvien

Tại sự kiện (do Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ TP.HCM phối hợp với Trường Đại học Y Dược TP.HCM tổ chức), những tính năng, tiện ích của Hệ thống Liên kết nguồn lực thông tin khoa học và công nghệ (vận hành tại địa chỉ www.stinet.gov.vn) đã được trình bày cặn kẽ, qua những ví dụ trực quan, sinh động, liên quan sát sườn với những nội dung nghiên cứu, giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên của Trường: với từ khóa "ung thư" được nhập vào Hệ thống, kết quả cho thấy có 866 tài liệu (527 luận văn, luận án; 202 sách; 75 ấn phẩm định kỳ; 60 đề tài nghiên cứu; 2 bài trích và tài liệu khác) từ 14 đơn vị tham gia chia sẻ thông tin. Khi yêu cầu "chỉ tham khảo các tài liệu có nội dung toàn văn", Hệ thống phản hồi về 88 tài liệu (44 luận văn, luận án; 44 đề tài nghiên cứu) được phép xem toàn văn từ các đơn vị đang tham gia chia sẻ,...

Các kết quả này, như bà Bùi Thanh Bằng, Giám đốc Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ TP.HCM, đơn vị vận hành Hệ thống, cho biết, sẽ còn tăng lên nhiều hơn, khi ngày càng có nhiều đơn vị tham gia chia sẻ thông tin trên Hệ thống. Điều này cho thấy, khả năng khai thác và ứng dụng Hệ thống vào công việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập trong thực tiễn là hoàn toàn khả thi và hiệu quả.

Buổi giới thiệu đã nhận được quan tâm thực sự từ đông đảo các giảng viên, học viên cao học và sinh viên tham dự. Đại diện Trường Đại học Y dược TP.HCM, TS.BS. Nguyễn Thu Tịnh, Trưởng Thư viện, đã cảm ơn những thông tin chia sẻ hữu ích của Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ TP.HCM về Hệ thống, giúp các giảng viên, học viên, sinh viên của trường thuận tiện hơn trong việc tìm kiếm và khai thác các nguồn tài liệu phục vụ cho các công tác và học tập của mình.

Hệ thống Liên kết nguồn lực thông tin khoa học và công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức thực hiện theo Đề án liên kết nguồn lực thông tin khoa học và công nghệ do Ủy ban Nhân dân TP.HCM phê duyệt.

Được triển khai từ tháng 5 năm 2018, đến nay, Hệ thống đã liên kết dữ liệu của 30 tổ chức KH&CN thành viên (các cơ quan nghiên cứu, trường đại học và thư viện) tại TP.HCM, với hơn 278 ngàn tài liệu, gồm thông tin về kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN, sách, giáo trình nội bộ, luận văn, luận án, tạp chí chuyên ngành KH&CN, tài liệu hội thảo,...

Hệ thống cho phép người dùng tra cứu, khai thác trực tuyến đến các tài liệu thư mục và toàn văn theo cơ chế mở.

Hạnh Thuần - Cesti.gov.vn

Trong giai đoạn 2020 - 2025, Sở KH&CN TP.HCM dự định đưa ra 8 gói hỗ trợ để đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động đổi mới sáng tạo trên địa bàn thành phố.

 

Chiều 19/11, đại diện Sở KH&CN tỉnh Thừa Thiên Huế đã tới thăm và có buổi làm việc với Sở KH&CN TP.HCM.

Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Khắc Thanh, Phó Giám đốc Sở KH&CN TP.HCM, đã chia sẻ những kinh nghiệm phát triển hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại thành phố. Theo đó, trong những năm qua, TP.HCM đã ban hành nhiều chính sách và có nhiều hoạt động hỗ trợ, cổ vũ cho việc phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, không chỉ tại thành phố mà ở các địa phương lân cận.


skhcnhue

Toàn cảnh buổi làm việc

Nhờ vậy, TP.HCM hiện được xem một điểm sáng trong bức tranh khởi nghiệp sáng tạo của cả nước. Hiện, Việt Nam có khoảng 3.000 startup trong đó TP.HCM chiếm tỉ lệ 40 - 45%. Từ đầu năm 2019 đến nay, nhiều start up Việt Nam đã gọi vốn thành công với tổng giá trị hơn 670 triệu USD cho khoảng 50 thương vụ. Riêng TP.HCM chiếm gần một nửa với 23 thương vụ, tương ứng hơn 300 triệu USD. Bên cạnh đó, hàng loạt doanh nghiệp khởi nghiệp của TP.HCM cũng đã tự tin xuất ngoại, tham gia các đấu trường quốc tế.

TP.HCM cũng luôn tạo điều kiện thuận lợi để startup phát triển đồng thời thu hút các nguồn lực và hỗ trợ khởi nghiệp thông qua chương trình SpeedUp. Đây là chương trình hỗ trợ cho các dự án khởi nghiệp với số tiền tối đa lên tới 2 tỉ đồng. Chương trình này do Sở KH&CN TP tổ chức từ năm 2017 đến nay, nằm trong chương trình Hỗ trợ hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp TP.HCM giai đoạn 2016 -2020.

Trong giai đoạn 2020 - 2025, Sở KH&CN TP.HCM dự định sẽ đưa ra 8 gói hỗ trợ để đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động đổi mới sáng tạo trên địa bàn thành phố.

skhcnhue1

Bà Trần Thị Thùy Yên, Phó giám đốc Sở KH&CN tỉnh Thừa Thiên Huế, đánh giá cao những hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo của Sở KH&CN TP.HCM

Đánh giá cao những hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại TP.HCM, bà Trần Thị Thùy Yên, Phó giám đốc Sở KH&CN tỉnh Thừa Thiên Huế, bày tỏ mong muốn tìm hiểu kinh nghiệm của Sở KH&CN TP.HCM và hợp tác để phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ở địa phương.

"Việc học tập các kinh nghiệm của TP.HCM sẽ giúp chúng tôi điều chỉnh các hoạt động hỗ trợ phù hợp với nguồn lực của mình để thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Thừa Thiên Huế", bà Yên nhấn mạnh.

 

Công nghệ lọc nước siêu hấp thụ (CDI) không chỉ giữ được đến hơn 90% nước, khử trên 99% vi khuẩn mà còn giữ lại các khoáng chất có lợi.

 

Sau 5 năm nghiên cứu công nghệ CDI nền tảng bên Mỹ, TS Đỗ Hữu Quyết, Trung tâm Nghiên cứu Triển khai Khu Công nghệ, và cộng sự tiếp tục nghiên cứu trong nước khoảng 2 năm để sản xuất ra máy lọc nước Vietdream bằng công nghệ siêu hấp thụ tĩnh điện CDI đầu tiên tại Việt Nam.

CDI là công nghệ mới nhất hiện nay trên thế giới để xử lý các chất hòa tan trong nước, bao gồm muối và các chất gây ô nhiễm. Công nghệ này dùng phương pháp điện phân, dùng điện cực để hút các ion hòa tan trong nước như ion kim loại nặng, các chất độc…

locnuoc2

Giới thiệu công nghệ CDI tại hội thảo trình "Xu hướng ứng dụng công nghệ lọc nước siêu hấp thu (CDI) xử lý nước đa ô nhiễm, nhiễm mặn cho nước uống, sinh hoạt và sản xuất".

TS Đỗ Hữu Quyết cho biết, chất lượng nước sinh hoạt đang là vấn đề hết sức nghiêm trọng hiện nay. Không chỉ gây hư hỏng các thiết bị như vòi nước, đường ống…, các tạp chất độc hại trong nước còn đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng. Theo thống kê, 46% mẫu nước sinh hoạt TP.HCM không đạt tiêu chuẩn, trên 65% nước ngầm đồng bằng sông Hồng ô nhiễm.

Trong khi đó, các công nghệ lọc nước hiện nay như lọc thô (than, cát, sỏi) tuy giảm được chất bẩn, hữu cơ, phèn Fe, Mn, một phần As, chi phí đầu tư thấp, nhưng phải xả ngược, thay vật liệu định kỳ, không lọc được vi khuẩn và hầu hết các chất hòa tan khác. Công nghệ lọc trao đổi ion (dùng muối ăn trong hạt nhựa để trao đổi với các ion khác như Ca2+, Mg2+, Fe3+ ... chứa trong nước đầu vào) có ưu điểm như loại ion vô cơ hiệu quả, có thể tái sinh, đầu tư ban đầu không quá cao. Tuy nhiên, công nghệ này không loại được chất lơ lửng, vi sinh, các hạt nhựa có thể bong ra gây độc nước, là chỗ dựa cho vi khuẩn phát triển. Ngoài ra, chi phí vận hành cao, dễ bị thoái hóa dần, cần muối đậm đặc tái sinh, làm ô nhiễm nguồn nước, đất và không lọc được nước lợ. 

Đối với các công nghệ như lọc cơ học, lọc micro (UF), lọc nano, lọc RO là sử dụng lực để ép nước nguồn qua một màng có các lỗ nhỏ để loại chất bẩn lớn, cho các chất nhỏ hơn và nước đi qua. Ưu điểm chung của các công nghệ này là có kết cấu đa dạng từ đơn giản đến phức tạp, có tính tùy chọn cao để phù hợp với từng loại nước, chi phí thấp. Nhưng nhược điểm chung là không giữ khoáng (trừ UF, nhưng không lọc được vi sinh), chưa điều chỉnh được lượng khoáng, tuổi thọ thấp, phải thay lõi thường xuyên.

locnuoc1

TS Nguyễn Hữu Quyết giới thiệu về công nghệ lọc nước CDI với khách tham quan

Trong khi đó, với công nghệ lọc nước CDI, nước cần xử lý được cho đi song song với màng điện cực, không gây áp lực cao làm rách màng gây thất thoát vi khuẩn và chất độc hại. Nhờ đó, tuổi thọ màng được nâng cao đến khoảng 10 năm. Nước qua màng điện cực được lọc sạch chất lơ lửng (> 1µm), hấp thu 100% các chất độc như thuốc trừ sâu, phân bón, kim loại nặng, chất oxi hóa gây ung thư, loại trên 99% vi khuẩn, trung tính hóa độ pH. Ngoài ra, CDI còn giúp lưu giữ trên 50% các dưỡng chất cần thiết như Na, K, Li, một phần Ca, Mg, Fe, P…

Đặc biệt, công nghệ này giữ được đến hơn 90% nước, khử trên 99% vi khuẩn mà còn giữ lại các khoáng chất có lợi. Đây là điều mà các công nghệ hiện nay như lọc RO không làm được. Chất lượng nước đã được kiểm định đạt chất lượng nước uống an toàn tại các cơ sở kiểm định uy tín.

“Nước lọc đầu ra theo công nghệ này có thể uống trực tiếp và có thể xử lý được nhiều loại nước đầu nguồn như nước sinh hoạt, nông nghiệp, nước thải công nghiệp, nước nhiễm mặn, nước lợ,… mà theo công nghệ RO không giải quyết được”, TS Quyết cho biết.

Ngoài ra, công nghệ CDI mà Vietdream sử dụng đem lại hiệu quả kinh tế rất lớn cho người sử dụng. Chi phí lọc 20l nước bằng CDI chỉ tiêu tốn 480 đồng, giảm gần 8 lần so với công nghệ lọc RO phổ biến hiện nay (gần 4.000 đồng).

Công nghệ này mới đây đã được giới thiệu tại hội thảo trình "Xu hướng ứng dụng công nghệ lọc nước siêu hấp thu (CDI) xử lý nước đa ô nhiễm, nhiễm mặn cho nước uống, sinh hoạt và sản xuất". Hội thảo do Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ TP.HCM (CESTI) tổ chức.

 
Chương trình kết nối phát triển các nhóm sản phẩm chủ lực của TPHCM đã tạo dựng cơ chế liên kết hợp tác: Nhà nước - nhà khoa học - ngân hàng - doanh nghiệp (DN). Trong đó, Nhà nước thể hiện vai trò cầu nối và cùng chia sẻ rủi ro trong mối liên hệ giữa DN và các viện, trường… Tuy nhiên, sự liên kết này vẫn cần giải quyết những thách thức còn tồn tại.
 
lienket4nha

Có sự liên kết tốt sẽ giúp doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển. Ảnh: T.Ba

Vai trò cầu nối

Kinh nghiệm của các nước phát triển cho thấy mối quan hệ và gắn kết giữa các trường đại học, viện nghiên cứu, DN và nhà đầu tư đóng vai trò cực kỳ quan trọng của nền kinh tế tri thức. Tại TPHCM, thông qua Sở KH-CN, Sở Công thương, Ngân hàng Nhà nước rất chú trọng đến việc thúc đẩy, hỗ trợ hoạt động đổi mới công nghệ trong DN, với việc xác định lấy DN là trung tâm của đổi mới KH-CN trong mối quan hệ hợp tác phát triển giữa Nhà nước - DN - trường, viện.

“Có nhiều mô hình hợp tác giữa trường, viện và DN; tuy nhiên xét ở cấp độ kết quả, thường có 8 hình thức hợp tác, đó là hợp tác trong nghiên cứu KH-CN; thương mại hóa các kết quả nghiên cứu; thúc đẩy khả năng lưu chuyển của sinh viên; thúc đẩy sự vận động, lưu chuyển của giới hàn lâm; xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo; học tập suốt đời; hỗ trợ tinh thần đổi mới sáng tạo và các hoạt động khởi nghiệp; tham gia quản trị nhà trường”, ông Nguyễn Kỳ Phùng, Phó giám đốc Sở KH-CN TPHCM, cho hay.

Nhiều năm qua, TPHCM đã có những giải pháp thúc đẩy sự hợp tác giữa cộng đồng khoa học và khu vực DN. Điển hình là chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh của DN với chi phí thấp, còn gọi là Chương trình chế tạo thiết bị thay thế nhập khẩu với chi phí thấp (Chương trình 04) bắt đầu từ năm 2000. Thông qua chương trình này đã hình thành tam giác liên kết giữa Nhà nước - nhà khoa học - DN.

Sở KH-CN tài trợ các dự án sản xuất thử nghiệm để chế tạo thiết bị trong nước, thay thế các thiết bị nhập khẩu, với chất lượng tương đương nhưng chi phí chỉ bằng 30% - 70%. Chương trình tập trung hỗ trợ các DN thuộc lĩnh vực ưu tiên của thành phố gồm: cơ khí tự động hóa, điện tử - công nghệ thông tin, chế biến lương thực - thực phẩm, hóa chất - nhựa - cao su. Từ năm 2016 đến nay, đã thực hiện được 116 đề tài, dự án với tổng kinh phí đầu tư 204,77 tỷ đồng.

Khó khăn nội tại

Thế nhưng khó khăn vẫn còn đó. Qua nghiên cứu các luật, văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành ở nước ta như Luật Giáo dục đại học (ĐH), Luật Doanh nghiệp, Luật Chuyển giao công nghệ… chưa có điều khoản nào liên quan đến vấn đề hợp tác giữa trường ĐH và DN, nếu có chỉ dừng lại ở mức độ khuyến khích. Hơn nữa, một số quy định hiện hành đang gây khó khăn như vấn đề quyền tự chủ, tự trị ĐH công lập, việc thành lập DN trong các trường ĐH. Các cơ chế chính sách hiện nay cũng chưa đề cập tới sự hỗ trợ của nhà nước đối với mối quan hệ giữa trường ĐH và DN như chính sách về tài chính, thuế...

Thực tế đã có một số mô hình hợp tác khá hiệu quả của các trường ĐH đào tạo chuyên sâu về kỹ thuật với DN; tuy nhiên, nhìn chung khoảng cách giữa các ĐH và DN có xu thế ngày càng nới rộng.

Nguyên nhân chủ yếu được xác định là nhận thức của các bên liên quan, từ cơ quan quản lý nhà nước, trường ĐH và DN chưa chú trọng thúc đẩy mối quan hệ này; chưa đề ra được những chương trình, hành động mang tính chiến lược để giải quyết những khó khăn tồn tại, rào cản hiện có.

Ngoài ra, còn có nguyên nhân chủ quan và khách quan từ chính các trường ĐH và DN, cũng như các cơ chế, quy định hiện hành của nhà nước tạo ra những trở ngại không nhỏ.

Theo ông Nguyễn Kỳ Phùng, Phó giám đốc Sở KH-CN TPHCM, nhà trường có 2 nhiệm vụ trọng tâm là đào tạo và nghiên cứu khoa học. Khó khăn phát sinh khi nhà trường phải chia sẻ một phần nguồn lực để thực hiện công việc xây dựng mối liên kết này và tất nhiên sẽ phát sinh mâu thuẫn lợi ích trong nội tại nhà trường. Do đó, khoảng cách giữa các trường ĐH và DN ngày càng nới rộng, hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của không ít trường ĐH chưa gắn với nhu cầu thực tế thị trường lao động của các DN.

Ngoài ra, việc nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ hiện nay cũng gặp không ít khó khăn, do nguồn kinh phí hạn hẹp và cơ sở vật chất, trang thiết bị thiếu thốn cùng đội ngũ cán bộ nghiên cứu “chuyên nghiệp” còn hạn chế. Bên cạnh đó, các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học nhiều khi chưa gắn kết với nhu cầu thực tế của DN, do vậy không thể chuyển giao và thương mại hóa kết quả nghiên cứu.

Hiện rào cản lớn nhất đối với DN trong sự hợp tác với trường ĐH chính là rào cản về tâm lý với các biểu hiện như sau: thiếu sự tin cậy (các DN chưa có được niềm tin vào trường ĐH, chưa là chỗ dựa của DN), không chấp nhận rủi ro (nhiều DN chưa mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ do có độ rủi ro cao). Do đó, đa phần DN chưa nhận thức hết những lợi ích mang lại khi hợp tác với trường ĐH, nhất là các DN vừa và nhỏ.

BÁ TÂN - SGGP


Bản quyền © 2018 Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
Thiết kế và phát triển bởi HCMGIS
Tổng số truy cập: 11537378